Cat on Chain

Cat on Chain Cat on Chain is a leading edutainment content ecosystem about business, investment, new technology especially blockchain for GenZ! (blockchain mechanism)

Cat-on-chain means “Cats” walk " on Chain”. The image of "cats" represents the members involved in the project, These "cats" contain no personal information, more specifically anonymous. In addition, the image of the Cat symbolizes money and luck. The image of "chain" here is related to the "chain" in the "blockchain", when a "chain" is broken, the other "chain(s)” will not work.

Một chương trình thiện nguyện tại hai huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái. Chương trình được tổ chức bởi Satom Vent...
07/12/2022

Một chương trình thiện nguyện tại hai huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái. Chương trình được tổ chức bởi Satom Venture Studio

[English caption below]
📣 KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH THIỆN NGUYỆN "CÙNG EM ĐẾN TRƯỜNG” 📣

👉 Tổng quan chương trình và hình thức quyên góp: https://lnkd.in/gxYtwgR9
------------
🧩 Với mong muốn san sẻ bớt khó khăn và tạo điều kiện đến trường thuận lợi hơn cho các em nhỏ tại vùng sâu vùng xa, SATOM đã phối hợp với Đoàn thanh niên tỉnh Yên Bái tiến hành khảo sát và phát động chương trình thiện nguyện “Cùng em đến trường”. Thông qua chương trình này, SATOM hi vọng có thể tiếp sức thêm cho các em can trường vượt qua hoàn cảnh thử thách, vững tin vào tương lai - như cách Satom lựa chọn để tiếp bước trong Web3.

🧩 Dựa trên kết quả khảo sát, 2 điểm trường nằm trên địa bàn 2 xã đặc biệt khó khăn Pá Lau (huyện Trạm Tấu) và Púng Luông (huyện Mù Cang Chải) được lựa chọn là những điểm đến đầu tiên của chương trình. “Cùng em đến trường” đặt mục tiêu:
Góp sức xây dựng cơ sở vật chất thiết yếu (dự kiến là hệ thống đường điện thắp sáng khoảng 2km và hệ thống dẫn nước sạch dài 5km về trường)
Trao tặng những phần quà ý nghĩa tới 500 em nhỏ tại 2 điểm trường (gồm quần áo ấm mùa đông, sách vở mới)
-----------
Với tinh thần tương thân, tương ái, SATOM kêu gọi những tấm lòng nhân ái từ cộng đồng cùng chung tay hỗ trợ kinh phí để thực hiện chương trình này.
📌 HOẠT ĐỘNG GÂY QUỸ
1. Bao gồm 2 hoạt động được tổ chức song song:
🌷 Ủng hộ hiện vật/ hiện kim từ cộng đồng
🌷 Giải thể thao - Góp sức gây quỹ dành cho nhân sự SATOM
2. Thời gian gây quỹ: 5/12 - 20/12
3. Ngày khởi công công trình & trao quà: Ngày 28-29/12 tại 2 huyện thuộc tỉnh Yên Bái
4. Tổng quan chương trình: https://lnkd.in/gxYtwgR9
5. Hình thức nhận ủng hộ hiện kim: chuyển khoản về số tài khoản 04241854666 - TPBank - Vũ Thùy Linh
Cú pháp chuyển khoản ủng hộ: Tên người gửi_SĐT_Cùng em đến trường
Với mỗi 1,000,000 VNĐ đóng góp, Satom gửi tri ân 1 NFT được mint từ tranh vẽ của các em nhỏ tại các điểm trường.

“Cùng em đến trường” mong rằng với sự giúp đỡ và chung tay từ cộng đồng, mùa đông của các em nhỏ vùng cao sẽ trở nên ấm áp hơn, cùng đón năm mới thêm đủ đầy, hạnh phúc.

Trân trọng,
SATOM Venture Studio
________________________________________________

[English Caption]
LAUNCHING THE VOLUNTEER PROGRAM "GO TO SCHOOL WITH CHILDREN" 📣

👉 Program overview and donation form: https://lnkd.in/gxYtwgR9
------------
🧩 With the desire to facilitate difficulties and create more favorable conditions for children in remote areas to go to school, SATOM cooperated with Yen Bai Youth Union to conduct a survey and launch a volunteer program. "GO TO SCHOOL WITH CHILDREN". Through this program, SATOM hopes to empower children to bravely overcome challenging situations and confidently believe in the future - just like how Satom chose to continue in Web3.

🧩 Based on the survey results, 2 schools located in 2 extremely difficult communes Pa Lau (Tram Tau district) and Pung Luong (Mu Cang Chai district) were selected as the first destinations of the program. “GO TO SCHOOL WITH CHILDREN” sets the goal:
Contributing to the construction of essential facilities (expected to be about 2km electric lighting road and providing clean water to the school)
Giving meaningful gifts to 500 children at 2 schools (including warm winter clothes, new books)

-----------
With the spirit of solidarity and mutual love, SATOM calls for benevolent hearts from the community to join hands to support the funding to implement this program.

Fundraising ACTIVITIES:
1. Includes 2 activities hold at the same time:
🌷 Donate stuff/ cash from the community
🌷 Sports Activities- SATOM employees join sport activities to raise fund
2. Fundraising period: 5/12 - 20/12
3. Construction start date & gift giving: December 28-29 in 2 districts of Yen Bai province
4. Program overview: https://lnkd.in/gxYtwgR9
5. Cash donation: transfer to account number 04241854666 - TPBank - Vu Thuy Linh
The syntax for donation: Sender's name_Phone_Go To School with Children
For every VND 1,000,000 contribution, Satom gifts you 1 NFT minted from children's drawings.

“Go to school with children” hopes that with the help of the community, the winter will be warmer for children in the highland.

Best regards,
SATOM Venture Studio

9 Công cụ thiết yếu dành cho mọi product manager. #1: Công cụ để ghi chú một cách nhanh chóng   #2: Công cụ để quản lý d...
30/11/2022

9 Công cụ thiết yếu dành cho mọi product manager.

#1: Công cụ để ghi chú một cách nhanh chóng
#2: Công cụ để quản lý dự án/ công việc
#3: Công cụ để tạo lập flowchart/ mindmap
#4: Công cụ để quản lý chiến lược sản phẩm
#5: Công cụ để xây dựng sơ đồ câu chuyện
#6: Công cụ để xây dựng wireframe tương tác
#7: Công cụ để tạo các ticket kỹ thuật
#8: Công cụ để thu thập, quản lý và hành động dựa trên phản hồi của khách hàng
#9: Công cụ để phân tích dữ liệu và sản phẩm

Bạn có thể tham khảo bài viết trên website của Cat on Chain về các công cụ trên tại: https://catonchain.com/post/9-cong-cu-thiet-yeu-cho-moi-product-manager

Liệu trí tuệ nhân tạo có thể thay thế được nghề copywrite? 🤔☀️ Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã thu hút được nhiều ngườ...
26/11/2022

Liệu trí tuệ nhân tạo có thể thay thế được nghề copywrite? 🤔

☀️ Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã thu hút được nhiều người và xu hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo khiến con người sợ hãi. Nỗi sợ hãi càng lớn mạnh khi một báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới có đề cập trong một báo cáo rằng: Ai sẽ thay thế khoảng 85 triệu việc làm vào năm 2025. Có nhiều người đã bị hoá đá khi nghe thông tin đó. “Không đời nào! Ai mà nghĩ được việc chỉ có trong những câu chuyện khoa học viễn tưởng lại trở thành hiện thực nhanh như vậy.”

☀️ Tại sao chúng ta không nên sợ hãi AI? Theo báo cáo về việc làm tương lai ở trên, việc mở rộng sử dụng các công nghệ tự động hoá cũng sẽ tạo ra thêm 97 triệu việc làm. Các vai trò mới được thiết lập để sáng tạo nội dung bao gồm quản lý các phương tiện truyền thông xã hội và viết nội dung. Các chuyên gia tin chắc rằng các kỹ năng như tư duy phân tích và phản biện, sáng tạo và linh hoạt sẽ quan trọng trong thời gian năm năm tới. Nghĩa là copywriting sẽ thay đổi vì sức mạnh của máy tính và tác động của các robot. Chúng ta sẽ có thể giao phó những công việc thường ngày cho AI và giành nhiều thời gian hơn cho những việc làm thách thức sự sáng tạo hơn.

☀️ AI sẽ không thể thay thế được các copywriter hay những người sáng tạo nội dung. Có ít nhất ba lý do khiến việc này sẽ không bao giờ xảy ra.

- Giao tiếp với khách hàng: Một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất với một copywriter đó chính là giao tiếp hiệu quả với khách hàng về việc họ muốn gì, nhu cầu của họ là gì. Các copywriter sẽ phải đặt một số câu hỏi cá nhân để cá nhân hoá mong muốn của khách hàng. Và vào thời điểm hiện tại, AI không đủ kiến thức và kỹ năng để thu thập dữ liệu, chuyển đổi dữ liệu, thay đổi câu hỏi dựa vào đáp án.

- Editing: AI là một công nghệ không hoàn hảo, nó có thể mắc lỗi, thậm chí là lỗi chính tả, và yêu cầu chúng ta phải chỉnh sửa một cách thủ công. Ngay cả những chương trình đã được tạo ra để chỉnh sửa văn bản cũng thỉnh thoảng mắc lỗi sai vì chúng không nắm bắt được ngữ cảnh thực sự. Mọi người sẵn sàng trả tiền cho việc hiệu đính để có được văn bản hay và đúng, chứ không phải một thứ văn bản trông lởm đời.

- Kinh nghiệm thực tế: Cho dù một con robot có giỏi đến đâu, nó cũng sẽ không bao giờ viết được các văn bản giống hệt như một người đã trải qua quá trình lao động sáng tạo. Một người đã có kinh nghiệm, đã trải qua một việc, sẽ có thể mô tả nó sống động hơn một người máy không có cảm xúc. Thử tưởng tượng về một điểm đến là một kỳ nghỉ hè tuyệt vời với các món ăn đặc trưng độc đáo mà xe. Một AI sẽ tập trung các ý tưởng sáo rỗng lại, trong khi một copywriter chuyên nghiệp có thể kết hợp các ví dụ, các liên tưởng và thực hiện nó một cách tinh nghịch, hài hước, khiến người đọc hình dung ra được cảm giác đó.

Làm thế nào để AI có thể giúp các Copywriter
Đương nhiên có những tình huống mà các công cụ AI có ích. Ví dụ như chúng có thể tạo ra mô tả sản phẩm, sao chép SEO khi được cung cấp một bộ quy tắc cụ thể để tuân theo. Copywriter có thể sử dụng bản sao của AI để làm nền tảng, rồi sáng tạo ra bài viết của riêng họ. Cách tiếp cận này giúp đẩy nhanh quá trình viết. Ngoài ra, AI có thể cung cấp một nguồn cảm hứng để các copywriter dùng khi bị bí ý tưởng.

☀️ Kết luận lại
- AI sẽ ảnh hưởng thế nào đến copywriter và các nhà sáng tạo nội dung? - Không còn nghi ngờ gì là nó sẽ thay đổi trật tự thông thường của mọi thứ, và lĩnh vực này sẽ không bao giờ giống như cách ta vận hành trong quá khứ.
- Các copywriter và các nhà sáng tạo nội dung có buộc phải học lại các kỹ năng cốt lõi của họ? - Chắc chắn rồi.
- Liệu có nhiều người sẽ bỏ công việc này vì họ không thích nghi được với một thế giới mới lạ? - Có lẽ là thế.
- Liệu những người còn lại có quan tâm đến việc sử dụng các cơ hội AI để làm việc một cách hiệu quả và tạo ra những ý tưởng mới bất ngờ không? – Đó là sự thật. Mỗi một người viết nội dung nên tận dụng AI. Kết hợp với AI sẽ giúp họ sáng tạo hơn và có nhiều cơ hội tìm ra ý tưởng hơn.

🌟 Các nguyên tắc UX cơ bản cho ứng dụng Web3 🌟Với sự phổ biến ngày càng tăng của các ứng dụng web3, ngày càng có thêm nh...
25/11/2022

🌟 Các nguyên tắc UX cơ bản cho ứng dụng Web3 🌟

Với sự phổ biến ngày càng tăng của các ứng dụng web3, ngày càng có thêm nhiều người dùng mới bắt đầu truy cập vào không gian này. Phần lớn trong số họ đang trải nghiệm các ứng dụng phi tập trung lần đầu và rào cản gia nhập đối với những người dùng không am hiểu công nghệ vẫn còn khá cao.

Không những người dùng mới phải làm quen thuật ngữ của các ví, các key, phí gas, v.v. mà các dApp cũng không giúp cho việc này đơn giản hơn.

Không gian web3 phát triển quá nhanh xung quanh một cộng đồng chủ yếu gồm các nhà phát triển khiến chúng ta quên mất những người dùng thông thường và các ứng dụng trải nghiệm người dùng hiệu quả. Điều này tương tự với thực tế những ngày đầu của Internet, nơi các nhà phát triển, chuyên gia và những người dùng đầu tiên chiếm ưu thế, bỏ lại đằng sau khả năng sử dụng do công nghệ cơ bản còn thô.

Một người quản lý sản phẩm có năng lực cần xác định đúng vấn đề, tạo các điều kiện thuận lợi để đưa ra được các giải phá...
23/11/2022

Một người quản lý sản phẩm có năng lực cần xác định đúng vấn đề, tạo các điều kiện thuận lợi để đưa ra được các giải pháp khả thi nhất, mang lại lợi ích cho công ty. Dưới đây là 5 lĩnh vực + kiến thức know-how mà một nhà quản lý sản phẩm nên có:
1. Discovery
2. Strategy
3. Delivery
4. Communication
5. Leadership
6. Know-How

Product Management Toolkit (5) - Giả định và giả thiếtTrong phần trước chúng ta đã bàn đến Phát biểu vấn đề. Khi đã xác ...
22/11/2022

Product Management Toolkit (5) - Giả định và giả thiết
Trong phần trước chúng ta đã bàn đến Phát biểu vấn đề. Khi đã xác định và hiểu được vấn đề mà bạn cần giải quyết, bước tiếp theo chính là xác thực các cách để giải quyết một vấn đề. Là một PM, việc nhảy ngay vào các giải pháp hay tính năng mà không đánh giá các cách tốt nhất để giải quyết một vấn đề sẽ là một sự liều lĩnh.

Lean UX là một cách để tiếp cận các vấn đề. Điểm mấu chốt của Lean UX là định nghĩa và xác nhận các giả định và giả thuyết. Cách tiếp cận này là để quản lý rủi ro; thay vì một bản phát hành sản phẩm ‘gây tiếng vang lớn’, bạn liên tục lặp lại và học hỏi từ việc sử dụng sản phẩm thực tế của khách hàng. Một số người gọi cách tiếp cận này là “tốc độ học tập”.

I. Giả định và giả thiết là gì?
I.1 Giả định là gì?
Khi nghĩ về các vấn đề và giải pháp, chúng ta thường đưa ra rất nhiều những giả định. Alan Klement chỉ ra rằng khi chúng ta tạo ra câu chuyện người dùng (user stories), ta thường có nguy cơ đưa ra nhiều giả thiết. Vấn đề lớn nhất không nằm ở bản thân các giả định mà nó nằm ở việc không xác thực các giả định trước khi thiết kế sản phẩm hay dịch vụ.

I.2 Giả thiết là gì?
Giả thiết là một cách tuyệt vời để kiểm tra các giả định của bạn. Tuyên bố giả thiết là phiên bản chi tiết hơn của giả định ban đầu và được xây dựng theo cách dễ dàng kiểm tra và đo lường các kết quả mong muốn cụ thể:

Bạn có thể sử dụng các giả thiết này để kiểm nghiệm một khu vực sản phẩm hoặc quy trình làm việc cụ thể. Điều quan trọng về các giả định và giả thiết là chúng tập trung vào kết quả hoặc thay đổi hành vi, chứ không chỉ tập trung vào tính năng hoặc giải pháp theo đúng nghĩa của nó. Và một điều quan trọng khác, chính là các giả định là xác thực các giả định rủi ro nhất. Việc sử dụng các nguyên mẫu đơn giản để xác thực các giả định rủi ro như “tính năng này chắc chắn sẽ giải quyết được vấn đề của khách hàng của tôi” hoặc “khách hàng chắc chắn sẽ trả tiền cho dịch vụ này” trước khi dành nhiều thời gian, tiền bạc và nỗ lực để giải quyết vấn đề.

II. Vậy cái gì không phải là giả định và giả thiết
Có những trường hợp khi người ta coi giả định/ giả thiết là chân lý, là sự thật tuyệt đối. Việc có những giả định và giả thiết trước để phỏng đoán, ẩn số hay những rủi ro.

III.Tóm lại
Làm việc với giả định và giả thiết là rất quan trọng. Nó liên quan đến vấn đề quản lý rủi ro. Thay vì xây dựng một thứ gì đó hàng tháng trời trước khi nhận được phản hồi từ khách hàng, bạn nên xác định và xác thực những giả định rủi ro nhất trước. Sử dụng phương pháp lặp đi lặp lại để học 'sớm và thường xuyên'.

Product Management Toolkit (4) - Tuyên bố vấn đềTuyên bố vấn đề khiến chúng ta nghĩ nhiều đến vấn đề người dùng và vấn đ...
21/11/2022

Product Management Toolkit (4) - Tuyên bố vấn đề

Tuyên bố vấn đề khiến chúng ta nghĩ nhiều đến vấn đề người dùng và vấn đề trong kinh doanh cần phải giải quyết trước khi bắt đầu bắt tay vào xây dựng tính năng hay giải pháp. Có một câu nói nổi tiếng của Albert Einstein, rất thích hợp để mô tả việc này:

“Nếu tôi có một giờ để giải quyết một vấn đề, thì tôi sẽ dành ra 55 phút để nghĩ về vấn đề và 5 phút để nghĩ về những giải pháp.”

I. Tuyên bố về vấn đề là gì?
I.1. Giải thích tuyên bố vấn đề
Một tuyên bố vấn đề rất đơn giản nhưng cũng là một cách rất hay để tập trung vào các vấn đề cần giải quyết. Hãy liên tục hỏi “tại sao (why)” cho vấn đề cụ thể hoặc nhu cầu cụ thể. Mọi người có xu hướng thêm cả giải pháp tiềm năng vào trong tuyên bố vấn đề. Và tốt nhất là bạn không nên đưa các giải pháp vào trong phát tuyên bố vấn đề, mà thay vào đó, hãy hướng đến vấn đề của người dùng mà thôi.

I.2. Công thức tiêu chuẩn
BÊN LIÊN QUAN (mô tả người sử dụng ngôn ngữ đồng cảm) CẦN MỘT CÁCH ĐỂ (nhu cầu là động từ) VÌ Insight (mô tả những gì bạn đã học được về bên liên quan và nhu cầu của anh ta)

I.3. Một số ví dụ đơn giản:
- Richard, một người thích ăn bánh quy muốn tìm cách ăn 5 chiếc bánh quy mỗi ngày mà không bị tăng cân vì anh ấy hiện đang vật lộn trong việc kiểm soát cân nặng của mình.
- Sandra từ The Frying Pan Co., người thích sử dụng nền tảng dữ liệu của chúng tôi muốn xem số liệu bán hàng của doanh nghiệp của cô ấy trong ba năm trước đó, để cô ấy có thể lập kế hoạch dự trữ chính xác cho năm tới.

Như bạn có thể thấy từ ví dụ đơn giản bên trên, bạn sẽ đặt mình vào vị trí của khách hàng mục tiêu và hỏi bản thân những câu “như thế thì sao…?” Bạn muốn tác động nào đến cuộc sống của một khách hàng? Tại sao?

II. Vậy cái gì không phải là một tuyên bố vấn đề?
Một tuyên bố vấn đề không phải là một giải pháp ngụy tạo. Bạn không cần phải đưa ra giải pháp trong tuyên bố vấn đề. Các tuyên bố về vấn đề cần phản ánh sự hiểu biết của bạn về vấn đề mà bạn đang tìm cách giải quyết và đóng vai trò như một công cụ giao tiếp để đảm bảo rằng những người liên quan cũng hiểu được vấn đề đó.

III. Khi nào thì tạo ra tuyên bố vấn đề?
Trước khi bạn bắt đầu nghĩ đến giải pháp, hãy dành một khoảng thời gian thích hợp để hiểu vấn đề mà bạn đang tìm cách giải quyết. Đừng để bị HiPPO đe doạ, những người vốn đã biết giải pháp và bảo bạn “hãy biến nó thành sự thật.” HiPPO là từ viết tắt của “ý kiến của người được trả lương cao nhất”, những người này sẽ dựa vào kinh nghiệm hay trạng thái để biết chuyện gì cần xảy ra và tại sao.

Đương nhiên những HiPPO có thể đúng, nhưng tôi tin rằng một phần quan trọng trong vai trò của người làm sản phẩm chính là hiểu được vấn đề của doanh nghiệp hoặc người dùng, và xác nhận vấn đề đó trước khi đưa ra giải pháp cụ thể. Bạn sẽ hiểu được tường tận và thực tế các vấn đề của người dùng. Việc này sẽ giúp bạn nhiều trong việc đưa ra các đề xuất và có được các insight.

IV. Đặc điểm của một tuyên bố vấn đề tốt
- Cung cấp tiêu điểm và định hình vấn đề
- Truyền cảm hứng cho nhóm của bạn
- Cung cấp các tiêu chí để đánh giá các ý tưởng cạnh tranh
- Trao quyền cho nhóm của bạn để đưa ra các quyết định độc lập
- Nắm bắt trái tim và tâm trí của những người bạn gặp
- Ngăn bạn tạo ra các một thứ chung chung cho tất cả mọi người
- Nên kín đáo, không nhiều người biết

V. Tóm lại, sử dụng các phát biểu vấn đề để hiểu và xác thực các vấn đề bạn đang tìm cách giải quyết là một công cụ quan trọng dành cho người quản lý sản phẩm. Các quyết định quan trọng về sản phẩm như đánh giá ý tưởng sản phẩm được giúp đỡ rất nhiều bởi những hiểu biết chung về vấn đề cụ thể cần giải quyết.

Một Podcast hoàn toàn mới về câu chuyện ngành Web3. Việc kiếm tiền trong ngành không chỉ dựa vào sự may mắn, mà còn cần ...
17/11/2022

Một Podcast hoàn toàn mới về câu chuyện ngành Web3. Việc kiếm tiền trong ngành không chỉ dựa vào sự may mắn, mà còn cần kiến thức và kỹ thuật.

Số podcast này thảo luận về tình hình thị trường gần đây, xoay quanh sự sụp đổ của đế chế FTX và những nhìn nhận của một Senior Researcher về thị trường.

Cat on Chain xin chia sẻ lại để bạn cùng lắng nghe nhé.

🌟WAGMI: MAKING WEB 3 MONEY ISN'T ABOUT LUCK! 🌟

✨ Loa! Loa! Nhà đài WAGMI xin thông báo ra mắt tập Podcast đầu tiên: “Making Web 3 Money isn't about Luck!”

✨ Khi thị trường tài chính đang trải qua vô số những biến động khó lường, hơn lúc nào hết, tất cả mọi nhà đầu tư, dù mới dù cũ, đều nhận ra rằng “Kiếm tiền không dựa trên sự may mắn". Thời không tới, chúng ta tạo ra thời bằng vốn kiến thức và những trải nghiệm đắt giá trên thị trường.

✨Đến với số podcast của tuần này, chúng ta sẽ nói về một khía cạnh được rất nhiều người quan tâm đến: Làm thế nào để hiểu, đưa ra nhận định và quyết định đầu tư trong thị trường tiền điện tử vô cùng màu mỡ nhưng cũng rất khốc liệt này.

Và để biết thêm nhiều thông tin đáng giá, hãy cùng lắng nghe số podcast phát sóng tuần này của chúng mình, bạn nhé!

👉Ấn theo dõi để không bỏ lỡ tập podcast thú vị nào nhé.
►Podcast Wagmi: shorturl.at/beK13
►YouTube Wagmi: https://www.youtube.com/watch?v=qn2k3YPuvtk

Product Management Toolkit (3) - Thiết lập mục tiêu (Goal Setting)Trong series product management toolkit, chúng ta đã n...
16/11/2022

Product Management Toolkit (3) - Thiết lập mục tiêu (Goal Setting)

Trong series product management toolkit, chúng ta đã nói đến hai phần là tạo ra tầm nhìn sản phẩm và định nghĩa về chiến lược sản phẩm.
Tiếp theo chúng ta cần xem xét việc thiết lập mục tiêu: Các mục tiêu kinh doanh và chiến lược sản phẩm, lộ trình cần thống nhất là gì? Mục tiêu giúp xác định hoặc đánh giá chiến lược sản phẩm. Thậm chí nếu như chiến lược, lộ trình, backlog hay sản phẩm của bạn không đồng nhất với mục tiêu kinh doanh của bạn, thì bạn đang tự đưa mình đến thất bại.

I. Mục tiêu là gì?
Theo Wikipedia: “Mục tiêu là một ý tưởng của tương lai, hoặc kết quả mong muốn của một người hay một nhóm người đã hình dung ra, kế hoạch và cam kết để đạt được. Những nỗ lực để đạt được mục tiêu trong một hữu hạn thời gian, bằng cách đặt ra hạn chót.” Nói cách khác, chúng ta đang muốn đạt được điều gì, tại sao và vào lúc nào?

Bạn có thể xem xét mục tiêu từ một trong hai góc độ: Chỉ số hoặc OKR (Objective-key-results).

Từ góc độ chỉ số: chỉ số nào bạn cần để thấy được sự thay đổi đáng kể, tại sao và vào khi nào? Sự tác động đó có thể như nào và làm thế nào để có thể đo lường được? Ví dụ, một mục tiêu kinh doanh chính là tăng Giá trị vòng đời khách hàng 1% vào tháng 6 năm 2023. Và nói rõ hơn, bản thân chỉ số không phải là một mục tiêu, kết quả mà bạn muốn nhìn thấy trong chỉ số là mục tiêu.

Từ quan điểm OKR, ý tưởng là phác thảo một số kết quả hữu hình so với một mục tiêu, mức độ cao, tập hợp. Ví dụ:

- Mục tiêu: Cho phép người bán hàng trên nền tảng của chúng ta đưa ra quyết định kinh doanh và sản phẩm dựa vào doanh số và dữ liệu bán hàng có được từ những hoạt động mua bán trên nền tảng của chúng ta.
- Kết quả 1: Người bán của chúng ta đưa ra các quyết định kinh doanh và sản phẩm quan trọng trước và trong suốt Giáng sinh 2022
- Kết quả 2: Người bán của chúng ta có thể xem dữ liệu bán hàng trong quá khứ để họ có thêm bối cảnh bán hàng và đưa ra quyết định

Thông thường, sẽ có một tập hợp các mục tiêu kinh doanh tổng thể đã được thiết lập và trách nhiệm của chúng ta với tư cách là người quản lý sản phẩm là liên kết các mục tiêu sản phẩm với các mục tiêu tổng thể này, để chiến lược sản phẩm phù hợp với chiến lược kinh doanh.

II. Vậy cái gì không phải là mục tiêu?
Các mục tiêu không phải là các tính năng cụ thể. Nghe có vẻ thì rõ ràng đúng không? Nhưng chúng ta vẫn thường thấy có những trường hợp bị nhầm lẫn giữa những thuật ngữ này khi đặt ra những mục tiêu mà không có chiến lược hay có một lộ trình không đồng nhất với mục tiêu kinh doanh.

Mục đích của một chiến lược hay một lộ trình chính là làm rõ câu hỏi “làm thế nào (how)”, các bước cần thực hiện để đạt được mục tiêu cụ thể.

III. Khi nào thì tạo ra những mục tiêu?
Rất đơn giản: nếu như bạn làm việc trong một tổ chức và nghe thấy câu “chúng ta không có mục tiêu kinh doanh”, thì bạn biết phải làm gì rồi đấy. Ý của tôi ở đây là một chiến lược sản phẩm hay một lộ trình mà không đồng nhất cới mục tiêu kinh doanh lớn hơn, thì chỉ là một chuỗi các tính năng lỏng lẻo hay chỉ là những bài giải ngẫu nhiên. Thêm một việc điều nữa là, các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu thường thường xó xu hướng đưa ra một loạt các mục tiêu và chỉ số. Nhưng tốt hơn hết thì nên đơn giản hoá hơn và tập trung vào một mục tiêu hoặc một chỉ số mà thôi. Hiểu được khách hàng mục tiêu của bạn cần gì và họ sử dụng sản phẩm của bạn như nào?

IV. Các đặc điểm chính của mục tiêu tốt
Có lẽ bạn đã từng nghe đến mô hình SMART để thiết lập mục tiêu hiệu quả,
- S = cụ thể, quan trọng
- M = có thể đo lường, có ý nghĩa, tạo động lực
- A = có tính thực tế, có thể đạt được, có thể chấp nhận được, hướng tới hành động
- R = thực tế, phù hợp, hợp lý, bổ ích, hướng đến kết quả
- T = dựa trên thời gian, giới hạn thời gian đạt được mục tiêu, kịp thời, hữu hình, có thể theo dõi

Tóm lại: Việc thiết lập và hiểu được các mục tiêu cũng quan trọng như việc tạo ra chiến lược và đạt được chiến lược. Trước khi đào sâu hơn vào chiến lược và lộ trình, bạn cần phải luôn đảm bảo bản thân mình hiểu được các mục tiêu kinh doanh và biến chúng thành những mục tiêu cụ thể và có thể đo lường được.

Product Management Toolkit (2) - Chiến lược sản phẩm (Product Strategy)I. Chiến lược sản phẩm là gì?Khi bạn đã tạo ra đư...
15/11/2022

Product Management Toolkit (2) - Chiến lược sản phẩm (Product Strategy)

I. Chiến lược sản phẩm là gì?
Khi bạn đã tạo ra được một tầm nhìn sản phẩm - một cái nhìn đầy khát vọng về những gì sản phẩm cần đạt được - bạn sẽ cần chiến lược sản phẩm để tìm ra cách đạt được tầm nhìn. Thông thường, một doanh nghiệp sẽ có các mục tiêu kinh doanh cấp cao cần đạt được trong một khung thời gian nhất định và chiến lược sẽ vạch ra các bước hoặc cột mốc quan trọng cần phải thực hiện để đạt được những mục tiêu này.

Ví dụ nếu tầm nhìn của bạn là trở thành nhà cung cấp văn phòng phẩm online số 1 tại UK vào năm 2022, mục tiêu kinh doanh cụ thể có thể trở thành công ty dẫn đầu thị trường UK về doanh số bán dập ghim online trước ngày 16 tháng 12. Chiến lược sản phẩm bao gồm một số bước hoặc các yếu tố cần thiết để đạt được tầm nhìn và các mục tiêu liên quan. Chiến lược sản phẩm có thể ở dạng một sơ đồ quy trình đơn giản gồm các bước hoặc thành phần hoặc “bảng tầm nhìn” (vision board).

II. Vậy cái gì không phải là chiến lược sản phẩm?
Phải làm rõ rằng, một chiến lược sản phẩm không chỉ là một loạt các tính năng hay thời gian. Như đã nhắc đến ở trên, nếu bạn bắt đầu bằng tầm nhìn, thì chức năng chính của chiến lược sản phẩm chính là để trực quan hoá cách bạn đạt được tầm nhìn.
Nhà cố vấn sản phẩm Greg Geracie đã chỉ ra: “Việc có một chiến lược sản phẩm vững chắc sẽ giúp bạn tập trung vào các hoạt động, thiết lập những mối liên kết trực tiếp giữa chiến lược sản phẩm và chiến lược công ty, và những người liên quan."

Tạo ra một chiến lược sản phẩm mạch lạc và dễ hiểu là một cách giúp giao tiếp và phối kết hợp làm việc hiệu quả cho các PM. Việc nói chuyện với những người không làm việc sát sao trong phát triển sản phẩm về mục tiêu chiến lược dễ hơn những tính năng cụ thể nào đó.

Khi bạn đã xác định chiến lược sản phẩm của mình, lộ trình sản phẩm phải tuân chiến lược sản phẩm một cách chặt chẽ. Vì nó như một công cụ chiến thuật phác thảo các mốc sản phẩm cấp cao cần tạo như một phần của chiến lược sản phẩm tổng thể. Lộ trình kết nối chiến lược sản phẩm và thiết kế + phát triển sản phẩm hàng ngày.

III. Khi nào thì cần nghĩ đến chiến lược sản phẩm
Nếu chưa có chiến lược cho sản phẩm hoặc danh mục đầu tư mà bạn chịu trách nhiệm, vậy thì bạn nên tạo và xác thực chiến lược sản phẩm trước. Việc có một chiến lược sản phẩm xác thực, thực sự giúp đưa ra một lộ trình rõ ràng và đưa ra các quyết định ưu tiên khó khăn. Lý do tại sao việc xác thực chiến lược sản phẩm cũng quan trọng như việc tạo một chiến lược sản phẩm? Vì việc xác thực mang lại cho bạn cơ hội 'thử nghiệm' chiến lược một cách hiệu quả về chi phí trước khi cam kết nhiều nguồn lực tài chính hoặc con người để thực hiện. Xác thực là việc tìm hiểu và nhận câu trả lời cho một số câu hỏi sau: Liệu hướng chúng ta đang đi có đúng không? Làm thế nào để hướng đi này gây được tiếng vang với khách hàng của chúng ta?

IV. Làm thế nào để đưa ra một chiến lược sản phẩm?
Để đi đến một chiến lược, dưới dạng bảng tầm nhìn (vision board) hoặc phác thảo các mốc quan trọng, điều quan trọng là phải xem xét một loạt các yếu tố cung cấp thông tin cho một chiến lược. Ảnh dưới đây là tổng quan về một số yếu tố đóng vai trò khi xác định và thực hiện chiến lược sản phẩm.

Đây chỉ là tổng quan và không giới hạn. Bạn cần để ý đến nhiều khía cạnh khi xem xét hướng đi hoặc lên ý tưởng sản phẩm. Thật dễ dàng để “say yes” với một ý tưởng sản phẩm nghe có vẻ hấp dẫn, mà không cần phải xem xét kỹ càng liệu nó có đáp ứng được nhu cầu khách hàng hay nó có tác động đến kết quả kinh doanh không.

Tương tự thì nó không có nghĩa là bạn phải tự động từ chối một ý tưởng hay vì đối thủ cạnh tranh đã thực hiện nó. Một chiến lược hiệu quả sẽ giúp bạn có một framework để đưa ra các quyết định về sản phẩm và các quyết định đánh đổi. Chiến lược sản phẩm là ‘phần ở giữa’ giữa tầm nhìn/chiến lược kinh doanh và lộ trình/ tính năng của sản phẩm. DesTraynor, đồng sáng lập của Intercom, đã hình dung ý tưởng khá độc đáo. (Ảnh dưới)

V. Tóm lại:
Chiến lược sản phẩm phác thảo các bước hoặc cột mốc quan trọng - và cơ sở lý luận của chúng - cần thiết để đạt được tầm nhìn kinh doanh và các mục tiêu kinh doanh cụ thể. Đưa ra chiến lược sản phẩm có nghĩa là xem xét và xác nhận những thứ như nhu cầu của khách hàng, môi trường thị trường và các ràng buộc. Chiến lược sản phẩm là công cụ tối ưu để liên kết chiến lược kinh doanh với thiết kế và phát triển sản phẩm.

Product Management Toolkit (1) - Tầm nhìn sản phẩm (Product Vision)Giai đoạn “thai nghén” về sản phẩm thường là về tầm n...
14/11/2022

Product Management Toolkit (1) - Tầm nhìn sản phẩm (Product Vision)

Giai đoạn “thai nghén” về sản phẩm thường là về tầm nhìn, chiến lược và ý tưởng. Các công cụ và kỹ thuật sử dụng trong giai đoạn này nhằm mục đích tìm hiểu đầy đủ bối cảnh của một sản phẩm hoặc một dịch vụ, trước khi đi sâu vào thiết kế sản phẩm thực tế.

Công cụ đầu tiên vô cùng quan trọng trong giai đoạn này chính là “tầm nhìn”. Vì sự phát triển của bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào đều bắt đầu với tầm nhìn sản phẩm tốt:

I. Tầm nhìn sản phẩm là gì?
Chức năng chính của tầm nhìn sản phẩm là đưa ra định hướng cho sản phẩm hoặc dịch vụ, tập trung vào việc giải quyết một câu hỏi hoặc một vấn đề - từ góc độ khách hàng hoặc doanh nghiệp hoặc cả hai. Cách thức mà một người thực hiện một tầm nhìn có thể sẽ phát triển, nhưng tầm nhìn bao quát thường không thay đổi.

Ví dụ: tuyên bố tầm nhìn sản phẩm của Mozilla Firefox như sau: “Khám phá, trải nghiệm và kết nối với các ứng dụng, trang web và mọi người theo điều kiện của riêng bạn, ở mọi nơi”. Các chiến thuật và giải pháp mà Mozilla thực hiện để đạt được tầm nhìn này có thể sẽ phát triển và thay đổi, nhưng tầm nhìn bao quát vẫn không thay đổi trong vài năm nay.

II. Vậy cái gì không phải là tầm nhìn sản phẩm?
Tầm nhìn sản phẩm không phải là một chiến lược hay một kế hoạch để đạt được mục tiêu trong kinh doanh hay đạt được mục tiêu người dùng. Như đã đề cập ở trên, tầm nhìn sản phẩm cung cấp một “định hướng” và framework để đưa ra các quyết định. Chắc chắn rằng một tầm nhìn sản phẩm tốt sẽ mang lại một loạt các niềm tin có thể kiểm nghiệm và phù hợp với giá trị công ty. Một ví dụ điển hình là IKEA, nơi giá thấp là một thành phần cốt lõi trong tuyên bố tầm nhìn bao quát của nó. Từ quan điểm phát triển sản phẩm, điều này có nghĩa là giá cả (tag price) là thứ đầu tiên cần thiết kế khi tạo ra một sản phẩm mới.

III. Khi nào thì tạo ra tầm nhìn sản phẩm?
Cũng hấp dẫn như khi nhảy vào một ý tưởng sản phẩm hay tạo ra các tính năng, thì tầm nhìn sản phẩm là việc đầu tiên một PM cần phải làm. Những thứ khác sẽ được phát triển theo sau, chiến lược sản phẩm, roadmap sản phẩm, tuyên bố vấn đề, khám phá sản phẩm, prototype…

IV. Đâu là đặc điểm của một tầm nhìn sản phẩm tốt?
- Nó phải trả lời được một câu hỏi hoặc giải quyết được một vấn đề
- Nó thể hiện được một tập hợp các niềm tin có thể kiểm nghiệm được
- Tầm nhìn sản phẩm phù hợp với các giá trị của công ty
- Dự kiến sản phẩm sẽ ở đâu trong thời gian 3 năm
- Có tính đến nhu cầu của người tiêu dùng
- Ngắn gọn và ngọt ngào
- Nó là động lực để phát triển

V. Làm thế nào để đưa ra một tầm nhìn sản phẩm?
Tuyên bố về tầm nhìn sản phẩm có cơ hội thành công lớn nhất - tức là trở thành một khái niệm sống động và được chia sẻ rộng rãi - nếu nhiều người trong và ngoài tổ chức hứng thú với nó. Là người quản lý sản phẩm, bạn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng tầm nhìn sản phẩm và do đó dẫn dắt những workshop về tầm nhìn. Đây là một số thứ cần lưu ý khi chuẩn bị cho workshop tầm nhìn sản phẩm:

- Mục tiêu: (1) Thu hút sớm tầm nhìn từ một loạt các bên liên quan nội bộ và / hoặc bên ngoài và (2) tận dụng kiến thức của team để đi đến một tầm nhìn sản phẩm đã thống nhất
- Có ý tưởng sơ bộ về tầm nhìn trước: Là một người làm sản phẩm, điều quan trọng là phải có ý tưởng về tầm nhìn và hướng đi của sản phẩm ban đầu sẽ như thế nào.
- Lắng nghe, nhưng không đưa ra những thỏa hiệp yếu ớt: Đặc biệt khi bạn đang thực hiện một workshop về tầm nhìn với một nhóm lớn các bên liên quan. Bạn cần lắng nghe những quan điểm khác nhau nhưng không đưa ra những thỏa hiệp yếu ớt về tầm nhìn 'chỉ để giữ mọi người tham gia căn phòng hạnh phúc '.
- Xem xét các giai đoạn trưởng thành của thị trường: Thị trường mục tiêu của bạn đang ở giai đoạn nào? Sự cạnh tranh như thế nào và sự khác biệt của chúng là gì? Các nhu cầu của phân khúc thị trường của bạn là gì?

Tham khảo thêm về Visioning Workshop (Workshop về tầm nhìn): http://uxmag.com/articles/creating-a-shared-vision-that-works

Tóm lại bạn cần: Không thúc giục tìm hiểu kỹ về việc tạo ra một sản phẩm hoặc tính năng. Thay vào đó, hãy bắt đầu với tầm nhìn sản phẩm, vì nó sẽ giúp cung cấp bối cảnh có giá trị để bạn có thể phát triển sản phẩm hoặc đưa ra quyết định về sản phẩm. Nếu không có tầm nhìn sản phẩm hiện có, hãy tiếp tục và tạo một tầm nhìn, nhưng đừng quên thu hút sự tham gia của các bên liên quan.

Address

129 Đề Thám
Ho Chi Minh City
700000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Cat on Chain posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Cat on Chain:

Videos

Share

Nearby media companies


Other News & Media Websites in Ho Chi Minh City

Show All