Đồn Biên phòng Na Cô Sa

Đồn Biên phòng Na Cô Sa Vì chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia - Vì hạnh phúc của Nhân dân

TRAO TẶNG HƠN 300 SUẤT QUÀ ẤM ÁP CHO HỌC SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN XÃ BIÊN GIỚI NA CÔ SANgày 09/12/2024, Chi đoàn Đồn B...
09/12/2024

TRAO TẶNG HƠN 300 SUẤT QUÀ ẤM ÁP CHO HỌC SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN XÃ BIÊN GIỚI NA CÔ SA

Ngày 09/12/2024, Chi đoàn Đồn Biên phòng Na Cô Sa phối hợp cùng Nhóm thiện nguyện Ong chăm, nhà hảo tâm và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Na Cô Sa tổ chức chương trình thiện nguyện "Người lính tôi yêu" với hoạt động trao tặng 300 chiếc áo ấm và 15 chiếc chăn ấm cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn các điểm trường Mầm non Pắc A 1, Pắc A 2 và học sinh khối lớp 1 Trường PTDTBT Tiểu học Na Cô Sa cùng một số gia đình trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa và thiết thực tác động tích cực tới cộng đồng hưởng ứng Chương trình "Tình nguyện mùa đông" và hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), qua đó tô thắm thêm tình đoàn kết quân dân, góp phần xây dựng "nền biên phòng toàn dân", "thế trận biên phòng toàn dân" bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia./.

07/12/2024

BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG - ĐIỂM TỰA VỮNG CHẮC NƠI BIÊN GIỚI

Xác định “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên luôn vững vàng trên tuyến đầu bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân biên giới.

Copyright by Dienbienphugazeto

ĐỒN BIÊN PHÒNG NA CÔ SA ĐẠT DANH HIỆU "ĐƠN VỊ QUYẾT THẮNG" NĂM 2024Ngày 5/12/2024, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã tổ c...
06/12/2024

ĐỒN BIÊN PHÒNG NA CÔ SA ĐẠT DANH HIỆU "ĐƠN VỊ QUYẾT THẮNG" NĂM 2024

Ngày 5/12/2024, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác biên phòng năm 2024. Tại Hội nghị, thừa ủy quyền Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã trao tặng danh hiệu "Đơn vị quyết thắng" năm 2024 cho Đồn Biên phòng Na Cô Sa.

Năm 2024, quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh; Huyện ủy, UBND huyện Nậm Pồ; sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của các cơ quan chức năng; sự phối hợp, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, Nhân dân các dân tộc xã Na Cô Sa và các cơ quan, đơn vị có liên quan, Đồn Biên phòng Na Cô Sa đã triển khai, thực hiện đồng bộ, toàn diện, thắng lợi nhiệm vụ công tác Biên phòng, xây dựng đơn vị và xây dựng đảng.

Qua đó, Đồn Biên phòng Na Cô Sa đã đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, “Đơn vị văn hóa tiêu biểu”, “Đơn vị vững mạnh toàn diện Mẫu mực, tiêu biểu”; Tổ chức Đảng “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu; tổ chức Đoàn "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt tiêu chuẩn "Chi đoàn mạnh" và danh hiệu "vững mạnh tiên tiến” và nhiều danh hiệu tập thể, cá nhân cao quý khác. Đây là niềm vinh dự và là nguồn cổ vũ, động viên để cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Na Cô Sa với quyết tâm chính trị và nỗ lực hành động cao nhất để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao, qua đó bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã Na Cô Sa trong thời gian tới./.

04/12/2024

Phụ nữ Nậm Pồ chung tay đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống | Điện Biên TV

04/12/2024
Tổ chức thành công hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025; tổng kết công tác Biên phòng năm 2024 và...
22/11/2024

Tổ chức thành công hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025; tổng kết công tác Biên phòng năm 2024 và tổng kết công tác đảng, công tác chính trị năm 2024

Ngày 22/11/2024, Chi bộ, Đồn Biên phòng Na Cô Sa tổ chức hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025; tổng kết công tác Biên phòng năm 2024 và tổng kết công tác đảng, công tác chính trị năm 2024. Trung tá Vũ Văn Hòa, Bí thư Chi bộ, Chính trị viên và Đại úy Phạm Văn Minh, Chi ủy viên, phó Đồn trưởng (phụ trách Đồn) chủ trì các hội nghị theo chức trách, nhiệm vụ được giao.

Năm 2024, quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh; Huyện ủy, UBND huyện Nậm Pồ; sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp của các cơ quan chức năng; sự phối hợp, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, Nhân dân các dân tộc xã Na Cô Sa và các cơ quan, đơn vị có liên quan, Đồn Biên phòng Na Cô Sa đã triển khai, thực hiện đồng bộ, toàn diện, thắng lợi nhiệm vụ công tác Biên phòng, xây dựng đơn vị và xây dựng đảng.

Từ những kết quả nổi bật trong năm 2024, Đồn Biên phòng Na Cô Sa đã đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, “Đơn vị văn hóa tiêu biểu”, “Đơn vị vững mạnh toàn diện Mẫu mực, tiêu biểu”; Tổ chức Đảng “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” tiêu biểu; “Tổ chức Đoàn vững mạnh tiên tiến” và nhiều danh hiệu tập thể, cá nhân cao quý khác. Đây là niềm vinh dự và là nguồn cổ vũ, động viên để cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Na Cô Sa với quyết tâm chính trị và nỗ lực hành động cao nhất để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao, qua đó bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã Na Cô Sa trong thời gian tới./.
CTV

ĐỒN BIÊN PHÒNG NA CÔ SA ĐẠT GIẢI A TẠI CUỘC THI VIDEO CLIP TOÀN QUỐC "NGƯỜI LÍNH TÔI YÊU"Tối ngày 14/11, tại Hà Nội, Tổn...
15/11/2024

ĐỒN BIÊN PHÒNG NA CÔ SA ĐẠT GIẢI A TẠI CUỘC THI VIDEO CLIP TOÀN QUỐC "NGƯỜI LÍNH TÔI YÊU"

Tối ngày 14/11, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi Video clip toàn quốc “Người lính tôi yêu” và Cuộc thi viết toàn quốc “Chuyện kể ở đại đội”. Tác phẩm "Ươm mầm xanh nơi biên cương" của tác giả Đại úy Đỗ Xuân Điềm, Chính trị viên phó, Đồn Biên phòng Na Cô Sa đã xuất sắc đạt giải A trong Cuộc thi video clip toàn quốc.

Dự Lễ tổng kết, trao giải có Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; Trung tướng Lê Quang Minh, Trung tướng Trương Thiên Tô, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam.

Sau 9 tháng phát động, 2 cuộc thi có sức lan tỏa sâu rộng, được đông đảo cán bộ, chiến sĩ toàn quân cũng như người dân cả nước quan tâm, hưởng ứng. Ban Tổ chức đã nhận được 530 Video clip “Người lính tôi yêu” và 1.410 bài viết “Chuyện kể ở đại đội” gửi về dự thi. Ban Giám khảo đã lựa chọn ra 80 video clip và 80 bài viết xuất sắc nhất vào vòng chung khảo để trao giải. Các tác phẩm không chỉ đa dạng về hình thức thể hiện mà còn phong phú về nội dung. Nhiều câu chuyện cảm động, giàu tính nhân văn đã chạm đến trái tim của hàng triệu khán giả, thu hút hàng triệu lượt xem, hàng nghìn lượt yêu thích và chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội.

Phát biểu tại Lễ tổng kết, trao giải, Trung tướng Trương Thiên Tô, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc thi nhấn mạnh, 2 Cuộc thi được tổ chức vào dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân, là dấu mốc để nhìn lại chặng đường vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành của Quân đội ta. Cuộc thi đã bám sát chủ đề, nội dung; tập trung phản ánh sâu sắc các hoạt động của cán bộ, chiến sĩ toàn quân trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, hoạt động văn hóa, thể thao, lao động sản xuất, làm công tác dân vận, tham gia phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và công tác đối ngoại quốc phòng.

Đồng chí Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam yêu cầu Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội tiếp tục đăng tải các tác phẩm trên các nền tảng của Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam và Phát thanh Quân đội nhân dân để qua đó thêm lan tỏa hơn nữa những hình ảnh đẹp về Bộ đội Cụ Hồ đến với người dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế./.

ĐỒN BIÊN PHÒNG NA CÔ SA THAM GIA TUẦN TRA KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG MỐC QUỐC GIỚI, CỌC DẤU BIÊN GIỚI TRÊN Đ...
10/11/2024

ĐỒN BIÊN PHÒNG NA CÔ SA THAM GIA TUẦN TRA KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG MỐC QUỐC GIỚI, CỌC DẤU BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN ĐƠN VỊ QUẢN LÝ

Ngày 10/11/2024, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp với các Sở và các cơ quan liên quan của UBND huyện Nậm Pồ tổ chức tuần tra kiểm tra tại thực địa hệ thống mốc quốc giới, cọc dấu xác định cột mốc trên địa bàn Đồn Biên phòng Na Cô Sa quản lý. Thượng tá Phạm Văn Hiệp – Phó Tham mưu trưởng BĐBP tỉnh chỉ đạo buổi tuần tra. Đồn Biên phòng Na Cô Sa và cấp ủy, chính quyền xã Na Cô Sa tham gia cùng Đoàn.

Đây là nội dung quan trọng để tham mưu, đề xuất với cơ quan chức năng có phương án duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các mốc quốc giới, cọc dấu biên giới nhằm đảm bảo sự ổn định, bền vững của hệ thống đường biên, mốc quốc giới, cọc dấu xác định cột mốc đoạn biên giới thuộc Đồn Biên phòng Na Cô Sa quản lý.

Quá trình tuần tra, đảm bảo tuyệt đối an toàn về mọi mặt và chấp hành nghiêm 02 văn kiện pháp lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Lào./.

03/11/2024
30/10/2024
TỔ CHỨC THÀNH CÔNG DIỄN TẬP CHIẾN THUẬT ĐỒN BIÊN PHÒNG NA CÔ SA Ngày 28/10/2024, Đồn Biên phòng Na Cô Sa đã tổ chức thàn...
28/10/2024

TỔ CHỨC THÀNH CÔNG DIỄN TẬP CHIẾN THUẬT ĐỒN BIÊN PHÒNG NA CÔ SA

Ngày 28/10/2024, Đồn Biên phòng Na Cô Sa đã tổ chức thành công diễn tập chiến thuật năm 2024 đạt mục đích, yêu cầu, ý định đề ra và đảm bảo tuyệt đối an toàn về mọi mặt. Thượng tá Phạm Văn Hiệp, Phó Tham mưu trưởng BĐBP tỉnh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Diễn tập dự và chỉ đạo.

Phát biểu chỉ đạo diễn tập, Thượng tá Phạm Văn Hiệp đánh giá Đồn Biên phòng Na Cô Sa đã chủ động chuẩn bị văn kiện, tổ chức luyện tập tốt theo kế hoạch đề ra; cán bộ, chiến sĩ đơn vị tham gia diễn tập có thái độ nghiêm túc, cầu thị, có đầu tư, nghiên cứu. Kết quả diễn tập thể hiện sự nỗ lực, đoàn kết, thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chỉ huy, vai trò tham mưu của các đội; là cơ sở quan trọng để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các phương án, kế hoạch, hệ thống văn kiện; giải quyết những vấn đề mới, yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Sau diễn tập, Đồn Biên phòng Na Cô Sa tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của diễn tập; tiếp tục nghiên cứu, đổi mới hình thức, phương pháp diễn tập theo hướng tập trung xử lý tình huống trong các giai đoạn chuyển trạng thái SSCĐ và cách đánh góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia sát với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới./.

Bình yên một dải biên cươngHiểu rõ cái xấu, từ bỏ tà đạo, đồng bào vùng có đạo ở Nậm Pồ ngày càng đoàn kết, chăm lo phát...
25/10/2024

Bình yên một dải biên cương

Hiểu rõ cái xấu, từ bỏ tà đạo, đồng bào vùng có đạo ở Nậm Pồ ngày càng đoàn kết, chăm lo phát triển đời sống kinh tế - xã hội, sống “tốt đời, đẹp đạo”, kính Chúa, yêu nước. Các chính sách dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, nhất là trong đồng bào có đạo luôn được các cấp ủy, chính quyền huyện Nậm Pồ đặc biệt quan tâm chăm lo; góp phần đem lại cuộc sống no ấm, bình yên cho một dải biên cương.

“Trái ngọt…”
Rũ bỏ ám ảnh những ngày theo tà đạo “Giê Sùa”, gia đình anh Hờ A Tủa, bản Huổi Thủng 3, xã Na Cô Sa đang bắt đầu những ngày tháng mới với công việc nương rẫy quen thuộc cùng niềm tin vào những mùa vàng bội thu. Có sự chung tay của lực lượng công an, bộ đội biên phòng và cán bộ xã, bản, khoảnh đất rộng quanh nhà anh nhanh chóng được cải tạo thành ao nuôi thả cá, khu chuồng trại chăn nuôi lợn và ruộng trồng lúa nước. Những ngày trung tuần tháng 8 vừa qua, ngôi nhà của gia đình anh Tủa rộn ràng, đông vui hơn hẳn khi con trai anh nhận được giấy báo trúng tuyển Trường Sĩ quan Chính trị. Họ hàng trong gia đình, bà con ở bản ai cùng vui mừng, phấn khởi cho gia đình anh.

“Tôi ở nhà trồng lúa, ngô và nuôi thêm lợn, gà, chăm chú làm kinh tế để lo cho các con được ăn học đầy đủ. Bây giờ vui lắm, gia đình và dòng họ sẽ không tin theo tà đạo nữa, chấp hành tốt các quy định của bản và chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” - anh Tủa trải lòng.

Ở Na Cô Sa hiện có 18/18 điểm nhóm tôn giáo đã được cấp giấy chứng nhận sinh hoạt tôn giáo tập trung. Đều đặn mỗi cuối tuần, các tín đồ, chức sắc lại đến điểm sinh hoạt để cùng hát thánh ca, nghe đọc Kinh Thánh, cầu nguyện. Không chỉ là những buổi sinh hoạt tôn giáo thuần túy nghe chấp sự giảng giáo lý, đây còn là nơi để các tín đồ học cách chăn nuôi, canh tác để nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, có những buổi sinh hoạt, công an xã còn xuống tận bản hướng dẫn người dân kỹ năng phòng cháy, chữa cháy; cách chăm sóc, bảo vệ rừng; phòng tránh tai nạn thương tích mùa bão lũ. Bà con còn được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Đảng, Nhà nước để cùng nhau giữ gìn an ninh trật tự của bản.

Quanh câu chuyện về đổi thay ở Na Cô Sa hôm nay, ông Vàng Văn Chuyển, Chủ tịch UBND xã kể với chúng tôi về những thay đổi trong nếp nghĩ, cách làm, sự chủ động của người dân các bản ở Na Cô Sa. Ông Chuyển bảo, vẫn đồng bào dân tộc ở các bản ấy, vẫn những con người ấy, nhưng theo thời gian và có sự tuyên truyền, vận động của các cấp, ngành trong huyện; các tổ chức chính trị - xã hội, đến nay người dân đã chủ động đăng ký thực hiện các mô hình trồng rừng, trồng cây dược liệu, nhiều bản đã chủ động cải tạo kênh dẫn nước để chuyển ruộng lúa một vụ thành hai vụ, đất ven suối cũng được cải tạo thành ruộng, vườn.
Minh chứng cho lời nói của mình, Chủ tịch UBND xã Vàng Văn Chuyển thông tin thêm: Nếu ở thời điểm năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của xã Na Cô Sa là 88,17% thì đến tháng 9/2024 đã giảm xuống còn 57,12%; tỷ lệ huy động nhà trẻ và trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tổng diện tích cây lương thực có hạt ước đạt 965,45ha; 9/11 bản có đường bê tông… Cuộc sống người dân nơi đây đã bước sang ngày mới tươi sáng.

Lấy “xây” để “chống”
Để giải quyết tận gốc tà đạo, vấn đề quan trọng nhất là phải quan tâm chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí ở vùng dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có đạo theo đúng quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Bản Na Cô Sa 3 (xã Na Cô Sa) có 139 hộ, 910 khẩu, 100% là dân tộc Mông. Bản từng được coi là “vùng lõm”, bởi có 18 hộ, 98 nhân khẩu từng theo tà đạo “Giê Sùa”, sống khép kín… ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự. Đó là chuyện cũ, nay Na Cô Sa 3 đã có chuyển biến rõ rệt khi các hộ đã được tuyên truyền, vận động, hiểu rõ bản chất, tự nguyện cam kết từ bỏ tà đào, tình làng nghĩa xóm ngày càng củng cố bền chặt. Ông Vàng A Sàng, Trưởng bản hồ hởi cho hay: “Nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, bản có đường bê tông rộng, điện lưới quốc gia, trẻ con được chăm lo học hành. Các hộ nghèo được vay vốn làm ăn, hộ có nhà dột nát còn được hỗ trợ làm nhà mới. Bà con đã đoàn kết, bảo ban nhau cách phát triển kinh tế… cuộc sống ngày một ấm no hơn”.

Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước, huyện Nậm Pồ đã chủ động hướng dẫn, đưa các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đi vào nền nếp, ổn định, tuân thủ pháp luật; tập trung giải quyết các kiến nghị, nhu cầu chính đáng của tổ chức, cá nhân tôn giáo; vận động đồng bào người Mông từ bỏ tà đạo, trở về chăm lo phát triển với cuộc sống, với chính đạo và sinh hoạt theo điểm nhóm được pháp luật cho phép.

Ông Lý Thanh Tiềm, Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Trong những năm qua, với sự quan tâm, lãnh đạo sâu sát của Đảng, Nhà nước, nhiều chính sách về phát triển kinh tế - xã hội đã được ban hành, triển khai có hiệu quả. Nhờ đó, đời sống của đồng bào các dân tộc huyện biên giới Nậm Pồ từng bước khởi sắc. Đặc biệt, cộng đồng các dân tộc, người theo tôn giáo luôn đóng góp trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, vận động các tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo; xây dựng đời sống mới”.

Hiện nay, huyện Nậm Pồ có 96% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); 52,7% dân số (4.588 hộ, 26.787 nhân khẩu) theo tôn giáo (chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông). Với phương châm lấy “xây” để “chống”, Nậm Pồ đã thực hiện hỗ trợ đầy đủ, kịp thời, đảm bảo các chế độ chính sách cho vùng đồng bào có đạo. Đặc biệt, kinh tế - xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực; cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt, nhất là hệ thống đường giao thông, điện sinh hoạt, trường học, trạm y tế... Nếu như năm 2013, khi huyện mới thành lập tỷ lệ hộ nghèo chiếm ở mức cao, chưa có xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; chỉ có 4 trường học đạt chuẩn quốc gia; tình hình an ninh trật tự có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở những bản vùng có đạo… Hiện nay với sự chung sức, đồng lòng của cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân, diện mạo Nông thôn mới huyện Nậm Pồ đã có nhiều khởi sắc, đời sống Nhân dân, nhất là vùng có đạo đã no ấm, đủ đầy hơn. Đến hết năm 2023, thu nhập bình quân đầu người đạt 20,32 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 44,65%; 13 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi (đạt 100%). Đặc biệt, từ 2018 - nay huyện đã chuyển hóa thành công 7 địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự, trong đó có các địa bàn phức tạp về hoạt động tà đạo như: Na Cô Sa, Vàng Đán…

Nét mặt rạng ngời, phấn khởi đưa con đến lớp, anh Giàng A Chớ, bản Huổi Thủng 2 (người đã từ bỏ tà đạo “Giê Sùa”) cảm ơn Đảng, Nhà nước đã quan tâm, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống. Anh Chớ nói: “Người dân ốm đau đến trạm y tế, trẻ nhỏ được đến trường… Chúng tôi còn được Nhà nước hỗ trợ cây, con giống phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Vùng đất gian khó ngày nào giờ đã no ấm hơn rồi!”.

Bên cạnh đó, qua công tác nắm tình hình cho thấy, đa số những người đã từ bỏ tà đạo vẫn còn nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, có nguyện vọng quay trở về sinh hoạt tại điểm nhóm Tin Lành cũ, tuy nhiên, họ có tâm lý tự ti, e ngại, sợ tín đồ trong điểm nhóm kì thị, xa lánh... Do đó, cấp ủy, chính quyền huyện Nậm Pồ và các lực lượng chức năng đã quan tâm, vận động các điểm nhóm Tin Lành được chính quyền cho phép và quần chúng nhân dân tạo điều kiện, giúp đỡ để họ sớm tái hòa nhập với cộng đồng, không kì thị, xa lánh; đồng thời hướng dẫn để họ tham gia sinh hoạt tôn giáo đúng quy định của pháp luật.

Bước qua đêm đen, bão giông, lầm lỡ về tín ngưỡng, niềm tin, cuộc sống người Mông trên những rẻo núi cao Nậm Pồ đã trở lại ánh sáng với sự no ấm, đủ đầy. Những con đường bê tông vươn tới các ngõ, xóm, lá cờ Tổ quốc tung bay trên các bản làng người Mông đã minh chứng rõ nét về những vùng quê bình yên, đời sống khởi sắc, tăng cường niềm tin sắt son của người dân với Đảng.

Bài, ảnh: Sầm Phúc - Thu Hằng - Hà Khánh
Báo Điện Biên Phủ

Ngày 21/10, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã bầu Đại tướng Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nư...
21/10/2024

Ngày 21/10, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã bầu Đại tướng Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021- 2026.

NOI GƯƠNG ĐỒNG CHÍ LÝ TỰ TRỌNG, CHIẾN SĨ TRẺ ĐỒN BIÊN PHÒNG NA CÔ SA TỰ HÀO ĐỨNG TRONG HÀNH NGŨ CỦA ĐẢNGNhân dịp kỷ niệm...
20/10/2024

NOI GƯƠNG ĐỒNG CHÍ LÝ TỰ TRỌNG, CHIẾN SĨ TRẺ ĐỒN BIÊN PHÒNG NA CÔ SA TỰ HÀO ĐỨNG TRONG HÀNH NGŨ CỦA ĐẢNG

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng - người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên (20/10/1914 – 20/10/2024), ngày 20/10/2024, Chi bộ Đồn Biên phòng Na Cô Sa đã tổ chức lễ kết nạp đảng cho đoàn viên ưu tú Vừ A Như, Chiến sĩ Đội Vũ trang của đơn vị. Tại buổi lễ kết nạp, đồng chí Trung tá Vũ Văn Hòa, Bí thư Chi bộ, Chính trị viên Đồn Biên phòng Na Cô Sa đã thông qua và trao quyết định của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên về việc kết nạp đảng cho đồng chí Vừ A Như.

Tại buổi lễ, trước cờ Đảng, cờ Tổ quốc và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, đọc lời tuyên thệ, đồng chí Vừ A Như đã bày tỏ quyết tâm, tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện để luôn xứng đáng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí Như chia sẻ: “Tôi rất vinh dự và tự hào được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Noi gương đồng chí Lý Tự Trọng và là đảng viên, tôi hứa sẽ nỗ lực rèn luyện, phấn đấu không ngừng để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao”.

Phát biểu tại buổi lễ kết nạp đảng viên, Trung tá Vũ Văn Hòa đã ôn lại lý tưởng cách mạng, giá trị và ý nghĩa của câu nói "Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác" của đồng chí Lý Tự Trọng đối với thanh niên Việt Nam. Đồng thời, quán triệt nhiệm vụ cho đồng chí đảng viên mới tiếp tục rèn luyện, phấn đấu để chính thức trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây vừa là thử thách, vinh dự và tự hào đối với đảng viên mới, vừa là mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới. Việc tổ chức kết nạp đảng đúng vào dịp kỷ niệm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng là sự động viên, khích lệ kịp thời với đảng viên mới, đồng thời khích lệ các đoàn viên ưu tú khác noi gương theo đồng chí Lý Tự Trọng, tích cực phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ để sớm được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Qua đó, từng bước củng cố, xây dựng ý chí quyết tâm cao trong mọi cán bộ, chiến sĩ để cùng hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao”./.

TRỞ VỀ VỚI ÁNH SÁNGKhông chỉ dừng lại ở tuyên truyền, vận động, để loại bỏ hoàn toàn tà đạo ra khỏi địa bàn cần phải có ...
19/10/2024

TRỞ VỀ VỚI ÁNH SÁNG

Không chỉ dừng lại ở tuyên truyền, vận động, để loại bỏ hoàn toàn tà đạo ra khỏi địa bàn cần phải có những hình thức xử lý nghiêm khắc với những đối tượng cầm đầu hoặc những kẻ ngoan cố. Với vai trò là lực lượng chuyên trách, chiến đấu đầu tiên, bám trụ đến cùng, bộ đội biên phòng đã bám bản, bám địa bàn, bám đối tượng, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi, không để “mầm mống tà đạo” lây lan, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

Từ đấu tranh tư tưởng…
Từng có 14 năm công tác tại các đồn biên phòng ở Nậm Pồ (Phìn Hồ cũ, Na Cô Sa), trong đó hơn 9 năm “cắm xã” với vai trò Phó Bí thư Đảng ủy xã, Thiếu tá Giàng A Ngọc, hiện đang công tác tại Đồn Biên phòng Mường Nhé (huyện Mường Nhé) không quên những thử thách đặt lên vai và cả những khó khăn, vất vả khi cùng với các lực lượng ngày đêm nỗ lực xóa bỏ tà đạo ở Na Cô Sa.

Thời điểm tà đạo ở Nậm Pồ diễn biến phức tạp, Na Cô Sa nổi lên như một điểm nóng về hoạt động tà đạo. Toàn xã có hơn 60 hộ với trên 350 khẩu bị ảnh hưởng bởi tà đạo “Giê Sùa”. Ở bản Huổi Thủng 2 có 2 nhóm Cơ đốc phục lâm nguyên là các hộ theo tà đạo “Giê Sùa” còn có hành vi chống đối lại chính quyền địa phương và cơ quan chức năng, như: Không cho con đi học, không tiêm vắc xin, không cung cấp thông tin rà soát hộ nghèo… Việc triển khai các nội dung nghị quyết, chương trình, kế hoạch của xã, huyện, thậm chí của tỉnh xuất hiện những khó khăn, vướng mắc không đáng có. Chính quyền cơ sở lúng túng, cán bộ thực thi nhiệm vụ mệt mỏi, doanh nghiệp thi công dự án bức xúc... là những vấn đề khiến cấp ủy huyện Nậm Pồ khẩn trương vào cuộc, bàn thảo giải pháp tháo gỡ.
Nhớ lại khoảng thời gian tà đạo len lỏi ở nhiều điểm nhóm tôn giáo trên địa bàn xã Na Cô Sa, Thiếu tá Ngọc chia sẻ: Có lần, Đồn Biên phòng Na Cô Sa kết nối với nhà hảo tâm tổ chức trao quà hỗ trợ cho người dân trên địa bàn, nhiều hộ dân đã truyền tai nhau không nhận quà. Trước tình huống như vậy, tôi cùng với cán bộ chiến sĩ đã kết hợp với chính quyền xã, người có uy tín của bản đến từng hộ gia đình. Trước hết là trao từng phần quà đến tận tay người dân, tiếp nữa là kết hợp tuyên truyền, vận động để bà con nhận thức đúng về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, không nghe theo các luận điệu xấu.

Cũng theo Thiếu tá Ngọc, công tác tuyên truyền người dân không tin, không nghe theo tà đạo “Giê Sùa” không chỉ diễn ra trong ngày một ngày hai, mà kéo dài nhiều tháng liền. Ngày nào lực lượng công an, biên phòng cùng cấp ủy, chính quyền địa phương cũng tới các hộ theo tà đạo vận động. Ban đầu, có người rất khó chịu, lì lợm, không hợp tác, thậm chí lấy nhiều lý do không cho đoàn công tác vào nhà. Có những hôm, đoàn phải lên tận nương để tìm họ. Khi gặp được thì họ dùng nhiều lời lẽ khó nghe, chửi rủa, xúc phạm. Vất vả là thế, nhưng công tác tuyên truyền, vận động vẫn được triển khai từng ngày, từng giờ, ở mọi lúc, mọi nơi. Từ câu chuyện bên bếp lửa, những buổi cùng lao động sản xuất, những lời tuyên truyền, giải thích của cán bộ đã được đồng bào lắng nghe, dần hiểu và tin tưởng.

Với vai trò là “lực lượng chuyên trách, lực lượng chiến đấu đầu tiên, bám trụ đến cùng để bảo vệ và giữ vững biên giới”, xuyên suốt hành trình xóa bỏ tà đạo ở Na Cô Sa, một trong những nội dung quan tâm hàng đầu của Đồn Biên phòng Na Cô Sa là thực hiện tốt việc xây dựng củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên trách các tổ, đội công tác vận động quần chúng, cán bộ tăng cường xã.

Trung tá Vũ Văn Hòa, Chính trị viên Đồn Biên phòng Na Cô Sa cho biết: Lực lượng chuyên trách làm công tác vận động quần chúng, tăng cường xã của đơn vị được biên chế 4 đồng chí (3 đồng chí vận động quần chúng và 1 đồng chí quân nhân chuyên nghiệp tăng cường xã). Ở Na Cô Sa có đến hơn 95% là người dân tộc Mông nên các đồng chí tham gia vào lực lượng này nếu không phải là người Mông thì cũng là người nói thành thạo tiếng dân tộc này. Đồng thời là những người hiểu rõ phong tục, tập quán của nhân dân; có kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng, nhất là trong vùng đồng bào có đạo.

Trong khoảng thời gian từ đầu năm 2018 đến giữa năm 2019, các đợt cao điểm, chiến dịch tuyên truyền, vận động số tín đồ theo tà đạo ký cam kết từ bỏ, chuyển sang sinh hoạt tại các tôn giáo chính thống đã được Đồn Biên phòng Na Cô Sa tích cực phối hợp tổ chức. Theo đó, hơn 50 buổi tuyên truyền đặc biệt đã được triển khai cho gần 250 người là các tín đồ theo tà đạo đến nghe, để các tín đồ hiểu rõ âm mưu hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch và phần tử xấu./.

Theo Báo Điện Biên Phủ

Address

Nậm Pồ
Dien Bien Phu

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Đồn Biên phòng Na Cô Sa posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share