CLB Lý luận trẻ Trường ĐH Công nghệ GTVT

CLB Lý luận trẻ Trường ĐH Công nghệ GTVT CLB Lý luận trẻ UTT nơi mà cán bộ, ĐVTN nghiên cứu, trao đổi về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa họ...
13/01/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc.

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Tuy nhiên, tốc độ và sự bứt phá về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia còn chậm; quy mô, tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia còn khoảng cách xa so với nhóm các nước phát triển; nhận thức của nhiều cấp, nhiều ngành, cán bộ, công chức và Nhân dân về chuyển đổi số chưa đầy đủ và sâu sắc; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa có bước đột phá, chưa làm chủ được công nghệ chiến lược, công nghệ cốt lõi; thể chế pháp luật, cơ chế, chính sách chưa đáp ứng yêu cầu; nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu; hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng số còn nhiều hạn chế; an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu còn nhiều thách thức.

Đất nước ta đang đứng trước yêu cầu cần có chủ trương, quyết sách mạnh mẽ, mang tính chiến lược và cách mạng để tạo xung lực mới, đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, để đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu mạnh, hùng cường, thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Từ tình hình trên, Bộ Chính trị yêu cầu quán triệt thực hiện tốt các nội dung sau:

Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

🇻🇳 CUỘC THI "TUỔI TRẺ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" NĂM HỌC 2024 - 2025 🇻🇳🕘 Tuần thi 2 ...
07/01/2025

🇻🇳 CUỘC THI "TUỔI TRẺ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH" NĂM HỌC 2024 - 2025 🇻🇳

🕘 Tuần thi 2 của cuộc thi "Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" năm học 2024 - 2025 đã chính thức diễn ra. Kính mời đoàn viên, sinh viên truy cập vào đường dẫn hocvalamtheobac.mobiedu.vn để thực hiện bài thi của mình.

Lưu ý:
📌Mỗi tài khoản chỉ được tham gia thi một lần.
📌 Kiểm tra thông tin cá nhân trước khi thi! Sau khi làm bài thi thật, các bạn sẽ không được đổi họ tên, bảng thi, trường lớp, quận huyện, mã định danh.
📌Tuần thi 2 được bắt đầu từ 09h00 ngày 06/01/2025 đến 22h00 ngày 12/01/2025.
➖ Sinh viên trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải nhớ chọn Bảng B là bảng dành cho sinh viên đang học tại các cơ sở đào tạo trong nước và du học sinh Việt Nam đang học tập tại nước ngoài.

CÁC VẤN ĐỀ THÍ SINH:
- Tại sao em không đăng kí được?
- Tại sao em không đăng nhập được?
- Em muốn đổi thông tin thì làm thế nào???
👉 Tất cả đều có TẠI ĐÂY: https://hocvalamtheobac.mobiedu.vn/tin-tuc/xu-li-cac-tinh-huong-hay-gap-khi-thi

GHI SÂU LỜI BÁC DẠY: “HỌC MÃI ĐỂ TIẾN BỘ MÃI”Là người cha thân yêu của Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh ...
04/01/2025

GHI SÂU LỜI BÁC DẠY: “HỌC MÃI ĐỂ TIẾN BỘ MÃI”

Là người cha thân yêu của Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến mọi mặt của Quân đội, trong đó có vấn đề học tập. Người thường xuyên chỉ ra ý nghĩa to lớn của việc học tập trong Quân đội. Tháng 4-1948, trong Thư gửi Quân sự Tập san, Người viết: “Muốn trở nên người quân nhân mới, xứng đáng với cái vinh hạnh đứng trong quân đội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thì mỗi chiến sĩ, từ trên đến dưới, các cấp bậc đều phải nghiên cứu, học tập, luôn luôn cầu tiến bộ”. Người phân tích rất sâu sắc trong Thư cho “Quân nhân học báo” (4-1949): Quân nhân phải biết võ và văn mới là quân nhân hoàn toàn, một quân đội văn hay, võ giỏi, là một quân đội vô địch mà muốn được như vậy thì phải thi đua học tập. Cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh việc học tập không bao giờ cùng, muốn tiến bộ mãi thì phải học tập mãi và càng tiến bộ thì càng phải học tập thêm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở Quân đội phải học tập thường xuyên, toàn diện, bộ đội đã biết đọc, biết viết, phải gắng sức học thêm, học cao hơn nữa; bộ đội phải học làm tính, học chính trị, học lịch sử, học khoa học thường thức… Tháng 5- 1957, tại Lớp chỉnh huấn trung, cao cấp của Bộ Quốc phòng và các lớp trung cấp của các tổng cục, Người nói: “Kỹ thuật hiện đại càng ngày càng tiến, không gắng học tập thì sẽ lạc hậu”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra nhiều biện pháp thiết thực để việc học tập của Quân đội đạt chất lượng tốt. Đó là: Các cấp trên khéo cổ động, các chính trị viên khéo tổ chức và các binh sĩ đều hăng hái học hành. Người yêu cầu: Mỗi cơ quan, bộ đội, đoàn thể phải tiến hành tổ chức một ủy ban học tập, do cán bộ cao cấp lãnh đạo và do các cấp cử đại biểu tham gia. Ngay từ tháng 5 - 1948, Hồ Chí Minh gửi thư căn dặn Trường Trần Quốc Tuấn, nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1 (Trường Đại học Trần Quốc Tuấn), nhắc nhở phải gắn học tập với Phong trào Thi đua yêu nước, Thi đua Quyết thắng: “Trong lúc này có phong trào Thi đua yêu nước của toàn dân. Vậy nên ở trường cũng phải có cuộc thi đua yêu nước. Giáo viên thi đua tìm cách dạy cho dễ hiểu, cho chóng tiến bộ. Học sinh thì thi đua học cho chóng, cho nhiều, cho tốt”. Đồng thời, Người căn dặn bộ đội phải là một người tuyên truyền, bộ đội cần phải ra sức giúp đồng bào trong công việc bình dân học vụ, cũng như trong những công việc khác.

Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm trong học tập mà bộ đội cần phòng tránh, sửa chữa khắc phục. Người nhắc nhở trong học tập bộ đội không được tự kiêu, tự mãn, giấu dốt, không được xao nhãng việc học tập quân sự. Ngày 15-9-1948, Hồ Chí Minh viết trong Thư gửi các tướng sĩ Vệ quốc quân và dân quân du kích Nam Bộ: “Song công tác chính trị, sự trao đổi kinh nghiệm, sự học hỏi trong bộ đội còn chưa đủ. Địa phương chủ nghĩa, anh hùng cá nhân, bản vị chủ nghĩa, hãy còn tồn tại ở một vài nơi, và một vai cấp chỉ huy. Đó là những khuyết điểm phải sửa chữa”.

Trên thực tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có chỉ đạo đúng đắn, trực tiếp việc học tập trong Quân đội và được Quân đội ta thực hiện rất hiệu quả. Điển hình là việc Quân đội cùng đồng bào cả nước diệt giặc dốt ngay khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời cũng như trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Giữa bộn bề công việc kháng chiến, kiến quốc khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn hết sức quan tâm sát sao đến việc Quân đội tham gia tiêu diệt giặc dốt. Người chỉ ra dốt nát cũng là kẻ địch và yêu cầu bộ đội phải đánh thắng giặc dốt nát. Người biểu dương, khen ngợi những đơn vị Quân đội chiến thắng giặc, chỉ ra những cách làm hiệu quả trong nhiệm vụ quan trọng này. Ngày 24-2-1948, trong Thư gửi toàn thể bộ đội Khu II và Khu III, Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu dương: “Tất cả binh sĩ trong các bộ đội ở Khu II và Khu III đều biết đọc và biết chữ quốc ngữ. Thế là tốt lắm. Đó là một thắng lợi to cho Quân đội ta, cho Chính phủ ta, cho dân tộc ta”. Người đánh giá cao ý nghĩa to lớn của việc bộ đội đánh thắng giặc dốt “là tiêu diệt được một lực lượng hậu thuẫn của thực dân”.

80 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội đã không ngừng học tập rèn luyện, thực hiện đúng 10 Lời thề danh dự của quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có lời thề thứ 4: “Ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, triệt để chấp hành điều lệnh, điều lệ, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và tác phong chính quy, xây dựng Quân đội ngày càng hùng mạnh, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu”. Trong những năm vừa qua, Quân đội đã không ngừng nâng cao chất lượng học tập về mọi mặt, gắn học tập với Phong trào Thi đua quyết thắng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm tích cực đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, làm nòng cốt trong sự nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trách nhiệm, tình cảm của mỗi cán bộ, chiến sĩ chúng ta là phải tiếp tục học tập rèn luyện để góp phần thiết thực vào việc thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 - 22-12-2024): “Chú trọng chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong toàn quân, nhất là việc đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giáo dục chủ nghĩa yêu nước, truyền thống tốt đẹp của Đảng, của dân tộc, Quân đội và đơn vị; góp phần xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ toàn quân luôn có bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, nhận rõ đối tác, đối tượng, các âm mưu, thủ đoạn chống phá; phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; gương mẫu đi đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”./.

CÔNG MINH

Cuộc thi trực tuyến "Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" năm học 2024 - 2025Cuộc thi...
01/01/2025

Cuộc thi trực tuyến "Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" năm học 2024 - 2025

Cuộc thi được tổ chức nhằm mục tiêu:
1️⃣ Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Đây là một phần quan trọng trong việc xây dựng con người Việt Nam thời đại mới theo Kết luận số 01-KL/TW.
2️⃣ Góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII: Nhằm xây dựng, chỉnh đốn Đảng và ngăn chặn những suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
3️⃣ Thúc đẩy giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên: Theo Chỉ thị số 31/CT-TTg, giúp thế hệ trẻ hình thành lý tưởng cách mạng và khát vọng cống hiến cho quê hương.

🔔 Đăng ký tài khoản và THI THẬT tại: https://hocvalamtheobac.mobiedu.vn
📌 Thời gian diễn ra vòng loại Tuần 2: Từ 9h00 ngày 06/1 đến 22h00 ngày 12/1

📌 Mỗi thí sinh chỉ được phép sử dụng một tài khoản duy nhất để tham gia!
👉 Sau khi thí sinh làm bài thi thật, BTC sẽ KHÔNG HỖ TRỢ ĐỔI THÔNG TIN THÍ SINH, bao gồm: họ tên, bảng thi, trường, lớp, tỉnh/thành, quận/huyện và mã định danh (mã học sinh, mã sinh viên, căn cước công dân). BTC sẽ chỉ hỗ trợ đổi lại email và số điện thoại cho thí sinh sau khi thí sinh làm bài thi. Vì vậy, hãy kiểm tra lại thật kĩ THÔNG TIN CÁ NHÂN trước khi làm bài thi!!!
👉Mỗi 1 tuần, thí sinh chỉ có 1 lần làm bài duy nhất, vì vậy hãy hãy ôn tập thật kĩ để có kết quả làm tốt nhất, chuẩn bị kết nối mạng thật tốt để không bị gián đoạn trong quá trình làm bài thi.

✏️ Hình thức thi trắc nghiệm với 30 câu hỏi trong 10 phút. Điểm tối đa của mỗi vòng thi là 300 điểm!

➖ Sinh viên trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải nhớ chọn Bảng B là bảng dành cho sinh viên đang học tại các cơ sở đào tạo trong nước và du học sinh Việt Nam đang học tập tại nước ngoài.

🧐 Ai sẽ là người xuất sắc nhất, vượt qua mọi thử thách để chạm tay vào đỉnh vinh quang? Còn chần chừ gì mà không tham gia ngay để chinh phục chặng thử thách đầu tiên và tìm thấy con đường vươn đến vinh quang.

Ngày 27.12.2024, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Công nghệ GTVT đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XI, ...
29/12/2024

Ngày 27.12.2024, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Công nghệ GTVT đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XI, nhiệm kỳ 2024 – 2027 với tinh thần “Xung kích Sáng tạo – Khát vọng vươn mình – Vững vàng hội nhập”.

Ngày 27/12, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Công nghệ GTVT đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XI, nhiệm kỳ 2024 – 2027 với tinh thần “Xung kích – Sáng tạo – Khát vọng vươn mình – Vững vàng hội nhập”.

34 chiến sĩ Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân dự lễ thành lập ngày 22/12/1944🇻🇳 80 năm trước, ngày 22/12/1944, t...
23/12/2024

34 chiến sĩ Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân dự lễ thành lập ngày 22/12/1944

🇻🇳 80 năm trước, ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo (Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên của QĐND Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh.

🇻🇳 Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và Lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, tuyên bố thành lập Đội.

🇻🇳 Trong buổi lễ thành lập, Đội có 34 cán bộ, chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội, do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm Chính trị viên, có chi bộ Đảng lãnh đạo.

🇻🇳 Ngày 22/12/1944 trở thành dấu mốc quan trọng, đánh dấu ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 64 NĂM NGÀY THÀNH LẬP MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NĂMSau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước t...
20/12/2024

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 64 NĂM NGÀY THÀNH LẬP MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NĂM

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Nhân dân miền Bắc và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên quyết đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ để tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Ở miền Nam, từ năm 1954 đến 1959, Mỹ – Diệm đã tiến hành cuộc “chiến tranh một phía”, hòng biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, đồng thời đàn áp và dập tắt phong trào đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam.

Trước tình hình trên, nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng miền Nam, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (tháng 01/1959) và Đại hội III của Đảng (tháng 9/1960) đã vạch ra nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là “giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

Để tập hợp lực lượng, thực hiện nhiệm vụ cách mạng đề ra, trên cơ sở Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết Đại hội III của Đảng khẳng định, ở miền Nam phải “thực hiện một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống Mỹ - Diệm lấy liên minh công-nông làm cơ sở”. Mặt trận phải đoàn kết được các giai cấp và các tầng lớp yêu nước, các dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số, các đảng phái và tôn giáo yêu nước, và tất cả những người có khuynh hướng chống Mỹ - Diệm; đoàn kết tất cả những lực lượng có thể đoàn kết, tranh thủ bất cứ lực lượng nào có thể tranh thủ, trung lập những thế lực cần phải trung lập, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân vào phong trào đấu tranh chung chống Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam, hoà bình thống nhất Tổ quốc.

Ngày 20/12/1960, Đại hội Đại biểu quốc dân miền Nam được tiến hành tại Rùm Đuông, xã Tân Lập, huyện Châu Thành (tỉnh Tây Ninh). Đại hội đã quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, thông qua Tuyên ngôn và Chương trình hành động 10 điểm của Mặt trận, gồm:

1. Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, thành lập chính quyền liên minh dân tộc, dân chủ.

2. Thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bộ.

3. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thực hiện cải thiện dân sinh.

4. Thực hiện giảm tô, tiến tới giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, giúp người cày có ruộng.

5. Xây dựng nền văn hóa giáo dục dân tộc, dân chủ.

6. Xây dựng một quân đội bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.

7. Thực hiện dân tộc bình đẳng, nam nữ bình quyền, bảo hộ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều và kiều bào.

8. Thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình, trung lập.

9. Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.

10. Chống chiến tranh xâm lược, tích cực bảo vệ hòa bình thế giới.

Lan tỏa giá trị văn hóa, tinh thần dân tộc theo cách của người trẻNhững sản phẩm khai thác văn hóa đúng cách, đáp ứng nh...
17/12/2024

Lan tỏa giá trị văn hóa, tinh thần dân tộc theo cách của người trẻ

Những sản phẩm khai thác văn hóa đúng cách, đáp ứng nhu cầu thị hiếu khán giả đã thực sự trở thành sản phẩm giá trị.

Tại đêm hòa nhạc "Anh trai vượt ngàn chông g*i", một điều làm nên sự đặc biệt của chương trình chính là những nỗ lực đan xen và khoác áo mới cho yếu tố văn hóa truyền thống tinh thần dân tộc. Những làn điệu dân ca ba miền, những ca khúc cách mạng được hòa âm, phối khí đầy sáng tạo và mới mẻ, hàng chục nghìn khán giả trẻ đã hào hứng hòa theo những giai điệu vừa truyền thống vừa hiện đại. Bản thân các nghệ sĩ cũng cảm thấy vinh dự và tự hào vì góp phần lan tỏa những giá trị văn hóa của dân tộc. Trống cơm, nón quai thao, khăn Piêu hay các trang phục truyền thống, từ cách thể hiện đến nội dung các ca khúc đều mang đậm giá trị văn hóa dân tộc, cho thấy chiến lược của đội ngũ sản xuất. Mỗi tiết mục nghệ thuật đều mang đến cho công chúng niềm tự hào và tình yêu với những tinh hoa văn hóa dân tộc. Sự cộng hưởng của ý tưởng, âm nhạc và nghệ thuật trình diễn đã giúp chương trình vượt lên giới hạn của một buổi trình diễn nghệ thuật mang tính giải trí, tạo bước tiến mới cho lĩnh vực công nghiệp văn hóa của năm 2024.

Việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc luôn là vấn đề được coi trọng. Thế nhưng, trong thời kỳ nhiều luồng văn hóa được thu nhập, việc trao truyền, lan tỏa văn hóa truyền thống vẫn là bài toán khó. Tuy khó nhưng nếu làm được sẽ tạo ra được những kết quả xứng đáng, đó là hấp dẫn những khán giả trẻ tìm đến để thêm hiểu, thêm yêu văn hóa dân tộc.

Một năm qua, rất nhiều các sản phẩm văn hóa như âm nhạc, phim ảnh, các chương trình giải trí đều đã thành công trong việc khai thác các yếu tố văn hóa truyền thống, tinh thần tự hào dân tộc. Sự thành công đến từ sức lan tỏa đồng thời cũng mang lại những lợi nhuận doanh thu, một yếu tố rất quan trọng trong công nghiệp văn hóa. Nó cho thấy khi biết khai thác đúng cách và chạm đến khán giả thì di sản văn hóa sẽ thực sự trở thành tài sản.

Ở lĩnh vực điện ảnh, trong top 10 phim ăn khách nhất năm nay, nhiều bộ phim đã khai thác các yếu tố văn hóa dân gian như Cám, Ma da… Hay không thể bỏ qua thành công bất ngờ của bộ phim Đào, Phở và Piano khi đã tạo nên một cơn sốt vé hồi đầu năm, thu hút một lượng lớn khán giả trẻ. Ở lĩnh vực âm nhạc, các nghệ sĩ đã cho ra mắt nhiều sản phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa Việt, như ca sĩ Phương Mỹ Chi với chuỗi sản phẩm kết hợp với DTAP hay ca sĩ Tùng Dương với Cánh chim phương hoàng kết hợp cùng nhiều nghệ sĩ trẻ. Ở lĩnh vực sáng tạo số, nhiều người trẻ đã chọn cho mình cách khai thác những câu chuyện lịch sử, các yếu tố văn hóa với những clip triệu view. Những sản phẩm khai thác văn hóa đúng cách, đáp ứng nhu cầu thị hiếu khán giả đã thực sự trở thành sản phẩm giá trị, thậm chí có khi còn không đáp ứng đủ nhu cầu khi đã có những đêm diễn nhanh chóng cháy vé.

Văn hóa truyền thống không chỉ là giá trị vàng đã ổn định trong lịch sử mà còn là tâm thức tự hào, là nền tảng nhận thức của con người Việt Nam qua các thời kỳ. Việc đưa văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam vào những sản phẩm nông nghiệp văn hóa đã được đông đảo khán giả hào hứng, đón đợi, khẳng định với về tính bất biến trong các giá trị bản sắc của người Việt. Khán giả, nhất là khán giả trẻ luôn yêu mến văn hóa truyền thống, chỉ là cần phải tìm ra cách để có thể đưa những giá trị đó đến với họ một cách sáng tạo và đúng cách.

Hình ảnh chiến sỹ Công an nhân dân căng mình hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân trong bão lũ, cứu nạn cứu hộ, trực chiến 24/24 giờ...
14/12/2024

Hình ảnh chiến sỹ Công an nhân dân căng mình hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân trong bão lũ, cứu nạn cứu hộ, trực chiến 24/24 giờ, luôn có mặt kịp thời "lúc dân cần, lúc dân khó”, đặc biệt tinh thần không quản ngại hiểm nguy, xông pha để thực hiện các nhiệm vụ khó khăn nhất, gian khổ nhất, nêu cao nghĩa cử “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”…đã khắc sâu vào trái tim của hàng triệu người dân Việt Nam.

CỨU NGƯỜI GIỮA DÒNG LŨ

Hình ảnh Thượng uý Nguyễn Mạnh Tường - Đội Cảnh sát giao thông trật tự, Công an huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, lao ra giữa dòng nước lũ trở thành câu chuyện đẹp được lan tỏa khắp các nền tảng mạng xã hội và thu hút hàng triệu lượt yêu thích, bình luận ngợi ca. Chia sẻ với chúng tôi trong lúc làm nhiệm vụ, Thượng úy Tường khi ấy giọng vừa run run, vừa cảm thấy may mắn.

"Trên tuyến đường xuống sông Nho Quế chiều 10/6, nước lúc đó chảy xiết, cuốn 3 người dân về phía hạ nguồn. Khi nhìn thấy, tôi vội nhảy từ trên máy xúc xuống, dùng hết sức lực kéo họ vào bờ. Tôi không nghĩ mình đã làm được như thế, nếu chậm hơn, bị trôi thêm 20 - 30m nữa có lẽ sẽ không cứu được...", Thượng uý Tường kể lại.
👇👇👇

VÌ ĐỒNG BÀO, VƯỢT QUA NỖI SỢGần 3 tháng trôi qua, tin tức, câu chuyện về Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào...
05/12/2024

VÌ ĐỒNG BÀO, VƯỢT QUA NỖI SỢ

Gần 3 tháng trôi qua, tin tức, câu chuyện về Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) - nơi “tâm chấn” của nỗi đau, nỗi mất mát ấy đã lấy đi bao nước mắt của người ở lại.

Chỉ trong vòng hơn 10 phút, khoảng 1,6 triệu khối gồm bùn, đất, đá lớn từ núi Con Voi quét qua thôn Làng Nủ, cuốn phăng và nhấn chìm 37 ngôi nhà, chôn vùi bao ước mơ, khát vọng sống bình dị của những người dân nghèo khó. Thảm họa ấy đã đánh thức lòng trắc ẩn, tính dân tộc trong tâm khảm của mỗi con người Việt Nam.

Khi trò chuyện với Thượng uý Lê Duy Hậu - Đại đội 2, Tiểu đoàn CSCĐ số 2, Trung đoàn CSCĐ Thủ đô, “tính dân tộc” cũng là từ khoá mà anh gợi mở, nhắc đến nhiều nhất trong lúc kể về 17 ngày đêm tìm kiếm thi thể mất tích ở Làng Nủ.

Anh Hậu là một trong 100 cán bộ, chiến sĩ từ Trung đoàn Cảnh sát cơ động Thủ đô và Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Bộ Công an) đã đến Làng Nủ, để cùng với các lực lượng vũ trang tiếp tục tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích sau thảm hoạ lũ quét kinh hoàng..
👇👇👇

🇻🇳🔆 Chiến thắng Bình Giã - Khẳng định sức mạnh quân sự, ý chí và trí tuệ của cách mạng Việt Namcách đây 60 năm, ngày 2-1...
02/12/2024

🇻🇳🔆 Chiến thắng Bình Giã - Khẳng định sức mạnh quân sự, ý chí và trí tuệ của cách mạng Việt Nam

cách đây 60 năm, ngày 2-12-1964, Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền đã mở Chiến dịch tiến công Bình Giã; trên địa bàn chiến lược miền Đông Nam Bộ. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, trực tiếp là Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền, quân và dân ta đã tổ chức và thực hành thắng lợi Chiến dịch Bình Giã trong Đông Xuân 1964-1965.

Đây là chiến dịch đầu tiên của bộ đội chủ lực Miền, cũng là một trong những chiến dịch đầu tiên của lực lượng vũ trang (LLVT) trên chiến trường miền Nam. Chiến thắng Bình Giã đánh dấu bước phát triển về lực lượng, phương pháp tác chiến tập trung của lực lượng vũ trang nói chung, bộ đội chủ lực nói riêng. Thắng lợi của Chiến dịch Bình Giã góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, “mở đầu thời kỳ mới của chiến tranh cách mạng miền Nam”.

🇻🇳🔆 Tinh thần của Chiến thắng Bình Giã mãi mãi là nguồn cảm hứng to lớn cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ phát triển kinh tế, văn hóa đến quốc phòng và an ninh.

🇻🇳🔆Với tinh thần ấy, Việt Nam sẽ tiếp tục vững bước trên con đường xây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh và hạnh phúc, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, và nâng cao vị thế trên trường quốc tế.

“Con ơi, con linh thiêng ở đâu xin hãy nổi lên, để chú Việt vớt con mang về nhà”… Tiếng gào khóc của người thân có con b...
29/11/2024

“Con ơi, con linh thiêng ở đâu xin hãy nổi lên, để chú Việt vớt con mang về nhà”… Tiếng gào khóc của người thân có con bị cuốn trôi trong trận lũ quét bất ngờ xảy ra trong đêm 24/7 ở bản Lĩnh, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, đã khiến cho Đại uý Vũ Văn Việt (SN 1992) - Đội Tham mưu, Công an huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên không kìm được nước mắt.

CUỘC GỌI GẤP TRONG ĐÊM

Đêm ấy (đêm 24/7), một đêm đen đặc, tĩnh mịch bị xé tan bởi cơn lũ kinh hoàng ập đến Mường Pồn trong phút chốc. Cơn lũ quét qua, vùi lấp cả cánh đồng rộng lớn dưới bãi đất, đá dày hàng mét. Nhiều nhà cửa, ruộng vườn bị xóa sổ và lúc này chỉ còn tiếng gào thét, gọi kiếm tìm nhau...

Đã nhiều ngày trôi qua, nhưng ký ức lũ Mường Pồn vẫn hằn sâu trong tâm trí những cán bộ, chiến sĩ Công an trực tiếp tham gia cứu nạn, cứu hộ thời gian đó. Trên mảnh đất hoa ban hào hùng trong tiết trời cuối thu, dưới bóng cờ Tổ quốc, Đại uý Vũ Văn Việt - Đội Tham mưu, Công an huyện Mường Chà tiếp nối những chia sẻ còn dang dở.

Là một chiến sĩ Công an, vốn được rèn luyện bản lĩnh vững vàng, biết kìm nén cảm xúc để đối mặt với mọi tình huống khó khăn nhưng anh Việt đã phải rơi nước mắt khi chứng kiến nỗi đau, mất mát không thể bù đắp của những người dân nghèo trước sự khốc liệt của thiên tai.
👇👇👇

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và phát huy quyền làm chủ của Nhân dânTruyền thống "Lấy dân làm gốc" của những yếu tố dâ...
26/11/2024

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân

Truyền thống "Lấy dân làm gốc" của những yếu tố dân chủ ở Việt Nam, đã hình thành trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy trong điều kiện mới. Tiếp thu, vận dụng sáng tạo quan điểm dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, đã có nhận thức sâu sắc về vấn đề dân chủ và vai trò của việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.

Mặc dù, Chủ tịch Hồ Chí Minh không viết riêng một tác phẩm nào bàn sâu về dân chủ, nhưng Người rất quan tâm và trong nhiều bài viết đã đề cập những ý nghĩa sâu xa khác nhau, theo hướng tiếp cận về sự phát triển tư duy dân chủ. Trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chính là con người, gồm con người cá thể và con người cộng đồng. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh không có người dân trừu tượng. Bao giờ Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nói đến người dân lịch sử, cụ thể.

Tùy theo từng thời điểm lịch sử, gắn với hoàn cảnh cụ thể, Người dùng những cụm từ khác nhau để chỉ con người, người dân và xem xét nó trong những bình diện, những chiều khác nhau của mối quan hệ xã hội. Song, bao giờ Người cũng tâm niệm: Nhân nghĩa là nhân dân, trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân sâu sắc như vậy, nên mọi suy nghĩ, hành động của Người đều hướng về dân, đều nhằm đem lại lợi ích cho nhân dân lao động.

Điểm cốt lõi trong văn hóa dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: làm điều có lợi cho dân, tránh điều có hại tới dân. Triết lý dân chủ thấm nhuần tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là triết lý thân dân (gần dân, vì dân) và chính tâm (cần, kiệm, liêm, chính, chống chủ nghĩa cá nhân). Trọng dân đi liền với trọng pháp, đề cao giá trị con người và thực hiện các quyền cơ bản của con người đi liền với đề cao pháp luật và pháp quyền. Theo Người, dân chủ, thứ nhất, dân là chủ: "Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ"1; thứ hai, dân chủ là dân làm chủ: "Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do dân làm chủ..."2; thứ ba, dân chủ là toàn bộ quyền lực, lợi ích đều thuộc về dân: "Nước ta là một nước dân chủ. Mọi công việc đều vì lợi ích của nhân dân mà làm. Khắp nơi có đoàn thể nhân dân, như Hội đồng nhân dân, Mặt trận, Công đoàn, Hội nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc... Những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, bênh vực quyền của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với chính phủ"3.

Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ, trong đó dân làm chủ mới có giá trị thực tế và quyết định, giá trị của dân chủ không hoàn toàn chỉ xác định vị trí là chủ của dân. Chỉ khi vị trí là chủ của dân được xác định thì vai trò làm chủ của dân mới được xác lập, tức là dân chủ qua các mặt hoạt động thực tiễn. Nói dân chủ là dân làm chủ đã bao hàm ý nghĩa dân là chủ trong đó.

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân không chỉ là gốc, mà Đảng và Nhà nước phải “Lấy dân làm gốc”, “gốc có vững, cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”, phải chăm sóc cho cái gốc ấy bền vững. Để dân vững mạnh, Người yêu cầu phải chăm lo, ưu tiên cho các tầng lớp nhân dân lao động. Họ là số đông, có lực lượng, có khả năng và giữ vị trí chủ yếu tạo ra của cải cho xã hội, bảo vệ Tổ quốc.

Do vậy, mọi lợi ích là vì dân, giải quyết vấn đề kinh tế và tài chính thế nào cho hợp lý, cho lợi dân, để tập hợp, đoàn kết Nhân dân. Có thể nói, quan điểm “Lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ý thức đạo đức đã phát triển thành ý thức chính trị, thành nguyên tắc pháp trị. Đã là nguyên tắc pháp trị thì mọi thành viên trong xã hội. Xét trên phương diện lợi ích thì dân làm gốc cũng thống nhất với dân làm chủ.

Trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ không chỉ là động lực chiến đấu giành lại quyền cơ bản là độc lập dân tộc, mà dân chủ còn là khát vọng vươn lên để xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, tự do. Theo Người, độc lập của nước phải gắn liền với hạnh phúc, tự do của dân. Người chỉ rõ, nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc thì tự do độc lập chẳng có ý nghĩa gì. Nước độc lập do dân giành lại thì không có lý do gì dân không được làm chủ; làm chủ trong quan hệ dân - nước, trong quan hệ sở hữu.

Quan niệm dân chủ, nghĩa là dân làm chủ thể hiện được tính chủ động của chủ thể dân chủ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân phải chủ động giành lấy quyền làm chủ xã hội, đánh tan thực dân, giải phóng dân tộc, giành lại thống nhất và độc lập, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ mới.

Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ là một quan niệm cô đọng, súc tích, vừa khoa học, hiện đại vừa kế thừa phát triển những hiểu biết của nhân loại về dân chủ, phản ánh đúng thực chất của dân chủ ở thời đương đại.

Cần phải khẳng định lại rằng, chiều sâu, cội nguồn tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân chủ bắt nguồn từ quan niệm đúng đắn của Người về vai trò của Nhân dân. Theo Người, dân là gốc của nước, của cách mạng: "Dễ mười lần không dân cũng chịu, Khó vạn lần dân liệu cũng xong"; "Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được, Dân chúng không ủng hộ, việc gì cũng không nên".

Bởi vậy, dân chủ là dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng. Dân chủ đối lập với quan liêu: "chống tham ô, lãng phí, quan liêu là dân chủ". Người còn nói rõ, trong một nước dân chủ ai ai cũng có quyền tự do thảo luận, tranh luận để cùng tìm ra chân lý, khi chân lý đã tìm thấy rồi thì quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân chủ cho thấy, Người coi mục tiêu phấn đấu, xây dựng chế độ mới là hướng tới Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, để phát triển sức dân, bồi dưỡng sức dân, tiết kiệm sức dân. Người tin vào sức mạnh dân chủ là sức mạnh của Nhân dân.

Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi tới kết luận: "thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn...". Quan niệm và thái độ đối với dân là một tiêu chí cơ bản để đánh giá giá trị của một học thuyết dân chủ. Cái đặc sắc, cái đã đưa tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vượt lên trên tư tưởng dân chủ của các nhà nho duy tân cùng thời, mang tầm thời đại chính ở quan điểm dân vừa là chủ vừa làm chủ.

NGUYỄN SỸ TRUNG

BÀI 5: VĂN HÓA TỪ DI SẢN CỦA QUÁ KHỨ ĐẾN TƯƠNG LAI CỦA QUỐC GIA Ngay từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930,...
23/11/2024

BÀI 5: VĂN HÓA TỪ DI SẢN CỦA QUÁ KHỨ ĐẾN TƯƠNG LAI CỦA QUỐC GIA

Ngay từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930, Đảng ta đã khẳng định vấn đề phát triển văn hóa, con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”.

Trải qua 94 năm thành lập Đảng, 40 năm đổi mới, trong thời khắc đất nước bước vào thời kỳ mới, phát triển văn hóa là nhiệm vụ chiến lược vô cùng quan trọng nhằm xây dựng và củng cố nền văn hóa vừa giữ vững được bản sắc truyền thống, vừa thích ứng và phát triển bền vững cùng những thay đổi nhanh chóng của thời đại.
👇👇👇

Address

54 Phố Triều Khúc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân
Hanoi
100000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when CLB Lý luận trẻ Trường ĐH Công nghệ GTVT posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category