Cùng con khôn lớn

Cùng con khôn lớn Cùng ba mẹ đồng hành trên con đường phát triển của con yêu

Lợi ích khi kể chuyện cho bé : 1. Dạy con những thói quen tốt 2. Giúp bé hiểu rõ văn hóa 3. Phát triển tư duy ngôn ngữ 4...
19/11/2023

Lợi ích khi kể chuyện cho bé :
1. Dạy con những thói quen tốt
2. Giúp bé hiểu rõ văn hóa
3. Phát triển tư duy ngôn ngữ
4. Cải thiện kỹ năng nghe
5. Tăng khả năng sáng tạo và tưởng tượng của trẻ
6.Bình tĩnh đối mặt với khó khăn
Quá nhiều lợi ích từ 1 cuốn truyện mà chỉ có 45k thôi ạ

– Tên sách: Tô màu sáng tạo 10K (Phát triển Tư duy) - Song ngữ Việt - Anh+ Mỗi trang gồm các hình ảnh minh họa, từ ...
18/11/2023

– Tên sách: Tô màu sáng tạo 10K (Phát triển Tư duy) - Song ngữ Việt - Anh

+ Mỗi trang gồm các hình ảnh minh họa, từ vựng Tiếng Anh và Tiếng Việt cho bé học chữ và có hình để bé tô màu.
+ Các hình ảnh sẽ được thiết kế và in theo từng chủ đề lần lượt là : động vật, hoa quả, rau củ, các loài hoa, phương tiện giao thông, thành viên gia đình, đồ vật, nghề nghiệp, thời tiết.
+ Bìa cứng chắc chắn, màu sắc tươi sáng
+ Các mẫu vẽ rõ ràng, minh họa chi tiết cho bé
Cách chơi:
+ Bé có thể dùng bút màu sáp hoặc bút dạ sáng tạo và phối hợp các màu sắc để tô và vẽ nên hình vẽ hoàn chỉnh.
+ Bé quan sát và học tiếng anh các từ với hình ảnh đi kèm
Giá chỉ 50k thôi bố mẹ ơi

ĐỂ NHÀ MÌNH THƠM NHƯ "SPA"Các mẹ thân mến,Nhà là nơi chúng mình "trú bão", dù ngoài kia có bao nhiêu bão giông thì sau c...
05/08/2023

ĐỂ NHÀ MÌNH THƠM NHƯ "SPA"

Các mẹ thân mến,

Nhà là nơi chúng mình "trú bão", dù ngoài kia có bao nhiêu bão giông thì sau cánh cửa nhà, là khoảng không gian thuộc về mình. Ghi dấu những khoảng thời gian vui tươi, hạnh phúc (đôi khi là cả những cãi vã nữa, nhưng không sao, chiến tranh là để đi đến hòa bình, hạnh phúc - nhò

21/07/2023

Học mà chơi- chơi mà học !
Tránh xa ti vi , điện thoại mà còn giúp bé tiếp cận với môn toán và tập đọc. Là nền tảng vào lớp 1 thật vui vẻ, nhẹ nhàng.
Sách được thiết kế bắt mắt, tính tương tác cao giúp bé làm quen với các chủ đề nhận dạng con số, hình khối cũng như đánh vần, tập đọc bố mẹ ạ

Chỉ với 199k( giá bìa 399k) ba mẹ đã cho con nền tảng giáo dục tuyệt vời rồi. Nhanh tay ib nhé


Dạy con đúng cáchCác mẹ vào xem, con đã làm được những việc gì rồi nào!
20/07/2023

Dạy con đúng cách

Các mẹ vào xem, con đã làm được những việc gì rồi nào!

📌 BÌNH TĨNH - BÌNH ANMuốn làm được việc lớn, bạn nhất định phải rèn được sự bình tĩnh.Bình tĩnh để suy xét mọi việc, bìn...
17/07/2023

📌 BÌNH TĨNH - BÌNH AN

Muốn làm được việc lớn, bạn nhất định phải rèn được sự bình tĩnh.

Bình tĩnh để suy xét mọi việc, bình tĩnh để phát ngôn cẩn thận.

Bình tĩnh là chìa khóa để thành công. Trong công việc, bình tĩnh giúp bạn nhìn ra đâu là đồng nghiệp tốt, đâu là đối tác uy tín. Bình tĩnh giúp bạn nhìn đâu là kẻ lợi dụng, đâu là người chỉ nghĩ cho bản thân.
Bình tĩnh là chìa khóa để yêu thương. Có mối quan hệ nào không tránh khỏi xích mích, hiểu lầm hay giận hờn tranh cãi. Một phút cảm xúc lên ngôi, đầu nóng hừng hực dễ dẫn tới hành động, lời nói sai trái.
Bình tĩnh giống như một dòng suối trong mát làm dịu nhẹ sự bực bội.

Tỉnh táo, cẩn thận, suy ngẫm đường đi nước bước trong sự nghiệp.
Nhẹ nhàng, vui vẻ, thấu hiểu trong gia đình.

Cứ bình tĩnh khắc đời mình bình an!

Thế giới bản tin
Nguồn: Người đọc sách

Những bài đồng giao cho bé thông minh
15/07/2023

Những bài đồng giao cho bé thông minh

Aaaaa! Bố về
14/07/2023

Aaaaa! Bố về

SỐNG MÀ KHÔNG AI GHÉT THÌ QUÁ VÔ VỊ 🥲1. Phải học cách chấp nhận những lời nói không hay về bản thân vì có một điều mà bạ...
11/07/2023

SỐNG MÀ KHÔNG AI GHÉT THÌ QUÁ VÔ VỊ 🥲

1. Phải học cách chấp nhận những lời nói không hay về bản thân vì có một điều mà bạn chắc chắn biết chỉ có điều là bạn quên mất thôi là ai cũng những điểm không hoàn hảo ngay cả đứa chửi bạn cũng thế.
2. Chỉ có những đứa thua kém bạn mới ngồi phán xét soi mói bạn. Những đứa giỏi hơn bạn trước mắt chúng nó đã không có bạn rồi.
3. Tại sao phải cảm thấy đau khổ khi bị ghét nhỉ, ít nhất nên mừng vì dù gì một điểm nào của bạn khiến người ta ghen tỵ mà đem lòng đố kỵ.
4. Người khác ghét bạn là chuyện quá bình thường, bạn không thể khiến họ yêu quý mình vậy hãy để cho lời nói ấy mãi ở sau lưng đi.
5. Tôi thà sống thật với bản thân còn hơn phải sống giả tạo để nhận được lòng thương hại.
6. Nước mắt không phải là nước lã để dễ dàng rơi vì những chuyện không đáng như vậy, tập cách mạnh mẽ đứng lên, vì có đau mới có khôn được.
7. Hãy cảm ơn những kẻ ghét bạn vì ít nhất mặt nạ được lột xuống bạn cũng biết kẻ nào chỉ là bè lũ mà tránh xa.
8. Thời gian bạn dành cho những người yêu thương còn đủ việc gì phải phân phát thời gian của mình cho những kẻ không xứng đáng.
9. Những người thật tâm sẽ nói rằng góp ý cho bạn sửa chữa tốt hơn còn những kẻ nói chỉ để thỏa mãn sự đánh giá của mình sẽ chẳng mong bạn tốt hơn đâu.

- sưu tầm -

Việc giáo dục kĩ năng cho con rất quan trọng ba mẹ nhé. Lưu vào hỏi con thôi nào
08/07/2023

Việc giáo dục kĩ năng cho con rất quan trọng ba mẹ nhé. Lưu vào hỏi con thôi nào

Tập đánh vần Tiếng Việt phiên bản mới. Gồm 2 phần  Phần 1: tập đánh vần  Phần 2: luyện đọc Sách được biên soạn theo chươ...
06/07/2023

Tập đánh vần Tiếng Việt phiên bản mới. Gồm 2 phần
Phần 1: tập đánh vần
Phần 2: luyện đọc

Sách được biên soạn theo chương trình mới nhằm giúp con rèn luyện kĩ năng đánh vần, luyện đọc một cách trôi chảy

Sách có 124 trang
Bìa mềm
Được xuất bản bởi NXB Hà Nội sắc nét, rõ ràng. Chất liệu thân thiện, an toàn cho bé mà chỉ 55.000đ

Vậy các mẹ hãy nhanh tay inbox để được tư vấn nhé

Tôi màu sáng tạo10kSong ngữ Anh Việt- Phát triển tư duy của NXB Hà Nội. Bìa mềm 160 trang chỉ với 55.000 đồng Tô màu vừa...
06/07/2023

Tôi màu sáng tạo10k
Song ngữ Anh Việt- Phát triển tư duy của NXB Hà Nội. Bìa mềm 160 trang chỉ với 55.000 đồng

Tô màu vừa học vừa giúp giúp các bé làm quen với hình dạng, màu sắc, kích thích tư duy với 18 chủ đề
Thú vị, thân quen quanh bé .

Tô màu sáng tạo chính là món quà tặng ba mẹ dành cho con giúp con luyện tô màu và nhận biết các chủ về Đồ vật-Con vật-Luyện chữ

Những bài đồng giao đi theo suốt cuộc đời. Giúp bé luôn làm chủ trong các tình huống. Tặng con
06/07/2023

Những bài đồng giao đi theo suốt cuộc đời. Giúp bé luôn làm chủ trong các tình huống. Tặng con

Nếu bạn đưa cho phụ nữ một căn nhà, họ sẽ tạo ra một tổ ấm.Nếu bạn đưa cho họ thực phẩm, họ sẽ tạo cho bạn một bữa ăn ng...
05/07/2023

Nếu bạn đưa cho phụ nữ một căn nhà, họ sẽ tạo ra một tổ ấm.

Nếu bạn đưa cho họ thực phẩm, họ sẽ tạo cho bạn một bữa ăn ngon.

Nếu bạn tặng họ nụ cười, họ sẽ tặng bạn tr.ái t.im yêu.

Tại sao nuông chiều trẻ em quá mức lại không tốt?Con bạn cần học rằng, chúng có thể sống mà không cần hầu hết mọi thứ. K...
05/07/2023

Tại sao nuông chiều trẻ em quá mức lại không tốt?

Con bạn cần học rằng, chúng có thể sống mà không cần hầu hết mọi thứ. Khi trẻ em nhận được mọi thứ chúng muốn, chúng bắt đầu nghĩ rằng chúng không thể sống thiếu máy điện thoại đời mới nhất hoặc chúng không thể tồn tại nếu không có giày thể thao mới. Điều quan trọng là dạy con bạn sự khác biệt giữa mong muốn và nhu cầu.
Con bạn có thể nghĩ rằng hạnh phúc bắt nguồn từ của cải vật chất. Trẻ em rất dễ bắt đầu suy nghĩ là có nhiều tài sản hơn sẽ giúp chúng có một cuộc sống thỏa mãn hơn.
Khi quá chiều con, bạn có thể gửi tới con một thông điệp rằng, có một mối liên hệ giữa tiền bạc và giá trị bản thân. Của cải vật chất có thể trở thành một biểu tượng địa vị cho những đứa trẻ và chúng sẽ nghĩ rằng, điều quan trọng là phải thể hiện chúng giàu có như thế nào.
Con bạn có thể không coi trọng bất cứ thứ gì. Khi trẻ em có quá nhiều thứ, chúng không thể chăm sóc cẩn thận tất cả những thứ đó. Đứa trẻ có thể không quan tâm khi đồ vật của chúng bị hỏng hoặc bị mất. Do đó, con bạn sẽ không học cách chịu trách nhiệm.
Việc thiếu kỷ luật dạy cho trẻ em rằng chúng không cần phải tuân theo các quy tắc. Khi các quy tắc không được thực thi, trẻ em bắt đầu tin rằng các quy tắc này không áp dụng cho chúng. Chúng sẽ nghĩ rằng chúng được nằm ngoài các quy tắc và cho rằng chúng đặc biệt hơn những người khác.
Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được nuông chiều quá mức phải vật lộn với nhiều vấn đề khi lớn lên. Những người trưởng thành được nuông chiều quá mức khi còn nhỏ cho biết họ có cảm giác bất mãn kinh niên.
Nhiều người trong số họ ăn uống mất kiểm soát và bội chi. Ngoài ra, nhiều người còn nói rằng họ luôn cảm thấy không vui vẻ và gặp khó khăn trong việc đương đầu với thực tế.
Nếu bạn nhận ra mình quá nuông chiều con mình, hãy nhanh chóng tạo ra sự thay đổi tích cực trong gia đình và chấm dứt những hành vi không lành mạnh, có hại cho con bạn.
Khi bạn bắt đầu nói "không" và ngừng nuông chiều con mình quá mức, bạn có thể sẽ thấy con nảy sinh các vấn đề về hành vi. Con bạn có thể sẽ làm mọi thứ trong khả năng để phản đối và phá hoại những nỗ lực của bạn.
Tuy nhiên nếu bạn cư xử hợp lý, mạnh mẽ, có sự am hiểu tường tận vấn đề, bạn sẽ dần thay đổi tình hình, dạy được cho con mình những kỹ năng sống quý giá mà chúng cần để trở thành một người lớn có trách nhiệm.

Nguồn: Dân trí

Tình yêu của bố ❤️❤️❤️
05/07/2023

Tình yêu của bố ❤️❤️❤️

⏰Giáo dục sớm nên bắt đầu từ khi nào?Khái niệm “giáo dục sớm” hiện nay đã trở nên rất quen thuộc với nhiều bậc phụ huynh...
04/07/2023

⏰Giáo dục sớm nên bắt đầu từ khi nào?
Khái niệm “giáo dục sớm” hiện nay đã trở nên rất quen thuộc với nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên việc giáo dục sớm như thế nào là phù hợp thì vẫn còn đang là một câu hỏi được bỏ ngỏ với nhiều người. Vậy thực ra, giáo dục sớm nên bắt đầu từ khi nào để mang lại hiệu quả tối đa cho con trẻ?
Nếu ta trồng một cái cây và để nó tự phát triển thì có thể nó sẽ không sống được, cũng có thể vẫn sống và cao đến 1m, nếu ta chăm sóc nó có thể cao đến 1.5m, chăm sóc tốt hơn nữa có thể được 1.8m, 2m hay hơn thế. Một con người cũng như vậy. Đứa trẻ sinh ra sẵn có 100 phần năng lực, nhưng nếu cứ để một cách tự nhiên thì có thể chỉ phát triển được 20, 30 phần. Nếu được giáo dục tốt có thể khi trưởng thành sẽ phát triển đến 60, 70 phần, hay tốt hơn là được 80, 90 phần. Lý tưởng nhất là đứa trẻ được giáo dục để phát huy được đủ 100 phần năng lực của mình. Nhưng năng lực của trẻ tồn tại theo quy tắc giảm dần: Nếu được giáo dục tốt từ khi sinh ra thì có thể đạt được đủ 100 phần, nhưng nếu bắt đầu giáo dục từ khi 5 tuổi thì dù có làm tốt đến mấy cũng chỉ phát huy được 80 phần, nếu bắt đầu từ 10 tuổi thì tối đa chỉ được 60 phần. Nghĩa là, thời điểm bắt đầu càng muộn bao nhiêu thì khả năng phát huy năng lực sẵn có cũng giảm đi bấy nhiêu.
Mỗi chúng ta đều có cơ hội để phát triển khả năng của mình, nhưng nếu bỏ qua thời kỳ của sự phát triển đó thì từng thứ một sẽ vĩnh viễn mất đi. Đấy gọi là sự giảm dần khả năng tiềm tàng của trẻ. Và “giáo dục từ sớm là đào tạo nhân tài”chính là ở dựa trên quan điểm đó.
Vì vậy, phụ huynh đừng bỏ lỡ cơ hội ươm mầm và nuôi dưỡng trí tuệ của con ngay từ khi bé còn nhỏ nhé!

Bộ thẻ học thông minh 18 chủ đề kích thước to có những gì ???Song ngữ Anh Việt của nhà xuất bản Hà Nội Định hướng phát t...
03/07/2023

Bộ thẻ học thông minh 18 chủ đề kích thước to có những gì ???

Song ngữ Anh Việt của nhà xuất bản Hà Nội
Định hướng phát triển sớm theo phương pháp Glenn Doman đã được chứng minh nhiều lợi ích giáo dục như:
+ Phát triển tư duy toàn diện
+ Phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng
+ Giúp bé tiếp cận và hòa đồng với thế giới xung quanh
+ Hoàn thiện cả EQ và IQ

Chất liệu giấy in thân thiện với môi trường, màu mực an toàn cho bé.Lại còn được giảm giá 30% nữa chứ
Phù hợp các bé từ 0-6 tuổi
Nào ba mẹ còn chần chừ gì mà không rinh ngay 1 bộ về cùng con khôn lớn nào

7️⃣ CÁCH GIÚP BỐ MẸ DỄ DÀNG “CHẾ NGỰ” CƠN TỨC GIẬN CỦA TRẺ 🌻🌻🌻🌴 Mặc dù tức giận là một trạng thái tâm lý rất bình thường...
19/06/2023

7️⃣ CÁCH GIÚP BỐ MẸ DỄ DÀNG “CHẾ NGỰ” CƠN TỨC GIẬN CỦA TRẺ 🌻🌻🌻
🌴 Mặc dù tức giận là một trạng thái tâm lý rất bình thường và trẻ nên được phép thể hiện cảm xúc này; nhưng nếu cơn giận dữ của trẻ kéo dài sẽ gây khó khăn và mất bình tĩnh cho cả bạn và trẻ.
Tiến sĩ, tâm lý học Ray Levy cho rằng, với những em bé nhỏ, đặc biệt trong độ tuổi từ 1 - 4 chưa phát triển các kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt. Trẻ sẽ có xu hướng la hét, tức giận thay cho những điều mà mình muốn diễn đạt. Mỗi cơn giận dữ xuất phát từ nguyên nhân rất đơn giản: không đạt được mong muốn của trẻ.
Ông cho rằng: “Đối với trẻ từ 1 - 2 tuổi, cơn giận dữ thường xuất phát từ việc cố gắng truyền đạt nhu cầu như: trẻ đói, thay tã, muốn một món đồ chơi nào đó,...nhưng không có kỹ năng ngôn ngữ tốt để nói điều đó. Trẻ cảm thấy thất vọng khi bạn không phản hồi hoặc không phản hồi đúng những gì mà con đang mong muốn được đáp ứng”.
Khi trẻ lên 3 hoặc 4 tuổi, trẻ đã tự chủ hơn. Con đã nhận thức rõ ràng về nhu cầu và mong muốn của mình nên muốn tự khẳng định mình nhiều hơn. Nếu bạn nói hoặc làm những điều không đúng ý trẻ thì sao? Thì con sẽ dễ dàng nổi giận hơn đấy.
Vậy, làm thế nào để hạn chế những “bùng nổ” này ở trẻ? Dưới đây là những cách mà cả các chuyên gia và nhiều bố mẹ khác đều đồng ý và thấy chúng hiệu quả.
1️⃣. Làm các bước để ngăn chặn cơn giận dữ
Đầu tiên, bạn hãy dành nhiều thời gian hơn cho trẻ. Bạn có thể để con lựa chọn trò chơi, trang phục, món ăn,..và khiến cho con cảm thấy mình được quan tâm, chú ý.
Tiếp theo, bạn hãy thường xuyên khen ngợi những hành vi tích cực của trẻ. Khi con càng nhận được sự chú ý của bố mẹ cho hành vi đúng mực thì con càng có khả năng muốn làm lại điều đó nhiều lần.
Nếu như bạn đã đáp ứng nhu cầu, luôn quan tâm đến cảm xúc của con mà những cơn giận dữ vẫn xảy, có thể nguyên nhất xuất phát từ việc con không được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và quá căng thẳng. Vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu con đang đói, buồn ngủ hay quá mệt mỏi thì hãy cho con một bữa ăn nhẹ và đi nghỉ nhé.
Cuối cùng, bạn đừng ngại ngần thừa nhận sai lầm của mình nếu có lỡ la hét, mắng mỏ con trong lúc con đang tức giận. Đôi khi, con cần hiểu rằng mắc sai lầm cũng không sao cả.
2️⃣. Đừng cố gắng trấn tĩnh trẻ
Khi con đang la hét hết cỡ, khóc lóc thật to thì những câu nói như: “Không được khóc!”, “Nín ngay!”, “Bình tĩnh lại ngay!” có vẻ không hiệu quả.
Bởi, khi cơn giận đang đến đỉnh điểm thì trẻ càng không muốn nghe bất cứ điều gì.. Bạn hãy cứ để cơn giận trôi qua nhanh chóng nhất bằng cách cho con một khoảng không gian yên tĩnh để bình tĩnh lại.
Nếu nhận thấy con có dấu hiệu: đánh, đá, cắn hoặc ném đồ đạc, bạn nên ngăn chặn điều này ngay lập tức bằng cách nói rõ ràng với con rằng, con được phép tức giận, khóc lóc nhưng làm tổn thương người khác thì không được.
Trẻ càng hét to, bạn càng nên im lặng. Việc lựa chọn im lặng thay vì la hét, quát mắng sẽ hiệu quả bất ngờ hơn bạn nghĩ đấy. Bởi lẽ, khi con đang tức giận, con thật sự muốn được giải tỏa. Nếu lúc này bạn cũng mất kiểm soát thì chỉ khiến cả hai thêm căng thẳng mà thôi.
3️⃣. Cho trẻ một chút không gian riêng
"Đôi khi, trẻ em cũng cần trút bỏ những cảm xúc muộn phiền. Vì vậy, hãy để con được làm điều đó" - Linda Pearson, tác giả cuốn sách "Phép màu kỷ luật" nói.
Khóc cũng khiến tâm trạng con được tốt hơn. Nước mắt được tìm thấy có chứa cortisol - hormone gây căng thẳng, và khóc giúp làm giảm huyết áp, nhịp tim. Khóc cũng gửi các tín hiệu đến bộ não để giúp làm dịu và thoải mái cơ thể đang bị tổn thương.
4️⃣. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao con lại phản ứng mạnh như vậy
Bất cứ sự giận dữ nào của trẻ cũng có nguyên nhân. Tuy nhiên, chúng ta thường nhìn vào thái độ, hành vi thay vì tìm ra nguyên nhân đằng sau những phản ứng dữ dội của trẻ.
Đối với trẻ mới biết đi, khi ngôn ngữ chưa được phát triển thì việc diễn tả suy nghĩ bằng lời nói thật chẳng dễ dàng gì. Vì vậy, đó chính là nguyên nhân vì sao chúng ta lại thấy lứa tuổi này khóc lóc, ăn vạ, tức giận nhiều đến vậy. Hơn ai hết, bạn cần là người hiểu con và biết con thực sự muốn gì để đáp ứng nhu cầu của con.
Jay Hoecker – bác sĩ nhi khoa ở Rochester, Minnesota cho rằng: “Trẻ em ở độ tuổi này thường vốn từ vựng chỉ có khoảng 50 từ và chưa thể nói nhiều hơn 2 từ một lúc. Giao tiếp của trẻ cũng vì vậy mà hạn chế, nhưng con lại có những suy nghĩ và mong muốn cần được đáp ứng.”
Với độ tuổi này, bạn có thể dạy những từ ngữ đơn giản như: măm măm, ti ti,...để trẻ có thể bảo hiệu cho bố mẹ biết.
Đối với trẻ mẫu giáo, con đang trong độ tuổi muốn thể hiện bản thân mình và khả năng tự lập nhiều hơn. Dù khả năng ngôn ngữ của con đã ổn hơn nhưng kỹ năng xử lý, kiểm soát cảm xúc của con vẫn chưa được rốt. Vì vậy, một bất đồng nhỏ cũng có thể khiến con giận dữ.
5️⃣. Chuyển hướng
Alisa Fitzgerald, một bà mẹ hai con ở, Massachusetts với kinh nghiệm xử lý các cơn ăn vạ của con chia sẻ rằng: "Túi của tôi luôn chứa đầy những thứ có thể gây xao nhãng và bận rộn cho một đứa trẻ như: đồ chơi, đồ ăn nhẹ, sách. Tôi thấy rằng, sự chuyển hướng tập trung có thể giúp tránh khỏi một cuộc “bùng nổ” đầy nước mắt có thể diễn ra.”
Bất cứ khi nào nhận thấy con mình sắp có khả năng nổi giận, cô sẽ mang những thứ có sẵn trong túi ra, mỗi lần một cái để thu hút sự chú ý của đứa trẻ.
Bạn có thể giúp trẻ nhanh chóng vượt ra sự giận dữ một cách tích cực là kéo con ra ngoài. Bạn hãy đưa con đi dạo, đi mua sắm,...Việc này sẽ giúp bình tĩnh lại nhanh hơn.
Trẻ em có khoảng thời gian chú ý khá ngắn, vì vậy chúng cũng sẽ dễ chuyển hướng. Ví dụ, khi bạn cùng con vào siêu thị, con nhất quyết mua một món đồ nào đó mà bạn không thể đáp ứng, bạn có thể chuyển hướng con sang:
“Mẹ chợt nhớ ra là mình cần mua kem, con có thể chọn vị giúp mẹ được không?”
Hoặc: - “Ôi! Con tôm hùm này to quá. Mẹ đố con nó có mấy chân đấy?”
6️⃣. Trao cho con một cái ôm
Đôi khi, tức giận, khóc lóc xuất phát từ nỗi buồn, thất vọng, hoảng sợ và một cái ôm có thể giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn. Bạn có thể nhẹ nhàng ôm con, vỗ về mà không cần nói bất cứ điều gì. Ôm giúp con thấy an tâm và biết rằng bạn đang rất quan tâm đến con ngay cả khi con đang làm sai điều gì đó. Đôi khi trẻ em cũng cần một nơi an toàn để giải tỏa cảm xúc của mình.
Tuy nhiên, bạn không nên ôm trẻ khi cơn giận đang ở cao điểm. Vì lúc này dù chúng ta có làm bất cứ điều gì cũng khiến sự “bùng nổ” diễn ra trầm trọng hơn. Khi nhận thấy các biểu hiện dữ dội ở trẻ giảm đi, cơn khóc có thể vẫn còn nhưng trẻ đã chú ý đến lời nói của người khác thì hãy ôm bé. Bởi, con thật sự rất cần một cái ôm của bạn để xoa dịu những tổn thương vừa trải qua.
7️⃣. Đưa ra phần thưởng
Một trong số những mẹo bạn có thể áp dụng để hạn chế sự giận dữ ở trẻ, đó là đưa ra phần thưởng.
Ví dụ, khi đưa trẻ đến nhà hàng bạn có thể nói với trẻ: “Mẹ yêu cầu tối nay con ngồi ăn tối đàng hoàng. Mẹ nghĩ rằng con sẽ làm được! Nếu con cư xử ngoan, khi về nhà, mẹ sẽ cho con xem TV.”
Cách “hối lộ” sẽ rất hiệu quả đấy, miễn sao điều kiện này đưa ra trước đó, chứ không phải giữa cơn ăn vạ của trẻ.
🙋 Sau khi con vượt qua cơn giận dữ, bố mẹ nên đưa ra quy tắc và kỹ năng để con xử lý chúng ở những tình huống tốt hơn nhé. Việc để con đối mặt với suy nghĩ và cảm xúc của con sẽ giúp con trưởng thành hơn đấy.

𝐓𝐎𝐏 𝟔 𝐥𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐊𝐡𝐨𝐚 𝐡𝐨̣𝐜 𝐠𝐢𝐮́𝐩 𝐜𝐨𝐧 𝐭𝐫𝐨̛̉ 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 đ𝐮̛́𝐚 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐇𝐚̣𝐧𝐡 𝐏𝐡𝐮́𝐜Có rất nhiều cách để mang lại hạnh phúc cho c...
07/06/2023

𝐓𝐎𝐏 𝟔 𝐥𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐊𝐡𝐨𝐚 𝐡𝐨̣𝐜 𝐠𝐢𝐮́𝐩 𝐜𝐨𝐧 𝐭𝐫𝐨̛̉ 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 đ𝐮̛́𝐚 𝐭𝐫𝐞̉ 𝐇𝐚̣𝐧𝐡 𝐏𝐡𝐮́𝐜

Có rất nhiều cách để mang lại hạnh phúc cho con, nhưng cách tốt nhất là hãy giúp con tự cảm nhận và làm mình hạnh phúc. Điều này không phải cha mẹ nào cũng làm được. Cùng 𝐓𝐮𝐚𝐧𝐕𝐢𝐞𝐭 𝐁𝐨𝐨𝐤𝐬 theo dõi 10 mẹo nuôi dạy con hạnh phúc được đúc kết từ những kết quả nghiên cứu khoa học dưới đây nhé!

👉 𝐇𝐚̃𝐲 𝐥𝐚̀ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐨̂𝐧𝐠 𝐛𝐨̂́ 𝐛𝐚̀ 𝐦𝐞̣ 𝐇𝐚̣𝐧𝐡 𝐏𝐡𝐮́𝐜
Khoa học đã chứng minh: Cảm xúc có thể truyền từ người này sang người khác. Bởi vậy cha mẹ hãy luôn giữ trong mình cảm xúc tích cực, luôn luôn vui cười hạnh phúc. Trẻ thơ cũng tựa như những bọt biển: Chúng hấp thụ mọi điều diễn ra xung quanh.

👉 𝐋𝐮𝐨̂𝐧 𝐝𝐚̣𝐲 𝐜𝐨𝐧 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐭𝐨̂́𝐭 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐦𝐨̣𝐢 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢
Cha mẹ hãy dạy con biết rằng việc tạo lập mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh là hết sức quan trọng. Rất đơn giản cha mẹ chỉ cần khuyến khích, hướng dẫn con thể hiện sự thông cảm, sẻ chia với người khác. Nghiên cứu cho thấy, những con người tốt bụng, đối xử tốt với người khác về lâu dài sẽ hạnh phúc hơn.

👉 𝐊𝐡𝐮𝐲𝐞̂́𝐧 𝐤𝐡𝐢́𝐜𝐡 𝐬𝐮̛̣ 𝐧𝐨̂̃ 𝐥𝐮̛̣𝐜 𝐜𝐮̉𝐚 𝐜𝐨𝐧 𝐧𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 đ𝐨̀𝐢 𝐡𝐨̉𝐢 𝐬𝐮̛̣ 𝐪𝐮𝐚́ 𝐡𝐨𝐚̀𝐧 𝐡𝐚̉𝐨
Những phụ huynh quá kỳ vọng vào thành tích của con cái vô tình khiến trẻ cảm thấy áp lực, lo âu và kiệt sức so với những đứa trẻ khác. Thực tế nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được khen ngợi, động viên sẽ tự tin và gan dạ hơn khi đứng trước những thử thách. Cha mẹ hãy giúp con phát huy những điểm mạnh của mình và cho con có cơ hội được sống đúng với lứa tuổi của mình.

👉 𝐂𝐡𝐨 𝐩𝐡𝐞́𝐩 𝐜𝐨𝐧 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐥𝐚̀𝐦 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚 đ𝐢̀𝐧𝐡
Tất cả mọi người đều có mong muốn mình là người có giá trị và cần thiết vì vậy hãy cho phép con có cơ hội để đóng góp và tạo nên những sự khác biệt trong gia đình của bạn. Dù con đang ở độ tuổi nào, hãy tìm một việc công việc ý nghĩa để con có thể giúp đỡ bạn. Việc bố mẹ thường xuyên thừa nhận những đóng góp của con trong gia đình sẽ góp phần nâng cao nhận thức của trẻ trong mối liên kết cũng như khuyến khích sự tự tin - hai hạt giống quan trọng để phát triển niềm hạnh phúc lâu dài.

👉 𝐃𝐚̣𝐲 𝐜𝐨𝐧 𝐭𝐢́𝐧𝐡 𝐤𝐲̉ 𝐥𝐮𝐚̣̂𝐭
Kỷ luật tự giác ở trẻ em là một dấu hiệu của sự thành công trong tương lai. Giống như người lớn, cuộc sống của trẻ nhỏ cũng đối mặt với rất nhiều thay đổi. Việc dạy bé những nề nếp và kỷ luật sẽ giúp bé có cảm giác an toàn và tự phát triển những quy tắc sống của riêng mình. Những nghiên cứu gần đây cho biết, những đứa trẻ chống lại được sự cám dỗ tốt khi lớn lên sẽ sống hạnh phúc hơn.

👉 𝐀̆𝐧 𝐜𝐮̀𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚 đ𝐢̀𝐧𝐡
Nếu bạn cho con thấy rằng một bữa ăn tốt nhất là bữa ăn cùng với cả gia đình (tốt nhất là không có tivi) thì rất có khả năng con bạn sẽ phát triển tình cảm ổn định và theo hướng tập thể hơn. Hãy biến bàn ăn tối trở thành một nơi để cả gia đình trò chuyện, hỏi thăm và chia sẻ những gì đã xảy ra trong ngày. Bạn cũng có thể dạy cho con cách nấu ăn để con tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa tối cùng bố mẹ.

Trên đây là 6 trong số những lời khuyên Khoa học dành cho cha mẹ trên Hành trình nuôi dạy con cái trở thành những đứa trẻ Hạnh Phúc cha mẹ có thể tham khảo và thực hành ngay hôm nay
Sun Books & Toys: Cùng con yêu khôn lớn

06/06/2023
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC QUAN TRỌNG LÀ TẠO THÓI QUEN  “Dạy con từ thuở còn thơ” là lời khuyên nhủ, nhắc nhở của các bậc tiền...
03/06/2023

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC QUAN TRỌNG LÀ TẠO THÓI QUEN

“Dạy con từ thuở còn thơ” là lời khuyên nhủ, nhắc nhở của các bậc tiền bối đối với những người làm cha, mẹ trong cách nuôi dạy con cái.
Thói quen tốt là tài sản quý báu của cả cuộc đời, thói quen xấu là món nợ của cả cuộc đời. Nuôi dưỡng thói quen tốt từ nhỏ có lợi cho cả cuộc đời sau này của trẻ. Một việc nhỏ tưởng chừng như không quan trọng lại ảnh hưởng đến cả cuộc đời con người.

👉👉Những thói quen cơ bản nhất cha mẹ có thể rèn luyện cho con:
✔️ Thói Quen Tốt Về Hành Vi
✔️ Thói Quen Tốt Trong Cuộc Sống
✔️ Thói Quen Tốt Trong Giao Tiếp
✔️ Thói Quen Tốt Về An Toàn
✔️ Thói Quen Tốt Trong Học Tập

Sinh con ra, ai cũng muốn con mình sau này là những người có tài, có đức. Các cụ xưa thường dạy “ dạy con từ thuở còn thơ”, “tiên học lễ, hậu học văn” là muốn nhấn mạnh việc giáo dục con trẻ phải được thực hiện ngay từ khi còn nhỏ.
Vì vậy, để trẻ trở thành những công dân tốt, khỏe mạnh, cha mẹ cần tạo những thói quen tốt cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

🔟 CÁCH ĐỂ HẠN CHẾ LA HÉT VỚI CON 👦👧🙋 Cuộc sống có quá nhiều điều để phân tâm, đặc biệt trong chuyện cân bằng giữa công v...
03/06/2023

🔟 CÁCH ĐỂ HẠN CHẾ LA HÉT VỚI CON 👦👧
🙋 Cuộc sống có quá nhiều điều để phân tâm, đặc biệt trong chuyện cân bằng giữa công việc - tài chính và nuôi dạy con cái. Dù có thường xuyên hay không, nhưng sự la hét chẳng khác gì một quả bom nổ tung khiến bọn trẻ cảm thấy sợ hãi.
Bạn không cô đơn trong cuộc chiến với âm thành này. Dù bạn đang la hét vì quá stress hay chỉ muốn con kỷ luật hơn, thì theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí Hôn nhân và Gia đình vào năm 2003 cho thấy gần 90% trong số gần 1000 phụ huynh được khảo sát đã la hét với con cái của mình. Trong đó, với những gia đình có con trên 7 tuổi thì gần như 100% các bố mẹ đã thừa nhận điều này. cô đơn trong cuộc chiến với âm thành này. Dù bạn đang la hét vì quá stress hay chỉ muốn con kỷ luật hơn, thì theo nghiên cứu công bố trên Tạp chí Hôn nhân và Gia đình vào năm 2003 cho thấy gần 90% tr
Nếu như bạn cho rằng la hét là một cách để kỷ luật, giúp ngăn ngừa những hành vi sai trái ở trẻ, thì một sự thật rằng: Nó không hiệu quả như bạn nghĩ, mà thực tế chỉ khiến mọi việc thêm tồi tệ hơn. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy kỷ luật bằng lời nói khắc nghiệt không ngăn chặn các hành vi đối với thanh thiếu niên mà thực tế còn khiến trẻ tiếp tục làm những điều mà bạn ngăn cấm.
Có thể bản thân chúng ta cũng đã lớn lên bởi đòn roi và la hét của bố mẹ. Mỗi lần đối mặt với bố mẹ như vậy bạn có cảm thấy sợ hãi không? Chắc hẳn con cũng sẽ phải qua những cảm giác tồi tệ mà bạn đã từng nếu như bạn tiếp tục sử dụng lời nói khắc nghiệt và gây tổn thương đến trẻ.
👌 Vậy bố mẹ có thể làm gì để hạn chế sự la hét với trẻ? Dưới đây là 10 hướng dẫn để giúp bạn kiểm soát cảm xúc và lời nói của mình hơn.
1️⃣. Biết nguyên nhân của mình
La hét không phải là ngẫu nhiên. Nó thường xuất phát từ nguyên nhân cụ thể. Đó có thể là bạn quá mệt mỏi với công việc, áp lực về tài chính, bức xúc về người bạn đời, mà chỉ cần trẻ gây ra một hành vi không đúng ý bạn là bạn có thể bùng nổ. Nếu bạn tìm chính xác được nguyên nhân khiến bạn stress thì có khả năng tránh la hét nhiều hơn. Hãy ý thức trước về cảm xúc của mình trước khi đối mặt với trẻ, bởi lẽ nếu bạn tiếp xúc với con mà vẫn đang phải lo lắng, bực dọc về chuyện của mình thì rất dễ mắng con khi con làm gì đó không vừa ý mình.
2️⃣. Đưa ra lời cảnh báo cho trẻ
Thật công bằng khi cảnh báo trẻ em, vì con biết bố mẹ chúng đang cảm thấy như thế nào. Điều này cũng sẽ hạn chế hành vi sai trái của trẻ hơn, trẻ có thể tự giác hơn để không khiến bạn phiền lòng.
Ví dụ, bạn trở về nhà sau một ngày làm việc áp lực, hãy nói với trẻ: “Hôm nay, mẹ rất mệt, vì công việc của mẹ không được suôn sẻ. Vì vậy, mẹ cần thêm thời gian nghỉ ngơi. Con đừng bày bừa quá nhiều đồ chơi, và chơi xong tự giác dọn đồ gọn gàng vào nhé!”
3️⃣. Dành thời gian ra ngoài
Một chiến lược giúp bình tĩnh của Chuyên gia phát triển trẻ em Judy Arnall, đó là đi vào nhà tắm và la hét thật to vào bồn cầu, sau đó xả nước để mọi phiền muộn được cuốn trôi. Thực tế, la hét giúp chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Nhưng vấn đề ở đây là la hét như thế nào, nếu là với những đứa trẻ thì chẳng khác nào “Giận cá chém thớt” cả.
Cách của Judy Arnall tương đương với việc bạn dành thời gian bước ra ngoài, bước ra khỏi sự căng thẳng của chính mình hay do trẻ gây ra. Đó có thể là bước vào phòng ngủ, dành 5 phút hít thở sâu, có thể là bước ra nhà bếp uống một cốc nước, hoặc đi bộ vài phút ở hành lang,...tất cả sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn, ít nhất là so với lúc bạn đang đối mặt với trẻ.
4️⃣. Lập danh sách những điều mình được/không được phép làm khi tức giận
Việc đưa ra một loạt các hành động, câu nói mình được phép làm/không được làm trong lúc mất bình tĩnh rất quan trọng. Đây chính là cách bạn tự đưa ra giới hạn cho chính mình và các thành viên trong gia đình. Hãy thử điều này nhé, vì sẽ giảm tải kha khá những khoảnh khắc tiêu cực đó.
Bạn có thể dán chúng vào những vị trí dễ thấy nhất như cửa tủ lạnh, trước phòng ngủ, phòng chơi của con, hay bất cứ chỗ nào mà bạn dễ thấy nhất để luôn nhắc nhở bản thân mình nên làm gì.
5️⃣. Giải thích và giảng dạy cho trẻ
Trước hành vi không đúng mực của trẻ, thay vì la hét, quát mắng để cảnh cáo, hãy lựa chọn cách giải thích, giáo dục và đưa ra hệ quả của những việc làm của con. Tuy nhiên, điều này cần sự bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc tốt từ bạn. Bạn có thể kết hợp với phương án số 3 để giúp mình bình tĩnh hơn, sau đó hãy đưa ra lời giải thích rõ ràng cho con về điều con đang làm, và nên hành động như thế nào là đúng.
6️⃣. Nhìn nhận những vấn đề ở trẻ tích cực hơn
Đôi khi nhận ra sự nghịch ngợm của trẻ chỉ vì tò mò và muốn khám phá nhiều hơn, mặc dù chúng sẵn sàng lấm lem hết quần áo, đồ đạc bừa bãi, nhưng chúng đang cảm thấy rất hạnh phúc vì được trải nghiệm, sẽ khiến bạn bình tĩnh hơn.
Ngoài ra sự rên rỉ, mè nheo ở trẻ cũng có những nguyên nhân riêng của nó. Có thể con muốn sự chú ý nhiều hơn từ bạn, hoặc con đang rất cần được đáp ứng một nhu cầu nào đó. Khi bạn hiểu trẻ hơn, bạn sẽ tập trung vào đáp ứng cho trẻ thay vì quát mắng hay la hét.
7️⃣. Hãy chủ động
Nếu mỗi buổi sáng bắt đầu của bạn bằng sự bận rộn, bạn bước ra khỏi nhà kèm tiếng la hét con vì sợ không kịp giờ, bạn có thể chuẩn bị mọi thứ vào tối hôm trước để sáng ngày hôm sau bớt vội vàng hơn.
Ví dụ như: giục con chuẩn bị trước cặp sách, quần áo chỉn chu, chuẩn bị trước đồ ăn sáng, hay lên danh sách những việc mình cần làm trong ngày hôm sau để hạn chế la mắng hơn nhé.
8️⃣. Điều chỉnh kỳ vọng của bạn
Với trẻ em, giữ cho kỳ vọng thực tế là một cách tạo động lực. Một trong những nguyên nhân khiến bạn la hét trẻ có thể xuất phát từ việc bạn đặt kỳ vọng quá cao cho trẻ.
Đôi khi, chúng ta chịu áp lực từ xã hội, người thân hay từ chính bản thân mình nên đặt kỳ vọng quá cao cho con. Vì vậy, dù con đã cố gắng hết sức nhưng không đạt được kỳ vọng của bạn, khiến bạn không hài lòng. Ví dụ như: Trong kỳ thi cuối kỳ con đạt điểm 8, nhưng bạn đặt mục tiêu cho con là điểm 9 và dù thành tích không quá thấp nhưng bạn vẫn không công nhận con.
Bạn có thể đặt hy vọng, niềm tin vào con cái nhưng cần đúng với năng lực, khả năng và sở thích của con.
9️⃣. Nhìn nhận vấn đề khách quan
Bạn cần nhìn nhận vấn đề rõ ràng rằng, tức giận là do bạn gây ra hay nguyên nhân xuất phát từ đâu. Nếu tức giận là do bạn, hãy cố gắng loại bỏ nó, hoặc gạt bỏ sang một bên khi đối mặt với trẻ. Vì bạn không thể chọn con để trút giận lên được. Tất nhiên, điều này bạn cần được luyện tập mỗi ngày, trước khi nói hãy dành cho mình vài giây để kịp suy ngẫm lại.
Nếu nguyên nhân từ phía trẻ. Bạn có thể đưa ra lời cảnh báo trước cho con về hậu quả hoặc áp dụng các phương pháp kỷ luật tích cực với trẻ.
🔟. Thẳng thắn xin lỗi nếu như đã la hét con
Chúng ta cũng là những con người bình thường và không tránh khỏi sai lầm. Vì vậy, hãy giống cách mà chúng ta vẫn giáo dục con, hãy xin lỗi khi mắc lỗi. Hãy thẳng thắn nói chuyện với con để con hiểu và nhận được sự góp ý của con, tìm hiểu cảm xúc của con như thế nào khi bị bố mẹ la hét.
Nếu đã lỡ mắng con, hãy nói lời xin lỗi, đưa ra lý do và quan điểm của mình. Ví dụ khi trẻ lỡ làm đồ ăn xuống đất và bạn đã quát lớn. Bạn có thể sửa sai ngay sau đó rằng: “Bố/mẹ xin lỗi con vì vừa nãy đã tức giận mà to tiếng với con. Nhưng con cần chú ý hơn để không làm đổ đồ ăn nữa, rất lãng phí đấy!”
💁 Đôi khi chúng ta rất khó chịu với con giận dữ của trẻ và luôn muốn con phải tự kiểm soát cảm xúc của mình. Nhưng ngay bản thân chúng ta cũng cần rèn luyện khả năng kiểm soát của mình. Hãy nhìn những đứa trẻ bằng sự cảm thông và kết nối với con nhiều hơn để “phòng ngừa” la hét với trẻ nhé!

💡💡LỜI KHUYÊN CHO MẸ NUÔI CON NHỎNuôi con nhỏ mỗi bạn một tính một nết. Nhưng những “lời khuyên” sau đây, mình tin là luô...
03/06/2023

💡💡LỜI KHUYÊN CHO MẸ NUÔI CON NHỎ

Nuôi con nhỏ mỗi bạn một tính một nết. Nhưng những “lời khuyên” sau đây, mình tin là luôn đúng

Đừng sợ tiếng khóc của con. Khi con khóc, hãy kiểm tra lần lượt xem: bỉm có ướt- con có bị nóng/ lạnh- con có đói. Chỉ cần vậy thôi, đừng quá lo lắng hễ con khóc là ôm lên ngay. Sau khi kiểm tra, hãy nắm tay bé để hỏi, để trò chuyện.

Đừng coi cho con bú chỉ là để no. Không đâu, giờ bú cũng là lúc mẹ con trò chuyện được nhiều nhất. Hãy âu yếm nhìn vào mắt con, khẽ nói chuyện, mỉm cười, hát nho nhỏ. Sẽ rất tốt cho bé.
Đừng nghĩ trẻ con chưa có giờ giấc. Mọi quy tắc do mình lựa chọn và sắp đặt. Đừng chốc lại cho bé ăn, cứ ọ ẹ là cho ăn. Hãy cố gắng theo giờ. Không phải ngẫu nhiên mà có nhà giáo dục còn nói, giai đoạn cần nghiêm khắc nhất với trẻ là trước 3 tuổi, sau đó các luật lệ có thể nới ra dần dần.

Trẻ con cần ngủ. Bé sẽ lớn trong khi ngủ. Những cũng đừng quá căng thẳng phải để bé ngủ trong một không gian hoàn toàn yên tĩnh. Nuôi con “sam sưa” một tí bé lại nhanh thích nghi.
Các bà mẹ đừng cho rằng, con mới sinh ra biết gì đến việc nghe đọc sách. Cứ chịu khó mỗi ngày, khi con thức con chơi, nằm cạnh ngân nga đọc, sẽ tuyệt vời lắm đó.

Từ 0-6 tháng, con sẽ “học” qua các giác quan. Nên hãy nắm tay con, cho con nhìn những màu sắc tươi sáng, nghe âm thanh dịu dàng, vui vẻ, cho con ngửi mùi thơm, cho con nếm những vị khác nhau… Và quan trọng nhất, đừng quên nói Mẹ yêu con trong mọi cung bậc, khi thủ thỉ, khi vui mừng, khi vỗ về, khi tâm sự…

Cũng đừng quá o bế con. Cứ cho con ra ngoài, mẹ địu con trước ngực cho con hưởng nắng gió trời.

Và không gì tuyệt vời hơn nếu có bố đồng hành cùng chơi, cùng bế, cùng hát, cùng đọc sách cho con. Chắc chắn con sẽ “thông minh” hơn trong cảm xúc và cảm giác an toàn cũng tăng lên.
Các bà mẹ đừng xem ti vi nhiều, đừng vào mạng nhiều, cân nhắc các lời khuyên, hội nhóm. Hãy giữ tâm thế an vui và “quẳng cái cân đi mà vui sống”, cho cả mẹ lẫn con. Làm mẹ, sẽ có nhiều lần trong đời, các bà mẹ sẽ ước lại được gói con vào lòng cho con theo mọi nẻo đường cho yên tâm, cho bớt phần lo lắng.

Nhưng đứa trẻ nào rồi cũng lớn lên. Nên hãy tận hưởng những giờ khắc bên con một cách tràn đầy.
Để như bất cứ đứa trẻ nào khác, khi lớn lên, đứa con sẽ luôn nhớ rằng:
"Có một người đàn bà yêu thương tôi và tin tưởng ở tôi nhất trên đời này, người ấy có thể vì tôi mà hy sinh cả tính mạng. Đó là Mẹ tôi.
Có một người bạn trung thành với tôi nhất trên đời này, người ấy có thể vì tôi mà từ bỏ hết mọi của cải, mọi thứ ân sủng quý giá nhất. Đó là Mẹ tôi.
Nếu có ai bảo với tôi rằng ở một nơi nào đó có một người xem tôi vừa là mục đích đầu tiên vừa là mục đích cuối cùng của đời mình thì tôi tin chắc người đó không ai khác hơn là Mẹ tôi.."

Các bà mẹ trẻ ơi, tận hưởng hành trình làm mẹ nhiều vất vả nhưng cũng đầy ngọt ngào đi nhé!
-----------------------
Sun Books & Toys cùng con khôn lớn

Address

Hanoi

Telephone

+84989423398

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Cùng con khôn lớn posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Cùng con khôn lớn:

Videos

Share