Ông Thần Tài

Ông Thần Tài Ông thần tài 2022

thủ khoa 'xưa nay hiếm' với 4 điểm 10
01/07/2022

thủ khoa 'xưa nay hiếm' với 4 điểm 10

27/06/2022

Kẻ chuyên vác xác con mồi trên lưng sau khi hút dịch nạn nhân!

Cúng ông địa món gì để gia chủ phát tài, làm ăn thuận lợiTrong quá trình thờ cúng ông Địa – thần Tài, các gia chủ nên bi...
03/03/2022

Cúng ông địa món gì để gia chủ phát tài, làm ăn thuận lợi
Trong quá trình thờ cúng ông Địa – thần Tài, các gia chủ nên biết ông địa thích ăn gì và ông thần Tài thích ăn gì để có thể lựa chọn những vật cúng đơn giản, thân thuộc như: heo quay, gà luộc, hoa quả tươi và nước trắng,…
- Ngày thường thì chỉ cần hoa quả, đồ chay và thay nước trong chóe là được, thắp một nén nhang để tỏ lòng thành kính.
Ngày vía Thần Tài là ngày mà người dân chọn ra nhằm mục đích cúng ông Thần Tài để được phù hộ độ trì, luôn đồng hành cùng gia chủ trên con đường thăng tiến và thành công trong sự nghiệp. Tục thờ Thần Tài là tín ngưỡng có xuất xứ từ Trung Quốc, đến đầu khoảng thế kỷ 20 thì du nhập về Việt Nam.
- Vào ngày mồng 10 Âm lịch hàng tháng được chọn là ngày Thần Tài. Song ngày quan trọng nhất vẫn là ngày mồng 10 tháng Giêng, những gia chủ đang làm ăn kinh doanh thì cần chú tâm chuẩn bị cho lễ cúng đủ đầy để Thần Tài gõ cửa.
Ngày vía của Thần Tài tức là ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng. Ngày này tất cả mọi nhà, công ty, cửa hàng…có thờ Thần Tài, thì đều sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin một năm mới làm ăn được thịnh vượng về tài lộc.
Mâm cỗ đơn giản để cho bạn chuẩn bị cúng Vía Thần Tài mùng 10 như sau:
+ Cỗ tam sên: Bao gồm ba quả trứng luộc, một lạng tôm và một miếng thịt luộc
+ Hoa cúc, rượu và vàng giấy…
+ Trong miền nam còn có thịt heo quay, bánh hỏi và cá lóc nướng.
Ngoài ra, nếu bạn có diều kiện hơn thì đặt thêm khay vàng giấy, hai cây đèn nhỏ, khay nước bao gồm 3 cốc nước lọc và 2 chén rượu. Tùy điều kiện kinh tế mà bạn sắm sửa lễ cũng cho ban thờ Thần Tài của mình để trong quá trình cúng luôn hoan hỷ, tránh bày vẽ quá mức mất tiền lại mang buồn bực trong người.

Thần tài gõ cửa may mắ cả năm
23/02/2022

Thần tài gõ cửa may mắ cả năm

Vào ngày Thần Tài, mỗi gia đình, cơ sở kinh doanh thường chuẩn bị mâm cúng để cầu mong tài lộc, việc làm ăn thuận buồm x...
22/02/2022

Vào ngày Thần Tài, mỗi gia đình, cơ sở kinh doanh thường chuẩn bị mâm cúng để cầu mong tài lộc, việc làm ăn thuận buồm xuôi gió.

Ngày vía Thần Tài  là dịp gia chủ cầu tài cầu lộc với Thần Tài, mong 1 năm làm ăn thuận lợi, mua may bán đắt
22/02/2022

Ngày vía Thần Tài là dịp gia chủ cầu tài cầu lộc với Thần Tài, mong 1 năm làm ăn thuận lợi, mua may bán đắt

Tại sao có tục cúng cá lóc nướng ngày vía Thần Tài?Lễ vật dâng cúng ngày vía Thần Tài thường là lễ mặn. Trong đó, có bộ ...
21/02/2022

Tại sao có tục cúng cá lóc nướng ngày vía Thần Tài?

Lễ vật dâng cúng ngày vía Thần Tài thường là lễ mặn. Trong đó, có bộ tam sinh gồm thịt heo, tôm hoặc cua luộc, trứng gà hoặc trứng vịt.
Tuy nhiên, ở khu vực miền Nam, người dân thường có tục lệ cúng thêm cá lóc nướng mới gọi là vẹn tròn, tươm tất. Phong tục này có từ bao giờ người ta cũng chẳng nhớ, và cũng không mấy ai biết vì sao lại cúng cá lóc nướng trong ngày vía Thần Tài. Chỉ biết rằng, theo truyền thống tiếp nối từ đời cha ông, con cháu đời sau cứ đến ngày vía Thần Tài là tìm mua bằng được con cá lóc nướng trui ngon đẹp nhất để dâng cúng xin lộc làm ăn, buôn bán.
Cá lóc nướng dùng để làm lễ vật cúng Thần Tài phải được giữ nguyên con, không đánh vẩy, không cắt đuôi và vây. Khi nướng, dùng mía chẻ xiên thẳng qua miệng cá để định hình con cá được thẳng thớm.
Cá lóc có sức sống mãnh liệt, khả năng sinh tồn tốt trong nhiều điều kiện khác nhau nên tượng trưng cho may mắn và thành công. Ngoài ra, người ta cũng truyền tai nhau về ý nghĩa dùng cá lóc nướng là để tưởng nhớ cuộc sống thiếu thốn, đói khổ của ông cha ta ngày xưa.

20/02/2022

Thần Tài trong Phật giáo chính là Phật và Bồ Tát

Phật Kim Cương Trì (Vajradhara): là Đức Phật nguyên thủy trong Mật tông - một pháp môn khởi nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, hình thành khoảng từ thế kỷ 5 - 6 tại Ấn Độ, hiện là tôn giáo chính của Tây Tạng.
Phật Kim Cương Trì là bản thể tối cao của tất cả chư Phật trong ba đời và là tinh túy của tam thân. Ngài có thể giúp tín đồ rời bỏ mọi kiếp khổ, cuối cùng đạt được vinh hoa phú quý.

Top 5 bài thơ hay và ngắn gọn về ngày Thần Tài năm 2022Bài thơ về ngày Thần Tài số 1:Hai Ba tháng Chạp ông Táo điMùng Mư...
19/02/2022

Top 5 bài thơ hay và ngắn gọn về ngày Thần Tài năm 2022

Bài thơ về ngày Thần Tài số 1:

Hai Ba tháng Chạp ông Táo đi
Mùng Mười tháng Giêng Thần Tài đến
Mua vàng lấy hên lộc cập bến
Kinh doanh phát đạt nghênh tiếng lành

Bài thơ về ngày Thần Tài số 2:

Xuân sang lại đón Thần Tài
Mùng Mười tháng Một hiếm ai mà quên
Cầu tài, cầu lộc, rước hên
Mong cho may mắn kề bên mọi điều
Phất lên như một chú diều
Gặp được gió lớn một chiều trời trong
Công việc làm ăn hanh thông
Vạn sự thuận lợi để lòng an vui

Bài thơ về ngày Thần Tài số 3:

Nghênh xuân rước lộc đừng quên
Mua vàng dự trữ lấy hên Thần Tài
Buôn may bán đắt dư sài
Tiền bạc rủng rỉnh đường dài làm ăn
Một năm cứ thế mà thăng
Của ăn của để đủ dành cháu con

Bài thơ về ngày Thần Tài số 4:

Mua vàng dịp vía Thần Tài
Nhân đôi may mắn tiền xài chẳng lo
Nghênh đón lộc làm ăn to
Doanh thu tăng trưởng như hoa đúng mùa
Cả năm tiến tới chẳng thua
Giàu sang phú quý đuổi xua cái nghèo

Bài thơ về ngày Thần Tài số 5:

Mỗi năm vào vía Thần Tài
Nhà nhà nô nức một hai mua vàng
Mong cầu cuộc sống giàu sang
Cả năm may mắn an nhàn vô lo
Tiền bạc rủng rỉnh thành kho
Kinh doanh thuận lợi ấm no cả nhà

Ý nghĩa quan trọng của ngày Rằm tháng Giêng đối với người ViệtTheo cuốn sách "Phong tục thờ cúng của người Việt" (Nhà xu...
16/02/2022

Ý nghĩa quan trọng của ngày Rằm tháng Giêng đối với người Việt
Theo cuốn sách "Phong tục thờ cúng của người Việt" (Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin), Tết Nguyên tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi theo sau còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười).
Ngày này còn được coi là “Tết muộn” vì diễn ra ngay sau Tết Nguyên đán. Vào dịp này, các gia đình không may có người thân bị ốm hay đi vắng vào đúng dịp năm mới có cơ hội được về đoàn tụ cũng gia đình.
Có tích cho rằng, tết Nguyên tiêu là ngày Vía Phật, tất cả những may mắn của năm mới đều ở ngày này. Lại có tích thứ hai, thời xưa có một vị vua cứ đến ngày rằm tháng Giêng cho mời các trạng nguyên vào hầu triều để nói chuyện đầu năm rồi cùng tham dự yến tiệc.
Cũng có quan niệm cho rằng ngày Tết Nguyên tiêu là ngày rằm đầu tiên của dòng họ, tổ tiên trong năm mới, chúng ta cần phải lễ tổ tiên trong gia đình.

Phải luôn ghi nhớ thực hiện làm nghi lễ tiếp nhận Thần Tài nếu thiếu là đại kỵSau khi cúng Thần Tài, còn cần phải làm ng...
15/02/2022

Phải luôn ghi nhớ thực hiện làm nghi lễ tiếp nhận Thần Tài nếu thiếu là đại kỵ

Sau khi cúng Thần Tài, còn cần phải làm nghi lễ tiếp nhận Thần Tài thì mới đủ lệ bộ, đủ điều kiện để đón tài lộc trong năm mới.
Theo quan niệm dân gian, sau khi tiếp nhận Thần Tài, gia chủ thường sẽ đi bộ về phía sau nhà khoảng 3, 8, 13, 18, 23, 28, 33 hoặc 38 bước chân. Điều này tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình.
Không hiểu rõ về nghi lễ cúng Thần Tài, bỏ qua nghi lễ này là Thần Tài trong năm mới vẫn chưa được đón về nhà, may mắn tài lộc cũng không được suôn sẻ.

Một số lưu ý khi cúng ngày vía Thần Tài:Chén để nước cần rửa sạch trước khi thay nước mới. Chỉ nên đặt 1 chén nước sạch,...
14/02/2022

Một số lưu ý khi cúng ngày vía Thần Tài:
Chén để nước cần rửa sạch trước khi thay nước mới. Chỉ nên đặt 1 chén nước sạch, không cần đến 3 hay 5 chén nước và cũng không nên rót quá đầy.
Bình hoa có thể dùng bình sứ hoặc bình thủy tinh đều được. Nên cúng hoa tươi, có hoa, có nụ, có hương thơm càng tốt, không dùng hoa giả để cúng Thần Tài.
Hoa quả cúng nên chọn quả tươi ngon, nguyên vẹn, không bị dập nát. Mâm hoa quả luôn có chuối chín vàng, ngoài ra có thể thêm lê, táo, cam, quýt,... Tuyệt đối không dùng hoa quả nhựa, quả giả để dâng lên cúng.
Hoa quả, bánh kẹo,... sau khi cúng được coi như lộc của Thần Tài ban cho gia chủ, chỉ nên thụ lộc trong nhà, không đem chia hay phân phát cho người ngoài.
Rượu, nước tưới vào nhà thì nên đứng ở ngoài đường tưới vào trong nhà mới mang ý nghĩa tài lộc vào nhà.
Gạo, muối sau khi cúng Thần Tài xong nên cất đi để giữ lộc.

13/02/2022

Ý nghĩa ngày vía Thần Tài
Tại nước ta, có một sự tích liên quan tới ngày vía Thần Tài. Tương truyền, Thần Tài từng có lần vì uống rượu say mà rơi xuống trần gian. Có người nhìn thấy ông mặc đồ như diễn tuồng cải lương nên đã lấy sạch đồ áo của ông đem bán. Nhẫn kim tiền là gì? Những ai nên đeo nhẫn kim tiền?
Không nhớ ra mình là ai, Thần Tài đi lang thang khắp nơi xin ăn. Một cửa hàng bán gà, vịt quay thấy Thần Tài đáng thương nên đã mời ông vào ăn. Kể từ đó, cửa hàng lúc nào cũng đông khách, người ra vào tấp nập.
Sau này, vì sợ bộ dạng lấm lem của Thần Tài sẽ khiến khách hàng không hài lòng nên chủ quán đã đuổi không cho ông vào ăn nữa. Rất nhiều tiệm kinh doanh khác nghe được tin này liền tìm cách mời Thần Tài về nơi buôn bán của mình để “Thần Tài gõ cửa”.
Một ngày nọ, có người dắt ông đi mua quần áo mới. Trong cửa tiệm, Thần Tài nhìn thấy bộ đồ trước đây của mình liền nhớ đến thân phận của bản thân và bay về trời vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch.
Từ đó, để tưởng nhớ ông, người dân đã lập bàn thờ cúng và chọn ngày này làm ngày vía Thần Tài. Vì vậy, cứ tới mùng 10 tháng Giêng, mọi người sẽ sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài và mua vàng để cầu tài lộc, may mắn, sung túc cho cả năm.

Mèo Thần Tài là một trong những vật phẩm phong thuỷ được người dân buôn bán, làm ăn rất ưa chuộng đặt trong cửa hàng, cô...
11/02/2022

Mèo Thần Tài là một trong những vật phẩm phong thuỷ được người dân buôn bán, làm ăn rất ưa chuộng đặt trong cửa hàng, công ty. Nhiều quan niệm cho rằng, đặt Mèo Thần Tài sẽ thu hút được tài lộc và may mắn, tiền bạc sẽ nhanh chóng đổ vào nhà.

Bài cúng vía Thần TàiTheo quan niệm dân gian, ngày mùng 10 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm chính là ngày vía Thần Tài. Ng...
11/02/2022

Bài cúng vía Thần Tài
Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 10 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm chính là ngày vía Thần Tài. Người xưa cho rằng, Thần Tài là vị thần đem lại tiền tài, may mắn đến cho gia đình.
Bài cúng Ngày Thần Tài cần phải thể hiện được lòng thành của gia chủ. Đồng thời bài cúng cũng là mong ước, cầu mong vị thần phù hộ cho gia đình năm mới làm ăn gặp nhiều may mắn, phát tài lộc.

Dưới đây bài cúng ngày Thần Tài 2022 tham khảo theo "Văn khấn cổ truyền Việt Nam" do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát hành.

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là…
Ngụ tại…
Hôm nay, ngày… tháng… năm 2022.

10/02/2022

Giờ đẹp cúng Thần Tài để tài lộc dồi dào cả năm 2022
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, khung giờ vàng cúng vía Thần Tài là: giờ Mão từ 5h đến 7h và giờ Thân từ 15h đến 17h.
Đây cũng là 2 khung giờ mọi người nên mang vàng và bạc đi qua cổng chính, cửa chính đặt vào vùng tài vị để két sắt, nơi chuyên để tiền...

10/02/2022

Address

Ha D**g

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Ông Thần Tài posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share



You may also like