Cùng chung tay bảo vệ môi trường

Cùng chung tay bảo vệ môi trường Kênh thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức chung của cộng đồng về ý thức bảo vệ môi trường

THỦ TƯỚNG: TUYỆT ĐỐI KHÔNG CHỦ QUAN VỚI BÃO NORUSáng 26/9, mở đầu Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh giải ngân vố...
27/09/2022

THỦ TƯỚNG: TUYỆT ĐỐI KHÔNG CHỦ QUAN VỚI BÃO NORU

Sáng 26/9, mở đầu Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và thực hiện ba chương trình mục tiêu quốc gia, trước diễn biến phức tạp của bão số 4 (tên quốc tế là bão Noru), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo "nóng" các bộ, ngành, địa phương tập trung phòng, chống bão.
Thủ tướng cho biết, bão số 4 mạnh cấp 12-13, giật cấp 14 đang di chuyển ở Biển Đông hướng về nước ta. Dự báo, bão sẽ đổ bộ vào đất liền khu vực miền Trung nước ta. Đây là cơn bão mạnh, có sức tàn phá lớn, độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Thủ tướng cho biết đã gọi điện cho lãnh đạo một số tỉnh, thành phố khu vực ở miền Trung để nắm tình hình và chỉ đạo phòng, chống bão, được biết tại các địa phương vẫn trời quang, mây tạnh. Do đó, người dân rất dễ nhầm lẫn về mức độ của bão, trong khi theo kinh nghiệm trước khi bão đổ bộ, trời quang, mây tạnh lại thường là bão lớn.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, đặc biệt các địa phương tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; theo dõi sát diễn biến của bão số 4, triển khai nghiêm các công điện, chỉ đạo phòng, chống bão của Trung ương.

Trước mắt, các địa phương kêu gọi ngư dân, tàu thuyền không ra khơi đánh bắt hải sản mà vào nơi tránh trú an toàn; kêu gọi người dân gia cố lòng bè nuôi trồng thủy sản, rời khỏi lòng bè trước khi bão đổ bộ; kiểm tra hồ đập, gia cố vững chắc; cảnh báo, di dời người dân khỏi các khu vực có thể xảy ra sạt lở...

Nơi “hồi sinh” những động vật hoang dã
08/08/2022

Nơi “hồi sinh” những động vật hoang dã

Những loài động vật hoang dã quý hiếm nhưng lại mất khả năng sinh tồn khi trở về với tự nhiên đang ngày ngày được những người làm công tác cứu hộ, bảo tồn ở Vườn Quốc gia Bến En nỗ lực cứu chữa, chăm sóc…

Thủ tướng Chính phủ và các đại biểu tham quan gian Triển lãm của Tổng cục Môi trường
06/08/2022

Thủ tướng Chính phủ và các đại biểu tham quan gian Triển lãm của Tổng cục Môi trường

Kết quả công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2016 - 2022
06/08/2022

Kết quả công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2016 - 2022

"Bảo tồn động vật hoang dã nguy cấp: Gìn giữ nguồn tài nguyên quý giá"Động vật hoang dã là một bộ phận không thể thiếu t...
13/06/2022

"Bảo tồn động vật hoang dã nguy cấp: Gìn giữ nguồn tài nguyên quý giá"
Động vật hoang dã là một bộ phận không thể thiếu trong lớp sinh quyển mà con người chúng ta đang có mặt và là một mắt xích quan trọng cho chuỗi chuyển hóa sinh học đang diễn ra.

Bảo tồn động vật hoang dã, một nguồn tài nguyên quý giá, cũng là thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội.

Để làm rõ hơn về vấn đề này Cùng chung tay BVMT xin giới thiệu bài phỏng vấn bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. của phóng viên TTXVN.

- Hiện nay tình hình buôn bán động vật hoang dã tại Việt Nam vẫn diễn ra khá phức tạp. Điều này đã ảnh hưởng như thế nào đến đa dạng sinh học tại Việt Nam cũng như những cam kết quốc tế của Việt Nam, thưa bà?

Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn: Việc buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã là một trong những nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học, đặc biệt là suy giảm các loài động vật hoang dã trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bất cứ một loài nào đều là một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái và sự biến mất một loài cũng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng trong tự nhiên.

Việt Nam đã thực hiện rất nhiều cam kết liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã như Công ước đa dạng sinh học hay là Công ước buôn bán quốc tế đối với các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, Công ước Ramsar để bảo vệ các loài, các khu vực đất ngập nước quan trọng có tầm quan trọng đối với các loài chim nước; nhiều thỏa thuận hợp tác đa phương và song phương liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã cũng như bảo vệ đa dạng sinh học. Khi chúng ta đã tham gia các cam kết như vậy thì chúng ta phải thực hiện các cam kết đó.

Trên thực tế, tình trạng buôn bán, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã ở Việt Nam tạo ra một hình ảnh không tốt đối với những cam kết của chúng ta. Hiện nay, thế giới vẫn có những đánh giá Việt Nam là điểm tiêu thụ động vật hoang dã, thậm chí là điểm trung chuyển động vật hoang dã.

- Thưa bà, Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như thế nào để bảo tồn các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp?

Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn: Trong Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nội dung bảo vệ, bảo tồn các loài hoang dã, đặc biệt là các loài hoang dã nguy cấp là một trong những nội dung trọng tâm. Chiến lược cũng đề ra mục tiêu là cần phải bảo tồn hiệu quả các loại hoang dã, đặc biệt là loài nguy cấp, quý hiếm.

Chiến lược cũng đặt ra những chỉ số rất cụ thể như đến năm 2030 phải cải thiện được tình hình của tối thiểu là 10 loài đang bị đe dọa; không có thêm các loài nguy cấp nào bị tuyệt chủng… Chiến lược cũng đề ra các nội dung chủ yếu để thực hiện, thúc đẩy công tác bảo tồn các loài hoang dã, đặc biệt là các loài động vật hoang dã nguy cấp như điều tra, đánh giá và liên tục cập nhật và công bố danh mục các loài nguy cấp, quý hiếm để có biện pháp bảo tồn.

Ví dụ như việc thiết lập, tăng cường thiết lập hệ thống các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, những mạng lưới trung tâm cứu hộ, các loài động vật hoang dã, thực hiện các giải pháp để giảm mối đe dọa tới các loài động vật hoang dã (kiểm soát việc săn bắt, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã, nhân nuôi, tái thả các loài động vật hoang dã vào tự nhiên).

- Nhằm tăng cường bảo tồn các loài chim hoang dã nói chung và chim di cư nói riêng, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phổ biến và triển khai Chỉ thị số 04 CT-Ttg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Bà có thể cho biết cụ thể nội dung Chỉ thị này như thế nào?

Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn: Đây là lần đầu tiên chúng ta có Chỉ thị riêng của Thủ tướng Chính phủ để bảo vệ một nhóm loài, cụ thể là các loài chim hoang dã di cư. Chỉ thị ra đời trong bối cảnh việc khai thác và buôn bán, tiêu thụ các loài chim di cư diễn ra tràn lan hiện nay. Việt Nam là thành viên của các đường bay chim di cư nên phải có trách nhiệm để bảo vệ các loài loài chim hoang dã.

Chỉ thị được ban hành đã chỉ đạo một cách toàn diện để huy động toàn bộ lực lượng, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bảo vệ các loài chim hoang dã di cư như bảo vệ sinh cảnh, chống xâm hại các sinh cảnh; bảo vệ những điểm dừng chân của khu vực di cư các loài chim nguy cấp, bảo vệ các tuyến đường bay; các hoạt động liên quan đến kiểm soát, ngăn chặn việc khai thác, đánh bắt, buôn bán, tiêu thụ các loài chim, xóa bỏ những tụ điểm buôn bán trái phép đối với các loài chim hoang dã…

- Thời gian tới, Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học tiếp tục có những giải pháp cụ thể nào để thúc đẩy hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học?

Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn: Về cơ bản, hiện chúng ta đã tạo lập được một hành lang pháp lý tương đối toàn diện để bảo vệ, bảo tồn các loài động vật hoang dã. Mặc dù vậy, một số điểm vẫn còn tồn tại chưa sát với thực tiễn, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa bảo tồn và sử dụng động vật hoang dã. Cần phải có chính sách rõ ràng hơn trong việc xác định các đối tượng, các loài được ưu tiên bảo vệ. Trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay vẫn chưa thể hiện rõ nét loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nào là được phép, là nhân nuôi để phát triển về mục đích thương mại.

Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học có nhiệm vụ tham mưu cho Bộ Tài nguyên Môi trường để xây dựng các văn bản quy định về quản lý đa dạng sinh học nói chung cũng như bảo vệ các loài động vật hoang dã nói riêng. Chúng tôi cũng đang rà soát lại các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong đó đề xuất sẽ sửa đổi về tiêu chí xác định cũng như chế độ bảo vệ, quản lý, bảo vệ các loài động vật hoang dã, các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Ngoài ra, công tác cứu hộ động vật hoang dã còn nhiều bất cập, khả năng cứu hộ còn hạn chế; đặc biệt là thiếu hành lang pháp lý cũng như hướng dẫn kỹ thuật, thiếu nguồn lực để bảo vệ động vật hoang dã. Để thực hiện các nhiệm vụ này, Cục cũng đang phối hợp với các cơ quan liên quan để có đánh giá đầy đủ, tổng thể về tình trạng cứu hộ cũng như là các hoạt động của các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học. Từ đó đề xuất, kiến nghị để tạo hành lang pháp lý giúp cho việc thực hiện các hoạt động cứu hộ động vật nói chung và động vật hoang dã nói riêng. Cục cũng đang triển khai xây dựng một đề án để tăng cường năng lực các cơ sở bảo tồn, trong đó có các cơ sở cứu hộ các loài hoang dã.

Chúng tôi cũng đang phối hợp với các tổ chức bảo tồn để xác định một số loài có khả năng nhân nuôi và tái thả vào tự nhiên; tích cực truyền thông nâng cao nhận thức đối với các bên liên quan; tập huấn cho cán bộ của các sở tài nguyên môi trường, các ban quản lý khu bảo tồn, các cơ quan thực thi pháp luật về chính sách cũng như quy định pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật trong cứu hộ, bảo vệ các loài động vật hoang dã.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thấy rằng bảo vệ động vật hoang dã không chỉ cần sự tham gia tích cực của cơ quan quản lý Nhà nước mà cần có sự tham gia của rất nhiều bên liên quan như các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan đoàn thể, khu vực tư nhân, cộng đồng. Tất cả mọi người chúng ta chỉ sống trong hành tinh Trái đất và tất cả đều phải có trách nhiệm đối với việc xây dựng một môi trường trong lành, bền vững và có trách nhiệm đối với việc bảo vệ mọi sự sống trên Trái đất. Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, mỗi cá nhân phải thay đổi hành vi ứng xử của mình đối với thiên nhiên cũng như đối với đa dạng sinh học và môi trường.

Trân trọng cảm ơn bà!
theo TTXVN/Vietnam+

Ngày Môi trường thế giới - 05/6/2022 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Chỉ một Trá...
05/06/2022

Ngày Môi trường thế giới - 05/6/2022 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Chỉ một Trái đất” (Only One Earth) nhằm truyền tải ý nghĩa thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các chính sách, hoạt động hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn. Đây là thời điểm để mỗi quốc gia cùng chung tay và có những hành động cụ thể, thiết thực vì thiên nhiên và Trái đất.

"Sản phẩm nhựa tự hủy OXO và những nguy hại khó lường"Nhựa tự hủy OXO là gì?Trong khi cả thế giới đang phải gồng mình ch...
01/06/2022

"Sản phẩm nhựa tự hủy OXO và những nguy hại khó lường"

Nhựa tự hủy OXO là gì?

Trong khi cả thế giới đang phải gồng mình chống lại “ô nhiễm trắng” do đồ nhựa, túi nilon sử dụng một lần làm từ nhựa khó phân hủy thải ra môi trường lên đến hơn 300 triệu tấn/năm, thì giải pháp khả thi đang được nhiều quốc gia tích cực áp dụng là sử dụng vật liệu nhựa thân thiện với môi trường hơn, như nhựa sinh học (Bioplastic). Một số sản phẩm thay thế nhựa thông thường đang được biết đến đó là nhựa phân hủy sinh học (Biodegradable), nhựa có thể phân hủy (Compostable) và nhựa tự hủy OXO (Oxo-degradable).
Nếu như nhựa phân hủy sinh học (Biodegradable), nhựa có thể phân hủy (Compostable) đều kết thúc hành trình của nó bằng việc trở về với tự nhiên như “lá cây nằm trong đất”, thì nhựa tự hủy OXO lại không đơn giản như vậy! Trong khi sản phẩm nhựa Biodegradable và Compostable có khả năng phân hủy thành CO2, H2O… dưới tác động của các vi sinh vật; thì đối với nhựa tự hủy OXO, thành phần chủ yếu vẫn là Polyme thông dụng PE, PP, PS và có thêm phụ gia OXO trong quá trình sản xuất. Chính thành phần phụ gia OXO này giúp cho sản phẩm túi nhựa phân rã thành những mảnh nhỏ nhanh hơn rất nhiều so với túi thông thường. Có 2 loại phụ gia OXO được sử dụng rộng rãi nhất là D2W và Oxium.
D2W là công nghệ phụ gia OXO của công ty Symphony Environment trụ sở chính tại Vương quốc Anh. Theo thông tin từ nhà sản xuất, d2w rất hiệu quả và chỉ cần sử dụng 1% trong các sản phẩm túi PE, PP thông thường.
Oxium là công nghệ phụ gia tự hủy phân rã của công ty Tirta Marta trụ sở tại Indonesia. Về các thông tin kỹ thuật sản phẩm, sản phẩm này cũng khá tương tự với d2w. Khả năng và thời gian phân rã của sản phẩm này không được khẳng định rõ ràng có diễn ra đúng như lời quảng cáo hay không mà chỉ được nêu sẽ diễn ra nhanh hơn sản phẩm nhựa thông thường không chứa chất phụ gia trong cùng một thời điểm.
Vào tháng 1 năm 2018, Ủy ban Châu Âu đã đưa ra báo cáo về Oxo-degradable, trong đó nêu rõ: “Không tìm thấy bằng chứng trong môi trường bên ngoài, việc phân rã thành những mảnh có trọng lượng phân tử đủ thấp cho phép thực phân hủy sinh học”. Vì vậy, có thể xảy ra nguy cơ những mảnh nhựa không phân hủy hoàn toàn sẽ làm tích tụ nhanh chóng các vi nhựa. Đó là lý do mà Hiệp hội Nhựa sinh học Châu Âu (European Bioplastic) cho rằng, nhựa tự hủy OXO không hề có khả năng phân hủy sinh học.
Nhiều tác động xấu, EU cấm nhựa tự hủy OXO
Đồng quan điểm với Hiệp hội Nhựa sinh học Châu Âu khi cho rằng Nhựa tự hủy OXO không thực sự phân hủy sinh học, trong Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cũng bày tỏ lo ngại về các vật dụng làm từ nhựa tự hủy OXO khi thải bỏ có thể sẽ làm gia tăng tình trạng ô nhiễm vi nhựa.
Cơ chế của nhựa tự hủy OXO là phân hủy thông qua con đường oxi hóa phân rã thành các hạt vi nhựa siêu nhỏ rồi lẫn vào đất, không khí và cả nguồn nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Thực tế, hạt vi nhựa tự hủy OXO vẫn có thể tồn tại nguyên vẹn trong lòng đại dương trong hàng trăm năm. Các hạt vi nhựa này sẽ bị hấp thu và tích lũy trong các loài sinh vật, động vật biển và cứ thế tiếp tục đi vào chuỗi thức ăn của con người.
Trước những nguy cơ tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người, ông Hasso von Pogrell - Giám đốc điều hành Ủy ban Châu Âu cho biết: “Ủy ban Châu Âu từ lâu đã cảnh báo về tác hại của nhựa tự hủy OXO đối với mối trường, cũng như khả năng gây nhầm lẫn giữa sản phẩm này với các sản phẩm có khả năng phân hủy sinh học thật sự. Trong vài năm qua, việc gắn mác xanh cho các sản phẩm nhựa tự hủy OXO đã gây hiểu nhầm trong cộng chúng về khả năng phân hủy sinh học của các sản phẩm này”.
Tháo gỡ bất cập này, ông Hasso von Pogrell thông tin thêm: “Ủy ban cũng đưa ra phân biệt cần thiết và rõ ràng giữa sản phẩm phân hủy sinh học và sản phẩm OXO – không thể coi là nhựa sinh học. Theo đó, nhựa tự hủy OXO chỉ là vật liệu nhựa thông thường được thêm các chất phụ gia nhân tạo nên không có khả năng phân hủy sinh học mà chỉ có thể phân rã thành vi nhựa sau đó tích tụ, gây hại cho môi trường, và quá trình xử lý rác thải như tái chế hoặc ủ phân”.
Nhận biết rõ tác hại của sản phẩm từ nhựa tự hủy OXO, ở Châu Âu, hơn 150 tổ chức, bao gồm các doanh nghiệp hàng đầu đại diện cho mọi bước của chuỗi cung ứng nhựa, các hiệp hội ngành, tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học và các quan chức dân cử đã tán thành tuyên bố kêu gọi hành động toàn cầu về việc cấm bao bì nhựa khó phân hủy từ OXO để tránh rủi ro môi trường trên diện rộng.
Theo đó, động thái mạnh mẽ nhất là Liên minh Châu Âu đã đưa ra quy định cấm sản phẩm nhựa tự hủy OXO. Cụ thể, từ ngày 3/7/2021, các sản phẩm nhựa một lần như đĩa nhựa, dao thìa dĩa, ống hút, que bóng bay, bông ngoáy tai bị cấm tiêu thụ tại Liên minh châu Âu (EU). Lệnh cấm cũng áp dụng cho các sản phầm làm từ nhựa tự hủy OXO Bên cạnh đó, châu Âu cũng triển khai thực hiện các chiến lược quản lý rác thải nhựa, tái chế phù hợp và tìm kiếm các giải pháp thay thế bền vững cho sản phẩm nhựa dùng một lần với giá cả phải chăng.
Ngoài ra, Đan Mạch và Latvia đưa ra quy định cấm tiếp thị một số sản phẩm nhựa dung một lần và các sản phẩm làm bằng nhựa tự hủy OXO. Tại Ý, Tòa án Milan cho rằng, thực tế các sản phẩm nhựa chứa D2W không phân hủy nhiều hơn so với nhựa truyền thống, đủ để cho thấy rằng các sản phẩm này không đáp ứng tiêu chuẩn Châu Âu về khả năng phân hủy công nghiệp, theo quy định của tiêu chuẩn EN 13432. Vì vậy, tòa đã phán quyết rằng túi nhựa và các sản phẩm khác có chứa chất phụ gia ‘d2w’ không thể sử dụng hợp pháp dưới dạng sản phẩm “phân hủy sinh học – biodegradable” theo các tiêu chuẩn của thị trường Châu Âu.
Như vậy, tại Châu Âu, các sản phẩm nhựa tự hủy OXO đã không còn “đất sống”. Chính vì loại vật liệu này chứa đựng nhiều rủi ro với môi trường mà chúng không còn là lựa chọn đúng đắn cho một nền sản xuất xanh, bền vững, không phải là một mắt xích trong nền kinh tế tuần hoàn./.

“Nhựa tự hủy OXO – Đừng nhập nhèm mang danh “Nhựa phân hủy sinh học”Ngày 30 tháng 5 vừa qua, Phóng viên Báo Tài nguyên v...
01/06/2022

“Nhựa tự hủy OXO – Đừng nhập nhèm mang danh “Nhựa phân hủy sinh học”

Ngày 30 tháng 5 vừa qua, Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường (PV) đã có bài viết phỏng vấn GS.TS Đặng Thị Kim Chi - Chủ tịch Hội đồng khoa học và kỹ thuật, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam về bản chất của các sản phẩm nhựa dùng một lần được sản xuất từ nhựa tự hủy OXO.

PV: Thưa bà, nhựa từng được coi là một trong những “sáng chế mới” của con người, thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, khi bộc lộ nhiều tác hại tới môi trường và sức khỏe con người, nhựa truyền thống lại đang bị “quay lưng”, và vật liệu nhựa mới lại được sáng tạo ra. Bà nghĩ sao về quá trình này?
GS.TS Đặng Thị Kim Chi:
Nhựa là một phát minh của con người trong quá khứ và đã luôn phát huy vai trò, tác dụng của nó trong đời sống. Với ưu điểm là nhẹ, gọn, không thấm nước, chứa được trọng lượng nặng, túi nhựa hiện hữu ở khắp nơi. Thế nhưng, xã hội ngày càng phát triển, nhận thức về môi trường sống ngày càng được nâng cao đã đặt ra đòi hỏi tất yếu về sự cải tiến chính những vật dụng, chất liệu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Và quan điểm về nhựa cũng cần thay đổi: vật liệu từ nhựa sử dụng một lần cũng cần an toàn với môi trường, giúp con người thoát khỏi tình cảnh “ô nhiễm trắng”.
Xét theo tiêu chí khả năng phân hủy, nhựa sử dụng một lần trên thế giới và Việt Nam hiện nay gồm 3 loại: Loại thứ nhất là nhựa không/khó phân hủy: vật dụng làm từ nhựa sử dụng một lần bằng loại này bị thải bỏ phân hủy rất chậm, từ hàng chục đến hàng trăm năm, ảnh hưởng rất lớn tới môi trường.
Loại thứ hai là nhựa chỉ phân hủy một phần (nhựa tự hủy OXO), tức là khi thải ra môi trường, trước tác động của môi trường sẽ bị phân rã thành những mảnh nhựa nhỏ, các hạt vi nhựa. Các mảnh nhựa nhỏ này vẫn tồn tại hàng chục năm trong môi trường. Để làm ra loại nhựa này, người ta trộn nhựa nguyên chất với hợp chất kim loại hữu cơ. Vì thế, khi phân rã, những mảnh nhựa nhỏ, chất vi nhựa, muối kim loại, kim loại nặng sẽ nằm lại trong môi trường, gây tác hại cho môi trường đất, nước…
Loại thứ ba là nhựa sinh học có khả năng phân hủy hoàn toàn thành CO2 và H20. Ở nhiều nước Châu Âu và ở Việt Nam đều đã xuất hiện các sản phẩm từ nhựa thực sự thân thiện với môi trường này.
PV: Nếu như các túi nilon, chai lọ nhựa, hộp xốp…làm từ nhựa truyền thống dễ dàng nhận ra thì bao bì từ nhựa tự hủy OXO và nhựa phân hủy sinh học lại khó có thể phân biệt được, dù tác động đến môi trường và sức khỏe là hoàn toàn trái ngược, thưa bà?
GS.TS Đặng Thị Kim Chi:
Đúng vậy! Điều rất đáng quan tâm ở đây là nhựa tự hủy OXO và nhựa phân hủy sinh học đang chưa được phân biệt rõ ràng trên thị trường, khi các sản phẩm từ nhựa tự hủy OXO vẫn ghi trên nhãn mác là “có khả năng phân hủy sinh học”. Trong khi đó, thực tế cho thấy, vật dụng dùng 1 lần làm từ nhựa tự hủy OXO khi đưa vào môi trường thì nhựa vẫn là nhựa, dù có phân rã ra thành các mảnh nhỏ.
Nhiều nước trên thế giới đã lên án nhựa tự hủy OXO vì vi nhựa, kim loại nặng từ sản phẩm nhựa tự hủy OXO khi phân rã sẽ dễ dàng đi vào chuỗi tuần hoàn thực phẩm, gây tác động xấu tới sức khỏe con người. Vì vậy, một số nước Châu Âu đã cấm dùng nhựa tự hủy OXO.
Còn tại Việt Nam, nhiều công ty sản xuất các sản phẩm dùng 1 lần làm từ nhựa và được bán tại các siêu thị, phổ biến nhất là túi, cốc, thìa, dĩa…Thế nhưng, lại lập lờ trong việc phân biệt nhựa phân hủy sinh học hoàn toàn và nhựa tự hủy OXO khi đều mang danh “phân hủy sinh học”. Chính điều này đã khiến người tiêu dùng lầm tưởng rằng, nhựa tự hủy OXO thân thiện với môi trường, nhưng thực tế, nó lại gây độc hại cho môi trường.
Bảng so sánh một số loại nhựa
PV: Vậy theo bà, giải pháp cho sự thiếu minh bạch hóa này là gì? Cần hạn chế sử dụng nhựa tự hủy OXO và tạo cơ hội phát triển cho nhựa phân hủy sinh học như thế nào?
GS.TS Đặng Thị Kim Chi:
Về mặt pháp lý, hiện nay, Việt Nam chưa có văn bản nào cấm nhựa tự hủy OXO. Tuy nhiên, theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường quy định: Từ ngày 1/1/2026, không sản xuất và nhập khẩu túi ni lông khó phân hủy sinh học có kích thước nhỏ hơn 50cm x 50cm và độ dày một lớp màng nhỏ hơn 50 µm, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu hoặc sản xuất, nhập khẩu để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường; giảm dần việc sản xuất và nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.
Sau ngày 31/12/2030, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa, trừ trường hợp sản xuất để xuất khẩu và trường hợp sản xuất, nhập khẩu bao bì nhựa khó phân hủy sinh học để đóng gói sản phẩm, hàng hóa bán ra thị trường.
Bên cạnh những quy định này, tôi cho rằng, cần xây dựng văn bản pháp luật về việc sản xuất và sử dụng đồ nhựa phân hủy sinh học hoàn toàn; đồng thời xây dựng Kế hoạch chuyển đổi sử dụng từ nhựa loại khó phân hủy, nhựa tự hủy OXO sang nhựa phân hủy sinh học hoàn toàn. Tất nhiên, việc này cần có lộ trình từng bước cụ thể.
Cùng với đó, cần tuyên truyền cho người dân biết tác hại của bao bì từ nhựa khó phân hủy và nhựa tự hủy OXO. Đặc biệt, trong vấn đề này, phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng, trong từng gia đình để tẩy chay nhựa có hại cho môi trường và sức khỏe con người, dần hướng đến việc sử dụng vật dụng từ nhựa phân hủy sinh học an toàn.
Mặt khác, để thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất nhựa phân hủy sinh học, khoa học công nghệ đóng vai trò “then chốt”. Công nghệ hiện đại sẽ nhanh chóng đưa vào sản xuất nhựa phân hủy sinh học hoàn toàn, từ đó hình thành nên một ngành công nghiệp thay thế cho nhựa tự hủy OXO, góp phần minh định hóa sự lập lờ về mặt khoa học giữa nhựa phân hủy sinh học hoàn toàn với các loại nhựa khác.
PV: Trân trọng cảm ơn bà!

  # Nhóm bạn trẻ tranh thủ ngày nghỉ đi thu gom rác thải ở gầm cầu, bãi sôngĐều đặn những ngày cuối tuần, những tình ngu...
26/05/2022

# Nhóm bạn trẻ tranh thủ ngày nghỉ đi thu gom rác thải ở gầm cầu, bãi sông

Đều đặn những ngày cuối tuần, những tình nguyện viên trẻ đến các khu vực như chân cầu, ven hồ, ven sông để vệ sinh, thu gom rác thải.
Đều đặn Chủ nhật hàng tuần, các tình nguyện viên có mặt tại các khu vực như: Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, sông Hồng, chân cầu Chương Dương… (thuộc Hà Nội); hay khu vực bãi biển Cát Lâm, hồ Vị Xuyên, các xã Xuân Tiến, Xuân Bắc… (Nam Định) thực hiện chương trình “Everyday Cleanup Challenge”, thử thách dọn dẹp hàng ngày.
Chị Bùi Thị Thủy- CEO Green & Book Ambassadors (nhóm triển khai hoạt động) cho biết: “Tổ chức hướng tới chung tay làm những điều ý nghĩa từ nhỏ đến lớn trong cuộc sống. Hành động bảo vệ môi trường là một trong những nội dung nhóm hướng đến”.

Hoạt động của nhóm đã thu hút được sự hưởng ứng, ủng hộ của đông đảo cộng đồng, nhất là những người trẻ. Nhiều người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam cũng tham gia.
Bạn Mai Trung Nghĩa (Sinh viên năm 2, ĐH Nội vụ Hà Nội) - Phụ trách chương trình cho biết: “Khi tổ chức các hoạt động thuộc dự án Everyday Cleanup Challenge, nhóm chọn dùng dạng túi đựng thức ăn chăn nuôi được thu mua từ các cửa hàng phế liệu, có thể tái sử dụng để tránh tạo thêm rác. Nhóm cũng sử dụng găng tay vải, dùng xong thu lại, vệ sinh và tái sử dụng cho những lần hoạt động sau”.

Trung Nghĩa cho biết thêm, trung bình các lần tổ chức như lần nào hoạt động nhóm bạn cũng thu nhặt được từ 60-100 túi rác thải dạng bao đựng thức ăn cho động vật loại 20-25kg.
Anh Ashish (Kỹ sư điện người Ấn Độ) là một trong những tình nguyện viên tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường của nhóm. Anh mong muốn qua hoạt động của nhóm bạn trẻ, sẽ có thêm nhiều người dân nữa cùng tham gia để môi trường thêm xanh, sạch, đẹp và lan tỏa thông điệp “Hãy nói không với túi ni lông vì một môi trường tươi đẹp”.
Green & Book Ambassadors là tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, chia sẻ cơ hội đọc sách, giáo dục, sức khỏe tinh thần, chia sẻ câu chuyện cuộc sống, chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn và đóng góp từ thiện. Hiện tổ chức đang hoạt động tại Hà Nội và Nam Định.

(Theo Tienphong.vn)

Ngày 24/5, Công an TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, cho biết đã xác minh, mời tài xế xe khách biển kiểm soát 68F-001.51 lên...
25/05/2022

Ngày 24/5, Công an TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, cho biết đã xác minh, mời tài xế xe khách biển kiểm soát 68F-001.51 lên làm việc và ra biên bản xử phạt đối với người này vì các lỗi dừng đỗ phương tiện sai quy định, xả rác nơi công cộng…
Công an TP Phú Quốc phạt nam tài xế 1,5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 2 tháng. Riêng lỗi vứt rác ra đường của nhóm du khách sẽ tiếp tục xác minh, xử lý sau. Theo quy định, mức phạt cho loại hành vi này là 10-15 triệu đồng.
Trước đó, MXH xuất hiện một đoạn clip do người dân quay lại cảnh nhóm khách lên ôtô 16 chỗ khi trời mưa, sau đó nhóm này thản nhiên vứt bỏ hàng chục cái áo mưa sử dụng một lần xuống giữa đường trông rất phản cảm. Vụ việc xảy ra tại khu vực ngã 5, phường Dương Đông, TP Phú Quốc .
Đoạn clip đã thu hút hàng ngàn lượt xem, chia sẻ. Nhiều ý kiến bình luận tỏ ra rất bức xúc với hành vi vừa xem thường pháp luật, vừa gây ô nhiễm môi trường, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn nếu chẳng may có người điều khiển xe máy ngang qua đống áo mưa này.

Cuộc thi Hoa hậu Môi trường Việt Nam 2022 sẽ diễn ra vào tối 12/6Nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Môi trường thế giới và Thá...
25/05/2022

Cuộc thi Hoa hậu Môi trường Việt Nam 2022 sẽ diễn ra vào tối 12/6

Nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2022, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã phối hợp cùng Công ty Q-Talent tổ chức cuộc thi Hoa hậu môi trường Việt Nam 2022. Đêm chung kết sẽ diễn ra vào ngày 12/6 tới tại Nhà hát Hòa Bình, TP Hồ Chí Minh.
Cuộc thi Hoa hậu Môi trường Việt Nam 2022 là cuộc thi cấp quốc gia lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, nhằm hưởng ứng sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ về dự án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 cùng thông điệp “Vì môi trường Việt Nam xanh”.

Ban Giám khảo cuộc thi gồm ông Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam; ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam; Á hậu Hoàng Thùy, Hoa hậu Du lịch Quốc tế Diệu Linh; ca sĩ, diễn viên Nhật Kim Anh và Á hậu, Doanh nhân Môi trường Huyền Trang.

Ban Tổ chức cho biết, qua các vòng tuyển chọn, từ hơn 300 hồ sơ dự vòng sơ khảo, đã chọn ra được 30 gương mặt xuất sắc trên khắp các tỉnh, thành phố của cả nước để bước vào vòng bán kết diễn ra vào đêm 22/5 tại TP. Hồ Chí Minh. Các thí sinh đã trải qua các vòng thi áo tắm và áo dài. Sau đêm bán kết, 15 thí sinh xuất sắc nhất đã được lựa chọn vào vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Môi trường Việt Nam 2022.

Top 15 thí sinh xuất sắc nhất cuộc thi Hoa hậu Môi trường Việt Nam sẽ có các hoạt động xã hội tại trại trẻ mồ côi, tự chuẩn bị trang phục bằng vật liệu tái chế và nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa khác…

Tiến sĩ Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường, Trưởng Ban tổ chức chia sẻ: Hoa hậu Môi trường Việt Nam là một cuộc thi mang ý nghĩa lớn và cũng là trọng trách quan trọng của Ban Tổ chức trong việc góp phần vào sự lan tỏa thông điệp tích cực về môi trường đối với xã hội. Dàn thí sinh năm nay được đánh giá cao, hội tụ nhiều gương mặt mới.

Sự kiện này giúp Ban Tổ chức chọn ra đại diện xứng đáng nhất của Việt Nam chinh chiến trên các đấu trường nhan sắc quốc tế, để khẳng định vẻ đẹp, vị thế của người phụ nữ Việt Nam, quảng bá đất nước Việt Nam đến với bạn bè thế giới.

Ảnh 14 thí sinh lọt vào vòng chung kết trực tiếp

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: Sếu đầu đỏ không về Tràm ChimNgày 23/5, ông Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim, cho biết...
25/05/2022

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: Sếu đầu đỏ không về Tràm Chim

Ngày 23/5, ông Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim, cho biết đến thời điểm này sếu vẫn chưa về vườn quốc gia như thông lệ, giống như lần vắng bóng cách đây hai năm. Những năm gần đây, có thời điểm sếu về ít, song vẫn duy trì từ 3 đến 23 con mỗi năm. Mùa đông những năm 1980, vườn quốc gia ghi nhận đàn sếu về tới hàng nghìn con, ở qua mùa xuân mới rời đi.

Vườn quốc gia Tràm Chim rộng 7.500 ha, là khu đất ngập nước, được công nhận là khu Ramsar (khu bảo tồn ngập nước) thứ 2.000 của thế giới và thứ tư của Việt Nam. Nơi đây có nhiều loài chim quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ - nằm trong Sách đỏ. Đàn sếu thường từ Campuchia bay về vườn kiếm ăn, trú ngụ từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau rồi mới rời đi. Quãng thời gian này, vườn cũng thu hút khách du lịch đến chiêm ngưỡng, chụp hình loài chim quý hiếm.

Thạc sĩ Nguyễn Hoài Bảo, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu đất ngập nước (Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM), một tình nguyện viên bảo tồn sếu tại Hội Sếu quốc tế, cũng ghi nhận năm nay một vài sếu đầu đỏ chỉ bay ngang khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ (Kiên Giang) nhưng không đậu lại. Năm ngoái, ba con sếu về Vườn quốc gia Tràm Chim, năm nay chưa thấy trở về.

Theo Hội Sếu quốc tế, ước tính toàn thế giới có 15.000-20.000 sếu đầu đỏ, trong đó 8.000-10.000 con phân bố ở Ấn Độ, Nepal, Pakistan. Ở các nước Đông Dương (chủ yếu Việt Nam và Campuchia), từ năm 2014 ghi nhận khoảng 850 sếu đầu đỏ, song đến năm 2014 còn 234 con, năm 2020 ước tính còn 179 cá thể.

Thạc sĩ Bảo cho hay sự sụt giảm của đàn sếu ở Việt Nam cho thấy môi trường sinh thái tự nhiên bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là các vùng đất ngập nước tự nhiên và khu vực sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn ở Tây Nguyên, trước đây là rừng khộp rộng lớn nơi sếu sinh sản, nay thành đồn điền cao su, đồng mía, rẫy điều... Khu đồng cỏ ngập nước quanh Biển Hồ khi trước là vùng đất hoang hoặc trồng lúa một vụ, nay hầu hết đang trồng lúa 2-3 vụ.

Riêng Đồng bằng sông Cửu Long, việc chuyển đổi đồng cỏ ngập nước tự nhiên thành đất nuôi trồng thủy sản hay trồng lúa và lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp đã phá vỡ cân bằng hệ sinh thái. Sếu gần như không còn cơ hội để tồn tại. Tại các khu bảo tồn, việc trữ nước phòng chống cháy rừng làm giảm đa dạng sinh học nhất là đồng cỏ năng. Điều này gây ra sự biến mất của sếu đầu đỏ.

TS Trần Triết, một chuyên gia về sếu cho hay về mặt "kỹ thuật", Việt Nam "không còn sếu". Bởi năm 2022, sếu có bay qua Việt Nam nhưng chiều chúng bay về Campuchia ngủ. Theo chuyên gia này, cách đây 7 năm trong nước phát hiện 11 con sếu bị bệnh, chỉ cứu được hai con. "Sếu bệnh và chết đồng loạt như vậy chứng tỏ môi trường đang có vấn đề. Kể cả sau này, thỉnh thoảng người dân vẫn tìm thấy sếu chết ở ruộng", ông Triết nói.

Sếu đầu đỏ có điểm nổi bật là phần đầu, cổ trụi lông, màu đỏ; vằn trên cánh và đuôi màu xám. Mỏ và trước đỉnh đầu của sếu màu xanh sừng, chân đỏ. Con trưởng thành cao 1,5-1,8 m, sải cánh 2,2 - 2,5 m, nặng 8-10 kg. Món ăn khoái khẩu của sếu khi về Việt Nam là củ năng kim cùng với ốc, cua, cá, chuột.

Address

Hanoi
10000

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Cùng chung tay bảo vệ môi trường posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share