“Mẫu thượng ngàn” là một trong những tiểu thuyết lịch sử nổi bật của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, viết về văn hoá phong tục Việt Nam được thể hiện qua cuộc sống và những người dân ở một vùng quê bán sơn địa Bắc Bộ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trong bối cảnh Pháp xâm lược Việt Nam. đạo Phật suy tàn, đạo Khổng bị gạt bỏ, đạo Thiên chúa đang lan rộng, người dân quê trở về với đạo Mẫu – một tôn giáo có từ ngàn đời.
Mẫu Thượng ngàn cũng là cuốn tiểu thuyết lịch sử xã hội về Hà Nội cuối thế kỷ 19, gắn với việc người Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, việc xây Nhà Thờ Lớn…
Đồng thời còn là câu chuyện tình yêu của những người đàn bà Việt trong khung cảnh một làng cổ. Đó là tình yêu vừa bao dung, vừa mãnh liệt của những người phụ nữ với bao nỗi đắng cay, đầy chất phồn thực, bi, hài hoà quyện với mộng mơ và cao thượng.
_____________________________________________________________________
“Những câu chuyện Đông Dương qua “Mẫu Thượng ngàn”, tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, NXB Phụ Nữ Việt Nam”, TS Phùng Hà Thanh (Trường ĐH Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội)
🕣 Thời gian: 15:30-16:00 ngày 24/12/2024
📌 Địa điểm: Hội trường Trường Đại học Đà Lạt (số 1 đường Phù Đổng Thiên Vương, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng)
#NXBPhunuVN #ChinhanhNXBPhunuVN #Mauthuongngan #NguyenXuanKhanh
🎥 SÀI GÒN - CHỢ LỚN XƯA VÀ NAY DƯỚI GÓC NHÌN TỪ QUYỂN SÁCH “NAM KỲ NGAO DU” 🎥
🎥 SÀI GÒN - CHỢ LỚN XƯA VÀ NAY 🎥
Theo dòng ký ức về một thời xa xưa trong “Nam Kỳ ngao du”, hôm nay nhà Nữ xin mời bạn đọc cùng du hí đến đất Sài Gòn - Chợ Lớn, và cùng chúng mình ngắm nhìn lại những khung hình “một thời vang bóng” của vùng đất này nhé!
#NXBPhunuVN #chinhanhNXBPhunuVN #namkyngaodu #leonwerth
Trong buổi Tọa đàm “HÀNH TRÌNH TỰ CHỦ CỦA PHỤ NỮ: MỘT ĐỐI THOẠI VỀ LỊCH SỬ VỢ”, chúng ta đã được nghe chia sẻ về những vấn đề về người vợ ở phương Tây được Marilyn Yalom viết trong sách Lịch sử vợ.
Ngoài ra, tọa đàm còn mở rộng bàn luận về người vợ tại Việt Nam, với những câu chuyện rất đời thường, được các diễn giả đưa ra với nhiều góc nhìn mới về người vợ trong bối cảnh Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử. Như truyền thuyết Âu Cơ chia tay Lạc Long Quân mang 50 con lên núi cho thấy được người vợ gắn liền với người mẹ.
Hay Kiệt tác truyện Kiều, chúng ta thường ca ngợi nàng Thúy Kiều là người con gái tài năng, người con hiếu thảo, mạnh mẽ báo thù… Thế nhưng, Thúy Kiều bán mình chuộc cha, thì chẳng khác nào cuộc trao đổi mua bán dẫn đến hôn nhân không tình yêu giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh; Thúy Kiều báo được thù là nhờ thế lực của Từ Hải, cho thấy quyền lực của người vợ gắn với người chồng…
Bên cạnh việc nhìn lại lịch sử, thì ta cũng cần truy vấn hiện tại, chúng ta thường ca ngợi đức hy sinh của Huyền Trân công chúa, rồi hiện nay những nàng dâu Hàn Quốc, Đài Loan chẳng phải là những nàng Huyền Trân trong xã hội hiện đại hay sao? Chính những sự ngợi ca về hành động của người con gái, khi họ trả giá cuộc sống cá nhân để đổi lại một lợi ích nào đó, liệu có phải xã hội đang áp đặt lên người con gái, buộc họ phải hy sinh bản thân mình chăng?
Buổi tọa đàm đã kết thúc, nhưng những nội dung được chia sẻ sẽ không chỉ để lại trong lòng người tham gia những suy nghĩ về người phụ
✨Cùng xem lại những khoảnh khắc đáng nhớ tại buổi tọa đàm “Hành trình tự chủ của phụ nữ: Một đối thoại về Lịch sử vợ”✨
🔥 Buổi tọa đàm “Hành trình tự chủ của phụ nữ: Một đối thoại về Lịch sử vợ” đã khép lại, nhưng có vẻ dư âm của sự kiện vẫn còn tới bây giờ đúng không nào các bạn đọc ơi? Bạn đọc hãy cho nhà Nữ biết cảm nhận của mọi người sau sự kiện này nhé!
📜 Quyển sách “Lịch sử vợ” với hơn 628 trang chứa đầy những thông tin thú vị về chức danh “vợ” trong xuyên suốt chiều dài lịch sử, các bạn độc giả đã “nghiền ngẫm” hết chưa đó? Đừng ngần ngại chia sẻ trải nghiệm của mọi người sau khi đọc quyển sách này với nhà Nữ nha 🥰
#NXBPhunuVN #ChinhanhNXBPhunuVN
#Phunutungthu #Lichsuvo #Ahistoryofthewife #MarilynYalom #sachhay
🔴 TRỰC TIẾP HÀNH TRÌNH TỰ CHỦ CỦA PHỤ NỮ MỘT ĐỐI THOẠI VỀ LỊCH SỬ VỢ📕
--------------------------------
🔶 Diễn giả khách mời:
- TS. Nguyễn Thị Minh, Đại học Sư phạm TP. HCM
- PGS.TS Trương Thị Hiền, Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, Chủ tịch Hội nữ trí thức TP. HCM
- TS. Hồ Khánh Vân, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM
- TS. Đào Lê Na, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM
- ThS. Đinh Hồng Phúc, Đại học Thủ Dầu Một
- Điều phối: TS. Trần Ngọc Hiếu, Đại học Sư phạm Hà Nội
———————————————
🔴 Đơn vị tổ chức: Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, Ban Công tác phía Nam - Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
🔵 Đơn vị đồng hành: Công ty Cổ phần Du lịch Hòa Bình Việt Nam
———————————————
⏰ Thời gian: 17g00 - 20g00 thứ Bảy, ngày 30/11/2024
🏠 Địa điểm: 60 Võ Văn Tần, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM (Công ty Du lịch Hòa Bình Việt Nam)
💥 Đặc biệt: Livestream trên fanpage
———————————————
#NXBPhunuVN #ChinhanhNXBPhunuVN #Lichsuvo #Ahistoryofthewife #MarilynYalom #Phunutungthu #sachhay
🤗 Các bạn ơi, cùng Admin đi khám phá gian hàng sách của NXB Phụ nữ Việt Nam, Chi nhánh tại TP. HCM nhé!
🫣 Cuốn “Lịch sử vợ” không chỉ được bán trên sàn thương mại điện tử mà còn được bán trực tiếp tại Đường Sách TP. HCM nữa đó bạn! Nhanh tay đặt mua đi bạn ơi 🙂
🫢 Và quý bạn đọc đừng quên là hôm nay Nhà Nữ còn có buổi tọa đàm “Hành trình tự chủ của phụ nữ: Một đối thoại về Lịch sử vợ” vào lúc 17g tại 60 Võ Văn Tần, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM (Công ty Du lịch Hoà Bình Việt Nam) nha.
#NXBPhunuVN #chinhanhNXBPhunuVN #Lichsuvo #Ahistoryofthewife #MarilynYalom #phunutungthu
🌟CÙNG NHÌN NGẮM LẠI NHỮNG KHOẢNH KHẮC TẠI SỰ KIỆN GIAO LƯU RA MẮT SÁCH “CHÀNG CHÓ - YOKO TAWADA”🌟
🎉 Vừa qua chúng ta trải qua một buổi chia sẻ đầy cảm xúc về cuốn sách "Chàng chó” của Yoko Tawada. Với những chia sẻ đến từ tác giả Yoko Tawada, dịch giả Nguyễn Thị Ái Tiên, Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, TS Hồ Khánh Vân chắc hẳn bạn đọc phần nào hiểu thêm về Chàng chó, về nội dung mà tác giả muốn truyền tải.
👉 Hãy cùng nhìn lại những khoảnh khắc tuyệt vời trong sự kiện này và hẹn gặp lại các bạn đọc ở các sự kiện tiếp theo Nhà nữ nhé!
———————————————
Tóm tắt nội dung giao lưu với tác giả Yoko Tawada trong Sự kiện Giao lưu ra mắt sách Chàng chó ngày 23/11/2024
(Dịch giả Nguyễn Thị Ái Tiên lược dịch và ghi chú)
1) Theo như tác giả Tawada, trong truyện có xuất hiện hình ảnh gia đình người Nhật sắp chuyển sang công tác ở Osaka, bởi bối cảnh lúc đó Hamburg và Osaka là thành phố kết nghĩa. Thật ra mấy chục năm trước, lúc đó, Châu Âu chỉ biết đến Nhật Bản chứ họ cũng chưa biết đến Trung Quốc. Hàn Quốc lúc đó cũng đang phát triển, nhưng chưa được như ngày hôm nay nên cũng chưa được biết đến nhiều. Sở dĩ họ biết đến Nhật bởi lúc đó Nhật có các nhà máy như Panasonic, bán các sản phẩm điện tử ra khắp thế giới.
2) Trong truyện, một anh trị liệu người Đức cho rằng: Người Đông Á nét mặt không hề biểu cảm hỉ, nộ, ái, ố, giống y như mặt nạ NÔ. Nhưng tác giả lại không nghĩ vậy, theo bà, mặt nạ Nô có năng lực biểu cảm rất cao, nhờ mặt nạ mà con người có thể tự do biểu cảm hỉ nộ ái ố n
🏯 Hoà mình vào không gian văn hoá Nhật Bản cùng các quý độc giả của Nhà Nữ tại sự kiện ra mắt sách “Chàng chó”. 👉Chỉ còn vài phút nữa thôi, chúng ta sẽ được nghe những chia sẻ đầy thú vị đến từ các diễn giả. Cùng đón chờ nhé!
🎊 NHÌN LẠI SỰ KIỆN NGƯỜI TRẺ VÀ GIỚI THÁNG 11/2024 | TALKSHOW ÁP LỰC CHE GIẤU BẢN THÂN VÀ BỨC BỐI GIỚI: ĐỐI MẶT VỚI BODY SHAMING - ALL SHAPES, ALL SHADES
🎁 Vậy là sự kiện “Người trẻ và giới” tháng 11/2024 đã kết thúc trong sự đón nhận nhiệt tình đến từ các bạn trẻ. Hy vọng buổi trò chuyện thân mật sẽ giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc, thoát khỏi định kiến giới, bức bối giới để ngày càng tự tin hơn, dám ước mơ và thực hiện ước mơ của mình.
💓 Và đừng quên đón chờ những chủ đề 🔥 SIÊU HOT tiếp theo về “Người trẻ và giới” trong tháng 12 này bạn nhé!
——————————————————
#LCHSVVHH
#APLUCCHEGIAUBANTHANVABUCBOIGIOI
#SUCKHOETINHTHAN
#NXBPhunuVN
#chinhanhNXBPhunuVN
#NhaNu
#Nguoitrevagioi
Là thương - Tự truyện ông thầy không bục giảng Lê Duy Niệm
#Nữvăn | LÀ THƯƠNG - TỰ TRUYỆN ÔNG THẦY KHÔNG BỤC GIẢNG LÊ DUY NIỆM
🌀 Trong vòng xoay vô tận của thế giới hiện đại, có những con người vẫn luôn ngày đêm miệt mài đi theo lý tưởng của riêng mình, giúp điểm tô thêm chút sắc chút hoa cho đời, giúp thắp lên niềm tin yêu vào lòng tốt, tin rằng những nhân cách cao đẹp vẫn còn ngoài kia. Theo chân thầy giáo Lê Duy Niệm, “Là thương - Tự truyện ông thầy không bục giảng” dưới sự chấp bút của Quách Trọng Trà, sẽ kể cho bạn đọc những câu chuyện đời thường của vị thầy giáo này.
🌾 Như nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải nhận xét về quyển sách này: “Bạn hãy đọc thong thả để phát hiện vị ngọt ngấm thấm, không ồn ào, choang choang từ ngữ. Và thấy yêu con người biết bao. Dù cho cuộc đời có thế nào…”. Hãy cùng nhà Nữ lắng nghe những áng văn dung dị đến từ quyển sách này nhé!
#NXBPhunuVN #chinhanhNXBPhunuVN #NhaNu #Nuvan #Nubut #Nutam #Nuky #lathuong #tutruyenongthaykhongbucgiang #leduyniem #quachtrongtra
🎉 CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 💐
❤️ Ngày 20/11 không chỉ là dịp để tôn vinh những người lái đò thầm lặng mà còn là cơ hội để tất cả chúng ta thể hiện lòng biết ơn dành cho thầy cô giáo - những người luôn tận tuỵ vì sự nghiệp trồng người.
🫶 Hoà chung không khí đó, Chi nhánh Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất, chúc thầy cô luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc, mãi là ngọn đèn sáng soi đường chỉ lối cho tất cả thế hệ học trò.
————————————
#NXBPhunuVN #chinhanhNXBPhunuVN #NhaNu #chaomungNgaynhagiaoVietNam
🔥 Mọi thứ đã sẵn sàng, chỉ còn chờ bạn đến | Sự kiện “Người trẻ và giới” - “Áp lực che giấu bản thân và bức bối giới” - Đối mặt với Body shaming [All Shapes, All Shades]”.
🎬 “Giới hạn của xã hội có thể khiến ta bức bối, nhưng liệu chúng ta có đủ sức để phá vỡ và tự tin là chính mình?” Muốn giải mã được những vấn đề sâu sắc đó mà ít ai dám đối diện, sự kiện ngày mai chính là chìa khóa để những ai đang còn cất giấu trong mình những áp lực đó thì hãy đến với sự kiện của Nhà Nữ ngay để được nghe những tâm sự hết sức thân tình đến tình hai diễn giả siêu dễ thương.
Thời gian: 8g00 - 11g00 sáng, thứ Bảy ngày 16/11/2024
Địa điểm: Hội trường Nhân văn, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM (cơ sở Thủ Đức)
❤️ Hẹn gặp lại bạn tại Nhân văn - USSH - Làng đại học thân yêu!
—————————
#LCHSVVHH
#APLUCCHEGIAUBANTHANVABUCBOIGIOI
#SUCKHOETINHTHAN
#NXBPhunuVN
#chinhanhNXBPhunuVN
#NhaNu
#NguoitrevaGioi
#phunutungthu
#gioivaphattrien