Lương Y Phạm Văn Thanh - Chữa Xương Khớp

Lương Y Phạm Văn Thanh - Chữa Xương Khớp Lương Y Phạm Văn Thanh : 116 Hàm Nghi, Kim Tân, TP. Lào Cai - Đặc trị xương khớp

MÙA ĐÔNG ĐÃ VỀ, BÀ CON TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN CHỦ QUAN 💚💚💚Phòng bệnh cơ xương khớp mùa lạnh💚💚💚----------------------Vào gia...
27/10/2022

MÙA ĐÔNG ĐÃ VỀ, BÀ CON TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN CHỦ QUAN
💚💚💚Phòng bệnh cơ xương khớp mùa lạnh💚💚💚
----------------------
Vào giai đoạn chuyển mùa, đặc biệt là từ thu sang đông và đông sang xuân, thời tiết thường giá lạnh, hoặc kèm theo khô táo hoặc kém theo ẩm ướt. Khi đó, những người mắc bệnh khớp thường cảm nhận rõ hơn tình trạng đau nhức, tê cứng, khó vận động tại khớp. Điều này khiến bệnh nhân khổ sở trong sinh hoạt, trong lao động từ đó làm giảm sút chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể bị những biến chứng không đáng có.
Sự thay đổi của thời tiết như nóng lạnh thất thường, lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt, mưa phùn… khi trời trở lạnh, nhiệt độ hạ thấp, cơ thể chúng ta thường có xu hướng cố dự trữ năng lượng khiến việc lưu thông máu kém hơn bình thường. Không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da, ở các vị trí mà y học cổ truyền gọi là huyệt vị, cũng sẽ làm cho mạch máu tại các vùng da đó co lại, làm giảm lưu thông của dịch khớp, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp bị thương tổn, gây nên đau nhức.
Ngoài ra, cùng tác động của các yếu tố bên trong cơ thể như tuần hoàn tại chỗ nuôi dưỡng khớp kém, độ nhớt máu, dịch khớp, sự kết tủa của muối, thay đổi nồng độ hóa chất trung gian hóa học trong cơ thể, thay đổi vận mạch… cũng chính là nguyên nhân góp phần làm xuất hiện các đợt bệnh cơ xương khớp khi giao mùa.
Trời lạnh kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông hơn. Điều đó khiến khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động. Hơn nữa khi trời lạnh, các thói quen tập luyện hằng ngày cũng bị giảm đi khiến khí huyết kém lưu thông góp phần làm bệnh nặng thêm.
Ngoài ra, nguyên nhân gây đau khớp còn do bệnh lý khớp mạn tính có sẵn, cùng sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể suy giảm, các yếu tố gây bệnh, cái mà y học cổ truyền gọi là “ngoại tà” như Phong, Hàn, Thấp…, cùng tác động xâm phạm đến kinh lạc, cơ, khớp, làm cho khí huyết vận hành trong mạch lạc bị tắc trở, kinh lạc bất thông mà gây đau. Trong đó Hàn là một yếu tố rất quan trọng, vì vậy thời tiết lạnh ẩm làm người bệnh đau tăng lên. Đặc biệt, ở người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu làm cho khí huyết trở trệ vận hành giảm sút, không nuôi dưỡng được cân mạch, gây nên tình trạng đau và thoái hóa khớp.
Để đảm bảo hệ thống xương khớp khỏe mạnh trong mùa đông và dự phòng những bệnh lý không đáng có, chúng ta nên thực hiện các biện pháp phòng tránh sau đây:
1.Giữ ấm cho cơ thể
Nên nghe tin dự báo thời tiết đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh để có phương pháp phòng vệ hiệu quả như: tăng cường giữ ấm cơ thể, việc giữ ấm luôn là vấn đề cần được chú trọng nhất trong mùa đông, cần giữ ấm cơ thể, cổ, ngực, tay, chân, trong đó đặc biệt lưu ý giữ ấm các khớp dễ bị thoái hóa như (khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, bàn tay…). Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng, cần làm ấm xung quanh vị trí đau bằng xoa dầu hoặc cao nóng, sử dụng túi chườm, lá ngải sao với muối… để các mạch máu giãn ra, khí huyết lưu thông được dễ dàng đến nuôi các khớp. Tuyệt đối không chườm hay xoa dầu nóng trực tiếp lên vùng khớp đang viêm cấp (sưng, nóng, đỏ, đau) sẽ khiến tình trạng sưng viêm trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, tránh tập thể dục ngoài trời khi thời tiết quá lạnh, nhiều gió, độ ẩm cao hay có mưa …
2. Nghỉ ngơi hợp lý
Lúc này, để giảm đau cần giảm hoạt động và áp lực cho khớp như dùng gậy chống, vịn tay, mang găng hay miếng dán ở các khớp xương, đeo đai lưng, masage, chườm ấm…với những nhân viên văn phòng chúng ta cần hạn chế ngồi làm việc lâu quá hai giờ. Để phòng ngừa các bệnh xương khớp, bạn hãy từ bỏ thói quen ngồi làm việc quá lâu tại một vị trí mà hãy tranh thủ một vài phút giải lao đi lại, vận động nhẹ nhàng vừa giúp tinh thần thoải mái vừa ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp cổ, vai, cột sống.
3. Chế độ ăn uống hợp lý
Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất và cân bằng để duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh béo phì, thừa cân. Nên chú ý chế độ ăn uống như cần phải chú ý bổ sung đầy đủ protein, các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D và các nguyên tố vi lượng; đồng thời ăn nhiều thực phẩm hàm chứa nhiều canci như sữa, chế phẩm từ đậu, các loại hạt, rau củ quả…Trọng dụng nđồ ăn có nhiều collagen.
Tránh xa một số loại thực phẩm có thể tác động tới bệnh xương khớp vì những thực phẩm này sẽ sinh ra các chất có thể làm tăng gánh nặng cho khớp, trong đó bao gồm: các chất kích thích, thịt đỏ, đồ đông lạnh, phủ tạng động vật, đồ ăn nhanh, đồ ăn có tính nóng, quá chua hay quá mặn.
4. Sử dụng thuốc hợp lý
Khi khớp bị đau nhức, nên đi khám bác sĩ sớm để được chỉ định điều trị phù hợp. Không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau (thường chứa corticoid dễ gây tổn thương dạ dày, phù nề, suy giảm hệ miễn dịch…). Với bệnh khớp, cần tránh thực hiện theo các kinh nghiệm truyền miệng thiếu tính khoa học, các thuốc và thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc nếu không muốn bệnh tình thêm nặng.
5. Rèn luyện xương khớp
Nhiều người khi bị đau nhức xương khớp thường sợ đau nên không dám cử động khiến các khớp càng trở nên tê cứng. Tuy nhiên, thực chất, khi bị khớp, mọi người càng nên vận động thường xuyên nhưng nhẹ nhàng để giúp khí huyết lưu thông, mô sụn có điều kiện hấp thu dưỡng chất và tăng tiết dịch, bôi trơn các khớp.
Bạn có thể tập luyện hợp lý để cải thiện chức năng của khớp, hoặc có thể masage, dùng phương pháp trị liệu. Thay vì ngồi một chỗ, mỗi ngày bạn chỉ cần dành khoảng 30 phút – 1 tiếng để thực hiện những bài tập thể dục đơn giản như: Bơi lội, đạp xe, đá bóng, cầu lông, võ thuật, tập thái cực quyền, khí công dưỡng sinh, Yoga…theo nguyên tắc nhẹ nhàng, mang tính cá thể và khi thực hành xong cảm thấy các khớp dễ chịu, giảm đau, vận động được cải thiện. Điều này rất hữu ích không chỉ cho hệ xương khớp mà còn tăng cường sức khỏe, mang lại sự sảng khoái về tinh thần và làm việc có hiệu quả hơn.

Bài tập giúp giảm co cứng cơ ở người giàKhi về già ta thường cảm thấy các cơ, khớp hình như cứng hơn, khiến ta vận động ...
27/10/2022

Bài tập giúp giảm co cứng cơ ở người già
Khi về già ta thường cảm thấy các cơ, khớp hình như cứng hơn, khiến ta vận động khó khăn. Bài tập dưới đây có thể giúp giảm chứng này.
Cách tập: Người bệnh tập ở tư thế ngồi. Chân trái duỗi thẳng chếch một góc 45 độ so với cơ thể, chân phải gập lại với bàn chân đặt sát đùi trong của chân trái. Hai vai buông lỏng, hai tay xuôi theo thân, thân người hướng thẳng về phía trước.
Hít vào đồng thời vươn hai tay lên qua đầu, úp lòng bàn tay vào nhau. Thở ra, thân trên với hai tay vẫn vươn cao từ từ xoay và vươn về bên chân trái sao cho hai bàn tay ôm lấy đầu bàn chân trái kéo vào trong để kheo chân trái áp sát xuống sàn. Giữ tư thế này trong 8 giây nín thở, s.au đ.ó từ từ hít vào, đồng thời vươn thân trên và tay lên thẳng, cuối cùng thở ra trở về tư thế ban đầu.
Đổi chân và thực hiện động tác như chân trái. Tiếp tục hai chân cùng mở rộng hết sức có thể để vươn người về t.rước với hai tay dang ngang vươn ra nắm lấy hai bàn chân. Nín thở 8 giây s.au khi thở ra hết. Thư giãn một c.hút rồi làm lại vòng s.au (4 vòng).
Chế độ luyện tập đều đặn, tinh thần thoải mái sẽ giúp người cao tuổi khỏe mạnh hơn.

Có Lẽ Niềm Vui Mỗi Ngày Là Giúp Ích Cho Nhiều Người Được Sống Vui Sống Khỏe.
27/10/2022

Có Lẽ Niềm Vui Mỗi Ngày Là Giúp Ích Cho Nhiều Người Được Sống Vui Sống Khỏe.

"❌BIẾN CHỨNG CỦA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM ❌📌RỐI LOẠN ĐẠI TIỂU TIỆNThoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khiến khớp xương ở vùng cộ...
27/10/2022

"❌BIẾN CHỨNG CỦA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM ❌
📌RỐI LOẠN ĐẠI TIỂU TIỆN
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khiến khớp xương ở vùng cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, khiến cho dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn đến hiện tượng rối loạn cơ tròn, khi đó người bệnh mắc phải chứng đại tiểu tiện không tự chủ. Ban đầu, vùng xương cùng bị bí tiểu, sau đó người bệnh đái dầm và nước tiểu chảy một cách thụ động.
📌ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỄ THẦN KINH
Vùng cột sống là nơi có nhiều dây thần kinh chạy dọc, do đó khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể làm cho dây thần kinh bị tổn thương, khiến người bệnh đau nhức khó chịu. Khi thoát vị đĩa đệm bước sang giai đoạn cục bộ, các cơn đau cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn, không chỉ gây cảm giác đau ở vùng cột sống thắt lưng mà còn lan xuống chân tay, đau mạnh khi vận động hoặc làm việc nặng, ho, hắt hơi, đi lại, đứng ngồi lâu...
📌 GÂY TÊ LIỆT TÀN PHẾ
Biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây tàn phế. Mất khả năng vận động"

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh viêm khớpKhi khớp bị viêm, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng như sau:Đau khớp: Khớ...
27/10/2022

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh viêm khớp
Khi khớp bị viêm, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng như sau:
Đau khớp: Khớp xuất hiện các cơn đau khó chịu, ngay cả khi nghỉ ngơi. Cơn đau tăng khi vận động, về đêm, thời tiết thay đổi…
Giảm khả năng vận động của khớp: Do mỗi lần cử động, cơn đau khớp càng dữ dội hơn nên người bệnh rất ngại vận động khớp.
Cứng khớp: Đây là một triệu chứng điển hình của viêm khớp. Người bệnh cảm thấy khó cử động khớp, biểu hiện rõ nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy, sau khi ngồi vào bàn làm việc hoặc sau khi ngồi trong ô tô một thời gian dài.
Sưng khớp: Khớp bị sưng do phản ứng viêm, thường gặp khi mắc các bệnh lý viêm khớp cấp tính.
Biến dạng khớp: Khớp bị biến dạng, khi cử động khớp, nghe thấy tiếng lạo xạo.
Các triệu chứng khác: Vùng da quanh khớp bị đỏ, người bệnh mệt mỏi, sốt, phát ban, sụt cân…

⭐️⭐️ Vui cùng bệnh nhân tại phòng chẩn trị y học cổ truyền lương y Phạm Văn Thanh ☑️☑️ Người xưa đã có câu một tiếng cườ...
27/10/2022

⭐️⭐️ Vui cùng bệnh nhân tại phòng chẩn trị y học cổ truyền lương y Phạm Văn Thanh
☑️☑️ Người xưa đã có câu một tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ ,tuy rằng mỗi người một phương nhưng khi đến nhà thuốc điều trị thì tất cả lại xem nhau như anh em một nhà ,không phân biệt già trẻ hay giàu nghèo cùng nhau cố gắng ,động viên tinh thần lẫn nhau để mau chóng lành bệnh .
🏥 Y Học Cổ Truyền Lương Y Phạm Văn Thanh ,chúng tôi luôn lấy chữ TÂM ĐỨC lên đầu cố gắng chữa trị xoa dịu nỗi đau xương khớp cho người bệnh .chúng tôi luôn lấy chữ TÂM ĐỨC lên đầu cố gắng chữa trị xoa dịu nỗi đ
👉👉Những ai đang gặp phải vấn đề về xương khớp hay liên hệ trực tiếp hoặc để lại số điện thoại nhà thuốc sẽ tư vấn bệnh tình miễn phí .
🏥Địa chỉ : gia truyền Hoàng Liên Sơn, 116, Hàm Nghi, TP. Lào Cai

21/09/2022

BÀI THUỐC HAY - ĐÁNH BAY XƯƠNG_KHỚP
D.ỨT ĐIỂM 100% ĐAU NHỨC XƯƠNG_KHỚP
CAM KẾT HIỆU QUẢ - ĐÃ UỐNG LÀ KHỎI HẲN
Thuốc gia truyền 40 năm của tôi KHÔNG bó tay với trường hợp nào:
+ Viêm khớp, viêm đa khớp
+ Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm
+ Đau mỏi vai gáy, g*i cột sống, gout...
Lấy chữ TÍN đi đầu - chữ TÂM phục vụ :
+ Cải thiện tình trạng ngay sau 1 tuần uống thuốc đều đặn
+ Hết đau nhức, tê bì, thóa hóa...
+ Ăn ngon ngủ tốt, sức khỏe dồi dào
- Chỉ cần tin tưởng và nói đúng tình trạng bệnh - Còn tình trạng bệnh nặng thế nào, điều
trị trong bao lâu, tôi sẽ đồng hành và chịu trách nhiệm đến khi khỏi bệnh
Để lại Số Điện Thoại + Tình trạng bệnh tôi tư vấn điều trị !

CÁCH CHỮA VIÊM ĐA KHỚP BẰNG CÂY XẤU HỔ☘ Theo Đông y, cây xấu hổ (trinh nữ) xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh với...
21/09/2022

CÁCH CHỮA VIÊM ĐA KHỚP BẰNG CÂY XẤU HỔ
☘ Theo Đông y, cây xấu hổ (trinh nữ) xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh với tác dụng an thần, giảm đau, tiêu sưng, kháng viêm, lợi tiểu,… Nhiều nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng, một số thành phần trong loại cây này có khả năng ức chế hệ thần kinh trung ương, có thể dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp..
☘ Cách thực hiện: Rửa sạch 150 gram rễ cây xấu hổ, để ráo và tẩm đều với 30ml rượu trắng. Sau đó, cho hỗn hợp lên chảo rang đến khi khô rồi đổ vào ấm sắc chung với 500ml nước. Khi lượng nước chỉ còn phân nửa thì tắt bếp. Chia thuốc làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
☘ Để đạt kết quả tốt hơn, người mắc nên kết hợp với việc nấu nước xấu hổ chung với lá lốt, ngải cứu, hoắc hương, tía tô mỗi thứ khoảng 40 gram để xông và tắm mỗi ngày.

BÀI THUỐC HỖ TRỢ TRỊ BỆNH GÚT BẰNG ĐẬU XANH➡ Đậu xanh là nguyên liệu quen thuộc có giá trị dinh dưỡng cao, ngoài ra đậu ...
21/09/2022

BÀI THUỐC HỖ TRỢ TRỊ BỆNH GÚT BẰNG ĐẬU XANH
➡ Đậu xanh là nguyên liệu quen thuộc có giá trị dinh dưỡng cao, ngoài ra đậu xanh còn có khả năng chữa được rất nhiều bệnh. Tuy nhiên, một trong những tác dụng tuyệt vời của đậu xanh là chữa được bệnh gút thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu những tác dụng của đậu xanh và bài thuốc trị bệnh gút từ loại hạt này nhé.
----------------------------------------------------------
➡ Công dụng chữa bệnh gút của đậu xanh
👉 Theo Y học cổ truyền, Đậu xanh thường được sử dụng để giải khát, giải độc tố, lợi tiểu, chữa mụn nhọt ung mủ...
👉 Theo Y học hiện đại, đậu xanh có khả năng chữa bệnh gút là do chất xơ trong đậu xanh có thể làm chậm quá trình hấp thu chất đạm, từ đó giảm sự hình thành các tinh thể acid uric gây bệnh gút.
👉 Bên cạnh đó, tác dụng thanh nhiệt giải độc của đậu xanh giúp thanh lọc thận, đào thải hiệu quả các độc tố và chất cặn bã ra khỏi cơ thể, kể cả sỏi thận hay các tinh thể axít uric. Tính chống viêm của đậu xanh cũng giúp ngăn ngừa và giảm viêm ở bệnh gút, giúp người bệnh giảm thiểu cơn đau nhức.
--------------------------------------------------------------------
✨ Bài thuốc chữa bệnh gút bằng đậu xanh
Để chữa bệnh gút bằng đậu xanh, chúng ta đem khoảng 70-75g đậu xanh nguyên vỏ rửa sạch, ninh nhừ và không cho thêm gia vị gì. Vào mỗi buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ thì ăn một chén đậu xanh hầm.
Thực hiện liên tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy tác dụng của bài thuốc này.
Ngoài ra, trong khi sử dụng bài thuốc chữa bệnh gút từ đậu xanh, người bệnh cũng nên chú ý những điều sau đây:
- Uống nhiều nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể.
- Tránh ăn nội tạng động vật, uống nước trà đặc, sử dụng rượu bia, thuốc lá, ăn thức ăn cay nóng...
- Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả trái cây để tăng sức để kháng cho cơ thể và ngăn ngừa các cơn đau gút.
- Người có huyết áp thấp nên thận trọng khi dùng đậu xanh để chữa bệnh vì nó có tác dụng hạ huyết áp.
Sau một thời gian áp dụng cách này để điều trị, người bệnh nên tái khám và theo dõi chuyển biến của cơ thể để nhé.

CHẮC CHẮN HIỆU QUẢ CHO NGƯỜI XƯƠNG KHỚP KHI DÙNG 5-7 NGÀY !!---------------------------------------☘️ Bà con đang gặp nh...
21/09/2022

CHẮC CHẮN HIỆU QUẢ CHO NGƯỜI XƯƠNG KHỚP KHI DÙNG 5-7 NGÀY !!
---------------------------------------
☘️ Bà con đang gặp những dấu hiệu sau :
👉Thoát vị đĩa đệm.
👉Thoái hóa đốt sống Cổ.
👉Gai đốt sống- Viêm khớp dạng thấp.
👉Đau vùng thắt lưng - Kéo xuống vùng lưng, chân.
☘️ Bị vậy mà cứ theo kháng sinh thì 20 năm nữa cũng không khỏi, chỉ làm giảm triệu chứng tạm thời chứ không thể trị gốc rễ căn bệnh..
---------------------------------------
📞Bà con nào mà bị tình trạng trên kể cả 10 năm hay 40 năm đi nữa thì cũng cứ để lại cho tôi cái Số Điện Thoại và Tình Trạng B.ệnh rõ ràng cho tôi dễ gọi lại nhé!

CÁC RAU CỦ QUẢ NGƯỜI ĐAU XƯƠNG KHỚP NÊN ĂN :Tía tô: vị cay, tính ấm, không độc... Tác dụng giải biểu, tán hàn, trừ thấp,...
21/09/2022

CÁC RAU CỦ QUẢ NGƯỜI ĐAU XƯƠNG KHỚP NÊN ĂN :
Tía tô: vị cay, tính ấm, không độc... Tác dụng giải biểu, tán hàn, trừ thấp, hòa trung, thông kinh lạc.... Trị ngoại cảm phong hàn, đau đầu nghẹt mũi, ho đàm, đau mỏi vai gáy.. Cách dùng: nấu cháo thịt hoặc cá, trứng, chín nhừ múc ra tô sau cho rau tía tô, gừng, hành, tiêu gia vị cay ấm ăn nóng cho ra mồ hôi..
Lá lốt: vị cay, tính ấm. Tác dụng khử hàn, trừ thấp, kiện tỳ, tiêu viêm, thông kinh lạc.... Trị các chứng phong hàn, thấp tý, đau cơ khớp vai gáy. Cách dùng: xào với thịt bò, thịt heo, hành tây, gừng hành, tỏi, tiêu gia vị cay ấm hoặc nướng, om, b**g, sắc nước uống..
Cải canh (cải xanh) : vị cay ấm không độc. Tác dụng kiện tỳ tiêu đàm, ích thận, thanh phế, trừ ho…. Trị các chứng đàm thấp ứ trệ ở tạng phủ kinh lạc gây ho, khó thở, bụng đầy, nhức mỏi tay chân vai gáy. Cách dùng: nấu canh hoặc xào với cá rô, hoặc cá lóc, thịt bằm, thêm gừng, tiêu cay ấm..
Thịt bò nướng lá lốt trị phong hàn, đau xương khớp, cổ gáy.…
Rau tần ô (cải cúc) : vị ngọt nhạt, hơi đắng the, mùi thơm, tính mát, tác dụng kiện tỳ hóa đàm, giáng hỏa.... Trị các chứng ngoại cảm nội thương nhức mỏi, đau đầu ho đàm, ho khan... Cách dùng: nấu canh với cá khoai, cá lóc hoặc cá thát lát, thịt nạc bằm, cho nhiều gừng, hành, tiêu gia vị cay ấm..
Hành tây: có vị cay, tính ấm, không độc.… tác dụng, kiện tỳ hóa thấp, giải biểu, thông dương, hòa trung…. trị cảm cúm đau đầu, phong thấp nhức mỏi đau vai gáy… Cách dùng hành tây: phối hợp cà rốt, khoai tây, xương thịt bò, gà gia súc, gia cầm xào hoặc hầm ăn..
Kinh giới: có vị cay, thơm, tính ấm, không độc, tác dụng giải biểu khu phong trừ thấp giải độc.... trị phong hàn thấp tý đau đầu mỏi gáy, phát sốt nghẹt mũi, ho.... Cách dùng: phối hợp rau kinh giới, rau húng, tía tô, hành hoa, tỏi, các loại rau thơm khác quấn thịt, cá chấm mắm gừng ăn..
Cải xoong: có vị cay, tính mát, không độc, tác dụng kiện tỳ hóa thấp, thông tiểu tiện…. trị chứng hư nhược, phong, hàn, thấp đau nhức mỏi... Cách dùng: nấu cải xoong với thịt nạc, cá rô, cá lóc, gia tăng gừng, tiêu, gia vị cay ấm nấu canh hoặc xào ăn..
Kiệu: có vị cay đắng, tính ấm, tác dụng thông dương, tán kết, hành khí, thông ứ, bổ tỳ hóa thấp…. trị ngoại cảm hàn tà, tỳ khí hư nhức mỏi đau vai gáy.... Cách dùng: phối hợp kiệu nấu cháo ăn hoặc kiệu xào cật heo, kiệu kho cá bống ăn nhiều lần..
Bí đỏ: có vị ngọt tính hơi ấm, không độc. Tác dụng bổ trung ích khí, thanh nhiệt, nhuận phế.… trị ngoại cảm nội thương kèm đau đầu chóng mặt, nhức mỏi cơ khớp dùng đều hợp…. Cách dùng: phối hợp bí đỏ, xương thịt, dê, bò, gà hầm nấu canh hoặc xào ăn.
Hoa thiên lý: có vị ngọt dịu tính bình. Tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, ích thận, dễ ngủ, tiêu viêm, nhẹ người.… trị chứng khí huyết hư, ngoại tà phong hàn thấp ứ trệ đau mỏi dùng đều hợp... Cách dùng: phối hợp hoa lý, thịt bò, thịt gà xào hoặc phối hợp tôm tép, cá thát lát, cá rô, cá lóc gia vị cay ấm nấu canh ăn..

Những thực phẩm bệnh nhân viêm khớp không nên sử dụng. Muối: Muối được các chuyên gia khuyến cáo là không nên sử dụng ch...
21/09/2022

Những thực phẩm bệnh nhân viêm khớp không nên sử dụng.
Muối: Muối được các chuyên gia khuyến cáo là không nên sử dụng cho người bị viêm khớp.. Để hạn chế muối trong bữa ăn cách tốt nhất nên tập thói quen nấu các món ăn mà không dùng muối. Ngoài ra đồ ăn nhanh cũng không nên sử dụng bởi trong đồ ăn nhanh thường sử dụng rất nhiều muối..
Cà phê: Người bị bệnh viêm khớp không nên uống cà phê, vì chất cafein có trong cà phê sẽ khiến cho bệnh viêm khớp của bạn trở nên tồi tệ hơn..
Soda: nói không với soda sẽ làm cho những cơn đau nhức do viêm khớp không tăng nặng thêm..
Bột mì: Bạn không nên ăn bột mì dưới bất kì hình thức nào, bởi bột mì sẽ tình trạng viêm khớp của bạn tăng lên..
Sữa và các sản phẩm từ sữa như fomat,…không nên sử dụng cho các trường hợp viêm khớp..
Ngoài những thực phẩm nên tránh với bệnh viêm khớp thì các chuyên gia cũng khuyên bệnh nhân viêm khớp nên dùng các loại thực phẩm sau :
Trà: trà xanh và các loại trà thảo dược có tác dụng thanh lọc cơ thể, kháng viêm rất tốt cho những người bị viêm khớp.. Người bị viêm khớp có thể dùng các loại trà thảo dược, trà xanh thay nước lọc hàng ngày.. Nước cũng có tác dụng trong việc tái tạo lớp sụn giữa các khớp xương. 8 ly nước mỗi ngày là cần thiết cho người bị viêm khớp..
Thịt: Các loại thịt màu đỏ không được khuyến khích cho người viêm khớp tuy nhiên hải sản, cá ngừ, cá thu, cá hồi…. giàu chất omega 3, omega 6 tốt cho bệnh nhân viêm khớp. Tuy nhiên không nên sử dụng nhiều, 70g protein mỗi ngày là lượng vừa đủ với người bị viêm khớp..
Trứng: Trứng được coi là một sản phẩm hoàn hảo, nhiều chất dinh dưỡng tốt, được khuyên dùng cho bệnh nhân viêm khớp..
Rau quả: Tránh xa các loại rau quả như cà chua, khoai tây và kết bạn với những rau có lá màu xanh thẫm như súp lơ xanh, và các loại có màu da cam như bí ngô.. Các loại gia vị như ngừng, nghệ, hành và tỏi tốt cho bệnh nhân viêm khớp..
Trái cây: Ăn nhiều trái cây là rất tốt tuy nhiên với người bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp thì lại khác,, không phải loại trái cây nào cũng tốt. Nên ăn các loại trái cây giàu vitamin C như: bưởi, chanh, kiwi, các loại quả mọng.. Còn các loại quả như chuối, đào, cam, dứa, lê, dưa hấu là những loại trái cây có hàm lượng đường cao, vì thế không nên sử dụng quá nhiều..
Hệ thống miễn dịch của bạn sẽ được chữa lành khi chúng ta có chế độ ăn uống hợp lý. Sức khỏe của bạn luôn ở trong tầm tay bạn..

LƯU LẠI NGAY NHÉ   1. Huyết áp thấp: Uống ngay 1 ly nước đường gừng2. Cao huyết áp: Uống nước ép cần tây hoặc ly cam can...
21/09/2022

LƯU LẠI NGAY NHÉ
1. Huyết áp thấp: Uống ngay 1 ly nước đường gừng
2. Cao huyết áp: Uống nước ép cần tây hoặc ly cam canh đường, ngâm chân nước gừng ấm
3. Men gan cao: Uống 15 ngày mỗi ngày 300 - 500ml nước sinh tố rau má ngày cách ngày
4. Tiêu chảy: Nhai búp ổi non ( vị chát: bắp chuối, quả sung, quả vả)
5. Táo bón uống đủ nước, uống cam chanh đường, ăn củ lang, củ từ, củ dền, chuối, dâu tằm.
6. Rụng tóc: Hạn chế vị chua, tăng vị chát, uống hà thủ ô
7. Mẩn ngứa: Tắm nước lá khế hoặc muối hột, lá trầu không.
8. Mề đay ngứa ngáy: Tắm nước lá kinh giới, uống lá tía tô; về chiều tối ăn tăng béo, đậu phụng rang, đường gừng+ quế+ trà chát da ấm sẽ khỏi.
9. Lẹo mắt: Lấy túi trà ấm đắp lên mắt
10.. Đau bả vai, đau nhức khớp: Gừng say nhuyễn bỏ rư.ợu ngâm chà lên chỗ đau.
11. Ăn uống không tiêu: Uống nước sắc củ sả hoặc vỏ quýt ( trần bì và vài lát gừng)
12. Đau nhức xương khớp: Trinh nữ + ngải cứu + lá lốt, mỗi vị 20g sắc uống mỗi ngày
13. Mụn nhọt, đinh độc: Rau má 30g + Nước dừa xiêm (1 quả) hấp cách thủy, uống liền 5 ngày như vậy. Hoặc nướng củ hành giã và đắp lên.
14. Giải rư.ợu: Uống nước rau ngót sống hoặc uống 1 bát cháo loãng
15. Viêm dạ dày nhẹ: Nấu cháo trắng bỏ đường vô uống
16. Hôi miệng: Súc miệng bằng lá quế, ăn thêm vị chát
17.Hắc lào: Lá đào tươi + dầu dừa bôi lên
18. Làm sạch thận, loại bỏ cặn thận: Uống nước chanh nóng mỗi sáng sớm (không cho đường), hoặc lá ngò g*i hơ héo rồi sắc nướng uống 3 lần/ngày
19. Trắng răng: Ăn nhiều chuối, lấy vỏ chuối chà lên răng.
20. Trắng da: Tắm bằng bã cà phê
21. Cấm m.áu tức thời: Lõi thuốc lá/thuốc lào dịt vào, lấy đường hoặc mật ong đắp vào vừa cầm m.áu lại ko đau..
23. Chữa tưa lưỡi cho bé: Rau ngót rửa sạch giã nát, lấy vải xô thấm nước cốt rau ngót rồi lau sạch lưỡi cho trẻ sau khi ăn. Hoặc cỏ mực
24. Ngứa v.ù.ng.k.í.n: Ngâm rửa bằng nước lá trầu không liên tục 7 ngày. Xông bằng thuốc rê+ trầu không và phèn chua.
25. Say xe: Ngậm 1 lát gừng trong miệng.

Address

Ha Hoi

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Lương Y Phạm Văn Thanh - Chữa Xương Khớp posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category