Sách Văn Hoá Giáo Dục

Sách Văn Hoá Giáo Dục Chúng mình - những người yêu người, yêu đời, quý trọng kho tàng tri thức
(5)

Có người đặt ra câu hỏi: - Đạo Phật là trùm khắp nhưng tại sao con người vẫn đau khổ? Vị Thầy liền trả lời:- Vì tâm ngườ...
29/08/2024

Có người đặt ra câu hỏi:
- Đạo Phật là trùm khắp nhưng tại sao con người vẫn đau khổ?

Vị Thầy liền trả lời:
- Vì tâm người ấy không trùm khắp.

Khi một làn sóng có thể thương yêu những làn sóng khác, thương yêu tất cả những làn sóng trong đại dương, nó trở thành đại dương, an bình và tịnh lạc. Một khi lòng người không còn đông cứng để tạo thành cái ta và cái của ta, nó lưu thông và chảy suốt qua tất cả, mọi người và mọi vật. Lúc đó, người ta tin hiểu được sự vĩnh cửu của cội nguồn đời sống, sự sống vĩnh cửu của Như Lai Thọ Lượng - Trích từ cuốn sách mới nhất của tác giả Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng: 10 Tư tưởng Pháp Hoa trong đời sống hằng ngày.

Tìm hiểu thêm về cuốn sách tại: https://datsach.thientrithuc.com.vn/nguyen-the-dang

NHỮNG LỚP VỎ ĐƯỢC BAO BỌC TINH TẾTrong tập 2 này, Krishnamurti  đã “ra đòn” dứt khoát để đập vỡ lớp vỏ được bao bọc tinh...
23/08/2024

NHỮNG LỚP VỎ ĐƯỢC BAO BỌC TINH TẾ

Trong tập 2 này, Krishnamurti đã “ra đòn” dứt khoát để đập vỡ lớp vỏ được bao bọc tinh tế của “cái tôi”. Hết lớp vỏ này đến lớp vỏ khác được lột sạch dưới ngôn từ mạnh bạo của Krishnamurti.

Lớp vỏ nỗ lực, lớp vỏ quan tâm, lớp vỏ giáo dục, lớp vỏ tự do, lớp vỏ tình yêu, lớp vỏ kiến thức, lớp vỏ thiền, lớp vỏ sùng mộ, lớp vỏ tôn thờ, lớp vỏ trong sáng, lớp vỏ trinh bạch…. Như thế nào mới là trinh bạch thực sự? Các cô gái có thể giữ cho mình sự trinh bạch trước đêm tân hôn những không thể giữ cho mình sự trinh bạch muốn chiếm hữu người đàn ông sắp cưới. Bạn nghĩ sao khi tất cả chỉ là những lớp vỏ tham lam và dối trá?

Vẫn là những đoạn văn tả cảnh mang hơi thở cuộc sống, Krishnamurti đã khéo léo dẫn dắt người đọc đi từ thiên nhiên đến con người. Bắt đầu mỗi chủ đề được nêu ra, luôn là một đoạn văn ngắn miêu tả chân thực đời sống được nhìn thấy hằng ngày, sau đó ông kéo người đọc đi vào những sự thật sâu xa vốn chỉ được nhìn thấy bằng con mắt sáng trong – như thị.

THÔNG TIN SÁCH:
✿ Tên sách: Krishnamurti Nói Về Đời Sống (Tập 2)
✿ Khổ sách: 15.5 x 23.5 (cm)
✿ Số trang: 356 trang
✿ Nhà xuất bản: Dân Trí
✿ Giá bìa: 199.000 vnđ
✿ Giá ưu đãi: 159.000 vnđ (-20%)
Miễn phí vận chuyển toàn quốc
Chương trình áp dụng đến hết 30/9/2024
---
►Tìm hiểu thêm về cuốn sách tại: https://datsach.thientrithuc.com.vn/krishnamurti-noi-ve...

TỐI NAY CÓ HẸN - Vào lúc 19:30 ~ 21:30, sách Thiện Tri Thức và Dòng Sống có buổi nói chuyện tại chuỗi cùng nhau đọc sách...
23/08/2024

TỐI NAY CÓ HẸN - Vào lúc 19:30 ~ 21:30, sách Thiện Tri Thức và Dòng Sống có buổi nói chuyện tại chuỗi cùng nhau đọc sách mang tên SÁCH SÂU hay SHOW SÁCH #01 - LÀM GÌ CHO CHÍNH MÌNH KHI CHẾT, dựa theo nội dung chương 1, 3, 5 của cuốn sách Bàn Về Sinh Tử.

Mong hẹn gặp những anh chị bạn đã từng đọc cuốn Bàn Về Sinh Tử để buổi trao đổi thêm sôi nổi nhé!
********
Bàn Về Sinh Tử là một món quà đúng lúc cho tất cả chúng ta, vì tất cả chúng ta đều đang hướng về thời khắc quan trọng của cái chết. Không ngoại lệ. Mọi người đều sẽ chết. Cuốn sách chứa đầy chất cam lồ từ niềm tin và trí tuệ của sự thực hành trong việc sử dụng thời gian sống của chúng ta hữu hiệu nhất. Nó được sắp xếp với các chi tiết rõ ràng, thiết thực, và chứa đựng tình thương yêu cùng sự quan tâm lớn lao. Cuốn cẩm nang này dành cho bất kỳ ai hiểu rằng cái chết đang chờ mình ở phía trước, và những ai mong muốn được đồng hành với ánh sáng gia trì hỷ lạc của Phật Pháp.

Tulku Thondup, tháng 1/2013
********
SÁCH SÂU hay SHOW SÁCH #01 - LÀM GÌ CHO CHÍNH MÌNH KHI CHẾT (đọc sách Bàn Về Sinh Tử chương 1, 3, 5)

🍂 Vào lúc 19:30 ~ 21:30 ngày 23/8/2024, chúng mình sẽ cùng trò chuyện với sự tham gia của:
✿ Host: Sách Thiện Tri Thức.
✿ Khách mời: Anh Việt Hoàng - thành viên nhóm dịch Dòng Sống.
📍Quý vị vui lòng đăng ký tham dự tại đây: https://forms.gle/z5uGm7vgJxU7ZfE36
📍Chương trình online được tổ chức miễn phí trên nền tảng Zoom:
✿ ID: 252 513 2501
​​✿ Mật khẩu: 006688

Quá khứ, hiện tại và tương lai được xâu kết thành một vòng hoa với đôi chút mùi hương.....“Chúng ta bị quá khứ trói buộc...
04/07/2024

Quá khứ, hiện tại và tương lai được xâu kết thành một vòng hoa với đôi chút mùi hương.....

“Chúng ta bị quá khứ trói buộc biết dường nào! Nhưng chúng ta không bị trói buộc vào quá khứ: chúng ta là quá khứ. Và quá khứ vốn là một sự việc cực kỳ phức tạp, tầng nọ chồng lên tầng kia vô số những kỷ niệm không tiêu hóa được, cả yêu dấu và đau buồn. Quá khứ theo đuổi chúng ta ngày và đêm, và thỉnh thoảng có một kẽ nứt, chỗ thủng, để lộ ra ánh sáng rõ ràng. Quá khứ giống như một cái bóng, làm cho mọi vật tăm tối và kiệt quệ; trong cái bóng đó, hiện tại mất đi sự trong sáng của nó, sự tươi mới của nó, và ngày mai cũng chính là cái bóng đó nối tiếp tồn tại. Quá khứ, hiện tại và tương lai được xâu kết vào nhau bởi sợi dây dài vô tận của ký ức; toàn bộ sự xâu kết thành tràng, thành bó đó là ký ức, với đôi chút mùi hương.”

Trích: Krishnamurti Nói về đời sống - Tập 1
►Tìm hiểu thêm về cuốn sách tại: https://tinyurl.com/krish-noi-ve-doi-song-t1

[HÀ NỘI] Thức Talk  #17: Nghệ thuật thanh lọc trong tác phẩm Ba Màn Kịch của Jon Fosse---Nghệ thuật thanh lọc của bi kịc...
23/06/2024

[HÀ NỘI] Thức Talk #17: Nghệ thuật thanh lọc trong tác phẩm Ba Màn Kịch của Jon Fosse
---
Nghệ thuật thanh lọc của bi kịch Hy Lạp đã được sử dụng trong tác phẩm Ba Màn Kịch.

Bi kịch Hy Lạp là một loại hình nghệ thuật có mặt từ rất lâu đời trong lịch sử phát triển của nhân loại. Trong đó, các câu chuyện có nhiều tình tiết phức tạp, đan xen vào nhau, các nhân vật có những đấu tranh tâm lý, giằng xé nội tâm, xung đột tư tưởng, …. Điểm đặc biệt của bi kịch Hy Lạp là các cảnh tượng hãi hùng này không được diễn ra trực tiếp trước mặt người xem mà họ chỉ được nghe kể lại qua lời kể của một nhân vật hoặc dàn đồng ca.

Trong tác phẩm Ba Màn Kịch của Jon Fosse, anh chàng Asle làm mọi chuyện để cứu bạn gái mình nhưng vẫn bị treo cổ. Và cô gái vẫn bị đói khổ sau khi anh chết. Như vậy những việc anh làm cũng không có ý nghĩa hay mang lại kết quả tốt về sau. Như vậy, người đọc thấy là có gì đó đã vượt quá hạn độ dù nó không được mô tả rõ ràng. Mình thấy cặp này đáng yêu, đáng thương, nhưng vẫn có một cái gì đó như là bi kịch Hy Lạp.
Ở đây, cũng như trong các bi kịch Hy Lạp, cảnh tội lỗi không xảy ra, mà chỉ được nghe kể lại. Khi không mô tả quá chi tiết thì người xem có cơ hội để phán đoán, xem xét và họ tự nảy sinh các ý kiến phê phán. Khi kể tỉ mỉ thì sẽ làm người xem không còn suy nghĩ, tư duy riêng nữa. Nên theo phong cách bi kịch Hy Lạp hay Fosse, người xem phải tự khởi tâm lên, suy nghĩ về sự kiện này. Tác giả không suy nghĩ, không phán xét giùm. Người xem phải tự suy nghĩ, tự phán xét.

Những gì theo nghệ thuật thì tinh tế, đưa cái đẹp vào tâm hồn. Nghệ thuật thanh lọc là phải đẹp. Do hiểu biết tâm lý của con người nên Fosse mới có thể viết được như vậy và mang lại hiệu quả như vậy.

Bi kịch đưa những cái vượt quá hạn độ về với trung đạo. Đó là ý nghĩa của nghệ thuật. Nghệ thuật không phải để giải trí. Người đọc nên để ý đến triết lý của tác giả chứ không chỉ nên để ý đến những chi tiết ly kỳ, giật gân. Và nghệ thuật lớn cũng không phô bày sự man rợ. Nghệ thuật lớn là giúp người ta suy nghĩ về những thái quá và do đó trở nên sáng suốt và được thanh lọc.

Tờ Politiken của Đan Mạch viết rằng: Ba Màn Kịch “sẽ còn được đọc đi đọc lại trong 500 năm nữa”.
---
Chúng ta sẽ gặp gỡ và trò truyện cùng nhà văn Nhật Chiêu với chủ đề: NGHỆ THUẬT THANH LỌC TRONG TÁC PHẨM BA MÀN KỊCH CỦA JON FOSSE.
⏰ 14:30 ~ 16:30 ngày 29/06/2024 (thứ Bảy)
📍 Trạm Đọc (Read Station - Book Coffee & Library) | Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Đống Đa, Hà Nội
---
► Đăng ký tham dự miễn phí tại: https://forms.gle/eGw7oJ58Pu9uyd2TA

19/06/2024

THÔNG BÁO TÁI BẢN CUỐN SÁCH "ÁNH SÁNG TRẮNG" của tác giả Jon Fosse.

Ánh Sáng Trắng là cuốn sách đầu tiên của Jon Fosse được xuất bản tại Việt Nam sau khi ông vinh dự nhận giải Nobel Văn chương năm 2023. Cuốn sách đã được độc giả Việt đón nhận và yêu thích trong suốt thời gian qua.

Chỉ trong một thời gian ngắn những ấn bản đầu tiên của cuốn sách đã đến tay độc giả cả nước. Chúng mình rất vui được thông báo tới toàn thể độc giả yêu thương rằng cuốn sách đã vừa được tái bản.

Cảm ơn bạn đọc thật nhiều vì đã luôn tin tưởng và ủng hộ chúng mình. Mong cuốn sách mang tới những giá trị tốt đẹp tới bạn đọc cả nước.



---
►Tìm hiểu thêm về cuốn sách tại: https://datsach.thientrithuc.com.vn/anh-sang-trang

19/06/2024
Cảm ơn các bạn HTV đã đưa tin.
20/05/2024

Cảm ơn các bạn HTV đã đưa tin.

Giao lưu cùng nhà văn Nhật ChiêuThời gian: 09:00~11:00 ngày 05/05/2024Địa điểm: Sân khấu A, đường sách Tp Hồ Chí Minh, đường Nguyễn Văn Bình, Q.1, Tp Hồ Chí ...

Thật hiếm hoi trong lịch sử văn học thế giới xuất hiện một nhà văn "viết lên những điều không thể nói thành lời" - đó là...
18/05/2024

Thật hiếm hoi trong lịch sử văn học thế giới xuất hiện một nhà văn "viết lên những điều không thể nói thành lời" - đó là Jon Fosse. Những điều không thể nói thành lời chui lủi ở trong mọi ngóc ngách của đời sống đều được ông lôi ra tắm rửa.

Xã hội hiện đại bận rộn làm cho con người nói ít đi, lao vào làm việc như một cái máy, thiếu chia sẻ, đồng cảm... trầm cảm xuất hiện ngày càng nhiều.... bí bách, bực bội, hay cáu giận... vô số cảm xúc tiêu cực không biết trút đi đâu... và có những vụ tự tử của người trẻ... đến rất bất ngờ vì trông bên ngoài có vẻ mọi thứ vẫn ổn nhưng bên trong dường như đã vỡ vụn. Hơn lúc nào hết, những con người đứng bên miệng vực đó cần được giải tỏa cảm xúc, được nói lên những điều không biết nói với ai, không thể nói lên thành lời.

Những tác phẩm của Jon Fosse đã làm được cái điều khó làm đó... cứu họ thoát khỏi các vụ tự tử.

“Ở một khía cạnh nào đó, tôi luôn biết rằng viết lách có thể cứu được mạng sống, có lẽ nó thậm chí đã cứu mạng chính tôi...
03/04/2024

“Ở một khía cạnh nào đó, tôi luôn biết rằng viết lách có thể cứu được mạng sống, có lẽ nó thậm chí đã cứu mạng chính tôi. Và nếu bài viết của tôi cũng có thể giúp cứu sống người khác thì không gì có thể khiến tôi hạnh phúc hơn.”
Trích từ trang 134 – Ánh sáng trắng - Jon Fosse – Tác giả nhận được giải Nobel Văn chương 2023.

Đó là một lời khẳng định: Viết lách có thể chữa lành cho chính người viết và cả người đọc.

Khi Jon Fosse học cấp 2, nỗi sợ phải đứng trước cả lớp đọc to bài đã khiến cho cậu bé chạy trốn ra ngoài bằng cách giả bộ đi vệ sinh. Vậy mà bằng cách viết ra tất cả những gì không thể nói, cậu bé đó đã tự tin đứng dậy, sống và làm việc để cho ra đời những tác phẩm gây ảnh hưởng lớn đến thế giới. Ở đâu đó, Jon Fosse đã giúp người đọc giải thoát khỏi nỗi sợ, tìm lại chính mình.

Trên chặng đường đời, đôi khi có những khoảng dừng. Khoảng dừng chính là lúc tiếng nói im lặng được thốt lên qua ngôn ngữ văn chương của Jon Fosse. Khi bạn thực sự lắng nghe tiếng chim hót, bạn sẽ nghe thấy cả sự im lặng đằng sau tiếng chim hót đó. Khi bạn thực sự lắng nghe ngôn ngữ im lặng của Jon Fosse, bạn sẽ nghe thấy chính mình.

Chỉ trong im lặng, bạn mới có thể nghe được mọi thứ.

𝕋𝕙ô𝕟𝕘 𝕥𝕚𝕟 𝕔𝕦ố𝕟 𝕤á𝕔𝕙:
✿ Tên sách: Ánh Sáng Trắng
✿ Tác giả: Jon Fosse
✿ Khổ sách: 12 x 18 cm
✿ Số trang: 142 trang
✿ Gia công: bìa cứng, phủ UV, ép nhũ
✿ Giá bìa: 119.000 đ
✿ Giá ưu đãi: 95.000 đ (Sales 20%)
Thời gian ưu đãi đến hết 30/04/2024
Phí ship toàn quốc: đồng giá 15.000 đ
► Tìm hiểu và đặt mua cuốn sách tại: https://datsach.thientrithuc.com.vn/anh-sang-trang

Văn phong mạch lạc, câu nghĩa súc tích ngắn gọn chính là những đặc điểm chung rõ nét trong các tác phẩm của tác giả Đươn...
28/03/2024

Văn phong mạch lạc, câu nghĩa súc tích ngắn gọn chính là những đặc điểm chung rõ nét trong các tác phẩm của tác giả Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng. Với tinh thần bất bộ phái, đậm lòng bi, với trí tuệ sâu sắc vượt thấu ngôn từ và lối chú giảng trực tiếp, thông qua tác phẩm của mình, tác giả đã đưa hành giả ngay lập tức cất bước trên con đường tu học, tại đây và bây giờ, không bị giới hạn bởi không gian, thời gian hay hoàn cảnh.
Là một người đọc và cũng là một người thực hành, việc được biết đến các tác phẩm và tác giả Nguyễn Thế Đăng thực sự là một ân phước to lớn trong cuộc đời này của tôi. Nguyện mong những ấn phẩm giá trị này sẽ sớm đến được tay những hành giả khát khao chánh Pháp.
- Độc giả Thuần Tâm
********
[Huế] 🌿 Sự kiện Thấy Biết Thực Tại 🌿giao lưu cùng tác giả Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng
► Địa điểm: Kay's Garden, Thủy Tiên, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
► Thời gian: Ngày 30 & sáng 31/3/2024 (sáng 8h - 10h30, chiều 14h - 16h30)
► HOTLINE: 091.382.8981 - Hoàng Lan/ 098.854.7406 - Phượng
Link đăng ký tham dự sự kiện: https://forms.gle/GAZTiMMJQzgb9gF89
Sự kiện hoàn toàn MIỄN PHÍ, BTC mời bạn đọc dùng bữa trưa tại Kay's Garden và có quà tặng khi tham dự chương trình.
-------------
Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng là một nhà sư, thuộc thế hệ thứ ba của chùa Tây Tạng ở Bình Dương. Nhiều năm qua, tác giả Nguyễn Thế Đăng đã viết hàng trăm bài đăng trên Văn Hóa Phật Giáo. Tuần san và Nguyệt san Giác Ngộ cũng đã đăng hàng chục bài của tác giả, chưa kể các báo điện tử như giacngo.vn, thuvienhoasen, phattuvietnam.net, vanhoaphatgiaoblog.com, sangdaotrongdoi.vn… mỗi báo cũng đã đăng hàng chục bài.
Tổ Khai Sơn ở chùa Tây Tạng ở Bình Dương là Thiền sư Nhẫn Tế (1888 – 1951). Tổ vốn thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 40, từng sang Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng tham bái và tu học. Tổ đã cầu đạo ở Tây Tạng, đắc pháp và được ban cho pháp danh Thubten Osel bởi những vị cao cấp của dòng Mũ Vàng (Gelugpa). Sau hơn một năm ở Tây Tạng, Tổ được phép trở về Việt Nam để lập chùa Tây Tạng, Bình Dương.
📒 Tác phẩm tiêu biểu:
Mở đôi mắt kim cương (2023)
Hiện Tại Vĩnh Cửu (2023)
Bài Ca Của Tự Do Và Niềm Vui (2022)
Vũ Trụ Trong Hạt Bụi (2022)
Thực Hành Theo Luận Đại thừa Khởi Tín (2021)
Thiền Tông Bản Hạnh (2020)
Chú Giảng Cư Trần Lạc Đạo Phú (2019)
Kinh Nhập Lăng Già - Dịch Và Giảng (2016)
Lục Tổ Pháp Bảo Đàn Kinh Giảng Giải (2016)
Kinh Lăng Nghiêm Hành Giải (2016)
Kinh Viên Giác Lược Giảng (2015)
Thực Hành Kinh Kim Cương Bát Nhã (2015)
10 Tư Tưởng Pháp Hoa Trong Đời Sống Hằng Ngày (2013)
Con Người Toàn Diện, Hạnh Phúc Toàn Diện (2012)
Thực Hành Con Đường Bồ Tát Qua Kinh Duy Ma Cật (2011)
Thực Tại Thiền (2003)
📒Tìm hiểu thêm các ấn phẩm của tác giả mà Sách Thiện Tri Thức đã xuất bản: https://datsach.thientrithuc.com.vn/nguyen-the-dang

Vô thường – Vô ngã trong cuốn sách Trí tuệ của RừngRừng – lá phổi của Trái Đất. Chúng ta đang thở từng giây từng phút tr...
18/03/2024

Vô thường – Vô ngã trong cuốn sách Trí tuệ của Rừng

Rừng – lá phổi của Trái Đất. Chúng ta đang thở từng giây từng phút trên Trái đất này, nên chúng ta cần có rừng cho sự sống của mình. Và rừng cũng cần có cây, nếu thiếu cây thì không có rừng. Ngôn ngữ của các loài cây trong một khu rừng cũng giống như ngôn ngữ của loài người trong cùng một xã hội. Cây cũng có cây to cây nhỏ, cây mẹ cây con, cây cũng cần tình yêu thương, cần chất dinh dưỡng để lớn lên như loài người. Khi những cây con bị ốm yếu không nhận được chất dinh dưỡng từ đất thì cây mẹ dang vòng tay ra cứu các con bằng cách thông qua hệ thống nấm rễ cộng sinh với nhau dưới lòng đất để truyền dinh dưỡng cho các con. Cây nọ cứu cây kia bởi vì bản chất của cây, của rừng cũng giống như bản chất của con người là vô tự tánh.

Các loài cây trong một khu rừng có sự tương tức, liên quan mật thiết đến nhau, luôn luôn hỗ tương, che chở, bảo vệ cho nhau. Cây này sống vì sự có mặt của cây kia, không có cây này nếu không có cây kia. Chúng sống hài hòa với nhau mà không làm hại đến nhau. Theo quy luật vô thường, vô ngã, chúng có trong nhau, cùng lớn lên, phát triển và rồi khi già cỗi chúng cũng để lại các thế hệ cây con bằng cách “rụng hạt” xuống lòng đất. Rừng không cần làm gì mà tự nó thay đổi, xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân……bốn mùa thay da đổi thịt cũng giống như rừng đang từng ngày đổi thịt thay da.

Vì vậy, cuốn sách Trí tuệ của rừng không chỉ dành cho các độc giả muốn tìm hiểu về rừng mà còn dành cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về trí tuệ của vũ trụ bao la rộng lớn này.

Dưới đây là các trích dẫn từ cuốn sách để nói lên bản chất của rừng cũng như bản chất của con người trong vũ trụ là vô tự tánh.

“Một cái nấm cộng sinh với rễ hình thành một mối quan hệ – một kết nối sinh-tử – với một cái cây. Nếu không tham gia vào quan hệ cộng tác này, cả nấm lẫn cây đều không thể sống sót. Cả ba cái nấm quả thể kỳ dị mà tôi hái được đều là quả thể của nhóm nấm này, chúng thu thập nước và chất dinh dưỡng để đổi lấy đường được tạo thành qua quá trình quang hợp từ đối tác cây của chúng. Một cuộc trao đổi hai chiều. Một sự hỗ sinh.”

“Những sợi dây mảnh mọc ra từ nấm cộng sinh với rễ phát triển ở giữa các tế bào rễ cây, thành tế bào mềm xốp của chúng áp vào thành tế bào dày hơn của cây. Các tế bào nấm phát triển thành một mạng lưới quanh mỗi tế bào cây,giống như cái lưới bao tóc của đầu bếp. Cái cây truyền chất đường từ quá trình quang hợp qua các thành tế bào của mình đến tế bào nấm lân cận. Nấm cần số đường này để phát triển mạng lưới sợi nấm xuyên long đất nhằm thu thập nước và chất dinh dưỡng. Đổi lại, nấm mang những nguồn lực trong đất này về lại cho cây, qua các lớp thành tế bào nấm và cây nén vào với nhau, trong một “thị trường” trao đổi qua lại đường quang hợp."

“Quan hệ cộng sinh giữa nấm và rễ đã được công nhận là có vai trò quan trọng trong quá trình di cư của thực vật cổ đại từ đại dương lên đất liền khoảng 450 đến 700 triệu năm trước. Việc thực vật di chuyển lên cạn cùng nấm cho phép
chúng kiếm được đủ dinh dưỡng từ đất đá cằn cỗi, nghèo nàn để có thể bám trụ vững chãi và tồn tại trên đất liền.”

Thông tin cuốn sách:
✿ Tên sách: Trí Tuệ Của Rừng - Khám phá trí thông minh và ngôn ngữ của loài cây
✿ Tác giả: Suzanne Simard
✿ Khổ sách: 15.5 x 24 cm
✿ Số trang: 472 trang
✿ Giá bìa: 288.000 đ
✿ Giá ưu đãi: 230.000 đ (Sales 20%)
Thời gian ưu đãi đến hết 15/4/2024
Miễn phí vận chuyển toàn quốc.
---
► Tìm hiểu thêm về cuốn sách tại: https://tinyurl.com/tri-tue-cua-rung

Quá khứ, hiện tại, tương lai có thật hay không? Điểm chung nào xuất hiện giữa một cuốn sách của Gregg Braden là tác giả ...
07/03/2024

Quá khứ, hiện tại, tương lai có thật hay không?

Điểm chung nào xuất hiện giữa một cuốn sách của Gregg Braden là tác giả có sách bán chạy nhất trên New York Times và một cuốn sách của tác giả là người Việt Nam?

“Einstein tin chắc rằng quá khứ và tương lai có sự gắn bó mật thiết thông qua chiều không gian thứ tư, một thực tại mà ông gọi là không – thời gian. Ông nói: “Sự phân biệt quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một ảo ảnh dai dẳng ngu ngốc.” – Trích từ sách Ma trận thần thánh được viết bởi Gregg Braden.

Câu 4 chương Quán Thời Gian trong Trung Luận của Bồ tát Long Thọ có nói:
“Thế nên do vì nghĩa ấy
Mà biết được hai thời kia
Cao, giữa, thấp, một, khác
Các pháp ấy đều không có.”
Do nghĩa muốn có thời hiện tại và vị lai thì hai thời này phải nhân vào thời quá khứ, nhưng sự nhân vào thời quá khứ này đã bị bác bỏ, nên không có thời hiện tại và vị lai.” – Trích từ sách Hiện tại vĩnh cửu được viết bởi tác giả Nguyễn Thế Đăng.

Quá khứ, hiện tại, tương lai có thật hay không, mà làm bao nhiêu người phải "khổ" vì nó.

►Các ấn phẩm của Sách Thiện Tri Thức: https://thientrithuc.com.vn/

Vì sao quá khứ được sống lại như mới? Có phải bằng con đường ký ức? Mời các bạn hãy cũng tham gia buổi chia sẻ để hiểu h...
05/03/2024

Vì sao quá khứ được sống lại như mới? Có phải bằng con đường ký ức? Mời các bạn hãy cũng tham gia buổi chia sẻ để hiểu hơn về cách mà ký ức hoạt động như thế nào nhé!

Chương trình giao lưu với dịch giả cuốn sách Lần Theo Dấu Ký Ức vào lúc 19:30 ngày 16/3/2024.

Chương trình với sự tham gia của các khách mời đặc biệt:
* Anh Trần Trung Hiếu - dịch giả cuốn sách
* Độc giả Nguyễn Huy Mạnh - một kỹ sư xây dựng
* Chị Trần Phương Thảo - đại diện Sách Thiện Tri Thức, đơn vị xuất bản cuốn sách

► Đăng ký tham dự và đặt câu hỏi cho khách mời tại: https://forms.gle/qXkRuUk97ss3evnB9

► Chương trình được tổ chức online trên Meeting’s Zoom và livestream trên Fanpage Sách Thiện Tri Thức

THỜI GIAN LÀ KẺ THÙ CỦA SẮC ĐẸP?“Sen tàn Cúc lại nở hoa.” Chị Sen buồn khổ vì mình đã già nua, sắp hết vụ, người ta khôn...
04/03/2024

THỜI GIAN LÀ KẺ THÙ CỦA SẮC ĐẸP?

“Sen tàn Cúc lại nở hoa.” Chị Sen buồn khổ vì mình đã già nua, sắp hết vụ, người ta không ngắm mình nữa mà đi ngắm cái đứa Cúc kia. Chị Sen không biết rằng, rồi Cúc cũng tàn…giống như Sen thôi, đó là quy luật của thời gian. Nhưng thời gian đó chỉ là thời gian tương đối, thời gian chúng ta sống hàng ngày, hàng giờ không thể tồn tại độc lập mãi mãi. Sở dĩ chúng ta cảm nhận thấy dòng chảy của thời gian chỉ vì chúng ta là một hệ con có nhiều mối quan hệ với các hệ con khác trong vũ trụ. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Chúng ta quy định 12 giờ, 1 giờ… dựa theo vòng quay của Trái Đất khi được Mặt Trời chiếu vào, do đó có ban ngày ban đêm nhưng ánh sáng Mặt Trời rồi một ngày nào đó cũng tắt…Vậy lấy đâu thời gian tuyệt đối? Nếu có cái nhìn như thế, chúng ta sẽ không còn lo sợ thời gian là kẻ thù của sắc đẹp hay của bất kỳ một điều gì nữa.

“Thời gian vốn là vĩnh cửu không thời gian, thế mà chúng ta cứ phân biệt, chia chẻ rồi nhốt nó vào trong những mảnh đời nhỏ hẹp của chúng ta. Hãy giải thoát cho thời gian để nó trở lại là vĩnh cửu. Hãy mở nắp chai – cuộc đời mình – để thấy không thời gian trong chai là một với không thời gian vô hạn bên ngoài. Hãy mở tâm ra để thấy giọt nước mình đang cầm giữ là đại dương bao la không ngằn mé.” – Trích sách Hiện Tại Vĩnh Cửu

---📚 Sách , tác giả Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng
► Thông tin sách: https://datsach.thientrithuc.com.vn/nguyen-the-dang
►Các ấn phẩm khác của Sách Thiện Tri Thức: https://thientrithuc.com.vn/

“Nếu có một tôn giáo nào có khả năng đáp ứng được những nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó chính là Phật giáo.” – Eins...
04/03/2024

“Nếu có một tôn giáo nào có khả năng đáp ứng được những nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó chính là Phật giáo.” – Einstein

Tại sao một nhà vật lý phương Tây lại có cái nhìn về Phật giáo phương Đông sâu sắc đến vậy? Suốt cuộc đời, Einstein đam mê theo đuổi sự hài hòa, sự thống nhất, và ông đã tìm được câu trả lời khi tìm hiểu Phật giáo.

“Đó là sự hài hòa, sự thống nhất trong khoa học. Nhưng toàn bộ cuộc đời ông, như chúng ta đã thấy, là sự kết hợp thống nhất của con người vật lý (Địa), con người xã hội (Nhân) và con người tôn giáo (Thiên), hay thế giới vật lý, thế giới tâm lý và thế giới tâm linh (mà ông gọi là tôn giáo vũ trụ). Chính nỗ lực hài hòa và thống nhất này đã làm cho ông nổi bật lên trong một chùm sao của các nhà vật lý thiên tài của thế kỷ XX. Cũng chính vì điều này mà nhân loại học được ở ông chiến lược nào để làm cho cuộc đời mình có ý nghĩa, sống xứng đáng và hạnh phúc, mặc dầu họ có thể sống một nghề nghiệp rất khác với ông.”

Trích sách "Tâm linh như là sự tiến hóa tất yếu của con người."

𝐓𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐧 𝐜𝐮𝐨̂́𝐧 𝐬𝐚́𝐜𝐡:
✿ Tác giả: Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng
✿ Khổ sách: 14,5 x 20,5cm
✿ Số trang: 260 trang
✿ Giá bìa: 99.000 vnđ
✿ Giá ưu đãi: 79.000 vnđ (-20%)
Phí ship toàn quốc: đồng giá 15.000 vnđ
---
► Đặt mua cuốn sách tại: https://datsach.thientrithuc.com.vn/nguyen-the-dang

"Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa, cái rét đầu đông, khăn em bay hiu hiu gió lạnh.....", đang lạnh tê tái vì cái rét cu...
02/03/2024

"Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa, cái rét đầu đông, khăn em bay hiu hiu gió lạnh.....", đang lạnh tê tái vì cái rét cuối đông thì bác hàng xóm lại mở bài "cái rét đầu đông", đi đổ rác thôi mà cũng được thưởng thức âm nhạc miễn phí. Bỗng! Chồng của em gái của con dâu bác vác ra một túi rác rất nặng. Nhanh thoăn thoắt, nó giữ một khoảng cách với xe rác rồi làm động tác hạ túi xuống rác xuống để lấy đà rồi quăng mạnh một cái, vậy là túi rác đã nằm gọn trong xe rác. Bí quyết gì mà nó làm mau lẹ và không mất sức? Thì ra câu trả lời có trong cuốn sách Đông y chi lộ:

"Muốn âm thì phải dương trước, muốn dương thì phải âm trước. Muốn hạ thì phải thượng trước, muốn thượng thì phải hạ trước; muốn thăng thì phải giáng trước, muốn giáng thì phải thăng trước; muốn hàn thì phải nhiệt trước, muốn nhiệt thì phải hàn trước; muốn bổ thì phải tả trước, muốn tả phải bổ trước; muốn tán thì thu trước, muốn thu thì tán trước…" - Trích từ sách Đông y chi lộ.

Bài học miễn phí luôn ở quanh ta.
--

►Tìm hiểu thêm về cuốn sách tại: http://tinyurl.com/dong-y-chi-lo
(𝐴̉𝑛ℎ: CCùng Sống An Vui, tham khảo thêm bài viết về cuốn sách tại: https://cungsonganvui.org/dong-y-chi-lo-khoi-nghiep/

CA NGỢI HOA SEN, CA NGỢI CON NGƯỜIHoa sen không bao giờ mọc một mình, không bao giờ nở hoa một mình, cũng giống như con ...
29/02/2024

CA NGỢI HOA SEN, CA NGỢI CON NGƯỜI
Hoa sen không bao giờ mọc một mình, không bao giờ nở hoa một mình, cũng giống như con người, nên mới gọi là Đại Chúng.

Con người giống như hoa sen.
Đó không phải là một sự ví von của một nhà văn, một triết gia, một nhà khoa học lỗi lạc cách đây năm, bảy thế kỷ. Đó là ý nghĩ của chính Đức Phật vào buổi bình minh của nhân loại, trước khi Đức Phật quyết định nói pháp, để từ đó mà có Phật giáo.
“Sau khi Đại Phạm Thiên lần thứ ba cầu thỉnh Đức Phật thuyết pháp, với lòng từ bi, ngài nhìn chúng sanh thế gian bằng đôi mắt của một vị Phật. Ngài thấy có hạng ít nhiễm ô và hạng nhiều nhiễm ô, có hạng thông sáng có hạng tối tăm, có hạng tánh tốt có hạng tánh xấu, có hạng dễ dạy có hạng khó dạy, có số ít người thấy sự nguy hiểm của những hành động sai lầm và của tái sanh.
“Cũng như trong đầm sen, sen xanh, sen hồng, sen trắng. Có một số sen mọc lên trong nước, sống trong nước, không vượt lên khỏi mặt nước. Có một số sen, sanh trong nước, lớn lên trong nước và vươn tới mặt nước. Có một số sen, sanh trong nước, lớn lên trong nước và vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước làm ướt. Cũng vậy, Thế Tôn nhìn quanh thế giới với Phật nhãn thấy có những hạng chúng sanh như vậy.

“Với cái nhìn ấy, Đức Phật tuyên bố:
“Cánh cửa vô sanh bất tử đã được mở ra cho tất cả chúng sanh,
Hãy để cho những ai có tai muốn nghe đặt trọn niềm tin tưởng”.
Với cái nhìn tất cả chúng sanh đều là hoa sen, dù còn dưới bùn, sống ở trong nước, vươn tới mặt nước hay đã vượt ra ngoài không khí, Đức Phật đã quyết định thuyết pháp. Phật giáo đã có ở đời từ cái nhìn ấy cho đến hôm nay.
Quá trình phát triển của sen, từ khi còn dưới bùn cho đến khi nở hoa trọn vẹn, là con đường đi đến sự bất tử: con đường bất tử được gọi là đạo Phật, đã được giới thiệu cho thế gian kể từ hôm ấy.

Con người giống như hoa sen nghĩa là con người là một quá trình phát triển những khả năng chân thiện mỹ tiềm ẩn trải qua nhiều giai đoạn đến khi hoàn tất là một con người mà chân thiện mỹ nở hoa trọn vẹn.
Sau đây chỉ là một vài cảm tưởng của một con người thường sống gần hoa sen. Trong vườn y luôn luôn có một ao sen nhỏ, dù tự tay y trồng, nhưng làm biếng để mặc cho trời đất, chẳng bao giờ săn sóc.
Hoa sen không bao giờ mọc một mình, không bao giờ nở hoa một mình.

Ngay từ tầng thấp nhất, dưới bùn đất, rễ sen đan kết với nhau. Nhổ một lá và hoa sen, chúng ta không biết rễ nó lan đến đâu, và cũng một rễ ấy mọc lên bao nhiêu ngó sen, bao nhiêu hoa sen. Ban đầu trồng một bụi sen chỉ một lá và một nhúm rễ, vài tháng sau chúng ta có cả một ao sen. Có vẻ như chúng có chung một rễ.

Con người ở tầng thấp nhất cũng thế. Những cuộc đời, những thân phận, những cội rễ bản năng, những khổ đau, đan kết với nhau trong cùng một sự sống sơ khai bị đè ép và đày đọa. Nhưng đã là còn người tức đã là những ngó sen, đã vượt ra khỏi bùn đấtvà nằm trong nước. Một mặt, bùn đất kéo xuống, áp lực của nước ép xuống; mặt khác, chúng cũng tự thân biết vươn lên. Những cây sen gồm thành một quần thể, khởi từ bùn và ngoi lên trong nước. Chúng cùng chung một hoàn cảnh, cùng một quần thể, cho nên khi nói về sen, chúng ta phải dùng chữ “chúng”. Con người với thân phận chung của nó cũng tạo thành một quần thể, mà chúng ta gọi là “chúng sanh”.
Vươn lên đâu? Trên kia là hơi ấm và ánh sáng thu hút. Và ngoài kia là tự do của không khí. Để thành tựu mình, để là một với ánh sáng, tự do, cái đẹp, sự tinh khiết và hương thơm của sự trọn vẹn.
Sen không bao giờ vươn lên một mình, nở hoa một mình. Quá trình trong nước nó không ở một mình. Chung quanh là những ngó sen khác cùng sẻ chia một thân phận làm người. Ngay cả đóa sen nở sớm nhất, vĩ đại nhất là Đức Phật, ngài cũng được xưng là bậc tối tôn trong loài người (Nhân trung tôn), bậc tối tôn trong tất cả chúng sanh (Chúng trung tôn)… Sen không bao giờ nở giữa hư không, gốc rễ ở trong không khí. Sen nào cũng từ bùn đất và nước, từ thân phận con người.

Bằng sự kiên trì, nhẫn nhục, bằng khổ đau, bằng đam mê đối với tự do của không khí và sự rực rỡ của ánh sáng, bằng tính cách anh hùng và bằng sự hứa hẹn với những cây sen khác ở chung quanh, chúng tiếp tục vươn lên. Cho đến ngày ra ngoài không khí.

Trong không khí đã có thể nhìn thấy một búp sen rất nhỏ. Trong sự tương tác với không khí, nắng ấm và ánh sáng, chúng lớn thêm và nở thành những đóa hoa sen. Những đóa hoa sen như là sự hiện thân của chân thiện mỹ giữa đời.

Hoa sen cũng như con người, là quá trình vươn lên của một số phận, một số phận trong đồng phận chung của loài người. Số phận nằm trong bùn đất, tiếp xúc tương tác với bùn đất và những rễ sen khác để vươn lên trong nước. Ở trong nước, nó thoát khỏi dần sức hút của đất, tương tác với nước, với những nhánh sen khác, với hơi nóng và ánh sáng bên trên để vươn lên khỏi mặt nước. Nó lặng lẽ đi lên. Lặng lẽ đến độ anh hùng trong sự tương tác lợi mình lợi người với chung quanh. Lặng lẽ như một lời hứa thiêng liêng với toàn bộ vũ trụ. Lặng lẽ như một số phận thiêng liêng gom hết những khổ đau và sức mạnh của vũ trụ.

Cuối cùng nó nở hoa gần như cùng thời với những hoa sen khác, làm nên một vụ mùa nở hoa của chân thiện mỹ ở thế gian. Giờ đây, bùn đất ẩm ướt đã rớt lại sau lưng, số phận của nó là số phận của ánh sáng trí huệ, hương thơm của từ bi, và thân xác nó – cánh, nhụy, hạt… – là phương tiện để kêu gọi một mùa hoa trong một chu kỳ mới.
Con người cũng thế, sự nở hoa của những khả năng tiềm tàng mà nó cưu mang suốt cuộc làm người là sự thành tựu vinh quang của số phận nó. Bởi vì số phận con người không phải là chìm dưới bùn đất khổ đau, vùng vẩy trong ngục tù của nước không lối thoát.

Mà số phận đích thực của con người là ánh sáng ( của trí huệ), sự ấm áp (của từ bi), tự do vô ngại ( của giải thoát), thanh tịnh và an vui (của thường, lạc, ngã, tịnh). Sự chuyển hóa, sự thăng hoa của số phận một người cũng là sự chuyển hóa thăng hoa của tất cả mọi chúng sanh, vì nó có cùng một thân phận chung bùn đất với tất cả chúng sanh và có cùng một vinh quang chung của tất cả chúng sanh.
Ca ngợi con người và hoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn, ý chí vươn lên không bỏ cuộc và sự đồng hành anh hùng của chúng. Ca ngợi con người và hoa sen không chỉ nhằm đến tương lai huy hoàng của chúng, mà còn là tôn vinh quá khứ nhọc nhằn đầy lầm lỗi của chúng, đến độ quá khứ là quá khứ của và trong tương lai, và tương lai vốn đã hiện hữu trọn vẹn trong quá khứ.

Còn ca ngợi hơn nữa là sự chiến thắng của con người và hoa sen – vươn lên khỏi mặt nước và nở hoa – không bao giờ là chiến thắng một mình. Y như chúng nhẫn nhục chờ đợi nhau, ngầm hẹn với nhau, để nở cùng một ngày, nở hết trong một mùa của thời gian, một mùa vũ trụ.

Sự vì hoa khác mà nở, sự có mặt đồng nghĩa với sự cho đi, đã làm nên một mùa hoa sen trùng trùng của vũ trụ, vũ trụ Hoa Nghiêm:
Trần trần sát sát Như Lai
Chúng sanh mỗi người mỗi có hoa sen
Hoa là bản tánh tự nhiên
Bao hàm thiên địa phương viên cùng bằng
Ai ai đạt giả đồng đường
Mỗi người mỗi có minh châu trong nhà
Mùa xuân vạn thụ khai hoa
Cành cao càng thấp vậy hòa chứng nên…
(Thiền sư Chân Nguyên – Thiền tông bản hạnh)

Trích từ sách: Tâm linh như là sự tiến hóa tất yếu của con người - Tác giả: Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng

THỰC TẠI TỐI HẬUTác giả Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng      Phác họa Thực tại tối hậu:Khi đưa tâm thức lên tầng tâm linh, ngư...
23/02/2024

THỰC TẠI TỐI HẬU
Tác giả Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng

Phác họa Thực tại tối hậu:
Khi đưa tâm thức lên tầng tâm linh, người ta có thể tiếp xúc, thấy và sống được thực tại tối hậu. Điều này đã được chứng minh trong suốt lịch sử Phật giáo: sau Đức Phật, vị đạt đến thực tại tối hậu hoàn toàn (giác ngộ viên mãn) thì suốt dòng thời gian luôn luôn có những người đạt đến thực tại ấy, dù không trọn vẹn bằng Đức Phật. Với hệ Pali, có bốn cấp độ trong kinh nghiệm Niết-bàn, và với hệ Sanscrit, có mười cấp độ (mười địa) trong kinh nghiệm thực chứng Pháp thân. Niết-bàn hay Pháp thân là thực tại tối hậu của đạo Phật.
Ở đây chúng ta nói đến những tính cách của thực tại tối hậu, để định hướng cho mình, tùy theo khuynh hướng của mỗi người, để đến một lúc nào tiếp xúc được với nó, hoặc ít nhất cũng có một niềm tin vào sự hiện hữu của thực tại đó.

- Bình đẳng
Kinh Đại bát Niết-bàn nói: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”. Thực tại tối hậu ấy vốn có nơi mỗi chúng ta, và đạo Phật là những con đường, những pháp môn phương tiện để khai mở cho chúng ta thấy trực tiếp kho tàng Phật tánh đó.
Chỉ một sự bình đẳng của Phật tánh này thôi, làm cho đạo Phật là đạo của hòa bình, không chiến đấu giành giựt, không tranh đua được mất, không tìm lợi thế hơn thua. Chỉ là quay lại chính mình, quay đầu là bờ, xoay cái nghe nghe lại tự tánh (kinh Lăng-nghiêm), về lại nguồn gốc, quay về nương tựa (quy y)… Đạo Phật không dẫn người ta đi ra ngoài để đến với một vị giáo chủ nào đó, mà đưa người ta về với chính mình, sống trong kho tàng Phật tánh của chính mình.
Sự bình đẳng của Phật tánh là tuyệt đối, bất chấp sự khác biệt về hình tướng và cuộc đời của mỗi người, vì sự khác biệt ấy là do nghiệp mỗi người tự tạo và có tính cách tạm thời, có thể biến đổi. Lấy thí dụ Phật tánh là vàng, tất cả chúng ta đều có bản chất là vàng, nhưng vàng ấy thành món đồ gì, tách trà, cây viết, con dao… là do mỗi người tự tạo bằng nghiệp của mình.

- Có mặt ở bất cứ nơi nào, thời gian nào
Một định nghĩa của thực tại tối hậu là tánh Không. Tánh Không là sự không có hiện hữu nội tại độc lập của tất cả mọi hiện hữu. Tánh Không là sự không có tự tánh của bất cứ sự vật gì. Bất cứ sự vật gì, bất cứ hiện hữu gì ở bất cứ nơi đâu đều không có tự tánh, đều là tánh Không. Như vậy, tánh Không có mặt ở tất cả mọi chỗ, tất cả mọi thời, tánh Không là toàn khắp.

Thực tại tối hậu là tánh Không ấy thì toàn khắp, có mặt trong từng mảnh nhỏ, trong từng khoảnh khắc của cuộc đời mỗi người, không ai thiếu hụt, không ai có nhiều hơn ai. Tánh Không có mặt trong mỗi hạt bụi, mỗi khoảnh khắc của cuộc đời mỗi người, đây là sự bình đẳng tuyệt đối. Đạo Phật là những con đường cho chúng ta trở lại với bản lai diện mục của chính mình, chính là tánh Không bình đẳng trong mọi không gian mọi thời gian ấy.

- Không hai (Bất nhị)
Không hai không chỉ là một lời tuyên bố, mà đúng ra, một chứng ngộ, một cái thấy rốt ráo về thực tại. Đây là một từ có mặt trong hầu hết kinh điển Phật giáo. Chẳng hạn, phẩm “Nhập Pháp môn Bất nhị” kinh Duy-ma-cật nói: “Bồtát Phổ Thủ nói: Ngã và vô ngã là hai. Ngã còn không thể đắc, vô ngã làm sao có thể đắc. Thấy thật tánh của ngã thì không còn sanh khởi hai ý niệm. Đó là vào Pháp môn Không hai”.
Thay vì phải diệt trừ ngã để đạt đến vô ngã, và khi vô ngã hoàn toàn thì người ta không thể sống được trên cõi đời này để làm Phật sự, thì với Pháp môn Không hai, người ta cần “thấy thật tánh của ngã là không thể đắc”, bấy giờ ngã và vô ngã là không hai, vấn đề của Bồ-tát đã được giải quyết.
“Bồ-tát Na-la-diên nói, Thế gian và xuất thế gian là hai. Thế gian tánh Không, tức đó là xuất thế gian, trong đó không có đi vào, không có ra khỏi, không tiến bộ, không lui sụt. Đó là vào Pháp môn Không hai.
Bồ-tát Thiện Ý nói, Sanh tử và Niết-bàn là hai. Nếu thấy tánh sanh tử thì không có sanh tử, không có trói buộc, không có giải thoát, không sanh, không diệt. Hiểu như vậy, đó là vào Pháp môn Không hai.
Bồ-tát Điện Thiên nói, Minh và vô minh là hai. Thật tánh của vô minh tức là minh. Minh cũng không thể nắm lấy, lìa tất cả số lượng, trong đây bình đẳng không có hai. Đó là vào Pháp môn Không hai”.

Tính cách “bình đẳng không có hai” này không phải là một thực tại đồng nhất, một thứ, đơn điệu, thậm chí chết chóc, mà là một thực tại có đủ sự khác nhau, sai biệt, biến đổi, nhưng vẫn là không hai. Những biểu hiện thành sắc thanh hương vị xúc pháp, sắc thọ tưởng hành thức, mắt tai mũi lưỡi thân ý… chính là tánh Không, không hai, không khác. Như Tâm kinh Bát-nhã nói: “Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác sắc, sắc tức là Không, Không tức là sắc…”.

Thực tại tối hậu là tánh không hai như vậy.
Nối kết với thực tại tối hậu là con đường tất yếu
Như đã nói ở trước, tôn giáo (religion) có nguyên nghĩa là “nối kết trở lại” với thực tại tối hậu. Nối kết trở lại với thực tại tối hậu là con đường, là cách sống tất yếu của con người.

Chúng ta thấy, lịch sử loài người đã đi từ lối sống săn bắn hái lượm đến nông nghiệp, từ nông nghiệp tiến đến công nghiệp, rồi hậu công nghiệp và bây giờ là mạng toàn cầu, trí thông minh nhân tạo… Những thể chế chính trị, kinh tế, xã hội đều tiến hóa từ bộ lạc đến quốc gia quân chủ, và bây giờ là dân chủ với thị trường tự do. Nhưng trải qua nhiều mô hình phát triển của xã hội như vậy, tôn giáo vẫn tồn tại, điều đó chứng tỏ con người còn thiếu thốn một nhu cầu căn bản mà tối hậu. Nhìn chung, lịch sử loài người là một cuộc hành trình đi đến (hoặc đi về) thực tại tối hậu qua những bước tiến bộ trong mọi lãnh vực xã hội của mình. Một chúng sanh đã tiến hóa đến cấp độ con người, nó tất yếu phải tiến hóa tiếp tục, để bước vào và sống trong thực tại tối hậu.

Thực tại tối hậu luôn luôn bao trùm chúng ta, đi đâu, ở đâu chúng ta cũng không thể ra ngoài nó. Các giác quan chúng ta luôn luôn tiếp xúc với nó, dù đó là mắt hay tai mũi lưỡi thân ý. Có điều chúng ta không nhận ra nó, vì thiếu mục đích sống, thiếu chánh niệm tỉnh giác.

Không những tất cả chúng ta đều bình đẳng vì đều có Phật tánh, chúng ta cũng bình đẳng trong cơ hội để thấy ra nó. Chúng ta bình đẳng trong “tài liệu học tập”, trong “dữ kiện” vì ai cũng có sắc thanh hương vị xúc pháp, và mọi thứ ấy có ngay trước mắt tai mũi lưỡi thân ý của chúng ta. Chúng ta chỉ cần nhìn ra “thật tánh của ngã”, “thật tánh của sanh tử”, “thật tánh của vô minh” để hoàn thành công cuộc tiến hóa đã nhiều kiếp của chúng ta.
Chúng ta không thể từ chối hoặc trì hoãn sự tiến hóa tất yếu này.

Như một hạt giống đã thành cây, nó phải ra hoa và thành quả. Ngay cả lấy lý do là vì hoàn cảnh, thì hoàn cảnh ấy dù tốt dù xấu, vẫn là sự biểu lộ của thực tại tối hậu là tánh Không. Ngay cả lấy lý do là vì nghiệp thì nghiệp ấy vẫn là không có tự tánh, nghĩa là tánh Không.

Đạo Phật là những chỉ bày (khai thị) để chúng ta thấy được (ngộ) và sống trọn vẹn (nhập) trong thực tại tối hậu.

Nguyễn Thế Đăng Văn Hóa Phật Giáo số 312 ngày 1-1-2019

Address

Số 141, Ngõ 325 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng
Hanoi
100000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Sách Văn Hoá Giáo Dục posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Sách Văn Hoá Giáo Dục:

Share

Nearby media companies