15/01/2025
𝐇𝐎̣𝐂 𝐓𝐀̣̂𝐏 𝐕𝐀̀ 𝐋𝐀̀𝐌 𝐓𝐇𝐄𝐎 𝐓𝐔̛ 𝐓𝐔̛𝐎̛̉𝐍𝐆 Đ𝐀̣𝐎 Đ𝐔̛́𝐂, 𝐏𝐇𝐎𝐍𝐆 𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐇𝐎̂̀ 𝐂𝐇𝐈́ 𝐌𝐈𝐍𝐇:
𝐓𝐈𝐍𝐇 𝐓𝐇𝐀̂̀𝐍 𝐓𝐔̛̣ 𝐇𝐎̣𝐂!
Chào mừng quý thầy cô và các bạn học sinh đến với chương trình phát thanh của CLB phát thanh và truyền thông học đường trường THPT Tân Lạc!
𝑲𝒊́𝒏𝒉 𝒄𝒉𝒂̀𝒐 𝒒𝒖𝒚́ 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒚 𝒄𝒐̂ 𝒗𝒂̀ 𝒄𝒂́𝒄 𝒃𝒂̣𝒏 𝒉𝒐̣𝒄 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒚𝒆̂𝒖 𝒒𝒖𝒚́!
🇻🇳🇻🇳Trong chuyến hành trình dài của dân tộc Việt Nam, 𝒄𝒂̂𝒖 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 𝒗𝒆̂̀ 𝒕𝒊𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒏 𝒕𝒖̛̣ 𝒉𝒐̣𝒄 𝒄𝒖̉𝒂 𝑪𝒉𝒖̉ 𝒕𝒊̣𝒄𝒉 𝑯𝒐̂̀ 𝑪𝒉𝒊́ 𝑴𝒊𝒏𝒉 𝒗𝒊̃ đ𝒂̣𝒊 đã trở thành một ngọn đuốc dẫn lối cho bao thế hệ. Với tất cả chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ, hình ảnh Bác miệt mài học tập, không quản khó khăn gian khổ, như một lời nhắc nhở về sức mạnh của tri thức và tinh thần tự lực vượt qua mọi giới hạn.
🚢🚢Mùa hè năm 1911, khi đặt chân lên Đất nước Pháp, Bác đã đối diện với thử thách to lớn: không biết tiếng Pháp. Nhưng với quyết tâm sắt đá và sự kiên trì, Bác coi việc học tiếng Pháp như một nền tảng quan trọng để tìm ra con đường cứu dân, cứu nước. Dù trong hoàn cảnh thiếu thốn về vật chất và thời gian, Bác đã không ngừng trau dồi kiến thức bằng cách học qua những cuốn sách mượn từ những người bạn đồng hành, tập viết, đọc báo và gửi bài tới các tòa soạn. Sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận đến đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa trau dồi kiến thức, học thêm cách viết. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng dậy sớm, bắt tay vào viết từ 5 giờ đến khoảng 6 giờ rưỡi. 7 giờ sáng, Bác lại đi làm bình thường. Dù trời nóng hay rét, Bác cũng không nản chí. Từ những nỗ lực này, Bác đã trở thành một nhà báo uy tín, đóng góp cho tờ báo "Người cùng khổ" với ba thứ tiếng: Pháp, Ả Rập và Hán. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, tiếng Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do tòa soạn báo không có Ban biên tập cố định nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập, đọc morat tới bán báo.
💁♀️🧔♂️Ông Giôhanxơn - một họa sĩ người Thụy Điển đã gặp Bác và viết về Bác như sau: “𝑻𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒐̛̀𝒊 𝒈𝒊𝒂𝒏 𝒈𝒂̣̆𝒑 𝒏𝒉𝒂𝒖 𝒏𝒈𝒂̆́𝒏 𝒏𝒈𝒖̉𝒊 𝒌𝒉𝒐𝒂̉𝒏𝒈 4 𝒕𝒉𝒂́𝒏𝒈, 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 đ𝒂̃ 𝒉𝒐̣𝒄 𝒓𝒂̂́𝒕 𝒏𝒉𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒊𝒆̂́𝒏𝒈 𝑻𝒉𝒖𝒚̣ Đ𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒗𝒂̀ 𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 đ𝒂̃ 𝒄𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒍𝒂̀𝒎 𝒄𝒉𝒐 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝑻𝒉𝒖𝒚̣ Đ𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒖 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒄𝒂́𝒄𝒉 𝒅𝒆̂̃ 𝒅𝒂̀𝒏𝒈” (báo Buổi chiều, Thuỵ Điển ngày 26/12/1967). Trong bản khai lý lịch tham dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản tại Mátxcơva tháng 7 và 8/1935, Bác Hồ với bí danh là Lin đã khai ở mục thứ 18, biết “tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng Đông, tiếng Ý, tiếng Đức”. Qua các tài liệu khác, chúng ta được biết, Bác còn nói được tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha…Trong những ngoại ngữ đó, có những tiếng Bác rất uyên thâm… Bác từng nói: “𝑩𝒊𝒆̂́𝒕 𝒕𝒊𝒆̂́𝒏𝒈 𝒏𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊, 𝒕𝒂 𝒅𝒆̂̃ 𝒈𝒂̂𝒚 𝒄𝒂̉𝒎 𝒕𝒊̀𝒏𝒉 𝒍𝒂̆́𝒎, 𝒈𝒂̣̆𝒑 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒅𝒂̂𝒏 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈 𝒎𝒊̀𝒏𝒉 𝒄𝒖̃𝒏𝒈 𝒏𝒐́𝒊 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̣̂𝒏 đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒅𝒂̆𝒎 𝒃𝒂 𝒄𝒂̂𝒖, 𝒏𝒐́𝒊 đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒕𝒉𝒊̀ 𝒈𝒂̂𝒚 𝒂̉𝒏𝒉 𝒉𝒖̛𝒐̛̉𝒏𝒈 𝒕𝒐̂́𝒕 𝒍𝒂̆́𝒎!”.
🖌️🖌️Sau này, khi tuổi đã cao, Bác vẫn học theo cách “tằm ăn dâu”. Đọc Nhân dân nhật báo Trung Quốc, gặp chữ nào mới, Bác vẫn ghi vào để học, có những danh từ khoa học không tra được trong từ điển thông thường, Bác viết thư hỏi ông Văn Trang làm ở Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, nhờ giải nghĩa cho Bác. Trước khi Bác đi thăm Inđônêxia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Hunggari… Bác đều ghi để học một số câu nói thông thường nhất.
𝐓𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐧 𝐭𝐮̛̣ 𝐡𝐨̣𝐜 𝐜𝐮̉𝐚 𝐁𝐚́𝐜 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐢̉ 𝐝𝐮̛̀𝐧𝐠 𝐥𝐚̣𝐢 𝐨̛̉ 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐡𝐨̣𝐜 𝐧𝐠𝐨𝐚̣𝐢 𝐧𝐠𝐮̛̃. Trong bất kỳ điều kiện nào, dù đã lên tuổi cao, Bác vẫn duy trì thói quen tự học hàng ngày. Bác tập trung nghiên cứu nhiều lĩnh vực: lịch sử, văn học, triết học, khoa học kỹ thuật... để vận dụng vào công việc của cách mạng. Khi đến thăm các quốc gia, Bác luôn chuẩn bị trước một số câu nói thông dụng bằng tiếng nước bạn. Đều này không chỉ giúp Bác giao lưu, tăng tính đoàn kết quốc tế, mà còn thể hiện tấm gương của sự tự tôn trí tuệ văn hoá.
💁♀️💁♀️Chúng ta có thể thấy rõ, chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học. Người không chỉ học tập vì bản thân mà còn vì lý tưởng cao cả – tìm ra con đường cứu dân, cứu nước. Tự học ở Bác không chỉ là việc tích lũy kiến thức mà còn là một phương pháp khoa học, có kế hoạch cụ thể, với sự kiên trì và quyết tâm bền bỉ. Từ việc học tiếng Pháp cho đến các kỹ năng viết báo, Bác luôn chủ động, sáng tạo và không ngừng nỗ lực.
🔥🔥Bài học rút ra từ tinh thần tự học của Bác chính là: 𝒉𝒐̣𝒄 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒊̉ đ𝒆̂̉ 𝒃𝒊𝒆̂́𝒕, 𝒎𝒂̀ 𝒄𝒐̀𝒏 đ𝒆̂̉ 𝒗𝒖̛𝒐̛𝒏 𝒙𝒂. Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, học sinh cần phát huy tinh thần tự học, chủ động tìm kiếm và tích lũy kiến thức không chỉ trong sách vở mà còn qua những trải nghiệm thực tiễn. Việc học không chỉ diễn ra trong giờ học chính thức mà còn phải được thực hiện mọi lúc, mọi nơi, bằng những phương pháp sáng tạo và phù hợp với bản thân như đọc sách, tìm kiếm tài liệu, tập trung vào những bài học quan trọng. Học sinh cần học hỏi từ những tấm gương như Chủ tịch Hồ Chí Minh để vượt qua khó khăn, phát huy tinh thần tự học, làm nền tảng cho sự phát triển cá nhân và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Từ đó, chúng ta có thể tạo dựng nên những ước mơ lớn, xây dựng xã hội học tập và phát triển bền vững.
🥰🇻🇳 𝑯𝒂̃𝒚 đ𝒆̂̉ 𝒉𝒊̀𝒏𝒉 𝒂̉𝒏𝒉 𝑩𝒂́𝒄 𝑯𝒐̂̀ 𝒏𝒈𝒐̂̀𝒊 𝒗𝒊𝒆̂́𝒕 𝒃𝒂̀𝒊 𝒍𝒖́𝒄 𝒓𝒂̣𝒏𝒈 đ𝒐̂𝒏𝒈 𝒉𝒂𝒚 𝒎𝒊𝒆̣̂𝒕 𝒎𝒂̀𝒊 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝒄𝒖̛́𝒖 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒕𝒖̛̀𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒏 𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝒕𝒓𝒊̀𝒏𝒉 𝒍𝒂̀ 𝒏𝒈𝒖𝒐̂̀𝒏 𝒄𝒐̂̉ 𝒗𝒖̃ 𝒄𝒉𝒐 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒕𝒂 𝒗𝒖̛𝒐̛̣𝒕 𝒒𝒖𝒂 𝒎𝒐̣𝒊 𝒈𝒊𝒂́ 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒖̉𝒂 𝒔𝒖̛̣ 𝒍𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒃𝒊𝒆̂́𝒏𝒈, 𝒕𝒖̛̣ 𝒕𝒊 𝒉𝒂𝒚 𝒕𝒉𝒊𝒆̂́𝒖 đ𝒐̣̂𝒏𝒈 𝒍𝒖̛̣𝒄. 𝑯𝒂̃𝒚 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝒏𝒉𝒂𝒖, đ𝒐𝒂̀𝒏 𝒌𝒆̂́𝒕 𝒗𝒂̀ 𝒒𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒕𝒂̂𝒎 𝒉𝒐̣𝒄 𝒉𝒐̉𝒊 đ𝒆̂̉ 𝒕𝒓𝒐̛̉ 𝒕𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒄𝒐̂𝒏𝒈 𝒅𝒂̂𝒏 𝒄𝒐́ 𝒊́𝒄𝒉, đ𝒐́𝒏𝒈 𝒈𝒐́𝒑 𝒄𝒉𝒐 𝒔𝒖̛̣ 𝒑𝒉𝒂́𝒕 𝒕𝒓𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒕𝒉𝒊̣𝒏𝒉 𝒗𝒖̛𝒐̛̣𝒏𝒈 𝒄𝒖̉𝒂 đ𝒂̂́𝒕 𝒏𝒖̛𝒐̛́𝒄./.
🖌️ Viết bài: Mai Khánh - 10A4
💁♀️ Phát thanh viên: Huyền Nee - 10A1
💌Mọi thông tin xin liên hệ:
https://www.facebook.com/CLB.phatthanhvatruyenthonghocduongTHPTTanLac