BÌNH AN QUÊ TA

BÌNH AN QUÊ TA Đây là nơi để cập nhật và chia sẻ thông tin tích cực về văn hóa xã hội, kin

NHỮNG TRƯỜNG HỢP BẮT BUỘC PHẢI ĐỔI CCCD TỪ 1/7/2024Từ ngày 1.7, Luật Căn Cước Chính Thức có hiệu lực, thẻ căn cước sẽ th...
28/02/2024

NHỮNG TRƯỜNG HỢP BẮT BUỘC PHẢI ĐỔI CCCD TỪ 1/7/2024
Từ ngày 1.7, Luật Căn Cước Chính Thức có hiệu lực, thẻ căn cước sẽ thay thế cho thẻ CCCD. Mẫu thẻ mới được đề xuất với nhiều thay đổi về thông tin in trên mặt thẻ, như: mục "quê quán" đổi thành "nơi đăng ký khai sinh", "nơi thường trú" đổi thành "nơi cư trú", không còn đặc điểm nhận dạng như vân tay ngón trỏ trái và ngón trỏ phải.
Nhiều người tỏ ra băn khoăn về việc ai sẽ phải đổi sang thẻ căn cước mới và ai không cần phải đổi. Theo quy định của Luật Căn Cước, các trường hợp bắt buộc phải đổi thẻ căn cước từ ngày 1.7 bao gồm: thẻ CCCD hết hạn, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp lần đầu, và chứng minh nhân dân (còn hạn sử dụng) sau ngày 31.12.2024.
Ngược lại, những người đã được cấp thẻ CCCD và thẻ vẫn còn thời hạn sử dụng không cần phải đổi ngay. Tuy nhiên, khi đến thời hạn đổi thẻ (theo độ tuổi), họ sẽ bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước do mẫu thẻ CCCD sẽ không còn được sản xuất nữa. Các công dân trên 60 tuổi không cần phải đổi thẻ căn cước trừ khi có nhu cầu hoặc thẻ bị mất, hỏng.
Mặc dù một số trường hợp không bắt buộc phải đổi thẻ căn cước, nhưng theo đại tá Vũ Văn Tấn, Phó cục trưởng Cục Cảnh Sát Quản Lý Hành Chính Về Trật Tự Xã Hội, người dân nên bổ sung dữ liệu sinh trắc học về ADN, mống mắt và giọng nói vào cơ sở dữ liệu căn cước. Quá trình này sẽ mang lại nhiều lợi ích.
Về quy định về việc đổi thẻ căn cước, cả Luật CCCD năm 2014 và Luật Căn Cước đều quy định rằng công dân phải đổi thẻ khi đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Sau khi đổi thẻ lần này, thẻ sẽ có giá trị sử dụng không thời hạn.
Như vậy, công dân trên 60 tuổi đã có thẻ CCCD không cần phải đổi thẻ căn cước trừ khi có nhu cầu hoặc thẻ bị mất, hỏng. Tuy nhiên, luật cũng quy định rằng công dân có thể đổi thẻ khi có yêu cầu. Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công An sẽ cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
Nguồn: cre thanhnien.vn

28/02/2024
💌 Chúc các chiến sĩ trẻ sẽ hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng cao cả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
27/02/2024

💌 Chúc các chiến sĩ trẻ sẽ hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng cao cả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

ĐƠN VỊ: PHƯỜNG BÌNH AN - DĨ AN——🏕️ CUỘC THI ẢNH “SẮC MÀU CỔNG TRẠI TÒNG QUÂN” NĂM 2024 🏕️1. Thời gian bình chọn: từ ngày...
26/02/2024

ĐƠN VỊ: PHƯỜNG BÌNH AN - DĨ AN

——
🏕️ CUỘC THI ẢNH “SẮC MÀU CỔNG TRẠI TÒNG QUÂN” NĂM 2024 🏕️

1. Thời gian bình chọn: từ ngày 26/02/2024 đến 13g00 ngày 27/02/2024.

2. Cách thức bình chọn và tính điểm:
- 01 lượt thả cảm xúc yêu thích (tim) tương ứng với 01 điểm.
- 01 lượt chia sẻ (share) tương ứng với 02 điểm.

Kết thúc thời gian bình chọn, Ban Tổ chức sẽ tổng hợp số điểm và công bố danh sách các đơn vị đạt giải.
3. Giải thưởng: 01 Giải nhất, 01 Giải nhì, 01 Giải ba và 03 Giải khuyến khích.

ĐƠN VỊ: PHƯỜNG BÌNH AN - DĨ AN

——
🏕️ CUỘC THI ẢNH “SẮC MÀU CỔNG TRẠI TÒNG QUÂN” NĂM 2024 🏕️

1. Thời gian bình chọn: từ ngày 26/02/2024 đến 13g00 ngày 27/02/2024.

2. Cách thức bình chọn và tính điểm:
- 01 lượt thả cảm xúc yêu thích (tim) tương ứng với 01 điểm.
- 01 lượt chia sẻ (share) tương ứng với 02 điểm.
*Lưu ý: Mỗi tài khoản chỉ được tính điểm 01 lần share ảnh

Kết thúc thời gian bình chọn, Ban Tổ chức sẽ tổng hợp số điểm và công bố danh sách các đơn vị đạt giải.
3. Giải thưởng: 01 Giải nhất, 01 Giải nhì, 01 Giải ba và 03 Giải khuyến khích.

🇻🇳🇻🇳CỜ ĐỎ SAO VÀNG ĐƯỢC ẤN ĐỊNH LÀ QUỐC KỲ VIỆT NAM KHI NÀO?Năm 1941, trong chương trình Việt Minh xác định “sau khi đán...
25/02/2024

🇻🇳🇻🇳CỜ ĐỎ SAO VÀNG ĐƯỢC ẤN ĐỊNH LÀ QUỐC KỲ VIỆT NAM KHI NÀO?

Năm 1941, trong chương trình Việt Minh xác định “sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật, sẽ thành lập một chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm lá cờ toàn quốc”.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, ngày 5/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 5-SL về việc bãi bỏ cờ quẻ ly và ấn định Quốc kỳ Việt Nam.

Sắc lệnh do Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký nêu rõ: Chiếu theo bản tuyên cáo của Hoàng đế Bảo Đại thoái vị ngày 24/8/1945 và bản Tuyên cáo ngày 28/8/1945 về việc thành lập Chính phủ lâm thời Dân chủ Cộng hoà, sau khi Hội đồng các Bộ trưởng đã đồng ý, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Dân chủ Cộng hòa ra sắc lệnh:

Khoản I: Cờ Quẻ Ly nay bãi bỏ.

Khoản II: Quốc kỳ Việt Nam ấn định như sau này:

a) Hình chữ nhật, bề ngang hai phần ba bề dài;

b) Nền mầu đỏ tươi, ở giữa có sao năm cánh mầu vàng tươi;

Kích thước và hình thể đã ấn định trong bản phụ đính theo sắc lệnh này.

Bản phụ Sắc lệnh ấn định Quốc kỳ Việt Nam:

Kích thước:

Nền cờ: Bề dài = a, bề ngang = 2/3a.

Sao: Từ trung tâm đến hết I góc lồi = 1/5a, từ trung tâm đến I góc lõm = 1/10a.

Mầu sắc: Nền mầu đỏ tươi, Sao vàng tươi.

Cách đặt sao: Ngôi sao vàng có 5 góc lồi và 5 góc lõm, trung tâm sao đặt đúng trung tâm nền cờ, một góc lồi quay thẳng lên phía trên theo đường AB.
Ý nghĩa của Quốc kỳ Việt Nam

🇻🇳 Nền cờ màu đỏ tượng trưng dòng máu đỏ, màu của nhiệt huyết, ý chí, niềm tin, “tinh thần hy sinh chiến đấu cách mạng của nhân dân Việt Nam”, ngôi sao màu vàng tượng trưng “ánh sáng của vai trò lãnh đạo cách mạng”, nó còn là màu da vàng và năm cánh sao tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.🇻🇳

Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội Khóa I, ngày 31/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, khẳng định tầm vóc của cờ đỏ sao vàng: 🇻🇳"Lá cờ đỏ sao vàng đã nhuộm bao nhiêu máu chiến sĩ Việt Nam ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, đã đi từ Á sang Âu, lại từ Âu sang Á, tới đâu cũng được chào kính cẩn, bây giờ trừ khi cả 25 triệu đồng bào còn ra không ai có quyền gì mà đòi thay đổi nó".🇻🇳

Quốc kỳ Việt Nam nền đỏ sao vàng đã được Quốc hội Việt Nam chính thức công nhận trong bản Hiến pháp nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 9/11/1946: “Cờ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh”.

Với việc Chính phủ ban hành Sắc lệnh ấn định Quốc kỳ và được Quốc hội thông qua thể hiện tính thống nhất về mặt pháp lý đối với việc sử dụng Quốc kỳ, quy định cũng như xác nhận đối với nhân dân và quốc tế về biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Cờ đỏ sao vàng năm cánh được sử dụng trang trọng trong tất cả các nghi lễ, các sự kiện quan trọng của nhà nước, trở thành biểu tượng thiêng liêng, đại diện cho sức mạnh tinh thần của dân tộc, thành niềm tự hào của nhân dân Việt Nam.

Trải qua quá trình phát triển của dân tộc, của đất nước, mỗi giai đoạn, lá cờ có thể được chỉnh sửa về hình thức để đẹp hơn và những quy định về sử dụng cũng có những điều chỉnh.

So với Quốc kỳ năm 1945, Quốc kỳ nền đỏ sao vàng theo mẫu năm 1956 có một chút điều chỉnh: “những cánh sao vàng từ nay không làm theo đường cong như trước mà làm theo đường thẳng”. Mặc dù vậy, hồn cốt của lá cờ và nội dung ý nghĩa không hề thay đổi, và trở thành một biểu tượng đẹp, ấn tượng, mang đậm nét dân tộc Việt.

* Nguồn tư liệu bài viết: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
* Thiết kế hình ảnh: Real Creative
* Concept: Tự hào Việt sử



🇻🇳🥗🥦🥬🌶Chiến sĩ LLDQTT Ban CHQS phường Bình An luôn tích cực và duy trì thường xuyên Tăng gia sản xuất. Bảo đảm nguồn lươ...
25/02/2024

🇻🇳🥗🥦🥬🌶Chiến sĩ LLDQTT Ban CHQS phường Bình An luôn tích cực và duy trì thường xuyên Tăng gia sản xuất. Bảo đảm nguồn lương thực tự cung tự cấp tại đơn vị và ăn thêm cho LLDQTT.

BỨC ĐIỆN MẬT "CHÚNG TÔI ĐÃ CHIẾN ĐẤU HẾT ĐẠN, XIN VĨNH BIỆT CÁC ĐỒNG CHÍ”🇻🇳❤️🇻🇳Trong hàng triệu bức điện mật xuyên suốt ...
22/02/2024

BỨC ĐIỆN MẬT "CHÚNG TÔI ĐÃ CHIẾN ĐẤU HẾT ĐẠN, XIN VĨNH BIỆT CÁC ĐỒNG CHÍ”🇻🇳❤️🇻🇳

Trong hàng triệu bức điện mật xuyên suốt từ thời chiến đến thời bình, phần lớn các bức điện nhằm duy trì thông tin liên lạc, chỉ đạo, chỉ huy của lãnh đạo. Nhưng cũng có những bức điện mật là lời chào, lời từ biệt gửi tới đồng đội; phản ánh sự khốc liệt của những năm tháng chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Một trong số đó là bức điện mật cuối cùng của chiến sĩ cơ yếu đồn Pha Long, với những lời từ biệt đồng đội:
“...Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn. Xin vĩnh biệt các đồng chí”.

Trong lịch sử đấu tranh cách mạng, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta, Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đã dành sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi đất nước Việt Nam được thống nhất, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền, kích động tâm lý thù hằn dân tộc, khiêu khích vũ trang, xâm lấn đất đai… gây nên tình hình căng thẳng, phức tạp giữa hai nước, mà đỉnh điểm là cuộc tiến công của quân Trung Quốc vào biên giới phía Bắc Việt Nam (tháng 2/1979).

Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước Việt Nam kiên trì chủ trương giải quyết tình hình nói trên bằng giải pháp hòa bình, đồng thời khẩn trương tăng cường lực lượng, đẩy mạnh xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nước.

Trong những ngày cuối năm 1978 đầu năm 1979, theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Tư lệnh, phụ trách cơ yếu các đơn vị đã nhanh chóng rà soát, bổ sung tiếp vào kế hoạch bảo đảm liên lạc qua kỹ thuật mật mã trong chiến đấu. Các đơn vị đã cử cán bộ cơ yếu xuống các đồn biên phòng kiểm tra, giúp đỡ cơ yếu đồn thực hiện kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu theo phương án đã quy định của cấp trên. Các quy ước liên lạc trong tình huống khẩn cấp đã được các đồn thực tập liên lạc thử về tỉnh và vượt cấp về Bộ Tư lệnh.

Ngày 17/2/1979, hàng chục vạn quân Trung Quốc đồng loạt vượt biên giới Trung Quốc - Việt Nam, tiến công nhiều mục tiêu trên toàn tuyến biên giới phía Bắc nhằm nhanh chóng đánh chiếm một số thị xã, đường tiếp tế của Việt Nam từ phía sau lên. Hướng tiến công chủ yếu là Lạng Sơn, Cao Bằng, hướng quan trọng là Lào Cai, hướng phối hợp là Phong Thổ, Lai Châu, hướng nghi binh để thu hút lực lượng của Việt Nam là Hà Tuyên và Quảng Ninh.
Cách đánh chủ yếu của Trung Quốc là sử dụng lực lượng áp đảo bất ngờ tiến công đồng loạt, tập trung vào hướng chính diện kết hợp với vu hồi, thọc sâu, bao vây, chia cắt lực lượng ta, đặc biệt là sử dụng pháo binh gây sát thương lớn cho bộ đội và dân thường Việt Nam.

Tại Lào Cai, Trung Quốc dùng 2 trung đoàn bộ binh bất ngờ tấn công đồn Pha Long, nhằm triển khai ý đồ chiến thuật cắt rời mảnh đất hình tam giác này ra khỏi thế trận liên hoàn toàn tỉnh Hoàng Liên Sơn.

Đồn Pha Long rơi vào thế cô lập, bị bao vây. Với tinh thần cách mạng, các chiến sĩ đã chiến đấu phòng ngự trong suốt 4 ngày đêm chống trả số lính thiện chiến, có sự yểm trợ của pháo binh và đông gấp nhiều lần bên ta.

9 giờ ngày 18/2/1979 địch tập trung lực lượng lớn tiếp tục áp sát đồn, kêu gọi chiến sĩ ta đầu hàng. Cán bộ chiến sĩ đồn Pha Long vẫn bình tĩnh ngoan cường nổ súng vào đầu quân xâm lược. Những lúc ác liệt đó, chiến sĩ Nguyễn Duy Mạc, nhân viên Cơ yếu Đồn Biên phòng Pha Long (Hoàng Liên Sơn) vẫn liên tục một tiếng, rồi ba mươi phút một lần mã điện báo cáo về Tỉnh và Bộ Tư lệnh. Quyết tâm chiến đấu của cán bộ chiến sĩ đồn Pha Long đã được chiến sĩ Mạc chuyển đi ngay trưa 18/2/1979: “Đồn Pha Long bị bao vây, địch đã chiếm hết các chốt của ta, lực lượng thương vong nhiều. Nhưng anh em chúng tôi còn lại kiên quyết không rời vị trí chiến đấu. Dù còn một người cũng chiến đấu”.

11 giờ 20 ngày 18/2/1979, bộ phận cơ yếu tỉnh bộ Công an vũ trang Hoàng Liên Sơn đã cấp tốc chuyền ngay mệnh lệnh chiến đấu của Ban chỉ huy Tỉnh cho đồn Pha Long và đại đội 3 cơ sở biên phòng: “Đại đội 3 chi viện ngay cho đồn Pha Long để cùng phối hợp chiến đấu. Các đồng chí hãy nêu cao khí phách anh hùng dù hy sinh cũng phải chiến đấu đến cùng, kiên quyết không đầu hàng địch, không để địch bắt sống”.

Tiếp đó, Phòng Cơ yếu cũng mã ngay chỉ thị khẩn cấp của Bộ Tư lệnh cho Trung đoàn 16 cơ động biên phòng: “Điều ngay tiểu đoàn một ở Mường Khương triển khai cùng tác chiến với đồn Pha Long. Cho một đại đội khác tìm đường từ Xi Ma Cai lên Pha Long cùng chiến đấu. Nhận chỉ thị này thực hiện ngay không được chậm”.

Thời điểm ấy, Đồn trưởng Pha Long đi công tác xa, việc chỉ huy do thượng úy Trần Ngọc, Chính trị viên kiêm Bí thư Chi bộ Đồn. Mặc dù, trước đó đã được chi viện tăng cường, nhưng do bị vây đánh suốt mấy ngày liền, lương thực, đạn dược cạn dần, thương vong ngày càng cao...
Đến sáng 19/2/1979, quân Trung Quốc đông gấp nhiều lần. Trước nguy cơ Đồn bị rơi vào tay địch, Phòng Cơ yếu đã điện chỉ đạo cho cơ yếu đồn Pha Long: “Tình hình không bảo đảm an toàn tài liệu thì báo cáo Ban chỉ huy đồn tìm cách bảo vệ hoặc xử lý ngay”.

11 giờ ngày 19/2/1979, Cơ yếu đồn Pha Long đã mã bức điện cuối cùng của Ban Chỉ huy Đồn báo cáo Bộ Tư lệnh và Ban chỉ huy tỉnh: “Một Sư đoàn địch đang vây hãm đồn. Chúng tôi đã chiến đấu hết đạn. Xin vĩnh biệt các đồng chí”.
--------

Chiến tranh đã qua đi nhưng kí ức về một thời bom đạn vẫn còn đó. Càng thấm thía, biết ơn sâu sắc đối với lớp lớp thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh xương máu trong sự nghiệp giải phóng dân tộc...

22/02/2024

Tìm gấp thân nhân ❌ Chú này bị t.ai nạn liên hoàn (3 chiếc) ở Dĩ An tình trạng rất n.ặng dự không qua khỏi. Trong người có thẻ sĩ quan Quân Đội tên: Đỗ Hữu Tiềm (sn 1978) quê Hưng Hà, Thái Bình. Nhờ mn chia sẻ gấp cho gia đình hay tin đến gấp bv tỉnh 512.
Cre: Nguyễn Thanh Hải (Hai S0S)

22/02/2024

🇻🇳THANH NIÊN BÌNH DƯƠNG HĂNG HÁI LÊN ĐƯỜNG BẢO VỆ TỔ QUỐC 🇻🇳🇻🇳🇻🇳

Chương trình "Vì người bạn tòng quân" năm 2024.

⛔️Để cổ vũ, động viên thanh niên lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS), nghĩa vụ công an (NVCA), trong Hội trại tòng quân năm 2024, 9 Đoàn Thanh niên cấp huyện sẽ phối hợp tổ chức sôi nổi hoạt động và tuyên truyền, giáo dục đoàn viên thanh niên về trách nhiệm của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

⛔️Hội trại tòng quân năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 26 và 27/2, các bạn cùng tham gia nhé.

*Tuổi trẻ Bình Dương

Một số điều cần lưu ý cho các Thanh niên nhập ngũ
22/02/2024

Một số điều cần lưu ý cho các Thanh niên nhập ngũ

PHÒNG CẢNH SÁT HÌNH SỰ LIÊN TIẾP BẮT GIỮ NHIỀU ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ NGUY HIỂM​Thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm...
19/02/2024

PHÒNG CẢNH SÁT HÌNH SỰ LIÊN TIẾP BẮT GIỮ NHIỀU ĐỐI TƯỢNG TRUY NÃ NGUY HIỂM

​Thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm bảo đảm ANTT dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương đã liên tiếp bắt giữ được 06 đối tượng truy nã.

Cụ thể, phòng Cảnh sát hình sự đã bắt giữ đối tượng Thạch Thanh Chanh The (SN 1986, quê tỉnh Sóc Trăng) và Thạch Vi Chây (SN 1994, quê tỉnh Trà Vinh) là 02 đối tượng truy nã nguy hiểm, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương truy nã về tội danh Gây rối trật tự công cộng. Bắt giữ Nguyễn Sanh Thiều (SN 1991, quê tỉnh Quảng Trị); Tống Hoàng Hải (SN 1996, thường trú: TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương) và Nguyễn Phan Bảo Long (SN 2000 thường trú: TP.Dĩ An, tỉnh Bình Dương) là 03 đối tượng truy nã đặc biệt, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương truy nã về tội danh giết người. Bắt giữ đối tượng Nguyễn Công Lịnh (SN 1976, quê tỉnh Cà Mau) theo quyết định truy nã của Cơ quan CSĐT Công an TP.Thủ Dầu Một.

Với tinh thần quyết tâm phòng chống tội phạm, việc bắt giữ các đối tượng truy nã đặc biệt, nguy hiểm đã góp phần giữ vững tình hình ANTT cho người dân vui Xuân, đón Tết trong an lành.

📣📣📣Thông tin tuyển dụng.Các đơn vị chia sẻ rộng rãi nhé...
19/02/2024

📣📣📣Thông tin tuyển dụng.
Các đơn vị chia sẻ rộng rãi nhé...

🇻🇳BỔ SUNG 4 NỀN TẢNG SỐ QUỐC GIA Theo danh mục nền tảng số quốc gia lần 2 được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành để ...
19/02/2024

🇻🇳BỔ SUNG 4 NỀN TẢNG SỐ QUỐC GIA

Theo danh mục nền tảng số quốc gia lần 2 được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành để thay thế cho danh mục công bố lần 1, có 4 nền tảng được bổ sung gồm: Hóa đơn điện tử, Bảo hiểm Xã hội số, Cảng biển Số và Cửa khẩu Số. Với 4 nền tảng được bổ sung, tổng số danh mục nền tảng số quốc gia phục vụ Chuyển đổi Số, phát triển Chính phủ Số, Kinh tế Số, Xã hội Số gồm 38 nền tảng.

Thông báo gián đoạn điện trên địa bàn tp Dĩ An
19/02/2024

Thông báo gián đoạn điện trên địa bàn tp Dĩ An

18/02/2024

🇻🇳PHÁT ĐỘNG CUỘC THI ẢNH CHÀO MỪNG 70 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ

UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch triển khai Cuộc thi ảnh nghệ thuật Hà Nội mở rộng chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Theo đó, đối tượng dự thi gồm các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, không chuyên nghiệp, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài đang học tập, làm việc và sinh sống tại Việt Nam.

Nội dung tác phẩm dự thi có thông điệp rõ ràng, góc nhìn mới lạ, độc đáo về Thủ đô Hà Nội - Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, thể hiện tình yêu của người Việt Nam và bạn bè quốc tế đối với Hà Nội dựa trên các thông điệp, như: Thăng Long - Hà Nội “Nghìn năm văn hiến”; Hà Nội - Thủ đô Anh hùng; Hà Nội - Thành phố vì hòa bình; Hà Nội - Thành phố sáng tạo; Hà Nội - Hội nhập và phát triển; Người Hà Nội hào hoa - thanh lịch - nghĩa tình - văn minh; Lễ hội Hà Nội; Hà Nội - xanh, sạch đẹp... Các tác phẩm phản ánh thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội, hội nhập và phát triển của Thủ đô.

Tác phẩm dự thi được thể hiện dưới hình thức: Ảnh đơn và ảnh bộ. Tác phẩm dự thi thể loại ảnh đơn, mỗi tác giả dự thi từ 1 đến 10 ảnh. Tác phẩm dự thi thể loại ảnh bộ, mỗi bộ ảnh được coi là một tác phẩm, từ 5 đến 8 ảnh được đánh số thứ tự trong bộ ảnh (tác giả được tham gia tối đa 2 bộ ảnh). Tác phẩm dự thi (ảnh đơn, ảnh bộ) kèm chú thích về chủ đề và mô tả nội dung tác phẩm (không quá 200 chữ).

Các tác phẩm dự thi phải có bố cục sáng tạo, ánh sáng đẹp, hình ảnh có tính thẩm mỹ cao; đáp ứng tốt về kỹ thuật và ngôn ngữ nhiếp ảnh. Đối với tác phẩm dự thi là ảnh bộ phải có sự gắn kết, xuyên suốt giữa các tác phẩm.

Các tác phẩm có giá trị về nghệ thuật và ý nghĩa nội dung, tuân thủ chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm các chuẩn mực văn hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, có sức lan tỏa rộng rãi, góp phần nâng cao nhận thức và định hướng trong việc giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc nói chung và Hà Nội nói riêng, không vi phạm bản quyền tác giả, thực hiện đúng quy định của cuộc thi.

Các hình ảnh có tính trung thực và khách quan, có sự liên kết chặt chẽ, thể hiện được câu chuyện cụ thể phù hợp với chủ đề, nội dung, yêu cầu của cuộc thi.

Thời gian phát động cuộc thi trong tháng 2. Thời gian nhận tác phẩm dự thi từ ngày ban hành kế hoạch (15-2) đến hết ngày 1-8. Tổ chức chấm chọn và đánh giá tác phẩm dự kiến hoàn thành vào ngày 10-9. Công bố trao giải và triển lãm các tác phẩm đoạt giải dự kiến tổ chức vào ngày 20-9-2024.

Căn cứ kết quả đánh giá của Ban Giám khảo, Ban tổ chức sẽ trao giải kèm tiền thưởng cho các tác phẩm có chất lượng dành cho các thể loại ảnh đơn và ảnh bộ với cơ cấu giải gồm: Giải Nhất, giải Nhì, giải Ba, giải Khuyến khích, các giải Khuyến khích phong trào cơ sở và giải Khuyến khích chuyên đề.

Kế hoạch nêu rõ, UBND thành phố là cơ quan chỉ đạo cuộc thi; Sở Văn hóa và Thể thao được giao chủ trì thực hiện. Đơn vị phối hợp gồm: Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Thành đoàn Hà Nội, Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã; Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội và các đơn vị, tổ chức có liên quan./.

Báo Hà Nội mới

14/02/2024
10/02/2024
🇻🇳ĐẢNG ỦY - UBND - CÁC BAN NGÀNH PHƯỜNG BÌNH AN CHÚC TẾT CÁN BỘ, CHIẾN SĨ BAN CHQS PHƯỜNG MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 2024🇻🇳❤️Tr...
10/02/2024

🇻🇳ĐẢNG ỦY - UBND - CÁC BAN NGÀNH PHƯỜNG BÌNH AN CHÚC TẾT CÁN BỘ, CHIẾN SĨ BAN CHQS PHƯỜNG MỪNG XUÂN GIÁP THÌN 2024🇻🇳

❤️Trong không khí vui tươi, đầm ấm, phấn khởi chào đón năm mới Xuân Giáp Thìn 2024. Chiều ngày 08/02/2024 (29 Tết), Đảng ủy - UBND - Các ban ngành chúc tết cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS phường.
📝Năm 2023, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy - UBND và cùng sự phối hợp, giúp đỡ tận tình có hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể; cùng sự đoàn kết, thống nhất một lòng, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách của cán bộ, chiến sĩ Trong Ban CHQS phường. Ban CHQS phường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ Quân sự - Quốc phòng năm 2023.
📎Để chào đón năm mới với nhiều ý nghĩa thiết thực, đồng chí Bí thư Đảng uỷ Nguyễn Ngọc Huê đã động viên mỗi cán bộ, chiến sĩ LLDQ phường cần phải xác định và phát huy tinh thần, trách nhiệm, đoàn kết, quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trong năm 2024. Trước hết là quán triệt và thực hiện thật tốt Chỉ thị về nhiệm vụ SSCĐ, đón Xuân Giáp Thìn và nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động phối hợp cùng các lực lượng Công an nắm tình hình, sẵn sàng cơ động xử lý các tình huống, góp phần gìn giữ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm cho nhân dân hưởng một mùa xuân vui tươi, an lành và hạnh phúc.🇻🇳

Ý nghĩa Tết Nguyên đánKhông chỉ là dịp để vui chơi sau một năm dài bận rộn, Tết Nguyên đán còn là dịp để người đi xa trở...
10/02/2024

Ý nghĩa Tết Nguyên đán

Không chỉ là dịp để vui chơi sau một năm dài bận rộn, Tết Nguyên đán còn là dịp để người đi xa trở về sum họp bên gia đình, để con cháu tri ân đấng sinh thành dưỡng dục, tưởng nhớ về ông bà, tổ tiên…

HÌNH TƯỢNG RỒNG TRONG VĂN HÓA VIỆT NAMQua bao thời kỳ lịch sử, hình tượng Rồng vẫn luôn giữ vị trí đặc biệt trong đời số...
10/02/2024

HÌNH TƯỢNG RỒNG TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

Qua bao thời kỳ lịch sử, hình tượng Rồng vẫn luôn giữ vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc; đóng vai trò quan trọng trong việc định hình, kiến tạo và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.

07/02/2024
03/02/2024
🇻🇳Chân dung Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ 🇻🇳94 năm kể từ ngày thành lập (3/2/1930 - 3/2/2024), Đảng...
03/02/2024

🇻🇳Chân dung Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ

🇻🇳94 năm kể từ ngày thành lập (3/2/1930 - 3/2/2024), Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 13 kỳ đại hội đại biểu toàn quốc với 12 Tổng Bí thư và Chủ tịch Đảng.

03/02/2024

🇻🇳ĐẢNG LÀ ĐẠO ĐỨC, LÀ VĂN MINH!

Đất nước đang bước vào xuân mới Giáp Thìn 2024 trong niềm tự hào về thế và lực quốc gia ngày càng được khẳng định. Giữa cuộc chuyển mình mạnh mẽ của mùa xuân đất nước, Đảng ta cũng bước vào xuân thứ 94 - mùa xuân của đạo đức và văn minh, đã được tích lũy và khẳng định qua gần một thế kỷ “thử lửa” - để tiếp tục khẳng định vai trò “người cầm lái” con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh thời hội nhập.

"Nhiệm vụ của Đảng ta là một lòng, một dạ phụng sự Tổ quốc và Nhân dân. Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của Nhân dân, Đảng ta không có lợi ích gì khác”. Đó là khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đã sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng ta. Để thực hiện sứ mệnh cao cả ấy, suốt 94 năm qua Đảng luôn nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Đồng thời, không ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức, để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra... Nhờ đó, Đảng đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn thử thách khắc nghiệt nhất, để đi đến bến bờ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.

Ngày nay, những biến chuyển nhanh chóng, khó lường của tình hình thế giới, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, hướng đến mục tiêu phấn đấu vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, đòi hỏi Đảng ta càng phải vững mạnh. Bởi là Đảng cầm quyền, cho nên sự trong sạch, vững mạnh của Đảng là yếu tố quyết định nhất đối với sự tồn vong của chế độ, sự hưng vong của quốc gia - dân tộc. Do đó, yêu cầu và nhiệm vụ quan trọng nhất, cấp bách nhất đặt ra cho Đảng ta lúc này là nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN.

Muốn vậy, phải ra sức xây dựng, chỉnh đốn Đảng trên tất cả các mặt về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Trong đó, xây dựng Đảng về đạo đức đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Đảng ta đã chỉ ra: Đó là việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên, một số suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vẫn còn tình trạng nói không đi đôi với làm; không tuân thủ nguyên tắc của Đảng. Tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cá nhân chủ nghĩa, cơ hội, thực dụng, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ vẫn còn diễn ra. Thực hiện quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên chưa trở thành nền nếp, hiệu quả chưa cao. Một số cán bộ vi phạm đến mức phải kỷ luật, xử lý hình sự, trong đó có cả Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa tiên phong, gương mẫu; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ vẫn còn diễn biến phức tạp. Việc đấu tranh với các biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống chưa mạnh mẽ. Tự phê bình và phê bình ở không ít nơi còn hình thức...

Từ thực trạng đó, cùng với những nguy cơ cản trở sự phát triển đất nước đã được Đảng ta chỉ ra từ Đại hội VII (nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ chệch hướng XHCN; nguy cơ về nạn tham nhũng và tệ quan liêu; nguy cơ diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch); và đến Đại hội XIII vẫn tiếp tục được nhấn mạnh (bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn còn tồn tại, có mặt gay gắt hơn), càng đặt ra yêu cầu cấp thiết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhất là về đạo đức.

Do vậy, tập trung xây dựng Đảng về đạo đức trước hết là kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng Đảng, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Xem đây là một giải pháp để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đồng thời với đó là nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng phù hợp với điều kiện mới và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc để làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, rèn luyện, tự điều chỉnh hành vi ứng xử trong công việc hằng ngày. Đặc biệt, phải đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ bổn phận và trách nhiệm để luôn vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức và không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh vọng. Đấu tranh có hiệu quả với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, cơ hội, cục bộ, bè phái, mất đoàn kết nội bộ. Nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng suốt đời, thường xuyên “tự soi”, “tự sửa” và nêu cao danh dự, lòng tự trọng của người đảng viên. Kết hợp giữa giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng, đề cao pháp luật của Nhà nước với giáo dục, bồi dưỡng nhân cách, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên...

"Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Thấm nhuần lời dạy của Bác và trên tinh thần nhìn thẳng vào những mặt hạn chế, thậm chí là yếu kém, để răn mình, sửa mình, Đảng ta đã nhận diện những nguy cơ có ảnh hưởng đến quá trình xây dựng Đảng để kịp thời ngăn chặn. Chẳng hạn công cuộc đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực hiện là một “mặt trận” hết sức cam go và phức tạp. Bởi nó liên quan đến con người- mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ, đảng viên - và ảnh hưởng đến uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng.

Những bước đột phá đạt được trong khoảng một thập kỷ qua, đã khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Với cách bài bản, đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả; đồng thời với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”, tham nhũng từng bước đã được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta. Theo kết quả điều tra dư luận xã hội do Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành, thì tuyệt đại đa số ý kiến của người dân (93%) bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Sự tin tưởng, đồng tình ủng hộ của Nhân dân đã khiến cho mọi sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực xấu, thù địch đều trở nên trơ trẽn, nực cười.

Mặc dù vậy, tham nhũng vẫn là một trong bốn nguy cơ cản trở sự phát triển của quốc gia - dân tộc. Cho nên, cuộc chiến với tham nhũng, tiêu cực là không ngừng, không nghỉ, “thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược” và cần kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn. Theo đó, cùng với việc hoàn thiện đồng bộ thể chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kịp thời khắc phục những bất cập, bịt kín những “khoảng trống”, “kẽ hở” để “không thể” tham nhũng, tiêu cực; thì cần phải lên án và xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Trong cuộc chiến này, cần nhận diện cái gốc của tham nhũng là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Do đó, phòng, chống tiêu cực, mà trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, cũng là nhằm trị tận gốc tham nhũng. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Cán bộ, đảng viên, trước hết là người lãnh đạo phải biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân có hành vi tham nhũng, tiêu cực”. Đồng thời, cùng với việc nhận diện và đấu tranh với 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; thì càng cần tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên và kịp thời chấn chỉnh tác phong công tác, lối sống xa hoa, lãng phí gây phản cảm trong xã hội, gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh, giản dị, tiết kiệm...

Đạo đức là cội gốc. “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được Nhân dân” (Hồ Chí Minh). Song cũng bởi “con người đều có thiện và ác ở trong lòng”, cho nên “phải biết làm cho phần tốt trong con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”. Chính vì lẽ đó, cần kiên trì giáo dục và thực hành để đạo đức (nhất là đức tính liêm khiết, chính trực) và văn hóa liêm chính (hay sự ngay thẳng, trong sạch) thấm sâu vào đời sống xã hội. Từ đó, nhân lên cái thiện, đẩy lùi cái ác và góp phần hoàn thiện nhân cách con người - trong đó có cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức - hướng đến hệ giá trị Chân - Thiện - Mỹ.

Nhắc lại lời căn dặn của Bác lúc sinh thời, rằng “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân”!. Trước biển hội nhập đầy sóng gió, càng đòi hỏi người cầm lái phải vững tay chèo, là đạo đức, là văn minh để quy tụ sức mạnh từ lòng dân, từ khối đại đoàn kết toàn dân. Từ đó, khơi nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận và lan tỏa nguồn năng lượng tích cực của tinh thần cống hiến, để nuôi dưỡng khát vọng cho tương lai dân tộc sẽ rạng rỡ như mặt trời mùa xuân./.

Báo Thanh Hoá

Address

Ban Chỉ Huy Quân Sự Phường Bình An ĐT 743A Bình An
Di An

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when BÌNH AN QUÊ TA posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share


Other News & Media Websites in Di An

Show All