Xin Chào Việt Nam

Xin Chào Việt Nam Xin Chào Việt Nam sẽ kể những câu chuyện về văn hóa, ẩm thực, con người, du lịch tại Việt Nam.

16/01/2025

Tục nhuộm răng đen - "vũ khí" chống đồng hoá mạnh nhất của dân tộc Việt Nam

HOÀI NIỆM SẮC TẾT HÀ NỘI XƯA Những ngày này, chỉ cần dạo quanh các con phố là đã có thể cảm nhận không khí Tết đang đến ...
16/01/2025

HOÀI NIỆM SẮC TẾT HÀ NỘI XƯA

Những ngày này, chỉ cần dạo quanh các con phố là đã có thể cảm nhận không khí Tết đang đến rất gần, hiện hữu rõ nét qua cành đào thắm, cây quất xanh, mùi hương trầm phảng phất...

Sắc Tết không chỉ được diễn tả bằng câu chữ, hình ảnh mà còn bằng xúc cảm, hoài niệm của mỗi người. Hãy cùng Xin Chào Việt Nam cảm nhận không khí Tết Hà Nội xưa qua những bức ảnh cũ đầy quý giá này.

Nguồn ảnh: Sưu tầm & tổng hợp.

TỔNG HỢP NHỮNG TỤC LỆ TRONG “TỐNG CỰU NGHINH TÂN”Một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt mỗi dịp Tết...
16/01/2025

TỔNG HỢP NHỮNG TỤC LỆ TRONG “TỐNG CỰU NGHINH TÂN”

Một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt mỗi dịp Tết đến, xuân về là tục “Tống cựu nghinh (nghênh) tân”, nghĩa là đưa cái cũ đi, đón cái mới đến. Các cụ bảo, muốn đón được cái mới thì người đón trước hết phải sạch sẽ, tinh tươm, gác lại tất cả những âu lo, bực dọc.

Tập tục “tống cựu nghinh tân” thường được chuẩn bị từ sau khi các gia đình tiễn ông Táo về trời. Đây là lúc người người, nhà nhà dọn dẹp sạch sẽ từ nhà ra ngõ, sơn sửa nhà cửa, lau chùi bàn ghế,... để vứt bỏ mọi xui xẻo, tống tiễn những khó khăn vất vả năm cũ và dành chỗ cho những điều may mắn tốt đẹp sắp đến trong năm mới.

Con cái phụ giúp bố mẹ, ông bà trang hoàng nhà cửa, lau dọn bàn thờ. Người trong làng gọi nhau đi sửa sang, quét dọn đình, chùa. Ai nấy đều lo đi cắt tóc, may sắm quần áo mới... Đó là những việc thường được làm vào cuối năm, quen thuộc đến mức người ta không nghĩ đấy là tục lệ "chia tay cái cũ để đón những điều mới mẻ".

Tuy nhiên, không nên hiểu tục “Tống cựu nghinh tân” theo nghĩa cái gì cũ cũng tiễn đưa, mà phải tống tiễn có chọn lọc. Dù cũ hay mới, điều gì hợp với lòng người, thuận theo lẽ trời và an theo cuộc đất sẽ mãi bền vững cùng thời gian.

15/01/2025

/Chuyên đề lịch sử Việt Nam/

Trong suốt tiến trình lịch sử, khái niệm "1000 năm Bắc Thuộc" đã được đại đa số chúng ta ghi nhớ. Thế nhưng, chúng tôi không muốn chúng ta chỉ đơn thuần nhớ đến khái niệm này theo kiểu: "1000 năm chúng ta chịu ách đô hộ của các Trung Quốc" mà mong muốn các bạn nhìn rộng hơn về đại cục:

"Lịch sử Việt Nam đã phải trải qua những gì và dân tộc ta đã làm thế nào để chấm dứt 1000 năm dài đằng đẵng ấy".

Tập 2: Tổng quan lịch sử Việt Nam - 1000 năm Bắc thuộc.

------
Video thuộc Series: Tổng quan lịch sử Việt Nam

Trong hành trình làm nội dung về lịch sử, văn hóa, có lẽ Tuồng là bộ môn nghệ thuật mà Xin Chào Việt Nam được tiếp xúc n...
15/01/2025

Trong hành trình làm nội dung về lịch sử, văn hóa, có lẽ Tuồng là bộ môn nghệ thuật mà Xin Chào Việt Nam được tiếp xúc nhiều nhất.

Từ những khái niệm cơ bản, đến tinh hoa linh hồn sân khấu Tuồng thậm chí cả những khả thể biến thiên của Tuồng đã được đội ngũ chúng tôi nắm bắt, thấu hiểu và truyền tải đến với đông đảo người xem trên kênh.

Lần này, chúng tôi lại muốn nhắc đến Tuồng - bộ môn được xem là có tính "uyên bác" bậc nhất trong những bộ môn nghệ thuật diễn xướng dân gian của nước nhà.

"Đoạn thâm tình" - một vở diễn của nhà hát Tuồng Việt Nam - không chỉ là một vở diễn Tuồng mang đậm nét văn hóa truyền thống mà còn là minh chứng cho sự giao thoa hài hòa giữa âm nhạc cổ điển và hiện đại.

Điểm nhấn đặc biệt của vở diễn là việc sử dụng các ca khúc phối khí hiện đại, dễ tiếp cận và mang cái nhìn mới mẻ về Tuồng cho khán giả trẻ. Đây là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, mang đến một "món ăn tinh thần" mới mẻ mà vẫn giữ nguyên bản sắc, giúp khán giả không cảm thấy xa lạ.

Hãy cùng Xin Chào Việt Nam khám phá sự hòa quyện tuyệt vời giữa những giá trị truyền thống và hơi thở hiện đại thông qua “Đoạn Thâm Tình” nhé!

____________________________
*** Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
- Website: nhahattuongvietnam.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/NhaHatTuongTrungUong

NHỮNG KHÁI NIỆM QUEN THUỘC VỀ TẾT MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾTVới mỗi người dân Việt Nam, những cụm từ liên quan đến Tết n...
15/01/2025

NHỮNG KHÁI NIỆM QUEN THUỘC VỀ TẾT MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

Với mỗi người dân Việt Nam, những cụm từ liên quan đến Tết như “Tất niên”, “giao thừa”, “lì xì” hay “tháng Chạp”... đã trở nên quá đỗi thân thuộc. Chúng ta bắt gặp trong những câu ca dao, tục ngữ mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng, từ câu chuyện thường ngày đến lời cầu khấn trước bàn thờ linh thiêng...

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết những nét ý nghĩa độc đáo và thú vị của chúng. Hãy để Xin chào Việt Nam giúp bạn đón niềm vui năm mới trọn vẹn, khi được tìm hiểu và cảm nhận rõ nét hơn về những khái niệm quen thuộc này.

14/01/2025

Khám phá những sự thật về nhà nước Xích Quỷ cùng Xin Chào Việt Nam

TẠI SAO GỌI THÁNG CHẠP LÀ “THÁNG CỦ MẬT”? 🤔Từ xưa, người Việt đã có rất nhiều cách gọi dành cho tháng cuối cùng của năm ...
14/01/2025

TẠI SAO GỌI THÁNG CHẠP LÀ “THÁNG CỦ MẬT”? 🤔

Từ xưa, người Việt đã có rất nhiều cách gọi dành cho tháng cuối cùng của năm Âm lịch: “Tháng 12 âm”, “tháng Chạp” hay “tháng củ mật”.

Vậy “tháng củ mật” là gì? Liệu đây có phải một loại củ như khoai, sắn… hay không? Và tại sao các cụ luôn nhắc nhở “tháng củ mật” thì phải cẩn thận của cải?

Tháng Chạp hay "tháng củ mật", là từ để chỉ tháng cuối cùng của năm âm lịch - tháng thứ mười hai đối với các năm âm lịch thường hoặc tháng thứ mười ba trong những năm âm lịch nhuận.

Trong đó, "Củ" là củ soát, kiểm soát, còn "mật" là cẩn mật. "Tháng củ mật" nghĩa là kiểm soát cẩn mật. Người xưa đặt tên gọi như vậy bởi đây là thời điểm có nhiều trộm đạo. Đến tháng Chạp này, các quan phủ thường hay nhắc nhở những người dân cần cẩn mật, các tuần đinh phải tăng cường kiểm soát phòng ngừa trộm cắp.

Cho đến nay, tháng Chạp vẫn được coi là "tháng củ mật", bởi đây là tháng làm ăn không chỉ của người lương thiện, mà của cả người bất lương, khi cũng có nhu cầu Tết. Do đó, đạo chích tăng cường tăm tia để có món nọ món kia. Ngoài ra, theo quan niệm của dân ta, "tháng củ mật" còn là tháng xui xẻo, dễ mất mát tiền của, hay bị "tai bay vạ gió", có khi hao người tốn của…

TẠI SAO LẠI GỌI LÀ “TẾT”?“Tết Nguyên đán”, “Tết ta”, “Tết Âm lịch” hay đơn giản là “Tết”, đều là những cụm từ quá đỗi qu...
14/01/2025

TẠI SAO LẠI GỌI LÀ “TẾT”?

“Tết Nguyên đán”, “Tết ta”, “Tết Âm lịch” hay đơn giản là “Tết”, đều là những cụm từ quá đỗi quen thuộc mỗi khi chúng ta nhắc đến dịp lễ lớn nhất trong năm. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao lại gọi là “Tết” hay “Tết Nguyên đán”? Từ này bắt nguồn từ đâu mà có?

Theo bài viết "Nguồn gốc Tết Nguyên đán ở Việt Nam" năm 1963 (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I) của nhà sử học Trần Văn Giáp: "Tết" hiểu theo gốc chữ Hán là chữ "Tiết", nghĩa là "thời tiết", bao gồm "Bát tiết" và "khí tiết".

Theo chữ Hán, "Bát tiết" là 8 ngày thay đổi khí hậu (khí tiết) trong bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, gồm: Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông, Xuân phân, Thu phân, Hạ chí và Đông chí.

Trong tiếng Việt, “Tết” hay “tiết” là dịp lễ hội, bát tiết của Việt Nam là những ngày Tết có cúng lễ, cụ thể:
- Nguyên đán
- Thượng nguyên (Tết Nguyên Tiêu - Rằm Tháng Giêng).
- Hàn thực (Tết bánh trôi bánh chay Âm Lịch).
- Đoan ngọ (Tết diệt sâu bọ 5/5 Âm Lịch).
- Trung nguyên (Vu Lan Báo Hiếu - Rằm Tháng Bảy).
- Trung thu (Rằm Tháng Tám).
- Thường tân (10/10 Âm Lịch).
- Hạ Nguyên (Rằm Tháng Mười).

Trong 8 ngày Tết kể trên, Nguyên đán là ngày tết đầu năm, nên còn được gọi là Tết Cả. Hai chữ "Nguyên đán" là một danh từ chữ Hán, trong đó, "Nguyên" nghĩa là đầu, "đán" là buổi sớm, "Nguyên đán" là buổi sớm đầu năm. Do đó, “Tết Nguyên đán” được dịch là khoảng thời gian đầu tiên của một năm mới, dần dần được gọi vắn tắt là “Tết”.

Do Âm lịch diễn ra theo chu kỳ vận hành của mặt trăng, nên Tết Nguyên đán muộn hơn Tết Dương lịch. Đặc biệt, do quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của Âm lịch, nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán thường kéo dài khoảng 7-8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Xét theo góc nhìn từ tập tục xưa, “Tết” bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng Giêng, khởi đầu của một năm mới, một chu kỳ canh tác mới. Còn về nguồn gốc Tết ở Việt Nam bắt đầu từ bao giờ, cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào xác định.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhà sử học Trần Văn Giáp, ngày "Tết Nguyên đán" ở Việt Nam đã có từ đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Nguồn gốc chữ “Tết” cũng được phổ biến từ thời đó. Còn theo sự tích "Bánh chưng, bánh dày", Tết Nguyên đán có thể đã xuất hiện từ thời các vua Hùng, với truyền thuyết về chàng Lang Liêu và bánh chưng.

CÚNG RẰM THÁNG CHẠP QUAN TRỌNG HƠN BẠN NGHĨ 🤔Đối với người Việt, tháng Chạp gồm các lễ cúng như rằm tháng Chạp, ông Công...
14/01/2025

CÚNG RẰM THÁNG CHẠP QUAN TRỌNG HƠN BẠN NGHĨ 🤔

Đối với người Việt, tháng Chạp gồm các lễ cúng như rằm tháng Chạp, ông Công ông Táo, cúng Tất niên… Trong đó, rằm tháng Chạp là ngày rằm cuối cùng trong năm, là dịp để chúng ta tưởng nhớ tổ tiên đã khuất, cũng như cầu mong sự may mắn, bình an trong năm mới. Do đó, ngày này mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt.

Thông thường, mọi người sẽ làm lễ cúng tại gia vào chiều ngày 14 Âm lịch hoặc sáng ngày 15 Âm lịch. Theo quan niệm dân gian, giờ tốt nhất để cúng Rằm là giờ Thìn (7-9 giờ sáng). Đây là giờ hoàng đạo, tượng trưng cho sự khởi đầu tốt đẹp, may mắn.

Ngoài ra, gia chủ cũng có thể cúng vào các khung giờ khác trong ngày:
😾 Đinh Mão (5-7 giờ).
🐴 Canh Ngọ (11-13 giờ).
🙈 Nhâm Thân (15-17 giờ).

Tốt nhất nên làm lễ cúng trước khi trời tối, tránh việc làm lễ cúng quá khuya.

Đặc biệt, việc chuẩn bị mâm cúng chu đáo cũng là một cách thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu với tổ tiên, thần linh. Chúng ta có thể chuẩn bị các lễ vật khác nhau tùy theo điều kiện kinh tế, quan điểm, tín ngưỡng và phong tục tập quán của mỗi gia đình, mỗi địa phương. Tuy nhiên, mâm cúng phải được bày biện gọn gàng, sạch sẽ, thể hiện được lòng thành kính của gia chủ.

Lễ vật cúng thường chia thành hai phần lễ chay và lễ mặn. Cụ thể, lễ chay gồm:

- Trầu cau: Tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng thủy chung, son sắt. Trầu cau luôn là một trong những lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng của người Việt.

- Hoa quả: Tượng trưng cho sự tươi mới, sung túc. Mâm cúng Rằm tháng Chạp thường có các loại quả như chuối, bưởi, cam, quýt, xoài,...

- Nước: Tượng trưng cho sự thanh khiết, trong sạch.

- Hương: Tượng trưng cho lòng thành kính của gia chủ.

- Đèn, nến: Tượng trưng cho sự soi sáng, dẫn đường chỉ lối.

Với lễ mặn, lễ cúng Rằm tháng Chạp gồm các vật phẩm:

- Gà luộc: Tượng trưng cho sự may mắn, sung túc. Gà luộc thường là gà trống, được luộc chín tới, vàng đều, da căng bóng.

- Xôi gấc: Tượng trưng cho sự may mắn, thành công.

- Canh miến: Tượng trưng cho sự no đủ, sung túc. Canh miến thường được nấu với thịt gà, miến, mộc nhĩ, cà rốt,...

- Giò chả: Tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy. Giò chả thường được làm từ thịt lợn, mộc nhĩ,...

- Món xào: Tượng trưng cho sự hanh thông, thuận lợi. Món xào thường được làm từ các loại rau củ, thịt,...

- Rượu gạo: Tượng trưng cho sự sung túc, no đủ.

13/01/2025

/Chuyên đề lịch sử Việt Nam/

Ắt hẳn khi các bạn học sử sẽ cảm thấy bộ môn này vô cùng khô khan và khó nhớ. Vậy nên Xin Chào Việt Nam sẽ giúp các bạn hệ thống lại toàn bộ diễn tiến lịch sử Việt Nam một cách khoa học, dễ hiểu và nhớ lâu thông qua Series: Tổng quan lịch sử Việt Nam.

Series này của chúng tôi đồng thời cũng giúp các thầy cô có thêm một vài tư liệu nhỏ để giúp quá trình giảng dạy có thêm nhiều ví dụ hơn cho các bạn nhỏ.

Hãy cùng đến với Tập 1: Tổng quan lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử đến hết thời cổ đại

-----

Video thuộc Series: Tổng quan lịch sử Việt Nam

Mỗi dịp Tết đến xuân về, những content tranh luận lại xuất hiện trên khắp các nền tảng mạng xã hội: “Có nên gộp Tết Ta v...
13/01/2025

Mỗi dịp Tết đến xuân về, những content tranh luận lại xuất hiện trên khắp các nền tảng mạng xã hội: “Có nên gộp Tết Ta với Tết tây” hay “Còn ăn Tết Ta, đất nước còn nghèo nữa”... Chúng tôi không đánh giá mà ngược lại, rất tôn trọng những quan điểm mà đôi bên đưa ra.

Tuy nhiên, với sứ mệnh bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc, đội ngũ Xin Chào Việt Nam cảm thấy cần phải nói lên quan điểm của mình. Bằng một cách không thể…Xin Chào Việt Nam hơn: Đó là lý do khiến chiến dịch “TẤT TẦN TẬT VỀ TẾT” được ra đời.

Chiến dịch này đem tới góc nhìn thú vị về những điều vốn đã quen thuộc vào ngày Tết cổ truyền: Từ những khái niệm tưởng như quen mà lạ như: Tết là gì? Tại sao lại gọi là Tháng Chạp hay Táo Quân là ai?... Cho đến những nội dung “nặng đô” hơn như nghệ thuật thờ cúng, cách bày trí mâm cỗ cúng…

Chiến dịch này của chúng tôi sẽ được thực hiện và đem đến cho mọi người thông qua hệ thống video, phim tài liệu trên đa nền tảng; hệ thống bài viết dưới dạng thông tin, infographic, emagazine,...để các bạn có thể tự do lựa chọn nội dung và cách thức thể hiện mà bạn cảm thấy quen thuộc nhất

Chúng tôi tin rằng chiến dịch “TẤT TẦN TẬT VỀ TẾT” sẽ không chỉ khiến bạn tự hào về nguồn cội, mà còn khát khao lan toả những nét đẹp tinh hoa, văn hoá về ngày Tết cổ truyền tới với bạn bè quốc tế.

Từ đó, các bạn sẽ có thể tự đưa ra câu trả lời xác đáng về quan điểm ở phần đầu bài viết mà chúng tôi nhắc đến.

Xin Chào Việt Nam là một dự án mà ở đó chúng tôi muốn trở thành một Cầu nối bền vững, mang những câu chuyện từ quá khứ đ...
12/01/2025

Xin Chào Việt Nam là một dự án mà ở đó chúng tôi muốn trở thành một Cầu nối bền vững, mang những câu chuyện từ quá khứ đến với hiện tại và lan tỏa những giá trị văn hóa, lịch sử, và di sản quý báu của đất nước. Ekip của chúng tôi là một tập hợp những người trẻ, đầy nhiệt huyết, không ngại khám phá và tìm hiểu những điều làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

Mỗi thành viên trong nhóm đều có niềm đam mê mạnh mẽ với lịch sử và văn hóa dân tộc. Chúng tôi không chỉ mong muốn ghi lại những câu chuyện, những truyền thuyết, và những giá trị văn hóa đặc sắc, mà còn khao khát cống hiến một phần sức lực của mình cho quê hương. Với tâm huyết mang tinh thần dân tộc đến gần hơn với tất cả mọi người, chúng tôi muốn mỗi sản phẩm của Xin Chào Việt Nam đều chứa đựng cảm xúc chân thành và tình yêu quê hương.

Chúng tôi tin rằng, trong mỗi câu chuyện, trong mỗi hình ảnh và âm thanh đều có khả năng kết nối tâm hồn, nuôi dưỡng trái tim và khơi dậy niềm tự hào dân tộc.

Chúng tôi vẫn thường hay nói vui với nhau rằng, nếu không có các nhà tài trợ cho dự án Xin Chào Việt Nam, giờ này có lẽ ...
12/01/2025

Chúng tôi vẫn thường hay nói vui với nhau rằng, nếu không có các nhà tài trợ cho dự án Xin Chào Việt Nam, giờ này có lẽ chúng tôi đang ngồi lì ở một cái văn phòng nào đó, nơi mà chiếc máy lạnh vẫn đang phả thẳng vào đầu, nơi mà “ước mơ” còn khó đánh vần chứ đừng nói đến chuyện phải giấu kín nó.

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thương hiệu điều hòa Hikawa đã đồng hành cùng dự án Xin Chào Việt Nam ngay từ những ngày đầu của dự án. Sự hỗ trợ của quý vị là nguồn động lực vô giá giúp chúng tôi hiện thực hóa và hơn thế nữa có thể tuyên bố đanh thép và dõng dạc rằng: Ước mơ của chúng tôi chính là Xin Chào Việt Nam.

Cảm ơn quý vị đã tin tưởng và tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi trong thời gian sắp tới với những ý tưởng mới mẻ hơn nữa. Cảm ơn Hikawa đã luôn sẵn sàng hỗ trợ để “Xin chào Việt Nam” có thể đi xa hơn và nhanh hơn trên con đường làm cầu nối - đưa văn hóa, lịch sử của Việt Nam đến với tất cả mọi người.

Hy vọng rằng chúng ta sẽ có thể cùng nhau tiến xa hơn nữa trên con đường đầy khó khăn nhưng đáng tự hào này.

Xin trân trọng cảm ơn,

Xin Chào Việt Nam.

📢 LOA LOA LOA LOA...Chiềng làng chiềng chạThượng hạ tây đôngVề đây ngóng trôngMà nghe thông báoLỊCH CÔNG CHIẾU tuần này ...
11/01/2025

📢 LOA LOA LOA LOA...
Chiềng làng chiềng chạ
Thượng hạ tây đông
Về đây ngóng trông
Mà nghe thông báo

LỊCH CÔNG CHIẾU tuần này đây nhé bà con. 👇

Trong năm 2025, Xin chào Việt Nam hướng đến trở thành một kênh thông tin - truyền thông làm về lịch sử, văn hóa, di sản ...
11/01/2025

Trong năm 2025, Xin chào Việt Nam hướng đến trở thành một kênh thông tin - truyền thông làm về lịch sử, văn hóa, di sản của Việt Nam, đồng thời trở thành một Cầu nối bền vững để đưa những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất của dải đất hình chữ S đến với mọi người.

Mục tiêu lớn nhất trong năm 2025 gồm 4 mục tiêu lớn:

- Kết nối quá khứ với hiện tại
- Thúc đẩy giá trị di sản
- Xây dựng nền tảng tri thức
- Nguồn cảm hứng cho cộng đồng.

Thông qua 4 mục tiêu tiên quyết này, chúng tôi mong muốn xây dựng được cộng đồng lớn mạnh, để chúng ta sẽ thêm hiểu, yêu và luôn cảm thấy tự hào về một đất nước Việt Nam trù phú về thiên nhiên và giàu đẹp về văn hóa.

Từ những mục tiêu trên, Xin Chào Việt Nam sẽ xây dựng hệ thống Video, Phim tài liệu, các bài viết, infographic, hệ thống Ebook được đăng tải trên đa nền tảng và đặc biệt hơn cả, mỗi chuyên mục sẽ có lịch cụ thể để mọi người có thể dễ dàng xem được những nội dung, chuyên mục mà các bạn yêu thích.

Hệ thống nội dung của Xin Chào Việt Nam sẽ được tập trung vào 4 chuyên mục sau: Lịch sử Việt Nam, Văn hóa - nghệ thuật, Du lịch - Ẩm thực, Khám phá, bảo tồn Di sản - Làng nghề.

Nội dung chi tiết của từng chuyên mục, các bạn có thể xem caption từng ảnh nhé.

10/01/2025

"XIN CHÀO VIỆT NAM - PHIÊN BẢN MỚI"

Chúng tôi sẽ trở lại với một diện mạo mới, mục tiêu mới và phương thức hoạt động mới.

Chúng tôi sẽ trở thành một cầu nối bền vững, kết nối các giá trị trường tồn của lịch sử, văn hóa và di sản Việt Nam đến với tất cả người dân nước Việt và bạn bè quốc tế.

Hãy cùng đón chờ những sản phẩm của một Xin Chào Việt Nam rất khác !

Address

Số Nhà 24, Ngách 10, Ngõ 575 Kim Mã
Hanoi
100000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Xin Chào Việt Nam posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category