18/11/2024
Sáng thứ 2 đầu tuần, mình đang nhâm nhi cafe thì vô tình đọc được bài viết hay🥰
Share để cả nhà cùng đọc nha!
Để có động lực phấn đấu cho mục tiêu năm 2025 đang đến gần🌻
With love❤️
*****
CUỘC SỐNG NHƯ LY CÀ PHÊ
CAO THỦ THỰC SỰ ĐỀU CHẤP NHẬN ĐẮNG TRƯỚC NGỌT SAU!
Trên thế giới này sẽ không có nhiều phím tắt đến thế, không có ai có thể đi một bước liền chạm đến thiên đường. Nếu bạn không nỗ lực, bạn chỉ mãi là cái bóng chạy sau kẻ khác.
Muốn tạo ra phím tắt riêng cho cuộc đời mình, cách tốt nhất là tự giác kỷ luật.
1. KIÊN TRÌ NỖ LỰC LÀ CON ĐƯỜNG GẦN NHẤT ĐI ĐẾN ƯỚC MƠ
Vài năm trước, một người bạn đại học của tôi dự định sau này ra trường sẽ học lên thạc sĩ ở nước ngoài.
Vì thế, cậu ấy dành rất nhiều thời gian để đến thư viện đọc sách và tự học. Trong năm đầu tiên, thành tích trong lớp của cậu ấy rất tốt, thi thử IELTS được 5.5 điểm.
Đến năm thứ hai, vì để kiếm thêm tiền học phí, cậu ấy học xong ở trường liền phải tiếp tục đi làm thêm, thời gian khá eo hẹp, nhưng cậu ấy vẫn không hề bỏ cuộc.
Hôm nào cuối tuần, tôi cũng thấy cậu ấy ngồi đọc chăm chú một cuốn sách nào đó, có cuốn dày như viên gạch và rất khó đọc. Năm đó, cậu ấy không vội thi lấy bằng, chỉ đầu tư toàn phần cho việc học.
Đến sau học kì 1 năm thứ 3, cậu ấy đăng kí thi và đạt số điểm 8.0 IELTS, một thành tích đáng ngưỡng mộ. Là sinh viên ưu tú của khối, hồ sơ cậu ấy chuẩn bị nhanh chóng được các trường ở Anh nhận và xem xét.
Kết quả, không chỉ 1 mà có đến 3 trường dùng suất học bổng toàn phần để mời cậu ấy sang Anh du học ngay khi vừa kết thúc chương trình đại học.
Ngày cậu ấy nhận được giấy báo, tôi thấy cậu ấy mỉm cười nói: "Ba năm làm việc chăm chỉ, cuối cùng cũng đã có kết quả rồi!"
Chỉ một câu nói đơn giản, nhưng lại bộc lộ biết bao cảm xúc, mồ hôi và công sức, nhưng giờ đây mọi thứ đều đáng giá.
Nỗ lực hết mình và kiên trì đến cùng là con đường ngắn nhất để chạm đến ước mơ của bạn.
Có thể tại thời điểm hiện tại, những hành động bạn đang làm không đáng kể, chỉ là đang ghi nhớ vài chục từ vựng, đọc vài trang sách, chạy bộ trong 10 phút...
Nhưng nếu kéo dài "hành động tầm thường" đó trong suốt 1 tháng, 1 năm thì sao?
Những người biết tư duy lâu dài mới nhìn thấy tương lai.
Nhiều người thấy thật quá khó khăn để kiên trì nó trong một thời gian dài, nhưng cao thủ thực sự, trước giờ chưa từng nói "Không" với điều này. Bởi vì họ chấp nhận đổ mồ hôi trước, sau đó sống cuộc sống mà họ muốn trong tương lai.
Ngược lại, nếu bạn chọn sống thoải mái lúc này, tương lai nhất định sẽ có một ngày, bạn phải đau đầu nhức óc, bận tâm đủ thứ về cuộc sống.
2. KỶ LUẬT TỰ GIÁC TỐT NHẤT LÀ HỌC CÁCH KIỂM SOÁT
Kỷ luật không thể tách rời với nỗ lực, một từ khác liên quan đến kỷ luật chính là kiểm soát.
Ví dụ đơn giản chính là việc ăn kiêng hoặc sinh hoạt thường ngày.
Đồng nghiệp của tôi có một thói quen rất đáng ngưỡng mộ: Mỗi ngày đều thức dậy lúc 5 giờ sáng.
Theo lời cô ấy: "Thức dậy sớm, bạn có thể ngắm nhìn bầu trời từ từ hừng sáng, nghe tiếng chim hót hoặc yên tĩnh đọc sách. Thỉnh thoảng, có thể chơi thể thao, làm bữa sáng yêu thích, hoặc thong thả chọn trang phục muốn mặc hôm nay..."
Nhiều người sẽ hỏi: "Làm thế nào để kiên trì?"
Nếu ước mơ của bạn đủ kiên định, bạn có thể kiên trì. Nếu ước mơ của bạn chỉ trong nhất thời, bạn rất dễ từ bỏ nó.
Kỷ luật tự giác xuất phát từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, chỉ có kiên trì được những việc nhỏ trước, mới có thể làm được những việc lớn sau.
Benjamin Franklin đã từng tóm tắt 13 phẩm chất tốt trong cuốn tự truyện của mình, mà chương đầu tiên chính là: Kiểm soát.
Kiểm soát chính là bạn dám vì mục tiêu, mà buông bỏ sở thích, những thức ăn ngon, game hay, quần áo đẹp... những thứ "cám dỗ" bạn mỗi ngày.
Chỉ có học cách kiểm soát, chúng ta mới có thể mở rộng cuộc sống.
Nếu bạn luôn ở trong thế "kỷ luật tự giác không liên tục", bạn sẽ không thể trải nghiệm những tự do khác trong thế giới ngoài kia.
3. HIỆU ỨNG LÃI KÉP
"Tôi muốn đăng kí tập gym, nhưng vì vô số lý do đến tận bây giờ vẫn chưa đăng ký được ở phòng tập nào.
Tôi dự định đọc hết cuốn sách, nhưng vì cô bạn gửi tin nhắn qua tám chuyện, nên sau 10 phút vẫn chỉ dừng lại ở trang đầu.
Tôi tính tự nấu ăn, nhưng nghĩ lại ăn uống ở nhà mắc công đi chợ, mua thực phẩm, về còn chế biến, nấu nướng, ăn xong còn phải rửa chén. Vì vậy quyết định xách ví ra quán ăn luôn cho tiện..."
Đây không phải là những điều mà mọi người rất quen thuộc hay sao?
Không chịu hành động mà tìm mọi lý do để trì hoãn, chỉ biết trầm mình trong sự thoải mái ngắn hạn.
Tuy nhiên, tất cả những thứ như phim ảnh, trò chơi,... chỉ có thể mang lại niềm vui nhất thời.
Tại sao cao thủ thực sự luôn tìm thấy con đường của mình và tiếp tục nỗ lực?
Là vì "hiệu ứng lãi kép."
Bất luận là sự tăng trưởng cá nhân hay đầu tư, đều tuân theo hiệu ứng lãi kép.
Nếu bạn tập trung về một hướng, nỗ lực đến cùng cho một việc, bạn có thể tích lũy càng nhiều kinh nghiệm và phương pháp, và chúng sẽ như một quả cầu tuyết được chính chúng ta đắp nặn, ngày một lớn hơn.
Ngược lại, nếu hay thay đổi đường đua, sẽ giống như việc chúng ta dùng quả cầu tuyết mà mình dày công đắp nặn ném đi lung tung rồi phải bắt đầu lại từ đầu.
Tìm đúng hướng và tiếp tục nỗ lực chắc chắn sẽ đạt được kết quả tốt.
Trong cuốn sách "Những kẻ xuất chúng" của nhà văn Malcolm Gladwell có một đoạn thế này:
"Thiên tài trong mắt mọi người không phải người tài năng hạng nhất, mà chính là những người nỗ lực liên tục và đến cùng. Chỉ cần dám kiên trì "tôi luyện" bản thân trong 10.000 giờ, dù bất cứ ai cũng có thể thay đổi từ bình thường thành phi thường."
4. CAO THỦ THỰC SỰ ĐỀU CHẤP NHẬN ĐẮNG TRƯỚC NGỌT SAU
Nhắc đến kỷ luật tự giác, có người từng ẩn dụ rất sống động:
"Kỷ luật tự giác giống như cơ bắp, bạn càng tập luyện nhiều, bạn càng trở nên mạnh mẽ. Bạn càng ít rèn luyện, bạn sẽ càng yếu đuối."
Đây là một quá trình rèn luyện tiến bộ để hình thành nên những thói quen tốt. Đây là chìa khóa cho cánh cửa phát triển.
Hãy rèn luyện nó từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống, sau đó mới mở rộng phạm vi mục tiêu lớn hơn.
Đừng ngại mệt hay khó khăn, vì thà rằng nhân lúc còn trẻ hãy uống "cà phê đắng" trước, để cả đời sau này được sống an nhàn.
St