READ books

READ books R.E.A.D. - Read to Enjoy, Aspire, and Discover. Thương hiệu sách hướng tới việc mang l? Rất cảm ơn các bạn đã quan tâm và ủng hộ chúng tôi!

R.E.A.D.books được ra đời vào năm 2016 bởi những con nghiện sách, với một mong muốn cực kỳ ích kỷ: được làm những cuốn sách mình chọn, mình thích và rủ mọi người đọc cùng. Trong một thị trường sách Việt Nam vốn đã khá phong phú, nhiều khi chúng tôi vẫn cảm thấy bị thiếu sách đọc, bởi những chủ đề rất hay chưa có người viết, hay những cuốn sách cực chất của nước ngoài vẫn chưa được mang về Việt Nam

. Sau rất nhiều đêm không ăn ngày không ngủ, chúng tôi quyết định phải khai sinh một thương hiệu sách dành riêng cho các bạn trẻ, với những cuốn sách thú vị, độc đáo, bổ ích. Một thương hiệu sách khoa học mà không khó đọc là ước mơ và mục tiêu chúng tôi hướng đến. R.E.A.D.books là một tập hợp của các cá nhân thích những chủ đề nghiêm túc nhưng lại không thích nói chuyện nghiêm túc, bởi vậy chúng tôi tin rằng các bạn, những độc giả thân yêu của R.E.A.D.books, cũng là những con người như thế. Chúng tôi rất hạnh phúc khi có các bạn đồng hành trên hành trình khám phá những điều mới lạ. Con đường mà chúng ta đi cùng nhau chắc chắn sẽ rất giải trí, đầy cảm hứng và thú vị, cũng mong nó là một con đường dài thật dài. R.E.A.D.books nhận mọi đóng góp của các bạn độc giả qua trang fanpage chính thức https://www.facebook.com/READbooks.vn và hòm mail [email protected].

4 KIỂU NÓI CỦA NGƯỜI CÓ EQ THẤPNgười có trí tuệ cảm xúc (EQ) thấp khó giành được tình cảm của người khác bởi dễ xúc phạm...
24/12/2024

4 KIỂU NÓI CỦA NGƯỜI CÓ EQ THẤP

Người có trí tuệ cảm xúc (EQ) thấp khó giành được tình cảm của người khác bởi dễ xúc phạm đối phương vô thức bằng lời nói.

EQ là viết tắt tiếng Anh của Emotional Quotient, được hiểu theo nghĩa là khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và người xung quanh.

Khi giao tiếp, nhiều người thường quá quan tâm đến nội dung mà quên đi cách thức biểu đạt cảm xúc, cụ thể hơn chính là ngữ khí, giọng điệu nói chuyện. Giọng điệu tích cực sẽ khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng. Ngữ khí tiêu cực gây cảm giác mệt mỏi, áp bức, từ đó phá hủy mối quan hệ.

Những người EQ thấp có xu hướng nói chuyện bằng những giọng điệu dưới đây.

🌸 1. GIỌNG ĐIỆU NGHI NGỜ

Khi giao tiếp với người khác, người EQ thấp thường có giọng điệu hoài nghi, kiểu như: "Thật như vậy không?" hay "Tại sao lại như thế được".

Giọng điệu hoài nghi luôn hàm chứa ý nghĩa tiêu cực, thể hiện không tin tưởng người khác. Nếu thường xuyên sử dụng giọng điệu này trong giao tiếp sẽ khiến đối phương khó chịu, mất thiện cảm, tạo ra khoảng cách giữa người nói và người nghe.

🌸 2. GIỌNG ĐIỆU HỎI NGƯỢC

"Không phải đã nói với bạn rồi sao?, "Việc đơn giản thế này mà bạn không làm tốt được hả?"... là một trong những giọng điệu chất vấn, hỏi ngược, với ẩn ý: "Tôi đúng và bạn sai".

Cách nói này thể hiện sự phủ định mạnh hơn cả giọng điệu nghi ngờ bởi còn hàm chứa sự không hài lòng, thậm chí khinh thường đối phương. Người thường xuyên sử dụng giọng điệu này coi mình là giỏi nhất nên không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Họ thuộc nhóm có trí tuệ cảm xúc thấp điển hình.

🌸 3. GIỌNG ĐIỆU THỜ Ơ

Khi cãi nhau, vì không muốn tiếp tục hoặc lười giải thích, nhiều người sẽ nói: "Nghĩ sao thì tùy". Giọng điệu thờ ơ này khiến đối phương cảm thấy người nói không quan tâm đến cảm xúc của mình, sự tức giận vốn có lại càng thêm bùng nổ.

Giao tiếp là cách trao đổi hai chiều, nhưng giọng điệu thờ ơ chỉ truyền tín hiệu người nói không muốn giao tiếp với đối phương. Giọng điệu này cũng thể hiện sự thiếu đồng cảm, khiến cho đối phương thấy rằng bạn không nỗ lực để hiểu hoàn cảnh và tình huống của họ. Nên tránh sử dụng giọng điệu này khi nói chuyện với người khác.

🌸 4. GIỌNG ĐIỆU RA LỆNH

"Đưa tôi tập tài liệu", "Lấy hộ tôi cốc nước"... là một trong những giọng điệu ra lệnh khiến người nghe cảm thấy khó chịu, tức giận, thậm chí bất mãn. Giọng điệu này chứng tỏ người nói là kẻ mạnh, người nghe là kẻ yếu.

Nhiều người cho rằng lời nói ra lệnh là biểu hiện của sự mạnh mẽ, dứt khoát, thẳng thắn nên họ không cảm thấy tội lỗi. Điều này hoàn toàn sai lầm! Thực tế là không ai muốn sự bất bình đẳng và chèn ép cả. Cho dù quan hệ thân thiết đến mức nào, ra lệnh chính là thứ tối kỵ khiến tình nghĩa tàn phai, bạn bè xa lánh.

Trang Vy (Theo toutiao)

NGÔN NGỮ BẠN NÓI CÓ THỂ THỂ HIỆN NHÂN CÁCH CỦA BẠNNgôn ngữ là một hệ thống biểu tượng chung, nhưng cách mỗi người sử dụn...
23/12/2024

NGÔN NGỮ BẠN NÓI CÓ THỂ THỂ HIỆN NHÂN CÁCH CỦA BẠN

Ngôn ngữ là một hệ thống biểu tượng chung, nhưng cách mỗi người sử dụng những biểu tượng đó lại vô cùng riêng biệt.. Hãy lắng nghe cách người khác nói chuyện, rồi bạn sẽ có cái nhìn sơ lược về cách họ tư duy, cảm nhận và thấu hiểu thế giới của họ.
Khi bạn quan sát kỹ các lựa chọn sử dụng ngôn ngữ của một người, mọi thứ trở nên vô cùng rõ ràng và bạn tự hỏi tại sao trước đây bạn chưa bao giờ nhận ra điều đó! Một số nghiên cứu cho thấy người hướng ngoại có xu hướng nói to hơn, nhiều hơn và nhanh hơn.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học VU ở Amsterdam đã yêu cầu 40 tình nguyện viên xem ảnh về các tình huống xã hội khác nhau và miêu tả thành lời những gì họ quan sát.
Trưởng nhóm nghiên cứu Camiel Beukeboom phát hiện ra rằng người hướng ngoại chọn ngôn ngữ trừu tượng, thẳng thắn và đại khái, trong khi người hướng nội diễn tả cụ thể hơn và sử dụng nhiều từ ngữ phòng bị hơn (các từ “xoa dịu” giúp giảm tác động trong cách diễn đạt của họ – ví dụ: “Có lẽ, bạn biết đấy, đây có thể là một ý tưởng hay, nếu bạn hiểu ý tôi” thay vì “Đây là một ý tưởng hay”).

Người hướng ngoại có xu hướng bộc lộ theo kiểu “liều” hơn, bốc đồng và ít cụ thể hơn, trong khi người hướng nội lại e ngại rủi ro và thận trọng trong các câu trả lời của mình.
---------—----------------------------
📌 Lược trích cuốn sách SỨC MẠNH CỦA EQ - Cuốn sách giúp bạn trở thành một người mạnh mẽ, làm chủ ngôn ngữ và khiến mọi người KHAO KHÁT sự hiện diện của bạn.
🔥 Đặt sách giảm gia tại:
👉 Shopee: https://s.shopee.vn/5KsIA7c56L
👉 T-ikt-ok: https://vt.tiktok.com/ZSjYjQu1v/

MẶC CẢM VÌ GIA ĐÌNH CÓ PHẢI LÀ ĐIỀU XẤU?Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy là phải yêu thương gia đình, gia đình là số một. Nh...
23/12/2024

MẶC CẢM VÌ GIA ĐÌNH CÓ PHẢI LÀ ĐIỀU XẤU?

Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy là phải yêu thương gia đình, gia đình là số một. Nhưng sâu thẳm trong tâm hồn có lúc nào chúng ta muốn chối bỏ điều ấy hay không?

Sẽ ra sao nếu bố chỉ là một ông chú bán hàng ngoài chợ, người lúc nào cũng nhễ nhại mồ hôi thấm trên chiếc áo bạc màu. Mẹ chỉ có đôi tay đầy những vết chai in hằn sau những năm tháng lao động vất vả, chiều nào cũng chạy vội trên con xe wave cũ mèm đến đón bạn sau giờ học. Bạn có từng lo sợ rằng học thức, địa vị, hoàn cảnh của gia đình sẽ ảnh hưởng đến “hình tượng mình dày công xây dựng” hay không?

Lớn lên, khi nghĩ về những cảm xúc ngày xưa, chúng ta xấu hổ, thấy bản thân thật ích kỷ và hẹp hòi. Ta ghét “con bé năm ấy” và tìm cách bỏ trốn mỗi khi ký ức xâm chiếm. Ta trở thành người đáng bị “ném đá” vì chối bỏ tình yêu vô điều kiện mà cha mẹ dành cho.

Thế nhưng sâu trong tâm hồn, nỗi hổ thẹn vẫn luôn ở đó, trở thành một phần tuổi thơ, là dấu ấn của hành trình trưởng thành. Khi không còn đặt thước đo giá trị của bản thân dựa trên sự hào nhoáng và phù phiếm nữa, chúng ta sẽ nhận ra những cảm xúc tội lỗi là cực - kỳ - bình - thường. Chúng ta chỉ đến cuộc đời duy nhất một lần, mọi cảm xúc hay sai lầm đều là bài học quý giá để chúng ta hoàn thiện hơn.

Nơi hạnh phúc nhất là gia đình, nơi muộn phiền cũng có thể là gia đình. Con người không hoàn hảo và gia đình cũng thế. Nên hãy luôn bao dung và san sẻ không ngừng, bởi vì đó chính là nỗ lực xứng đáng nhất cuộc đời. Giống như trong bài hát “Đi về nhà”, Đen Vâu cũng từng viết: “Đường về nhà là vào tim ta, dẫu có muôn trùng qua. Vật đổi sao dời, nhà vẫn luôn là nhà”

Nguồn: Sưu tầm

ĐIỀU GÌ KHÔNG ĐÁNG ĐỂ CHÚNG TA LÃNG PHÍ THỜI GIAN? Để nhận biết được điều gì không đáng, chúng ta cần dựa vào 3 yếu tố s...
23/12/2024

ĐIỀU GÌ KHÔNG ĐÁNG ĐỂ CHÚNG TA LÃNG PHÍ THỜI GIAN?

Để nhận biết được điều gì không đáng, chúng ta cần dựa vào 3 yếu tố sau:
1. Giá trị quan: Nếu điều gì đó phù hợp với giá trị quan của chúng ta thì điều đó đáng làm. Chúng ta sẽ hoàn thành việc đó với tất cả sự nhiệt tình của mình.

2. Tính cách và khí chất: Một người làm gì cũng phải phù hợp với tính cách và khí chất của bản thân. Nếu sự tương phản quá lớn thì rất khó có thể hoàn thành công việc. Ví dụ, một người thích giao tiếp xã hội làm công việc của nhân viên lưu trữ hồ sơ, hoặc một người hướng nội nhút nhát lại phải giao tiếp với người khác hằng ngày, như vậy sẽ rất khó để họ hoàn thành tốt công việc được giao.

3. Tình hình thực tế: Cùng một công việc nhưng được thực hiện trong hoàn cảnh khác nhau cũng sẽ mang lại cảm giác khác nhau. Ví dụ, nếu đang làm những việc lặt vặt trong công ty, bạn sẽ nghĩ rằng nó không đáng làm. Nhưng khi được thăng chức lên quản đốc hoặc trưởng phòng, bạn sẽ nghĩ những việc nhỏ nhặt này rất quan trọng và buộc phải xử lý một cách cẩn thận.

Tóm lại, một việc đáng làm cần đáp ứng ba điều kiện: Phù hợp với giá trị quan của chúng ta, thích hợp với tính cách và khí chất của chúng ta và có thể mang lại hy vọng cho chúng ta.

-----
📖Lược trích cuốn sách Định Luật Murphy- Mọi bí mật tâm lý thao túng cuộc đời bạn.
📖 Link đặt sách:
👉Shopee: https://s.shopee.vn/5AYsAlzvK5
👉Tiki: https://ti.ki/PHyH2J1w/DINHLUAT-MURPHY

5 LÝ DO KHIẾN MỘT NGƯỜI Ở LẠI TRONG MỘT MỐI QUAN HỆ BẠO LỰC NGÔN TỪThoát khỏi đó có thể gây khó khăn với một người theo ...
23/12/2024

5 LÝ DO KHIẾN MỘT NGƯỜI Ở LẠI TRONG MỘT MỐI QUAN HỆ BẠO LỰC NGÔN TỪ

Thoát khỏi đó có thể gây khó khăn với một người theo những cách không ngờ.

Chúng ta đều biết bạo lực ngôn TỪ có thể chịu đựng được trong một số nền văn hóa vì nhiều người tin rằng chỉ tổn thương vật lý mới là sai trái. Bạo lực thể chất là “tiêu chuẩn vàng” của bạo lực, và nếu không đạt tới mức độ đó, nhiều người vẫn giữ thái độ hoài nghi về bạo lực ngôn từ. Nhưng nhận biết bạo lực ngôn ngữ thực sự phức tạp hơn bạn nghĩ.

Có một vấn đề xuất hiện trong nghiên cứu của tôi dành cho quyển sách thứ 4 về bạo lực ngôn từ là 20/20 nhận thức muộn biểu hiện ở cả nam giới và nữ giới khi bọ bàn luận về các mối quan hệ bạo lực ngôn từ với cha mẹ, anh chị em, bạn đời hay thậm chí là sếp. Celia, 50 tuổi tự hỏi động cơ thúc đẩy hành vi của cô ấy với người yêu là gì:

“Đúng là tôi bị hắn dọa sợ, hắn cũng làm nhiều cách khiến tôi thấy mình thật tệ khi liên tục phàn nàn về cân nặng của tôi hoặc chỉ trích thói quen chi tiêu của tôi, khả năng không thể kiểm soát cơn giận của hắn cũng khiến tôi thấy mình ở vị thế cao hơn theo cách nào đó. Tôi nghĩ đó là lý do vì sao tôi chịu đựng hắn bạo lực ngôn từ trong nhiều năm cho đến khi hắn bắt đầu làm thế với con trai chúng tôi. Tôi có cảm giác mình là 'người tốt đẹp hơn’ khi tha thứ cho hắn ta mỗi khi hắn làm rối tung mọi thứ lên vì tôi nghĩ hắn không thể ‘chịu’ được. Tôi biết nó nghe có vẻ kỳ lạ vì chuyên gia tâm lý của tôi nhấn mạnh sự sỉ nhục của hắn đã ảnh hưởng tới tôi thế nào nhưng tin tôi đi, có điều gì đó khác nữa xảy ra.”

Dan, 41 tuổi, miêu tả cách giải quyết với việc bạo lực ngôn từ của cha bằng những từ ngữ tương tự:

“Tôi đã bình thường hóa một phần hành vi của cha vì khi còn nhỏ, cuộc đời ông cũng đầy trắc trở và cha của ông là một người bạo lực và ngược đãi khủng khiếp. Nhưng giờ nhìn lại, tôi nghĩ mình đã trở thành một người đàn ông mạnh mẽ hơn vì đã không cúi đầu hoặc to tiếng với ông. Sau cùng thì vợ là người đã nói chuyện với tôi vì cô ấy cảm giác tôi đã tạo điều kiện để ông ấy làm vậy. Có lẽ là thế.”

Nhưng trong khi dành lòng cảm thông với kẻ bạo hành – và tự thưởng bản thân vì điều đó – có thể là một phần của phương trình nhưng nó thường không phải nhân tố chính. Rõ ràng không phải tất cả mọi người đều chịu đựng bạo hành ngôn từ, một số người sẽ rời khỏi mối quan hệ này với thay đổi mơ hồ trong suy nghĩ. Những người đó nhìn thấy các dấu hiệu nguy hiểm, tương tự cánh đồng hoa anh túc. Vậy điều gì khiến người ta ở lại?

Mối quan hệ giữa kẻ bạo hành và mục tiêu của hắn/ cô ta hình thành dựa trên sự mất cân bằng quyền lực. Thông thường, so với kẻ bạo hành, người bị bạo hành bỏ nhiều sức lực hơn để tiếp tục ở lại mối quan hệ này hoặc khiến hành vi này xảy ra; sự “bỏ ra” này có thể là về mặt tình cảm (một người trưởng thành với tâm tính của một đứa trẻ vẫn khao khát tình yêu của bố mẹ hoặc mối quan hệ lãng mạn với bạn đời sẽ không sẵn lòng bỏ cuộc), phản ánh nguồn lực kinh tế không cân bằng, lo lắng về con cái chung hoặc các nhân tố khác ngăn cản cô/ anh ấy rời đi.

Nhưng điều gì giữ họ lại trong mối quan hệ này mà không phải là chạy trốn?

Đây không phải một danh sách gây mệt mỏi đâu nhưng nó sẽ kéo dài từ các chủ đề phổ biến liên quan tới câu chuyện của mọi người trong nghiên cứu dành cho quyển sách của tôi.

🍁 1. HỌ KHÔNG NHẬN RA MÌNH BỊ BẠO LỰC NGÔN TỪ.

Hãy bắt đầu với điểm khởi đầu – thời thơ ấu – vì đây thực sự là thời điểm khởi đầu với hầu hết các mục tiêu bị bạo lực ngôn từ. Họ lớn lên trong những ngôi nhà mà bạo lực ngôn từ (sỉ nhục, không được lắng nghe, bị lờ đi hoặc bị ngăn cản, bị bắt nạt, bị cho ra rìa, bị la hét hoặc gaslighting (một thủ thuật thao túng tâm lý khi ai đó khiến nạn nhân nghĩ rằng nhận thức và cảm nhận của mình là sai lầm hoặc bị “làm quá") là trải nghiệm mỗi ngày. Từ các trải nghiệm thuở nhỏ, trẻ em hình thành khuôn mẫu tâm lý về cách thế giới vận hành và nếu bạo lực ngôn ngữ xảy ra liên tục trong thời gian dài, chúng sẽ nghĩ nó diễn ra ở mọi nơi. Khi đến tuổi vị thành niên, chúng có xu hướng bị thu hút bởi những người đối xử với chúng theo cách tương tự vì chúng nghĩ hành vi đó là “bình thường”. Chúng cũng có khuynh hướng chối bỏ ảnh hưởng của từ ngữ vì “đó chỉ là từ ngữ thôi, không phải nắm đấm” – và sẽ bao biện cho kẻ bạo hành (“Mẹ đối xử nghiêm khắc với tôi vì bà mong tôi mạnh mẽ”, “Anh ấy có ý tốt, nhưng đôi khi cách thể hiện hơi quá” và rất nhiều câu tương tự).

🍁 2. SỰ BẠO HÀNH KHÔNG DIỄN RA LIÊN TỤC.

Thí nghiệm về những con chuột đói của B. F. Skinner tiết lộ về sức mạnh của việc củng cố không liên tục. Trong chiếc lồng đầu tiên, con chuột có một đòn bẩy mà khi nhấn sẽ luôn có đồ ăn. Con chuột làm theo. Trong chiếc lồng thứ hai, đòn bẩy không mang tới thức ăn và con chuột cũng không bận tâm về điều đó. Nhưng ở chiếc lồng thứ ba, đòn bẩy chỉ mang tới thức ăn trong một số thời điểm và con chuột phải chuyển đổi và tập trung vào đó.

Điều này cũng xảy ra với con người. Khi nhận được thứ mình mong muốn trong một số thời điểm, chúng ta sẽ tập trung để dành lấy nó lần nữa. Vì thế trong mối quan hệ bạo lực ngôn từ, khi hành vi của kẻ bạo hành ngừng lại – hắn/ cô ta không nói gì hạ thấp bạn hoặc thậm chí còn trao cho bạn lời khen và tỏ ra ngọt ngào – người bị bạo hành sẽ trở thành con chuột đói đó, trừ việc rằng vì là con người, họ bắt đầu suy nghĩ từ hành vi đó và nổi lên hy vọng. “Thấy chưa?” Họ nói với bản thân: “Chúng ta bắt đầu thành công rồi.” Hoặc là “Anh/ Cô ấy thực sự rất yêu quý chúng ta đấy, và mấy thứ tồi tệ kia chỉ là thoáng qua thôi.” Đó là sự gắn kết chặt chẽ trong mối quan hệ bạo lực ngôn từ, gồm cả những vấn đề xảy ra với cha mẹ.

🍁 3. HỌ KHÔNG NHÌN THẤY CÁC NHÂN TỐ KIỂM SOÁT.

Vì bình thường hóa và hợp lý hóa việc sử dụng bạo lực ngôn từ, họ không nhìn thấy đó chính là công cụ để kiểm soát mình. Họ chấp nhận nó như một cách để “cố giữ lấy hòa bình” hoặc “hạ nhiệt” sự căng thẳng, họ cũng không nhận ra hành động đổ lỗi của kẻ bạo hành (“Tôi đã không phải hét lên nếu ngay từ đầu bạn chịu nghe tôi”) là sự thao túng. Họ tự nói với bản thân rằng ai ở trong một mối quan hệ thì đều sẽ có tranh luận, họ không nhận ra những gì mà bác sĩ John Gottman đã chỉ ra: đó là không quan trọng bạn tranh cãi hay không mà là bạn tranh cãi như thế nào. Họ không thấy mình bị cướp mất quyền tự quyết vì họ quá tập trung vào việc giữ mối quan hệ lâu bền, hoặc “hạ nhiệt” sự căng thẳng bằng cách xoa dịu nó, và có thể còn quay lại một trong những “giây phút đẹp đẽ” ngắt quãng đó.

🍁 4. HỌ TIN NHỮNG GÌ ĐƯỢC NÓI VỚI HỌ VÀ VỀ HỌ.

Những ai dễ bị tổn thương nhất khi phải chịu bạo lực ngôn từ trong các mối quan hệ trưởng thành là những người đã trải nghiệm nó khi còn trẻ và vẫn tiếp tục bình thường hóa những trải nghiệm thời thơ ấu này. Về cơ bản, những gì được phát ngôn khi trưởng thành ở hiện tại đều tái khẳng định và xác nhận những gì được nói trong quá khứ. Bất kỳ phản đối nào đến từ nạn nhân thường bị chệch hướng bởi những câu quen thuộc như “Tôi chẳng nói điều gì tổn thương cả, bạn quá nhạy cảm thì có” hoặc phiên bản gaslighting là “Bạn không biết đùa à? Đấy không phải ý của tôi đâu”.

Như Melanie, 55 tuổi giải thích rằng:

“Quá trình chuyển từ nhà của cha tôi tới nhà của chồng vào năm tôi 23 tuổi cứ diễn ra trôi chảy như thế, và trong khoảng thời gian rất dài, tôi đã chấp nhận những điều hắn ta nói về mình vì nó lặp lại những gì tôi luôn được nghe về bản thân. Rằng tôi rất lười biếng. Rằng tôi cẩu thả. Rằng tôi không đủ năng lực. Nhưng giáo viên, và sau này là đồng nghiệp của tôi lại nói khác. Tôi bắt đầu quá trình trị liệu vào năm 27 tuổi. Năm 29 tuổi, tôi ly hôn và rời đi, bắt đầu một cuộc sống không còn bạo lực ngôn từ.”

🍁 5. HỌ KHÔNG SẴN SÀNG NHẬN RA BẠO LỰC NGÔN TỪ

Có lẽ những câu chuyện được tiết lộ nhiều nhất là những chuyện được những người chủ động chống lại bạo lực ngôn từ kể lại bằng cách xác định và chỉ trích nó, thậm chí là bởi các nhà trị liệu. Một người dí dỏm sẽ lưu ý về “lần thứ ba đầy ấm áp” khi nhà trị liệu thứ 3 mà anh tham vấn vào năm anh 40 tuổi một lần nữa chỉ ra hành động bạo lực của cha anh (và sự hợp tác ngầm của mẹ anh) và lời phủ nhận của anh rằng “rồi nó sẽ trôi qua”. Theo như anh nói thì “Nghe này, tôi đã nghe đi nghe lại điều đó rồi, và tất cả những gì nó làm là cổ vũ tôi bảo vệ cha mình và biết rằng ông ấy yêu tôi, ông đã cố gắng để tôi mạnh mẽ hơn bằng cách đối xử nghiêm khắc với tôi. Tôi đã không thể nghe nó vào những năm tôi 20 hay 30 tuổi, nhưng sau cùng thì nó đau đớn đến mức tôi không thể không nghe nó trong lần cuối cùng này.”

Tôi đã viết về sự phủ nhận này trong quyển sách Daughter Detox của mình và gọi nó là “mâu thuẫn cốt lõi” – là sự giằng co giữa việc nhận thức được hành vi bạo hành của mẹ và sự hi vọng rằng bà và hành vi của bà có thể thay đổi bằng cách nào đó. Mâu thuẫn này thường kéo dài hàng thập kỷ trong quãng đời trưởng thành khi có sự can dự của cha hoặc mẹ.

🍁 TỪ GÓC NHÌN NGƯỜI TRONG CUỘC

Với tư cách là người xem – như họ hàng, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp – chúng ta thấy thật khó tin khi người mình quan tâm lại ở trong mối quan hệ bạo lực ngôn từ vì chúng ta là người lạc quan nhưng nó có thể rất khác khi là người trong cuộc. Đúng vậy, điều này có thể do sự mù quáng (có chủ ý hoặc không), sự phủ nhận, hy vọng và thất bại trong việc tưởng tượng một cuộc sống tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Hãy cố gắng giúp đỡ họ mà không phán xét. Gợi ý người đó đến gặp một nhà trị liệu là cách tốt vì bạo lực ngôn từ không bao giờ là ổn cả, nó luôn gây ra tổn thương.

Tác giả: Peg Streep
Nguồn: Psychology Today

Cuốn sách khái quát 100 vụ án có thật trên thế giới. Một tuyển tập bạn không thể bỏ lỡ khi đam mê những vụ án có thật nh...
22/12/2024

Cuốn sách khái quát 100 vụ án có thật trên thế giới. Một tuyển tập bạn không thể bỏ lỡ khi đam mê những vụ án có thật nha.
--------
100 kỷ vật tội ác - Dòng lịch sử chấn động về những kẻ s.a.t nh.an có thật. Cuốn sách mở ra cánh cửa giải mã hàng trăm câu chuyện chấn động có thật từ những kỷ vật nhuốm m.a'u, chứa đầy tà niệm.
👉 Shopee: https://s.shopee.vn/1qKJfr1KeO
👉 T-ikt-ok: https://vt.tiktok.com/ZSjYY1ab6/

BẠN ĐANG ĐÁNH GIÁ ĐÚNG THỰC LỰC BẢN THÂN HAY CHỈ LÀ "ẢO TƯỞNG SỨC MẠNH"?Nếu bạn là fan của những chương trình như Got Ta...
22/12/2024

BẠN ĐANG ĐÁNH GIÁ ĐÚNG THỰC LỰC BẢN THÂN HAY CHỈ LÀ "ẢO TƯỞNG SỨC MẠNH"?

Nếu bạn là fan của những chương trình như Got Talent hay Idol, hẳn bạn sẽ không lạ lẫm gì trước những màn trình diễn hết sức "thảm hoạ" của nhiều thí sinh, trong số đó không ít những người tự tin vào khả năng của mình. Vậy theo bạn, đây là chiêu trò của chương trình hay họ thực sự tự tin vào bản thân?

Tạm bỏ qua những yếu tố dàn xếp thì đúng là có nhiều người khá tự tin vào bản thân họ. Có thể khi đi hát karaoke cùng những người bạn, họ là người thể hiện tốt nhất, nhưng Got Talent hay Idol là cuộc thi có quy mô trên toàn quốc, và họ có thể xuất sắc nhất trong hội bạn nhưng trong phạm vi cả nước thì họ lại chẳng là gì cả.
Việc không thể đánh giá đúng mức năng lực bản thân là biểu hiện của hiệu ứng Dunning-Kruger và trong chúng ta, ai cũng ít nhiều có tồn tại hiệu ứng này.
David Dunning và Justin Kruger là hai thầy trò cùng nghiên cứu về hiệu ứng này, và cái tên Dunning-Kruger được ghép từ họ của hai người. Hiện tượng Dunning-Kruger được hai người họ đưa ra báo cáo vào năm 1999 và giành giải Ig Nobel về tâm lý học năm 2000.

Tuy nhiên, hiện tượng Dunning-Kruger không chỉ xảy ra ở những người thường thường bậc trung nhưng lại tự tin thái quá. Bản chất của hiện tượng này là khi bạn chưa có kinh nghiệm và chưa bỏ thời gian nghiên cứu tìm hiểu, bạn sẽ không thể nắm rõ được khả năng của mình đang ở vị trí nào trong lĩnh vực ấy. Trong khi với những người đã có kinh nghiệm, càng nghiên cứu họ sẽ càng thấy rõ bản thân còn thiếu sót ở điểm nào và phải nỗ lực ra sao để đạt được vị trí nhất định.

Nhìn một cách tổng thể, hiệu ứng Dunning-Kruger nằm ở vị trí đối lập của hội chứng rối loạn lưỡng cực với cảm giác bất an thường trực.
-Sưu tầm-

LỢI ÍCH LỚN NHẤT CỦA VIỆC ĐƯỢC THẤU HIỂU CHÍNH LÀ CÓ THỂ HẾT CÔ ĐỘC.Tôi chịu khổ thì tôi cũng phải kéo anh chịu khổ theo...
22/12/2024

LỢI ÍCH LỚN NHẤT CỦA VIỆC ĐƯỢC THẤU HIỂU CHÍNH LÀ CÓ THỂ HẾT CÔ ĐỘC.

Tôi chịu khổ thì tôi cũng phải kéo anh chịu khổ theo, như vậy tôi sẽ cảm thấy tôi không phải chịu khổ một mình, tôi không cô độc. Đây là loại trải nghiệm hạnh phúc biết bao.

Con người sẽ không chịu nổi rất nhiều thứ: không chịu nổi người khác nhàn nhã, không chịu nổi người khác thư thái, không chịu nổi người khác đánh giá cao bản thân họ, không chịu nổi người khác kiêu ngạo,… Cảm nhận hai bên nhất quán với nhau sẽ thu hẹp khoảng cách. Suy cho cùng, trong mắt người đang tức giận, hai người đau khổ so với một mình đau khổ sẽ dễ chịu hơn nhiều.

Do đó, cơn giận thực ra là khát vọng được yêu thương.
-------
️️🎯 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CƠN GIẬN - Cuốn sách giúp bạn làm chủ cơn giận, có quyền nóng giận khôn ngoan để duy trì các mối quan hệ.
👉 Shopee: https://s.shopee.vn/A9xmHhjnhq
👉 Tiki: https://tinyurl.com/huongdansudungcongiantiki

ĐIỀU GÌ LÀM BẠN TRỞ NÊN QUYẾN RŨ?Thật dễ hiểu khi những người xung quanh ta hay để tâm đến khái niệm “quyến rũ”; không n...
22/12/2024

ĐIỀU GÌ LÀM BẠN TRỞ NÊN QUYẾN RŨ?

Thật dễ hiểu khi những người xung quanh ta hay để tâm đến khái niệm “quyến rũ”; không những vậy, họ không ngừng khiến ta tin rằng việc nhận diện các đặc điểm của quyến rũ vốn rất dễ dàng. Việc xã hội quan tâm đến khái niệm quyến rũ bắt nguồn từ ngành khoa học sinh học: chúng ta đều biết rằng mục đích của t.ình d.ục là nhằm thực hiện nhiệm vụ sinh sản và di truyền gen thành công cho thế hệ sau. Do đó, “sự quyến rũ” hiển nhiên bao gồm một loạt những dấu hiệu mà phần nào ngụ ý về khả năng sinh sản và kháng b.ệnh: chẳng hạn như khuôn mặt cân đối, đồng tử sáng rộng, đôi môi đầy đặn, làn da tươi trẻ và mái tóc óng ả. Tuy nhiên, việc đánh giá như vậy sẽ nhanh chóng khiến ta đưa ra nhận định rằng nó thật đơn giản để biết mục đích mà tì.nh d.ục thực sự hướng đến.

Không giống như hầu hết những sinh vật khác trên trái đất, những đặc tính sinh học của con người luôn song hành cùng nhau, tuy nhiên ở một thời điểm nào đó, cảm xúc sẽ vượt lên trên. Cảm xúc chính ở đây là khao khát vượt qua sự cô đơn và nỗi niềm được chia sẻ phút yếu lòng trong vòng tay an toàn và quan tâm của người khác. Thông qua một hành động thể chất, chúng ta mong muốn vượt qua nỗi chán ghét thường trực của bản thân và hàng loạt những rào cản khiến ta không được người khác biết đến và chấp nhận. Nếu nhìn sự việc qua lăng kính như vậy, tình d.ục không hẳn chỉ là lời hứa hẹn về sức khỏe sinh sản mà còn là gợi ý về khả năng cứu cánh tạo nên sự gần gũi, kết nối, cảm thông và chấm dứt sự ngượng ngùng lẫn cô lập. Chính tình cảm là thứ giải nghĩa cho việc đôi khi một người, xét theo tất cả những tiêu chuẩn sinh học thông thường, sở hữu khí chất quyến rũ chuẩn mực lại khiến chúng ta không thấy hứng thú - điều này cũng giải thích cho việc có những người sở hữu một phẩm chất đặc biệt làm lu mờ những vẻ đẹp ngoại hình như mái tóc bóng mượt hay ánh mắt mê hồn.

Có những người chúng ta nghĩ họ gợi cảm, bên cạnh vẻ đẹp về ngoại hình họ còn có những nét và đặc tính riêng khiến chúng ta mong muốn được thỏa mãn những nhu cầu tâm lý tình dục cơ bản. Cách họ phản ứng với một câu chuyện đùa, cách họ nhíu mày, nhăn mặt, cách họ nắm tay được thể hiện một cách tự nhiên nhưng lại nói lên nhiều điều; đó là một người tử tế, có thể thấu hiểu những đổ vỡ và bối rối ta đang trải qua, giúp ta vượt qua nỗi cô đơn, vơi đi nỗi buồn và trấn an ta bằng những quyền căn bản và giá trị của bản thân mình; một người mà bên cạnh họ, ta có thể gạt đi những nghi ngại tầm thường, trút bỏ lớp vỏ bọc và cảm thấy an toàn, vui vẻ và được nhìn nhận. Dù da dẻ họ thế nào, cơ thể cân đối ra sao, chính những điều trên mới là thứ có sức mạnh khiến chúng ta hào hứng; trong một thế giới u sầu và đơn độc, đây mới là điều thực sự có ý nghĩa.

Chúng ta nghe rất nhiều về những gì cần làm để ngoại hình trở nên thu hút hơn. Tuy nhiên, với việc nghiên cứu kỹ những yếu tố tâm lý học tạo nên khao khát, chúng ta có thể học cách để tâm càng nhiều càng tốt đến những cơ sở hình thành nên một tư duy thú vị. Dựa trên những hiểu biết sâu rộng hơn về mục đích của tình dục, một vài yếu tố dưới đây có thể được xem là cơ sở giúp một người trở nên quyến rũ:

🌸 – Không phải lúc nào cũng đồng tình với phần còn lại của thế giới: Cho dù ở công ty, đi chơi với bạn bè hay bên cạnh gia đình, chúng ta thường bị bủa vây bởi vô vàn những yêu cầu khắc nghiệt đến nỗi chúng ta không thể hòa nhập và tán thành với những quan điểm thống trị về định nghĩa thế nào là tốt và có thể chấp nhận được, tuy nhiên có những yêu cầu phải bỏ qua , hoặc cần xác nhận lại cái thực tại bên trong con người mình; điều này dần dà khiến ta ít nói đi và thậm chí ít cảm nhận. Thật may khi biết rằng xung quanh ta vẫn có những người hoài nghi những giả định phổ biến của xã hội - một người mà chúng ta có thể phá rào cùng họ và thể hiện sự ngờ vực đối với những quan điểm hay cá nhân được tôn sùng, và ta không ngần ngại thể hiện quan điểm của bản thân về những quy luật thông thường của cuộc sống. Một người hấp dẫn sẽ thể hiện bản thân khác biệt với những người khác.

🌸 – Bản tính không dễ thay đổi: Khi ta càng thành thật và hiểu về bản thân, chúng ta càng nhận ra rằng những phẩm chất bên trong ta có thể sẽ làm những người xung quanh ngạc nhiên hay sợ hãi: chúng ta sở hữu một loạt những phẩm chất gây hoang mang ví như một chút yếu đuối, một chút xấu xa, kì lạ, ương ngạnh và điên rồ. Chúng ta cảm thấy xấu hổ và bối rối khi đương đầu với thế giới - tuy nhiên chúng ta chỉ đơn giản mong muốn được nhìn nhận và chấp nhận đúng bản chất thật của mình. Do đó, quyến rũ là khi một người không ngần ngại khám phá con người thật sự bên trong họ, tìm thấy được cánh cửa bước vào thế giới đen tối bên trong họ - và từ đó có thể bao dung với bản thân hơn.

🌸 – Giằng co giữa tốt và “xấu”: Những người không mảy may để ý đến khuôn phép và chế giễu tất thảy mọi khuôn phép hẳn rất đáng lo. Tuy nhiên, điều làm một người trở nên thu hút đặc biệt là khi người đó có thể sống tốt ở cả hai khía cạnh, nghĩa vụ và cám dỗ, chín chắn và sự lôi cuốn (chí ít khi còn trẻ); một người tuy cảm thấy tuyệt vọng ở một thời điểm nào đó nhưng luôn sống có trách nhiệm.

🌸 – Bản tính bốc đồng và sự quyết tâm: Một người có thể tiềm tàng tính cách khá bốc đồng và dễ nổi giận, nhưng họ luôn xoay sở để kiềm chế bản thân trong cuộc sống thường ngày và chỉ bộc lộ khi một mình; một người mà tính cách có thể đôi lúc tàn nhẫn nhưng không ngừng nỗ lực thay đổi bởi lẽ bản tính đó đi ngược lại với sự quan tâm và hòa nhã thông thường.

🌸 – Sự tử tế: Nhiều điều diễn ra quanh ta xứng đáng nhận được sự cảm thông và lòng trắc ẩn. Vì thế, thật tốt làm sao khi ta có thể gặp được một ai đó sẵn sàng dang rộng vòng tay với những người không hoàn hảo, một người biết được ta đã chịu đựng ra sao để có được sự tha thứ và người đó có thể cười vui rộng mở cùng với ta - vì họ biết cách cư xử như vậy đối với chính bản thân họ.

Chúng ta để ám ảnh về ngoại hình chi bởi mối bận tâm của ta về việc làm thế nào để trở nên quyến rũ vì chúng ta bị ảnh hưởng bởi quan điểm sinh học đơn giản hóa về mục đích mà tình dục nhắm đến. Tuy nhiên, bằng cách tiếp xúc với những điều mà chúng ta mong mỏi từ người khác về mặt cảm xúc, chúng ta có thể hạnh phúc nhưng không đơn thuần chỉ thấy thoải mái - khám phá rằng điều thực sự quan trọng không phải một ngoại hình toàn mỹ mà, luôn luôn và căn bản là một tâm hồn đẹp.

Dịch: Shiny

Nguồn: theschooloflife

Nguồn: A Crazy Mind - Ybox . vn

Theo các bạn thì màu sắc có ảnh hưởng đến tâm lý của con người hay không? Cùng chúng mình khám phá qua cuốn sách Tâm lý ...
21/12/2024

Theo các bạn thì màu sắc có ảnh hưởng đến tâm lý của con người hay không?

Cùng chúng mình khám phá qua cuốn sách Tâm lý học hóa ra thú vị đến vậy nhé.
------------
🔖Tâm lý học hóa ra thú vị đến vậy - Cuốn sách sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra động cơ ẩn giấu sau những hành vi, đọc vị cảm xúc của người khác.
👉 Shopee: https://s.shopee.vn/9KRHnR9bct
👉 Tik.tok: https://vt.tiktok.com/ZSjWBsA6x/

VÌ SAO CÓ TÂM LÝ NƯỚC ĐẾN CHÂN MỚI NHẢY?🔸🔸 1. Vì sự kích thích của adrenalineKhi căng thẳng quá nhiều, bạn sẽ gặp tình t...
21/12/2024

VÌ SAO CÓ TÂM LÝ NƯỚC ĐẾN CHÂN MỚI NHẢY?

🔸🔸 1. Vì sự kích thích của adrenaline

Khi căng thẳng quá nhiều, bạn sẽ gặp tình trạng adrenaline rush. Adrenaline giúp phân giải glycogen thành glucose. Lượng glucose ở mức an toàn sẽ cung cấp nguồn năng lượng cho não suy nghĩ, ghi nhớ và học hỏi để nhanh chóng xong việc. Bạn có từng nhận thấy mình tập trung hơn và “múa bút” như thần khi deadline gần kề chưa? Đó chính là nhờ tác động của adrenaline rush. rush. Adrenaline giúp phân giải glycogen thành glucose. Lượng glucose ở mức an toàn sẽ cung cấp nguồn năng lượng cho não suy nghĩ, ghi nhớ và học hỏi để nhanh chóng xong việc. Bạn có từng nhận thấy mình tập trung hơn và “múa bút” như thần khi deadline gần kề chưa? Đó chính là nhờ tác động của adrenaline rush.
Tuy nhiên, nếu bạn luôn làm việc trong tình trạng bị adrenaline rush thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về lâu dài. Ngoài ra, adrenaline được sản sinh quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể - một trong những nguyên nhân gây ra bệnh béo phì.

🔸🔸 2. Vì muốn ở yên trong vùng an toàn
Lý do để “nước đến chân mới nhảy” có thể đến từ việc bạn sợ hãi sự thay đổi và muốn ở yên trong khu vực khiến bản thân thấy thoải mái nhất. Đó là kết quả nghiên cứu của hai nhà tâm lý học Robert Yerkes và John Dillingham Dodson vào năm 1908, hay còn được gọi là định luật Yerkes-Dodson.
Về cơ bản, con người đều thích trạng thái an toàn - làm những công việc quen thuộc, không tốn sức lực và không có tính thử thách. Vì tại đấy, chúng ta sẽ không phải chịu áp lực từ những việc đòi hỏi sự thay đổi hay bứt phá, và cũng không phải đối mặt với nỗi sợ năng lực của mình bị đánh giá. Deadline là một khu vực ngoài vùng an toàn với nhiều thách thức và rủi ro. Vậy nên, chúng ta có xu hướng trì hoãn deadline như một phương pháp tự bảo vệ bản thân. Bởi khi thất bại, ta dễ dàng đổ lỗi cho việc không đủ thời gian chứ không phải soi rọi vấn đề năng lực của chính mình.

🔸🔸 3. Vì thời gian thư thả khiến bạn lơ là
Khi có thêm thời gian để hoàn thành điều gì đó, chúng ta có xu hướng tận dụng bằng hết dù không thực sự cần và cũng không giúp cải thiện hiệu suất công việc. Đây gọi là định luật Parkinson, một nghiên cứu của Cyril Northcote Parkinson - nhà sử học người Anh. Ông đưa ra ví dụ là nếu một người có cả ngày để viết và gửi thư cho ai đó, họ sẽ mất rất nhiều giờ để hoàn thành. Trong khi đó, một doanh nhân bận rộn chỉ cần ba phút là xong.
Khi được giao một công việc nào đó, bạn sẽ thường tự hỏi “Mình có bao nhiêu thời gian để hoàn thành?” thay vì “Mình cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành?”. Suy nghĩ này sẽ khiến bạn vô thức điều chỉnh công việc sao cho vừa với thời hạn đề ra, dẫn đến tình trạng chậm trễ công việc mà đáng lẽ có thể hoàn thành sớm hơn. Thêm vào đó, khi thời hạn của công việc càng dài, bạn sẽ càng nghĩ rằng nó khó khăn và đòi hỏi nhiều công sức hơn thực tế. Vì lẽ đó, bạn sẽ càng muốn trì hoãn tới cùng.

Nguồn: Vietcetera

NHỮNG CÓ EQ CAO THƯỜNG NHẠY BÉN VỀ NHẬN THỨC GIÁC QUAN Họ chủ động lưu ý đến những luồng thông tin mà người khác thường ...
21/12/2024

NHỮNG CÓ EQ CAO THƯỜNG NHẠY BÉN VỀ NHẬN THỨC GIÁC QUAN

Họ chủ động lưu ý đến những luồng thông tin mà người khác thường bỏ qua. Ngoài ra, họ còn tự ý thức được bản thân họ trong tương quan liên hệ với những người khác – vì vậy loại trí tuệ cảm xúc ẩn sau việc thay đổi góc nhìn thực chất chính là hai hình thái song song của nhận thức: sự tự nhận thức kết hợp với việc nhận thức về người khác.

—----------------------------
📌 Lược trích cuốn sách SỨC MẠNH CỦA EQ - Cuốn sách giúp bạn trở thành một người mạnh mẽ, làm chủ ngôn ngữ và khiến mọi người KHAO KHÁT sự hiện diện của bạn.
🔥 Đặt sách giảm gia tại:
👉 Shopee: https://s.shopee.vn/5KsIA7c56L
👉 T-ikt-ok: https://vt.tiktok.com/ZSjYjQu1v/

Address

Ha Vi

Opening Hours

Monday 09:00 - 17:00
Tuesday 09:00 - 17:00
Wednesday 09:00 - 17:00
Thursday 09:00 - 17:00
Friday 09:00 - 17:00
Saturday 09:00 - 17:00

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when READ books posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to READ books:

Share

Ngày nảy ngày nay...

R.E.A.D.books được ra đời vào năm 2016 bởi những con nghiện sách, với một mong muốn cực kỳ ích kỷ: được làm những cuốn sách mình chọn, mình thích và rủ mọi người đọc cùng. Trong một thị trường sách Việt Nam vốn đã khá phong phú, nhiều khi chúng tớ vẫn cảm thấy bị thiếu sách đọc, bởi những chủ đề rất hay chưa có người viết, hay những cuốn sách cực chất của nước ngoài vẫn chưa được mang về với độc giả Việt Nam. Sau rất nhiều đêm không ăn ngày không ngủ, chúng tớ quyết định phải khai sinh một thương hiệu sách dành riêng cho các bạn trẻ, với những cuốn sách thú vị, độc đáo, bổ ích. Một thương hiệu sách khoa học mà không khó đọc là ước mơ và mục tiêu chúng tớ luôn hướng đến. R.E.A.D.books là một tập hợp của các cá nhân thích những chủ đề nghiêm túc nhưng lại không thích nói chuyện nghiêm túc, bởi vậy chúng tớ tin rằng các bạn, những độc giả thân yêu của R.E.A.D.books, cũng là những con người như thế. Chúng tớ rất hạnh phúc khi có các bạn đồng hành trên hành trình khám phá những điều mới lạ. Con đường mà chúng ta đi cùng nhau chắc chắn sẽ rất giải trí, đầy cảm hứng và thú vị, cũng mong nó là một con đường dài thật dài. R.E.A.D.books nhận mọi đóng góp của các bạn độc giả qua trang fanpage chính thức https://www.facebook.com/READbooks.vn và hòm mail [email protected]. Rất cảm ơn các bạn đã quan tâm và ủng hộ chúng tớ!