Con Hình Con Chữ

Con Hình Con Chữ Hình là hình ảnh. Chữ là nội dung. Ảnh kể chuyện. 0977-342-564 Mình cũng chia sẻ nhiều trên blog cá nhân và nhóm Phân tích ảnh: Vì sao nó đẹp?
(3)

Niềm đam mê lớn lao với nhiếp ảnh với sự quan tâm đặc biệt tới ảnh candid photography - Chụp tự nhiên, bắt khoảnh khắc.

3 học sinh lớp 8 trường cấp 2 Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương chơi trốn tìm dưới gốc cây gạo cổ thụ và xung quanh k...
03/12/2024

3 học sinh lớp 8 trường cấp 2 Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương chơi trốn tìm dưới gốc cây gạo cổ thụ và xung quanh khuôn viên Văn Miếu Mao Điền.

2024-12-03

Cuộc thi thường niên International Landscape Photographer of the Year (Năm nay là lần thứ 11) vừa công bố những người ch...
27/11/2024

Cuộc thi thường niên International Landscape Photographer of the Year (Năm nay là lần thứ 11) vừa công bố những người chiến thắng năm 2024, tôn vinh những bức ảnh phong cảnh ngoạn mục từ khắp nơi trên thế giới.

Nhiếp ảnh gia người Canada Andrew Mielzynski đã giành giải cao nhất, Nhiếp Ảnh Gia Phong Cảnh Quốc Tế Của Năm (International Landscape Photographer of the Year 2024), với bộ ảnh gồm bốn tác phẩm tối giản gây ấn tượng bởi vẻ đẹp tinh tế và gam màu dịu nhẹ.

Đây là lần thứ hai liên tiếp Mielzynski đạt được vinh dự này, sau chiến thắng vào năm ngoái.

Miroslav Tichý là một nhiếp ảnh gia độc đáo và gây tranh cãi, người đã tự gọi mình là "nhà tiên tri của sự suy tàn và ng...
26/11/2024

Miroslav Tichý là một nhiếp ảnh gia độc đáo và gây tranh cãi, người đã tự gọi mình là "nhà tiên tri của sự suy tàn và người tiên phong của hỗn loạn, bởi chỉ từ hỗn loạn, điều gì đó mới mẻ mới có thể xuất hiện."

Sinh ngày 20 tháng 11 năm 1926 tại Kyjov, Cộng hòa Séc, ông sống một cuộc đời bên lề xã hội và sáng tạo nghệ thuật theo cách phi truyền thống, phá vỡ mọi chuẩn mực thông thường.

Tichý chế tạo máy ảnh của mình từ các vật liệu tưởng chừng như bỏ đi, như bìa các-tổng, nắp chai, và ống kính bằng kính Plexiglass được đánh bóng bằng tro thuốc lá và kem đánh răng. Quá trình tráng film đen trắng của ông cũng đặc biệt không kém, khi ông sử dụng một chiếc xô thay vì các thiết bị phòng tối chuyên nghiệp.

Từ những năm 1960 đến 1985, Tichý đã chụp hàng ngàn bức ảnh phụ nữ trong thị trấn nhỏ Kyjov. Hầu hết các bức ảnh đều được thực hiện một cách lén lút, với các đối tượng không hề biết mình đang được chụp. Ngoài ra, một số người có nhận ra Tichý và cố tình tạo dáng bắt chước như trong các cuộc thi sắc đẹp, có lẽ vì không nghĩ rằng chiếc máy ảnh kỳ quặc của ông có thể thực sự hoạt động.

Nghệ thuật của Tichý vừa được ngưỡng mộ vừa gây tranh cãi. Các bức ảnh của ông mang phong cách mơ màng, không hoàn hảo, và thường bị mờ nhòe. Nhưng chính sự thô sơ và cảm giác tự nhiên này đã mang lại cho tác phẩm của ông một sức hấp dẫn độc đáo, phản ánh sự quan sát đầy đam mê về cuộc sống thường nhật và vẻ đẹp con người qua con mắt một nghệ sĩ kỳ dị.

Tichý từng chia sẻ:
"Phụ nữ chỉ là một mô-típ với tôi thôi, chỉ là những dáng người đứng, ngồi, hay cúi, những chuyển động, những bước đi. Chẳng gì khác khiến tôi hứng thú cả. Mấy thứ dung tục rốt cuộc chỉ như một giấc mơ. Thế giới chỉ như một tấm màn ảo ảnh, ảo ảnh của chính chúng ta."

"Mọi thứ được đều được quyết định bởi trái đất đang quay. Bạn chỉ có thể sống khi trái đất còn quay. Điều này mới là định mệnh."

Bạn nghĩ sao về con người và quan điểm thực hành nghệ thuật nhiếp ảnh của Miroslav Tichý? Hãy để lại dưới phần comment nhé!

Nắng, mây, và màu xanh núi rừng.
21/11/2024

Nắng, mây, và màu xanh núi rừng.

TẤM CHÂN TÌNH CỦA TRANG A HÍU---Trang A Híu, một chàng porter mới 20 tuổi đời, mang một nụ cười nam thần cùng trái tim n...
19/11/2024

TẤM CHÂN TÌNH CỦA TRANG A HÍU
---
Trang A Híu, một chàng porter mới 20 tuổi đời, mang một nụ cười nam thần cùng trái tim nồng ấm.

Trong khi mình và đoàn nhấc từng bước mệt mỏi cùng cây gậy trek luôn dính chặt trong tay, Híu thong d**g lên đỉnh Lùng Cúng, đã vậy thi thoảng cu em lại tạt ngang đâu đó để ngắt hoa - Thế mới lãng mạn chứ lị!

Mình cười thầm trong lòng: "Sao mà cậu em này lại có thể thanh thoát đến độ bực mình thế nhỉ?!"
Mình thì vẫn cứ bám theo sau Híu, và đợi lên đến đỉnh check-in đầu tiên thì mới vỡ òa câu trả lời: Híu đã gom từng bông hoa đẹp nhất trên đường để bó lại tặng người vợ mới cưới.

Sau khoảnh khắc thẹn thùng tặng hoa cho vợ, Híu lại tiếp tục dẫn đoàn lên đỉnh núi Lùng Cúng. Quái lạ, cậu vẫn không ngừng ngắt thêm hoa. Thì ra, lần này cậu làm tặng cho đoàn để có thêm đạo cụ sống ảo.

Ở Híu mình thấy được một người đàn ông vô cùng tình cảm, và cái cách người trên đó sống hay làm du lịch thì vẫn luôn gửi gắm kèm sự chân tình.

Với mình, gặp được Híu để thực sự cảm thấy: Khách hàng là thượng đế.

Có điều...

Thượng đế thì cũng phải đứng sau vợ mình mà thôi!

Năm 1949, một cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nhiếp ảnh gia nổi tiếng Gjon Mili và nghệ sĩ Pablo Picasso tại miền Nam nước Pháp...
13/11/2024

Năm 1949, một cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nhiếp ảnh gia nổi tiếng Gjon Mili và nghệ sĩ Pablo Picasso tại miền Nam nước Pháp đã dẫn đến một trong những sự kết hợp sáng tạo nhất trong nghệ thuật hiện đại. Mili, nổi tiếng với kỹ thuật sử dụng ánh sáng, đã cho Picasso xem những bức ảnh của những vận động viên trượt băng với ánh sáng gắn vào giày trượt của họ, khiến Picasso bị kích thích trí tưởng tượng. Hứng thú với ý tưởng này, Picasso đã đồng ý tham gia vào một thử nghiệm nhiếp ảnh sẽ làm mờ ranh giới giữa hội họa truyền thống và nhiếp ảnh.

Tiếp theo đó là một buổi sáng tạo mang tính đột phá, trong đó Picasso, cầm theo những chiếc đèn điện nhỏ, đã tạo ra các “bức vẽ ánh sáng” (Light Drawings) trong một căn phòng tối. Những tác phẩm này gồm các hình ảnh mang tính biểu tượng của ông như nhân mã, bò tót, các chân dung theo phong cách Hy Lạp cổ điển và cả chữ ký của ông. Ban đầu, Picasso chỉ đồng ý dành cho Mili 15 phút, nhưng sau đó ông bị cuốn hút hoàn toàn, tham gia vào tổng cộng năm buổi chụp khác nhau.
Mili đã ghi lại những bức vẽ ánh sáng chớp nhoáng này bằng hai máy ảnh để bắt trọn chuyển động của ánh sáng, tạo nên một loạt bức ảnh mang tính nghệ thuật biểu diễn lẫn nghệ thuật thị giác. Các “bức vẽ ánh sáng” này lần đầu tiên được triển lãm tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại New York vào năm 1950 và từ đó đã trở thành những biểu tượng của tài năng Picasso, thể hiện khả năng phá vỡ mọi giới hạn trong biểu đạt nghệ thuật của ông.
*Nguồn: dịch từ History Glimpses

Nếu như thu Hà Nội phải lên phố Phan Đình Phùng ngắm lá rơi hay cố chen chân để có một bộ ảnh đẹp, phải tíu tít bè bạn t...
31/10/2024

Nếu như thu Hà Nội phải lên phố Phan Đình Phùng ngắm lá rơi hay cố chen chân để có một bộ ảnh đẹp, phải tíu tít bè bạn trà đá vỉa hè hay cà phê trong một góc kiến trúc Pháp cổ, phải xôi cốm, phải hướng dương mới đủ chất xúc tác làm buổi sáng cuối tuần thêm trọn vẹn… thì mình đã bỏ lỡ phần lớn thu Hà Nội, và bỏ lỡ nó hết lần này đến lần khác rồi.

Nhưng trong không khí thu Hà Nội, mình cũng tìm lại được một mảnh thu Hà Nội mà nhiều người để nó trôi đi vội vàng và trong vô thức. Đó là một chiếc view ngõ mát lạnh, khoan khoái để ta ngồi hướng ra đón nắng vàng ngả lên những mảng tường, góc phố, làm vàng thêm màu vàng Hà Nội. Thì ra chúng ta đã bỏ lỡ thu Hà Nội dễ dàng như vậy, từ việc dậy muộn, từ việc vừa bước chân ra khỏi nhà là đã thấy lo muộn học, muộn làm, từ việc bỏ quên những thứ bình dị, gần gũi, từ việc đánh mất những giác quan và để chúng trôi vào trạng thái vô thức (autopilot).

2024/10/31

Mẹ thiên nhiên có chút góp ý giúp shop chọn đúng ngách kinh doanh sản phẩm.2024/10/25
25/10/2024

Mẹ thiên nhiên có chút góp ý giúp shop chọn đúng ngách kinh doanh sản phẩm.

2024/10/25

Chụp ảnh chân dung từ lâu đã trở thành một trong những hình thức biểu đạt nghệ thuật cuốn hút nhất trong nhiếp ảnh, như ...
22/10/2024

Chụp ảnh chân dung từ lâu đã trở thành một trong những hình thức biểu đạt nghệ thuật cuốn hút nhất trong nhiếp ảnh, như một tấm gương phản chiếu sự phức tạp trong đời sống con người. Từ khi ra đời, nhiếp ảnh chân dung đã phát triển đáng kể, không chỉ thể hiện những đặc điểm khuôn mặt con người mà còn truyền tải câu chuyện, cảm xúc và bối cảnh văn hóa của họ. Trong số những gương mặt nổi bật thực hành thứ nghệ thuật này, Mary Ellen Mark được gợi ca nhờ khả năng tiếp cận bằng sự chân thực và đồng cảm khi kể lại những câu chuyện về những mảnh đời con người.

Mary Ellen Mark (1940-2015) đã trở thành một trong những nhiếp ảnh gia có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20, nổi tiếng với phong cách chân dung mang tính tài liệu. Tác phẩm của bà thường tập trung vào những cá nhân và cộng đồng bị gạt ra ngoài lề xã hội, chụp lại họ cùng phẩm giá và sự đồng cảm. Khác với các bức chân dung truyền thống chỉ đơn thuần chụp ra hình thù của chủ thể, ảnh của Mark kể những câu chuyện, phản ánh sự phức tạp trong cuộc sống của những người mà bà chụp. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của bà là bức ảnh chụp “Gia đình Damm” ở Los Angeles năm 1987, nơi bà không chỉ chụp lại khuôn mặt của họ mà còn đi sâu vào những khó khăn và con người bên trong họ, đưa người xem tới những suy ngẫm về tình cảnh của họ.

Chân dung có một bề dày lịch sử trong nhiếp ảnh, bắt đầu từ thế kỷ 19. Những người tiên phong như Louis Daguerre và Julia Margaret Cameron đã đặt nền móng cho các nhiếp ảnh gia chân dung sau này. Phát minh daguerreotype của Daguerre cho phép con người lần đầu tiên lưu giữ hình ảnh của mình, trong khi chân dung lãng mạn (Romantic portrait) của Cameron làm nổi bật chiều sâu cảm xúc của đối tượng, đặt ra tiêu chuẩn cho nhiếp ảnh chân dung trường phái biểu hiện (Expressive Portrait).

Khi công nghệ nhiếp ảnh phát triển, đặc biệt với sự ra đời của phim vào đầu thế kỷ 20, nghệ thuật ảnh chân dung cũng có thêm nhiều cơ hội phát triển hơn nữa. Những nhà đổi mới sáng tạo như Alfred Stieglitz và Edward Weston đã khám phá ra những phương thức mới để chụp hình chủ thể của mình, nhấn mạnh vào cảm xúc, bố cục và ánh sáng để thể hiện thế giới nội tâm của họ. Đây là sự chuyển đổi từ việc chỉ thể hiện đơn thuần (mere representation) sang một hình thức chân dung cá nhân và nội tâm hơn.

Vào giữa thế kỷ 20, nhiếp ảnh chân dung trở thành một công cụ mạnh mẽ để lên tiếng về xã hội, đặc biệt thông qua lăng kính của nhiếp ảnh báo chí và nhiếp ảnh tài liệu. Những nhiếp ảnh gia như Dorothea Lange và Henri Cartier-Bresson dùng máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc sâu sắc của sự kiên cường và đau khổ của con người. Ví dụ như, những bức chân dung của Lange về thời kỳ Đại Suy Thoái, đã kể những câu chuyện sống động về sự khó khăn và sinh tồn, trong khi phong cách chụp tự nhiên của Cartier-Bresson tiết lộ những khoảnh khắc ngắn ngủi (fleeting moment) nhưng cũng “rất đầy đủ” (essential) về điều kiện con người. Những tác phẩm của họ mở đường cho những nhiếp ảnh gia như Mary Ellen Mark, củng cố ý tưởng rằng chân dung có thể truyền tải không chỉ vẻ ngoài mà còn là bản chất con người.

Do đó, nhiếp ảnh chân dung vẫn là một trong những hình thức nghệ thuật mang tính biểu hiện và có ý nghĩa xã hội nhất, và những nhiếp ảnh gia như Mary Ellen Mark tiên phong trong việc cho thấy phương tiện này có thể khai mở những sự thật sâu sắc về nhân loại như thế nào.

- Photo by Mary Ellen Mark (The Damm family in the car, 1987).

- Nội dung: Con Hình Con Chữ dịch từ fanpage Classic Photo Wisdom.

Trận cầu trên sân bóng của làng.Vĩnh Hòa, Ninh Giang, Hải Dương2023/09
16/10/2024

Trận cầu trên sân bóng của làng.

Vĩnh Hòa, Ninh Giang, Hải Dương

2023/09

Thêm một vài tấm hình mình chụp tại đê ven sông Cầu, nơi có địa điểm check-in được mọi người gọi là Cây Cô Đơn.2023/12  ...
15/10/2024

Thêm một vài tấm hình mình chụp tại đê ven sông Cầu, nơi có địa điểm check-in được mọi người gọi là Cây Cô Đơn.

2023/12

Bên con sông Cầu cùng chiếc Nikon cũ.Bắc Ninh, 2023/12
12/10/2024

Bên con sông Cầu cùng chiếc Nikon cũ.

Bắc Ninh, 2023/12

CÁI HAY CỦA VIỆC LƯU TRỮ ẢNH---Bộ này mình chụp được hơn một tháng rồi. Khi xem lại mới thấy là có những cảm xúc nhất th...
11/10/2024

CÁI HAY CỦA VIỆC LƯU TRỮ ẢNH
---
Bộ này mình chụp được hơn một tháng rồi.

Khi xem lại mới thấy là có những cảm xúc nhất thời đã không còn đúng.

Khi xem lại hình đã chụp, một câu chuyện cảm xúc khác đã hình thành, một cách bao quát, và rành mạch hơn, và khách quan hơn!

Cái hay của ảnh là để lưu trữ, để xem lại và thêm trân quý, mọi người ạ!

>>> Liên hệ Con Hình Con Chữ để lưu lại những kỷ niệm đẹp và chân thực qua nhiếp ảnh phóng sự bạn nhé!

NHIẾP ẢNH GIA NỔI TIẾNG NGƯỜI MỸ STEPHEN SHORE ĐÃ ĐỘT NGỘT DỪNG BÀI GIẢNG GIỮA CHỪNG TẠI BẮC KINH DO KHÁN GIẢ CHỈ DÁN MẮ...
24/09/2024

NHIẾP ẢNH GIA NỔI TIẾNG NGƯỜI MỸ STEPHEN SHORE ĐÃ ĐỘT NGỘT DỪNG BÀI GIẢNG GIỮA CHỪNG TẠI BẮC KINH DO KHÁN GIẢ CHỈ DÁN MẮT VÀO SMARTPHONE

Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Mỹ Stephen Shore đã đột ngột kết thúc giữa chừng bài giảng của ông tại Bảo tàng Mỹ thuật trung ương Bắc Kinh sau khi nhận thấy quá nhiều khán giả bên dưới chỉ dán mắt vào điện thoại mà không nghe giảng.

Bài giảng với tựa đề "Five Experiences That Transformed My Life and How They Motivated Me to Become an Artist" tạm dịch: "5 trải nghiệm đã biến đổi cuộc đời tôi và khiến tôi trở thành một nghệ sĩ" lúc đó đang phát sóng trực tuyến cũng phải dừng lại để bày tỏ sự thất vọng của ông.

Chuyện xảy ra vào hôm thứ 5 tuần trước trong một bài giảng của ông tại Trung Quốc. Khi đang giảng thì đột nhiên ông dừng lại và nói: "Xin lỗi, tôi xin cắt ngang một chút và gởi lời xin lỗi mọi người trước bởi những gì tôi sắp nói ra đây có thể sẽ hơi xúc phạm.

Ngay lúc này, tôi đang chia sẻ về chủ đề sự chú ý nên các bạn cũng cần phải biết là tôi đang nói về sự chú ý. Tôi nghĩ rằng các bạn cần hiểu về tầm quan trọng của sự chú ý."

Ông nói tiếp: "Tuy nhiên tôi nhận thấy rằng nhiều người trong số các bạn ngồi đây ngày hôm nay chỉ nhìn vào điện thoại từ đầu đến cuối. Bạn đến đây để nghe bài giảng này nhưng bạn không thể tập trung được. Vậy thì làm sao bạn có thể tập trung vào những thứ như đồ ăn bạn ăn hàng ngày, hoặc cảm nhận Mặt Trời trên làn da của bạn?"

Cuối cùng ông kết thúc "Ngày hôm nay đến đây là đủ rồi!" và bước xuống khỏi bục giảng. Sau khi Shore rời khỏi, người dẫn chương trình đã cố gắng cứu vãn tình hình bằng cách nói với khán giả rằng: “Bài giảng hôm nay của ông Shore đã truyền tải thông điệp quan trọng nhất: Hãy tập trung! Tập trung! Tập trung!"

Stephen Shore là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Mỹ, sinh năm 1947 tại New York. Ông được biết đến với những bức ảnh về cảnh vật và đồ vật bình thường trong cuộc sống hàng ngày, cũng như việc tiên phong sử dụng các thủ pháp màu sắc trong nhiếp ảnh nghệ thuật.

Một số điểm nổi bật trong sự nghiệp của Stephen Shore:
▪︎Năm 1971, ông trở thành nhiếp ảnh gia còn sống đầu tiên có triển lãm cá nhân tại Bảo tàng Metropolitan ở New York.

▪︎Ông đã xuất bản nhiều cuốn sách ảnh nổi tiếng như "Uncommon Places" (1982) và "American Surfaces" (1999), ghi lại những chuyến đi xuyên quốc gia của ông vào những năm 1970.

▪︎Shore được coi là một trong những người tiên phong trong việc sử dụng màu sắc trong nhiếp ảnh nghệ thuật.

▪︎Ông đã nhận được Học bổng Guggenheim năm 1975.

▪︎Từ năm 1982 đến nay, ông là Giám đốc Chương trình Nhiếp ảnh tại Đại học Bard.

▪︎Các tác phẩm của ông đã được trưng bày tại nhiều bảo tàng lớn như MoMA, Metropolitan Museum of Art, Whitney Museum of American Art...

Stephen Shore được đánh giá cao vì khả năng biến những cảnh vật bình thường thành chủ đề suy ngẫm thông qua việc sử dụng màu sắc và bố cục. Ảnh hưởng của ông đối với các nhiếp ảnh gia khác được coi là rất lớn và lâu dài.

Sau vụ việc, một số khán giả bên dưới nói rằng họ không bị phân tâm, chỉ là đang cầm điện thoại để ghi chú lại bài giảng. Một người dự buổi giảng cũng bình luận trên bài đăng về vụ việc rằng người này đã cho Shore xem hình chụp lại các ghi chú của người nghe và nhận được phản hồi rằng ông thấy đỡ hơn.

Trong khi đó, một nhân viên của bảo tàng nghệ thuật này nhấn mạnh rằng cần có các nội quy cho những buổi giảng bài như thế này. Người này nói rằng: "Về tình trạng một số khán giả liên tục nhìn xuống điện thoại di động khiến diễn giả gián đoạn bài giảng, chúng tôi sẽ phản hồi lại ban quản lý. Chúng tôi cũng khuyến khích khán giả cần để ý tới những đến sự hành xử một cách văn minh."

Cre: tinhte

09/09/2024

Bão lũ đáng sợ quá!

Hy vọng mọi người được bình an và sớm vượt qua những mất mát ạ!

Thực sự, khi cùng lo 1 nỗi lo chung thì mới thấy mình bớt ích kỷ và đồng cảm nhiều hơn!

Bức ảnh này đã giành được giải thưởng Wildlife Photographer of the Year award (2003).Với vẻ ngoài và dáng vẻ như điệu bộ...
07/09/2024

Bức ảnh này đã giành được giải thưởng Wildlife Photographer of the Year award (2003).

Với vẻ ngoài và dáng vẻ như điệu bộ của một con người, phần lông đầu như một mái tóc được thiết kế và lớp lông vũ che đi một phần khuôn mặt, đây là một bức chân dung đầy bí ẩn. Thật khó hình dung đây là một con bồ nông Dalmatian, dù bộ lông xoăn màu bạc trắng trên trán và lông đầu oai vệ không thể lẫn với bất cứ loài nào khác.

Bức ảnh được chụp lúc bình minh trên một hòn đảo ở khu vực đồng bằng sông Danube, Romania. Con bồ nông Dalmatian vẫn đang ở tư thế nghỉ ngơi, đầu xoay 180 độ và mỏ đặt tựa lên lưng, ẩn sau lớp lông. Loài bồ nông Dalmatian vốn nổi tiếng nhút nhát và luôn cảnh giác, vì vậy nhiếp ảnh gia đã phải vào nơi ẩn nấp của chúng từ trước khi trời sáng và kiên nhẫn chờ bình minh.

Như nhiều loài chim khác, bồ nông ngủ với một mắt mở và chỉ để nửa bộ não nghỉ ngơi.

Bức ảnh có tên The hunter chụp bởi NAG Konrad Wothe

ĐÔI KHI, PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ ÁNH SÁNG TỐT NHẤT LÀ TẮT ĐÈN ĐI ĐỂ XEM CÒN LẠI NHỮNG GÌ---Khi mới vào nghề, với niềm tin ngây t...
06/09/2024

ĐÔI KHI, PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ ÁNH SÁNG TỐT NHẤT LÀ TẮT ĐÈN ĐI ĐỂ XEM CÒN LẠI NHỮNG GÌ
---
Khi mới vào nghề, với niềm tin ngây thơ và đầy năng lượng, tôi thường đến một địa điểm, mang theo đống thiết bị, và ngay lập tức cố gắng điều chỉnh ánh sáng theo ý mình. Thực tế, tôi vẫn làm như vậy cho tới giờ nhưng với sự tinh tế hơn, và thường tắt hết đèn trước để xem có thể làm được gì trước khi bắt tay vào làm. Chiến lược này đã giúp tôi nhiều lần. Quá dễ để đến một nơi và tạo ra giải pháp chiếu sáng theo công thức. Điều này thật sự không thú vị. Và nó cũng bỏ qua những gì mà địa điểm đó có thể mang lại.

Trong nhiệm vụ cụ thể lần này, toàn bộ sàn của nhà chứa máy bay vừa mới được sơn epoxy trắng bóng, và chiếc trực thăng lấp lánh trong vẻ đẹp hùng vĩ của màu xanh ô liu. Mọi thứ đều sáng bóng và không màu. Tôi cảm thấy như mình đang lơ lửng trong một đại dương trắng xóa. Hầu như không có cách nào để chiếu sáng hiệu quả mà không làm mất đi sức sống của bức ảnh, và tôi không muốn chiếu sáng chiếc trực thăng vì rốt cuộc, đây không phải là một bức hình chụp trực thăng.

Vì vậy, tôi đã yêu cầu tắt hết đèn trong vài phút. Sự thay đổi thật kỳ diệu. Cỗ máy màu xanh thô kệch ngay lập tức trở thành một bóng đen ẩn mình, với cánh quạt hiện lên trong một dáng vẻ đáng sợ. Sàn nhà biến thành một tấm gương nước lấp lánh, phản chiếu bầu trời bên ngoài và khiến chiếc trực thăng thêm phần to lớn.

Điều tôi cần làm bây giờ là không phá hủy phép màu này (bằng cách thắp sáng mọi thứ trở lại). Vì vậy, tôi chỉ đặt một đèn flash chiếu điểm bên ngoài khung hình để tạo ra một vũng ánh sáng nhỏ lên chủ thể của mình. Dễ dàng hơn nhiều so với việc cố gắng chiếu sáng toàn bộ nhà chứa máy bay, và cũng hiệu quả hơn. Vì đây là đèn flash, tôi có thể điều chỉnh tốc độ màn trập để làm tối bầu trời đến mức kịch tính trong khi vẫn duy trì hiệu ứng chiếu điểm. Phần còn lại của bức ảnh không bị chạm đến, và thiết bị của tôi vẫn ở nguyên trong hộp.

Tắt đèn đi để xem còn lại những gì. Đôi khi đó là một món quà.

SẼ RA SAO NẾU BẠN ỦNG HỘ BÀ KAMALA HARRIS NHƯNG ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ PHẢI CHỤP ÔNG TRUMP NHỈ?---Một điều tương tự đã xảy r...
05/09/2024

SẼ RA SAO NẾU BẠN ỦNG HỘ BÀ KAMALA HARRIS NHƯNG ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ PHẢI CHỤP ÔNG TRUMP NHỈ?
---
Một điều tương tự đã xảy ra với nhiếp ảnh gia Gregory Heisler, người, về mặt chính trị, không ủng hộ cựu tổng thống Goerge W. Bush, nhưng đã được diện kiến tổng thống thứ 43 tại văn phòng Nhà Trắng để chụp một tấm hình cho tờ USA Weekend.

Dưới đây là phần đầu của chương sách về Goerge W. Bush mà Gregory Heisler viết trong cuốn 50 Portraits:

"Bắt đầu từ đâu nhỉ? Bất kỳ nhiệm vụ nào ở Nhà Trắng đều là một cuộc phiêu lưu. Ngay cả khi bạn bất đồng ý tưởng với tổng thống, ngay cả khi bạn không bỏ phiếu cho ông ấy, ông ấy vẫn là Người Đứng Đầu: người quyền lực nhất hành tinh. Được trao cơ hội gặp gỡ riêng tư với ông ấy trong không gian của ông ấy giống như được cấp một tấm vé hậu trường tối thượng. Bạn được gặp ông ấy trực tiếp. Không trò chuyện về các sự kiện quốc tế hay các vấn đề nội bộ, nhưng bạn có được trải nghiệm cảm giác như chỉ một cuộc gặp gỡ cá nhân mới có thể mang lại. Tôi có thể nói rằng ông ấy thực sự dễ gần, có khiếu hài hước và thực sự ấm áp."

Thế đó, một bức ảnh, một công việc, một cuộc gặp gỡ thật chuyên nghiệp trong sự tôn trọng lẫn nhau. Đó không phải biểu hiện của sự văn minh, tiến bộ hay sao?

---
Dưới đây là chia sẻ thêm của Gregory về buổi chụp:

Chân dung đặc biệt này được thực hiện cho USA Weekend vì cựu tổng thống George W. Bush đã góp một bài luận chân thành và đầy cảm xúc nhân dịp kỷ niệm một năm vụ tấn công khủng bố 11/9. Trong khi các biên tập viên muốn một bức chân dung có phần trang trọng, tôi cảm thấy nó cũng nên có sự chân thành để phản ánh giọng điệu trong lời nói của ông ấy. May mắn thay, chúng tôi được chọn làm việc trong Phòng Nội Các với màu vàng rực rỡ, giúp tạo ra bảng màu mà tôi mong muốn. Tôi muốn ánh sáng tạo cảm giác ấm áp và tự nhiên, không giả tạo hay dàn dựng. Và tôi muốn bức ảnh có một độ sâu trường ảnh nông, để nhấn nhá một cách nhẹ nhàng vào tổng thống bằng cách tách ông ấy khỏi môi trường xung quanh một cách tự nhiên, không gượng ép.

Tuy nhiên, quan trọng nhất là tư thế của tổng thống trong bức ảnh, tư thế, biểu cảm và thái độ của ông ấy. Làm thế nào để khơi gợi một không khí như vậy từ chủ thể? Đây có lẽ là câu hỏi tôi thường được hỏi nhất. Không có một câu trả lời duy nhất. Tất cả phụ thuộc vào người chụp, đối tượng và tình huống. Richard Avedon từng quan sát một cách chính xác, liên quan đến bức chân dung cuốn hút của Công tước và Nữ công tước Windsor, rằng không thể khơi gợi một phản ứng không xuất phát từ kinh nghiệm sống của đối tượng. (Để gỡ bỏ những dáng pose đã thuần thục của họ, Avedon, người biết rằng họ rất yêu những chú chó pug, đã “thú nhận” rằng chiếc taxi của ông đã chạy qua và giết chết một con chó trên đường đến studio. Khuôn mặt của họ sụp đổ.)

Tôi thấy điều này đúng; nếu bạn cố gắng ép tạo dáng, chẳng tốt đẹp gì cả. Tư thế sẽ trông cứng nhắc, chủ thể chỉ muốn xong chuyện với bạn và trở nên khó chịu, rồi bức ảnh, ngay cả khi trông "đẹp", sẽ bị ảnh hưởng. Ngay cả như vậy, đôi khi tôi phải nhờ các chủ thể của mình thây đổi tư thế ở một vài bộ phận cơ thể nhất định. Thường thì tôi quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ và cố gắng sáng tạo từ đó. Nhưng hầu như, tôi chỉ cần thể hiện biểu cảm hoặc tư thế mà tôi đang muốn; thì, họ sẽ đáp lại tôi qua một quá trình gọi là "phản chiếu". Tôi khoanh tay, họ khoanh tay; tôi nghiêng đầu, họ nghiêng đầu. Khi họ dường như đang cứng lại và tôi muốn họ thư giãn, tôi sẽ hít một hơi thật sâu và họ cũng hít một hơi sâu. Nó chỉ đơn giản là hiệu quả.

Với tổng thống, điều đó không dễ dàng; ông ấy là một người bận rộn. Ông ấy đứng cứng nhắc trong tư thế “ đàn ông,” (man-pose) tay nắm chặt đặt trước bụng. Không có gì bất thường, nhưng cũng không đẹp. Vì vậy, tôi dựa vào một chiếc ghế; ông ấy không làm gì. Sau đó, tôi cho tay vào túi quần. Không có phản ứng. Tôi hít một hơi thật sâu để giúp ông ấy thư giãn. Không có gì xảy ra. Cuối cùng, tôi chỉ đơn giản hỏi liệu ông ấy có thể đặt tay vào túi và tựa vào chiếc ghế không. Ông ấy nhìn tôi với vẻ bối rối, có phần khó chịu, như thể tôi đang yêu cầu ông ấy xoa bụng và vỗ đầu, và nói một cách nghiêm túc, "Anh biết đấy, tôi đang có nhiều điều suy nghĩ trong đầu." Với điều đó, ông ấy đã rơi vào tư thế thoải mái nhất có thể rồi!

Address

401/20/27 Cổ Nhuế
Hanoi
100000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Con Hình Con Chữ posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category


Other Newspapers in Hanoi

Show All