ANTT HẢI QUY

ANTT HẢI QUY Xã Hải Quy, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

03/11/2023
30/10/2023

🔥 GẦN CUỐI NĂM RỒI ĐẤY 🔥

---
⚠️ LIÊN TIẾP XẢY RA CÁC VỤ VỠ HỌ, HỤI thời gian qua, khiến nhiều người tham gia có nguy cơ bị mất tài sản.

Tuy hoạt động này không bị cấm trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng luôn ẩn chứa nhiều rủi ro cho người tham gia.

Do đó, người dân cần nhận diện rõ những rủi ro khi tham gia hụi, họ và nâng cao cảnh giác, tránh để kẻ gian lợi dụng việc tham gia hụi, họ để chiếm đoạt tài sản.

24/10/2023
Thông báo tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND năm 2024 (thời gian phục vụ 02 năm (24 tháng))1. Đối tượn...
21/10/2023

Thông báo tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND năm 2024 (thời gian phục vụ 02 năm (24 tháng))

1. Đối tượng tuyển chọn: Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.
2. Độ tuổi tuyển chọn
- Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì tuyển chọn đến hết 27 tuổi.
- Tuyển cho các đơn vị Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát đặc nhiệm, Cảnh vệ: công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 22 tuổi. Những địa phương khó khăn về nguồn tuyển, không có khả năng bảo đảm đủ chỉ tiêu thì có thể tuyển chọn đến hết 25 tuổi.
3. Tiêu chuẩn tuyển chọn
* Tiêu chuẩn về chính trị
- Công dân có lý lịch rõ ràng; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không có tiền án, tiền sự, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục bắt buộc; có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm. Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong CAND theo quy định tại Thông tư số 44/2018/TT-BCA, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn về chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
* Trình độ văn hóa
- Tốt nghiệp trung học phổ thông. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân tốt nghiệp trung học cơ sở. Ưu tiên tuyển chọn công dân đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên, có chuyên môn cần thiết cho công tác, chiến đấu của Công an nhân dân.
* Tiêu chuẩn sức khỏe
- Tiêu chuẩn sức khỏe: Thực hiện theo Thông tư số 45/2019/TT-BCA, ngày 02/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn sức khỏe và khám sức khỏe tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND, trong đó cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Chiều cao: từ 162 cm đến 195 cm; cân nặng: 47 kg trở lên; vòng ngực: 80 cm trở lên. Bộ quy định chỉ số BMI (Body Mass Index - được tính bằng cân nặng chia bình phương chiều cao) phải đạt từ 18.5 đến dưới 30;
+ Mắt: Tổng thị lực 02 mắt từ 19/10 trở lên, trong đó: Thị lực mắt phải đạt 10/10.
+ Thể hình cân đối, không dị hình, dị dạng;
+ Không nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy;
+ Màu và dạng tóc bình thường;
+ Không bị rối loạn sắc tố da;
+ Không có các vết trổ (xăm) trên da, kể cả phun xăm trên da;
+ Không bấm lỗ tai (đối với nam), ở mũi và ở các vị trí khác trên cơ thể để đeo đồ trang sức;
+ Không mắc các bệnh mạn tính, bệnh xã hội;
+ Không có sẹo lồi co kéo ở vùng đầu, mặt, cổ, cẳng tay, bàn tay, bàn chân.
4. Về chế độ, chính sách:
* Trong thời gian phục vụ tại ngũ:
- Trong thời gian thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ tham gia CAND theo Lệnh gọi của Trưởng Công an cấp huyện, công dân được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Bộ Công an.
- Trong thời gian phục vụ tại ngũ, công dân được hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các chế độ chính sách khác theo quy định của Bộ Công an như: chế độ phong, thăng cấp bậc hàm, chế độ nghỉ phép…; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của Pháp luật.
- Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND có thời gian phục vụ từ 15 tháng trở lên tính đến tháng thi tuyển, phân loại cán bộ đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên trong năm liền trước với năm dự tuyển; bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp trong CAND, có nguyện vọng thì được xét, dự tuyển và cộng điểm ưu tiên vào tổng điểm xét tuyển các học viện, trường CAND theo quy định về tuyển sinh CAND, tốt nghiệp ra trường được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp theo quy định.
- Hết thời hạn phục vụ tại ngũ có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu sử dụng của CAND, nếu tự nguyện và CAND có nhu cầu thì được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp. Tiêu chuẩn và tỷ lệ chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp đối với hạ sĩ quan nghĩa vụ hết hạn phục vụ tại ngũ thực hiện theo quy định của Bộ Công an. Việc xét chuyển chuyên nghiệp phải bảo đảm công khai, dân chủ, minh bạch và công bằng với mọi đối tượng.
- Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ (hoặc chồng) và con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ tại ngũ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, được hưởng trợ cấp khó khăn do ngân sách nhà nước đảm bảo.
- Con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ tại ngũ được miễn, giảm học phí khi học tại cơ sở giáo dục công lập theo quy định của pháp luật về chế độ miễn, giảm học phí.
* Khi hoàn thành nghĩa vụ tại ngũ xuất ngũ về địa phương:
- Được giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; được hưởng chế độ trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp đào tạo sơ cấp nghề, trợ cấp tạo việc làm, được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm, ưu tiên trong tuyển dụng công chức, viên chức, được hưởng chế độ chính sách khác theo quy định.
- Trước khi thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tập tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó.
- Trước khi thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND; trường hợp cơ quan tổ chức đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp.
- Trước khi thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật.
5. Thời gian thực hiện: Theo Kế hoạch của UBND tỉnh, Kế hoạch của Công an tỉnh và mốc thời gian của từng Hội đồng tuyển nghĩa vụ cấp huyện.
6. Địa điểm đăng ký: Tại Công an các xã, phường, thị trấn nơi công dân có hộ khẩu thường trú.
7. Thời gian giao nhận quân dự kiến: Từ ngày 25/02/2024 đến ngày 27/02/2024 (thời gian chính thức sẽ thông báo sau).

15/10/2023

U80 có 13 tiền án tiếp tục trộm cắp tài sản 😱
------

Ngày 5/10, Công an TP Chí Linh (Hải Dương) cho biết đã ra quyết định khởi tố 3 vụ án, khởi tố và tạm giữ hình sự đối với 3 bị can thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của du khách đến tham quan các khu di tích, điểm du lịch, vui chơi, giải trí trên địa bàn. Các đối tượng đều là người tỉnh ngoài, từng có tiền án.

Một trong 3 đối tượng đó là Lê Thị Tuấn (79 tuổi, trú tại xã Phù Vân, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam). Đối tượng Tuấn bị bắt giữ khi đang móc trộm 2,7 triệu đồng của một du khách đang làm lễ tại di tích đền Kiếp Bạc. Được biết, Tuấn từng có 13 tiền án về các hành vi trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Hai đối tượng còn lại là Nguyễn Thị Hương (47 tuổi, trú tại xã Nam Phong, TP Nam Định, tỉnh Nam Định) và Nguyễn Thị Liên (51 tuổi, trú tại phường Lam Sơn, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), cả hai cũng đều có tiền án về tội trộm cắp tài sản.

Tại cơ quan Công an, bước đầu các đối tượng khai nhận, biết TP Chí Linh tổ chức lễ hội và tại các điểm đó diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, tập trung đông người nên đã về TP Chí Linh để thực hiện hành vi phạm tội.

Trong vai các du khách, các đối tượng liên tục di chuyển qua các địa điểm khác nhau, lợi dụng nơi tập trung đông người và sự sơ hở, chủ quan, mất cảnh giác của người dân để trộm cắp tài sản. Tài sản mà 3 đối tượng này chiếm đoạt gồm tiền mặt và 2 điện thoại di động với tổng trị giá trên 40 triệu đồng.

Hiện vụ việc đang được Công an TP Chí Linh tiếp tục điều tra làm rõ.

CAND

15/10/2023
15/10/2023

🔴⚠Các vụ việc lừa đảo trên mạng có xu hướng gia tăng, trong đó hầu hết là website giả mạo các tổ chức tài chính ngân hàng.⚠🔴
📢Thời gian gần đây, lợi dụng nhu cầu vay tiền của một số người dân, nhiều đối tượng đã giả danh ngân viên ngân hàng để tạo lập các trang Fanpage/Group/tài khoản Facebook núp bóng dịch vụ "chăm sóc khách hàng", "hỗ trợ khách hàng", "vay vốn nhanh", "hỗ trợ vay tín chấp", "vay tiên trực tuyến"… để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.❗

👉Đối tượng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin (số điện thoại, thông tin cá nhân), sau đó gọi điện trực tiếp để tư vấn, mời vay vốn và yêu cầu chuyển các loại phí.

👉Các đối tượng lừa đảo tạo lập hàng trăm website/tài khoản facebook với các nguồn thông tin giả, tham gia vào các hội nhóm, diễn đàn, đăng bài quảng cáo cho vay tín chấp với lãi suất thấp, thủ tục vay đơn giản, không cần gặp trực tiếp; nợ xấu vẫn vay được; không thế chấp, không thẩm định, chỉ cần Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân và có tài khoản ngân hàng/thẻ ATM là có thể vay được tiền...

👉Khi có người vay tiếp cận, các đối tượng sẽ dẫn dụ, yêu cầu người vay cung cấp thông tin cá nhân, như: họ tên, số điện thoại, ảnh chụp CMND/CCCD, ảnh chụp chân dung… phục vụ làm hồ sơ vay, sau đó các đối tượng yêu cầu người vay phải chuyển trước một số khoản tiền nhỏ (khoảng từ 500.000 đồng đến 5 triệu đồng), để phục vụ hỗ trợ xác minh, duyệt khoản vay…

👉Sau khi dụ người vay chuyển tiền phục vụ hỗ trợ xác minh, duyệt khoản vay, các đối tượng tiếp tục viện dẫn hàng loạt các lý do khoản vay không được giải ngân xuất phát từ lỗi khai hồ sơ của người vay (như khai sai tên người hưởng thụ, đổi cách viết tên người hưởng thụ từ chữ in thường sang in hoa, không đủ điều kiện vay, thừa hoặc sai một số trên số căn cước công dân…).

👉Từ đó, chúng yêu cầu người vay phải nộp thêm các khoản tiền để bảo đảm khoản vay hoặc khắc phục lỗi hệ thống; hứa hẹn sẽ hoàn trả lại số tiền đã gửi cho khách hàng sau khi khoản vay được giải ngân. Tuy nhiên, khi người vay chuyển tiền vào số tài khoản của các đối tượng cung cấp, các đối tượng sẽ lập tức chiếm đoạt và ngắt liên lạc.

👉Trường hợp khách hàng không chuyển tiền theo yêu cầu, chúng sẽ đe dọa khách hàng là khoản vay khách hàng bị chuyển thành nợ xấu để yêu cầu phải chuyển tiền.

👉Với thủ đoạn lừa đảo tinh vi trên, người bị hại không những bị mất tiền mà còn bị mất toàn bộ thông tin danh tính cá nhân, tiềm ẩn nguy cơ tiếp tục bị lợi dụng để phục vụ cho các hoạt động vi phạm pháp luật khác, ví dụ như: đăng kí SIM không chính chủ, đăng kí mở tài khoản ngân hàng, ví điện tử phục vụ các hoạt động lừa đảo, rửa tiền, cá độ trực tuyến…

🤝Các ngân hàng khuyến cáo khách hàng không truy cập vào bất kỳ đường link website/fanpage/facebook giả danh cán bộ ngân hàng hỗ trợ vay vốn nhanh, thủ tục nhanh... Không cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, địa chỉ, hình ảnh nhận diện khuôn mặt…) khi chưa xác định chính xác website, ứng dụng và danh tính tư vấn viên.

❌Không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP được gửi vào hòm thư, điện thoại di động cho các đối tượng. Không chuyển tiền vào tài khoản cá nhân mà các đối tượng lạ cung cấp, dụ dỗ….

15/10/2023

Hiện nay, có nhiều trường hợp người dân bị lừa đảo với các tổ chức "tín dụng đen", dẫn đến nợ, phá sản. Vậy tín dụng đen là gì? Người hoạt động tín dụng đen bị xử lý thế nào?

1. Tín dụng đen là gì?
Theo khoản 13 Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định 03 loại nghiệp vụ của hoạt động ngân hàng bao gồm: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Khoản 14 Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Tuy nhiên, hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể thế nào là tín dụng đen. Trên thực tế, tín dụng đen có thể hiểu là một hình thức cho vay tín dụng với lãi suất cao hơn quy định của pháp luật từ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động cho vay tiền nhưng không đăng ký kinh doanh và không được sự cấp phép của nhà nước (còn gọi là cho vay nặng lãi).

2. Lãi suất cho vay hợp pháp là bao nhiêu?
Hiện nay, các tổ chức, cá nhân cho vay áp dụng nhiều mức lãi suất cho vay khác nhau. Mức lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 , cụ thể:
- Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
+ Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
+ Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định nêu trên tại thời điểm trả nợ.
Đồng thời Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 cũng quy định về lãi suất cho vay như sau:
- Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
- Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Như vậy, trong giao dịch dân sự, mức lãi suất cao nhất được quy định là 20%/năm. Tuy nhiên, trong quan hệ cho vay giữa các tổ chức tín dụng và khách hàng thì lãi suất giữa các bên là thỏa thuận, trừ trường hợp theo khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN , theo đó:
Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN .

3. Mức phạt tội cho vay nặng lãi
Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), người phạm tội cho vay nặng lãi bị xử lý như sau:
- Cho vay trong giao dịch dân sự với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

15/10/2023
15/10/2023

🆘️CẢNH BÁO: Vở kịch “người tốt” trả lại giấy tờ nhặt được 👺
-----

Ngày 6/10, Công an phường 15, quận 10, TP Hồ Chí Minh tiếp nhận trình báo của anh Đ.N.H (SN 1990, quê Quảng Nam, tạm trú quận 7) để điều tra, làm rõ vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trước đó, ngày 1/10, anh H đến Nhà thi đấu Phú Thọ (quận 11) đánh cầu lông và bị trộm mất chiếc áo khoác bên trong có 2 ĐTDĐ, 1 chùm chìa khóa nhà, 1 chùm chìa khóa công ty. Ngoài ra còn có chiếc ví bên trong chứa giấy tờ tùy thân, giấy tờ xe, GPLX và thẻ ngân hàng.

Ngày 4/10, anh H mở Facebook thì thấy có người nhắn nhặt được giấy tờ xe mang tên anh và kêu anh H đưa địa chỉ để họ ship giấy tờ qua cho. Anh H đưa địa chỉ của công ty nhưng chờ cả ngày không thấy ai mang giấy tờ xe đến giao .

Tối cùng ngày, người đang giữ giấy tờ xe của anh nhắn do bận nên không đi được, kêu anh gởi địa chỉ nhà sẽ mang sang. Tin tưởng anh H cũng gởi địa chỉ nhà cho người này. Tuy nhiên, cả đêm hôm đó anh H không thấy người này mang giấy tờ đến.

Ngày 5/10, người đang giữ giấy tờ của anh H lại nhắn tin nói người giao hàng không chịu nhận chuyển giấy tờ nên nói anh H chạy qua siêu thị Big C (đường Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10) để nhận lại giấy tờ. Anh H đến siêu thị Big C và chụp hình mình đang đứng chờ nhận giấy tờ gửi vào tin nhắn.

Liên lạc với người giữ giấy tờ của mình liên tục nhưng không được, anh H sinh nghi chạy xuống bãi giữ xe thì nhân viên ở đây cho biết, 1 người đàn ông khoảng 30 tuổi đến nói mất thẻ xe, đưa giấy tờ xe của anh H ra và đã lấy xe đi. Lúc này anh H mới biết mình bị lừa…

Đây là thủ đoạn mới, tinh vi của các đối tượng trộm cắp, lừa đảo. Các đối tượng sau khi lấy trộm được tài sản, phát hiện có giấy tờ xe nên dàn dựng vở kịch “người tốt” nhặt được giấy tờ muốn trả lại cho nạn nhân nhưng thực chất là muốn lấy tiếp tài sản của nạn nhân.

Các đối tượng khá chuyên nghiệp vì biết được bãi xe nào không sử dụng hệ thống kiểm tra thẻ xe bằng máy, bãi xe nào không có hệ thống camera để ra tay lừa nạn nhân đến và lấy tiếp tài sản.

CAND

15/10/2023

NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH VỚI CÁC TÀ ĐẠO ĐỘI LỐT TÔN GIÁO HIỆN NAY

✅Sự xuất hiện những tà đạo đội lốt tôn giáo được lập ra với mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, làm xáo trộn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở một bộ phận nhân dân.
Hoạt động của các tà đạo đó đã vi phạm pháp luật, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, làm lệch chuẩn văn hóa, đạo đức xã hội... Chính vì vậy, việc nhận diện, đấu tranh với các tà đạo đội lốt tôn giáo là rất cần thiết.

✅Cảnh giác với các tà đạo đội lốt tôn giáo

✅Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự phát triển đất nước”. Theo Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” của Ban Tôn giáo Chính phủ; hiện nay, ở nước ta có hơn 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm 27% dân số cả nước), hơn 54.000 chức sắc, 135.000 chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự; có hàng nghìn nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung (trong đó có các nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam). Đó là thực tiễn về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam mà tất cả các tổ chức, quốc gia trên thế giới không thể phủ nhận.

✅Thời gian qua, về cơ bản, tình hình tôn giáo, các tổ chức tôn giáo và đại bộ phận chức sắc hoạt động đúng quy định pháp luật, ổn định, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do mặt trái của toàn cầu hóa và cơ chế thị trường, âm mưu “chính trị hóa tôn giáo” của các thế lực thù địch đã làm cho đời sống tôn giáo chịu tác động tiêu cực, tiềm ẩn nhiều nguy cơ; trong đó nổi lên những vấn đề như: Lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống Đảng và Nhà nước; vi phạm pháp luật, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thành lập các hội, nhóm mang danh tôn giáo, đạo lạ; tổ chức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo mê tín, trục lợi, làm lệch chuẩn văn hóa, đạo đức xã hội...

✅Đặc biệt, sự xuất hiện những tà đạo đội lốt tôn giáo như: Hội Thánh đức Chúa trời mẹ, đạo bà Điền, đạo Dừa, Thanh Hải vô thượng sư, tà đạo Hà Mòn, Bà cô Dợ, Tin lành Đề ga, tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, đạo Ty, đạo Tiên Rồng, Pháp lý vô vi khoa học huyền bí Phật pháp... được lập ra với mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, làm xáo trộn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận nhân dân. Những tà đạo này được truyền bá, phổ biến theo nhiều hình thức truyền thông như trên internet, website, Facebook, Zalo, vlog, Twitter, YouTube... thậm chí hình thành những “thị trường tâm linh”. Hoạt động của những tà đạo đội lốt tôn giáo không ngừng gia tăng, với nhiều hình thức biến tướng như: Hiện tượng xem bói online, livestream (phát sóng trực tiếp trên mạng xã hội), dịch vụ tâm linh, du lịch tâm linh... Cá biệt, xuất hiện tà đạo lợi dụng chiếm đoạt tài sản cá nhân, công ty, doanh nghiệp; lôi kéo trí thức, học sinh, sinh viên tham gia bằng nhiều thủ đoạn gây ảnh hưởng tới tư tưởng, tâm lý các tầng lớp nhân dân (trong đó có cán bộ, đảng viên). Chính vì vậy, việc nhận diện, đấu tranh với các tà đạo đội lốt tôn giáo là rất cần thiết trên cơ sở khách quan, khoa học, cách mạng.

✅Đối chiếu quy định hiện hành về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam cho thấy, các tà đạo đội lốt tôn giáo kể trên không có giáo lý, giáo luật, cơ cấu tổ chức riêng. Mục đích hoạt động chính là vụ lợi, trái pháp luật nên không đủ điều kiện để được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, cấp đăng ký hoạt động tôn giáo. Điển hình là hoạt động của Hội Thánh đức Chúa trời mẹ tại một số địa phương thời gian vừa qua như: Hà Nội, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Huế, TP Hồ Chí Minh... đã vi phạm nghiêm trọng các điều cấm, quy định tại Ðiều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 với những nội dung như: Ép buộc, mua chuộc người khác; xâm phạm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi... Những gì Hội Thánh đức Chúa trời mẹ tuyên truyền là hoàn toàn trái ngược với thuần phong mỹ tục cũng như những giá trị chuẩn mực về đạo đức, văn hóa của người Việt; không được pháp luật Việt Nam cho phép; hoạt động với các biến thể dị thường núp dưới nhiều danh nghĩa (nhất là danh nghĩa từ thiện, mở các lớp hướng thiện); những kẻ cầm đầu hầu hết là những người không bình thường, có quá khứ bất hảo (cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút...); mục đích chính là vụ lợi.

✅Hay sự việc xảy ra vào năm 2017, hàng trăm đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Điện Biên bị tà đạo Bà cô Dợ mê muội, hoang tưởng, lôi kéo, dụ dỗ, lừa mị “chỉ cần đọc kinh cầu nguyện sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn, thế giới sẽ công bằng hơn, mình không làm gì cũng có ăn”, trong khi bản thân họ đều là những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Họ được dặn không nhận sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, từ chối chính quyền hỗ trợ làm nhà cho người nghèo. Nguy hại hơn, tà đạo này còn kích động người dân gây mâu thuẫn trong chính gia đình, dòng họ, đả kích các tôn giáo khác và gieo rắc tư tưởng thành lập cái gọi là “Nhà nước Mông”.

✅Từ hai tà đạo Hội Thánh đức Chúa trời mẹ và Bà cô Dợ, thu thập thông tin và nhận diện có hàng chục tà đạo đang hoạt động tại 3 khu vực có tính chiến lược, trọng yếu nhất về quốc phòng, an ninh của đất nước là Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; thấy nhiều yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; xâm hại đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Đồng thời có biểu hiện của những âm mưu, thủ đoạn chính trị phản động, những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam. Cụ thể là:

✅Về chính trị, các tà đạo lôi kéo người theo bằng những hoạt động chống lại quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và địa phương; nói xấu chế độ, nói xấu cán bộ, có thái độ ngăn cản chính quyền triển khai xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới. Về kinh tế, các tà đạo khuyên con người ta siêng năng cầu cúng, lễ vật càng lớn càng chứng tỏ ngoan đạo, tốn kém tiền của, bỏ bê lao động sản xuất, ốm đau không đi viện mà chữa trị bằng phù phép, nước lã, tàn hương... dẫn tới nhiều cái chết thương tâm. Về văn hóa-xã hội, các tà đạo gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, gây mất đoàn kết trong nội bộ gia đình, thôn xóm, giữa người theo và người không theo, giữa “đạo lạ” này với “đạo lạ” khác. Thường xuyên tổ chức tụ tập đông người, làm lễ tập thể vào đêm, múa hát, đốt lửa đọc kinh tập thể gây mất an ninh nông thôn, vi phạm quy chế bảo vệ an ninh trật tự của khu dân cư. Hoạt động của một số tà đạo ở địa bàn chiến lược, trọng điểm đã bị các thế lực thù địch lợi dụng vào âm mưu chống phá cách mạng nước ta.

✅Kiên quyết đấu tranh với các tà đạo đội lốt tôn giáo

Rõ ràng, ổn định tình hình tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của công cuộc đổi mới đất nước, phát triển kinh tế-xã hội, đoàn kết dân tộc và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Theo đó, công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác bảo đảm an ninh trên lĩnh vực tôn giáo là những nhiệm vụ quan trọng, vừa bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, nâng cao đời sống tinh thần của người dân, vừa hạn chế sự chống phá của các thế lực thù địch, góp phần tạo sự ổn định và phát triển bền vững đất nước.

✅Chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; về thành tựu đã đạt được trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam. Đặc biệt, cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, làm cho người dân hiểu rõ đâu là chính đạo, đâu là tà đạo, tác hại của các tà đạo đối với đời sống vật chất, tinh thần của người dân và toàn xã hội. Từ đó vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tự giác tham gia công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động của các tà đạo.

✅Đối với các tà đạo đội lốt tôn giáo thì kiên quyết xử lý, xóa bỏ. Căn cứ vào Điều 5: “Các hành vi bị nghiêm cấm” trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 làm cơ sở giải quyết. Các cơ quan thông tấn, báo chí, các ngành, các địa phương cung cấp thông tin rộng rãi và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức đúng, nâng cao tinh thần cảnh giác. Không nghe, không tin, không theo và tích cực tham gia đấu tranh trước luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, những lời xúi giục của nhóm người cầm đầu tà đạo, lợi dụng niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín, trục lợi bất chính, gây mất ổn định xã hội. Đối với những đối tượng chủ mưu, cầm đầu các tà đạo, các cơ quan chức năng phải xử lý kiên quyết, kịp thời, triệt để theo pháp luật; vạch trần bản chất và hành vi vi phạm pháp luật, làm mất ổn định chính trị, xã hội, chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo, lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để hoạt động tà đạo, mê tín dị đoan của số này trước quần chúng nhân dân. Kịp thời định hướng dư luận trước các vấn đề “nổi cộm”, nhất là các vấn đề liên quan đến tôn giáo, thu hút sự quan tâm sâu sắc của chức sắc, tín đồ tôn giáo. Đẩy mạnh đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, hòng chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nêu gương điển hình tiên tiến đối với các cá nhân, tổ chức tôn giáo thực hiện tốt phương hướng hoạt động “sống tốt đời, đẹp đạo”; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước ở các địa phương.

✅Chúng ta cũng cần chủ động triển khai nắm tình hình, dự báo kịp thời mọi âm mưu, hoạt động lôi kéo, thu hút người tham gia các hội nhóm tà đạo mới để triển khai những biện pháp phòng ngừa, đấu tranh. Đồng thời theo dõi, quản lý chặt chẽ mọi di biến động của các đối tượng theo tà đạo mới, nhất là các đối tượng từng bị bắt được tha về, hiện đang sinh sống tại địa phương, phòng ngừa họ tái hoạt động. Quản lý chặt chẽ các đối tượng cầm đầu nhóm ngoan cố, có khả năng và điều kiện tập hợp lực lượng để không có những hành vi quá khích, gây phức tạp tình hình an ninh trật tự. Chủ động phát hiện sớm các hoạt động có liên quan tới tà đạo, nhất là hoạt động móc nối với các đối tượng cơ hội chống đối chính trị, các tổ chức phản động ở trong và ngoài nước để ngăn chặn và giải quyết kịp thời, dứt điểm những phức tạp phát sinh ngay từ cơ sở, khi mới manh nha. Kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm đối với số đối tượng theo tà đạo ngoan cố, có những hoạt động chống phá chính quyền. Song song với đó là tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo... kết hợp với thực hiện công bằng xã hội, không ngừng nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tăng cường xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần phong phú, lành mạnh cho mọi người dân nhằm tạo “sức đề kháng”, “miễn dịch” mạnh mẽ trước hoạt động của các tà đạo.

Trung tá, TS ĐỖ NGỌC HANH, Phụ trách Chủ nhiệm Khoa Triết học Mác - Lênin, Trường Sĩ quan Chính trị

👉Thông điệp khi sử dụng MXH 👇
15/10/2023

👉Thông điệp khi sử dụng MXH 👇

15/10/2023

⛔️KHÔNG CÓ VÙNG CẤM KHI XỬ LÝ VI PHẠM NỒNG ĐỘ CỒN⛔️

Chiều 2.10, Bộ Công an tổ chức họp báo, thông tin về tình hình, kết quả công tác quý 3 và nhiệm vụ công tác trọng tâm trong quý tới. Tại cuộc họp, trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết trong quý 3/2023, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý hơn 864.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, phạt tiền hơn 1.549 tỉ đồng, tạm giữ hơn 242.000 phương tiện các loại. Trong đó, vi phạm nồng độ cồn là rất lớn, lên tới hơn 176.000 trường hợp, chiếm hơn 20% số trường hợp vi phạm.

Thành lập 6 tổ công tác

Trung tướng Tô Ân Xô cho hay để tăng cường xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, Bộ Công an đã chỉ đạo thành lập 6 tổ công tác, trong đó có lực lượng của Văn phòng Bộ Công an, Cục CSGT, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Cục Công tác Đảng và công tác chính trị phối hợp với công an các địa phương tổng kiểm soát, xử lý trên tinh thần "không vùng cấm, không ngoại lệ".

"Qua 25 ngày thực hiện, 6 tổ công tác này đã trực tiếp kiểm soát, phát hiện, lập biên bản hơn 3.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong đó có tới 160 trường hợp người vi phạm là công chức, công an, bộ đội, nhà báo đang công tác ở các đơn vị", trung tướng Xô nói.

Thượng tá Tô Quang Minh, Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ (Cục CSGT, Bộ Công an), cho hay các trường hợp vi phạm sẽ được tổ công tác xác minh và Cục CSGT gửi thông báo về cơ quan, đơn vị để có hình thức xử lý riêng, đặc biệt là các trường hợp là cán bộ, công nhân viên chức vi phạm, theo đúng tinh thần Chỉ thị 23 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới và Chỉ thị số 10 của Thủ tướng về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới.

Theo Cục CSGT, quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhiều người là công chức, viên chức, công an, bộ đội, nhà báo, luật sư… vi phạm nồng độ cồn bị phát hiện, xử lý. Có trường hợp không chấp hành đo nồng độ cồn, thậm chí có trường hợp chống đối, tấn công lực lượng làm nhiệm vụ... và đã bị khởi tố.

Có đủ căn cứ xử lý kỷ luật cán bộ, công chức vi phạm

Theo ông Nguyễn Tuấn Ninh, Vụ trưởng Vụ Công chức Viên chức (Bộ Nội vụ), việc Bộ Công an xử lý cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; đồng thời đề cao vai trò trách nhiệm của công chức, viên chức trong thực hiện theo Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2023 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Ông Ninh bày tỏ: "Dù là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hay người lao động đều phải tuyệt đối tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Nếu vi phạm pháp luật về giao thông phải được thông báo về cơ quan, đơn vị để xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, của từng ngành, cơ quan, đơn vị".

Về căn cứ xử lý các vi phạm của cán bộ, công chức sau khi gửi văn bản thông báo vi phạm nồng độ cồn về cơ quan, đơn vị, ông Ninh cho biết bên cạnh bị xử phạt hành chính theo quy định, có thể căn cứ vào Nghị định 112 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. "Nghị định 112 không nêu cụ thể hành vi bị xử lý kỷ luật về giao thông đường bộ, bởi còn hàng nghìn các vi phạm pháp luật khác không thể kể hết ra. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào các quy định về hành vi chung nêu trong nghị định. Các cơ quan, đơn vị xem xét xử lý theo từng mức độ của hành vi vi phạm".

Cụ thể, Nghị định 112 nêu rõ, các hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật như: cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.

Mức độ của hành vi vi phạm được xác định từ gây hậu quả ít nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng; làm giảm uy tín, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, đơn vị công tác; gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân...

Ngoài ra, có thể căn cứ vào Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.

Các đơn vị có thể căn cứ theo tiêu chí về việc chấp hành các chủ trương, quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức cuối năm.

Theo TNO

Address

Hải Quy
Hai Lang

Telephone

+84914262567

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when ANTT HẢI QUY posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to ANTT HẢI QUY:

Videos

Share


Other Hai Lang media companies

Show All

You may also like