Vật Lý Trị Liệu Xương Khớp, Thoái Hóa, Thoát Vị Đĩa Đệm

  • Home
  • Vietnam
  • Hanoi
  • Vật Lý Trị Liệu Xương Khớp, Thoái Hóa, Thoát Vị Đĩa Đệm

Vật Lý Trị Liệu Xương Khớp, Thoái Hóa, Thoát Vị Đĩa Đệm Phục hồi chức năng - Vật lý trị liệu sau gãy xương, tai biến, thoát vị đĩa ?
(2)

09/04/2022
21/03/2022
20/03/2022
Điểm Kích Hoạt: Bước tiến mới trong việc trị liệu, đã hiểu và thực hành về những Điểm kích hoạt nguyên nhân gây ra những...
05/06/2021

Điểm Kích Hoạt:

Bước tiến mới trong việc trị liệu, đã hiểu và thực hành về những Điểm kích hoạt nguyên nhân gây ra những cơn đau, những rắc rối và than phiền của bệnh nhân lâu nay đã được hiểu và trị liệu 1 cách chuyên sâu.

Các điểm kích hoạt Trigger Point là những điểm gây ra sự đau đớn, nó tồn tại ngay trong các mô mềm. Điểm Trigger Point xuất hiện khi căng thẳng, stress, sai tư thế liên tục, rối loạn chuyển hóa, chấn thương cấp và mãn tính. Nó có thể xuất hiện ngay tại vị trí đau hoặc xuất hiện ở một vùng khác do đặc tính sợi cơ dài. Trên cơ thể có thể có nhiều điểm kích hoạt khác nhau. Nếu các điểm kích hoạt này không được giải quyết sẽ gây ra sự co cứng hệ cơ, gây đau đớn và trạng thái căng cứng liên tục.

28/05/2021

Tình trạng của rất nhiều chiến sĩ làm DEV, marketing, dân MMO... ngồi máy tính làm việc nhiều, ngồi sai tư thế, dẫn đến lệch vẹo cột sống và các vấn đề liên quan đến đĩa đệm và thoái hoá sớm. Sáng sớm đã gặp 2 chiến sĩ làm IT của 2 ngân hàng thuộc top 4 cày như trâu ngày ngồi 12-14 tiếng sang kiểm tra thấy cột sống quá trời vấn đề.

Thông báo: Do tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, phòng khám Cơ-xương- kh...
07/05/2021

Thông báo: Do tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, phòng khám Cơ-xương- khớp Phương Mai xin phép tạm dừng tiếp nhận bệnh nhân đến khám và điều trị. Rất mong quí bệnh nhân thông cảm vì sự bất tiện này.
Các trường hợp bệnh nhân đang điều trị có thể nhắn tin riêng để được tư vấn rõ hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.

06/05/2021

Nắn chỉnh cột sống cổ cho bạn hotgirl đến từ Hoa quả Sơn đau vai gáy thường xuyên, mất ngủ và trí nhớ giảm sút.

Hội chứng dải chậu chày: Dải chậu chày là một mô sợi liên kết mỏng, kéo dài từ hông tới mặt ngoài của đầu gối và xương c...
28/04/2021

Hội chứng dải chậu chày:

Dải chậu chày là một mô sợi liên kết mỏng, kéo dài từ hông tới mặt ngoài của đầu gối và xương chày giúp ổn định bên ngoài khớp gối khi cử động. Tổn thương hoặc kích thích dải chậu chày được gọi hội chứng dải chậu chày.
Thông thường, hội chứng này gây ra cơn đau nhức nhối bên mặt ngoài khớp gối, đôi khi cơn đau có thể lan lên vùng đùi hoặc hông.

Chẩn đoán hội chứng dải chậu chày thường được thực hiện qua khai thác tiền sử kết hợp thăm khám lâm sàng. Các bác sỹ có thể đưa ra liệu pháp điều trị như giảm vận động, vật lý trị liệu hoặc kết hợp thuốc uống nội khoa chống viêm. Trường hợp phức tạp có thể cần can thiệp của ngoại khoa.
Triệu chứng
Một số các triệu chứng điển hình của hội chứng dải chậu chày:
Cơn đau nóng rát bên mặt ngoài khớp gối, ngoài ra có thể là mặt ngoài của phần đùi dưới hoặc hông
Cơn đau gia tăng dần dần, tăng nhiều hơn khi vận động, đi lên xuống cầu thang hoặc đứng lên khi đang ngồi
Có thể kèm việc mặt ngoài gối có sự ấm và đỏ do tứ chứng viêm gây ra
Nguyên nhân
Hội chứng dải chậu chày thường gặp nhất ở những người có hoạt động mạnh, liên tục đến khớp gối như chạy bộ, đạp xe đạp, cầu thủ bóng đá…Hoặc ép bản thân vận động quá sức gây căng thẳng.

Full gường buổi chiều
28/04/2021

Full gường buổi chiều

Đón em về để phục vụ bà con bệnh nhân được tốt hơn chuyên nghiệp hơn, gường nắn chỉnh cột sống (chiropactic).
27/04/2021

Đón em về để phục vụ bà con bệnh nhân được tốt hơn chuyên nghiệp hơn, gường nắn chỉnh cột sống (chiropactic).

22/04/2021

Tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị teo cơ tứ đầu đùi sau chân thương thể thao

10 cấp độ thoái hóa đốt sống cổ: Hãy xem bạn bị mức mấy để xử lý trước khi bệnh nặng lênCấp độ 1: Ngửa đầu nhìn lên trần...
06/04/2021

10 cấp độ thoái hóa đốt sống cổ: Hãy xem bạn bị mức mấy để xử lý trước khi bệnh nặng lên

Cấp độ 1: Ngửa đầu nhìn lên trần nhà, có cảm giác bị cứng và đau ở cổ.

Cấp độ 2: Đau mỏi cổ thường xuyên, thậm chí là cảm giác đau và cứng lan sang cả vai và lưng.

Cấp độ 3: Khi ngủ dễ dàng bị tụt khỏi gối, sau khi tỉnh dậy có cảm giác vận động cổ khó, đau, khó chịu ở cổ.

Cấp độ 4: Cánh tay có cảm giác bị tê và thậm chí đôi khi có cảm giác mờ mắt.

Cấp độ 5: Dáng đi xiêu vẹo, thậm chí thị lực giảm dẫn đến không thể đi lại trên một đường thẳng.

Cấp độ 6: Cổ, vai, cánh tay hoạt động bị hạn chế và thậm chí không thể cầm bút viết được bình thường.

Cấp độ 7: Chỉ có thể dùng thìa để ăn, không thể dùng đũa để gắp thức ăn bình thường được.

Cấp độ 8: Cảm thấy yếu đến mức đi lại không có sức lực, cảm giác không trọng lượng như bước đi trên bông.

Cấp độ 9: Các chức năng đi tiểu đại tiện và khả năng sinh dục có vẻ khó khăn hơn.

Cấp độ 10: Tình hình trở nên rất nghiêm trọng, không thể rời khỏi giường (ngồi nằm một chỗ).

Bạn đang bị ở tư thế nào??

01/04/2021

Kéo giãn cột sống giảm áp lực lên cột sống giúp vận động được linh hoạt và thoải mái

02/03/2021

Nắn chỉnh cột sống cổ điều trị đau mỏi vai gáy do dùng điện thoại và sử dụng máy tính nhiều.

tác dụng khi dùng điếu Ngải cứu trong phòng bệnh và chữa bệnh bằng Huyệt: cổ nhân nói" hư phải bổ" đối với dùng thuốc đô...
22/01/2021

tác dụng khi dùng điếu Ngải cứu trong phòng bệnh và chữa bệnh bằng Huyệt:

cổ nhân nói" hư phải bổ" đối với dùng thuốc đông y, khi chẩn bệnh thấy "hư" thì dùng các thảo dược trong chương thuốc bổ để nâng cao thể trạng. ví dụ khí hư dùng: nhân sâm, bạch truật để bổ. Huyết hư ta dùng: thục địa, đương qui để bổ...
hoặc hàn phải Ôn( làm ấm hoặc nóng), nhiệt phải dùng các vị lương mát( làm cho mát).

trong phòng bệnh bằng huyệt đạo muốn Bổ ta nên làm gì?
trong sách có nói: hư phải Bổ, muốn Bổ bằng huyệt phải dùng Ngải cứu".
cái Gốc để tạo ra sự sống của cơ thể chúng ta là : Khí và Huyết. khí huyết bị hư yếu thì phải bổ. khí huyết bị tắc nghẽn thì làm cho thông. khí huyết bị ứ trệ lại thì phải làm cho hành....

trong bài viết này nêu lên tác dụng trong việc phòng và điều trị bệnh bằng phương pháp Cứu Ngải:
tác dụng của Cứu Ngải( ngải cứu khô) :

1, trong đông y thì ngải cứu khô khi đốt lên, nó là dương trong dương. tức hoàn toàn là Dương Hoả. tuy là Dương Hoả, nhưng trong đông y khí có thể sinh được huyết. nên kể cả trường hợp âm huyết bị hư cũng có thể dùng Ngải cứu để hơ vào các huyệt thích hợp thì mới sinh được ra âm huyết.

2, Ngải cứu bổ được cho nguyên khí của lục phủ ngũ tạng. giữ mà không chạy( khi phòng và chữa bệnh bằng huyệt đạo, muốn Bổ thì hơ bằng Ngải cứu, không có Ngải cứu để hơ thì không lấy gì để bổ được cả).
3, dẫn được Hoả về cho mệnh môn làm ấm được Thận.
4, thông kinh hoạt lạc( lưu thông được chỗ tắc của kinh mạch huyệt đạo nên có tác dụng giảm đau)

5, tán được Hàn, trừ Thấp, tiêu được Đàm kết....

hiện nay có rất nhiều loại máy móc được áp dụng trong việc trị liệu: đèn hồng ngoại, đèn tần phổ, nhiệt parafin, các loại thiết bị chườm nóng: túi chườm thảo dược, túi giữ nhiệt... nhưng không loại nào thay thế được Ngải cứu khô cả. Đơn giản, không có loại nào có được tất cả tác dụng đặc biệt như ở trên vừa nêu. giống như con người mà không có lửa sẽ không duy trì sự sống được.

các trường hợp có thể hơ Nhang Ngải cứu để phòng và trị bệnh:

tất cả các trường hợp do Hàn gây co cứng co đau mỏi vai lưng hạn chế vận động đều dùng được.

dùng trong trường hợp cần Phải Bổ nâng cao chính khí của cơ thể ( bổ huyết hoặc bổ khí hoặc bồi bổ cho nguyên khí của các tạng phủ).

các khu vực hoặc kinh lạc huyệt đạo bị tắc nghẽn ứ trệ.
làm ấm mệnh môn hoả, dẫn hoả về nguồn.
hơ vào các vùng xương thoái hoá vôi hoá, thoát vị đĩa đệm, các vùng đau nhức do Hàn gây ra....

😟⛔ THỨC KHUYA - THÓI QUEN XẤU GÂY RA BỆNH CHO NHIỀU NGƯỜI TRẺ ⛔😟Thức đêm muộn là trái với quy luật dưỡng sinh“Mặt trời m...
29/12/2020

😟⛔ THỨC KHUYA - THÓI QUEN XẤU GÂY RA BỆNH CHO NHIỀU NGƯỜI TRẺ ⛔😟

Thức đêm muộn là trái với quy luật dưỡng sinh

“Mặt trời mọc thì làm, mặt trời lặn thì nghỉ” là quy luật sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi truyền thống của bao đời.
Đông y cho rằng, ban ngày thuộc dương, nên phải vận động nhiều, động nhiều có thể dưỡng dương; đêm tối thuộc âm, nên phải ngủ nghỉ, giấc ngủ có thể dưỡng âm.

💥 Giờ Tý (23 giờ đến 1 giờ) không ngủ, đởm (chứa dịch mật) khí hư, chức năng tạng phủ toàn thân giảm, khả năng chuyển hóa trao đổi chất, sức đề kháng giảm.

👉 Đởm khí bị tổn thương, dễ mắc các loại bệnh về tinh thần như trầm cảm, tâm thần phân liệt, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, chứng tăng động… dẫn tới khí sắc không tốt, thâm quầng mắt. Lúc này, dịch mật bài tiết không thông, cuối cùng hình thành kết tinh, kết sỏi.

💥 Giờ Sửu (1 giờ đến 3 giờ) không nghỉ ngơi, huyết không cách nào tiến nhập can, không thể tiến hành chuyển hóa trao đổi chất bình thường, dễ thương can.

👉Trên mặt dễ xuất hiện vết nám, tính cách nóng gấp hấp tấp, sắc mặt u ám, xuất hiện đau đầu, váng đầu, mắt đỏ, mắt đau, ù tai, điếc tai, ngực sườn đầy tức, ngực căng đau, táo bón, cao huyết áp. Nữ giới sẽ dễ xuất hiện các chứng đau bụng kinh, kinh nguyệt không điều hòa… Can khí sinh phát không đầy đủ, con người sẽ mỏi mắt, mệt mỏi, lưng gối đau mỏi, váng đầu, mất ngủ, sợ hãi, tinh thần hoảng hốt, thậm chí mãn kinh sớm, nặng thì dễ bị trúng phong (tai biến mạch máu não), ngất xỉu…

💥 Giờ Dần (3 giờ đến 5 giờ) phế kinh vượng. Tạng can trong giờ Sửu sau khi đẩy máu cũ, xuất máu mới; đem huyết dịch tươi mới cấp cho phế, thông qua “phế triều bách mạch” (huyết dịch của toàn thân đều thông qua kinh mạch mà tụ hội nơi Phế) mà mang đi toàn thân.

👉 Người có bệnh về phế, giờ Dần phản ứng mãnh liệt nhất, như ho rũ rượi hoặc hen suyễn mà tỉnh giấc.
nguồn: sưu tầm.

Điều trị đau cột sống với phương pháp nắn chỉnh bằng tay:Điều trị đau cột sống với phương pháp nắn chỉnh bằng tay là các...
27/12/2020

Điều trị đau cột sống với phương pháp nắn chỉnh bằng tay:

Điều trị đau cột sống với phương pháp nắn chỉnh bằng tay là các liệu pháp hoàn toàn thủ công, bằng việc sử dụng bàn tay của nhà trị liệu để thực hiện một số thao tác trên lưng, giúp cải thiện các cơn đau nhức trên cột sống. So với các biện pháp điều trị đau cột sống khác, phương pháp này không sử dụng thuốc, không có nguy cơ mắc phải tác dụng phụ nhưng vẫn có hiệu quả giảm đau cột sống và phục hồi chức năng cho người bệnh.

1. Điều trị đau cột sống với phương pháp nắn chỉnh bằng tay là gì?

Điều trị đau cột sống với phương pháp nắn chỉnh bằng tay là các thao tác vận động và xoa bóp được thực hiện trên lưng người bệnh để giảm hay chữa khỏi đau cột sống. Các thao tác này có thể được thực hiện bởi các chuyên gia vật lý trị liệu, bao gồm chuyên gia nắn xương khớp hay các bác sĩ chỉnh hình, các kỹ thuật viên đã qua đào tạo.

Trước đây, hầu hết các bệnh nhân đến các cơ sở tập vật lý trị liệu để chữa đau cột sống thường được chườm nóng, siêu âm và hướng dẫn hoàn thành một loạt bài tập. Những phương thức này cũng đã chứng minh được tính hiệu quả điều trị, thông qua nguyên lý được đa số các nhà trị liệu đồng ý rằng tập thể dục là cần thiết để giúp phục hồi sự mất cân bằng của cơ – xương – khớp. Tuy nhiên, hiện nay, quan niệm đã có phần thay đổi, nhiều nhà trị liệu tiếp cận việc phục hồi chức năng từ các cơn đau cột sống dưới một góc độ khác.

Theo đó, họ chuyển sang quan tâm đến lý do tại sao cơ xương không hoạt động bình thường và xem tập thể dục không phải là phương thức phục hồi mà là một biện pháp bổ sung cho phương pháp nắn chỉnh bằng tay. Ví dụ, các nhà trị liệu sẽ tìm cách phục hồi chức năng khớp xương trên lưng, đoạn cùng hoặc thắt lưng, một cách thích hợp để điều chỉnh thay vì chỉ điều khiển trực tiếp trên các nhóm cơ bắp thông qua tập thể dục.

Lúc này, các phương pháp nắn chỉnh bằng tay là một hình thức vật lý trị liệu chuyên biệt được thực hiện bằng tay thay vì nhờ vào các loại thiết bị hoặc máy móc. Trong liệu pháp thủ công này, nhà trị liệu sẽ điều trị đau cột sống bằng cách dùng tay để tạo áp lực lên các mô cơ và vận động các khớp nhằm giảm đau lưng do co thắt cơ, căng cơ và rối loạn chức năng khớp cột sống.

Vật lý trị liệu

Điều trị đau cột sống với phương pháp nắn chỉnh bằng tay là các thao tác vận động và xoa bóp được thực hiện trên lưng người bệnh

2. Ứng dụng của điều trị đau cột sống với phương pháp nắn chỉnh bằng tay
Điều trị đau cột sống với phương pháp nắn chỉnh bằng tay đã được chứng minh tính hiệu quả trong vai trò giảm đau cho chứng đau lưng cấp tính và cả đau lưng mãn tính.

Nguyên lý của thành tựu này là nhờ vào các thao tác nắn chỉnh bằng tay có thể cải thiện tình trạng các khớp thiếu khả năng vận động và tăng cường phạm vi chuyển động trong một số tình trạng cơ-xương-khớp cột sống nhất định. Hơn nữa, vật lý trị liệu với nắn chỉnh bằng tay có thể góp phần phục hồi khả năng vận động cho các khớp bị cứng và giảm căng cơ để đưa bệnh nhân trở lại cử động tự nhiên hơn mà không bị các cơn đau cột sống đe dọa.

Do đó, các kỹ thuật này đã được công nhận có thể giúp giảm đau lưng cho cả những bệnh nhân bị đau lưng mãn tính liên quan đến các vấn đề về khớp, chẳng hạn như rối loạn chức năng khớp, thoái hóa khớp, và cả đau lưng cấp tính do chấn thương mô mềm như căng cơ lưng hoặc dây chằng lưng.

3. Phân loại của các phương pháp nắn chỉnh bằng tay trong điều trị đau cột sống

Trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp nắn chỉnh bằng tay nói chung, trong điều trị đau cột sống nói riêng, các nhà vật lý trị liệu thường xuyên thực hiện bài đánh giá đầy đủ tình trạng của người bệnh, bao gồm nguồn cung cấp máu và thần kinh trong khu vực, các bệnh lý tổn thương xương và cơ, mức độ và đặc điểm của các cơn đau cột sống... để thiết kế bài nắn chỉnh phù hợp với từng cá nhân, vừa đem lại hiệu quả giảm đau và vừa không làm tăng nguy cơ chấn thương tại chỗ.

Lúc này, các chuyên gia có thể thực hiện một số hoặc kết hợp các loại vật lý trị liệu bằng tay như sau:

Xoa nắn mô mềm
Điều quan trọng trong phương pháp nắn chỉnh bằng tay là phải nhận ra vai trò của các nhóm cơ và các đoạn gắn của cơ xung quanh khớp.

Việc xoa bóp và thư giãn thông qua quá trình vận động thụ động mô mềm sẽ khiến cho tình trạng căng cơ suy giảm, nhất là sau khi các chuyển động khớp cột sống đã được phục hồi. Tuy nhiên, nếu không duy trì các thao tác nắn chỉnh, tình trạng co thắt cơ sẽ tiếp tục xuất hiện. Trong những trường hợp này, tình trạng căng cơ cần được giải quyết nếu không tình trạng rối loạn chức năng khớp có thể trở lại, các cơn đau cột sống lại tái diễn.

Vậy nên, mục tiêu của vận động mô mềm khi nắn chỉnh bằng tay là phá vỡ mô cơ không đàn hồi hoặc mô sợi như các mô sẹo do chấn thương ở lưng, tạo sự chuyển động nội tại cho các nhóm cơ và qua đó sẽ thư giãn căng cơ. Phương pháp này thường được áp dụng cho các cơ xung quanh cột sống, bao gồm các động tác kéo căng nhịp nhàng và ấn sâu theo từng bó cơ.

Vẹo cột sống
Nhiều nhà trị liệu tiếp cận việc phục hồi chức năng từ các cơn đau cột sống dưới một góc độ khác
Thay đổi điểm căng thụ động
Kỹ thuật này tập trung vào việc điều chỉnh các phản xạ thần kinh cơ bất thường gây ra các vấn đề về cấu trúc và tư thế, dẫn đến các điểm đau cột sống.

Các nhà trị liệu sẽ bắt đầu bằng cách tìm ra vị trí thoải mái nhất của bệnh nhân bằng cách hỏi họ khi tác động tại điểm nào có thể khiến cơn đau giảm bớt. Tại đó, bệnh nhân sẽ được giữ ở tư thế thoải mái trong khoảng 90 giây. Tuy nhiên, trong thời gian căng các nhóm cơ cột sống mà không gây ra triệu chứng, bác sĩ sẽ làm thư giãn các nhóm cơ còn lại thường gây đau và sau đó từ từ đưa tư thế người bệnh ra khỏi vị trí này, cho phép cơ thể khôi phục sự căng cơ về mức căng bình thường. Theo đó, sự căng cơ bình thường sẽ tạo tiền đề cho quá trình chữa lành cơn đau.

Như vậy, kỹ thuật này đủ nhẹ nhàng và hữu ích cho các vấn đề về lưng cấp tính hoặc nhạy cảm khi điều trị đau cột sống bằng các thủ thuật khác. Các thao tác thay đổi điểm căng thụ động thường được dung nạp khá tốt, đặc biệt trong giai đoạn cấp tính, vì giúp đặt bệnh nhân hướng tới vị trí thoải mái nhất.

Nắn chỉnh khớp
Bệnh nhân bị đau cột sống thường được chẩn đoán là do bị co rút các nhóm cơ ở lưng và được hướng dẫn chữa bằng cách nghỉ ngơi, chườm đá và xoa bóp. Mặc dù các kỹ thuật này sẽ cho người bệnh cảm giác cải thiện nhanh chóng nhưng cơn đau cũng thường quay trở lại nhanh do cơ co thắt để phản ứng với khớp bị hạn chế.

Chính vì vậy, việc vận động khớp thụ động thông qua các thao tác nắn chỉnh sẽ giúp nới lỏng khớp bị hạn chế và tăng phạm vi chuyển động, tăng biên độ của khớp. Những động tác này sẽ hoàn toàn không gây đau đớn, nếu người thực hiện không thao tác quá mạnh, nhưng sẽ cho hiệu quả thư giãn cơ rất lớn sau đó.

Thay đổi năng lượng cơ
Kỹ thuật thay đổi năng lượng cơ được thiết kế để vận động các khớp bị hạn chế và kéo dài các cơ bị rút ngắn.

Quy trình này được thao tác trên nguyên lý là sự co thắt tự nguyện của các nhóm cơ trên lưng quanh cột sống của bệnh nhân nhằm chống lại lực đối kháng được tạo ra bởi các nhà trị liệu. Sau khi làm cho cơ co 3-5 giây, người tập sẽ đưa khớp đến vị trí biên độ cuối cùng mới của nó, nơi các nhóm cơ lại thực hiện co cơ. Điều này sẽ được lặp lại hai hoặc nhiều lần, khiến cho các nhóm cơ cột sống đối kháng nhau co thắt và thư giãn liên tục, làm kéo dài sợi cơ, hạn chế các cơn co thắt cơ gây đau cột sống.

Tóm lại, bị đau cột sống là một tình trạng rất phổ biến. Mặc dù không gây nghiêm trọng, người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động. Chính vì thế, bên cạnh việc dùng thuốc, điều trị đau cột sống với phương pháp nắn chỉnh bằng tay cần được cân nhắc và lựa chọn như một biện pháp bổ sung với những nguyên lý tác động theo cơ chế, đem lại hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân
nguồn: sưu tầm.

So sánh phù trong HCTH(hội chứng thận hư) với các nguyên nhân khác?🍀 Phù trong HCTH là triệu chứng lâm sàng nổi bật nhất...
03/07/2020

So sánh phù trong HCTH(hội chứng thận hư) với các nguyên nhân khác?

🍀 Phù trong HCTH là triệu chứng lâm sàng nổi bật nhất, phù toàn thân, phù thường xuất hiện đầu tiên ở 2 mí mắt, ở mặt rồi đến ở chi thể, có thể có tràn dịch ổ bụng, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tinh hoàn; phù tiến triển nhanh và nặng, trường hợp nặng có thể có phù não.
Phù trong HCTH là phù, mềm trắng, ấn lõm; phù nhiều buổi sáng, giảm về chiều tạo nên sự thuyên giảm giả tạo; phù tăng khi ăn mặn, giảm khi ăn nhạt và điều trị bằng thuốc lợi tiểu, kháng aldosterol.
Mức độ nặng của phù liên quan đên mức độ giảm nồng độ albumin trong máu. Dịch phù là dịch thấm có nồng độ albumin thấp, phản ứng Rivalta âm tính.
📖 Phù nguyên nhân khác:
🍀Phù do suy tim: Phù đầu tiên xuất hiện ở hai chân (xa tim) và 2 bàn chân, thường rõ phù ở mắt cá, mu chân, phù thường tăng về chiều, phù thấy gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan – tm cổ (+), không có tuần hoàn bàng hệ. [PHÙ TÍM ]
🍀 Phù do thiểu dưỡng: Có đặc điểm là phù chảy, thể trạng gầy, nhưng phù lại ở những nơi thấp tương phản với gầy do teo cơ.89 [ PHÙ Ở ĐẦU CHI ]
🍀Phù do viêm tắc tm chi dưới thường xuất hiện một bên chân, ít khi cả hai bên; có tĩnh mạch nổi bên viêm tắc. Khi tm sâu bị viêm tắc, phù trắng, có dịch trong khớp gối (nếu tắc tm sâu chi dưới), bệnh nhân đau.
Có thể có sốt nhẹ, mạch nhanh, dữ kiện có tính chất gợi ý: thời kỳ sau phẫu thuật. Trong tắc tm chủ trên, phù nửa người trên, tuần hoàn bàng hệ kiểu chủ-chủ nổi rõ ở nửa trên người, tm dưới lưỡi nổi to.
🍀Phù do nội tiết: Phù niêm, phù cứng, ấn ít lõm, vết lõm mất nhanh, phù niêm do lắng đọng glycosaminoglycan.

HỘI CHỨNG CĂNG ĐAU VAI GÁY***💥 Hội chứng căng đau vai gáy (CĐVG) là rối loạn cơ - xương thường gặp nhất. C...
02/06/2020

HỘI CHỨNG CĂNG ĐAU VAI GÁY
***
💥 Hội chứng căng đau vai gáy (CĐVG) là rối loạn cơ - xương thường gặp nhất. Có lẽ không một ai trong chúng ta không từng bị phiền toái bởi nó ít nhất một lần trong đời. Hội chứng này cũng là một tổn thương do nhiều chấn thương dồn lại, có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là tuổi trung niên, đặc biệt với những người làm việc công sở phải ngồi nhiều.
Hội chứng CĐVG thông thường không có gì nguy hiểm, song có thể gây ra nhiều lo lắng khó chịu cho người bệnh và làm giảm chất lượng cuộc sống. Chỉ cần người bệnh hiểu rõ và tuân thủ nghiêm túc chỉ dẫn của thầy thuốc thì chứng bệnh này thực ra không phải là khó chữa.

NGUYÊN NHÂN
⚠️ Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến hội chứng CĐVG. Các nguyên nhân thông thường nhất có thể kể đến như
+ Ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài
+ Kẹp điện thoại vào một bên vai vừa nghe vừa ghi chép.
+ Ngồi làm việc liên tục với máy tính
+ Sai tư thế khi lái ôtô
+ Gối đầu, ngủ tựa đầu lên ghế
+ Ngồi trước quạt hay ngồi máy lạnh lâu
+ Dầm mưa dãi nắng lâu
+ Gội đầu, tắm rửa ban đêm... làm giảm sự cung cấp oxy cho các tế bào cơ, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ cũng dẫn đến hội chứng CĐVG.

🚫 Ngoài ra, hội chứng CĐVG còn có thể do các nguyên nhân bệnh lý như: thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, hẹp ống sống, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ. Những trường hợp này cần được quan tâm đầy đủ vì có thể xảy ra các nguy cơ, nhiều khi phải chỉ định phẫu thuật, khuyến cáo người bệnh đi khám sớm khi có các dấu chứng cảnh báo nguy hiểm như tê/đau lan xuống tay, teo cơ, yếu tay... để tránh xảy ra các biến chứng muộn. Đôi khi có những trường hợp CĐVG xuất hiện tự phát, không có nguyên nhân rõ rệt.

TRIỆU CHỨNG
📣 Các triệu chứng CĐVG có nhiều mức độ khác nhau: từ cảm giác “bó khít cổ” và khó vận động cổ cho đến đau nghiêm trọng làm cho cổ, vai, tay, cổ tay và bàn tay trở nên bất lực hoặc suy yếu. Tồi tệ nhất là tình trạng loạn dưỡng giao cảm phức tạp của một vùng.
Đau trong CĐVG có các đặc điểm và được điều trị như một tình trạng co thắt của thần kinh - cơ, đau dọc theo các vòng thần kinh cảm giác và giao cảm bắt nguồn từ các thần kinh tủy sống.

💢 Các biểu hiện của hội chứng CĐVG thường gặp nhất là đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng cổ, gáy, cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi đau nhói như điện giật. Đau có thể lan lên mang tai, thái dương hoặc lan xuống vai, cánh tay. Nhưng khác với bệnh viêm quanh khớp vai, người bệnh bị đau vai gáy không bị hạn chế vận động khớp ngoại trừ các trường hợp nặng. Một số trường hợp có thể kèm theo co cứng cơ, tê ở cánh tay, cẳng tay, bàn ngón tay hoặc nặng hơn là yếu liệt cơ, teo cơ.

‼️ Có thể có các điểm đau khi ấn vào các g*i sau và cạnh cột sống cổ kèm hạn chế vận động cột sống cổ. Đau có thể xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng, mệt mỏi, căng thẳng, nhiễm lạnh. Đau có thể cấp tính (xuất hiện đột ngột) hoặc mạn tính (âm ỉ, kéo dài). Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi. Đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi.

🔬 Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được khai thác bệnh sử và thăm khám lâm sàng. Ngoài ra, còn có các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán như chụp X-quang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ.

PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH
💤 Tư thế nằm khi ngủ có thể là quan trọng nhất, tư thế nằm sai rất dễ làm căng đau vai gáy. Các cơ bậc thang dễ bị xoắn vặn và chèn ép vào các dây của đám rối thần kinh cánh tay khi đầu ngoẹo sang một bên hoặc khi tay vươn lên quá đầu về đêm. Điều này xảy ra khi ngủ nằm nghiêng (với gối để dưới vai) hay khi nằm sấp hoặc nằm ngửa với các tay đưa lên quá đầu.

👨‍⚕️ Để phòng bệnh tái phát, người bệnh cần chú ý
🔸 Không làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính, cứ mỗi 30 phút nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay.
🔸 Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu.
🔸 Không nằm gối đầu cao để đọc sách hay nằm xem tivi, dễ làm sai tư thế cột sống cổ. Khi ngủ chỉ gối đầu cao khoảng 10 cm.
🔸 Không bẻ cổ kêu răng rắc, nhiều người có thói quen khi mỏi cổ thường bẻ cổ, lắc cổ cho kêu và tin rằng làm như thế sẽ hết mỏi nhưng thực tế lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược, bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa khi bẻ hoặc vặn mạnh sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng.
🔸 Nhiều cô thư ký có thói quen kẹp điện thoại vào cổ. Lời khuyên của bác sĩ là nghe điện thoại nên cầm ở tay, nếu có chỗ gác tay sẽ giảm bớt độ căng các cơ ở cổ và bả vai.
🔸 Khi lái ôtô, môtô cần ngồi đúng tư thế, tránh ngả người quá mức ra trước hoặc ra sau.
🔸 Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ.
🔸 Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hoặc tối thiểu là tập thể dục giữa giờ, áp dụng các động tác trong bài tập vận động cột sống cổ để tăng khả năng chịu đựng, tăng sức dẻo dai của hệ thống gân cơ, dây chằng quanh cột sống.

Nguồn:ST

Address

Hanoi
100000

Telephone

+84793031944

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Vật Lý Trị Liệu Xương Khớp, Thoái Hóa, Thoát Vị Đĩa Đệm posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Vật Lý Trị Liệu Xương Khớp, Thoái Hóa, Thoát Vị Đĩa Đệm:

Videos

Share

Nearby media companies


Other Digital creator in Hanoi

Show All