Tạp chí điện tử Reatimes

Tạp chí điện tử Reatimes Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam

Cung cấp tin tức chuyên biệt, đáng tin cậy về thị trường nhà đất, dự án bất động sản, chính sách quy hoạch mới với các nhận định chuyên sâu từ các chuyên gia bất động sản.

GS.TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, trách nhiệm và sự quyết liệt của cơ ...
24/12/2024

GS.TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, trách nhiệm và sự quyết liệt của cơ quan chức năng trong việc rà soát, phân loại dự án, xác định nguyên nhân, trên cơ sở đó xử lý triệt để là vấn đề mấu chốt.

Trước hết, do chính quyền địa phương không bám sát tình hình triển khai, sử dụng đất đai, dẫn đến tình trạng nhiều khu đất bỏ hoang mà không được phát hiện kịp thời. Nhưng ngay cả khi đã nắm được tình hình, việc áp dụng các biện pháp xử lý không được thực hiện đến nơi đến chốn, khiến nhiều dự án bị "đắp chiếu" kéo dài.

Việc đánh giá tiến độ triển khai dự án đôi khi còn mang tính hình thức, thiếu chính xác. Có những dự án được ghi nhận "đang triển khai" nhưng thực chất chỉ là các hoạt động đối phó, không có tiến độ cụ thể. Mặc dù pháp luật hiện hành đã quy định rõ ràng rằng đất đai được giao nhưng không sử dụng hoặc bị bỏ hoang, lãng phí thì phải thu hồi, nhưng thực tế cho thấy việc thực thi quy định này vẫn chưa đạt được hiệu quả.

Ngoài ra, không loại trừ tâm lý "né tránh" của cơ quan chức năng khi phải xử lý những dự án gặp vướng mắc, cùng tư duy nhiệm kỳ khiến các dự án bỏ hoang vẫn tồn tại dai dẳng. Và càng để lâu, càng qua nhiều nhiệm kỳ lại càng khó xử lý. Không ít dự án có thời gian thực hiện "xuyên thập kỷ" vẫn chưa xong, tình trạng lãng phí đất đai trở nên trầm trọng.

THỊ TRƯỜNG "HẠ NHIỆT", NGƯỜI MUA THỰC TỈNH TÁOThị trường bất động sản đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ, khi người ...
23/12/2024

THỊ TRƯỜNG "HẠ NHIỆT", NGƯỜI MUA THỰC TỈNH TÁO

Thị trường bất động sản đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ, khi người mua ở thực dần "cầm trịch" cuộc chơi. Sau thời gian dài "sốt nóng" với những cơn sóng tăng giá chóng mặt, thị trường đang dần hạ nhiệt và trở về với giá trị thực. Giờ đây, không còn là cuộc chơi của những nhà đầu tư lướt sóng hay những kẻ "ôm đất" chờ thời, mà chính người mua có nhu cầu ở thực mới là người quyết định "sức nóng" của thị trường.

Đặc biệt nhóm khách này, ngày càng thận trọng và khắt khe hơn trong việc lựa chọn sản phẩm. Họ không còn dễ dàng bị "mê hoặc" bởi những lời quảng cáo hoa mỹ hay những dự án "ma" với pháp lý mập mờ. Thay vào đó, họ quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố thiết thực như vị trí thuận lợi, kết nối hạ tầng đồng bộ, pháp lý minh bạch, giá cả hợp lý, tiện ích đầy đủ và uy tín của chủ đầu tư. Nói cách khác, người mua ở thực đang tìm kiếm những sản phẩm thực sự chất lượng, đáp ứng đúng nhu cầu an cư và đầu tư bền vững.

Ngược lại, nhà đầu tư ngắn hạn lại nhạy bén với những biến động thị trường, luôn săn đón cơ hội "lướt sóng" để thu lợi nhuận nhanh chóng. Họ quan tâm đến tính thanh khoản của bất động sản, khả năng sinh lời trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, đi kèm với đó là rủi ro cao hơn, đòi hỏi nhà đầu tư phải có kinh nghiệm, nhạy bén và chấp nhận mạo hiểm.

Sự khác biệt giữa hai nhóm này cũng ảnh hưởng đến nguồn cung sản phẩm trên thị trường. Nếu người mua ở thực là "động lực" thúc đẩy sự phát triển của các dự án nhà ở vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu an cư lạc nghiệp, thì nhà đầu tư ngắn hạn lại thường "tạo sóng" cho phân khúc cao cấp, đất nền ven đô với tiềm năng sinh lời hấp dẫn.

Theo đó, trong bối cảnh mới, thị trường cũng đặt nhiều kỳ vọng vào nhu cầu ở thực của người mua, đây là yếu tố trụ cột chính để hướng tới phát triển ổn định và bền vững. Theo ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan. com. vn khu vực miền Nam, năm 2024 chứng kiến một "nghịch lý" thú vị: Dù giá bán căn hộ trên thị trường sơ cấp ở cả Hà Nội và TP.HCM đều neo ở mức cao, nhưng sức mua vẫn khá tốt. Kết quả khảo sát của Batdongsan.com.vn cho thấy, có đến 70% môi giới nhận định các dự án chung cư tại Hà Nội đều có lượng giao dịch khả quan, thậm chí "cháy hàng" trong năm 2024. Con số này tại TP.HCM cũng đạt hơn 40%, cho thấy sức hút mạnh mẽ của phân khúc căn hộ, đặc biệt là những dự án đáp ứng tốt nhu cầu ở thực.

"Chung cư luôn là loại hình tiên phong trong các chu kỳ phục hồi của thị trường, bởi lẽ nó hướng đến nhu cầu ở thực, một nhu cầu luôn hiện hữu và bền vững. Lượng giao dịch tăng mạnh tập trung ở những căn hộ có diện tích nhỏ, giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, những dự án được người mua "ưu ái" thường là những dự án đã hoàn thành, hạ tầng hoàn thiện, mật độ xây dựng thấp, đến từ chủ đầu tư uy tín, có tiến độ tốt và chính sách lãi suất ưu đãi", ông Tuấn nhấn mạnh.

Theo nhận định của giới phân tích, thị trường bất động sản Việt Nam đang bước vào "giai đoạn vàng" với nhiều cơ hội để tăng sức bền, tái cấu trúc và phục hồi mạnh mẽ. Dù phân khúc căn hộ bình dân và trung bình đang có xu hướng thu hẹp tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, nhưng đây vẫn là phân khúc chủ đạo, thu hút sự quan tâm lớn từ người mua ở thực, với nhu cầu sở hữu nhà để an cư lạc nghiệp.

Trong bối cảnh như vậy, doanh nghiệp bất động sản cần có chiến lược điều chỉnh sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường, tập trung vào phân khúc nhà ở vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu của người mua ở thực. Đây được xem là "chìa khóa" để giải quyết bài toán thanh khoản, tạo ra dòng tiền ổn định và bảo đảm sự phát triển bền vững cho thị trường. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào các sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thực cũng là lựa chọn an toàn cho các nhà đầu tư, giúp họ thu về dòng tiền thường xuyên và ổn định giá trị tài sản.

23/12/2024

Bất động sản TP.HCM: Dự án được tích cực gỡ vướng, thị trường ấm dần lên 👇👇👇

Mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt quy hoạch,...
23/12/2024

Mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt quy hoạch, cấp phép xây dựng, đặc biệt quản lý chặt việc chuyển đổi công năng nhà ở sang nhà ở kết hợp kinh doanh.

Theo đó, văn bản nêu rõ, qua công tác kiểm tra hiện trường vụ cháy xảy ra tại số 258 Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 136/CĐ-TTg ngày 19-12-2024, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng cháy, chữa cháy.

Nhất là Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24-6-2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh và Văn bản số 4157 của Bộ Xây dựng về tăng cường thực hiện các quy định của pháp luật về xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ, công trình có thiết kế nhiều tầng, nhiều căn hộ.

Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến pháp luật về trật tự xây dựng, an toàn xây dựng và phòng cháy, chữa cháy tại các công trình, cơ sở, địa điểm tập trung đông người.

Bộ Xây dựng đặc biệt yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng, cấp giấy phép xây dựng, chất lượng công trình xây dựng, trật tự xây dựng.

Đáng chú ý, Bộ yêu cầu UBND tỉnh, thành phố lưu ý quản lý việc chuyển đổi công năng sử dụng của công trình hoặc một phần công trình theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.

Kiểm soát việc tuân thủ quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình; các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, cơ quan này yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm về quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.

23/12/2024

Hơn 54.000 bất động sản tồn kho tại TP.HCM 👇👇👇

GIÁ ĐẤT MỚI CAO NHẤT LÊN ĐẾN 695.3 TRIỆU ĐỒNG/M2Nếu so với bảng giá đất cũ theo Quyết định 30 thì bảng giá đất mới tại H...
23/12/2024

GIÁ ĐẤT MỚI CAO NHẤT LÊN ĐẾN 695.3 TRIỆU ĐỒNG/M2

Nếu so với bảng giá đất cũ theo Quyết định 30 thì bảng giá đất mới tại Hà Nội đã khiến cho một số khu vực giá đất vọt cao gấp từ 2 đến 6 lần.

Trong đó, mức giá đất cao nhất của Thủ đô thuộc về quận Hoàn Kiếm với 695,3 triệu đồng/2. Mức giá này tương ứng với đất ở, vị trí 1 của các phố Lê Thái Tổ, Hàng Ngang, Hàng Đào. Trước đó, đất cùng vị trí ở các tuyến phố này có giá là 187,9 triệu đồng/m2, như vậy giá mới điều chỉnh đã cao gấp 3,7 lần bảng giá đất cũ...

Quyết định số 71 có hiệu lực từ ngày 20/12/2024.

Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tiếp nhận hồ sơ của người sử dụng đất trước thời điểm quyết định này có hiệu lực thi hành, giá đất tại bảng giá đất để xác định nghĩa vụ tài chính, thuế và các khoản thu ngân sách từ đất đai được thực hiện theo quy định tại thời điểm nộp hồ sơ.

Được cấp chứng nhận đầu tư từ năm 2008 và bắt đầu giao đất từ năm 2011, nhưng một dự án bất động sản nghỉ dưỡng quy mô g...
23/12/2024

Được cấp chứng nhận đầu tư từ năm 2008 và bắt đầu giao đất từ năm 2011, nhưng một dự án bất động sản nghỉ dưỡng quy mô gần 1.000ha tại Bình Thuận hiện vẫn chưa xác định được giá đất.

Chính quyền địa phương và lãnh đạo doanh nghiệp đã nhiều lần kêu cứu tại các phiên họp với tổ công tác của Chính phủ, nhưng vấn đề cốt lõi là việc xác định giá đất cụ thể vẫn chưa thể thực hiện. Đây là quá trình gặp nhiều khó khăn do việc giao đất kéo dài, chia làm nhiều đợt, trong khi địa phương thiếu dữ liệu và phương pháp xác định giá đất chưa rõ ràng.

Việc không xác định được giá đất khiến dự án không thể tính tiền sử dụng đất để nộp về ngân sách, chưa thống nhất được phương án thu tiền sử dụng đất một lần hay hàng năm. Điều này làm cho pháp lý dự án dở dang, dù chủ đầu tư đã giao dịch bán bất động sản với hàng nghìn khách hàng.

Tương tự, dự án Khu phức hợp Lotte Eco Smart City của Tập đoàn Lotte tại TP.HCM, dù được động thổ vào tháng 9/2022 nhưng do gặp vướng về nghĩa vụ tài chính nên đến nay, dự án vẫn nằm im bất động1.

Hay một dự án khác của Tập đoàn Trung Thủy dù đã cất nóc tầng 40, dự kiến bàn giao cuối năm nay, nhưng vẫn chưa thể mở bán do dự án chưa xác định được giá đất để nộp tiền sử dụng đất2.

Không chỉ những dự án nói trên, tại hầu hết các địa phương trên cả nước, tình trạng "tắc nghẽn" định giá đất khiến nhiều dự án bị đình trệ diễn ra tương đối phổ biến. Theo báo cáo hồi tháng 7/2024 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận, trên địa bàn tỉnh hiện còn 45 dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển hình thức sử dụng đất từ thuê đất trả tiền hằng năm sang một lần, nhưng đến nay vẫn chưa xác định được giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Đây hầu hết là những dự án quy mô lớn, kéo dài nhiều năm liền, thậm chí đã xây dựng nhiều công trình, nhà ở và đi vào kinh doanh, nhưng đến nay vẫn bế tắc vì không xác định được giá đất.

Còn tại TP.HCM, thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vào cuối năm 2023 cho biết, trên địa bàn TP có khoảng 156 dự án đang "trùm mền", trong đó 60 - 70% bị tắc ở khâu định giá đất để tính tiền sử dụng đất. Đến nay sau nhiều năm kiến nghị tháo gỡ khó khăn, các dự án bị vướng liên quan đến định giá đất vẫn "đứng hình".

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã có văn bản gửi Sở Tài chính TP về danh sách 22 dự án dự kiến trình Hội đồng thẩm định giá đất thành phố thẩm định trong quý IV/2024. Tuy nhiên, theo HoREA, trong số 22 dự án TP đề xuất sẽ thẩm định giá để tính tiền sử dụng đất, chỉ một số ít nằm trong danh sách mà Hiệp hội kiến nghị tháo gỡ nhiều năm qua. Còn không ít dự án hơn 20 năm vẫn chưa được đóng tiền sử dụng đất nhưng lại không được đưa vào danh sách lần này.

Để tìm hiểu thêm về những nguyên nhân và hậu quả mà tắc nghẽn định giá đất gây ra, mời bạn đọc bài viết dưới đây 👇

20/12/2024

Hà Nội tăng cường kiểm tra hoạt động các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn 👇👇

Ông Lưu Quang Tiến, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Tài chính - Bất động sản Đất Xanh Services (DXS-FERI) nhận định, thị...
20/12/2024

Ông Lưu Quang Tiến, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Tài chính - Bất động sản Đất Xanh Services (DXS-FERI) nhận định, thị trường bất động sản đang bước vào bối cảnh mới, cuộc chơi mới, khi các luật quan trọng liên quan đến bất động sản chính thức có hiệu lực. Các bên đều đã có những nhịp điều chỉnh và tham gia thị trường với tâm thế mới, hành động mới. Sau giai đoạn phòng thủ đầy thận trọng, thị trường dần chuyển sang giai đoạn tấn công với nhiều điểm đáng chú ý. Niềm tin của người mua nhà và nhà đầu tư tiếp tục được cải thiện nhờ những tín hiệu tích cực hơn từ thị trường và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

"Thị trường đã đi qua vùng đáy chữ U, có sự tăng trưởng trở lại và tiếp tục có dấu hiệu tăng nhẹ đến hết năm nay, hướng đến việc phát triển khả quan hơn từ năm 2025, dự kiến phục hồi vào năm 2026. Trong tháng cuối năm 2024, Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện bộ khung pháp lý cùng các văn bản hướng dẫn để sớm đưa các luật liên quan bất động sản vào thực tiễn. Song song, việc tiếp thu ý kiến từ các bên sẽ chuyển dần sang giai đoạn triển khai, giám sát, điều phối thực hiện; từ đó kiến tạo môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở hơn", ông Lưu Quang Tiến đánh giá.

Cũng bàn về thể chế, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam đang bước vào giai đoạn cải thiện chất lượng thể chế. Những cải cách pháp luật quan trọng, như các luật mới sửa đổi nhiều luật liên quan đến đất đai, kinh doanh bất động sản và nhà ở, đang được triển khai mạnh mẽ. Sự đồng bộ hóa trong hệ thống pháp luật sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản. Đây là tín hiệu lạc quan cho năm 2025 khi thể chế pháp lý ngày càng minh bạch và hiệu quả.

Song, chuyên gia này cũng bày tỏ băn khoăn về nghịch lý giá cả bất động sản hiện tại. Việc các địa phương áp dụng bảng giá đất mới, dựa trên giá thị trường, có thể tạo ra mặt bằng chi phí cao hơn, khiến giá bất động sản khó giảm, ngay cả khi cung tăng. Điều này có thể làm giảm khả năng hấp thụ của thị trường, đặc biệt với các dự án cao cấp, và kéo theo sự chững lại của toàn thị trường.

"Chính phủ cần nghiên cứu điều chỉnh chi phí liên quan đến đất đai để đảm bảo mức giá phù hợp hơn, từ đó kích thích sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản. Với những cải tiến về chất lượng, năm 2025 sẽ là một năm khởi sắc cho thị trường, mang lại những cơ hội lớn cho các nhà đầu tư và người dân", TS. Nguyễn Văn Đính kỳ vọng.

CẦN NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM VÀ CHẾ TÀI XỬ LÝ TRONG VẤN ĐỀ LẬP QUY HOẠCHTS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch ...
19/12/2024

CẦN NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM VÀ CHẾ TÀI XỬ LÝ TRONG VẤN ĐỀ LẬP QUY HOẠCH

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam - cho rằng, dự án chậm triển khai có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ công tác quản lý. Để hạn chế tình trạng dự án treo, việc phân công, phân cấp cần phải được cụ thể và phải xử lý vi phạm quyết liệt hơn nữa.

Trong khi đó, về vấn đề này, ThS. Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý đầu tư, bất động sản - cho rằng, việc nâng cao trách nhiệm và chế tài xử lý đối với cơ quan, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về rà soát và điều chỉnh quy hoạch sẽ giúp nâng cao chất lượng về việc lập quy hoạch. Bởi bản chất của quy hoạch là mang tính dự báo.

Về mặt pháp lý, ông Nguyễn Văn Đỉnh đồng tình với quan điểm cần nâng cao trách nhiệm và chế tài xử lý đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện lập quy hoạch, để quy hoạch, dự án treo trong thời gian dài mà không có hướng giải quyết. Bởi hiện nay, đã có các quy định của pháp luật về dự án treo trong bao nhiêu lâu thì người dân được quyền có ý kiến để hủy bỏ, bồi thường nếu không triển khai.

"Việc phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức sẽ dẫn đến các quy hoạch chồng chéo, chậm triển khai và cuối cùng là dẫn đến hệ lụy ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, cuộc sống người dân và môi trường đầu tư", ông Đỉnh nói.

Do đó, vị chuyên gia này cho rằng, cơ quan Nhà nước phải thực hiện đúng quản lý về quy hoạch, phải rà soát quy hoạch theo đúng thời hạn, điều chỉnh hoặc hủy bỏ những quy hoạch không triển khai được.

Để tìm hiểu thêm về các giải pháp xoay quanh câu chuyện tháo gỡ dự án treo, chậm triển khai, mời bạn đọc bài viết dưới đây 👇👇👇

THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN ĐANG TRONG GIAI ĐOẠN "Ủ MẦM"Theo thống kê từ VietstockFinance, tính đến cuối tháng 9/2024, tổng ...
19/12/2024

THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN ĐANG TRONG GIAI ĐOẠN "Ủ MẦM"

Theo thống kê từ VietstockFinance, tính đến cuối tháng 9/2024, tổng giá trị "của để dành" của 115 doanh nghiệp bất động sản đã vượt mốc 140.7 ngàn tỷ đồng, tăng gần 12% so với đầu năm.

Trong số đó, COMA 18 và HUD1 ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng nhất, lần lượt gấp 10.6 lần và 6.9 lần so với đầu năm. Đáng chú ý, dù lãi ròng 9 tháng đầu năm gần như đi ngang, "của để dành" của Đầu tư Hải Phát vẫn tăng đến 87%, tiếp cận mốc 1.1 ngàn tỷ đồng nhờ vào các dự án The Vesta, HP Intermix Bắc Giang và HP Galaxy Cao Bằng.

"Tân binh" sàn HOSE - Taseco (TAL) cũng gây ấn tượng mạnh với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng đột biến, đồng thời "của để dành" tăng 73% nhờ vào các dự án như: Alacarte Hạ Long, N01-T6 Đoàn Ngoại giao, Central Riverside...

Dẫn đầu về giá trị "của để dành" vẫn là những "ông lớn" như Vinhomes với hơn 50.4 ngàn tỷ đồng (tăng 38%) và NoVa với gần 20.3 ngàn tỷ đồng (tăng 6%). Sự tăng trưởng này đến từ việc mở bán thành công các phân khu mới tại Vinhomes Royal Island và các dự án khác.

Bên cạnh đó, nhóm bất động sản khu công nghiệp cũng ghi nhận tín hiệu tích cực. Tổng Công ty IDICO (IDC) có mức tăng "của để dành" 8%, đạt hơn 6.1 ngàn tỷ đồng, chủ yếu nhờ quỹ đất cho thuê và các dự án shophouse.

Mặt khác, tâm lý chờ của khách hàng đang dần được tháo gỡ, theo đó lượng tiền mua trả trước của doanh nghiệp mới có thể tăng trở lại như đã thống kê.

Theo ông Lê Bảo Long, Giám đốc Chiến lược Batdongsan. com. vn, nhu cầu mua bất động sản luôn hiện hữu, đặc biệt là từ các gia đình trẻ. Các cặp vợ chồng son đang là lực lượng chủ yếu tìm mua nhà. Theo khảo sát của đơn vị này, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong vòng một năm tới.

Bên cạnh đó, xu hướng tìm mua bất động sản thứ cấp đang tăng lên do nguồn cung sơ cấp khan hiếm và giá cả vẫn neo ở mức cao. Khảo sát cũng chỉ ra những chủ đầu tư lớn được người mua nhà tin tưởng. Tại Hà Nội, Vinhomes, Ecopark, Sun Group, Novaland, Sunshine là những cái tên quen thuộc. Còn tại TP.HCM, Vinhomes, Novaland, Hưng Thịnh, Khang Điền, Đất Xanh là những lựa chọn hàng đầu.

Ông Lê Bảo Long cho hay: "Người mua đang chờ đợi những tín hiệu tích cực từ thị trường. Việc lãi suất ngân hàng hạ so với năm 2023 và các chính sách pháp lý mới được ban hành đã tạo tâm lý tốt hơn cho người dân tìm kiếm mua bán bất động sản".

Ở góc nhìn khác, giới chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù "của đề dành" có tăng trưởng nhưng do đặc thù của ngành bất động sản, doanh thu chỉ được ghi nhận khi dự án hoàn thành và bàn giao. Vì vậy, sự phục hồi của thị trường chưa thể hiện rõ nét trên báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm. Nói cách khác, các doanh nghiệp đang "gặt" được nhiều tín hiệu lạc quan, nhưng thành quả thực sự sẽ chỉ được nhìn thấy rõ ràng hơn trong thời gian tới khi các dự án hoàn thành và bàn giao.

Có thể thấy, thị trường bất động sản đang trong giai đoạn "ủ mầm", chờ ngày "bùng nổ". Việc "của để dành" tăng là một tín hiệu đáng mừng, nhưng các doanh nghiệp cần tiếp tục nỗ lực, đẩy mạnh tiến độ xây dựng, hoàn thiện dự án và bàn giao cho khách hàng để ghi nhận doanh thu, thực sự khẳng định sự trở lại của thị trường.

Số liệu từ Global Property Guide cho thấy, giá bán bất động sản Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng so với thế giới. T...
19/12/2024

Số liệu từ Global Property Guide cho thấy, giá bán bất động sản Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng so với thế giới. Theo đó, tăng trưởng giá 5 năm của Việt Nam đạt mức 59%, cao hơn nhiều quốc gia khác như Mỹ (54%), Úc (49%), Nhật Bản (41%), Singapore (37%)…

Còn theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), giá nhà ở trên cả nước đã tăng trưởng bình quân hai chữ số mỗi năm trong suốt một thập kỷ qua. Đặc biệt, kể từ năm 2018 đến nay, khi chính sách liên quan đến nguồn vốn cùng công tác quản lý thị trường bất động sản được kiểm soát chặt chẽ hơn, đã khiến nguồn cung nhà ở sụt giảm nghiêm trọng trong khi nhu cầu về nhà ở không ngừng tăng. Thực tế này kéo giá bất động sản, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM và các khu vực phát triển kinh tế trọng điểm tăng trưởng mạnh mẽ, vượt xa tốc độ tăng trưởng thu nhập của người dân. Điều này khiến việc sở hữu một căn nhà ở thương mại tại các đô thị trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Với mặt bằng giá nhà ở thương mại hiện tại, VARS cho rằng, ngay cả khi giá nhà giảm một nửa, nhiều người thuộc nhóm thu nhập trung bình và thu nhập thấp vẫn khó có khả năng sở hữu.

Trong bối cảnh đó, người dân có thu nhập trung bình, thu nhập thấp chỉ có thể trông chờ vào nhà ở xã hội. Tuy nhiên, dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn theo dõi sát sao, chỉ đạo, điều hành tích cực, nhiều thành phố lớn vẫn hạn chế trong phát triển nhà ở xã hội.

Thông tin mới đây từ Bộ Xây dựng cho biết, năm 2024, cả nước đặt mục tiêu phát triển 130.000 căn nhà ở xã hội, song đến nay mới chỉ hoàn thành được 21.000 căn, tương ứng hơn 16% kế hoạch.

Do đó, với người lao động thu nhập thấp, việc tiết kiệm để mua một căn nhà tại khu vực đô thị đã, đang và sẽ tiếp tục trở thành một mục tiêu xa vời.

Việc giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt trong thời gian qua là một hiện tượng đáng phải lưu tâm, cho thấy nhiều yếu tố p...
19/12/2024

Việc giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt trong thời gian qua là một hiện tượng đáng phải lưu tâm, cho thấy nhiều yếu tố phi lý, không loại trừ hoạt động thổi giá, đồn đoán và giao dịch ảo. Hiện tượng mâu thuẫn cung - cầu cũng được xem là một dấu hiệu rõ ràng của thị trường bất động sản không lành mạnh.

Thực tế, khi một nhóm người chủ động đẩy giá lên qua các tin đồn, thao túng và làm giá tăng "vô cớ", nhưng không có sự tương ứng từ phía người mua sẽ dẫn đến tình trạng thị trường bị chia rẽ. Một nhóm thì tăng giá, dựa vào việc tạo ra các thông tin không chính xác để duy trì giá trị tài sản của mình, trong khi nhóm còn lại kiên quyết không mua vì nhận thấy mức giá đã quá cao so với giá trị thực.

Cung cầu không đồng bộ, tức là người mua có nhu cầu nhưng không chấp nhận mức giá và người bán không thể bán vì giá đã bị đẩy lên cao hơn khả năng thanh toán của người mua. Trong một thị trường lành mạnh, cung và cầu phải có sự tương thích, tức là cung cấp sản phẩm phù hợp với khả năng chi trả và nhu cầu của người mua.

Khi cung không thể gặp cầu, giao dịch sẽ giảm, dòng tiền không thể lưu thông, các dự án không được triển khai, dẫn đến nguồn cung bị "đóng băng" và người dân không thể tiếp cận được nhà ở giá hợp lý.

Tất cả những bất cập trên khiến nhóm người lao động có thu nhập trung bình và thấp ngày càng khó khăn hơn trong việc tìm mua được nhà với giá hợp lý, trong khi đồng lương của họ vẫn chưa đủ để bắt kịp với tốc độ tăng giá nhà.

Theo GS.TSKH. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

19/12/2024

Tinh giản bộ máy hành chính: Cuộc "Đổi mới lần 2" của đất nước 🔥🔥

Để Việt Nam có thể tăng trưởng GDP hai con số trong kỷ nguyên vươn mình, điều kiện tiên quyết là một sự cải cách thể chế...
19/12/2024

Để Việt Nam có thể tăng trưởng GDP hai con số trong kỷ nguyên vươn mình, điều kiện tiên quyết là một sự cải cách thể chế mạnh mẽ và toàn diện nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn đang cản trở động lực phát triển. Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền minh bạch, hiệu lực, hiệu quả.

Nếu thực hiện tốt, đây sẽ là đòn bẩy để giải phóng các nguồn lực và khơi dậy tinh thần tự cường của dân tộc. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng chỉ rõ rằng việc cải cách này có thể giúp tăng trưởng GDP đạt hai con số trong nhiều năm liên tục, tương tự như các nền kinh tế từng thành công như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản trong giai đoạn cất cánh.

Cùng với cải cách thể chế, Việt Nam cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ dựa vào đầu tư và lao động giá rẻ sang tăng trưởng dựa trên năng suất, đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ. Theo Tổ chức Năng suất châu Á (APO), năm 2020, năng suất lao động theo giờ của Việt Nam đạt 6,4 USD, chỉ bằng 2/3 so với Philippines, chưa bằng một nửa so với Thái Lan và khoảng 1/10 so với Singapore. So với các nền kinh tế lớn, năng suất lao động của Việt Nam bằng 15,4% của Mỹ, 24,7% của Hàn Quốc và 59% của Trung Quốc. Muốn tăng trưởng bứt phá, cần có chiến lược đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển (R&D), chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và kinh tế xanh.

Theo Tổng Bí thư, phát triển công nghiệp hiện đại và công nghệ cao là chìa khóa để Việt Nam bước vào nhóm nước công nghiệp phát triển. Cùng với đó, cần đẩy nhanh phát triển hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, logistics và hạ tầng số. Trong 10 năm tới, Việt Nam cần đầu tư khoảng 30-40 tỷ USD mỗi năm vào phát triển hạ tầng để đạt mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là điều kiện không thể thiếu. Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định, phát triển con người là trung tâm của chiến lược phát triển quốc gia. Hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 26%, trong khi các nước như Hàn Quốc hay Singapore đã vượt ngưỡng 70-80%. Do đó, cần có chính sách đột phá trong đào tạo, tái đào tạo lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số.

Việt Nam cũng phải tận dụng tối đa nội lực và ngoại lực để huy động các nguồn lực phát triển. Kinh tế tư nhân cần thực sự trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, đóng góp trên 60% GDP vào năm 2030. Song song với đó, Việt Nam cần thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) có chọn lọc, tập trung vào các ngành công nghệ cao và chuỗi giá trị toàn cầu, tránh tình trạng FDI chỉ khai thác lao động giá rẻ mà không chuyển giao công nghệ.

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát rủi ro cũng là điều kiện đủ để tăng trưởng bền vững. Việt Nam cần duy trì lạm phát ở mức thấp, dưới 4%/năm và đảm bảo các cân đối lớn như ngân sách, nợ công và cán cân thương mại. Đặc biệt, cần kiểm soát chặt chẽ nợ công, hiện chiếm khoảng 37-40% GDP, để tránh rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính như một số nước đang phát triển khác.

Cuối cùng, công cuộc phòng chống tham nhũng và lãng phí phải được đẩy mạnh hơn nữa, đúng như Tổng Bí thư đã chỉ đạo trong Quy định 178-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng chống tiêu cực trong xây dựng pháp luật. Tham nhũng, lãng phí không chỉ làm suy yếu niềm tin mà còn gây tổn thất lớn về nguồn lực phát triển. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, nếu giảm thiểu tham nhũng, năng suất lao động của Việt Nam có thể tăng thêm từ 10-15%.

Theo TS. Nguyễn Sĩ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Chia sẻ về xu hướng đầu tư, ông Ngô Hữu Trường, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh nhìn nhận, tình trạng khan hiếm ng...
18/12/2024

Chia sẻ về xu hướng đầu tư, ông Ngô Hữu Trường, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh nhìn nhận, tình trạng khan hiếm nguồn cung căn hộ thương mại sơ cấp đang trở nên vô cùng cấp thiết tại phía Nam Hà Nội, đặc biệt là khu vực Tây Nam Linh Đàm. Với những dự án chung cư đã hoàn thành, không ít dự án chưa đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Điều này thể hiện rõ qua tình trạng thiếu hầm để xe, quá tải thang máy...

Chính vì vậy, theo ông Trường, khu Nam Hà Nội hiện nay đang rất cần các dự án căn hộ, đặc biệt là dự án nhà ở all - in - one được quy hoạch bài bản, đủ quy mô. Đây cũng chính là phân khúc có nhiều triển vọng cho những chủ đầu tư, nhà phát triển bất động sản và cho cả khách hàng khi đầu tư tại khu vực này, bởi đáp ứng 3 yếu tố: Tính cơ hội, tính thời điểm và tính khan hiếm.

"Cơ hội là các chủ đầu tư, nhà phát triển bất động sản có thể đón đầu đà tăng trưởng kinh tế, đón đầu nhu cầu cấp thiết sở hữu nhà trong bối cảnh lực cầu nhiều hơn lực cung và mong muốn nâng cấp chất lượng sống của hàng trăm ngàn cư dân phía Nam Thủ đô. Về tính thời điểm, đây là thời điểm hợp lý cho khách hàng nắm bắt đà tăng trưởng nguồn cung căn hộ của Hà Nội, nhanh tay sở hữu dự án được quy hoạch mới với chất lượng tốt hơn, đáp ứng chuẩn sống cao hơn của cư dân. Còn về tính khan hiếm, theo nhiều báo cáo nghiên cứu thị trường, nguồn cung căn hộ mới, đặc biệt là căn hộ đáp ứng chuẩn sống, căn hộ đầy đủ tiện ích rất khan hiếm. Đây sẽ là cơ hội cho các dự án all-in-one đến với khách hàng nhanh chóng nhất", ông Ngô Hữu Trường nhìn nhận.

Cho rằng giá chung cư có giá trị sử dụng thật (để ở hoặc cho thuê) ghi nhận tăng mạnh trong những năm qua và thời gian tới vẫn sẽ tiếp tục đà tăng, ông Nguyễn Văn Ngọc, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn RB cũng đưa ra lời khuyên, các nhà đầu tư và khách hàng nên cân nhắc lựa chọn những dự án đảm bảo được tính quần thể, tính tiện lợi bao gồm đầy đủ tiện ích, dịch vụ như trường học và xung quanh đã hình thành được quần thể dân cư đông đúc.

"Hiện nay, để một dự án có thể đưa vào bán hàng thì sẽ phải mất trung bình khoảng 2-3 năm, vì quá trình xử lý các thủ tục pháp lý kéo dài khá lâu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm nên tính khan hiếm của các sản phẩm có vị trí nằm tại lõi nội đô, từ vành đai 3 trở vào. Và cũng phải nhìn nhận rằng, hiện nay không phải dự án nào cũng có đủ yếu tố all -in -one, đa phần các dự án có quỹ đất hạn chế, chỉ đủ xây một toà nhà mà không bao gồm các tiện xung quanh", ông Ngọc cho biết thêm.

Bà Nguyễn Minh Chi, Phó Tổng giám đốc Phú Tài Land bổ sung, về mặt chính sách, Hà Nội đang có xu hướng mở rộng và phát triển để đáp ứng nhu cầu sinh sống và làm việc của người dân từ khắp nơi đổ về. Đối với dòng tiền để đầu tư phân khúc chung cư, bà Chi cho rằng vốn ban đầu của nhà đầu tư có thể thấp hơn so với đầu tư vào các loại sản phẩm khác. Tuy nhiên hiện tại thị trường không có nhiều nguồn cung. Để minh chứng, bà Chi cho biết, ở TP. Hà Nội, tại khu vực quận Hoàng Mai tiếp giáp với Thanh Xuân, đối với sản phẩm cao tầng chỉ có dự án Hanoi Melody Residences đang triển khai có đáp ứng các tiêu chí all-in-one.

Tại dự án Hanoi Melody Residences, chủ đầu tư xây dựng trường mầm non trong khuôn viên dự án, cùng với đó là công viên nội khu, hồ bơi, vườn gym, 3 tầng hầm đỗ xe thông minh… đáp ứng đầy đủ nhu cầu an cư của các gia đình. Bên cạnh vị trí thuận tiện, dễ dàng kết nối với các tiện ích thương mại - giáo dục - y tế trọng điểm của thành phố, dự án còn thừa hưởng các mảng xanh công cộng bao bọc xung quanh, để trở thành một dự án đáng sống cho thế hệ cư dân bền vững. So với tiện ích và các dự án trong khu vực, giá bán của dự án được đánh hợp lý, ở mức 60-65 triệu đồng/m2.

Trên thực tế, phân khúc căn hộ đảm bảo các tiêu chí "all-in-one" đang góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho thị trường bất động sản phía Nam Hà Nội khi nhu cầu bật tăng và các tiêu chuẩn lựa chọn dự án để an cư và đầu tư tại khu vực này ngày càng được nâng cao.

Dân số và tốc độ đô thị hóa của Việt Nam cho thấy nhiều cơ hội cho tăng trưởng nhu cầu bất động sản. Xu hướng gia đình n...
18/12/2024

Dân số và tốc độ đô thị hóa của Việt Nam cho thấy nhiều cơ hội cho tăng trưởng nhu cầu bất động sản. Xu hướng gia đình nhỏ hơn cũng thúc đẩy nhu cầu mua bất động sản cho thế hệ sau thừa kế và hành trình tự sở hữu nhà của người trẻ. Ngoài ra, về mặt văn hóa, người Việt Nam có nguyện vọng lớn với việc sở hữu bất động sản trong đời.

Tuy tỷ lệ sở hữu bất động sản cao, song, so sánh lương trung bình và giá nhà của thời xưa - nay, có thể thấy không riêng Gen Z hiện nay mà người trẻ Việt, dù ở thời buổi nào cùng gặp không ít khó khăn trong việc tự mua nhà.

Thời điểm năm 2004, một cá nhân thuộc thế hệ 7x mất khoảng 31,3 năm thu nhập để mua được một căn chung cư (60m2) giá 0,6 tỷ đồng, trong điều kiện lãi suất huy động là 7,4%. Sau 10 năm, số năm thu nhập để một cá nhân thuộc thế hệ 8x mua được căn hộ như trên là 22,7 năm. Giá căn hộ đã tăng lên 1,5 tỷ đồng trong khi lãi suất huy động giảm còn 6%.

Đến năm 2024, một cá nhân 9x cần 25,8 năm thu nhập để mua căn hộ trên (giá 3 tỷ đồng) trong điều kiện lãi suất huy động là 4,5%. Tuy số năm thu nhập và lãi suất đã giảm dần theo thời gian nhưng nhìn chung, người trẻ thuộc các thế hệ vẫn cần nỗ lực trong thời gian dài mới có thể tự sở hữu nhà.

Dù vậy, người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung vẫn kỳ vọng cao về việc sở hữu bất động sản trong đời, với các lý do phổ biến gồm lợi suất cao và ổn định, thị trường tài chính chưa phát triển, sự công nhận từ xã hội và tài sản – nơi sinh sống cho gia đình.

Để tìm hiểu thêm, mời bạn đọc bài viết dưới đây 👇👇👇

Address

Biển Mỹ Khê, Đường Võ Nguyên Giáp, Q. Sơn Trà, TP Đà Nẵng
Hanoi
10000

Telephone

+84986321888

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tạp chí điện tử Reatimes posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Tạp chí điện tử Reatimes:

Share

Category

TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ REATIMES

Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA)

Tổng biên tập: Phạm Nguyễn Toan

Ủy viên Ban biên tập - Tổng TKTS: Bùi Văn Khương

Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes.vn)