MASE [Official trailer]
MASE [Official trailer]
Base on story of Pham Cong Toai.
A Film by Chintu.
#ShotonNikonZ8
Video này tưởng niệm sự hy sinh của đồng chí Gimbal. #chintu #xuongchintu
/ How we cook/ Part 2 - Tại sao, Lại là nơi nào đó? #chintu #triumph #davinciresolve #edtingvideo #soundeffects
/ How we cook/ Tại sao, Lại là nơi nào đó? #chintu #triumph #davinciresolve #edtingvideo #soundeffects
Tại sao, lại là một nơi nào đó? | CHINTU x TRUCANHPHAXE
Tại sao, lại là một nơi nào đó? | CHINTU x TRUCANHPHAXE
Một lúc nào đó, chúng ta tự đặt câu hỏi?
Tôi sinh ra có phải cho nơi này? Tôi là ai? Ở đâu tôi mới được tự do?
Rất nhiều câu hỏi ngổn ngang trong đầu khiến ta hoài nghi về cuộc sống của mình. Nơi đây không dành cho tôi?
Vậy tại sao, lại là một nơi nào đó?
Link video: https://youtu.be/KrxlOYkC10s?si=9ljfP6vP2tSJpfOC
[SÀI GÒN, BÌNH DỊ NHẤT] CHỢ LỚN
[SÀI GÒN, BÌNH DỊ NHẤT] CHỢ LỚN/ CHỢ BÌNH TÂY
Chợ Bình Tây là một ngôi chợ tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc trong khu vực gọi là Chợ Lớn nên chính bản thân nó cũng thường được gọi không chính thức là chợ Lớn.
Chợ Bình Tây nằm trong khuôn viên rộng 25.000 m2, nằm giữa 4 tuyến đường Tháp Mười - Lê Tấn Kế - Phan Văn Khỏe - Trần Bình. Chợ này có mặt bằng hình chữ nhật, 12 cổng (gồm cả chính lẫn phụ) và được thiết kế theo lối kiến trúc Á Đông.
#filmbychintu
[SÀI GÒN, BÌNH DỊ NHẤT] HỒ CON RÙA
[SÀI GÒN, BÌNH DỊ NHẤT] Hồ Con Rùa
Vào năm 1967, tại vòng xoay đường Duy Tân, công trình tháp nước mang tên Hồ Con Rùa được xây dựng. Nguyễn Kỳ là kiến trúc sư thiết kế công trình này.
Đến năm 1975, đường Duy Tân được thay tên thành đường Phạm Ngọc Thạch và đường Trần Quý Cáp là con đường Trần Cao Vân, Võ Văn Tần bây giờ và khu vực này có tên gọi khác là Công trường Quốc Tế.
Nơi đây từng có 1 tấm bia và con rùa, nhưng vì liên quan đến yếu tố lịch sử nên đã bị phá huỷ bởi 1 vụ nổ bom. Tuy con rùa không còn, nhưng người dân vẫn quen gọi là Hồ Con Rùa.
1975 cũng là năm, Hồ Con Rùa được trùng tu và chỉnh trang. 5 cột bê tông cao có dạng năm bàn tay xoè ra đón đỡ giống như hoa đón đỡ nhuỵ hoa.
Tháp chính có chiều cao 34 mét và xây dựng xung quanh là vòng xoay giao thông với đường kính gần 100 mét.
Vị trí xây dựng lên Hồ Con Rùa gắng liền với nhiều dấu ấn lịch sử từ thời Nhà Nguyễn, thời Pháp Thuộc, thời Việt Nam Cộng Hoà và từ sau 1975 đến nay.
Nếu ngày xưa, Hồ Con Rùa là một tháp nước cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng.
Thì ngày nay, nơi đây đã trở thành 1 nơi mà mọi người thường tập trung để nghỉ ngơi, đọc sách, thư giãn
Và cũng là một trong những nơi hoạt động ẩm thực từ sáng đến đêm.
Với nhiều gánh hàng rong bán những món ăn đường phố đặc trưng của Sài Gòn.
Bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, bắp xào, trứng nướng và nhiều món ăn vặt khác nữa.
Nếu đã 1 lần đến Hồ Chí Minh, hãy 1 lần ghé ngang đây để cảm nhận 1 di tích văn hoá lịch sử đặc trưng của Sài Gòn.
#xuongchintu #hoconrua #saigonbinhdinhat
[SÀI GÒN, BÌNH DỊ NHẤT.] Gánh Hàng Rong, nét Văn Hoá độc đáo ở Sài Gòn
[SÀI GÒN, BÌNH DỊ NHẤT.] Gánh Hàng Rong, nét Văn Hoá độc đáo ở Sài Gòn
- Bánh chưng, bánh giò, xôi khúc bành giò.
- Bành mì Sài Gòn đặc biệt thơm bơ…
Đấy, mỗi lần nghe những tiếng rao thân thương này, đôi khi phải lao ngay ra cửa nhà để mua chứ sợ cô hàng rong đi mất.
Gánh hàng rong từ lâu đã trở thành một nét văn hoá cũng như hình thành những thói quen của người Việt chúng ta. Vào những ngày xưa lắc xưa lơ, khi ở các bến cảng, các làng mạc, người dân thường mang những mặt hàng “của nhà trồng được” mang ra những nơi đông người để buôn bán trao đổi. Nét văn hoá đó vẫn còn đến bây giờ, với những ai không có điều kiện để thuê hoặc mở một cửa hàng để buôn bán, thì họ sẽ gánh trên đôi vai, đẩy trên xe hoặc thồ bằng xe đạp, đi các xóm làng hay nói theo cách khác là “phục vụ tại cửa”.
#saigonbinhdinhat #xuongchintu