Tạp Trí Đông Y- giữ gìn và phát triển y học cổ truyền

  • Home
  • Vietnam
  • Hanoi
  • Tạp Trí Đông Y- giữ gìn và phát triển y học cổ truyền

Tạp Trí Đông Y- giữ gìn và phát triển  y học cổ truyền Nhận những thông tin sức khỏe hữu ích và tin cậy nhất với hơn 30.000 bài viết

16/03/2022

📝 DINH DƯỠNG VÀ BÀI TẬP CHO ĐỐI TƯỢNG BỊ RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH
--------------------------------------------------------------------------
🥗🥗 Chế độ ăn uống
👍 Nên ăn nhiều các loại rau xanh như: Rau cần ô (Cải cúc), khổ qua, rau dền đỏ, bí đỏ
👎 Hạn chế ăn dầu mỡ động vật, nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu ô liu
👎 Hạn chế dùng chất kích thích: thuốc lá, cà phê, bia, rượu, ăn quá cay, quá nóng, quá mặn
💪💪 Chế độ tập luyện
🚶 Vận động: Nên tập thể dục từ 20 đến 30 phút mỗi ngày
☘ Tập thiền nhẹ: Tập trước và sau khi ngủ dậy mỗi lần từ 10 phút trở lên
🙅 Hạn chế tối đa tắm và gội đầu sau 18h00
👉👉Và một điều rất là quan trọng đó là hãy luôn ghi nhớ một chế độ ăn: SÁNG ĂN CHO BẢN THÂN, TRƯA ĂN CHO BẠN, TỐI ĂN CHO KẺ THÙ
--------------------------------------------------------------------------
📞 Để hiểu rõ hơn về tình hình sức khỏe của bạn cũng như gặp Dược sỹ tư vấn miễn phí hãy liên hệ theo Hotline: 092.381.34.15

Nhận những thông tin sức khỏe hữu ích và tin cậy nhất với hơn 30.000 bài viết về bệnh, thuốc, thảo dược, thai kỳ, bí quyết sống khỏe mỗi ngày.

16/03/2022

CHÓNG MẶT" chưa tìm được giải pháp !!!!
Đừng bỏ qua bài viết nếu bạn đang gặp các triệu chứng sau:
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
- Mau quên, mệt mỏi
- Khó ngủ vào ban đêm
- Mệt mỏi ban ngày hoặc buồn ngủ
- Hội chứng tiền đình, tai biến mạch máu não do tắc mạch....
Hãy ngay đi kẻo muộn, dẫn đến tai biến. Tiền mất tật mang
👉 Cam kết an toàn hiệu quả sau 7-14 ngày sử dụng.
👉 Dư't điểm Mất Ngủ, Khó Ngủ, Ngủ Ít, Khó Vào giấc,Tiền Đình.
👉 Chống tái phát, chống biến chứng.
👉 Không tác dụng phụ, không phụ thuộc thuô'c.
👉 Bà con nào bị dù 3 năm, 5 năm hay thậm chí 10 NĂM tôi đều có thể giúp được !!
📞Tư vấn miễn phí: 092.381.34.15

Hội đông y huyện Tam Đảo vinh dự được đón phó thủ tướng Vũ Đức Đam về thăm và làm việc nhân dịp kỷ niệm ngày thầy thuốc ...
16/03/2022

Hội đông y huyện Tam Đảo vinh dự được đón phó thủ tướng Vũ Đức Đam về thăm và làm việc nhân dịp kỷ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam 27-02-2015

CÂY HOÀN NGỌC, CÂY THUỐC ĐẶC BIỆTTruyền thuyết: - Vào những năm 1990, trong dân gian có lẽ chưa có một cây thuốc nào mà ...
16/03/2022

CÂY HOÀN NGỌC, CÂY THUỐC ĐẶC BIỆT

Truyền thuyết: - Vào những năm 1990, trong dân gian có lẽ chưa có một cây thuốc nào mà lại được người dân cho là một loại “thần dược” chữa được bách bệnh như cây Hoàn ngọc. Chỗ nào người ta cũng nói đến Hoàn ngọc, bệnh gì người ta cũng chữa bằng Hoàn ngọc và nhà nào cũng trồng Hoàn ngọc. Lời đồn đại cho rằng Cây này xưa kia không có tên, những người thợ đi rừng thường quan sát thấy khỉ mẹ bứt lá cây này cho khỉ con bị ốm ăn để chữa bệnh nên cho rằng cây có tác dụng thần kỳ nên đặt tên là cây “ Con khỉ"; Cũng có lời đồn cho rằng: sở dĩ cây có tên là "Hoàn ngọc" vì có một chú bé chơi đùa bị chúng bạn đá vào vùng "của quý", hòn "Ngọc hành" bị biến mất, sau nhờ dùng cây thuốc "Con khỉ" mà Ngọc hành lại trở về như cũ. Từ đó, cây Con khỉ được mang tên mới: Cây Hoàn ngọc. Đấy là truyền thuyết, còn thực tế dưới góc độ khoa học hiện đại thì sao? Câu trả lời sẽ phần nào được sáng tỏ dưới đây:
Cây Hoàn Ngọc dưới góc nhìn của Y học hiện đại và kinh nghiệm dân gian:

1. Đại cương

- Tên gọi: Cây Hoàn Ngọc còn có tên là cây “Xuân hoa”, cây “Nhật nguyệt”, cây “Tu lình”, cây "Con khỉ", cây “Thần dưỡng sinh”, cây “Trạc mã”, cây “Thần tượng linh”, cây “Mặt quỷ” và nhiều tên khác nữa, có tên khoa học là Pseuderanthemum (Nees) Radlk., thuộc họ Ô Rô (Acanthaceae).

- Mô tả: Đây là loại cây bụi, sống nhiều năm, cao 1-2 m, thân non màu xanh lục, phân nhiều cành mảnh, phần gốc hóa gỗ màu nâu. Lá mọc đối, hình mũi mác, dài 12 – 17cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, thành xim dài 10 – 16cm; hoa lưỡng tính, màu trắng pha tím, đài 5 lá rời nhau, tràng hợp có ống hẹp và dài; bao phấn màu tím, bầu thượng, nhẵn, 2 ô. Quả nang, chứa 4 hạt.

- Thành phần hóa học: Theo sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam của nhóm tác giả Đỗ Huy Bích... Trần Toàn - Viện Dược liệu, do NXB Khoa học kỹ thuật ấn hành năm 2006 thì, cây Hoàn ngọc chứa sterol, flavonoid, đường khử, carotenoid, acid hữu cơ, 7 chất đã được phân lập, trong đó 4 chất là Phytol, β-sitosterol, hỗn hợp đồng phân Epimer của Stigmasterol và Poriferasterol. Lá tươi chứa diệp lục toàn phần 2,65mg/g, protein hòa tan 25,5mg/g, polysaccharid hòa tan 0,80%, và các chất: Ca 875,5mg%, Mg 837,6mg%, K 587,5mg%, Na 162,7mg%, Fe 38,75mg%, Al 37,5mg%, V 3,75mg %, Cu 0,43mg%, Mn 0,34mg%, Ni 0,19mg%. Lá có enzym với hoạt tính cao ở pH 7,5, nhiệt độ 70oC.

- Tác dụng dược lý: Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy cây Hoàn ngọc có các tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm; có hoạt tính thủy phân protein (nên trong lâm sàng đắp lá tươi Hoàn ngọc làm tiêu mủ và làm tan sẹo lồi); tác dụng ức chế Monoaminoacydase (MAO) và tác dụng bảo vệ gan. Cây không có độc tính.

2. Bộ phận dùng

- Lá cây: Dùng tươi (thông dụng nhất) hoặc phơi (trong râm) hay sấy khô.
- Vỏ thân, vỏ rễ, cành cây.
- Toàn cây tươi giã nát hoặc phơi (trong râm) hay sấy khô.
- Rễ cây: thường phải là cây có từ 7 năm tuổi trở lên mới tốt.

3. Công dụng và liều dùng:

Cây Hoàn ngọc không độc, có thể uống trong hay đắp ngoài, dùng tươi hay dùng khô đều được, nhưng dùng tươi tác dụng tốt hơn. Nếu dùng tươi phải nhai chậm để thuốc kết hợp với nước bọt mới phát huy tối đa tác dụng của thuốc.

3.1. Theo sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, cây Hoàn ngọc dùng để chữa các bệnh sau đây:

- Chữa viêm nhiễm đường tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, tá tràng, trĩ nội...: Nhai mỗi lần 7 – 9 lá tươi, ngày 2-3 lần, dùng liền 5 – 7 ngày.

- Cầm máu: Chữa xuất huyết đường tiêu hóa, chấn thương chảy máu, làm tan máu tụ do chấn thương, trĩ nội, trĩ ngoại ra máu, ho ra máu... Nhai mỗi lần 7 – 9 lá tươi, hay sắc 10g lá khô, uống như nước chè, dùng liền 5 – 7 ngày.

- Chữa lở loét: Lá tươi rửa sạch, liều lượng tùy theo vết thương, cho thêm một dúm muối, giã nát, đắp vào vết thương sẽ làm tiêu mủ, giảm sưng, vết thương mau liền, chóng lên sẹo.

- Chữa sẹo lồi, mụn lồi: Lá tươi rửa sạch, liều lượng tùy theo nhu cầu, cho thêm một dúm muối, giã nát, đắp vào vùng sẹo, mụn lồi, sẽ làm tam sẹo, mụn lồi. Đắp đến khi mặt da phằng thì ngừng thuốc.

3.2. Theo kinh nghiệm dân gian.

Tài liệu nói về cây Hoàn ngọc lưu truyền trong dân gian rất nhiều, nhưng có một bài được cho là của GS Phạm Khuê, do ông Nguyễn Văn Cứng ở Melbourne cung cấp. Đó là một bài viết khá đầy đủ, giọng văn vừa trí tuệ với tầm hiểu sâu, biết rộng, vừa khiêm tốn, rất giống với văn phong của GS Phạm Khuê. Chỉ tiếc là nay GS Phạm Khuê đã "đi xa" nên chúng tôi không có điều kiện xác minh. Nhưng thiết tưởng, cây Hoàn ngọc không có độc, mà kinh nghiệm dân gian thì rất phong phú, nhiều bài thuốc hay, cây thuốc rất tốt nhưng các nhà khoa học chưa có điều kiện nghiên cứu, thẩm định. Riêng cây Hoàn ngọc này đã nhiều người dùng đều thấy có kết quả, nhất là dùng cho những người mắc bệnh hiểm nghèo, thuộc loại nan y như ung thư, HIV/AIDS... thì nên áp dụng theo cách mà GS Phạm Khuê chỉ dẫn và ông Nguyễn Văn Cứng đã cung cấp. Đặc biệt đối với người nghèo, bệnh trọng. Kính mong quý vị tham khảo, nếu có điều kiện thì áp dụng hoặc mách cho bạn bè, người thân áp dụng, vì với những bài thuốc rẻ tiền, công hiệu thì càng nhiều người biết, áp dụng, chữa khỏi bệnh, càng tốt.

Dưới đây là toàn văn bài viết của GS Phạm Khuê do ông Nguyễn Văn Cứng cung cấp.


CÂY HOÀN NGỌC HAY CÂY NHẬT - NGUYỆT

(Bản Việt ngữ của GS Phạm Khuê, do ông Nguyễn Văn Cứng ở Melbourne gởi tặng)

Từ một hiệu quả điều trị cho một bệnh nhân bị ung thư gan, sau khi các loại thuốc đã bó tay, khi được ăn những lá tươi xanh người bệnh đã có những chuyển biến bất ngờ. Nhiệt độ từ 39,5oC hạ xuống còn 37o, cơn đau bớt hẳn, nước da bớt vàng, bụng nhỏ lại, người nhẹ nhàng, bệnh nhân có thể ngồi dậy tiếp chuyện.

Biểu hiện công hiệu của thuốc như sau: Sau khoảng từ 20 phút đến một giờ thuốc có tác dụng. Nếu ăn 5 lá giảm đau được 3 giờ, 7 lá giảm đau được 5 giờ, tương đương với một liều thuốc đặc trị. Thực tế ấy làm cho gia đình người bệnh ngạc nhiên, phấn khởi nhưng với lòng luyến tiếc bởi nếu dùng thuốc sớm hơn thì kết quả có thể hy vọng cứu được người bệnh. Dùng lá trong lúc bệnh tình đã đến giai đoạn cuối nhưng gây được chuyển biến như vậy thì thật tuyệt vời. Ðó là cây “Hoàn ngọc”, Cây thuốc cực kỳ quý giá. Một món quà thiên nhiên tặng cho con người. Xuất xứ cây này được gọi là cây “con khỉ” vốn là vì khỉ ăn chữa khỏi bệnh thủng ruột, nhưng sau đổi thành “Hoàn ngọc” vì đã trả lại cho chú bé hòn dái bị biến mất do trò chơi nghịch đá vào bìu nhau.

Cây thuốc rất đa năng. Từ hồi phục trạng thái của cơ thể khỏe mạnh đến các bệnh thông thường cũng như hiểm nghèo. Cây thuốc như cứu tinh trong nhiều trường hợp thúc bách, không rõ nguyên căn, nhưng sau khi ăn, diễn biến của bệnh tương tự như một hành động điều trị, điều chỉnh trạng thái cơ thể, chỗ nào yếu điều trị chỗ đó.

Công dụng và cách dùng:

- Dùng lá tươi ăn ngay hoặc xay lấy nước uống, hay nấu chín lá ăn như canh.

- Tác dụng chủ yếu là chất nước trong lá. Lá tươi không có mùi vị, dễ ăn, liều lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào từng người. Thông thường nên ăn từ 1- 7 lá và ăn nhiều lần. Mỗi lần không quá 10 lá. Vỏ cây hoặc vỏ rễ có thể ngâm bằng rượu hoặc nấu lấy nước. Uống quá liều có thể phản ứng nhẹ như người bị choáng váng nhưng chỉ sau 10 – 15 phút là khỏi. Dùng chữa các bệnh chủ yếu sau đây:

1. Khôi phục sức khỏe cho người mới ốm dậy, người già, suy nhược thần kinh, làm việc quá sức, mệt mỏi toàn than… ngày ăn 2 lần, mỗi lần 3-7 lá x 10 – 15 ngày.

2. Cảm cúm, sốt cao: Ăn 8 lá, cách nhau 1 giờ, sau 3 lần sẽ hạ sốt, hết đau đầu.

3. Chấn thương chảy máu, dập gãy cơ thể, dùng như nước uống và thuốc đắp. Ðặc biệt hiệu nghiệm với vết thương sọ não.

4. Khi bị nhiều bệnh một lúc như: Bệnh đường ruột, cảm cúm, gan, thận, tràn dịch màng phổi… đều dùng tốt.

5. Tiêu chảy, tả, lỵ, rối loạn tiêu hóa: 7-15 lá, dùng 2 lần là khỏi.

5. Viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tràng, trĩ nội: ăn 2 lần/ngày, mỗi lần ≈ 7 lá. Khoảng 50 lá là khỏi. Chảy máu đường ruột: nhai tươi hoặc giã lấy nước đặc uống, 7–10 lá, ≈ 1-2 lần là khỏi. Viêm đại tràng co thắt: Ăn như trên 100 lá, kết hợp ăn lá mơ lông trong bữa ăn. Ăn từ 1 đến 2 tháng.

6. Ðau gan, viêm gan, xơ gan: Ngày 2-3 lần, mỗi lần 7 lá, dùng ≈ 150 lá.

7. Viêm thận, viêm đường tiết niệu, đái ra máu, đái buốt, đái dục, đái gắt, bìu đau nhức: Ăn từ 14-21 lá hoặc giã uống nước, ăn 150 lá đến 200 lá khỏi hẳn.

8. Ðau thận thường xuyên, đau bên trong không rõ nguyên nhân: ngày 3 lần, mỗi lần 3-7 lá, dùng không quá 50 lá, chỉ khoảng 30 lá là dứt cơn đau.

9. Ðau mắt đỏ, mắt trắng, đau ứ máu: đắp 3 lá vào mắt sau một đêm là khỏi.

10. Phụ nữ đang cho con bú bị sa dạ con ăn lá không ảnh hưởng gì đến sữa.

11. Người có bệnh huyết áp (cao hoặc thấp), rối loạn thần kinh thực vật ăn lá thuốc đều có hiệu quả, đều khỏi.

12. Chữa bệnh cho gia súc, gia cầm: Chó cảnh đẻ ăn 1 lá sau 1 ngày đẻ là mạnh ngay. Chó Nhật đẻ một ngày cho ăn lá sạch ngay. Gà chọi sau khi chọi cho ăn 1-3 lá nó hồi phục sức gấp 3 lần.

Theo tôi dùng chữ “Thần dược” với cây thuốc nầy cũng không quá. Là một nhà nghiên cứu tôi muốn đặt câu hỏi “Tại sao?” để chúng ta bàn luận. Tại sao khi ăn thuốc có khả năng hiệu chỉnh làm cơ thể ổn định? Có lẽ nhờ phân tích hóa chất gì đó đã tạo nên những hiệu quả như vậy. Chúng ta tốn rất nhiều thời gian và phải có thí nghiệm tốt. Theo kinh nghiệm trong dân gian, ta hãy rút ra từ thực tế. Ví dụ: Suy nhược thần kinh nặng, huyết áp cao, huyết áp thấp, đái ra máu, đái gắt đều chữa được rất nhanh chóng. Có những bệnh xem như đối lập nhau cho một loại thuốc nhưng ngược lại thuốc vẫn chữa được. Phải chăng theo quy luật bảo toàn, cơ thể con người có khả năng bảo tồn lấy sức khỏe nên đã tự động tăng sức đề kháng hoặc tự điều chỉnh, tự cân bằng tương đối để thắng bệnh tật. Khi ta dùng “Hoàn ngọc”, lá thuốc này có tác dụng chữa bệnh như châm cứu, tức là tự động điều chỉnh lại cơ thể để khắc phục bệnh tật do tự tác dụng, tự cân bằng âm dương. Vì vậy cây còn có tên là “Nhật Nguyệt”. Chính vì thế mới có khả năng chữa nhiều bệnh cùng một lúc như vậy. Từ những suy nghĩ đó, chúng tôi đã vận dụng để chữa rất nhiều bệnh và phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên với từng người còn phải có liều lượng cho phù hợp do tính chất cân bằng âm dương và hàn nhiệt của từng người.

Lá lốt và tác dụng chữa sâu răngGiới thiệu về cây lá lốt:Cây lá lốt thuộc họ nhà hồ tiêu (Piperaceae), tên khoa học là P...
16/03/2022

Lá lốt và tác dụng chữa sâu răng

Giới thiệu về cây lá lốt:
Cây lá lốt thuộc họ nhà hồ tiêu (Piperaceae), tên khoa học là Piper lolot C.DC, vừa là cây thảo dược vừa được sử dụng làm thực phẩm sống dai ưa mọc ở nơi ẩm ướt tại các vùng trung du và miền núi. Cây mọc bò có chiều cao từ 20 đến 40cm, cành thân có phủ ít lông và phổng lên tại các mấu.

Cây lá lốt có lá đơn nguyên hình tim, nhẵn, rộng, mép uốn lượn, mọc so le, gân lá chằng chịt hình mạng lưới, đầu lá thuôn nhẹ, cuống lá có bẹ ở gốc. Hoa mọc đơn độc từng bông ở kẽ lá, quả mọng chỉ chứa một hạt. Cây ra hoa và kết quả độ tháng 8 đến tháng 10 vào mua thu.

Ở Việt Nam, cây lá lốt là loại cây được trồng bổ phiến ở nông thôn, được sử dụng để chế biến các món ăn hấp dẫn như món om, món chả, món canh, rang, chiên, xào,…

Theo Đông y, lá lốt có tính ấm, hơi cay, vị nồng, có công dụng trừ lạnh (tán hàn), làm ấm bụng (ôn trung), giảm đau (chỉ thống), đưa khí đi xuống (hạ khí), mũi chảy nước thối tanh kéo dài (tỵ uyên), đau lưng đau chân (yêu cước thống), đầy hơi, khó tiêu, trị nôn mửa…

Sử dụng lá lốt chữa sâu răng:
* Cách thứ nhất: Lấy 1 nắm lá lốt đun hoặc giã cùng với một lít nước, cho thêm muối. Để nguội, gạn lấy nước trong và thực hiện súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 4 - 5 phút. Hoặc lấy lá lốt rửa sạch cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng khoảng 5g muối ăn, sau lọc lấy nước cốt để ngậm trong vòng 5 phút rồi súc miệng nhổ đi, sau cứ lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ đỡ đau nhức khá nhanh.

* Cách thứ 2: Lấy một nắm rễ lá lốt giã nát và thêm một nhúm muối. Chắt lấy nước cốt và lấy tăm bông chấm vào chỗ răng đau, thực hiện ngày vài lần. Hoặc ngậm 2 - 3 phút và súc miệng bằng nước muối. Làm ngày 2 - 3 lần sẽ thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt.

* Cách thứ 3: Lấy khoảng 1 nắm lá lốt sắc cùng nước và ít muối ăn. Xong cũng gạn lấy nước dùng súc miệng nhiều lần trong ngày sẽ giảm đau nhức khá nhanh.

* Cách thứ 4: Lá lốt lấy cả lá và rễ, rửa sạch, để ráo, phơi khô. Sau đó đem sao vàng, hạ thổ. Cho lá lốt vào bình ngâm với rượu trắng. Sau khoảng 60 ngày là có thể dùng được. Khi bị đau nhức răng do sâu răng hoặc viêm sưng, dùng rượu ngâm lá lốt để súc miệng hoặc lấy bông gòn thấm rượu rồi nhét vào chỗ răng bị đau.

Chúc các bạn có thêm 1 phương án nữa trong việc điều trị bệnh sâu răng.

Xem thêm thông tin: https://nhathuoclythuy.webnode.vn/news/la-l%e1%bb%91t-va-tac-dung-ch%e1%bb%afa-sau-rang/

Viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C là 3 căn bệnh viêm gan phổ biến và nguy hiểm nhất trong cộng đồng hiện nay. Vì có rất...
16/03/2022

Viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C là 3 căn bệnh viêm gan phổ biến và nguy hiểm nhất trong cộng đồng hiện nay. Vì có rất nhiều người không phân biệt được 3 loại bệnh này nên bài viết này tổng kết các đặc điểm cơ bản của 3 căn bệnh này:
Đặc điểm
Viêm gan A
Viêm gan B
Viêm gan C
Định nghĩa
Siêu vi khuẩn viêm gan A là một loại siêu vi khuẩn làm viêm lá gan. Loại siêu vi khuẩn này không đưa đến bệnh mãn tính.
Siêu vi khuẩn viêm gan B là một loại siêu vi khuẩn gây viêm lá gan. Loại siêu vi khuẩn này có thể gây hư hại các tế bào gan, dẫn đến tình trạng bị chai (xơ cứng) gan và ung thư.
Siêu vi khuẩn viêm gan C là một loại siêu vi khuẩn gây viêm lá gan. Loại siêu vi khuẩn này có thể gây hư hại các tế bào gan, dẫn đến tình trạng bị chai (xơ cứng) gan và ung thư.
Thời gian phát bệnh
2 đến 7 tuần. Trung bình 4 tuần.
6 đến 23 tuần. Trung bình 17 tuần.
2 đến 25 tuần. Trung bình từ 7 đến 9 tuần.
Triệu chứng
Phân lỏng, nước tiểu đậm màu, mệt mỏi, bị sốt, buồn nôn, ói mửa, đau vùng bụng và vàng da.
Cúm nhẹ, phân lỏng, nước tiểu đậm màu, mệt mỏi, bị sốt và vàng da.
Giống các triệu chứng của viêm gan siêu vi B.
Con đường lây truyền
– Hậu môn hoặc đường miệng (quan hệ tình dục qua đường miệng/hậu môn).
– Tiếp xúc gần gũi giữa người với người.
– Việc ăn thức ăn và uống nước uống bị nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan A.
-Tiếp xúc với máu, tinh dịch, hoặc chất dịch tiết ra từ âm đạo bị nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan B.
– Dùng những kim tiêm bị nhiễm siêu vi khuẩn bao gồm những dụng cụ dùng để xăm hình hay xỏ cơ thể.
– Người mẹ bị nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan B lây sang cho con mới sinh của mình.
-Tiếp xúc với máu bị nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan C.
– Dùng những kim tiêm qua tĩnh mạch, dao cạo, và những dụng cụ dùng để xăm hình hay những dụng cụ dùng để xỏ cơ thể bị nhiễm siêu vi khuẩn.
– Người mẹ bị nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan C lây sang cho con mới sinh của mình.
Phân biệt viêm gan A,B,C là điều mà mỗi người cần phải biết bởi có như thế bạn với có thể nhận biết và phòng tránh được các bệnh liên quan tới gan.

Bệnh vẩy nếnTuy vẩy nến là căn bệnh không mấy nguy hiểm nhưng đối với hầu hết chúng ta khi nghe nhắc tới căn bệnh này đề...
16/03/2022

Bệnh vẩy nến
Tuy vẩy nến là căn bệnh không mấy nguy hiểm nhưng đối với hầu hết chúng ta khi nghe nhắc tới căn bệnh này đều cảm thấy hoang mang vì những triệu chứng bệnh vẩy nến gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ, tổn thương tâm lý người bệnh. Việc điều trị bệnh vẩy nến hiện đang gặp rất nhiều khó khăn vì cho tới nay ngành y học hiện đại vẫn chưa tìm ra được thuốc chữa bệnh vẩy nến hiệu quả triệt để. Một số cách chữa bệnh vẩy nến bằng bài thuốc Nam sau đây là một trong những phương pháp trị vẩy nến được nhiều người tin dùng, do thuốc Nam thường không gây tác dụng phụ có hại tới cơ thể như thuốc tây y, đồng thời công dụng trị bệnh của các bài thuốc nam đã được rất nhiều người kiểm chứng từ xa xưa trong việc đẩy lùi bệnh cho kết quả tốt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về phương pháp, cách chữa bệnh vẩy nến này nhé!
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ : Nhà Thuốc Lý Thủy để được tư vấn miễn phí.
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số triệu chứng và phương pháp chữa trị theo kinh nghiệm dân gian.
Triệu chứng bệnh vẩy nến
Để không nhầm lẫn bệnh vẩy nến với các bệnh ngoài da khác thì nói người nên hiểu rõ một số dấu hiệu bệnh vẩy nến gây ra, điển hình nhất đó chính là:
– Triệu chứng ban đầu: ban đầu khi mắc bệnh vẩy nên thường có cảm giác ngứa dưới da, da trở nên khô nhanh bất thường tại một vùng da nào đó, đôi khi là toàn thân. Vùng da khô ngay sau đó sẽ đỏ ửng và bắt đầu tạo vảy trắng. Có thể ban đầu khi mới xuất hiện thì khoảng 5- 10 ngày là bệnh đã biểu hiện rõ mà nếu chú ý thì bạn sẽ nhận biết ra ngay.
– Triệu chứng nặng: Khi bệnh tiến triển nặng hơn thì vùng da tổn thương do bệnh vẩy nến gây ra thường nghiêm trọng và dày hơn bình thườn. Tùy vào từng dạng vẩy nến mà bạn có thể quan sát nhận biết bệnh này như: xuất hiện mủ trắng, hay vẩy trắng da đầu.Ngoài ra trong một số trường hợp bệnh vẩy nến còn ảnh hưởng tới xương khớp gây viêm xương khớp ảnh hưởng tới quá trình vận động. Dưới đây hình ảnh minh họa trường hợp mắc phải bệnh vẩy nến thể nặng mà bạn có thể tham khảo.
benh-vay-nen
=> Rất dễ nhận biết bệnh vẩy nến thông qua những triệu chứng ban đầu của bệnh vẩy nến, vì vậy mà ngay khi phát hiện bệnh vẩy nến ở giai đoạn sớm thì mọi người nên có cách điều trị bệnh ngay không nên chần chừ hoặc xa lánh mọi người, càng làm vậy chỉ các làm bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Cách dùng bài thuốc nam chữa bệnh vẩy nến
Điều trị bệnh vẩy nến muốn cho kết quả tích cực thì trước tiên cần thay đổi chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi, đặc biệt là việc chọn phương pháp đúng cách an toàn để bệnh nhanh chóng mà không ảnh hưởng tới sức khỏe. Áp dụng bài thuốc nam chữa trị vẩy nến sẽ giúp bạn chế thấp nhất những tác dụng phụ gây ra anh hưởng tới sức khỏe, thích hợp cho quá trình điều trị bệnh vẩy nến về lâu về dài. Một số bài thuốc mà các bạn có thể tham khảo qua như sau:
Bài thuốc nam điều trị vẩy nến mức độ nhẹ
Bài thuốc 1:
Thành phần: Bao gồm khoảng 50g lá trầu không, 30g bèo hoa dâu, và 30g lá rau răm, 2 thìa muối ăn.
Cách dùng: Với cách sử dụng đơn giản, bạn chi cần vò nát các lá ở trên sau đó cho khoảng 2 lít nước vào nồi đun sôi khoảng 20 phút thì cho 2 thìa muối vào hòa tan và dùng nước này rửa vùng da bị vẩy nến hàng ngày. Bài thuốc sẽ giảm nhanh các triệu chứng do bệnh vẩy nến gây ra ở ngoài da.
Bài thuốc 2:
Thành phần: toàn thân kinh giới, lá khoảng 20g, bồ công anh 15g, cây trinh nữ 10g, xích đồng 15g, thổ phục linh 12g, hạ thảo khô 12g, kim ngân hoa 20g, khổ sâm 15g, xác ve sầu 12g, đơn đỏ 15g.
Cách dùng: Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm và cho nước vào, và đun sôi nhỏ lửa tới khi nào còn khoảng 1 chén thuốc thì rót ra uống.
Bài thuốc nam điều trị vẩy nến mức độ nặng
Bài thuốc 1:
Thành phần: chuẩn bị các vị thuốc như: Khô phàn 120g, cúc hoa dại 240g, xuyên tiêu 120g, mang tiêu 500g.
Cách dùng: đây là một bài thuốc nam ngâm rửa trị bệnh vẩy nến diện rộng, nên vì vậy mà bạn dùng cách vị thuốc trên đem nấu nước và dùng nước này tắm đều toàn thân mỗi ngày 1- 2 lần giúp giảm tổn thương nhanh do bệnh vẩy nến gây ra.
Bài thuốc 2:
Thành phần: Hà thủ ô 8g, ké đầu ngựa 20g, kim ngân hoa 20g, hỏa ma nhân 15g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g.
Cách dùng: đây là bài thuốc dùng uống, cho hiệu quả trị bệnh vẩy nến từ bên trong. Nên cách dùng bạn chỉ cần cho các dược liệu trên vào ấm thuốc và cho khoảng 600ml nước vào và đem sắc nhỏ lửa tới khi nào nước chỉ còn khoảng 200ml nước thì chắt ra uống. Cứ 1 thang thuốc ở trên thì chia ra làm 3 lần uống, sáng trưa chiều. Liên tục theo đợt trị liệu của bác sĩ trị liệu đưa ra.
Trên đây là một số cách chữa bệnh vẩy nến bằng bài thuốc nam theo kinh nghiệm dân gian từ cả bên trong lẫn bên ngoài nên sẽ cho kết quả khỏi bệnh nhanh chóng, tuy nhiên thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy thực hiện đều theo lời khuyên của lương y bác sĩ sớm khỏi bệnh. Ngoài ra chúng tôi cũng lưu ý đây yếu tố tâm lý rất quan trọng trong việc khỏi bệnh nên bạn cần có tâm lý chấp nhận bệnh giữ cho mình tâm lý thoải mái sớm khỏi bệnh hoàn toàn.
Chúc các bạn thành công!
Sau đây là một số cây thuốc điều trị bệnh vẩy nến theo kinh nghiệm dân gian
1. Cây thổ phục linh (củ khúc khắc)
Bộ phận dùng làm thuốc của cây là củ. Củ khúc khắc ngoài tác dụng chữa xương khớp nó còn được dùng để điều trị bệnh vẩy nến. Năm 1961 Khoa da liễu bệnh viên quân y 108 sử dụng củ khúc khắc kết hợp với cây cải trời sắc uống làm thuốc trị bệnh vảy nến khá hiệu quả.
Củ khúc khắc, thổ phục linh
Cách dùng như sau:
a) Thuốc sắc
Cây cải trời: 100g
Củ khúc khắc (thổ phục linh): 80g
Cả 2 vị sắc với 1 lít nước sắc cạn còn khoảng 300-400ml chia uống trong ngày.
b) Thuốc uống : Bệnh nhân được cho dùng thêm philatop
c. Thuốc bôi: Bệnh nhân bôi thêm các loại thuốc mỡ sau: Salixylic 5%, crizophanic 5%, dầu Cađơ (Huile Cade) 10%, mỡ Saburô (Sabouraud).
Kết quả điều trị:
Quá trình điều trị thử nghiệm của bệnh viện có tới 90% bệnh nhân đã khỏi bệnh sau 60 đến 90 ngày điều trị. Chỉ có 1 trường hợp điều trị dở dang.
2. Cây sâm đại hành
Sâm đại hành hay (cây tỏi đỏ) là vị thuốc bổ được dùng nhiều trong y học cổ truyền làm thuốc bổ máu, chống viêm, kháng khuẩn và đặc biệt nó còn là một cây thuốc nam chữa bệnh vẩy nến.
sam-dai-hanh
Sâm đại hành
Cách dùng sâm đại hành làm thuốc trị bệnh vẩy nến: (Cách này được áp dụng theo kinh nghiệm của Khoa da liễu bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội): Lấy 15-20g sâm đại hành khô sắc nước uống hàng ngày. Ngoài ra dùng nước sắc sâm đại hành lau rửa vùng ngứa và kết hợp bôi thuốc mỡ Salixylic 5%, crizophanic 5%. Sử dụng liên tục trong thời gian 2 tháng là có hiệu quả.
cay lu lu duc chua benh vay nen
Cây lu lu đực
3. Cây lu lu đực
Cây lu lu đực mọc hoang rất nhiều ở nước ta. Lu lu là cây thuốc nam có tác dụng chữa bệnh ngoài da, mẩm ngứa mụn nhọt, kể cả bệnh vẩy nến. Theo kinh nghiệm dân gian, để chữa bệnh vẩy nến ta chủ cần lấy cây lu lu đun nước để rửa vào những vùng da có vẩy nến. Kiên trì dùng trong thời gian 3 tháng là có kết quả.
kho-sam-137
Cây khổ sâm
4. Cây khổ sâm
Lá khổ sâm vị đắng, có tác dụng trị viêm nhiễm đường tiêu hóa, ngoài ra lá khổ sâm còn dùng đun nước tắm để chữa bệnh ngoài da. Y học cổ truyền cho rằng lá khổ sâm khi sắc chung với các vị thuốc như: Kim ngân hoa, ké đầu ngựa … có thể chữa được bệnh vẩy nến.
Cách dùng lá khổ sâm chữa vẩy nến: Khổ sâm 15g, Huyền sâm 15g, Kim ngân 15g, Sinh địa 15g, quả Ké 10g, sắc với 1 lít nước, sắc cạn còn 500ml chia làm 3 lần uống trong ngày.

Trong đông y, cách sắc thuốc và hiệu quả điều trị của dược liệu có mối quan hệ rất mật thiết. Hãy lưu ý một số nội dung ...
16/03/2022

Trong đông y, cách sắc thuốc và hiệu quả điều trị của dược liệu có mối quan hệ rất mật thiết. Hãy lưu ý một số nội dung sau:
1. Dùng nồi gì để sắc thuốc ?
Tốt nhất vẫn là dùng nồi đất, cũng có thể dùng nồi sắt tráng men để thay thế nhưng tuyệt đối không được dùng nồi chế từ các kim loại như sắt, đồng, gang… Bởi vì nhiều loại thuốc đông y khi tiếp xúc với kim loại hoạt chất sẽ bị kết tủa, độ hòa tan giảm thấp, thậm chí có thể biến chất gây nên những tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu.
Hiện nay, nhiều cơ sở đã sử dụng hệ thống sắc thuốc tự động đóng túi rất nhanh chóng và tiện lợi cho người bệnh, nhưng quả thực phương thức này mang đậm tính chất công nghiệp mà đã bỏ đi khá nhiều các thao tác cần thiết mang tính cổ truyền làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thuốc và hiệu quả trị liệu.
2. Dùng nước gì để sắc thuốc và liều lượng ra sao ?
Về nguyên tắc, phải dùng nước sạch như nước máy, nước giếng, nước mưa hoặc nước cất. Trước hết, hãy ngâm thuốc vào nước trong khoảng 30 phút để làm mềm dược liệu, giúp cho hoạt chất được hòa tan một phần. Khá nhiều hoạt chất có trong dược liệu là các protein hoặc tinh bột, nếu không được ngâm với nước lạnh gặp nhiệt độ cao đột ngột có thể bị đông cứng hoặc biến dạng làm ảnh hưởng đến việc chiết xuất các thành phần hữu hiệu khác. Lượng nước đổ vào chỉ cần đủ để ngập hết dược liệu, không cần quá nhiều và cũng không nên quá ít. Không nên cứ phải đổ đủ ba bát nước một cách cứng nhắc và nếu dùng bát để đong thì mỗi bát cũng phải đạt 200 ml nước.
3. Điều chỉnh lửa như thế nào và thời gian sắc bao lâu thì đủ ?
Đây là 2 vấn đề khá quan trọng. Thông thường khi chưa sôi thì dùng “vũ hỏa” (lửa to), khi đã sôi thì dùng “văn hỏa” (lửa nhỏ), trước khi chắt thuốc nên tắt lửa, để om khoảng 10 phút. Trong khi sắc thuốc phải đậy nắp ấm để giữ các thành phần dễ bay hơi khỏi thoát ra ngoài. Thời gian sắc dài hay ngắn phải tùy theo công dụng của thuốc, ví như thuốc phát hãn (làm ra mồ hôi), thuốc thanh nhiệt cần sắc nhanh, thuốc tư bổ phải sắc lửa nhỏ và kéo dài…Một số dược liệu có độc như ô đầu, phụ tử…cần phải sắc lâu hơn một chút để làm giảm độc tính.
4. Những vị thuốc nào cần sắc trước?
Trong đơn thuốc đông y có một số vị thường được ghi phía sau hai chữ “sắc trước”. Điều này có nghĩa là các vị thuốc này cần được sắc trước đơn độc trong khoảng 15 phút, sau đó mới cho các vị thuốc khác trong đơn thuốc vào sắc cùng. Các vị thuốc này chủ yếu gồm hai loại: thứ nhất là các dược vật khó hòa tan, khó chiết xuất hoạt chất như các loại khoáng thạch, vỏ trai, ốc, hến…, xương động vật, rễ cây dạng khối cứng. Ví như, mẫu lệ, long cốt, long xỉ, sinh thạch cao, hàn thủy thạch, từ thạch, linh dương giác, thủy ngưu giác, phụ tử…Loại này cần phải sắc trong thời gian dài thích hợp thì mới đạt hiệu quả chiết xuất, phát huy tác dụng trị liệu cao nhất. Ví như, phụ tử sắc càng lâu thì hàm lượng methylcoclaurine trong dịch chiết càng cao, hiệu quả tăng cường sức co bóp cơ tim càng lớn. Thứ hai là các dược vật có độc tính cao như bán hạ, sinh nam tinh…, nếu sắc trong thời gian ngắn thì dễ có các phản ứng kích thích ở hầu họng, thậm chí có thể mất tiếng.
5. Những vị thuốc nào cần sắc sau?
“Sắc sau” là để chỉ một số vị thuốc cần cho vào sắc khi các vị thuốc khác sắc gần được, đun thêm 4-5 phút nữa là có thể chắt ra. Đại đa số các loại này là các vị thuốc có khí vị phương hương như mộc hương, đinh hương, trầm hương, hương nhu, bạc hà, sa nhân, bạch đậu khấu… Thành phần hữu hiệu của các vị thuốc này là các chất dễ bay hơi, không chịu nhiệt, nếu sắc quá lâu dễ bị phát tán hoặc biến chất làm ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu. Ví như, các chất gây tả hạ có trong sinh đại hoàng, phan tả diệp; các chất có tác dụng hạ áp có trong câu đằng, ngô đồng; các chất có tác dụng kháng khuẩn có trong đại kích… đều không chịu được nhiệt lâu. Ngoài ra, cùng một vị thuốc nhưng thời gian sắc khác nhau thì công hiệu cũng không giống nhau. Ví như, nếu sắc sau thì đại hoàng có công dụng tả hạ thông tiện, nếu sắc trước và kéo dài thì lại các tác dụng sáp tràng chỉ tả. Bởi thế, thời gian sắc đối với từng vị thuốc là một vấn đề hết sức quan trọng.
6. Những vị thuốc nào cần phải gói khi sắc?
Đó là các vị thuốc dễ lắng đọng dưới đáy nồi gây cháy và dễ làm đục dịch thuốc như xích thạch chi, táo tâm thổ, tuyền phúc hoa, xa tiền tử, bồ hoàng thán…Có hai cách gói: một là gói các vị thuốc này vào túi vải và sắc cùng các vị thuốc khác, hai là gói và sắc các vị thuốc này trước, sau đó bỏ bã lấy nước sắc các vị thuốc khác. Ngoài ra, một số vị thuốc có nhiều lông dễ gây ho theo kinh nghiệm dân gian như tỳ bà diệp cũng nên gói riêng khi sắc.

Thanh lọc phổi cho người lỡ nghiện thuốc láBạn có thể đã biết sự nguy hiểm của việc hút thuốc thường xuyên, rất khó để b...
16/03/2022

Thanh lọc phổi cho người lỡ nghiện thuốc lá
Bạn có thể đã biết sự nguy hiểm của việc hút thuốc thường xuyên, rất khó để bạn cai nghiện ngay. Nếu bạn đã được hút thuốc trong nhiều năm, rất có thể là bạn đã bị những cơn dai dẳng. Một số người hút thuốc lá sẽ bị viêm phế quản , thậm chí là ung thư phổi sau một thời gian dài nghiện thuốc lá. Tất nhiên, các giải pháp tốt nhất là từ bỏ thói quen này, nhưng không phải ai cũng làm được điều đó
Nếu bạn không muốn đến bệnh viện, Chúng tôi xin hướng dẫn cho bạn một cách chỉ trong vòng 72 giờ, phổi của bạn sẽ nhanh chóng được làm sạch mà không tốn một viên thuốc nào.
Đây là phương pháp giúp thanh lọc phổi một cách tự nhiên nhất, mời bạn cùng tham khảo.
Nguyên liệu
– 400gr tỏi. Bóc vỏ, rửa sạch và cắt làm tư.
– 1 lít nước sạch.
– 400gr đường nâu.
– 2 thìa cà phê bột nghệ, nếu không có bột nghệ, hãy dùng nghệ tươi, giã nát, vắt lấy nước nhé.
– 1 miếng gừng tươi
phoi 2
Thực hiện
Cho đường nâu và nước đã chuẩn bị vào trong nồi, bắc lên bếp nấu sôi.
Khi nước bắt đầu sôi, hãy cho thêm tỏi và gừng, cuối cùng mới cho bột nghệ.
Vặn lửa nhỏ và canh sao cho lượng nước trong nồi giảm còn một nữa rồi hãy tắt bếp, để nguội hoàn toàn rồi cho vào tủ lạnh.
loc phoi 2
Hướng dẫn sử dụng
Hỗn hợp thu được, ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 muỗng canh.
Buổi sáng ngay sau khi thức dậy, uống trước khi ăn sáng và uống sau bữa tối khoảng 2 tiếng.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên các bài tập thể dục thể thao, đi bộ 30 phút mỗi ngày là cách đơn giản nhất giúp cơ thể và phổi khỏe mạnh.
Ngoài ra, nên tắm nước ấm sẽ giúp thải độc tố tốt hơn.
loc phoi 1
Liệu trình thực hiện trong bao lâu?
Loại nước uống này hoàn toàn tốt cho sức khỏe và phổi của bạn, do đó, chỉ trong vòng 3 ngày, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt, lượng nước còn dư, hãy uống tiếp tục đến khi nào hết, thực hiện trong 2 tuần sẽ giúp bạn làm sạch phổi khỏi tác hại của thuốc lá cực tốt.
Vì sức khỏe, hãy thực hiện ngay hôm nay nhé.

Address

Thôn đồng Quạ, Xã Đạo Trù, Huyện Tam Đảo, Vinh Yen, Vietnam
Hanoi
280000

Telephone

+84923813415

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tạp Trí Đông Y- giữ gìn và phát triển y học cổ truyền posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Tạp Trí Đông Y- giữ gìn và phát triển y học cổ truyền:

Videos

Share

Category