17/02/2023
Các hình thức Mobile Marketing nổi tiếng
Các số liệu thống kê cho biết: Thiết bị di động là đại diện cho một phân khúc hoạt động trực tuyến lớn và vẫn đang trên đà phát triển. Ngoài ra, các thiết bị di động, đặc biệt là smartphone được đánh giá là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của người dùng. Theo Gartner, vào năm 2022, có tới 79% người dùng điện thoại thông minh đã mua hàng trực tuyến. Và chỉ tính riêng trong lĩnh vực bán lẻ, doanh số từ các giao dịch thương mại di động dự kiến sẽ đạt 10,4% vào năm 2025, một con số đáng mong đợi – cao gấp đôi so với con số trước đại dịch.
Marketing trong ứng dụng (Mobile App-based marketing): Thống kê cho thấy: 80% thời gian người dùng sử dụng thiết bị di động là dành cho các ứng dụng (App). Do đó, các thương hiệu có thể tận dụng thói quen này để thực hiện chiến dịch quảng cáo thông qua chính app của mình hoặc thông qua app của bên thứ ba.
1. Tiếp thị trên thiết bị di động trong trò chơi (In game Mobile Marketing): Tuỳ thuộc vào giao diện game và ngân sách marketing, quảng cáo của thương hiệu có thể xuất hiện theo dạng popup, hình ảnh toàn trang, clip tương tác, hay thậm chí là một đoạn quảng cáo link sang app tải ứng dụng…
2/ SMS Marketing: Khi bạn có danh sách số điện thoại đối tượng khách hàng mà bạn muốn truyền thông tới, phần mềm sẽ chạy tự động để gửi tin nhắn tiếp thị đến họ một cách chi tiết nhất. SMS thường được dùng để thông báo về các chương trình khuyến mãi, chúc mừng ngày lễ, ngày sinh nhật…
3. MMS (Tin nhắn đa phương tiện): Phiên bản nâng cao của SMS Marketing, nhưng có bổ sung thêm hình ảnh, âm thanh và clip. Việc này đồng nghĩa với việc, thương hiệu phải bỏ ra ngân sách lớn hơn.
4. PSMS (Dịch vụ tin nhắn ngắn đặc biệt): Mang lại hiệu quả tương tác cực kỳ cao, thường được dùng để kêu gọi hay thúc đẩy người nhận tin nhắn tham gia vào trò chơi trên điện thoại di động, dịch vụ nhạc chuông điện thoại, nhạc chờ, hiệu ứng hình nền hay âm báo tin nhắn.
5. Bluetooth Marketing: Hình thức này thường truyền tải dưới dạng hình ảnh, video, ứng dụng, game… với phạm vi dưới 10m đổ lại và phù hợp sử dụng tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trường học…
6. Wifi Marketing: Với hình thức này, người dùng sẽ phải tương tác với quảng cáo hoặc thực hiện một hành động đăng nhập khác để có thể sử dụng dịch vụ internet wifi.
7. WAP (Giao thức ứng dụng không dây): Đây là một phiên bản đơn giản hơn của website trên thiết bị di động.
8. Mobile Website: Hình thức doanh nghiệp sử dụng website thân thiện với giao diện và trải nghiệm của người dùng trên điện thoại.
9. Mobile Search: Quảng cáo dựa trên các kết quả tìm kiếm của người dùng trên điện thoại. Đây là hình thức mà các “ông lớn” thương mại điện tử như Tiki, Shopee sử dụng … và thường sẽ có các tiện ích bổ sung như nhấp để gọi hoặc bản đồ.
10. Mobile Social: Quảng cáo thông qua những ứng dụng được người dùng cài đặt sẵn trong thiết bị di động.
11. Mobile Email: Một trong những hình thức tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp chỉ cần thiết kế email tương thích với điện thoại di động và gửi đến cho người dùng.
12. QR Code: Nở rộ cùng với sự phát triển của công nghệ, QR code sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được lượng lớn thời gian để truyền tải thông điệp cũng như những thông tin về sản phẩm/dịch vụ. Hình thức quét QR giúp tiết kiệm thời gian để truyền tải thông điệp đến khách hàng
13. NFC (kết nối không dây trường gần): Sử dụng cảm ứng từ trường để kết nối giữa các thiết bị với nhau khi thiết bị gần nhau hoặc có sự tiếp xúc. Với khoảng cách 4cm, hình thức này đã được áp dụng phổ biến trong thanh toán hoá đơn hay vé xe điện tử.
14. Tiếp thị dựa trên vị trí (Mobile Location – Based): Hình thức quảng cáo xuất hiện trên thiết bị di động dựa trên vị trí của người dùng liên quan đến một doanh nghiệp hoặc khu vực cụ thể.