10/10/2022
🚨 𝐃Ấ𝐔 𝐇𝐈Ệ𝐔 𝐂Ả𝐍𝐇 𝐁Á𝐎 𝐓𝐈Ể𝐔 ĐƯỜ𝐍𝐆: 𝐁Ạ𝐍 𝐂Ầ𝐍 𝐍Ắ𝐌 𝐑Õ🚨
Bệnh tiểu đường luôn thuộc top đầu những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Tuy không thể chữa khỏi, chúng ta hoàn toàn có thể "chung sống" hòa bình với căn bệnh này nếu có những biện pháp điều trị đúng cách.
Bên cạnh đó, việc tìm ra bệnh sớm cũng là yếu tố quan trọng để kiểm soát đái tháo đường hiệu quả hơn. "Ăn nhiều, đói nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều" là một trong những biểu hiện phổ biến nhất. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như tê bì tay chân, suy giảm thị lực,... cũng rất hay gặp ở bệnh nhân mắc tiểu đường.
Dưới đây, DK-Betics Gold đã tổng hợp đầy đủ 8 dấu hiệu cảnh báo tiểu đường thường gặp nhất để bạn có thể nắm được và nhanh chóng phát hiện căn bệnh nguy hiểm này.
𝟏. 𝐓𝐢ể𝐮 𝐭𝐢ệ𝐧 𝐧𝐡𝐢ề𝐮 𝐥ầ𝐧
Khi có lượng glucose dư thừa trong máu, thận không thể xử lý tất cả và phải thải một phần qua nước tiểu. Điều này dẫn đến, lượng nước tiểu tăng lên cả về thể tích và tần suất. Trường hợp này còn gọi là đa niệu. Ở một số bệnh nhân, nhận thấy tình trạng đi tiểu nhiều lần trong đêm. Sự hiện diện của lượng đường dư thừa cũng có thể khiến nước tiểu có mùi ngọt. Điều này phổ biến nhất ở những trường hợp đái tháo đường tuýp 2 tiến triển.
𝟐. 𝐊𝐡á𝐭 𝐧𝐡𝐢ề𝐮: 𝐓𝐫𝐢ệ𝐮 𝐜𝐡ứ𝐧𝐠 𝐭𝐡ườ𝐧𝐠 𝐠ặ𝐩 𝐜ủ𝐚 𝐛ệ𝐧𝐡 𝐧𝐡â𝐧 𝐭𝐢ể𝐮 đườ𝐧𝐠
Khát nước quá mức, thuật ngữ y khoa là polydipsia, là một triệu chứng điển hình của tiểu đường tuýp 2. Theo Mayo Clinic, khi đi tiểu nhiều, cơ thể sẽ bị mất nước. Để cố gắng khắc phục, não bộ càng phát ra các tính hiệu rằng “bạn đang khát” để kịp thời bổ sung thêm nước. Hơn nữa, nghiên cứu được công bố năm 2017 trên tạp chí khoa học PLoS One cho thấy, những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị hạn chế tiết nước bọt hơn, làm trầm trọng thêm cảm giác khô miệng.
𝟑. 𝐒ú𝐭 𝐜â𝐧 𝐧𝐡𝐚𝐧𝐡
Các tế bào của cơ thể nhiều khả năng không nhận đủ glucose để cung cấp năng lượng khi bạn bị tiểu đường. Kết quả là, cơ thể chuyển sang phá vỡ các kho dự trữ chất béo để lấy năng lượng, theo trang tin sức khỏe uy tín Cleveland Clinic. Các thống kê chỉ ra, tình trạng sụt cân nghiêm trọng, không theo ý muốn thường xảy ra nhất khi bệnh tiểu đường loại 2 kéo dài mà không được phát hiện. Ngoài ra, đi tiểu nhiều cũng có thể góp phần làm giảm cân. Daniel Einhorn – Giám đốc y khoa của Viện Đái tháo đường Scripps Whittier cho biết, mất nước cũng liên quan đến việc giảm trọng lượng cơ thể.
𝟒. 𝐓ê 𝐛ì 𝐭𝐚𝐲 𝐜𝐡â𝐧
Theo thời gian, nồng độ đường huyết trong máu quá cao có thể khiến những dây thần kinh bị tổn thương. Tình trạng này còn được gọi là biến chứng thần kinh do tiểu đường. Bệnh nhân có thể không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của tổn thương, hoặc cảm thấy tê, ngứa ran hoặc đau ở các chi.
𝟓. Đó𝐢 𝐧𝐡𝐢ề𝐮
Ở bệnh nhân tiểu đường, thường có tình trạng đói nhiều ngay cả khi đã nạp đủ thức ăn vào cơ thể. Nguyên nhân là vì, các hệ cơ quan không được cung cấp đủ năng lượng để hoạt động. Cơ thể người mắc tiểu đường thường không thể sử dụng insulin đúng cách để giúp glucose đi vào tế bào. Kết quả là, các tế bào khắp cơ thể có thể thiếu năng lượng cần thiết để hoạt động bình thường. Turner cho biết, trong nỗ lực cung cấp năng lượng cần thiết cho các tế bào, cơ thể sẽ tăng cảm giác đói.
𝟔. 𝐍𝐡𝐢ễ𝐦 𝐭𝐫ù𝐧𝐠 đườ𝐧𝐠 𝐭𝐢ế𝐭 𝐧𝐢ệ𝐮
Vi khuẩn và nấm men có khả năng sinh sôi nhanh chóng hơn khi lượng đường máu của bạn không được kiểm soát tốt. Theo Cleveland Clinic, dư thừa glucose trong nước tiểu có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Hơn nữa, những vi khuẩn này phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, và nhiệt độ ấm, chẳng hạn như vùng sinh dục. Điều này làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng nấm men, đặc biệt là ở phụ nữ mắc đái tháo đường.
𝟕. 𝐒𝐮𝐲 𝐠𝐢ả𝐦 𝐭𝐡ị 𝐥ự𝐜
Nhìn mờ có thể xảy ra khi có những thay đổi nhanh chóng về lượng đường trong máu – từ thấp đến cao hoặc cao xuống thấp và khiến các cơ của mắt khó có thể thích nghi kịp. Thủy tinh thể của mắt là một màng linh hoạt được treo bởi các cơ thay đổi hình dạng để tập trung tầm nhìn. Trong môi trường glucose máu cao, thủy tinh thể mất một số khả năng uốn cong, và các cơ của mắt phải làm việc nhiều hơn để tập trung.
𝟖. 𝐆ặ𝐩 𝐯ấ𝐧 đề 𝐯ề 𝐫ă𝐧𝐠 𝐦𝐢ệ𝐧𝐠
Sức khỏe răng miệng giảm sút là một triệu chứng khác của bệnh tiểu đường loại 2. Đường huyết tăng vọt làm gia tăng nguy cơ bị viêm nướu, bệnh nha chu và viêm răng miệng. Các vết loét, trợt miệng cũng trở nên chậm lành hơn. Trên thực tế, trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 5 năm 2019 trên tạp chí Medicines, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có khả năng nhiễm phải các loại nấm, viêm cao hơn so với bình thường. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, quan sát trạng thái của lưỡi và răng miệng còn là một cách thức chẩn đoán tiểu đường.
------------------------
DK-BETICS, DK-BETICS GOLD Sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết số 1 Việt Nam.
Liên hệ:Công ty TNHH XNK Dược Khoa
Địa chỉ: LK 6B - số 68, Làng Việt Kiều Châu Âu, Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0964335500
Website: https://dkimex.vn