Hội cha mẹ có con tự kỷ, chậm nói, tăng động Hải Phòng

Hội cha mẹ có con tự kỷ, chậm nói, tăng động  Hải Phòng Trung tâm giáo dục trẻ đặc biệt HAPPI SUN, số 130 tổ1, thị trấn An Dương, huyện An Dương, Hải Phòng.

-Nhất chậm đi nhì chậm nói..Hôm nay có nói chuyện với 1 phụ huynh. Mẹ chia sẻ thấy con mình có dấu hiệu phổ tự kỷ,rối lo...
21/02/2024

-Nhất chậm đi nhì chậm nói..
Hôm nay có nói chuyện với 1 phụ huynh. Mẹ chia sẻ thấy con mình có dấu hiệu phổ tự kỷ,rối loạn ngôn ngữ từ khi 1,5-2 tuổi nhưng có nói chuyện với gia đình thì ck ko tin, ông bà cũng ko tin và bà nội còn bảo: "Nhất chậm đi, nhì chậm nói ". Và cứ mặc định rồi kiểu gì cũng nói được. Để qua mua dịch đến h là đi học mẫu giáo 4 tuổi thì cô trả về cho mẹ nói cháu ko thể hoà nhập được bình thường. Đem đến trung tâm chuyên biệt cô bảo cần thời gian..mẹ thật sự rất buồn khổ hoang mang với tình trạng của con mình..
Thưa các phụ huynh, tâm lý nhiều cha mẹ ko muốn thừa nhận con mình "chậm" hơn các bạn. Nhưng quãng thời gian 6 năm đầu đời là quãng thời gian quan trọng nhất cho sự phát triển trí tuệ một đứa trẻ. Hãy đồng hành cùng con, nhận biết ngay những dấu hiệu của con để tiến hành can thiệp sớm nhất có thể, giúp con được hoà nhập với chúng bạn. Càng sớm bao nhiêu càng tốt cho tương lai con sau này bấy nhiêu.

VÌ SAO CON ANH CHỊ KHÔNG CHỊU NÓI?TRẺ ĐANG TẬP NÓI, TRẺ CHẬM NÓIMÔI TRƯỜNG NGÔN NGỮ LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH!👉👉 Ba mẹ muốn c...
15/02/2024

VÌ SAO CON ANH CHỊ KHÔNG CHỊU NÓI?

TRẺ ĐANG TẬP NÓI, TRẺ CHẬM NÓI

MÔI TRƯỜNG NGÔN NGỮ LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH!

👉👉 Ba mẹ muốn con nhanh biết nói hay trẻ chậm nói nhanh nói tốt (thực ra là giống nhau mà nhỉ?) thì ba mẹ nhất định phải biết cách tạo môi trường ngôn ngữ cho trẻ.

2️⃣ Câu hỏi mà mình thường gặp nhất trong quá trình tư vấn dạy bé tập nói, chậm nói là:

- Câu 1. Em dạy con cái gì con cũng biết hết mà nhất định không chịu nói?

Có nhiều lý do dẫn đến con biết mà ko chịu nói lắm. Trong đó nguyên nhân chính là con chưa có đủ vốn từ để nói.

⭐️ Để con nói được không phải là điều dễ dàng. Trước khi nói con cần hiểu câu hỏi. Hiểu câu hỏi xong cần tư duy câu trả lời. Tới đây cái tự nhiên ko có vốn từ là bị tắc tị. Chịu. Con có muốn trả lời cũng không moi đâu ra chữ để nói. Lâu dần con thành ra sợ bị hỏi, bị khảo xem biết gì để nói không.

⭐️ Đây gọi là yếu tố môi trường NGÔN NGỮ THỤ ĐỘNG. Hiểu nôm na là con cần được nghe nhiều, thật nhiều và rất nhiều. Nhiều cái gì?

🌼 NHIỀU TỪ (vốn từ như ông, bà, ba, mẹ, bò, gà, cá, chó,...).

🌼 LẶP ĐI LẶP LẠI NHIỀU LẦN. Để cái từ ấy nó in sâu vào não bộ.

- Như chúng ta học tiếng Anh vậy đó. Từ Hello mới học còn lấp vấp chứ nói cả vạn lần thì cứ gặp người nước ngoài hay bạn bè là auto say hello.

👉👉 Con của chúng ta học nói cũng vậy. Trước khi con bật ra một từ gì con cần nghe đi nghe lại nhiều lần để ghi nhớ. Nhớ nhiều sẽ đến lúc phát âm. Vốn từ con nhớ được càng nhiều con càng nhanh nói.

👉 Vì thế ba mẹ cần nhúng con vào môi trường ngôn ngữ. Nói chuyện với con liên tục để cung cấp cho con vốn từ.

- Câu 2. Em nói chuyện với con nhiều lắm mà con vẫn không chịu nói. Vậy là sao? Em sai ở đâu?

🌟 Nếu ba mẹ chỉ nói chuyện ra rả với con thì chỉ mới là tạo ra môi trường ngôn ngữ thụ động cho con thôi nhé. Mà nhiệm vụ của ngôn ngữ thụ động là nâng cao vốn từ vựng là chủ yếu.

🌟 Muốn con nhanh nói ba mẹ phải quan tâm đến yếu tố thứ 2 là tạo môi trường ngôn ngữ chủ động. Nghĩa là nói chuyện với con.

MẸO CẢI THIỆN RỐI LOẠN GIÁC QUAN TRONG ĂN UỐNG CHO TRẺ TỰ KỶ✨🧠 Trẻ thường tỏ ra nhạy cảm với những loại thực phẩm mới?  ...
01/01/2024

MẸO CẢI THIỆN RỐI LOẠN GIÁC QUAN TRONG ĂN UỐNG CHO TRẺ TỰ KỶ✨
🧠 Trẻ thường tỏ ra nhạy cảm với những loại thực phẩm mới?
Do vấn đề của giác quan nên trẻ thường tránh một số màu sắc, hương vị, mùi, kết cấu hoặc toàn bộ nhóm thực phẩm. Vậy nên, việc hiểu sở thích giác quan của con bạn rất quan trọng để làm cho bữa ăn bớt áp lực hơn.
⚖️ Bắt đầu từ những thay đổi nhỏ đối với những tiếp cận giác quan như: thính giác, vị giác, xúc giác, thị giác và khứu giác. Quan sát xem con bạn thích những thay đổi nào và điều gì khiến con thoải mái hơn.
✅ Thử với nhiều nhiệt độ khác nhau (nóng, lạnh, đông lạnh) giúp con khám phá thêm nhiều lựa chọn và trải nghiệm khác nhau; là cơ hội để tạo niềm vui và sự hứng thú cho con trong mỗi bữa ăn.
✅ Thử với nhiều kết cấu khác nhau (rắn, mềm, tươi, nấu chín, nghiền nhuyễn) giúp con khám phá đa dạng kết cấu thức ăn trong bữa ăn hàng ngày; giúp con làm quen với những món ăn mới.
✅ Cho con đi cùng mua hàng, chuẩn bị và giúp đỡ nấu ăn, con có thể được chọn lựa những loại thực phẩm yêu thích. Tất cả những hoạt động này tạo ra một môi trường thú vị và tích cực xung quanh thực phẩm, giúp con hứng thú trong mỗi bữa ăn hơn.
✅ Giảm thiểu các yếu tố gây sao nhãng trong lúc ăn: xem điện thoại, TV hay sử dụng iPad để giúp con tập trung hơn vào bữa ăn.
✅ Chỉ giới thiệu một thực phẩm mới cùng với các món ưa thích.
✅ Thử các loại sốt và nước chấm là một cách thú vị để giới thiệu thêm các hương vị mới cho con.

💌 Hãy kiên nhẫn và kiên trì trong việc giới thiệu thức ăn mới, tạo không gian thoải mái và không ép buộc để con có thể tự do tìm hiểu và tận hưởng từng món ăn một cách tự nhiên, vui vẻ nhất.

Nguồn sưu tầm

🌈Cha mẹ đóng vai trò quyết định trong điều trị trẻ VIP🌈📍Những dấu hiệu cảnh báo rối loạn phổ tự kỉ ở trẻ?👉Những dấu hiệu...
22/12/2023

🌈Cha mẹ đóng vai trò quyết định trong điều trị trẻ VIP🌈
📍Những dấu hiệu cảnh báo rối loạn phổ tự kỉ ở trẻ?
👉Những dấu hiệu báo động trẻ tự kỉ như: Dưới 1 tuổi, trẻ không chú ý âm thanh hay giọng nói của người chăm sóc, không hóng chuyện, không cười với người lớn, thích để ý chăm chú đến những đồ vật có tính kích thích lặp lại như quay tròn, thích nhìn các ngón tay, không giao tiếp bằng ánh mắt.
👉Trẻ hơn 1 tuổi không có phản ứng hoặc phản ứng rất kém khi được gọi tên, không biết chỉ trỏ thể hiện yêu cầu, không nhìn theo hướng chỉ. Trẻ không giao tiếp mắt một cách đầy đủ, chậm về ngôn ngữ, không biết gật, lắc đầu để thể hiện đồng ý hay không đồng ý, không biết khoe, không biết rủ người khác chơi cùng.
👉Trẻ có dấu hiệu tự kỉ thường có hành vi lặp đi lặp lại, hay đáp ứng quá mức hoặc dưới mức đối với các cảm giác như: thích chơi xoay với cái bánh xe, đẩy xe tới lui và nhìn chăm chú, thích sờ, thích gõ, thích ngửi, nhạy cảm thái quá, cho ăn gì cũng nhè ra, sợ các mùi hay sợ âm thanh có cường độ cao như tiếng máy khoan, máy xay sinh tố… Khi đó, cha mẹ nên đưa con đi khám ở những nhà chuyên môn được đào tạo về đánh giá tự kỉ.
📍Vậy nguyên nhân “gốc rễ” nào khiến trẻ rối loạn phổ tự kỉ?
👉Rối loạn phổ tự kỉ được xếp vào nhóm rối loạn phát triển thần kinh. Tức là, trẻ bị rối loạn chức năng sớm của não, có thể liên quan yếu tố gen do di truyền trong gia đình hay đột biến trong quá trình mang thai, ảnh hưởng đến chức năng căn bản của não bộ như: động cơ xã hội, giao tiếp cử chỉ, giao tiếp mắt, biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt, phối hợp lời nói và cử chỉ... Cha mẹ lớn tuổi sinh con cũng có nguy cơ trẻ bị tự kỉ cao hơn.
👉Thông tin cha mẹ nuôi con không tốt hay ông bà cho cháu coi thiết bị điện tử làm trẻ bị tự kỉ là sự tự gán ghép, cho đến nay chưa có chứng cứ khoa học.
📍Vậy cha mẹ đóng vai trò như thế nào trong việc đồng hành cùng con?
👉Cha mẹ đóng vai trò quyết định trong việc can thiệp điều trị rối loạn phổ tự kỉ ở trẻ em. Nếu cha mẹ chủ động tham gia và đầu tư thời

TẠI SAO Ở NHÀ TRẺ CƯ XỬ KHÁC Ở TRƯỜNG??Đã có bố mẹ nào từng băn khoăn rằng:❓ Tại sao con đến trường mầm non ngoan ngoãn ...
09/12/2023

TẠI SAO Ở NHÀ TRẺ CƯ XỬ KHÁC Ở TRƯỜNG??
Đã có bố mẹ nào từng băn khoăn rằng:
❓ Tại sao con đến trường mầm non ngoan ngoãn thế mà về nhà lại khác hẳn?
❓ Tại sao con luôn nghe lời cô mà không nghe lời cha mẹ?
❓ Tại sao cứ nhắc đến cô là con nghe lời răm rắp trong khi cha mẹ dùng đủ lời nịnh nọt lẫn roi vọt mà không có tác dụng?
👉 Câu trả lời là:
✔️ Khi ở nhà, trẻ hiểu mình có thể hoàn toàn tự do và có thể đạt được mọi yêu sách mà mình muốn với tình yêu thương vô điều kiện của cha mẹ. Nói như vậy không có nghĩa là ở trường các con không được các cô yêu thương.
✔️ Ở trường mầm non, sự quan tâm chăm sóc bé luôn được đặt lên hàng đầu, nhưng đồng nghĩa với điều đó là sự hiện hữu của kỷ luật, khuôn phép. Trẻ mầm non muốn làm gì phải xin phép cô. Đến giờ ăn, trẻ mầm non ngoan ngoãn ngồi vào bàn ăn. Đến giờ ngủ phải giữ trật tự để không làm ảnh hưởng đến ai. Đến giờ học phải nghiêm túc tuân theo sự hướng dẫn của cô.
✔️ Những quy định của lớp học đều bắt buộc mọi thành viên phải tuân theo. Nếu vi phạm, thành viên đó buộc phải chịu trách nhiệm cho việc mình làm.
✔️ Ở lớp có hiệu ứng đám đông. Học thầy không tày học bạn, thi đua với bạn bắt chước bạn nhiều hơn bắt chước cô
✔️ Ở nhà có hiệu ứng một mình. Chỉ biết bắt chước, thử phản ứng với bố mẹ thôi!
Nên làm bố mẹ là một NGHỀ khó hơn cả nghề giáo viên.
✔️ Ở nhà và ở lớp có môi trường sắp xếp khác nhau, đối tượng tương tác khác nhau, cách thức tương tác cũng khác nhau...
👉 Chỉ có kỷ luật mới làm mọi thứ được trật tự, nề nếp. Vì thế mới có chuyện hiển nhiên là: một bà mẹ cảm thấy kiệt sức vì trông hai đứa con nhưng hàng ngày, mỗi cô giáo phải chăm mấy đứa trẻ mà vẫn đảm bảo sự chu đáo.
🍀 Nếu bố mẹ vẫn chưa thấy thuyết phục thì hãy tham khảo thêm 1 số yếu tố khiến trẻ không nghe lời để tìm xem vấn đề đang nằm ở đâu nhé:
❗️Bố mẹ có nhất quán cách dạy con không?
Sự mâu thuẫn trong cách dạy con của bố và mẹ, hoặc của bố mẹ và ông bà sẽ khiến trẻ lúng túng không biết nên làm thế nào.
Chính vì vậy, những điều được phép hay không đư

💟 3 BƯỚC DẠY TRẺ TỰ KỶ BIẾT THỂ HIỆN NHU CẦU CƠ BẢN 💟Trẻ thường bắt đầu giao đầu giao tiếp khi trẻ biết yêu cầu hay thể ...
05/12/2023

💟 3 BƯỚC DẠY TRẺ TỰ KỶ BIẾT THỂ HIỆN NHU CẦU CƠ BẢN 💟
Trẻ thường bắt đầu giao đầu giao tiếp khi trẻ biết yêu cầu hay thể hiện những gì trẻ muốn. Thế nhưng, với trẻ tự kỷ, trẻ không biết phải thể hiện mong muốn như thế nào để cha mẹ hiểu và đáp ứng những nhu cầu của mình. Do đó, cha mẹ cần hướng dẫn và tạo cơ hội để con sử dụng biết cách từ ngữ để nói ra các nhu cầu của bản thân. Vậy làm sao để dạy con biết thể hiện nhu cầu? A365 sẽ chia sẻ 3 bước đơn giản dạy con thể hiện nhu cầu, cha mẹ tham khảo nhé.
1️⃣ Bước 1: Sắp xếp môi trường: Cha mẹ hãy đặt những đồ chơi hoặc thức ăn yêu thích của trẻ ở những nơi xa tầm với của trẻ hoặc trong các hộp chứa có nắp đậy chặt. Đây chính là lúc trẻ cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ và sẽ phải sử dụng cử chỉ điệu bộ, hình ảnh hoặc các cụm từ đơn giản để giao tiếp thể hiện nhu cầu với cha mẹ
2️⃣ Bước 2: Xác định sở thích của trẻ: Việc xác định những hoạt động, trò chơi, hay thức ăn mà trẻ yêu thích là rất quan trọng. Đây sẽ là những thứ đầu tiên trẻ cần sự giúp đỡ từ cha mẹ. Do đó, cha mẹ hãy lập một danh sách những thứ trẻ thích và sắp đặt những thứ này luôn có sẵn ở trong nhà. Ngoài ra, cha mẹ cần dạy con các từ ngữ để xác định những thứ trẻ muốn. Ví dụ, khi trẻ muốn lấy những chiếc kẹo, cha mẹ có thể dạy trẻ nói “ăn kẹo”.
3️⃣ Bước 3: Làm mẫu và luyện tập với trẻ: Nếu trẻ muốn với lấy một thứ gì đó, cha mẹ hãy lập tức đưa ra gợi ý bằng lời cho trẻ, ví dụ nói “bóng” hoặc “con muốn bóng,” tùy thuộc vào khả năng của trẻ. Khi trẻ đã bắt chước được khoảng 80%, cha mẹ chỉ cần cho trẻ xem một vật mà trẻ muốn, ví dụ như quả bóng, và giữ im lặng chờ đợi cho tới khi trẻ tự nói “bóng” hoặc “con muốn bóng” để khuyến khích con giao tiếp chủ động. Nếu trẻ không thể bắt chước, cha mẹ tiếp tục đưa ra những gợi ý để trẻ tự đưa ra yêu cầu trước khi đưa ngay thứ đó cho trẻ. Cha mẹ đừng quên khen ngợi và ôm trẻ khi trẻ tự nói ra yêu cầu hoặc ngay cả khi trẻ chỉ cần cố gắng bắt chước để động viên trẻ cố gắng nhé.

DẠY CON 7 QUY TẮC KIỂM SOÁT CẢM XÚCKiềm chế cảm xúc là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng đối với trẻ từ 2 đến 12 tuổi....
22/09/2023

DẠY CON 7 QUY TẮC KIỂM SOÁT CẢM XÚC

Kiềm chế cảm xúc là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng đối với trẻ từ 2 đến 12 tuổi. Đây cũng là kỹ năng cần thiết đối với phương pháp dạy dỗ con cái của các bậc phụ huynh. Nhờ những kỹ năng sống cần thiết mà trẻ có thể trau dồi được những kỹ năng tốt để ứng xử và hòa nhập với thế giới muôn màu xung quanh.

Ghi nhãn cảm xúc

Khi một đứa trẻ không thể nói được cảm xúc của mình khi đang tức giận, đang buồn, chúng chỉ biết ném đồ vật xuống sàn và hét lên. Lúc này cha mẹ phải dạy con nhận diện được cảm xúc và hành vi phù hợp để biểu hiện tâm trạng. Bắt đầu bằng cách dạy trẻ ghi lại những cảm xúc của mình như vui buồn, giận dữ, sợ hãi. Sau đó nói về sự khác nhau giữa cảm xúc và hành vi. Khi chắc chắn rằng trẻ đã hiểu được ý nghĩa những hành động của mình, hãy động viên trẻ biết kìm chế hoặc bộ lộ tâm trạng cho phù hợp với hoàn cảnh.

Dạy con kỹ năng lắng nghe

Việc lắng nghe người khác một cách cẩn thận giúp thể hiện sự tôn trọng với người khác cũng như có thể giải quyết vấn đề, kiềm chế cảm xúc một cách dễ dàng hơn. Dạy trẻ luôn có suy nghĩ câu chuyện mà người khác đang chia sẻ nó quan trọng với bản thân mình, nếu để sót một chi tiết nào con sẽ cảm thấy hối tiếc, như vậy con sẽ tập cho mình thói quen lắng nghe câu chuyện một cách cẩn thận hơn.

Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề

Dạy trẻ nhiều cách để giải quyết vấn đề nhưng điều quan trọng nhất là đánh giá đúng tiềm năng của trẻ, đưa ra giải pháp phù hợp trước khi bắt đầu hành động. Chẳng hạn, khi trẻ đang cố gắng sửa đồ chơi hay làm bài tập mãi mà vẫn không xong, chúng dần có xu hướng cáu gắt lên và bỏ cuộc. Hãy khuyến khích trẻ động não, đưa ra nhiều giải pháp xem cái nào là khả thi nhất.

Cho con thấy hậu quả của việc không biết điều tiết cảm xúc

Cho con thấy hậu quả của việc mình không kiềm chế cảm xúc sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh như thế nào. Tuy nhiên không chỉ trích về những cơn giận của con vì đó chỉ là những cảm xúc tự nhiên của tất cả mọi người. Thay vào đó cha mẹ nên dạy con những điều con nên làm khi con cảm thấy tức giận giúp con có những cách ứng xử tích cực, sáng suốt. Phân tích cho con hiều cảm giác tức giận là do những cảm xúc tiêu cực gây nên ví dụ như sợ hãi, ghen tị, thất vọng,… để con có một tâm lý tôt nhất và con sẽ dần kiểm soát hành vi tốt hơn khi con có những cảm xúc tiêu cực.

Cha mẹ phải là "tấm gương" cho trẻ

Trẻ học những điều đầu tiên về cuộc sống là từ cha mẹ những người thân thiết nhất với con. Muốn con kiềm chế cảm xúc tốt đầu tiên cha mẹ cũng phải thật bình tĩnh, tiết chế ở mọi nơi và làm "tấm gương" để con có thể noi theo.

Đặt ra quy tắc trong gia đình

Tạo ra các quy tắc và giải thích rõ lý do đằng sau các điều luật này trong nhà hoặc nơi công cộng. Ví dụ, cần nói khẽ khi ở thư viện, không được đánh nhau, không được tranh giành, tự tiện lục lọi đồ người khác... Đưa ra các hậu quả và hình phạt nếu ai không tuân thủ nguyên tắc.

Khuyến khích chơi nhiều thể thao

Vận động và thể thao giúp phát triển thể chất lẫn tinh thần, đem lại các cảm xúc tích cực, tự tin và xây dựng lối sống lành mạnh cho trẻ. Nó cũng giúp gia tăng quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu. Điều này rất quan trọng, bởi máu vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến mọi tế bào của cơ thể. Và trên hết, vận động giúp cơ thể mạnh mẽ và có sức đề kháng cao hơn. Hoạt động thể thao thường xuyên giúp tăng cường hệ tim mạch cho trẻ, nhờ đó trẻ sẽ trở nên khoẻ mạnh và linh hoạt hơn, cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, sức tập trung của trẻ cũng sẽ gia tăng, giúp trẻ học tập tốt hơn.

DẠY CON VỀ MÀU SẮC NHƯ THẾ NÀO? 🍧Màu sắc có một sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ. Trong những năm tháng đầu đời, trẻ thường ...
15/09/2023

DẠY CON VỀ MÀU SẮC NHƯ THẾ NÀO? 🍧
Màu sắc có một sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ. Trong những năm tháng đầu đời, trẻ thường hay chú ý đến những màu sắc tương phản như đỏ và đen. Lớn dần, trẻ sẽ phân biệt được các màu sắc khác nhau nhưng chưa biết gọi tên màu sắc. Giai đoạn này, cha mẹ thường mất khá nhiều thời gian dạy con biết gọi tên các màu sắc. A365 sẽ giới thiệu một số cách dạy con hiệu quả rút ngắn thời gian dạy con vấn đề này, cha mẹ tham khảo nhé.
🍭Dạy con bằng các món ăn: Cha mẹ có thể giới thiệu với bé màu sắc qua thực phẩm. Ví dụ quả dâu có màu đỏ, trái nho màu tím, kẹo mút các loại màu,… Song song với việc học màu sắc, bé sẽ còn biết phân biệt các vị (chua, ngọt,...) cũng như hình dáng và các nhóm thực phẩm khác nhau nữa.
🎲 Dùng đồ chơi: Các loại đồ chơi đầy màu sắc sống động sẽ tạo hứng thú cho trẻ nhỏ. Do vậy, trong khi chơi đồ chơi, cha mẹ có thể đặt các câu hỏi liên quan đến màu sắc của chúng hoặc đưa ra các cách xếp hình, tìm đồ vật dựa trên đặc điểm màu sắc.
🎨 Hoạt động sáng tạo: Các hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, tô màu, tô tượng, xé dán,…cực kỳ hữu ích trong việc giúp nhận biết màu sắc cũng như khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Màu sắc trẻ sử dụng trong những tác phẩm của mình cũng chính là sự phản ảnh thế giới qua con mắt của trẻ.
🌷Không gian màu sắc: Hãy để trẻ được tự do khám phá và lựa chọn các màu sắc khác nhau. Không nên chỉ cho các bé gái sử dụng màu hồng, bé trai cũng có thể sử dụng những đồ vật màu hồng. Việc cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại màu sắc phong phú còn có thể làm tăng sức sáng tạo, trí tưởng tượng của trẻ.
Dạy bé sớm không có nghĩa là ép buộc, mục đích cuối cùng vẫn là mang lại niềm vui, hạnh phúc cho bé. Do vậy, cha mẹ hãy làm cho việc học trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn để con dễ dàng tiếp thu những thông tin mà cha mẹ muốn truyền tải nhé.
Nguồn: A365

NGUYÊN NHÂN TRẺ CHẬM NÓILIÊN QUAN CƠ QUAN PHÁT ÂM VÀ TỰ KỶ, TĂNG ĐỘNG,...🍁 Muốn cải thiện tình trạng chậm nói của trẻ, t...
04/09/2023

NGUYÊN NHÂN TRẺ CHẬM NÓI
LIÊN QUAN CƠ QUAN PHÁT ÂM VÀ TỰ KỶ, TĂNG ĐỘNG,...

🍁 Muốn cải thiện tình trạng chậm nói của trẻ, trước tiên ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ chậm nói là gì. Với những nguyên nhân khắc phục được thì nhanh chóng khắc phục thì dạy con nói mới hiệu quả.

🍁 Về nguyên nhân bé chậm nói, tạm chia ra các nguyên nhân sau:
🔥 Nguyên nhân thực thể: liên quan đến các cơ quan phát âm - nghe.
🔥 Ví dụ: dính thắng lưỡi, ngắn lưỡi, lưỡi đầy. Mẹ bảo bé thè lưỡi ra ngoài xem con có làm được ko? Bảo con uốn cong lưỡi lên xem có cái dây dính lưỡi con lại, ko cong lưỡi lên được ko? Nếu có thì đi cắt thắng lưỡi là con dễ nói. Ngắn lưỡi, lưỡi đầy: tập nói nhiều sẽ cải thiện.
🔥 Tai nghe kém: ko nhận được âm thanh truyền tới nên cũng làm con ko nghe được nhiều, không học được từ mới nên chậm nói. Quan sát nếu con ko phản ứng với tiếng động mạnh thì đưa con đi khám. Đeo máy trợ thính nếu cần.
🔥 Trẻ sứt môi, hở hàm ếch,... cũng gặp khó khăn khi phát âm nên có thể chậm nói. Mẹ kiên trì tương tác với con.

🎋 Nguyên nhân: Trẻ tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển, rối loạn ngôn ngữ, thoái lui ngôn ngữ.
🎋 Các trường hợp này thường đi kèm những biểu hiện khác như không lắng nghe, giao tiếp bằng mắt kém thực sự, đi nhón chân, hay cáu gắt, la hét, không kiểm soát được cảm xúc, bùng nổ cảm xúc 1 cách mãnh liệt. Nói chung là chậm nói đi kèm với các biểu hiện ko nhận thức được hành vi. Ba mẹ nên đưa con đi khám để có kết luận chính xác.
🎋 Vì lý do nào đó chưa đi khám được, nếu lo lắng thì ba mẹ có thể làm test cho con trên trang a365.vn - chuyên trang hỗ trợ trẻ tự kỷ, tăng động,...
🎋 Có kết quả nếu ko cần theo dõi thì tốt. Ba mẹ yên tâm tương tác với con bình thường, dạy con tích cực con sẽ nói tốt.
🎋 Kết quả có nguy cơ bị các bệnh kể trên thì khoan vội hoang mang. Hãy tích cực tương tác với con ở nhà trong 2 tuần - 1 tháng rồi test lại. Nếu tương tác đúng cách mà con không có tiến bộ thì đưa con đi khám để có kết luận chính xác và được tư vấn can thiệp.

TỰ KỶ THOÁI LUI LÀ GÌ? 1️⃣ Khái niệm tự kỷ thoái lui✅ Tự kỷ thoái lui hay còn được gọi là hội chứng Heller và rối loạn t...
12/08/2023

TỰ KỶ THOÁI LUI LÀ GÌ?
1️⃣ Khái niệm tự kỷ thoái lui
✅ Tự kỷ thoái lui hay còn được gọi là hội chứng Heller và rối loạn tâm thần tan rã, là một tình trạng hiếm gặp, đặc trưng bởi sự khởi phát muộn (ở trẻ trên 3 tuổi) chậm phát triển về ngôn ngữ, chức năng xã hội và kỹ năng vận động. Đây là một chứng rối loạn phức tạp ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong sự phát triển của trẻ. Nó được xếp chung nhóm với các rối loạn phát triển lan tỏa (PDDs) và có liên quan đến chứng rối loạn tự kỷ được biết đến nhiều hơn và phổ biến hơn.
✅ Tự kỷ thoái lui là một tình trạng lâm sàng giống tự kỷ hiếm gặp không rõ nguyên nhân, trong đó khả năng thích ứng và ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi mắc phải trước đó kém đi đáng kể ở trẻ khỏe mạnh 2-10 tuổi, mặc dù các đánh giá về thể chất và thần kinh hiển thị không có bất thường quan sát được.
✅ Hầu hết trẻ tự kỷ biểu hiện các bất thường từ trước 12 tháng, nhưng cũng có một số trẻ phát triển bình thường đến sau 12 tháng, trẻ đạt được các mốc kỹ năng và xã hội thích hợp, nhưng sau đó dần mất đi các kỹ năng này, đầu tiên là thoái lùi về ngôn ngữ sau đó là các kỹ năng tương tác xã hội. Thoái lùi xảy ra ở 20-49% các trường hợp tự kỷ, trẻ ít nói dần sau đó ngừng nói, giảm giao tiếp mắt, giảm các cử chỉ như chỉ tay, vẫy tay…Đối với một số trẻ, dấu hiệu tự kỷ có thể xuất hiện từ khi trẻ còn sơ sinh nhưng một số trẻ khác vẫn phát triển bình thường cho đến khi hai tuổi thì các kỹ năng mà trẻ đã có sẽ bị thoái hóa dần.
2️⃣ Dấu hiệu
✅ Trẻ bị tự kỷ thoái lui có ít nhất 2 năm phát triển bình thường trong mọi lĩnh vực — hiểu ngôn ngữ, lời nói, kỹ năng sử dụng các cơ lớn và nhỏ, và phát triển xã hội. Sau giai đoạn phát triển bình thường này, trẻ bắt đầu mất các kỹ năng mà trẻ đã có được. Sự mất mát này thường diễn ra ở độ tuổi từ 3 đến 4, nhưng nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào cho đến khi lên 10 tuổi. Tỷ lệ mắc tự kỷ thoái lui là 1 trên 100.000 trẻ trai và tỷ lệ trẻ trai trên trẻ gái ước tính là 8 trẻ trai trên 1 trẻ gái.
------------------------------

DẠY CON HỌC NÓI CÓ PHẢI CHĂNG LÀ CHÚNG TÔI CHỈ "DẠY NÓI"?Trong quá trình dạy học của chúng tôi, học nói chỉ là 1 góc độ ...
28/07/2023

DẠY CON HỌC NÓI CÓ PHẢI CHĂNG LÀ CHÚNG TÔI CHỈ "DẠY NÓI"?
Trong quá trình dạy học của chúng tôi, học nói chỉ là 1 góc độ rất nhỏ trong một vòng tròn khép kín của các lĩnh vực:
- phát triển Vận Động,
- Pt tương tác và giao tiếp, chơi đùa,
- Pt nhận thức,
- Pt tư duy,
- Pt ngôn ngữ (nói và ngôn ngữ hiểu) vv.... Nhằm phát triển toàn diện về những mặt còn hạn chế của một đứa trẻ chậm nói hay tự kỷ.
Trẻ tự kỷ đa phần 90% các con có khả năng nói nhưng chỉ là nói ở độ tuổi sớm hoặc ở độ tuổi trễ hơn từ 8-10 tuổi mới bắt đầu nói .
👉 nhưng nếu không được thúc đẩy và kích thích đúng cách thì con sẽ nói chậm hơn rất nhiều so với việc được kích thích sớm.
Vấn đề lớn nhất mà trẻ tự kỷ gặp phải là khả năng giao tiếp và tương tác với người khác. Và khả năng này nó bao gồm cả ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ hiểu - tiếp nhận.
👉 Nhưng chắc chắn một điều tất cả phụ huynh chúng ta, dù có thể con chưa hiểu biết được nhiều nhưng con có thể cất Lên những tiếng nói có nghĩa và nói theo cũng là một niềm vui và động lực cho những chặng đường kế tiếp.
Ngôn ngữ là vỏ của tư duy, khi tư duy các con nhận biết được từ vựng đó, hiểu được các hành động đó bằng lời nói, biết bắt chước và làm theo là một quá trình trọn vẹn. Bất cứ tư duy hay ngôn ngữ nói đều quan trọng.
👉 Chính vì điều đó, bạn làm bất cứ việc gì, dạy bất cứ bằng cách nào miễn Sao có kết quả trên đứa trẻ, giúp đứa trẻ phát triển ở một trong các lĩnh vực đó đều được gọi là THÀNH CÔNG. Quan trọng một điều là bạn chọn phát triển mặt nào là thế mạnh của bạn mà thôi.
♥ CHÚC CÁC CÔ GIÁO LUÔN VỮNG TIN VÀ CỐ GẮNG.
Nguồn coppy.

📞📞 NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP CỦA PHỤ HUYNH CÓ CON RLPTK 👉 Con chị bị tự kỷ thì liệu con có trở lại bình thường không ? 👉 ...
18/06/2023

📞📞 NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP CỦA PHỤ HUYNH CÓ CON RLPTK

👉 Con chị bị tự kỷ thì liệu con có trở lại bình thường không ?
👉 Con em cứ suốt ngày la hét đập đầu vào tường suốt ngày liệu khi can thiệp có hết không ?
👉 Cháu tôi bị tự kỷ là do con mẹ nó cho xem TV suốt ngày ?
Giải đáp nhiều thắc mắc của các bố mẹ, mình xin chia sẻ để bố mẹ tham khảo!

❌ Không có thuốc cho Trẻ tự kỷ. Tất cả đều kết hợp nhiều yếu tố và yếu tố giáo dục là yếu tố then chốt. Can thiệp thời điểm lúc nào cũng được nhưng CÀNG SỚM CÀNG TỐT và Can thiệp tích cực sẽ giúp con nhanh hòa nhập.

❌ Không có hai trẻ Tự kỷ giống nhau.

❤ Chỉ có mẹ mới hiểu và biết rõ được con mình nhất

🍀 Dạy trẻ tự kỷ, ngoài sự kiên trì còn phải có kinh nghiệm, kỹ năng và sự nhạy cảm của người dạy. Những biểu hiện rất nhỏ của trẻ như cử động mắt, đầu ngón tay, trương lực cơ... phải nhận ra để điều chỉnh phương pháp dạy kịp thời.

📢 Một mình cô không thể làm tất cả mà cần nhiều đối tượng xung quanh tác động tích cực tới con.

🔶 Trẻ mắc chứng tự kỷ sẽ không khỏi được, con sẽ cải thiện và khắc phục được nhờ ...... trợ giúp bởi công sức và cái tâm của cha mẹ và giáo viên và toàn thể những người xung quanh.

❤️ Luôn luôn phải trợ giúp lập đi lập lại cho tới khi trẻ hiểu và biết việc trẻ tự làm. Ai, khi nào, ở đâu, làm gì, với ai, cảm thấy thế nào ?

❤️ Đòi hỏi thời gian công sức và cái tâm của cha mẹ và giáo viên.

📞 Chưa có kết luận nào về NGUYÊN NHÂN gây ra tự kỷ, và tivi điện thoại cũng vậy. Tuy nhiên, TV điện thoại có thể là tác nhân xấu làm tình trạng của trẻ xấu đi 📺📺

🔶 Nói thì rất đơn giản, nhưng dậy cho trẻ Tự kỷ thì cực kỳ gian khổ, đòi hỏi cả KIẾN THỨC, sự KIÊN TRÌ, NHẪN LẠI và cả TÌNH YÊU THƯƠNG.

Nhưng không có gì là không làm được : Hãy đồng lòng và cố gắng lên các con.

HỖ TRỢ VIỆC RỐI LOẠN XỬ LÝ GIÁC QUAN CHO TRẺ TỰ KỈ        Bản thân các trẻ tự kỷ đã gặp khó khăn trong việc hòa nhập và ...
10/06/2023

HỖ TRỢ VIỆC RỐI LOẠN XỬ LÝ GIÁC QUAN CHO TRẺ TỰ KỈ
Bản thân các trẻ tự kỷ đã gặp khó khăn trong việc hòa nhập và thích ứng với mọi người xung quanh và các môi trường lạ. Khi trẻ tự kỷ kèm rối loạn xử lý giác quan còn cảm thấy khó chịu, cảm thấy không được an toàn, từ đó không có nhu cầu để ý đến người khác, mà phải “tự an ủi” cái phần đang bị “ốm” trong bản thân mình trước. Vì vậy, cần có những bài tập để hỗ trợ trẻ, nhằm bù đắp phần thiếu trong các giác quan của trẻ. Qua quá trình làm việc Và các câu hỏi của phụ huynh Page có tìm hiểu và chia sẻ đến các bậc phụ huynh và thầy cô một số bài tập hỗ trợ xử lý giác quan cho trẻ tự kỷ dưới đây:
1: Rối loạn xử lý xúc giác:
- Vuốt dọc cánh tay: Người lớn dùng cả bàn tay của mình, vuốt dọc phía ngoài từ bả vai trẻ xuống đến mu bàn tay và các ngón tay, sau đó vuốt mặt trong cánh tay từ lòng bàn tay lên đến bắp tay (tránh vùng nách là vùng nhạy cảm
-Vuốt dọc lưng và bàn chân:
👆 Người lớn dùng cả bàn tay vuốt dọc lưng theo chiều từ bả vai xuống đến thắt lưng (tránh chạm vùng mông là vùng nhạy cảm) và vuốt ngược lại. Có thể tiến hành theo đường thẳng, hoặc hình vuông trên toàn bộ lưng.
👆 Vuốt từ vùng đùi qua đầu gối, xuống đến mu bàn chân rồi các ngón tay và tiến hành ngược lại (thực hiện ở cả 2 chân)
- Vuốt ngón tay và khớp tay:
👆 Người lớn dùng 3 ngón tay (cái – trỏ - giữa) cầm đầu ngón tay của trẻ, day lắc nhẹ, sau đó dùng cả 5 ngón tay ôm lấy ngón tay của trẻ, vuốt từ trong ra ngoài (bắt đầu từ ngón út)
2: Rối loạn xử lý thính giác:
-Vỗ xung quanh tai/ Gõ sụn tai/ Kéo vành tai:
👆 Dùng 2 ngón tay (ngón cái và ngón trỏ) kéo nhẹ tai trẻ từ trên xuống dưới
👆 Dùng cả bàn tay ôm trọn tai trẻ (sát da đầu) và bóp nhẹ khoảng 3 – 5 lần
3: Rối loạn xử lý thị giác
-Tập di chuyển mắt theo sự di chuyển của quả bóng theo các chiều trái phải/trên dưới/trước sau:
👆 Với trẻ bé, chưa điều khiển được đầu, người lớn c

📢 TRẺ TĂNG ĐỘNG NÊN HẠN CHẾ ĂN NHỮNG GÌ. CHA MẸ CẦN QUAN TÂM1, Kem: Các sản phẩm làm từ sữa như kem có thể làm tăng tính...
31/05/2023

📢 TRẺ TĂNG ĐỘNG NÊN HẠN CHẾ ĂN NHỮNG GÌ.
CHA MẸ CẦN QUAN TÂM
1, Kem: Các sản phẩm làm từ sữa như kem có thể làm tăng tính nhạy cảm ở trẻ, làm trẻ cảm thấy mệt mỏi về thể chất và tinh thần khi tiêu hóa các loại kem, do đó cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn
2, Sữa chua: Cũng giống như kem sữa chua là sản phẩm làm từ sữa nên nó sẽ là ngòi châm cho những hành vi tiêu cực ở trẻ tăng động.
3, Đường: Các chuyên gia nói rằng một chế độ ăn nhiều đường có thể ảnh hưởng đến hành vi ở trẻ, đây là điều cha mẹ nên quan tâm
4, Cà phê: Đối với một số người, từ bỏ cà phê có thể là một điều khó khăn, nhiều người sử dụng cà phê cho một khởi đầu tràn đầy năng lượng vào buổi sáng của họ, tuy nhiên cà phê là loại thức uống có lượng kích thích tự nhiên gây ảnh hưởng đến các triệu chứng tăng động giảm chú ý, cha mẹ không nên cho con sử dụng cà phê mà nên sử dụng trà thảo dược cho trẻ.
5, Cá kiếm: Loại cá này chứa nhiều thủy ngân, nó sẽ làm giảm khả năng tập trung của trẻ khi trẻ tiêu hóa loại thực phẩm này, vì vậy hãy liệt kê cá kiếm vào danh sách thực phẩm trẻ tăng động chú ý không nên ăn
6, Pho mát: Giống như kem và sữa chua, pho mát là sản phẩm làm từ sữa, vì vậy cha mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều sản phẩm này
7, Chocolate: Trong chocolate chứa một số lượng chất kích thích, điều này sẽ ảnh hưởng đến hành vi ở trẻ tăng động
8, Nước có gas: Loại thực phẩm này chứa màu nhân tạo, hương liệu mà nhiều chuyên gia cho rằng nó sẽ tác động xấu đến triệu chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ, do đó cha mẹ nên sử dụng nước uống tự làm cho trẻ sử dụng, đây cũng là loại thực phẩm trong danh sách trẻ tăng động chú ý không nên ăn gì
9, Bắp: bắp là loại thực phẩm quen thuộc với các mẹ, nhưng bắp lại gây ra những ảnh hưởng không tốt cho trẻ cho nên mẹ hãy thay thế những loại thực phẩm khác trong thực đơn của con
10, Bí đỏ: bí đỏ là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, song thực phẩm màu vàng này lại gây ra những kích thích về hành vi cho trẻ nên cha mẹ không nên lựa chọn nhiều thực phẩm có màu vàng cho con.

❓ ĐIỀU HÒA CẢM GIÁC LÀ GÌ?👉 Điều hoà cảm giác là một liệu pháp vận động giác quan cho con VIP được tiến sĩ A. Jean Ayres...
26/05/2023

❓ ĐIỀU HÒA CẢM GIÁC LÀ GÌ?

👉 Điều hoà cảm giác là một liệu pháp vận động giác quan cho con VIP được tiến sĩ A. Jean Ayres phát triển, bao gồm những kỹ năng điều hoà vận động cảm giác quan trọng như:
- Thăng bằng.
- Tự cảm thụ bản thân.
- Tự chủ vận động.
- Xúc giác.
- Tiền đình.
- Phối hợp vận động hai bên.

👉 Khi thiếu điều hoà cảm giác, các con sẽ cảm thấy như thế nào?
- Cảm giác không thực, cảm nhận cảm giác kém, ít tập trung, luôn luôn chuyển động.
- Cảm nhận nghe và nhìn bị tổn thương, các thông tin đầu vào bị hạn chế. Không tiếp nhận được các quan sát mà bất cứ người bình thường nào có thể nhìn thấy.
- Thứ tự ưu tiên lộn xộn, con sẽ không biết thông tin thị giác nào là quan trọng, quá mẫn cảm với một âm thanh, mùi, hay vị nào đấy. hoặc ngược lại.
- Tự điều chỉnh không hiệu quả, con sẽ cảm thấy bất an, lo lắng vì không thể kiểm soát được cảm giác. con có thể có phản ứng hoảng hốt, chống cự khi tham gia các hoạt động trải nghiệm mới.
- Gặp khó khăn trong tự chủ vận động. con không thể hiểu vật phía trước con, không có nhận thức tốt về bản thân, gặp khó khăn để hiểu được công dụng của đồ vật, có xu hướng chống lại những việc làm mới, không thể hiện được sự thích thú khi làm một việc gì đó.

📍sưu tầm

GIÁ NHƯ…..    Giá như khi con 1 tuổi, ba mẹ thấy con chưa biết nhìn khi được gọi, chưa biết chỉ ngón tay vào thứ con thí...
16/05/2023

GIÁ NHƯ…..

Giá như khi con 1 tuổi, ba mẹ thấy con chưa biết nhìn khi được gọi, chưa biết chỉ ngón tay vào thứ con thích.

Giá như khi con 2 tuổi, ba mẹ thấy con chưa biết nói theo, chưa tự nói được từ có nghĩa nào.

Giá như khi con 3 tuổi, ba mẹ chưa thấy con nói được câu đầy đủ với 3 đến 4 từ, chưa gọi tên được nhiều sự vật.

Giá như khi con 4 tuổi, ba mẹ thấy con chưa biết kể chuyện, khó khăn trong ghi nhớ về đặc điểm các sự vật hiện tượng.

Giá như khi con 5 tuổi, ba mẹ thấy con khó khăn trong tập trung làm việc, hạn chế trong nhận thức hiểu biết về kiến thức xung quanh, khó khăn trong nói chuyện qua lại...

Giá như vào những thời điểm trên, ba mẹ cho con đi kiểm tra đánh giá để nắm bắt vấn đề của con, tìm giải pháp khắc phục kịp thời..

Thì khi 6 tuổi, con đã có thể bước chân vào trường tiểu học thuận lợi, dễ dàng hơn

💥Chúng ta luôn cần chuẩn bị sớm cho các quá trình chuyển tiếp trên hành trình phát triển của các con!
Nguồn: st

VÌ SAO BÉ CHẬM NÓI??? 💢 Lý do khiến bé chậm nói được chia thành hai nhóm. Hai nhóm đó là nguyên nhân tâm lý và nguyên nh...
11/05/2023

VÌ SAO BÉ CHẬM NÓI???

💢 Lý do khiến bé chậm nói được chia thành hai nhóm. Hai nhóm đó là nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân thực thể:

👉 Nguyên nhân bệnh lý

♦️ Bất thường về môi, lưỡi
Các vấn đề về cấu trúc vòm miệng như dính thắng lưỡi, hở hàm ếch hay việc phối hợp vận động của hàm–môi–lưỡi không linh hoạt hoạt ảnh hưởng đến việc phát ra âm thanh. Cha mẹ nên đến lưu ý hỏi bác sĩ trong những lần khám định kỳ. Vì thế, đừng lơ là bỏ qua cho đến khi bé có dấu hiệu chậm nói mới bắt đầu thăm khám.

♦️ Khiếm khuyết về não bộ
Bộ não là trung tâm điều khiển tất cả các chức năng của cơ thể từ ngôn ngữ, cử chỉ, đi đứng, nhận thức, tư duy, hành động… Những bệnh lý về não có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng não khiến trẻ bị chậm nói. Có thể kế đến những bệnh lý như: bệnh bại não, chấn thương sọ não, não úng thủy, viêm màng não.
Nếu mẹ bị nhiễm virus Rubella trong quá trình mang thai cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.

♦️ Vấn đề về thính giác
Nói chuyện là một hình thức phản ảnh rằng trẻ nghe được âm thanh xung quanh. Các bé có thính giác không tốt sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ những người xung quanh cũng như của chính mình. Từ đó, trẻ sẽ khó hiểu và nắm bắt các từ. Vì thế, các mẹ cần để ý đến biểu cảm của bé với tiếng động để can thiệp kịp thời.

👉 Nguyên nhân tâm lý. Cú shock tâm lý
Đừng nghĩ bé dưới còn nhỏ sẽ không biết gì. Ngược lại, não bộ của trẻ có khả năng ghi nhớ rất tốt. Do đó, những biến cố xảy ra trong cuộc sống của trẻ sẽ gây nên những cú shock. Sau biến cố, trẻ sẽ có xu hướng tách biệt với mọi người, không nói chuyện giao tiếp. Đây là nguyên nhân dẫn đến chậm nói vì vốn từ ít ỏi, cơ quan phát âm không được luyện tập thường xuyên.

💢 Môi trường sống cũng ảnh hưởng tới bé
Lớn lên trong môi trường ít giao tiếp và/hoặc gia đình không quan tâm. Đó cũng là lý do quan trọng ảnh hưởng quá trình hình thành ngôn ngữ của trẻ.
Cha mẹ cho con tiếp xúc quá sớm với các thiết bị điện tử cũng sẽ vô tình gây cản trở việc phát triển.

Address

Trung Tâm Giáo Dục đặc Biệt Hải Phòng. CS2 Số Nhà 130 Tổ1 Thị Trấn An Dương, Huyện An Dương, Hải Phòng. ĐT 0968144588 để được Tư Vấn.
Hai Phong
180000

Telephone

+84968144588

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Hội cha mẹ có con tự kỷ, chậm nói, tăng động Hải Phòng posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Nearby media companies