Họ Nhữ Hoạch Trạch

Họ Nhữ Hoạch Trạch Fanpage chính thức của họ Nhữ - Hoạch Trạch. Trưởng họ: ông Nhữ Đình Hoạch. ĐT: 0984.785.909 Con trai ông là Nhữ Đình Hiền sinh ngày 14 tháng 12 năm 1659.

"Hoạch Trạch chốn đồng xanh bát ngát
Dòng sông quê trong mát ngọt lành. Có nhà họ Nhữ thơm danh,
Thiện nhân gieo hạt phúc dành mai sau”.
*****
Làng Hoạch Trạch cũng có tên là làng Vạc. Tên Hoạch Trạch đã được ghi vào văn bia chùa Thánh Thọ từ năm Diên Thành thứ hai (1579). Căn cứ vào tự dạng thì chữ "hoạch" có nghĩa là cái vạc, còn chữ "trạch" là ơn huệ, dân gian gọi tắt làng Hoạch Trạch là làng V

ạc. Làng Vạc thời Lê đứng riêng một xã gọi là xã Hoạch Trạch, thuộc huyện Đường An, phủ Thượng Hồng. Đầu thời Nguyễn thuộc tổng Bình An, huyện Năng An, phủ Bình Giang. Phủ lỵ Bình Giang đóng ở tây bắc làng Hoạch Trạch, vì thế phủ Bình Giang còn được dân gian gọi là phủ Vạc. Thời kỳ Pháp xâm lược, phủ Bình Giang chuyển lên Kẻ Sặt nên phủ Vạc lại được gọi là phủ cũ. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Hoạch Trạch là một thôn thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang. Hoạch Trạch xưa nổi tiếng là đất văn vật, nhiều người đỗ đạt cao, công danh nổi tiếng một thời, làng còn được mọi nơi biết đến vì có nghề làm lược tre truyền thống. Theo văn chỉ huyện Đường An thì làng có 7 vị đỗ Đại khoa dưới các triều đại phong kiến. Người khai khoa của làng là ông Vũ Tụ, sinh năm 1466, đỗ Hoàng Giáp khoa Quý Sửu đời Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức thứ 24 (1493). Ông làm quan đến chức Tả Thị Lang Bộ hình, nổi tiếng là người liêm khiết, trong sạch và cần kiệm. Vua Lê Thánh Tông đã đặc ban cho ông hai chữ "liêm khiết", mỗi khi vào chầu thì mang tấm vải thêu hai chữ đó gắn lên cổ áo để nêu gương cho mọi người. Nhân dân rất kính trọng ông gọi ông là Trạng Liêm (ông trạng liêm khiết). Khoa thi năm Giáp Thìn niên hiệu Hoằng Định (1604) có ông Trần Vĩ, đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Ông thi đỗ năm 41 tuổi, làm quan tới chức Tả Thị Lang Bộ Lại, kiêm Đông Các Đại học sĩ, tước Hương Quận Công. Ông từng đi sứ sang nhà Minh. Khi mất được tăng chức Thượng Thư, hàm Thiếu Bảo.
Đặc biệt dòng họ Nhữ tại Hoạch Trạch có tới 5 vị đỗ đại khoa. Theo gia phả dòng tộc, họ Nhữ vốn ở làng An Tử Hạ huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, xứ Hải Dương (nay thuộc TP Hải Phòng). Thủy tổ của dòng họ là cụ Nhữ Văn Lan, đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân khoa Quý Mùi đời vua Lê Quang Thuận (1463). Ông làm quan đến chức Hộ Bộ thượng thư, gia phong cương chính bác đạt Đại Vương. Đời thứ hai, họ Nhữ di cư về thôn Đông, xã Lỗi Dương huyện Đường An, phủ Thượng Hồng (nay thuộc xã Thái Học).
Đến đời thứ 7, ông Nhữ Tiến Dụng là người đầu tiên của dòng họ Nhữ làng ở Hoạch Trạch đậu tiến sĩ. Theo gia phả và các tài liệu còn ghi chép, Nhữ Tiến Dụng sinh năm Quý Hợi (1623), ông mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được ông ngoại họ Chu, tự là Tiên Du và bà ngoại là Từ Lai đưa về nuôi dạy tại làng Hoạch Trạch, năm lên 6 tuổi cho đi học hai thày đồ Viên Công và Viên Lê, sau lớn lên theo học thái sư Công người Mộ Trạch. Năm 42 tuổi ông thi đỗ tiến sĩ khoa Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Trị thứ 2 (1664), được phong chức giám sát ngự sử, lễ khoa Đô cấp sự trung và nhiều chức tước khác. Ông từng hộ giá nhà vua đi đánh giặc, là người có tiếng về sống trong sạch được mọi người tôn kính. Năm ông 58 tuổi, con trai thứ 3 của ông là Nhữ Đình Hiền đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, ông được triều đình cho lập phủ đệ mới và cha con ông đã chọn đất quê ngoại cắm dinh. Ông mất ngày 20 tháng 6 năm 1689 thọ 67 tuổi. Lúc nhỏ theo học quan Thượng thư Hoàng tướng công ở xã Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi. Sau lại theo học Nguyễn Tướng Công ở xã Nguyệt Ánh, huyện Thanh Trì. Năm 17 tuổi thi Hương đỗ Hương cống, thi Đình khoa Canh Thân niên hiệu Vĩnh Trị 5 (1680) đỗ Tam Giáp đồng tiến sĩ xuất thân và được thăng chức Hàn lâm viện Hiệu Khảo, giữ nhiều chức vụ của triều đình trao. Năm 39 tuổi làm chánh sứ sang Trung Quốc, hoàn thành tốt sứ mạng được giao, ông còn tìm cách học nghề làm lược tre đem về truyền dạy cho dân làng, để làng Hoạch Trạch nổi tiếng với nghề mới góp phần làm đẹp cho mọi người, ông được dân làng tôn vinh là Tổ nghề. Nhữ Đình Hiền là vị quan thanh liêm, chính trực, khi còn đương chức ông đã xét xử nhiều vụ kiện công minh, để tiếng muôn đời mà sử sách còn lưu truyền. Ông mất vào năm Vĩnh Thịnh thứ 12 (1716). Người đương thời từng ca ngợi:
"Văn chương Lê Anh Tuấn
Chính sự Nhữ Đình Hiền". (Lê Anh Tuấn là người làng Thanh Mai nay thuộc Ba Vì, Hà Nội, đỗ tiến sĩ năm 1694 là người nổi tiếng về văn chương đương thời). Con tiến sĩ Nhữ Đình Hiền là Nhữ Đình Toản sinh ngày 6 tháng 4 năm 1703, đỗ Đệ Tam Giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736). Nhữ Đình Toản là người thông minh, ham học hỏi, ông được giữ nhiều chức vụ cao trong triều đình. Sống thanh bạch, thẳng thắn, ông được mọi người yêu mến và kính nể, được chúa Trịnh Doanh cho đổi tên là Công Toản. Tháng 6 năm Tân Mùi (1751) Trịnh Doanh lấy cớ cần phải chấn chỉnh chức trách các viên quan giữ việc chính trị giao cho ông tham khảo điều lệ các triều, sắp đặt quân chức phân trật thành từng loại, lại ban hành 9 điều nói rõ chức trách các công việc quan trong kinh, ngoài trấn. Khi bình luận về hai việc này Phan Huy Chú khen là điển chương tốt và những người học thực ai cũng khen. Khi về nghỉ ông được ban danh hiệu Quốc Lão. Năm 1773 ông mất được truy tặng làm Thái Bảo. Tiến sĩ Nhữ Công Chân sinh năm 1751 là con tiến sĩ Nhữ Đình Toản, đỗ Đệ Nhị Giáp Tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 33 (1772). Ông làm quan tới chức Hàn lâm thị chế, Thị lễ bộ Hữu Thị Lang. Làm quan lúc chính sự rối ren, kiêu binh tam phủ nổi dậy ông từ quan về quê du ngoạn khắp nơi. Tiến sĩ Nhữ Trọng Đài là cháu nội tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng, cháu họ Nhữ Đình Hiền, anh họ Nhữ Đình Toản, bác họ Nhữ Công Chân thi đỗ Đệ Nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhị danh khoa Quý Sửu niên hiệu Long Đức thứ 2 (1733). Làm quan tới Hiến Sát sứ. Như vậy trong gần 280 năm, làng Hoạch Trạch đã có 7 vị đỗ tiến sĩ nho học trên tổng số 11 vị tiến sĩ của xã Thái Học, chiếm vị trị thứ nhì của huyện Bình Giang sau làng Mộ Trạch (xã Tân Hồng). Theo văn bia chỉ huyện Đường An dựng năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) thì làng Hoạch Trạch có 7 vị tiên hiền, trong đó có 1 bảng nhãn, 2 hoàng giáp và 4 đồng tiến sĩ xuất thân. Điều đặc biệt là 5 trong số 7 tiến sĩ nho học của làng là cùng một dòng họ Nhữ, có quan hệ huyết thống. Điều đó chứng tỏ ngoài truyền thống hiếu học, việc khuyến học, khuyết tài trong dòng họ cũng đóng vai trò quan trọng tới việc học tập của các thế hệ. Các vị tiến sĩ làng Hoạch Trạch học hành thành đạt, sau khi thi đậu đều ra làm quan tham gia vào chính sự của đất nước, nhưng vẫn không quên cuộc sống của người dân quê hương. Vì vậy, Tiến sĩ Nhữ Đình Hiền trong lần đi sứ Trung Quốc đã tìm cách học nghề làm lược tre về truyền dạy cho dân làng. Em trai tiến sĩ Nhữ Đình Toản dựng phường Diên Lộc để tập hợp những người làm lược ở làng giúp đỡ nhau. Sau đó cụ Toản còn giành 12 mẫu lộc điền vua ban để cho phường Diên Lộc trồng cấy lấy hoa lợi dùng vào việc chung của phường. Nghề làm lược tre làng Hoạch Trạch đã từng nổi tiếng khắp đất nước mang lại đời sống khá giả cho nhân dân. Để ghi nhớ công ơn, nhân dân đã tôn vinh Nhữ Đình Hiền là Thánh sư nghề lược. Đó cũng là điều đặc biệt của các vị tiến sĩ làng Hoạch Trạch. (theo Nguyễn Duy Cương
Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hải Dương)

22/12/2024

🌈🌈🌈 Theo đúng kế hoạch, sáng nay 22/12/2024 Ban Kiến thiết tiến hành việc cải tạo Khuôn viên khu Đền thờ Ông Tổ nghề Lược🙏🙏🙏

📣📣📣THÔNG BÁOTính đến 21 giờ ngày 17/12/2024, Dòng họ Nhữ - Hoạch Trạch tiếp tục nhận được tấm lòng Công đức của các Ban ...
18/12/2024

📣📣📣THÔNG BÁO
Tính đến 21 giờ ngày 17/12/2024, Dòng họ Nhữ - Hoạch Trạch tiếp tục nhận được tấm lòng Công đức của các Ban ngành Đoàn thể, và của các cụ, các ông các bà ...sau (có danh sách kèm theo).
💐Ban tài chính rất mong nhận được sự đóng góp, ủng hộ của toàn thể con cháu, dâu rể, nội ngoại... và của quý khách thập phương. Ban kiến thiết đã bắt đầu triển khai các hạng mục công việc. Quy hoạch khuôn viên, cảnh quan Khu Đền thờ ông Tổ nghề Lược thêm Trang nghiêm & Xanh-Sạch- Đẹp. Từng bước phấn đấu đưa Khu di tích LS-VH Quốc gia này thành Khu du lịch (giống Khu Văn miếu Mao Điền).
Xin trân trọng cảm ơn ! 🌹🌸💐

📣📣📣THÔNG BÁOTính đến 8 giờ sáng nay (ngày 11/12/2024) Dòng họ Nhữ - Hoạch Trạch đã nhận được tấm lòng Công đức của các c...
11/12/2024

📣📣📣THÔNG BÁO
Tính đến 8 giờ sáng nay (ngày 11/12/2024) Dòng họ Nhữ - Hoạch Trạch đã nhận được tấm lòng Công đức của các cụ, các ông các bà ...sau (có danh sách kèm theo). Ban tài chính tiếp tục mong nhận được sự đóng góp, ủng hộ của toàn thể con cháu, dâu rể, nội ngoại... và quý khách thập phương. Dự kiến đầu tháng 12/ 2024 (âm lịch), sẽ tu sửa, cải tạo... để khuôn viên, cảnh quan Khu Đền thờ ông Tổ nghề Lược thêm Xanh-Sạch- Đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn !

01/12/2024

📣📣📣Bà con nhân dân cùng con cháu họ Nhữ có thể xem lại vở chèo: "Nhữ Thục nhi nữ" (Do Đoàn chèo TP Hải Phòng dàn dựng và công diễn lần đầu, ngày 30/11/2024) theo các cách sau:
- Cách 1: Xem trên Ti vi. Vào Youtube, gõ dòng chữ: Vo cheo nhu thuc nhi nu 30112024
- Cách 2: Xem trên Điện thoại. Kích trực tiếp Link: https://youtu.be/166ojFE-37o
- Cách 3: Xem trên fecabook. Kích trực tiếp Link: https://www.facebook.com/share/v/18e88KDASh/?

Nhận lời mời của dòng họ Nhữ thôn Nghĩa Dũng, (xã Đại Sơn, Tứ Kỳ, Hải Dương), hôm 30/3/2024 (tức 21/ 2/ Giáp Thìn), dòng...
11/04/2024

Nhận lời mời của dòng họ Nhữ thôn Nghĩa Dũng, (xã Đại Sơn, Tứ Kỳ, Hải Dương), hôm 30/3/2024 (tức 21/ 2/ Giáp Thìn), dòng họ Nhữ - Hoạch Trạch có cử đoàn đại biểu về dự Lễ dâng hương, bái tổ.
Dâng hương Lễ tổ mùa xuân của dòng họ Nhữ thôn Nghĩa Dũng.- là hoạt động thường niên nhằm giáo dục cho con cháu truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và tri ân các bậc tiền nhân đã gây dựng cơ nghiệp cho con cháu hôm nay.

Sáng qua (24/3/2024) Họ Nhữ Hoạch Trạch đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 251 năm ngày mất của Tiến sĩ, Tế tửu Quốc Tử...
25/03/2024

Sáng qua (24/3/2024) Họ Nhữ Hoạch Trạch đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 251 năm ngày mất của Tiến sĩ, Tế tửu Quốc Tử Giám Nhữ Đình Toản (16 tháng 2 năm 1773 - 16 tháng 2 năm 2024 ÂL), tại Đền thờ tiến sĩ Nhữ Đình Toản ở thôn Vạc, xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Nhữ Đình Toản là cháu nội của tiến sĩ Nhữ Tiến Dụng và là con của tiến sĩ Nhữ Tiến Hiền. Năm 34 tuổi, ông thi đỗ Hội nguyên Tiến sĩ khoa Bính Thìn (1736), dưới triều vua Lê Ý Tông. Sau khi thi đỗ, năm 1738, ông ra làm quan phục sự đất nước.
Với nhân cách và hành trang của mình, tiến sĩ Nhữ Đình Toản xứng đáng là một trong những danh thần tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam.
Về dự Lễ dâng hương có các cụ, các ông các bà đại diện cho Ban liên lạc Họ Nhữ Việt Nam và các cụ, các ông các bà đại diện dòng họ Nhữ Hoạch Trạch. Dưới đây là một số hình ảnh của buổi Lễ. (nguồn ảnh do ông Nhữ Ngọc Cương, Nhữ Đình Chính cung cấp).

29/02/2024

Phát huy vai trò khuyến học của dòng họ Nhữ-Hoạch Trạch, xã Thái Học, Bình Giang, Hải Dương.
(Nguồn tin trích từ Chương trình Thời sự, Đài PT-TH Hải Dương)
*) Link xem trên YouTube: https://youtu.be/cWXPCXeAt1A

NHÂN NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM 27/2 XIN TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU VỀ TẤM GƯƠNG CỦA BÁC SỸ NHỮ THẾ BẢO      Bác sỹ Nhữ Thế Bảo...
27/02/2024

NHÂN NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM 27/2 XIN TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU VỀ TẤM GƯƠNG CỦA BÁC SỸ NHỮ THẾ BẢO
Bác sỹ Nhữ Thế Bảo (20/6/1912 – 2/4/1983), quê ở làng Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông từng làm Viện trưởng Quân y viện 108, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô, Cục trưởng Cục Bảo vệ sức khoẻ TƯ, Ủy viên Thường trực Hội đồng bác sỹ TƯ, đặc trách chăm sóc sức khỏe của các vị lãnh tụ: Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng…
Nhữ Thế Bảo xuất thân trong một gia đình dòng dõi khoa bảng. Cha ông là Nhữ Trọng Túc, đậu cử nhân, được bổ nhiệm chức Hàn lâm viện thị độc học sỹ và được triều đình nhà Nguyễn cử đi sứ, giữ mối quan hệ bang giao với Trung Quốc trong nhiều năm. Ngoài ra, các cụ tổ nhiều đời đều nối tiếp nhau đỗ đại khoa như: Tiến sỹ Nhữ Văn Lan (1463), tiến sỹ Nhữ Tiến Dụng (1664), tiến sỹ Nhữ Đình Hiền (1680), bảng nhãn Nhữ Trọng Thai (1733), tiến sỹ Nhữ Đình Toản (1736), hoàng giáp Nhữ Công Chân (1772)…
Tốt nghiệp y khoa năm 1938, khi vừa tròn 26 tuổi, Nhữ Thế Bảo là một trong số những người tiêu biểu nhất của lớp trí thức trẻ đầu tiên sớm giác ngộ cách mạng, đem hết tài năng, trí tuệ và lòng nhiệt thành phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Khi còn là học sinh ông đã cùng bạn bè tham gia cuộc bãi khóa để tang cụ Phan Chu Trinh. Trong thời gian làm thầy thuốc ở mỏ than Hòn G*i (từ 1939-1945), trước Tổng khởi nghĩa ông đã bắt liên lạc với cán bộ Việt Minh và tham gia tổng khởi nghĩa, giành chính quyền ở Hòn G*i, được cử làm Ủy viên xã hội trong Ủy ban cách mạng Hòn G*i.
Năm 1946, ông cùng một số trí thức yêu nước sáng lập ra Đảng Xã hội Việt Nam. Cuối năm 1946, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Hà Nội ngập trong khói lửa với 60 ngày đêm quyết tử để bảo vệ Thủ đô, ông tham gia trong Ủy ban bảo vệ thành phố với cương vị Phó Trưởng Ban Y tế ngoại thành. Cuối tháng 1-1947, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam và làm Giám đốc Quân dân y phân khu Tây bắc TP. Hà Nội. Bác sỹ Nhữ Thế Bảo đã trở thành một trong những chiến sỹ tiên phong thành lập ngành Quân y Việt Nam.
Trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ, ác liệt, ông tham gia quân đội, xông pha trên các chiến dịch ở mặt trận, được giao trách nhiệm lãnh đạo chủ chốt trong các đơn vị quân y. Một người đồng nghiệp, từng sát cánh bên ông trong những ngày gian khổ đó kể: "Năm 1952 cùng đồng chí đi phục vụ chiến dịch Quang Trung, đồng chí đi bộ từ đơn vị này sang đơn vị khác, nêu gương dũng cảm phục vụ không nghĩ đến bản thân mình, chỉ nghĩ đến việc cứu tính mạng của chiến sỹ”…
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, ông được chuyển công tác về Bộ Y tế (1956). Ngoài đảm nhận cương vị lãnh đạo chủ chốt đơn vị ông được Trung ương Đảng, Chính phủ tín nhiệm giao đảm trách chăm sóc sức khoẻ các đồng chí cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, đặc trách chăm sóc sức khoẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Phó Chủ tịch Nguyễn Lương Bằng… Hơn 20 năm biệt phái công tác tại Phủ Chủ tịch, ông ngày đêm theo sát các bước đường công tác để chăm sóc sức khoẻ cho các vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta.
Với tất cả tài năng, tâm sức, bác sỹ Nhữ Thế Bảo đã luôn ở bên và chăm sóc sức khỏe cho Bác Hồ đến những giây phút cuối cùng. Sau khi Người qua đời, với những cống hiến trong công tác, bác sỹ Nhữ Thế Bảo đã được Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng tặng Bằng khen với lời ghi: "Đã tận tụy hoàn thành nhiệm vụ phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người còn sống”.-theo nguồn tin https://bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/1082-bac-h-choi-bi-a-v-i-bac-s-nh-th-b-o.html
(Dưới đây là một số hình ảnh về bác sỹ Nhữ Thế Bảo)

📣💕BÀI VIẾT VỀ CỤ NHỮ ĐÌNH TOẢN🌈🤝🌹
27/02/2024

📣💕BÀI VIẾT VỀ CỤ NHỮ ĐÌNH TOẢN🌈🤝🌹

ĐẤT VÀ NGƯỜI BÌNH GIANG: NHÂN VẬT CHÍ
NHỮ ĐÌNH TOẢN - DANH THẦN VĂN VÕ
Ông Nhữ Đình Toản là con thứ 3 của cụ Nhữ Đình Hiền, sinh năm Quý Mùi, Chính Hoà 24 (1703), tại làng Hoạch Trạch. Năm 34 tuổi, đỗ đồng tiến sĩ xuất thân, khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736), làm quan đến chức Tham tụng, Thượng thư bộ binh.
Trong Nhân vật chí, Phan Huy Chú viết: "Nhữ Đình Toản, thông minh, ham học,... năm Tân Mùi (1751) hiệu đính cuốn Bách quan chức trưởng, tham khảo châm chước điều lệ các triều trước, đem 9 điều dậy bảo cho trướng phủ, khen là điểm tốt. Ông cho văn chương thời ấy rườm rà, vụn vặt, dần dần mất cả thuần hậu. Ông xin chúa xuống chỉ dụ khôi phục theo thể văn thời Hồng Đức, thi Hương, thi Hội đều dùng lối văn bình dị, bỏ lối viết vụn vặt từ đây. Lối văn thi cử thay đổi hết, những người có học thức ai cũng khen. Ông làm quan hơn 10 năm, cốt giữ thể thống, ưa chuộng khoan hoà, rộng rãi, thời bấy giờ khen là danh thần. Sau vì muốn xa lánh nơi quyền thế mới đổi sang chức võ, được hàm Hiệu điểm, coi việc võ, thăng đến chức Tả đô đốc, tước Trung phái hầu. Khi về hưu được đặc ân cho vào bậc Quốc lão...". Sách Cương mục còn cho biết: "Tháng 3 năm Tân Dậu (1741), vì đất Hải Dương đã được bình định nên chia làm 4 đạo: Thượng Hồng, Hạ Hồng, An Lão, Đông Triều, mỗi đạo đặt một chức trấn thủ để chiểu theo địa phận, vỗ về dân chúng. Bổ dụng Nhữ Đình Toản, Vũ Khâm Lân, Phạm Đình Trọng, Vũ Phương Đề đều giữ chức Hiệp đồng"
Nhữ Công Chân, con trai thứ tư của Nhữ Đình Toản, sinh năm Cảnh Hưng 12 (1751), năm 22 tuổi, đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân, tức Hoàng giáp khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772).
Nhữ Trọng Đài, cháu nội Nhữ Tiến Dung, đỗ Bảng nhãn khoa Quý Sửu, năm Long Đức thứ hai (1733). Như vậy, trong 4 đời, chi họ Nhữ Hoạch Trạch có 5 người đỗ tiến sĩ và đều có sự nghiệp hiển đạt.
Hiện nay ở thôn Thị (Đình Tổ) xã Thái Học còn ngôi nhà thờ chi họ Nhữ Hoạch Trạch, gọi là Từ Hiếu đ¬¬ường.
Gia phả do tiến sĩ Nhữ Đình Toản soạn vào giữa thế kỷ XVIII, sao năm Duy Tân thứ 3 (1909). Đây là một trong những cuốn gia phả viết chuẩn mực và có nhiều tư¬¬ liệu lịch sử giá trị.
Tại nhà thờ còn câu đối, nguyên là câu đối Ngự đề thêu trên lá cờ vua ban cho quốc lão Nhữ Đình Toản khi về hưu:
Văn tiến sĩ, vũ quận công, triều trung hiển hoạn,
Quốc trung thần, gia hiếu tử, thiên hạ hoàn danh
(Văn đỗ tiến sĩ, Võ là quận công, trong triều làm quan hiển đạt,
Đối với n¬ước là trung thần, đối với nhà là con hiếu, nổi tiếng thiên hạ)
Ông có một số tác phẩm: Bách ty chức tr¬ưởng, Hoạch Trạch Nhữ tộc phả, Trung quân liên vịnh tập.

🌺🌸🤝THƯ CẢM ƠN🤝🌺🌷🌈🌷(Của Ban quản lí Di tích lich sử xã Thái Học-Dòng họ Nhữ Hoạch Trạch)🚀🌷👇
22/02/2024

🌺🌸🤝THƯ CẢM ƠN🤝🌺🌷
🌈🌷(Của Ban quản lí Di tích lich sử xã Thái Học-Dòng họ Nhữ Hoạch Trạch)🚀🌷👇

🌈🌷🌸DANH SÁCH CÁC CHÁU NHẬN THƯ KHEN VỀ THÀNH TÍCH HỌC TẬP; NĂM HỌC 2022-2023🌷🌺(Của Ban khuyến học họ Nhữ-Họach Trạch)💕🌺👇
20/02/2024

🌈🌷🌸DANH SÁCH CÁC CHÁU NHẬN THƯ KHEN VỀ THÀNH TÍCH HỌC TẬP; NĂM HỌC 2022-2023🌷🌺
(Của Ban khuyến học họ Nhữ-Họach Trạch)💕🌺👇

19/02/2024

Address

Xã Thái Minh, Huyện Bình Giang
Hai Duong
03713

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Họ Nhữ Hoạch Trạch posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Họ Nhữ Hoạch Trạch:

Videos

Share