VNCareers Ebooks

VNCareers Ebooks Ebooks về Nhân sự, Marketing, Tuyển dụng, C&B, Khởi nghiệp Đăng ký hỗ trợ tuyển dụng, tư vấn về quản trị nhân sự doanh nghiệp theo số phone 0335212618

 ----------Robert kiyosaki là một nhà đầu tư, doanh nhân đồng thời là một tác giả của bộ sách “dạy con làm giàu” bán chạ...
06/03/2022


----------
Robert kiyosaki là một nhà đầu tư, doanh nhân đồng thời là một tác giả của bộ sách “dạy con làm giàu” bán chạy nhất,ông chia sẻ bí quyết khởi nghiệp an toàn,trích “dạy con làm giàu”
Phần lớn chúng ta đều nghe nói ,“Một cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân đơn giản”.Tôi muốn điều chỉnh câu tục ngữ ấy một chút. Thayvào đó, tôi sẽ nói : “Một cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân
nhỏ bé”.
Sở dĩ tôi nhấn mạnh điều này là vì tôi từng chứng kiến rất nhiều người muốn nhảy vọt thay vì bước từng bước một.Chúng ta đều đã thấy những người phát phì,đột nhiên quyết định gi ảm mập 8kg và đi tập thể hình. Họ bắt đầu một chế độ ăn kiêng khắc khổ, đi tập thể dục mỗi ngày 2 tiếng, sau đó chạy bộ 10 ngày.
Thế nhưng những việc đó chỉ kéo dài một tuần.Họ giảm được một vài ký, nhưng sau đó sự đau đớn, buồn chán, và cơn đói bắt đầu bào mòn sức mạnh ý chí và sự dứt khoát của họ.Đến tuần thứ ba, những thói quen cũ trở lại,như tình trạng không vận động thể thao, ngồi lì trước ti vi .
Thay vì “nhảy vọt” như thế, tôi mạnh mẽ đề nghị với các bạn hãy nên bước những bước nhỏ thôi .Sự thành công tài chánh lâu dài không được đo bằng bước sải chân của bạn bao lớn. Sự thành công tiền bạc lâu dài được đo bằng nhiều bước đi,hướng hành động tiến tới và thời gian. Trong thực tế, đó chính là công thức của sự thành công hay thất bại trong bất kỳ sự cố gắng nào. Khi đề cập đến tiền bạc, tôi thấy qua nhiều người,thậm chí cả tôi ,cố làm thật nhiều với những gì ít ỏi mình có chỉ để rồi thất bại ê chề.Thật khó mà bước một bước nhỏ bé trong khi bạn đang cần một cái thang để trèo ra khỏi hố sâu tiền bạc mà bạn đã tự đào cho mình.
Trích: Dạy con làm giàu " Robert kiyosaki "
------------
More information jobs: https://lnkd.in/gkHKYNa
❤️

MỘT SỐ LƯU Ý CHĂM SÓC VÀ TỰ CHĂM SÓC NGƯỜI F0:1. Không nên tắm mà chỉ nên lau người nhanh bằng nước ấm.2. Không xông toà...
19/02/2022

MỘT SỐ LƯU Ý CHĂM SÓC VÀ TỰ CHĂM SÓC NGƯỜI F0:
1. Không nên tắm mà chỉ nên lau người nhanh bằng nước ấm.
2. Không xông toàn thân mà chỉ xông mũi họng bằng các loại tinh dầu có tác dụng sát khuẩn.
3. Hạn chế thức ăn tính Hàn: dưa hấu, đậu xanh, rau cải, da gà, Hải sản, nước dừa, măng,...
4. Mỗi ngày 500gr thịt hoặc xương cho vào nồi hầm chậm hầm 4-6 tiếng cùng vài lát gừng và chút bột canh, uống nước hầm canh hoặc nấu cháo.
5. Nếu có ho thì sử dụng siro thảo dược, có thể tự chế thực quất, mật ong, húng chanh, đường phèn.
6. Thường xuyên xúc họng bằng nước muối sinh lý ấm, tập khạc đờm buổi sáng.
7. Xịt mũi bằng nước muối hoặc thảo dược xịt mũi từ nước cất tràm để ngăn cản sự bám dính và nhân lên của virus.
8. Tăng cường điện giải bằng oresol hoặc nước gạo rang từ 2,5-3 lít/ ngày.
9. mật ong hoà với nước ấm ngày 2 cốc để khỏe, phục hồi đường ruột, giữ ấm phổi dưỡng phổi, ấm áp cơ thể.
10. Giữ tinh thần thoải mái và tập thở thường xuyên!
Hãy tăng cường sức khỏe mỗi ngày, chúc tất cả mọi người đều được khỏe mạnh, bình an!
-ST-

20 CÂU NÓI KHIẾN BẠN THAY ĐỔI NGAY HÔM NAY1. Mọi khổ đau của con người, đều là sự cười nhạo cho sự bất lực của bản thân....
21/01/2022

20 CÂU NÓI KHIẾN BẠN THAY ĐỔI NGAY HÔM NAY
1. Mọi khổ đau của con người, đều là sự cười nhạo cho sự bất lực của bản thân.
2. Đời người chỉ có 900 tháng, hãy sống sao cho không có gì để hối tiếc.
3. Không ch.ết được thì phải sống, mà đã sống thì phải cho ra hồn người.
4. Nếu không chịu cố gắng thì một năm sau ta vẫn chỉ như bây giờ, chỉ là già đi mà thôi.
5. Vấp ngã mà không đứng lên được, tính đợi người khác dẫm lên sao!
6. Đừng chọn sống an nhàn vào những năm tháng còn có thể chịu khổ được.
7. Nếu không thể làm ba mẹ tự hào, vậy hãy để họ bớt lo lắng đi cũng được.
8. Hôm nay đọc sách, ngày sau bạn đếm tiền.
9. Đừng quên năm đó bạn từng là nhà vô địch.
10. Tôi không dám nghỉ ngơi, vì tôi không có tiền gửi ngân hàng. Tôi không dám kêu mệt, vì tôi còn chưa làm ra được thành tựu gì. Tôi không dám nghỉ ngơi, vì tôi còn phải sống. Tôi có thể từ bỏ việc lựa chọn, nhưng tôi không thể chọn cách từ bỏ. Vậy nên, kiên cường, đấu tranh là lựa chọn duy nhất của tôi.
11. Học cách tự cười vào bản thân sẽ giúp bạn thoải mái hơn.
12. Nếu không cố gắng, người khác muốn kéo tay bạn lên cũng chẳng biết tay bạn đang ở chỗ nào.
13. Có lẽ bạn cho rằng một buổi tối bạn học được 50 từ mới đã là giỏi, mà không biết người ta đã qua hết cấp này tới cấp khác. Có lẽ bạn cho rằng mỗi ngày bạn phải đi làm 8 tiếng đã là mệt mỏi muốn chết, mà không biết rằng có những người phải làm hai công việc từ sáng sớm tới đêm khuya. Thế giới này chưa bao giờ thiếu người biết cố gắng, chỉ thiếu người có thể kiên trì tới cùng.
14. Bạn chỉ có một cuộc đời, đừng lãng phí thời gian cho những kẻ bạn không ưa.
15. Nếu đã không mang theo ô thì phải cố mà chạy cho nhanh… Đằng sau không ai chống lưng thì tuyệt đối không thể ngã xuống được! Nếu đã không mang theo ô thì phải cố mà chạy cho nhanh…
16. Những người xinh đẹp hơn bạn còn cố gắng nhiều hơn bạn.
17. Cố gắng và hối hận, cái nào đau đớn hơn?
18. Tôi buồn vì không có giầy để đi, cho đến khi tôi gặp người thiếu cả đôi chân.
19. Ba năm gặm bánh mỳ dù sao cũng hơn ba mươi năm gặm bánh mỳ.
20. Nếu bạn muốn một cuộc sống bình thường, vậy bạn sẽ gặp phải những ngăn trở bình thường. Nếu bạn muốn sống một cuộc sống tốt nhất, vậy bạn nhất định sẽ gặp phải những khó khăn lớn nhất. Thế giới này rất công bằng, bạn muốn thứ tốt nhất, vậy phải chấp nhận những vết thương đau nhất. Nếu có thể vượt qua, bạn thắng; nếu không thể, vậy hãy ngoan ngoãn lui về làm một người bình thường đi! Cái gọi là thành công, không phải là nhìn xem bạn thông minh bao nhiêu mà là bạn có thể mỉm cười vượt khó những cửa ải khó khăn hay không.

16/06/2021

Đi làm chọn Sếp, chọn công ty hay chọn lương?

Hồi nhỏ đi học thì chọn trường, lớn hơn chọn ngành, đi làm lại đắn đo xem nên chọn sếp, công ty nhỏ hay lớn, làm nhàn hay làm nhiều…? Mình nghĩ mỗi lựa chọn của cá nhân đều đem lại cho một số “quả” nhất định (là hậu quả hay quả ngọt thì lại tùy vào mỗi người cảm nhận).
Trước khi trả lời cho câu hỏi gây tranh cãi của tất cả mọi người, đặc biệt là nhóm thế hệ Z thì mình cùng cân nhắc về lý do tại sao phải chọn những điều này.

TẠI SAO CHỌN SẾP

Sếp ở đây là người trực tiếp quản lý bạn, không phải lúc nào cũng là CEO, Founder… Nếu mình chỉ là nhân viên, Leader là sếp vì mình chịu ảnh hưởng lớn nhất. Còn nếu mình đã lên được bậc quản lý, team lead thì trưởng bộ phận mới là người mình cần cân nhắc.

Sếp dở thì sao?

Vậy thế nào là dở? Dở không chỉ vì chèn ép nhân viên, ki bo, kiệt sỉ, thích trừ lương vô cớ, hay xét nét mọi thứ ngoài công việc mà còn bởi KHÔNG HỌC ĐƯỢC GÌ. Tất nhiên mỗi người đều sẽ có những thứ để mình học. Thứ xấu thì mình học để tránh nó đi. Nhưng tất nhiên đi làm mình sẽ muốn học những điều tốt, những thứ mình chưa biết. Mô hình công ty gia đình hoặc các công ty lớn thi thoảng sẽ xuất hiện những vị sếp “tuổi không đợi nổi tài”. Sếp thả mình ra như con cá muốn bơi đi đâu thì bơi, đến khi họp nhân viên sai cũng không biết chỉnh, kết quả thấp thì về nạt nộ “chúng bây làm ngu quá”. Nhưng làm sao để hết ngu thì sếp không có nói. Vậy nên đối với mình sếp dở là sẽ không cùng chiến tuyến.

Sếp tốt thì sao?

Sếp tốt chẳng quan tâm hôm nay nhân viên mặc gì đến công ty nhưng không ngần ngại cho mình cơ hội phát triển, học hỏi. Sếp tốt cho mình được thể hiện năng lực, sở thích, khuyến khích bạn thử điều mới, sai chửi bạn (tất nhiên) nhưng chỉ ra cho bạn cách làm tốt hơn và khi hậu quả đến thì luôn đồng hành nhận khiển trách cùng.
Sếp tốt có tầm dạy cho bạn đủ điều. Ngoài chuyên môn còn là cách sống. Sếp tốt không muốn bạn mãi là nhân viên. Vì vậy họ không ngừng dạy dỗ bạn, cho bạn cơ hội, đánh giá, góp ý cho định hướng của bạn. Vậy nên nếu không phải người toàn diện xuất sắc, chưa trả lời được “mình thực sự thích gì, mạnh ở điểm nào, có khả năng kiếm tiền nhiều với thế mạnh này không?” thì hãy cố gắng tìm một người sếp tốt để có câu trả lời.

TẠI SAO CHỌN CÔNG TY?
Công ty nhỏ thì bạn được học nhiều hơn, đó là điều chắc chắn. Công ty lớn (lương chưa chắc cao hơn, cao thấp do vị trí và năng lực) nhưng làm đẹp profile, mọi thứ đã có quy trình rõ ràng, công việc không có sự du di kiểu “Thiết kế hôm nay nghỉ. Em viết content rồi làm luôn cho a/c cái poster để kịp deadline nhé”. Ở những công ty lớn, đòi hỏi chất lượng công việc cũng cao hơn, bạn đáp ứng được khối lượng công việc của mình cũng đã đủ phờ tai rồi chứ đừng nói cơ hội đi học mót thứ này thứ khác. Chưa kể nếu đủ điều kiện apply vào công ty ngon mà sếp thì dở quá dở, bạn không chịu an phận với sếp, sớm muộn bạn cũng đi hoặc bị đuổi.

NGƯỜI GIÀU VÀ NGƯỜI NGHÈO CÙNG TRANH LUẬN THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?Có một người giàu và một người nghèo cùng tranh luận thế ...
07/06/2021

NGƯỜI GIÀU VÀ NGƯỜI NGHÈO CÙNG TRANH LUẬN THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?

Có một người giàu và một người nghèo cùng tranh luận thế nào là HẠNH PHÚC.

Người nghèo nói:

- Hạnh phúc chính là hiện tại và bằng lòng những gì mình có (sống biết đủ).

Người giàu nhìn người nghèo ăn bận quần áo cũ rách, ở trong chòi tranh lụp xụp, nói giọng khinh miệt:

- Vậy mà ngươi có thể gọi là hạnh phúc? Hạnh phúc của ta là tòa nhà trăm gian lộng lẫy nguy nga tráng lệ, có nô bộc cả trăm người!

Cuộc đời biến đổi vô thường, một trận hỏa hoạn đã thiêu rụi tòa nhà trăm gian của người giàu, rồi tất cả nô bộc đều bỏ đi, người giàu chỉ trong một đêm biến thành kẻ ăn mày.

Người ăn mày lang thang xin ăn giữa trời nắng gắt, mồ hôi nhễ nhại, đi ngang qua chòi tranh của người nghèo, muốn xin nước uống. Người nghèo bưng ra một bát nước trong, hỏi:

- Thế bây giờ ông cho rằng cái gì là hạnh phúc?

Người ăn mày đáp:

- Hạnh phúc chính là bát nước ở trong tay ông lúc này đây...!

BÀI HỌC: Khi con chim còn sống, nó ăn kiến. Khi chim chết, kiến ăn nó.

Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng khinh thường, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này.

Bạn có thế đầy quyền lực ngày hôm nay, nhưng đừng quên rằng, thời gian (nghiệp báo) còn nhiều quyền lực hơn bạn.

Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm, nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây.

Hãy là người tốt và luôn nhớ làm những điều tốt!
------------
More information jobs: https://lnkd.in/gkHKYNa
❤️

NGHỀ SĂN ĐẦU NGƯỜI VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA KỂKhông ít trường hợp người làm nghề headhunter (săn đầu người) tưởng như đã tìm...
22/03/2021

NGHỀ SĂN ĐẦU NGƯỜI VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA KỂ

Không ít trường hợp người làm nghề headhunter (săn đầu người) tưởng như đã tìm được ứng viên thích hợp nhưng đến phút cuối thì “con mồi” lại “biến mất” mà không thông báo.
Anh Hà Linh, “thợ săn” của một công ty tư vấn tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao lớn tại Việt Nam cho biết trong gần 3 năm làm nghề headhunter (săn đầu người), anh đã trả qua nhiều câu chuyện khó có thể quên.

Nghề săn đầu người

Ứng viên “biến mất” vào phút chót
Anh cho biết làm headhunter chính là nhân viên phát triển kinh doanh dịch vụ tư vấn tuyển dụng. Vì vậy, cũng như bao nhân viên kinh doanh của các ngành khác nhau, headhunter cũng có chỉ tiêu kinh doanh. Đây chính là thử thách mà một headhunter phải vượt qua.

Cuối năm 2015, anh đang gặp khó khăn trong quý cuối cùng của năm. Lúc này, anh nhận được hợp đồng tuyển dụng vị trí nhân sự cấp cao cho một công ty nước ngoài. Theo tính toán, chỉ cần hoàn thành vị trí này, anh sẽ đạt được chỉ tiêu của quý.

Sau khoảng một tuần liên tục tìm kiếm tất cả kho dữ liệu của công ty cũng như những mối quan hệ có sẵn bên ngoài, anh tìm được một ứng viên người Nhật Bản rất phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. Sau thời gian dài làm việc và đàm phán với cả hai bên khách hàng và ứng viên, cuối cùng ứng viên này cũng đồng ý ký hợp đồng tiếp nhận công việc mới.

Tưởng chừng công việc đã thành công thuận lợi nhưng anh Linh bất ngờ khi biết tin ứng viên của mình đột nhiên biến mất và nhiều ngày chưa tới công ty mới. Phía công ty khách hàng liên tục gọi cho anh để yêu cầu giải thích về việc không thấy ứng viên đi làm, trong khi anh hoàn toàn mất liên lạc với ứng viên của mình.

“Ban đầu, ứng viên rất chân thành chia sẻ và chấp nhận công việc mới, nhưng sau khi ký hợp đồng với công ty khách hàng thì ứng viên gần như biến mất, không thể liên lạc được. Vì giá trị hợp đồng rất lớn và tưởng như đã thành công rồi lại thất bại khiến mình cảm thấy rất hụt hẫng”, anh Linh cho biết.

Khổ vì “kịch” của ứng viênĐây chỉ là một trong những câu chuyện dở khóc dở cười của những người làm nghề “săn đầu người” – headhunter gặp phải trong công việc hàng ngày của mình.

Chị Trần Oanh, một “thợ săn” có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cho hay đến bây giờ chị vẫn chưa quên cảm giác “sốc” nặng trước cách hành xử thiếu chuyên nghiệp của một khách hàng nước ngoài và một ứng viên quản lý cấp cao.

Sau nhiều vòng tuyển chọn kéo dài gần 6 tháng, tưởng chừng như đã hoàn thành nhiệm vụ khi có một ứng viên đã vào đến vòng phỏng vấn cuối cùng với nhiều nhận xét tích cực từ công ty khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng bất ngờ thông báo ngừng tuyển dụng vị trí này và không cần chị Oanh tiếp tục hỗ trợ.

Vài tháng sau, chị liên lạc với ứng viên cho một cơ hội việc làm khác thì mới biết rằng ứng viên đã đi làm tại chính công ty đã thông báo ngừng tuyển dụng vị trí này. Sau khi tìm hiểu, chị mới phát hiện rằng ứng viên và khách hàng đã cùng nhau diễn một “màn kịch” để tránh trả phí dịch vụ tuyển dụng. Mặc dù sau đó công ty khách hàng vẫn phải trả phí theo thỏa thuận đã ký trước đó, dư âm của câu chuyện này vẫn là một kết cục buồn cho cả 3 bên.

Những hiểu lầm
Chia sẻ một câu chuyện khác về nghề, chị Ngô Lan, một chuyên gia headhunter tại Navigos Search, thuộc tập đoàn Navigos cho biết chị từng tìm một ứng viên cho vị trí giám đốc kinh doanh của một công ty dược phẩm của Mỹ muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

Tuy nhiên, công ty này đang bị hiểu nhầm là hoạt động kinh doanh đa cấp, dù trên góc độ doanh nghiệp, công ty này kinh doanh hoàn toàn hợp pháp, nguồn gốc sản xuất, tài liệu đăng ký đảm bảo sản xuất tại Mỹ rất rõ ràng. Yêu cầu của công ty cho ứng viên cũng tương đối cao khi ứng viên phải có kinh nghiệm đăng ký nhãn hiệu thuốc trên 2 năm và sử dụng thành thạo tiếng Anh.

“Sau khi gặp khách hàng và nắm bắt yêu cầu tuyển dụng, bắt tay vào tìm kiếm các ứng viên phù hợp thì chỉ chưa đến 20 người có kinh nghiệm đăng ký nhãn hiệu thuốc trên 2 năm, trong đó chưa đến một nửa người có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh”, chị Lan cho biết.

Tuy nhiên, chị vẫn tìm được một vài ứng viên phù hợp với vị trí khách hàng cần tuyển dụng. Nhưng ngay khi đặt vấn đề với ứng viên, chị đã nhận được lời từ chối vì ứng viên e ngại quan niệm của xã hội về mô hình công ty đa cấp.

“Phải mất nhiều tháng sau mình mới có thể tìm được ứng viên phù hợp và thuyết phục họ bắt đầu công việc để hoàn tất hợp đồng. Cho đến nay ứng viên cũng như công ty vẫn hợp tác và phát triển rất tốt tại thị trường dược phẩm Việt Nam”, chị Lan chia sẻ.

Điều khiến chị Phương Thảo, một “thợ săn” khác tại Navigos Search nhớ nhất chính là lần giúp một ứng viên, cũng là người bạn của mình “đổi đời” theo đúng nghĩa đen khi tìm được công việc phù hợp.

Theo đó, ứng viên này ban đầu chỉ làm việc ở vị trí nhỏ trong một công ty ngành sản xuất. Nhưng trong quá trình tái cấu trúc của công ty, anh đã bị mất việc và phải đi chạy xe ôm.

Khi có một công ty cần tuyển vị trí trưởng bộ phận kinh doanh, chị Thảo đã giới thiệu ứng viên này dựa trên sự phù hợp về năng lực chuyên môn và tính cách đối với vị trí cần tuyển. Đúng như chị Thảo nhận định, công ty khách hàng tỏ ra rất hài lòng về hồ sơ và năng lực của ứng viên và lập tức đưa ra lời mời tuyển dụng.

Cho đến nay, khi gặp lại chị, ứng viên vẫn thường xuyên nhắc lại câu chuyện ngày đó đã được chị hỗ trợ. Với chị Thảo, niềm vui của nghề chính là khi nhìn thấy ứng viên ngày càng phát triển hơn trong công việc và sự hài lòng của khách hàng đối với người nhân viên mà chị đã giúp họ tuyển được.

BÀI KIỂM TRA NHÂN SỰ KỲ LẠ CỦA STEVE JOBS🎯🎯🎯🎯🎯🎯🎯🎯'Sau nhiều năm làm việc tại Apple, tôi nhận ra làm việc cho Steve Jobs ...
13/03/2021

BÀI KIỂM TRA NHÂN SỰ KỲ LẠ CỦA STEVE JOBS
🎯🎯🎯🎯🎯🎯🎯🎯
'Sau nhiều năm làm việc tại Apple, tôi nhận ra làm việc cho Steve Jobs không dễ dàng gì...'
Khi xuất hiện trên Quora – trang mạng chia sẻ kiến thức với những câu hỏi hấp dẫn và được trả lời bởi những người có hiểu biết sâu rộng, lời giải đáp cho câu hỏi “Kinh nghiệm đáng nhớ nhất của bạn khi làm việc cùng Steve Jobs là gì” của ông Guy Kawasaki đã thu hút rất nhiều người đọc.
Guy Kawasaki là một cựu kỹ sư công nghệ của Apple. Ông đã chia sẻ trên Quora một câu chuyện thú vị của mình khi làm việc cùng Steve Jobs:
"Một ngày nọ, Steve Jobs đột nhiên xuất hiện tại nơi làm việc của tôi cùng với một người đàn ông mà tôi chưa từng gặp bao giờ. Ông ấy không giới thiệu người đàn ông kia mà ngay lập tức hỏi tôi rằng: “Anh nghĩ gì về một công ty có tên Knoware?”.
Tôi đã trả lời Steve rằng sản phẩm của công ty đó rất tầm thường, nhàm chán và đơn điệu, không có gì để so sánh với sản phẩm chiến lược như Macintosh. Công ty này không phải là mối bận tâm đối với Apple.
Sau khi nghe một loạt lời phê phán của tôi, lúc bấy giờ Steve mới giới thiệu người đàn ông đứng bên cạnh: “Tôi xin giới thiệu với anh đây là Archie McGill, Giám đốc điều hành của Knoware”.
Tôi đã vượt qua được bài kiểm tra của Steve Jobs như thế. Nếu như hôm đó tôi chỉ nói những lời tốt đẹp về một phần mềm không có gì nổi bật, Steve chắc hẳn sẽ cho rằng tôi là người không có chính kiến và có thể sự nghiệp của tôi cũng kết thúc tại đó.
Sau nhiều năm làm việc tại Apple, tôi nhận ra làm việc cho Steve Jobs không dễ dàng gì. Ông ấy luôn đòi hỏi ở bạn sự xuất sắc và vượt trội dẫn đầu trong lĩnh vực của mình, hoặc là bạn sẽ bị sa thải. Tôi chưa từng được trải nghiệm điều này ở bất cứ công việc nào trước đây. Đó là một kinh nghiệm thú vị. Tôi thật sự phải cảm ơn Steve.
Kinh nghiệm này đã dạy tôi rằng, bạn nên luôn luôn nói sự thật mà không cần lo ngại hậu quả bởi 3 lý do sau đây:
1. Thứ nhất: Nói ra sự thật là một bài test kiểm tra tính cách và trí thông minh của bạn. Bạn cần có sức mạnh để nói ra sự thật và trí thông minh để biết sự thật đó là gì.
2. Thứ hai: Tất cả mọi người đều mong muốn được nghe sự thật. Nếu bạn nói sản phẩm này tốt theo hướng tích cực chỉ để an ủi họ, thì họ sẽ không biết phải cải thiện điều gì.
3. Thứ ba: Chỉ có một sự thật duy nhất, vì vậy lựa chọn trung thực sẽ dễ dàng hơn là dối trá. Nếu bạn không trung thực, bạn sẽ luôn phải kiểm soát và lo sợ với những gì mình nói.

4 LỜI NÓI DỐI KINH ĐIỂN CỦA NHÀ TUYỂN DỤNGGiờ thì hầu như tất cả chúng ta ai cũng biết rằng cung cấp thông tin gian dối ...
10/03/2021

4 LỜI NÓI DỐI KINH ĐIỂN CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG
Giờ thì hầu như tất cả chúng ta ai cũng biết rằng cung cấp thông tin gian dối vào CV rất nguy hiểm. Nhưng bạn biết không, trong rất nhiều cuộc đối thoại tìm việc ngày nay, thỉnh thoảng từ phía nhà tuyển dụng, họ cũng nói đôi điều không thật lắm với ứng viên.
Thường thì họ không có mục đích xấu. Bỏ qua một số “con sâu làm rầu nồi canh”, hầu hết nhà tuyển dụng và chuyên viên nhân sự khi thực hiện nhiệm vụ hàng ngày của mình đều luôn được thúc đẩy bởi mong muốn lấp đầy vị trí trống bằng người thích hợp nhất. Tuy nhiên, tình trạng quá tải và thực tế “vàng thau lẫn lộn” của lượng hồ sơ ứng tuyển quá lớn lắm lúc cản trở ý tốt của họ - đây là thời điểm những lời nói dối nho nhỏ vô hại được sử dụng nhằm xoa dịu tâm trạng và giúp ứng viên không mang những dư vị khó chịu.
Cùng khám phá xem các chuyên gia tuyển dụng đã gọi tên những lời nói dối phổ biến nhất là gì, đâu là những điều không thật và cách đối phó với nó nhé!
#1. “Chúng tôi sẽ lưu ý đến bạn trong những cơ hội tương lai”
Các nhà tuyển dụng từng gặp rất nhiều người. Và hầu hết họ đều sở hữu cơ sở dữ liệu ứng viên cực lớn. Những khi nhà tuyển dụng nói câu này thường không hoàn toàn là sự thật, mà ý họ là: “Tôi sẽ lưu hồ sơ của bạn trên hệ thống”. Cần hiểu rằng họ thực tế đang duy trì một tủ hồ sơ khổng lồ dày đặc các CV ứng viên, mà khuất tầm mắt thì nhiều khả năng sẽ bị bỏ quên trong tâm trí.
Cách xử lý: Đừng cho rằng “không” nghĩa là “không bao giờ”. Một khi đã bắt đầu cuộc trò chuyện với nhà tuyển dụng, đừng để nó kết thúc chỉ vì bạn chưa nhận được lời mời làm việc nào. Hãy liên tục kết nối qua các trang tuyển dụng chuyên nghiệp, theo sát những thay đổi và cập nhật thông tin mới về công việc mình quan tâm tại công ty đó trước khi mẩu tuyển dụng được đăng chính thức.
Nhưng bạn cần khéo léo, luôn ghi nhớ là có một ranh giới giữa “giữ liên lạc” và “rình rập”. Thế nên, hãy chỉ liên lạc với nhà tuyển dụng khi bạn chắc chắn mình có lý do chính đáng hoặc cảm thấy mình thật sự phù hợp với cơ hội nghề nghiệp đang mở . Cũng như tất cả các mối quan hệ chuyên nghiệp khác, đừng hỏi han để tìm kiếm sự chiếu cố hay tỏ ý hỗ trợ để nhận lại lợi ích riêng.
#2. “Mức lương phụ thuộc vào kinh nghiệm”
Thông thường, các công ty đều có sẵn một con số gần đúng trong đầu. Nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn về mức lương đề nghị hoặc kỳ vọng thì nghĩa là họ đang cố dò xét xem bạn có đang nằm trong thang mức của họ hay không.
Cách xử lý: Nói chung, tốt nhất vẫn nên đợi đến khi nắm trong tay lời mời làm việc hãy bước qua giai đoạn đàm phán lương – vì đôi khi nhà tuyển dụng sử dụng mức lương yêu cầu để lược mỏng bớt số lượng ứng viên tiềm năng.
Trong trường hợp này, các phòng thủ tốt nhất là nghiên cứu kỹ lưỡng. Hãy chắc rằng bạn đã biết đâu là lợi thế cạnh tranh khi so kè cho vị trí, lĩnh vực và khu vực làm việc mong muốn, kết hợp cùng nhận thức về những yếu tố phù hợp với nền tảng cá nhân bạn. Chuẩn bị cẩn thận sẽ giúp bạn trả lời tốt những câu hỏi của phỏng vấn viên về việc bạn khám phá được gì về công ty và công việc, rồi sau đó bạn có thể linh động nói thêm những câu đại ý như “Tất nhiên việc trao đổi về lương sẽ ý nghĩa hơn khi chúng ta đã đi đến bước thảo luận về đề nghị làm việc.” Đừng hạ thấp mức lương kỳ vọng của mình một cách thiếu cơ sở, tuy nhiên hãy tỏ ý cho nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn để ngỏ khả năng thương lượng và xem xét các phúc lợi hợp lý khác bù vào tổng thu nhập nhé!
#3. “Dù kết quả thế nào chúng tôi cũng sẽ phản hồi bạn”
Sự thật là có thể bạn không bao giờ nhận được câu trả lời hoặc nhận tin vào lúc không còn mong đợi. Có nhiều lý do khác nhau, nhưng tình trạng thiếu thông tin phản hồi sau phỏng vấn có thể cho thấy sự thiếu quyết đoán của một số thành viên trong nhóm tuyển dụng.
Cách xử lý: Chủ động “ra tay” trước khi lời nói dối này xuất hiện! Luôn rời khỏi phòng phỏng vấn khi đã được nhà tuyển dụng cho biết thời gian dự kiến có kết quả. Bằng cách này, bạn sẽ không tự tra tấn bản thân với những trông ngóng, cảm giác tuyệt vọng, hay hỏi rằng “có quá sớm không nếu hôm nay tôi liên lạc với công ty hỏi thăm kết quả”. Nếu họ hẹn sẽ có câu trả lời vào thứ Sáu tuần tới, chúc mừng bạn vì đã có cột mốc cụ thể để chờ đợi. Nếu sau đó họ không trả lời, bạn có thể gửi đi một email nội dung nhã nhặn để hỏi thăm sau email cảm ơn đã gửi đi khi vừa được phỏng vấn xong. Bạn thậm chí có thể tận dụng nội dung thư này giới thiệu bản thân thêm lần nữa. Nếu có ý tưởng mới và hay về các vấn đề đã trao đổi trong buổi phỏng vấn, đây là thời điểm tốt để bổ sung với họ. Nếu nhà tuyển dụng cần thêm thời gian, hãy thiện chí chờ đợi – nhưng cần thể hiện sự kiên quyết và thân thiện khi theo dõi quá trình.
Bên cạnh đó nên nhớ, với những nhà tuyển dụng không tiếp tục dõi theo bạn sau quá trình phỏng vấn, dù chỉ là gửi đi thông điệp “Không, cảm ơn anh!” thì đây là dấu hiệu chỉ ra rằng có đôi điều “sai sai” với công ty này. Nhà tuyển dụng thông minh sẽ luôn khéo léo đối xử với người tìm việc như cách họ chinh phục khách hàng.
#4. “Chúng tôi chưa phỏng vấn xong hết ứng viên”
Đôi khi đây là sự thật. Đôi khi thông tin này cho thấy bạn chỉ là lựa chọn dự phòng của công ty. Lời tuyên bố nghe như thể ít nhất công ty cũng sẽ gặp gỡ một danh sách dài các ứng viên mạnh và tiềm năng cho vị trí công việc bạn đang mong muốn, nhưng thực tế không hẳn là vậy. Thỉnh thoảng nhà tuyển dụng sẽ dùng câu nói này như chiến thuật trì hoãn khi vẫn đang muốn tìm thêm một người hoàn hảo hơn tất cả những ứng viên đã gặp.
Cách xử lý: Tiếp nhận câu nói này như cơ hội để bạn chứng tỏ năng lực bản thân! Nếu sau khi phỏng vấn bạn phải chờ công ty “phỏng vấn hết các ứng viên khác” thì hãy đặt ra những câu hỏi như, “Anh chị có câu hỏi hoặc thắc mắc cụ thể nào về khả năng xử lý bất kỳ khía cạnh nào trong công việc của tôi không? Tôi muốn giải quyết và chứng minh rằng mình là ứng viên hoàn hảo.”
Mọi cơ hội tương tác với phỏng vấn viên hoặc chuyên viên tuyển dụng là cơ hội để bạn thuyết phục chọ rằng mình thích hợp nhất cho vị trí để trống. Nếu bạn nhận được một câu trả lời có phần mơ hồ hoặc khá rối rắm, hãy đưa ra những câu hỏi trực tiếp có thể giúp bạn hiểu rõ điều đang thực sự diễn ra.

"Make in Vietnam": Quan trọng nhất là phải được thị trường và người dùng chấp nhận'Thế mạnh lớn nhất của các giải pháp ứ...
03/03/2021

"Make in Vietnam": Quan trọng nhất là phải được thị trường và người dùng chấp nhận
'Thế mạnh lớn nhất của các giải pháp ứng dụng "Make in Vietnam" chính là khả năng đưa ra được lời giải các bài toán đang đặt ra cho thị trường và doanh nghiệp"...
Một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với một giải pháp, nền tảng công nghệ khi ra đời là phải được thị trường và người dùng chấp nhận. Ông Hoàng Nam Tiến cho rằng, thế mạnh lớn nhất của các giải pháp ứng dụng "Make in Vietnam" chính là khả năng đưa ra được lời giải các bài toán đang đặt ra cho thị trường và doanh nghiệp.

Hiện nay, tinh thần "Make in Vietnam" như một sự thay đổi về chiến lược trong phát triển của doanh nghiệp công nghệ Việt Nam với nội hàm nghiên cứu, sáng tạo, tự chủ các công nghệ, sản phẩm dịch vụ nhằm mang lại giá trị cao hơn. Nhiều doanh nghiệp công nghệ đã có những bước chuyển hướng, nghiên cứu phát triển các giải pháp ứng dụng cho thị trường trong nước và vươn ra thế giới. Từng có gần 10 năm dẫn dắt FPT Software khai phá thị trường, ông nhìn nhận thế nào về bước dịch chuyển này?

Tôi còn nhớ năm 2013, khi trả lời câu hỏi của báo chí về vấn đề làm thuê, gia công phần mềm, tôi đã nhấn mạnh, "chúng tôi đã tiến rất sát đến việc làm ra các phần mềm ứng dụng cho hàng triệu người sử dụng và trong thời gian tới, không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam sẽ có nhiều người dùng phần mềm ứng dụng của FPT".

Câu trả lời hay nhất cho điều này chính là những nền tảng, giải pháp nằm trong hệ sinh thái nền tảng, giải pháp chuyển đổi số của FPT được công nhận trong "Top 10 sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" năm 2020 vừa qua. Các ứng dụng trải rộng ở các lĩnh vực có giá trị thực tế góp phần phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số, hướng đến mô hình quốc gia số trong tương lai như blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa các quy trình nghiệp vụ, các phần mềm ứng dụng quản trị doanh nghiệp, phần mềm ngân hàng...

Ở thị trường thế giới, nhiều giải pháp của FPT đã được ghi nhận trong năm 2020 như: akaBot lọt top 6 sản phẩm RPA (nền tảng tự động hóa quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp bằng robot) tốt nhất thế giới. Nền tảng trí tuệ nhân tạo FPT.AI giành quán quân cuộc thi xử lý ngôn ngữ tự nhiên SHINRA-ML 2020 tại Nhật Bản. Hay FPT.EagleEye Checkpoint Functions trở thành sản phẩm bảo mật đầu tiên của Việt Nam được đăng tải trên IBM X-Force Marketplace - nền tảng cung cấp thông tin về các mối đe dọa an ninh toàn cầu mới nhất.

Mặc dù hiện nay không còn phụ trách lĩnh vực phần mềm của FPT nhưng tôi rất tự hào từ cách đây 8 năm, chúng tôi đã bắt đầu làm những phần mềm ứng dụng cho người dùng, doanh nghiệp Việt. Những thành quả của ngày nay thông qua các phần mềm được ứng dụng là câu trả lời mạnh mẽ nhất cho bước dịch chuyển sang giai đoạn sáng tạo ra những phần mềm ứng dụng của FPT.

Một yếu tố quan trọng với hoạt động sáng tạo, những mô hình mới chính là tạo môi trường và cơ chế chính sách. Ông nhìn nhận thế nào về những yếu tố này ở Việt Nam?

Tôi đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò "bà đỡ" của Chính phủ đưa ra các cơ chế chính sách, định hướng, đặt hàng bài toán cụ thể về phát triển chính phủ số, kinh tế số, chuyển đổi số, đổi mới các quy trình làm việc trên không gian mạng và sẵn sàng sử dụng các ứng dụng phần mềm trong nước.

Tiếp đó là các hành động mạnh mẽ của Bộ Thông tin & Truyền thông trực tiếp làm "bà đỡ", đứng ra giới thiệu, bảo trợ cho các ứng dụng này... Điều quan trọng hơn cả là các cơ quan quản lý đặt hàng và tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các ứng dụng mới nhanh chóng được ứng dụng vào đời sống.

Đây là những yếu tố rất quan trọng tạo nền tảng môi trường thuận lợi để sáng tạo, thúc đẩy phát triển các nền tảng ứng dụng đáp ứng nhu cầu của xã hội, thị trường. Những năm gần đây, Chính phủ đã có những bước tiến mạnh mẽ bằng những hành động cụ thể, tạo ra các cơ chế, xây dựng cơ sở pháp lý...

Ngoài ra, tôi quan sát thấy sự chuyển mình của các trường công lập cập nhật tiến bộ công nghệ, những đòi hỏi mới nhất của ngành công nghiệp công nghệ số trong đào tạo sinh viên. Chỉ có vậy, các kỹ sư khi ra trường mới tự tin sẵn sàng làm việc, không phải mất thời gian đào tạo lại.

Tôi cho rằng Nhà nước chỉ cần tạo ra các cơ chế chính sách, hành lang pháp lý, môi trường mở, chủ trương đặt hàng hoặc thuê, các doanh nghiệp sẽ chủ động đầu tư trang thiết bị, tài chính và nguồn lực để sáng tạo ra các sản phẩm ứng dụng, triển khai trong thực tế.

Phát triển doanh nghiệp số, kinh tế số là ngành mới với rất nhiều thứ chưa có trong tiền lệ, chưa được pháp luật quy định... Do đó, cách nhìn của cơ quan quản lý phải theo hướng này để có cơ chế quy định, môi trường sẵn sàng thử nghiệm cái mới. Các doanh nghiệp công nghệ số rất mong chờ những quy định về cơ chế thử nghiệm cái mới (sandbox). Điều này cũng sẽ giúp cơ quan quản lý ngành có cơ sở cho phép thử nghiệm các công nghệ mới như blockchain, mô hình thanh toán điện tử...

Ông có nghĩ các doanh nghiệp công nghệ Việt với các giải pháp "Make in Vietnam" có cơ hội đi ngang bằng, thậm chí dẫn dắt cuộc chơi, cung cấp các giải pháp vươn ra thị trường quốc tế?

Câu trả lời của tôi là có và chưa. Thực tế các doanh nghiệp công nghệ như FPT đang có những nền tảng đã thành công ở nước ngoài sau đó mới đưa về triển khai cung cấp ở thị trường Việt Nam. Có những nền tảng phần mềm Việt đã lọt vào top 5, top 10 thế giới như akaBot tôi nói trên.

Còn chưa là bởi phần lớn các DN công nghệ non trẻ của Việt Nam có thể đã làm được một số giải pháp ứng dụng ở trong nước nhưng chưa đáp ứng các chuẩn mực yêu cầu của quốc tế.

Theo ông đâu là những thế mạnh và điểm hạn chế cần cải thiện để các giải pháp "Make in Vietnam" có thể chiếm lĩnh thị trường trong nước và cạnh tranh, chinh phục các khách hàng nước ngoài?

Tôi nhận thấy, thế mạnh lớn nhất của các giải pháp ứng dụng "Make in Vietnam" của doanh nghiệp Việt là đáp ứng trực tiếp các yêu cầu của người sử dụng. Các nền tảng giải pháp của nước ngoài thường rất đồ sộ, phức tạp, đầu tư tốn kém nhưng hiệu quả khai thác sử dụng chưa chắc đã cao. Còn các giải pháp của doanh nghiệp Việt lại đơn giản và trả lời trực tiếp các câu hỏi, giải quyết các bài toán đang đặt ra của thị trường. Tất nhiên, điều này cũng có hạn chế là các giải pháp này có thể thiếu tính hệ thống, tổng thể.

Theo tôi, yếu tố quan trọng nhất với một giải pháp, nền tảng ra đời là phải được thị trường và người dùng chấp nhận. Việc chiếm lĩnh lòng tin của người dùng Việt Nam là yếu tố quan trọng nhất với các giải pháp dịch vụ "Make in Vietnam".

Tiềm năng thị trường phần mềm còn rất lớn nhưng cơ hội từ "Make in Vietnam" để khẳng định vị thế, phát triển bứt phá và khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh đang mở ra những sứ mệnh phát triển mới cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. FPT Telecom đang "Make in Vietnam" thế nào trong cung cấp các sản phẩm dịch vụ, cá nhân hóa và tăng trải nghiệm khách hàng?

Xu hướng chung của các công ty viễn thông trong tương lai là phát triển theo TMT– Telecom (Viễn thông)– Media (Truyền thông)– Technology (Công nghệ).

Tất cả các hãng viễn thông lớn trên thế giới cũng như Việt Nam hiện nay đều đã và đang đầu tư rất lớn vào mảng media, công nghệ và cung cấp các giải pháp số. FPT Telecom cũng không nằm ngoài xu thế đó. Chúng tôi không chỉ đơn thuần cung cấp giải pháp công nghệ mà còn cả các dịch vụ dựa trên nền tảng viễn thông như ví điện tử, TV shopping– điều khiển bằng giọng nói, truyền hình tương tác, cung cấp các dịch vụ online...

Không chỉ là một nhà cung cấp dịch vụ Internet và các giải pháp công nghệ mới, FPT Telecom tìm thấy sứ mệnh của mình trong việc kết nối con người, xóa nhoà khoảng cách địa lý, góp phần giúp xã hội vận hành linh hoạt và thông minh hơn; đặc biệt trong giai đoạn Covid đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Các sản phẩm "Make in Việt Nam" mà FPT Telecom đang và sẽ hoàn thành đều sẽ phục vụ cho sứ mệnh kết nối thiêng liêng đó.

Hiện nay, các sản phẩm của FPT Telecom đều có trung bình hàng triệu người sử dụng mỗi ngày như FPT Internet, Truyền hình FPT, FPT Play, FPT Camera... Để cá nhân hóa trải nghiệm của từng đó khách hàng là một bài toán không hề dễ mà chúng tôi đang nghiên cứu hàng ngày.

Một thuật ngữ thể hiện xu hướng mới hiện nay đó là Data Driven Business, tức là kinh doanh dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập, phân tích được và dữ liệu sẽ quyết việc kinh doanh. Để cá nhân hóa, nâng cao trải nghiệm và đáp ứng yêu cầu của khách hàng, chúng tôi phải hiểu sâu sắc khách hàng, biết rõ họ là ai, ưa thích ứng dụng nào và quan tâm những vấn đề gì... Với việc ứng dụng công nghệ mới, chúng tôi có thể biết chính xác hiện trạng sử dụng và chất lượng Internet của từng gia đình, tín hiệu mạng có bị ngắt quãng không và chất lượng phim xem có mượt mà không, từng khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ trong từng khung giờ thế nào, nhu cầu giải trí ra sao...

Ngay trong những ngày dịch bệnh quay trở lại, có nhiều người không được về quê cùng gia đình đoàn viên đón Tết thì việc kết nối qua Internet, video calls... là cực kỳ quan trọng và mang nhiều ý nghĩa lớn lao. Điều này không còn đơn giản là kết nối Internet mà là kết nối trái tim, kết nối yêu thương trong những khoảnh khắc đặc biệt.
: Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom).
: vneconomy. vn
.com

Address

Số 6, Ngõ 99/110/32/6 Định Công Hạ, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Hanoi
100000

Telephone

+84335212618

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when VNCareers Ebooks posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to VNCareers Ebooks:

Share

Nearby media companies


Other Social Media Agencies in Hanoi

Show All

You may also like