Tứ Vô Lượng Tâm

Tứ Vô Lượng Tâm Tứ vô lượng là "bốn trạng thái tâm thức vô lượng", còn được gọi tắt là Từ Bi Hỷ Xả. Không gian ấm cúng thanh bình trong lòng Hà Nội

A Di Đà Phật!
11/12/2024

A Di Đà Phật!

Theo hương khói trở về con lạy mẹ, mẹ ơi !Dẫu không đủ hình hài như trướcCon sẽ hóa ngọn lửa hồng trên bếpHóa tiếng cơm ...
08/12/2024

Theo hương khói trở về con lạy mẹ, mẹ ơi !
Dẫu không đủ hình hài như trước
Con sẽ hóa ngọn lửa hồng trên bếp
Hóa tiếng cơm sôi lúc mẹ đang chờ
Con sẽ về trong những giấc mơ
Trong hương cỏ hương cây ủ thơm ngôi nhà mẹ !

Nguồn: Nhà báo Hoàng Trường Giang

Xin được cúi đầu tiễn biệt vong linh 12 chiến sĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam!
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!

[ 3 lưu ý để ngày 1 tháng 10 âm lịch may mắn, bình an ]Mùng 1 là ngày khởi khí khai lộc của cả tháng 10 âm lịch nên việc...
01/12/2024

[ 3 lưu ý để ngày 1 tháng 10 âm lịch may mắn, bình an ]

Mùng 1 là ngày khởi khí khai lộc của cả tháng 10 âm lịch nên việc cúng lễ, chọn ngày giờ... rất quan trọng để cầu mong tháng mới vận trình hanh thông, tài lộc viên mãn, may mắn... Sau đây là 3 điều cần biết khi cúng lễ để tháng 10 âm lịch có vận trình sức khỏe, tài lộc may mắn...
------
Giờ đẹp lên hương mùng 1 tháng 10 âm lịch
Mùng 1 tháng 10 âm lịch là ngày đầu tháng, ngoài sửa soạn lễ vật chu tất, gia chủ cần lên hương đúng thời khắc đẹp để sợi dây kết nối âm – dương, được linh ứng, lời kêu cầu, khấn nguyện thấu tới thế giới tâm linh để được linh ứng, đắc cát lành, vạn sự hanh thông.

Theo đó, ngày mùng 1 tháng 10 âm lịch Giáp Thìn 2024 gia chủ hãy lên hương trong khung giờ Hoàng đạo sau:

Giờ Thìn: 07giờ – 09 giờ

Giờ Mùi: 13giờ - 15giờ

Lễ cúng mùng 1 tháng 10 âm như các ngày sóc, ngày vọng khác gồm nước, hoa tươi, hương thơm, đèn nến, bánh kẹo, trầu cau và trái cây... Tùy điều kiện mỗi nhà mà chuẩn bị mâm lễ, quan trọng nhất là tấm lòng thành kính của con cháu.

Một nén tâm hương, một bài văn khấn chuẩn giúp gia chủ thể hiện được lòng thành sở nguyện của mình trước Tam bảo, Thần linh, gia tiên tiền tổ để khẩn cầu như ý, đắc linh khí, chiêu đón cát trạch vào nhà.
------
Tuổi con giáp tốt, xấu tháng 10 âm lịch
Tuổi con giáp tốt trong tháng 10 âm lịch là: Thân, Dậu, Tỵ, Sửu vận trình sự nghiệp, sức khỏe, may mắn, tình duyên... tháng mới khởi khí, khai lộc, vận trình hanh thông, tài lộc viên mãn...

Bên cạnh đó, tuổi con giáp Hợi, Dần, Mùi, Mão vận trình sự nghiệp, sức khỏe... không đẹp bằng. Nhưng, các gia chủ đừng buồn bởi trong tháng có những ngày tốt, giờ tốt phù hợp để tiến hành mọi việc - và quan trọng nhất là tâm thái vui vẻ, an yên thì mọi việc đều tốt.
------
Thời hướng xuất hành mùng 1 tháng 10 âm lịch
Mùng 1 là ngày khởi khí khai lộc của cả tháng, vậy nên hầu hết mọi người đều xem giờ đẹp, hướng tốt xuất hành để tránh được vận xui, cầu tháng mới vận trình hanh thông, tài lộc viên mãn, may mắn...

Theo lịch vạn niên 2024, ngày mùng 1 tháng 10 âm lịch có các khung giờ hoàng đạo sau đây thích hợp để xuất hành, cầu tài lộc và khởi đầu thuận lợi, xuất hành cát lợi cho ngày đầu tiên của tháng 10 âm lịch

Giờ Tý (23h-1h): Phù hợp cho những ai muốn cầu tài lộc và may mắn cho công việc.

Giờ Dần (3h-5h): Thích hợp để cầu sức khỏe và bình an, là giờ mở ra sự an ổn và thư thái.

Giờ Mão (5h-7h): Tốt cho việc xuất hành cầu công danh, khai trương, hoặc khởi đầu các dự định quan trọng.

🌻 PHƯỚC BÁO CHO AI THẤY HÌNH ẢNH NÀYĐây là hình ảnh của một vị Sayadaw tại khu vực Belin Myanamr - Ngài đã nhập Niết-bàn...
05/11/2024

🌻 PHƯỚC BÁO CHO AI THẤY HÌNH ẢNH NÀY

Đây là hình ảnh của một vị Sayadaw tại khu vực Belin Myanamr - Ngài đã nhập Niết-bàn cách đây 10 năm. Nhưng thân thể của Ngài vẫn nguyên vẹn như đang nằm ngủ. Nghe nói tóc của Ngài vẫn mọc theo thời gian, thỉnh thoảng còn phải cạo.

Ngồi chùa này có tuổi đời trên hai ngàn năm. Hiện đang thờ xá lợi tóc của Đức Phật Thích Ca.

Xin chia phước báo này đến những ai có niềm tin vào Chánh Pháp, mong cho chúng ta được an vui hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh, luôn có sự kham nhẫn và lòng từ bi với tất cả mọi chúng sanh, thoát khỏi mọi hiểm nguy và thù hận.

Sadhu - Sadhu - Sadhu 🙏

Nguồn: Sư Định Giới

💫 "Sayadaw” trong tiếng Miến là một danh xưng để bày tỏ đối với những vị Thầy đức hạnh, đáng tôn kính, đáng trọng vọng.

Nửa cuộc đời về sau, hãy là một người đơn giản, ít dây dưa với người khác, ngắm thiên nhiên nhiều hơn, nhìn thế giới trê...
29/10/2024

Nửa cuộc đời về sau, hãy là một người đơn giản, ít dây dưa với người khác, ngắm thiên nhiên nhiều hơn, nhìn thế giới trên đường, tìm chính mình trên đường đi.
Quãng đời còn lại chỉ mong ước vui vẻ, mạnh khỏe còn về những thứ khác, tùy duyên là được.

Sưu tầm

Lời Phật dạy về lòng tham của con ngườiĐức Phật nói những điều đó đều là ác pháp. Nếu con người cứ gần gũi, luôn luôn ch...
25/10/2024

Lời Phật dạy về lòng tham của con người

Đức Phật nói những điều đó đều là ác pháp. Nếu con người cứ gần gũi, luôn luôn chạy theo bởi lòng tham muốn này mà không biết tránh xa nó thì rất có thể bị nguy hại cho bản thân. Ngài thường dùng hình ảnh vàng bạc, của báu, tài sản giống như con rắn độc nó sẽ cắn chúng ta chết.

Quả báo nhãn tiền vì lòng tham
Lòng tham của con người giống như cái túi không có đáy, cái túi không có đáy thì dù có đựng bao nhiêu vàng bạc của quý cũng không thể nào đầy được. Cũng vậy, lòng tham của con người thì vô độ nên không có điểm dừng, không có giới hạn, mà lại vô hạn…

Chính vì vậy con người mãi chạy theo dục lạc để tận hưởng, không bao giờ biết dừng. Giống như con thiêu thân lao mình vào ánh đèn mà không thể nào biết rằng nó sẽ bị nguy hiểm biết dường nào và nó không thể nào biết được khi lao vào bóng đèn thì nó sẽ chết ngay.

Con người không thấy được sự nguy hiểm của lòng tham dục, cho nên càng tham muốn càng khổ nhiều. Lòng tham này được thể hiện dưới mọi hình thức khác nhau.

Có người vì lòng tham mà cố gắng lo làm ăn bằng những nghề nghiệp nuôi sống khác nhau: Như làm công cho nhà nước, như làm công ty, như làm ruộng, như buôn bán, như nuôi gia súc gia cầm... Ngày đêm thức khuya dậy sớm làm lụm vất vả dành dụm để tạo dựng sự nghiệp sinh sống cho mình và gia đình. Nhờ vào sự nỗ lực của bản thân, khi có được tài sản thì luôn luôn ưu tư suy nghĩ sợ bị mất, sợ bị ăn trộm.

Con người không thấy được sự nguy hiểm của lòng tham dục, cho nên càng tham muốn càng khổ nhiều.

Người giàu sang có tiền của tài sản cũng bị khổ là phải bo bo giữ gìn. Nếu như lỡ may bị trộm cướp, bị lấy cắp, bị tịch thu, bị hỏa hoạn đốt cháy hoặc lỡ bị lũ lụt cuốn trôi thì than van khóc lóc, đấm ngực, mê man bất tỉnh, thì sự nổ lực vất vả cố gắng gầy công để được giàu có, tài sản nhiều đó cũng hoài công vô ích và không có kết quả gì.

Có người vì lòng tham mà không còn lương tâm lương tri ăn của hối lộ, ăn xén ăn bớt của cải mồ hôi công sức của người khác.

Có người vì lòng tham mà phải cờ bạc, cá độ để mong được giàu sang có được tài sản, rốt cuộc giàu sang không thấy mà lại cho một kết quả bi thảm đó là tán gia bại sản, của cải không còn, nhà cửa bị tịch thu…

Có người vì lòng tham mà mua vé số, đánh số đề cầu mong túng số độc đắc để có được nhiều tiền giàu có, kết quả rồi cũng trắng tay tan nhà nát cửa, nợ nần chồng chất…

Có người vì lòng tham mới đầu có chiếc xe đạp, khi có được chiếc xe đạp rồi lại mong muốn có chiếc xe honda, khi có chiếc xe honda rồi lại mong muốn có được chiếc xe hơi…Cho nên, lòng tham không có giới hạn là như vậy.

Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế
Khi có được tài sản nhiều thì thường xảy ra mâu thuẫn với nhau. Như dòng họ tranh chấp với nhau, chồng vợ tranh chấp, cha con tranh chấp, mẹ con tranh chấp, anh em tranh chấp, chị em tranh chấp, bạn bè tranh chấp... Con người vì nhu cầu vật chất, tiền bạc, tài sản mà đeo đuổi theo lòng tham lam bỏn xẻn, ích kỷ cho riêng mình. Cho nên chuyện đổ vỡ xung đột gia đình đánh mất hạnh phúc cũng xảy ra từ đây. Nguyên do cũng chính bởi lòng tham này, nên không còn thương yêu nhau, đùm bọc nhau nữa, thường xuyên xảy ra chiến tranh, tranh đoạt, tranh chấp với nhau.

Tất cả những sự tham muốn nêu trên đều mang một kết cục là khổ đau, cho dù lòng tham muốn để được tài sản giàu có, được tạo nên bởi mọi hình thức nào cũng đều mang lại sự thiệt hại, nguy hiểm cho chính mình, cho người thân và cho cả xã hội. Chúng đều là hành nghiệp của ác pháp, của bất thiện được thể hiện trên thân hành, khẩu hành, ý hành của chính mình. Vì trong ý hành thường nghĩ đến chuyện muốn được giàu sang hơn người khác, cho nên thân hành và khẩu hành phải hành động làm hại mình, làm hại người và làm hại chúng sanh.

Những sự việc nêu trên do lòng tham dục sai xử: “Chính dục làm nhân, họ sống làm các ác hạnh về thân, làm các ác hạnh về lời nói, làm các ác hạnh về ý. Do họ sống làm các ác hạnh về thân, làm các ác hạnh về lời nói, làm các ác hạnh về ý, khi thân hoại mạng chung, họ sanh vào cõi dữ, ác thú đọa xứ, địa ngục. Như vậy là sự nguy hiểm các dục, đưa đến đau khổ tương lai, là khổ uẩn, do dục làm nhân, do dục làm duyên, do chính dục làm nhân”. (Kinh khổ uẩn- Trung Bộ)

Đức Phật nói những điều đó đều là ác pháp. Nếu con người cứ gần gũi, luôn luôn chạy theo bởi lòng tham muốn này mà không biết tránh xa nó thì rất có thể bị nguy hại cho bản thân. Ngài thường dùng hình ảnh vàng bạc, của báu, tài sản giống như con rắn độc nó sẽ cắn chúng ta chết.

Đức Phật dạy rất thực tế: “Các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm càng nhiều hơn”.

Nếu con người cứ chạy theo lòng tham muốn này để phục vụ cho đời sống thì cứ phải chịu quả khổ đau mãi và con đường trôi lăn luân hồi sanh tử cũng từ đây. Đức Phật dạy người nào từ bỏ lòng tham lam thì sẽ được giải thoát. Không còn phải chịu quả khổ nữa, vì nhân không tham nên quả không khổ. Khi mọi người biết được do chính lòng tham muốn mà bị khổ, thì hãy đoạn tận, trừ bỏ lòng tham này thì quả vị an lạc, hạnh phúc sẽ hiện diện liền.

Đức Phật dạy rất thực tế: “Các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm càng nhiều hơn”. Đây là câu nói đúc kết sự chứng nghiệm của đức Phậtvề sự thật khổ đau của cuộc đời, thường được Ngài sử dụng để khuyên nhắc chúng đệ tử xuất gia cũng như chúng đệ tử tại gia chế ngự các ham muốn giác quan, sống nếp sống thiếu dục tri túc, không còn bị tác động bởi các động cơ dục lạc, thuận tiện cho việc tu tập hướng đến giải thoát hoàn toàn mọi trói buộc khổ đau.

Cuộc chiến đấu với lòng tham

Mọi người nên học đức hạnh ít muốn biết đủ, đừng có tham cầu nhiều. Cho dù có bị nghèo khổ túng thiếu thì mình cũng cảm thấy đủ, không than phiền oán trách, nên không cần cầu Phật trời ủng hộ cho được giàu sang. Còn người giàu có thì cũng nên học hạnh ít muốn biết đủ, đừng ăn chơi xa xỉ, tiêu sài một cách phun phí, tốn hao của cải… Sự bất hạnh đau khổ hay hạnh phúc an vui, giàu hay gièo, sang hay hèn, túng thiếu đói khát hay đầy đủ dư giả, đẹp hay xấu… Tất cả đều do hành nghiệp nhân quả mà mọi người đã tạo ra. Không phải do một thần linh hay một đấng tối cao nào ban phước hay giáng họa cho ai cả, mà chính ta là chủ nhân của bao điều họa phước.

Đức Phật dạy con người muốn được giàu sang thì phải từ bỏ tính tham lam, ích kỷ, keo kiệt, bủn xỉn. Thì sẽ hưởng được phước báu hữu lậu giàu sang. Nhưng khi được phước báu hữu lậu giàu sang phú quý thì đừng hãnh diện kiêu mạn với phước báu đó. Vì sự giàu sang đó là pháp hữu vi, là vô thường, nên đừng chấp thủ vào nó, mà phải học tính buông xả, xa lìa những cạm bẫy của dục lạc để thân tâm luôn được thanh thản, an lành thì đây mới là phước báu vô lậu không còn phải trôi lăn sinh tử nữa.

Sáng 10/10, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm c...
10/10/2024

Sáng 10/10, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Đoàn thành kính tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ - những người con ưu tú của dân tộc đã không tiếc máu xương, dũng cảm chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

PHẬT PHÁP VÔ BIÊN, CHÁNH ĐIỆN CÒN NGUYÊN 🙏 CHÁNH ĐIỆN CHÙA VẠN PHẬT CHÁY LỚN NHƯNG TƯỢNG PHẬT VẪN CÒN NGUYÊN 🙏 Chùa...
23/09/2024

PHẬT PHÁP VÔ BIÊN, CHÁNH ĐIỆN CÒN NGUYÊN 🙏

CHÁNH ĐIỆN CHÙA VẠN PHẬT CHÁY LỚN NHƯNG TƯỢNG PHẬT VẪN CÒN NGUYÊN 🙏

Chùa Vạn Phật nằm ở Pleiku mới đây đã bị cháy lớn, thiệt hại được ước tính lên tới 6 tỷ đồng.
Tuy nhiên rất may rằng dù lửa lớn là vậy nhưng toàn bộ tượng Phật vẫn vẹn nguyên và không có thiệt hại về người ❤️
Ảnh: Yêu Gia Lai

< Xin hoan hỉ ChiaSẻ và thả ❤️ vì bài thơ quá ý nghĩa! >Quà tặng mẹ thiết thực: https://s.shopee.vn/qPUthF...
29/07/2024

< Xin hoan hỉ ChiaSẻ và thả ❤️ vì bài thơ quá ý nghĩa! >
Quà tặng mẹ thiết thực: https://s.shopee.vn/qPUthFU9F

MẸ ƠI!
Con bây giờ vẫn nhớ những đêm khuya
Cha đi vắng, mưa thét gào gió thổi
Mẹ che gió, che bốn bề nước xối
Bóng mẹ hằn trên vách lá liêu xiêu...

Nhớ như in khi trời tắt nắng chiều
Khoai sắn hết , chúng con ra đầu ngõ
Đường làng to, dáng mẹ gầy bé nhỏ
Bầy con thơ bụng réo trông chờ...

Những đông nào trong buổi sớm tinh mơ
Bao khe ngòi mẹ mò cua bắt ốc
Nước mênh mông, dáng mẹ còng đơn độc
Mang thân cò gánh hết cuộc đời con.

Trong đêm khuya con vẫn mộng chập chờn
Gợi ký ức tháng năm buồn khốn đói
Con mơ thấy mùi rau đồng nóng hổi
Những ngày mưa mẹ luộc để thay cơm...

Mẹ ra đi trong một sớm mưa buồn
Bỏ lại con giữa cuộc đời trống vắng
Con thèm lắm những tháng ngày yên lặng
Thời ấu thơ đói bụng ngóng mẹ về.

Con ước mình không tỉnh những cơn mê
Để thấy mẹ mỗi đêm về thân thuộc
Ở bên mẹ nắm bàn tay gầy guộc
Cả một đời chai sạn bởi vì con.

CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM KIỂM TRA NƠI YÊN NGHỈ CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNGSáng 24/7, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn lãn...
24/07/2024

CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM KIỂM TRA NƠI YÊN NGHỈ CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Sáng 24/7, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn lãnh đạo đã tới nghĩa trang Mai Dịch kiểm tra công tác chuẩn bị cho Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

🇻🇳 “Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôiCùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máuTôi sống với cuộc đời chiến đấuCủa muôn triệu ng...
20/07/2024

🇻🇳 “Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi
Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của muôn triệu người yêu dấu gian lao” 🇻🇳

🍀 Khoá lễ tụng kinh cầu nguyện quốc thái dân an, cầu siêu và dâng hương tưởng niệm Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944-2024) tại chùa Bái Đính. 🙏🙏🙏
Nam mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật

KIẾP NGƯỜI...!Kiếp người tựa áng mây bayHôm nay cười khóc ngày mai liệu cònCần chi toan tính thiệt hơnSân si ganh ghét r...
17/07/2024

KIẾP NGƯỜI...!

Kiếp người tựa áng mây bay
Hôm nay cười khóc ngày mai liệu còn
Cần chi toan tính thiệt hơn
Sân si ganh ghét rồi hờn giận nhau

Ai chưa từng trải khổ đau
Chưa qua mưa nắng dãi dầu gió sương
Chưa từng kẻ hận người thương
Chưa từng lầm lỗi lạc đường chơi vơi

Khó khăn thử thách ở đời
Tâm bền chí vững ta thời vượt qua
Bước chân lối trải thềm hoa
Tương lai rạng rỡ chan hòa niềm vui

Nghèo cùng chia ngọt sẻ bùi
Hơn trong giàu có nặng lời với nhau
Tiền nhiều cửa rộng nhà cao
Thác hai tấc đất hồn vào hư vô.

KHI NÀO LÀ PHẬT?!( Diện Phật Bình An: https://s.shopee.vn/9A4I9d6R49 )1. Ăn chay chưa là Phật. Chay miệng, chay cả cõ...
16/07/2024

KHI NÀO LÀ PHẬT?!
( Diện Phật Bình An: https://s.shopee.vn/9A4I9d6R49 )

1. Ăn chay chưa là Phật. Chay miệng, chay cả cõi lòng hẹp hòi, xét nét nhân gian.., trải tình yêu thương muôn loài. Chính là Phật!

2. Ở trong chùa chưa hẳn là Phật. Ngồi giữa chợ đời bụng dạ bao dung thiên hạ, chính là Phật!

3. Thấy chuyện sinh tử vô thường, dừng lại, buông bỏ, quay về tim lại bản tâm . Chính là Phật!

4. Bỏ giàu sang chưa phải là Phật,
tìm khổ hạnh cũng chưa hẳn là Phật.
Sống tỉnh thức không rơi vào cực đoan, chính là Phật!

5. Tin vào kiếp trước, kiếp sau, chưa là Phật, thay đổi bản tâm, quyết tâm để không sa vào luân hồi. Chính là Phật!

6. Việc xấu nhỏ nhiệm không làm, việc tốt rất nhỏ cũng không bỏ qua. Chính là Phật!

7. Làm việc tốt mà mong hưởng quả Phước ở tương lai, chưa là Phật. Làm việc tốt cho người mà bật luôn cả ý nghĩ rằng ''mình đang làm việc tốt''. Chính là Phật!

8. Thấy người nghèo nàn khổ hạnh không khinh rẻ, thấy người Phước báu giàu sang không hâm mộ, ước mơ. Chính là Phật!

9. Thấy bản thân mình Phước mỏng không buồn, thấy người ác bị quả báo không vui. Chính là Phật!

10. Nếu phải thốt ra một lời nghiệt oán, chọn im lặng. Chính là Phật!

11. Nếu phải lưu giữ một thứ gì đó theo ý mình mà làm phiền luỵ người khác, chọn buông bỏ. Chính là Phật!

12. Tìm đến câu kinh chưa là Phật, thấm lời kinh, thấy rõ cái ngã vốn phù du, sương khói. Chính là Phật!

13. Không vấn vương quá khứ, không vọng cầu tương lai..
Nhìn hiện tại như nước chảy mây trôi, miệng mỉm nụ cười Vô Niệm.
Người ấy chính là Phật.

ĐỒ ĐOÀN, TỌA CỤ và TƯ THẾ NGỒI THIỀN VỮNG CHÃI( Xem chi tiết: https://s.shopee.vn/6pgGvc7mLo )Bồ đoàn và tọa...
12/07/2024

ĐỒ ĐOÀN, TỌA CỤ và TƯ THẾ NGỒI THIỀN VỮNG CHÃI
( Xem chi tiết: https://s.shopee.vn/6pgGvc7mLo )

Bồ đoàn và tọa cụ là những vật dụng có thể hỗ trợ tốt cho việc tọa thiền của bạn. Đó là những thứ căn bản mà bạn nên có trên con đường thiền tập của mình.

Vì thời gian đầu năng lực hành thiền còn chưa vững mạnh, bạn cần có những dụng cụ hỗ trợ để giúp bạn ngồi yên ổn, nhìn sâu bên trong mình.

Trong cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực, việc hành thiền hiệu quả sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích to lớn, giúp bạn có được những phút giây tĩnh lặng, thư thái và nguồn năng lượng dồi dào để có được một đời sống hạnh phúc và ý nghĩa.

Những lợi ích mà thiền định mang lại cho con người thì rất nhiều và hầu như ai cũng biết. Thực hành thiền có thể giúp bạn giảm lo lắng, căng thẳng, tăng khả năng tập trung, ngủ ngon, thể chất và tình thần mạnh mẽ, sáng suốt. Thiền cũng giúp bạn phát triển khả năng sáng tạo, linh hoạt, yêu bản thân hơn và giao tiếp tốt hơn với những người xung quanh.

Khi ngồi thiền, nhất là với những người mới thực hành thiền, một trong những điều quan trọng nhất chính là tư thế ngồi thiền. Chỉ với một tư thế ngồi thiền ổn định, vững chắc sao cho đầu, cổ, và cột sống trên một đường thẳng thì mới không gây đau mỏi khi ngồi thiền, từ đó mới có thể giữ cho thân tâm bạn được yên ổn và giúp việc hành thiền mau tiến bộ.

Bản chất 13 Pháp hạnh đầu đà:Pháp hạnh đầu đà là một trong những phương pháp tu khổ hạnh để tôi luyện thân tâm, trừ bỏ p...
03/06/2024

Bản chất 13 Pháp hạnh đầu đà:

Pháp hạnh đầu đà là một trong những phương pháp tu khổ hạnh để tôi luyện thân tâm, trừ bỏ phiền não cấu trần.

Nguồn gốc:

Khi Thái Tử Tất Đạt Đa (sau này trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) đi qua bốn cửa thành, thấy rõ bốn sự thật của cuộc đời: Sinh, lão, bệnh, tử thì Ngài đã giác ngộ và phát tâm dũng mãnh dứt bỏ cung thành điện ngọc, vợ đẹp, con yêu, trút bỏ áo Hoàng bào của một vị Thái tử để mặc lên chiếc áo của một vị tu sĩ và bắt đầu cuộc hành trình đi tầm sư học đạo.

Theo quan niệm lúc bấy giờ là phải thật khổ thì mới đắc đạo. Vì vậy, ngài đã bỏ ra năm năm tầm sư học đạo, sáu năm khổ hạnh rừng già, thực tập tất cả các phương pháp tu khổ hạnh: Hành thân hoại thể, phơi nắng, phơi sương, ngày ăn một hạt đỗ hoặc một hạt mè, có khi nhịn đói,... đến mức thân thể tiều tụy, thậm chí suýt chết.

Lúc ấy, Ngài giác ngộ ra rằng, tu khổ hạnh cực đoan không đem lại lợi ích và từ bỏ lối tu khổ hạnh cực đoan, quay trở về tu tập theo con đường trung đạo, tức là nuôi dưỡng thân này có đủ sức khỏe để hành các Pháp.

Cuối cùng, Ngài thành tựu đạo quả nhờ Pháp tu trung đạo này. Từ đó, Đức Phật đã hướng dẫn Tăng đoàn thực hành 13 hạnh đầu đà:

1. Mặc y phấn tảo: Đây là loại y được làm từ những miếng vải vụn, rách, không dùng đến được lấy từ nghĩa địa, bệnh viện, ở ngoài đường hay ở rừng,…Sau đó được giặt sạch và vá lại thành y để mặc. Vị hành giả tu tập không nhận sự cúng dường y áo của thí chủ mà đi nhặt những vải này. Cho nên không bị lệ thuộc vào thí chủ.

2. Chỉ mặc ba y: Vị tu sĩ tu hạnh đầu đà chỉ có ba y, bao gồm: thượng y, trung y và hạ y. Chư Tăng dùng y đó đến khi rách, thậm chí là không còn chỗ vá mới được may mới.

3. Phải khất thực để sống: Ở hạnh này, chư Tăng tu hành hạnh đầu đà mang bình bát đi khất thực để nuôi sống bản thân mình. Chư Tăng không đợi tín chủ mời đến nhà để cúng mà phải mang bình bát khất thực.

4. Khất thực theo thứ lớp: Đây là việc đi khất thực theo từng nhà, không vì chọn gia chủ giàu sang mà bỏ những gia đình nghèo khổ, không tới nơi có nhiều đồ ăn ngon mà phải khất thực tuần tự. Đó là một hạnh của người tu hành Pháp đầu đà.

5. Ngồi ăn một lần: Đó là khi ăn, nếu đã đứng dậy thì vị tu sĩ đó không ăn nữa, có người đến cúng thêm cũng sẽ không ăn.

6. Ăn bằng bình bát

7. Không để dành đồ ăn: Vị hành giả khi thọ thực không để dành đồ ăn còn dư (hoặc đồ tín chủ cúng dường) cho ngày hôm sau.

8. Sống ở trong rừng

9. Ở dưới gốc cây

10. Ở ngoài trời

11. Ở nghĩa địa

12. Nghỉ ở đâu cũng được: Tu sĩ tu hành hạnh đầu đà không chọn chỗ nghỉ, mà tùy thuận nghỉ ở đống rơm, gốc cây,...

13. Ngồi ngủ, không được nằm ngủ

Lợi ích:

Thực hành 13 pháp đầu đà không chỉ là khổ hạnh mà còn mang lại những lợi ích to lớn cho người tu tập, cụ thể:

Phát triển 28 đức tính siêu việt:

Đại Đức Na Tiên từng nhấn mạnh trong kinh Mi Tiên Vấn Đáp rằng, một Tỳ kheo thọ trì 13 pháp đầu đà sẽ đạt đến cảnh giới gần với Niết bàn, đồng thời mang lại lợi ích vô lượng cho chúng sinh. Thậm chí, 100 hay 1000 cư sĩ đắc đạo cũng không thể sánh bằng một Tỳ kheo thực hành 13 pháp đầu đà.

28 đức tính siêu việt này bao gồm: nuôi mạng trong sạch, sống an lạc hạnh phúc, không tạo tội lỗi, giảm khổ cho người khác, không sợ hãi, không tổn hại ai, tinh tấn trên lộ trình tiến hóa, xa lìa khoe khoang, si mê, giữ gìn bản thân, được mọi người yêu mến, giáo hóa bản thân, buông bỏ tranh đấu, rèn luyện thu thúc, thực hành đúng đắn, đạt được sự vắng lặng, thoát khỏi phiền não, từ bỏ luyến ái, sân hận, si mê, diệt trừ ngã chấp, tư duy xấu xa, vượt qua hoài nghi, lười biếng, tương tư, rèn luyện nhẫn nhục, độ lượng vô biên và diệt trừ khổ đau.

Ngoài ra, nếu chưa đạt được 28 đức tính trên, người tu tập vẫn có thể đạt được 18 đức tính khác như: hạnh kiểm thuần khiết, bảo vệ thân khẩu ý, tâm trong sạch, tinh tấn không ngừng, dứt trừ lo sợ, ngã kiến, oán kết, trú vững trong từ bi, biết đủ trong vật thực, thương yêu bình đẳng, tiết độ, tỉnh thức, không lưu luyến, an lạc ở mọi nơi, ghét bỏ điều ác, yêu thích thanh vắng và không dễ buông xuôi.

Sinh ra nhiều thiện pháp:

13 pháp đầu đà được ví như đất, nước, lửa, gió, thuốc và nước trường sinh, có khả năng nuôi dưỡng thiện pháp, rửa sạch cấu uế, thiêu đốt phiền não, thổi bay khí vị trần tục, chữa lành tâm bệnh và mang đến sự bất tử.

Không chỉ vậy, pháp đầu đà còn giúp hoàn thiện nhân cách, mang đến tình thương yêu, sự trong sạch, đức hạnh viên mãn, tâm thái cao thượng, dứt trừ ưu phiền và ngăn chặn tái sinh luân hồi.

Chính vì những lợi ích to lớn này, ngay cả Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông cũng đã thọ trì 13 pháp đầu đà ngay khi xuất gia. Việc thực hành pháp đầu đà giúp kiểm soát tâm ý, hạn chế tham đắm vật chất và dễ dàng nhận diện những ham muốn bất thiện.

Ai đủ khả năng thực hành Pháp hạnh đầu đà?

Thực hành pháp đầu đà không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi người tu tập phải hội tụ nhiều yếu tố cả về tâm linh lẫn thể chất:

Đức tin lớn: Niềm tin vững chắc vào Phật pháp là nền tảng để vượt qua khó khăn, thử thách trong quá trình tu tập.

Tâm hổ thẹn: Sự hổ thẹn với những lỗi lầm, sai trái của bản thân là động lực để thay đổi và hoàn thiện mình.

Sức khỏe tốt: Thể chất khỏe mạnh là điều kiện cần thiết để thực hiện những hạnh đầu đà khắc nghiệt.

Thuần thục tìm kiếm chân lý: Khả năng phân biệt đúng sai, thiện ác và luôn hướng tới chân lý là yếu tố quan trọng để không bị lạc lối trên con đường tu tập.

Nhiệt tình và chín chắn: Sự nhiệt huyết và chín chắn giúp người tu tập duy trì sự tinh tấn, không nản lòng trước khó khăn.

Trí tuệ: Trí tuệ giúp thấu hiểu giáo lý, phân tích và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Ham học hỏi và có kiến thức: Sự ham học hỏi và tích lũy kiến thức giúp người tu tập hiểu rõ hơn về Phật pháp và áp dụng vào thực hành.

Thọ trì kiên định: Sự kiên định, không dao động trước những cám dỗ, thử thách là yếu tố quyết định để đi đến thành công trên con đường tu tập.

Ít tìm lỗi người khác: Thay vì tập trung vào lỗi lầm của người khác, người tu tập nên tập trung vào việc hoàn thiện bản thân.

An trú trong tâm từ bi: Tâm từ bi là nền tảng của mọi hành động thiện lành, giúp người tu tập đối xử với mọi người và vạn vật bằng tình yêu thương, không phân biệt.

Tuy nhiên, không phải ai cũng cần phải thực hành hạnh đầu đà mới có thể đắc đạo. Có những người nhờ phước báu tu tập từ nhiều đời trước, đã tích lũy đủ phẩm chất tốt đẹp, không còn tham đắm ngũ dục nên có thể dễ dàng giác ngộ chỉ qua việc nghe pháp và thực hành theo.

Điều này cho thấy, thành tựu trong hiện tại không phải là kết quả của một đời mà là sự tích lũy, rèn luyện qua nhiều kiếp sống.

Làm gì có ai muốn ở trong một căn nhà trọ chật hẹp, trong một con ngách nhỏ ngoằn ngoèo, trong một con ngõ chật kín chen...
24/05/2024

Làm gì có ai muốn ở trong một căn nhà trọ chật hẹp, trong một con ngách nhỏ ngoằn ngoèo, trong một con ngõ chật kín chen chúc?

Làm gì có ai muốn ở trong một căn phòng nhỏ trên lầu bí rìn rịt, muốn lên được phải trèo qua hàng chục bậc cầu thang tối om?

Làm gì có ai muốn ở trong một căn nhà chung chủ, bị giới hạn thời gian giờ giấc, chung đụng với người khác từ khoảng sân, cái nhà vệ sinh hay cái hiên nhà, sống trong nhà nhưng cứ phải nhìn trước ngó sau cố gắng không ảnh hưởng tới ai mà nín thở mong đừng ai ảnh hưởng tới mình?

Làm gì có ai muốn rời cái nhà ở quê rộng rãi có sân có vườn có con cún con mèo chạy quanh có khoảng trời cao rất rộng đón lấy nắng mưa trăng sao mỗi ngày để tới nơi đông đúc, người ta đo với nhau từng mét vuông?
—------------------
Tôi đi tìm trọ, lang thang hết cả trên mạng lẫn lê la bao nhiêu con hẻm hẹp đường đông để tìm thấy một cái biển “cho thuê nhà". Tôi nhanh nhẹn ấn số điện thoại in trên tấm biển hẹn chủ nhà cho gặp xem phòng.

Tôi đi xem một căn phòng thoáng đãng, có cửa sổ có hiên nhà, có giếng trời có ban công, phòng ốc thoáng mát sạch sẽ có cách âm chống cháy có thoát hiểm có báo động, … Tụi tôi hỏi giá rồi tự ngậm ngùi nhìn nhau:
- Đẹp nhưng mà mắc quá ạ, em cảm ơn anh cháu cảm ơn chú con cảm ơn cô.

Rồi tôi đi vào sâu trong con ngõ hẹp hơn, quẹo qua con hẻm nhỏ hơn, lách người và xe qua những người và xe khác. Tìm thấy một căn nhà nhỏ xíu chồng tầng, bên trong là cả chục hộ cùng chen nhau ở.

- Phòng hơi cũ tí, không có cửa sổ nên hơi bí tí mẹ ạ
- Khu nấu ăn chung ạ, có mấy nhà cùng nấu ở đấy.
- Không thì con nấu trong phòng cũng được. Một góc là giường, một góc để bàn học với tủ quần áo, gần cửa con để đủ lạnh giá bát với nấu ở đấy luôn. Không sao đâu mùi một tí thì con bật quạt.
- Nhà vệ sinh này cũng chung ạ, có 3 phòng chung nhau chắc tầm 10 người ạ.
- Chỗ để xe hơi chật một tí, muốn lấy xe hơi khó. Xe con mà để bên trong thì phải dắt 2-3 xe khác mới lấy được đấy.
- Thoát hiểm á? Chống cháy á? Không có đâu nhà dân mà mẹ. Chắc không sao đâu, mình có làm cái gì đâu mà cháy.
- Hơi xa trường con một tí, nhưng gần trường thì đắt lắm.
- Nói chung là cũng tàm tạm mẹ ạ. Được cái rẻ.

Tôi đi tìm thêm người ở ghép. Vì dẫu có rẻ thì một đứa tôi khi còn là sinh viên hoặc khi mới đi làm, căn phòng hẹp tối om ấy cũng phải chia ra cho vài người.
—--------------------------------
Người ta bảo người nghèo hay x ui,
Không phải tự dưng mà người ngh èo dễ x ui hơn.

Ai cũng mưu cầu hạnh phúc cả, thế nên người ta chen lên thành phố học tập lao động để tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn. Trong lúc ấy họ chấp nhận chịu kh ổ một chút, chịu khó một chút để rồi một ngày ngoi lên.

Có người có ngày ấy, có người thì không 😔

Cre: Tivi của bố, Vietnamnet

A Di Đà Phật !
08/05/2024

A Di Đà Phật !

11/03/2024

Mùng 1 sớm mai, mùng 2 đầu tháng!
A Di Đà Phật

Address

Phố Bồ Đề, Long Biên
Hanoi

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tứ Vô Lượng Tâm posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share