School 198

School 198 DAVA - Di An Vocotruyen Association
(1)

01/12/2021
Kính chào quý vị Phụ huynh và học viên,  kính nhờ quý PH và các e HV hỗ trợ giới thiệu kênh YVD để đăng ký kênh đạt m...
15/06/2021

Kính chào quý vị Phụ huynh và học viên, kính nhờ quý PH và các e HV hỗ trợ giới thiệu kênh YVD để đăng ký kênh đạt mốc 1000 bằng cách các e chia sẻ lên Zalo và Facebook thông tin như dưới đây: https://youtu.be/Fpb9V6-9tqA

© KÊNH YOUTUBE Y VÕ ĐẠO THUỘC VỀ TRƯỜNG PHÁI Y VÕ ĐẠO ®
📣 Kênh sẽ mang đến cho quý vị những kiến thức bổ ích về Y học - Võ thuật - Đạo đức Việt Nam.
☞ Hãy Đăng ký kênh bằng cách nhấn Subscribe để theo dõi video mới của chúng tôi.
✤ Affiliate: http://ladipage.vn/?ref=yvodao
✤ Hashtag:
► GIỚI THIỆU CHÚNG TÔI
------------------------------------------
Y Võ Đạo là tên gọi của một trường phái do Võ sư Nguyễn Thái Long sáng lập và làm Chưởng môn, với hệ thống kỹ thuật chủ yếu dựa trên nền tảng nguyên lý của Võ cổ truyền Việt Nam, thông qua quá trình tự nghiên cứu võ thuật trong nước và quốc tế.
► THÔNG TIN LIÊN LẠC
---------------------------------------
✤ Địa chỉ: HCMUE - Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh (280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, TP. HCM).
✤ Email: [email protected]
✤ Di động/Zalo: 0387200899
✤ Website: https://yvodao.com/
✤ Facebook: https://fb.com/yvodaovietnam/
✤ Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC_YYEbfJfsFGFvcD4ac8izw

KÊNH TRUYỀN HÌNH CHÍNH THỨC Y VÕ ĐẠOY học - Võ thuật - Đạo đức------------------------------------------► GIỚI THIỆU CHÚNG TÔI:------------------------------...

29/01/2020

BÀI 10: TỨ HẢI QUYỀN PHÁP

29/01/2020

BÀI 7: THIỀN SƯ QUYỀN PHÁP

29/01/2020

BÀI 1: KHAI TÂM QUYỀN PHÁP

27/01/2020

TRUYỀN THUYẾT HOA PHƯỢNG ĐỎ (PHẦN 3)

27/01/2020

TRUYỀN THUYẾT HOA PHƯỢNG ĐỎ (PHẦN 2)

27/01/2020

TRUYỀN THUYẾT HOA PHƯỢNG ĐỎ (PHẦN 1)

26/01/2020
25/01/2020
24/01/2020

🌸🏵️💮
🇻🇳🇻🇳🇻🇳

🌹Vậy là một năm nhiều kỷ niệm cũng đã qua rồi! Chúng ta bước vào năm mới 2020 đầy hứa hẹn và thử thách đang chờ đón!🤗

🌻Nhân dịp năm mới, chúng con xin gửi đến Sư phụ, các bạn Môn sinh CLB, Môn phái Bình Y Võ Đạo cùng các gia đình trên khắp mọi miền Tổ quốc lời chúc sức khỏe, an khang thịnh vượng, vạn sự như ý và có một mùa xuân thật ấm áp!☘️☘️

🌼Chúc cho Môn phái Bình Y Võ Đạo, CLB chúng ta ngày càng phát triển hơn nữa, gắn kết bền chặt và thành công trên những chặng đường sắp tới!🍀🍀🍀

🎀Chúc mừng năm mới!🎉🎊

☘️Trưởng ban Truyền thông Môn phái☘️
🦛...Hà Mã nuôi sấu conn...🐊
❤️...LNTU...❤️

23/01/2020

THÔNG BÁO SỐ 1️⃣

1. Nhà nào có trẻ con cần đặc biệt lưu ý phải dạy con không nên mở phong bao lì xì trước mặt khách. Tiền lì xì đơn giản là mừng tuổi mừng sức khỏe chứ không phải mở phong bao thấy ít tiền là mặt xị ra. Rất bất lịch sự!

2. Khách đến nhà cho dù họ hàng gần hay xa, không nên hỏi những câu hỏi riêng tư: như tiền lương/ thưởng, khi nào lập gia đình/sinh con, chê béo gầy… Người ta tỏ thái độ cũng phải biết ý, chứ không phải cú đấm ăn xôi. Dễ ăn đòn lắm!

3. Tuyệt đối không ép bia rượu. Một là là bay bằng lái vừa mất tiền vừa mất thời gian. Hai là lỡ có làm sao thì bạn nhậu có đến đâu hay chỉ vợ con hứng.

4. Đầu năm năm mới, không nói được câu nào hay ho thì cũng đừng chê bai, kích bác bất kỳ ai. Nghiệp quật nhanh lắm đấy!

5. Mừng tuổi không cứ phải thật nhiều thật dày, tùy tâm người lì xì. Đừng câu nệ quá tiền nong mà làm xấu một thế hệ.

6. Du xuân, ra đường đi chơi Tết nhớ đội mũ bảo hiểm vào. Đừng cậy ngày Tết vắng vẻ mà chểnh mảng, ngã ra đấy lại chửi tại số.

7. Đi chùa chiền dâng cúng thanh tịnh thôi. Không cần mâm to cỗ đầy quá làm gì. Mâm to cỗ đầy mà quanh năm đi tạo nghiệp thì vô nghĩa cả thôi.

8. Có dâng hương cầu bình an cũng nhớ là phải xin tạ tội hay cúng bình an. Chứ quanh năm tạo nghiệp mà lên chùa cứ cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc. Nó kì lắm á.

9. Nhà chung cư hay kể cả nhà đất khi đốt giấy tiền phải chú ý, né cây cảnh, của nhà người khác ra. Có chỗ để đốt thì càng tốt, đảm bảo an toàn. Không tết nhất mà chạy cháy thì mệt.

10. Cuối cùng là tâm bình an thì đời mới thanh thản. Chúc mừng năm mới cả nhà.

23/01/2020

Tứ hải quyền - Thi triển kỹ thuật: Lão Võ sư Huỳnh Bá Cược

23/01/2020

Roi Thái sơn (Tự chọn) - Lão Võ sư Hòa (Bình Định)

23/01/2020

Quyền Ba Chân Hổ - Võ sư Hòa (Bình Định)

23/01/2020

Thực chiến chỏ gối Võ Bình Định (Phần 2) - Thi triển kỹ thuật: Lão Võ sư Hòa (Bình Định)

23/01/2020

Thực chiến chỏ gối Võ Bình Định - Thi triển: Lão Võ sư Hòa (Bình Định)

23/01/2020

ĐẤT VÕ HÔM NAY
* Phanxipăng

Ai về Bình Định mà coi:
Đàn bà cũng giỏi múa roi, đi quyền.

Lần theo câu ca dao cân quắc ấy, tôi ruổi rong về miền đất võ. Từ thành phố Quy Nhơn lồng lộng gió biển, chiếc ôtô Mekong hai cầu lao vun vút ngược quốc lộ 19 đưa tôi lên Tây Sơn - rốn võ miền Trung, nơi phát tích vị anh hùng "áo vải cờ đào" Quang Trung Nguyễn Huệ. Ngước mắt nhìn quanh: tứ bề núi núi. Núi cùng mây xây luỹ đắp thành. Tôi thầm nghĩ: địa linh sinh nhân kiệt.

Ngang qua trường trung học Bùi Thị Xuân, bạn thơ thổ công Trần Viết Dũng trỏ:

- Xưa, đây là trường luyện võ của nữ kiệt họ Bùi. Đêm khuya, đi qua đây, nghe như thoảng tiếng ngựa hí, voi gầm xen lẫn tiếng binh khí va loảng xoảng (?!).

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dòng võ Tây Sơn hình thành từ thế kỷ XVIII do sự tổng hợp nhuần nhuyễn ba hệ phái gia truyền: Hồ - tiêu biểu là Hồ Thơm tức Nguyễn Huệ, Trần - đại diện là hổ tướng Trần Quang Diệu, và Bùi - tượng trưng là nữ đô đốc Bùi Thị Xuân. Riêng sự phối kết Trần với Bùi đã dệt nên một thiên tình sử ly kỳ.

16 tuổi, Bùi Thị Xuân hợp sức cùng Trần Quang Diệu hạ gục hổ dữ giữa rừng xanh bằng tay không. Mối tình của hai tài năng bắt đầu từ đó. Theo viên tướng Tây Sơn, thiếu nữ họ Bùi ra mắt thủ lĩnh Nguyễn Huệ và được phong thống lĩnh đội nữ binh kiêm chỉ huy đội tượng binh. Bùi nữ tướng đã liên tiếp lập nên hàng loạt kỳ tích. Hình ảnh "bà thiếu phó" uy dũng trên thớt voi một ngà xông pha trận mạc vẫn còn sống mãi trong ký ức nhân dân:
Thét voi xông trận ào ào,
Suối sông sá kể, phá rào vượt qua.
Đó cũng chính là hình ảnh kiêu hùng của đàn bà Bình Định thời trước. Hôm nay, trong chiếc nôi của võ phái Tây Sơn truyền thống, các hậu duệ của đô đốc Bùi Thị Xuân còn bảo lưu được những gì?
Viếng Bảo tàng Quang Trung
Toạ lạc tại địa bàn xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, Bảo tàng Quang Trung được khởi công xây dựng từ năm 1977 và khánh thành vào năm 1979, đúng dịp 190 năm chiến thắng Đống Đa. Trong khuôn viên Bảo tàng có cây me cổ thụ và giếng nước đá ong - dấu tích vườn nhà, nơi ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng đã sinh ra "Tây Sơn tam kiệt" là ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

Muốn đến đây, phải băng qua cây cầu hẹp Kiên Mỹ bắc ngang sông Kôn. Ông Trần Đình Ký, giám đốc Bảo tàng, cung cấp cho tôi vài số liệu: năm 1994, nơi này mở cửa 745 buổi, đón 63.000 lượt khách trong nước và 3.700 lượt khách quốc tế. Như thế, Bảo tàng Quang Trung có lúc làm việc cả ban đêm và tính bình quân mỗi tháng tiếp chưa đầy 5.600 lượt khách. Còn nhớ trên báo Đại Đoàn Kết số xuân Bính Dần 1986, giáo sư Phan Huy Lê viết rằng từ lúc thành lập đến thời điểm đó, trung bình mỗi tháng có 10.000 lượt khách tham quan Bảo tàng Quang Trung. Hiện tại, nhu cầu du lịch nội địa đang tăng triển, khách ngoại quốc đổ vào nước ta ngày càng đông, cớ sao lượng người viếng Bảo tàng này sụt giảm thê thảm đến vậy?
Thùng! Tờ... rùng! Cắc! Tờ... rùng!
Tôi toan tìm cách thử lý giải thắc mắc nọ thì tiếng trống đã thúc ầm ầm. Đội nhạc võ của Bảo tàng Quang Trung đồng võ phục - áo quần đỏ, đai vàng - bắt đầu biểu diễn. Mở màn là tiết mục Đả thập nhị cổ do Võ Thị Thuận trình bày với sự phụ hoạ của kèn sona / sanarai / pílè và não bạt. Thuận thoăn thoắt lia cặp dùi trên bộ trống 12 cái. Từng tràng âm thanh to nhỏ bổng trầm vang lên. Người đánh trống trở thành người múa võ: xuất quân, hãm thành rồi khải hoàn. Nhìn Thị Thuận chơi trống, tôi sực nhớ bài hát dân gian ngợi khen Thị Dần - một nữ thuộc hạ của Bùi đô đốc - rất thiện nghệ với bộ môn đánh 12 trống:
Thị Dần quả thực đa tài
Ngoài nghề thuần phục ngựa voi chiến trường
Nàng còn giỏi cả bộ môn
"Đả thập nhị cổ" tiếng đồn gần xa...
Nhạc võ Tây Sơn chính là tuyệt kỹ của riêng nước ta, bắt nguồn từ các điệu trống chiến trong nghệ thuật hát bội. 12 trống tượng trưng cho thập nhị chi (tý, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi), kích cỡ lớn bé khác nhau, độ căng da bịt cũng khác nhau, do đó phát ra âm thanh khác nhau. Theo chuyên luận Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam của Phạm Duy (NXB Hiện Đại, Sài Gòn, 1972) thì ngay với một trống thôi, đã có thể đánh 6 thanh: thùng, tang, cắc, rụp, tịch, tỏng.

Nhạc công Nguyễn Xuân Hổ, trưởng đội nhạc võ, thú nhận:

- Diễn cho hoàn chỉnh thì phải đủ 5 hồi: luyện quân, tiến binh, công thành, tế chiến sĩ trận vong, khải hoàn. Chúng tôi chơi còn nặng về cảm hứng, chứ chưa thành thạo bài bản lắm!

Tương truyền người giỏi nhạc võ chẳng những đánh trống bằng dùi mà dùng bao bộ phận của tay trần - từ ngón tay, lòng bàn tay, mu bàn tay, nắm tay, cườm tay, đến cẳng tay, cùi chỏ - và đủ khả năng chơi nhanh đến mức khán giả không sao kịp thấy đôi tay tự nhiên biến hoá vô vàn giao long. Đạt trình độ cao thủ, người ta còn tăng thêm 6 cái trống nữa để thúc, húc bằng gót chân, mông và cả đầu. Khôi phục trọn vẹn tuyệt kỹ nhạc võ Tây Sơn quả là cực kỳ gay go, nếu chưa muốn nói rằng tuyệt vọng!

Tiếp theo, đội nhạc võ lần lượt giới thiệu một số bài quyền cước và binh khí của Tây Sơn phái. Một trong những nữ võ sĩ có thân pháp uyển chuyển, đường công nước thủ khá linh lợi, là cô gái 20 tuổi Nguyễn Thị Hồng Nhung. Trông nàng đánh roi trực chỉ, lăng khiên, đặc biệt là lúc nàng tung hoành chém bên tả, xả bên hữu với song đao sáng loáng, Hồ Minh Phước - người bạn thân cùng đi với tôi - ghé tai thì thào:

- Hồng Nhung trồng trên đất này xinh nhưng nhiều... g*i quá thể! Nhìn cặp mắt nàng quắc lên kia kìa. Hệt mấy sát thủ trong phim chưởng. Khiếp!

Tôi vòng vào hậu trường. Hồng Nhung ngồi bệt trên thềm, mặt mày đỏ gay đỏ gắt, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, vừa hổn hển thở, vừa phì phạch quạt mo. Nhìn quanh: không có một chai nước dành cho các võ sĩ giải khát!

Hồng Nhung tâm sự:

- Em học võ từ hồi còn lớp 9, thụ giáo thầy Lê Công Đồ. Đến năm 1992, em vào làm hợp đồng ở đây, lương hằng tháng 150.000 đồng. Lâu lâu, các khách sạn ngoài Quy Nhơn mời bọn em ra diễn đêm, mỗi suất vậy thì từng người được bồi dưỡng 100.000 đồng.

Tôi hỏi:

- Thu nhập vậy có đủ cho Hồng Nhung xài không?

Hồng Nhung cười, không đáp. Theo đề nghị của tôi, nàng lui sân sau múa bài Song đao phá thạch. Trước phút khép bộ bái tổ lập như tiền, Hồng Nhung rùng đinh tấn, vung cặp đao che mặt, mắt quắc lên. Đôi mắt em quắc như là... song đao. Nhãn pháp nàng sáng đẹp một cách hùng tráng, chứ đâu có g*i góc sát thủ như bạn tôi nhận xét.

Tôi chú ý một nữ võ sinh tí hon: Phan Thị Mai, 11 tuổi. Sau khi xem bé Mai múa Hùng kê quyền và đánh Tứ linh đao nom dễ thương đáo để, tôi hỏi:

- Mai học lớp mấy, trường nào?

Phan Thị Mai trả lời:

- Dạ, cháu học lớp 4 trường tiểu học Võ Xán ngoài thị trấn Phú Phong.

- Kết quả học tập của Mai ra sao?

- Dạ, tháng nào cháu cũng đứng đầu lớp.

- Giỏi. Đó là văn. Còn võ, Mai đã học được những gì rồi?

- Về quyền, cháu biết Thần đồng, Tứ hải, Thiền sư, Ngọc trản, Lão hổ thần sơn. Về binh khí, cháu có thể đánh roi đoản, roi trường, độc kiếm, song kiếm.

- Ai dạy võ cho Mai?

- Dạ, thầy Tài.

"Thầy Tài" đây là Cao Xuân Tài, một trong những vận động viên ưu tú của làng võ Bình Định. Tài thuần thục khá nhiều loại binh khí truyền thống, từng thi đấu võ cổ truyền toàn quốc và đã giành 18 huy chương gồm 12 vàng, 5 bạc, 1 đồng. Gặp Tài cùng đồng đội đang lúi húi nhổ cỏ trước sân bảo tàng, tôi dò hỏi:

- Từng nghe ở đây có Kim Thanh, nữ võ sĩ rất sở trường với thảo roi Ngũ môn phá trận. Đúng chăng?

- Đúng. Đó là nữ võ sĩ xuất sắc toàn diện, anh à. Buồn thay, Kim Thanh đã thôi công tác ở Bảo tàng Quang Trung mất rồi!
Ghé làng An Vinh
Dân gian đã tổng kết: Roi Thuận Truyền, quyền An Vinh.

Lại thêm: Trai An Thái, gái An Vinh.

Ba địa danh chỉ ba tên làng của Bình Định. Tôi quan tâm An Vinh vì nhiều lẽ. Thứ nhất, đấy là nơi thờ "ông Trảng ngang thiên" tức cụ Đinh Văn Nhưng, thầy dạy võ cho Nguyễn Huệ - người khai sáng nền võ học Tây Sơn. Thứ nhì, đấy là nơi sản sinh nhiều bậc cao thủ võ lâm lừng lẫy như Hương Kiểm Mỹ, Hứa Nghĩa, Diệp Trường Phát, Hương Mục Ngạc, v.v. Thứ ba, ấn tượng đặc biệt từ câu chuyện do chính thân mẫu của tôi - thuở người còn tại thế - từng say sưa kể về một "gái An Vinh" khét tiếng thời Pháp thuộc: chị Tám Cảng.

Chuyện rằng dịp lễ hội nọ, bị cả băng gồm mấy chục gã côn đồ ức hiếp, chị Tám một mình một đòn gánh tre chống trả rất hiệu quả. Cha của chị là võ sư Hương Mục Ngạc thách cưới: "Đứa nào chọi tay đôi mà trị nổi con Tám, tao mới cho làm rể". Nhiều trai tráng lăm le cầu hôn đều nếm mùi thất bại. Mãi sau, có anh Dư Hựu đến xin tỉ thí. Qua vài hiệp, anh bị chị đạp lộn nhào vào bể cá trước sân. Dư Hựu quyết tâm tầm sư học đạo, năm sau lại đề nghị tái đấu. Lần này thì anh lừa miếng hất văng chị Tám Cảng vào đúng bể cá để trả hận tình. Thế là họ nên chồng nên vợ.

Tôi tìm về An Vinh vào chập choạng tối giữa mùa hè 1995. May mắn sao, tôi được tiếp xúc lão võ sư Phan Thọ.

- Sư huynh tao là ông Phan Thọ ở An Vinh. Ổng là người có bộ tay hay nhất Nghĩa Bình bây giờ đó!

Thập niên 1980, từ Hà Nội vào Bình Định lưu trú hàng tháng ròng để tìm hiểu võ Tây Sơn, nhà báo Đỗ Hoá được võ sư Bảy Tòng tại Quy Nhơn giới thiệu thế. Trước đó khá lâu, khoảng năm 1972, tôi từng nghe sự kiện: một sĩ quan Đại Hàn, huyền đai đệ ngũ đẳng Taekwondo, thách đấu mãi song võ sư Phan Thọ từ chối. Rốt cuộc, bị nài ép quá, Phan Thọ nêu điều kiện: "Trong vòng 20 phút, ngài ra đòn trúng bất kỳ chỗ nào trên mình tôi thì tôi thua; ngược lại, không trúng, tôi thắng". Tưởng ngon xơi, viên sĩ quan tấn công tới tấp. Chẳng rõ ông Thọ luồn lách né tránh thần tình thế nào mà suốt 19 phút không để dính lấy nửa đòn. Phút cuối, bằng chiêu thức xuất kỳ bất ý, võ sư Thọ nhoài người nhập nội, tay trảo nhẹ ngay hạ bộ đối phương: "Thưa ngài, nếu huyết chiến mà thế này thì toi!". Viên sĩ quan ngoại quốc chỉ còn nước bái phục.

Nghe danh võ sư Phan Thọ đã nhiều, giờ tôi mới có duyên diện kiến. Trước mắt tôi, xuất hiện một lão nông thất thập cổ lai hy (sinh năm Bính Dần 1926), chất phác, hom hem, ngoại hình chả có tí gì tướng võ. Vậy mà đến lúc ông lão cầm xà mâu (gốc tre khô) đã lên nước bóng loáng, ung dung thủ bộ, thoắt cái phát liền vài miếng liên hoàn, người trong nghề mới biết thế nào là công phu tuyệt học của "thầy Bốn" - tên thân mật mà bà con địa phương quen gọi võ sư Phan Thọ.

Thầy Bốn kể:

- Nhờ cái xà mâu này, tôi đã thoát hiểm trước sức tấn công vũ bão của một con heo rừng cỡ nửa tạ. Lần đó, một mình tôi quần thảo suốt 3 tiếng đồng hồ mới đập chết được con thú. Cặp nanh nó, tôi còn giữ làm kỷ vật đây.

Vốn là môn đồ xuất sắc của Bảy Lụt (tức Nguyễn An, anh ruột của chị Tám Cảng), võ sư Phan Thọ hiện là một trong số rất ít người còn thành thạo toàn bộ thập bát ban binh khí của Tây Sơn phái...

- Nè, không phải thập bát ban - thầy Bốn đính chính - mà là nhị thập tứ chi. Ngoài việc khử vu tồn thanh (bỏ rườm, lấy tinh), nghĩa quân Tây Sơn xưa còn bổ sung 6 khí giới đặc dị. Độc đáo nhất là với 24 món binh khí ấy, 24 võ sinh có thể dàn trận đồng diễn. Lát nữa, anh sẽ được xem tận mắt. Bây giờ, làm cút rượu sơ ngộ, nào. Đến với con nhà võ đất này, trước tiên phải nếm mùi Bầu Đá thử nội lực xem sao đã.

Một hũ rượu to đùng được khuân ra. Rượu Bầu Đá thổ sản lại ngâm thêm thuốc giúp người luyện võ mạnh gân cốt. Tôi nâng chén mắt trâu đầy sóng sánh, uống ực. Trời, cay và gắt tợn! Ai đó nhận định: cái gì ở đất này thảy mạnh và gắt tất!

Xong tuần rượu, thầy Bốn chợt đăm chiêu:

- Trai làng, đứa thì đi xa buôn bán, đứa ở lại đầu tắt mặt tối trồng mía nấu mật. Làm sao luyện võ đến nơi đến chốn? Tôi đã già, cứ nơm nớp lo kho tàng võ học Tây Sơn dần bị mai một. Nếu vậy, thiệt đắc tội với tổ tiên! Thanh niên Việt Nam, ai tha thiết với võ dân tộc cổ truyền, hãy về đây. Tôi sẵn sàng truyền hết nhị thập tứ chi mà tuyệt không đòi một đồng học phí nào cả!

Thong thả nhai khúc bánh đặc sản "hai chín, một sống" (bánh tráng cuốn thịt heo và tàu hủ), nhắp thêm chén rượu, võ sư Phan Thọ hỏi:

- Về chơi đất võ, anh khoái khoản gì nhất nào?

Tôi thưa:

- Dạ, khoản... chị em múa roi, đi quyền ạ.

Lão võ sư nhìn xăm xa:

- Trai tráng giờ theo nghiệp võ còn khó, huống hồ phụ nữ! Tôi có đứa con gái tên Ngọc Ẩn múa roi, đi quyền được lắm. Lấy chồng, sinh con, Ẩn đành bỏ roi, đi... buôn. Nữ võ sĩ Thanh Tùng một thời lừng danh "hổ cái miền Trung", từ lâu bỏ nghề, mở quán bánh xèo. Nữ võ sĩ Hồng Liên ôm cả lô huy hương về... cất, quay qua bán hàng giải khát. Còn Kim Thanh, chẳng rõ hiện tại con bé làm gì hỉ?
Đi tìm Kim Thanh
Tôi biết Kim Thanh hồi năm 1987, khi NXB Nghĩa Bình ấn hành cuốn Miền đất võ của nhiều tác giả. Ở trang bìa, Kim Thanh chít võ phục, vung trường côn trong tư thế thần khai địa thế thối toạ đồng tân, trông ngoạn mục lắm. Sau đó, qua phương tiện truyền thông đại chúng, tôi còn được biết Kim Thanh liên tục giành những thành tích vang dội trên sàn đấu quốc gia. Từ năm 1979 khởi đấu đến năm 1992 giã biệt võ đài, Kim Thanh toàn giật huy hương vàng hoặc bạc chứ chưa lần nào nhận huy chương đồng. Kim Thanh cũng từng xuất dương giới thiệu võ Tây Sơn khiến bè bạn nước ngoài khen nức.

Qua vài thân hữu trong làng võ, tôi còn biết thêm: Kim Thanh sinh năm Mậu Thân 1968, quê quán Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn, Bình Định. Nàng chính là em ruột của cố võ sư Kim Dũng, một tay đấm có hạng ở miền Trung. Trước khi nghiên cứu võ Tây Sơn cổ truyền, Kim Dũng thụ giáo quyền Anh với võ sư Kim Sơn. Theo thông lệ, thầy Kim Sơn lấy tên hệ phái đặt cho trò Nguyễn Văn Dũng võ hiệu Kim Dũng. Vì thế, cô em Nguyễn Thị Thanh trở thành võ sĩ Kim Thanh.

Bây giờ, Kim Thanh làm gì, ở đâu?

Tình cờ, tôi gặp Lê Hoàng Khải - tác giả truyện Tây Sơn hiệp khách đã được đạo diễn Lê Hoàng Hoa chuyển dựng thành phim. Khải tiết lộ:

- Nhân vật nữ chính trong phim đáng lý để Kim Thanh đóng thì tuyệt.

Tôi hỏi ngay:

- Vậy ông biết Kim Thanh nay ở đâu không?

- Biết. Kim Thanh hiện lập gia đình trong thị trấn Phú Phong, khu chợ Mới. Nghe đồn, vì nhiều lý do riêng, giờ nàng tránh đề cập chuyện võ. Phanxipăng đi tìm e cũng mất công, mà chắc gì gặp được!

Kệ, tôi cứ rẽ lên Phú Phong, sục vào chợ Mới. Hỏi, người ta trỏ một phụ nữ ngồi bán giày dép trước thềm nhà. Kim Thanh đây ư? Trẻ, khoẻ, và xinh. Xinh hơn những hình ảnh đăng sách báo nhiều lắm, dù nàng đang tay bồng tay mang đến ba đứa con dại. Tôi tự giới thiệu và vào đề thẳng:

- Mình muốn trao đổi chuyện võ với Kim Thanh. Đồng ý?

Tần ngần quan sát cái thằng tôi giây lâu, nàng vụt đứng lên, tươi cười và chào theo kiểu nhà võ:

- Đồng ý. Mời huynh vào phòng trong.

Tôi thắc mắc:

- Sao Kim Thanh nỡ bỏ nghề võ ngang xương?

Nàng gằn giọng:

- Bỏ nghề sao đành? Em chỉ bỏ việc ở Bảo tàng Quang Trung thôi!

Để chứng minh, Kim Thanh rút phắt thanh tre chống cửa, chấp thủ song âm bái tầm long thế vào ngay Ngũ môn phá trận - bài thảo roi thuộc loại hay nhất và khó tập nhất của Tây Sơn phái. Buông roi, Kim Thanh chuyển bộ, tung người búng vù vù những ngọn liên hoàn cước vô cùng điêu luyện. Rồi nàng hỏi:

- Huynh thấy em múa roi, đi quyền thế nào?

Tôi trả lời bằng từ địa phương Bình Định:

- Nghiệt!
Tạm thay lời kết
Chuẩn bị tạm biệt miền đất võ, tôi đến sân vận động Quy Nhơn, phỏng vấn võ sư Lê Hồng Khanh - giám đốc Sở Thể dục thể thao Bình Định, chủ tịch Hội Võ thuật cổ truyền Bình Định kiêm phó chủ tịch Liên đoàn Võ cổ truyền Việt Nam.

* Xin ông Lê Hồng Khanh vui lòng cho biết: dòng võ Tây Sơn - Bình Định đã bao đời lẫy lừng hiển hách đến thế, nhưng sao gần đây các võ sĩ đất này ít gặt hái thành công trên đấu trường toàn quốc?

- Trước tiên, cần hiểu thế nào là võ Bình Định. Là một bộ phận của võ học Việt Nam tồn tại trên quê hương của Quang Trung đại đế, võ Tây Sơn thái dụng cái gốc võ ta (võ của người Kinh) và nghệ thuật chiến đấu của nhiều dân tộc khác, lại chịu ảnh hưởng không nhỏ của các môn phái du nhập từ Trung Quốc, đặc biệt là Thiếu Lâm. Nên lưu ý thêm rằng đất Quy Nhơn xưa vốn là trung tâm võ thuật của vương quốc Chiêm Thành. Các sắc dân cư trú trên địa bàn này như Bana, H'rê cũng mang trong mình truyền thống sùng văn, hiếu võ. Dòng võ Bình Định hình thành trên cơ sở đó và chói ngời từ phong trào nông dân Tây Sơn. Do yêu cầu lịch sử, hoàn cảnh địa lý và yếu tố nhân chủng, võ Tây Sơn - Bình Định mang bản sắc độc đáo nhất định: chiêu thức độc hiểm, biến hoá ảo diệu, tốc chiến tốc thắng. Võ Bình Định là võ chiến đấu chứ không phải võ thể thao. Theo luật mới do tiểu ban chuyên môn của Liên đoàn Võ cổ truyền soạn thảo và áp dụng trong thi đấu, rõ ràng thế mạnh của võ Bình Định bị hạn chế tối đa. Điều này giải thích vì sao thời gian vừa qua, võ sĩ ở đây ít giành được thành tích nổi bật trong các hội thi toàn quốc.

* Hiện tại, từ Nam chí Bắc ở trong nước và cả nhiều nơi ở hải ngoại, có nhiều võ đường gắn danh hiệu với chữ "Tây Sơn" hoặc "Bình Định" như Tây Sơn Bình, Tây Sơn Nhạn, Thái Sơn Bình Định, Tây Sơn Võ Đạo, Bình Định An Thái, Thanh Long Tây Sơn Bình Định, v.v. Vậy đâu là võ Tây Sơn - Bình Định chân truyền?

- Theo tôi, không ít võ đường mọc lên, treo bảng "Tây Sơn" hoặc "Bình Định" nhằm mục đích câu khách, chứ chương trình huấn luyện thì pha tạp đủ môn phái. Võ Tây Sơn - Bình Định hiện tồn tại dưới ba dạng thức. Võ thương mại là kế sinh nhai của một số võ sư tại các đô thị: mở lớp, thu học phí. Võ nghệ thuật là hệ thống bài bản, thế miếng được cách điệu hoá để biểu diễn sân khấu mà đội nhạc võ nơi Bảo tàng Quang Trung là ví dụ. Võ đích thực lưu truyền trong quần chúng, như lò của bác Phan Thọ mà anh Phanxipăng vừa ghé thăm: ngày, môn sinh ra đồng áng; tối lại tập luyện ở sân nhà thầy hoặc ở đình làng, bãi sông. Môn sinh Bình Định học võ là để làm dân, chứ đâu cốt trở thành vận động viên. "Võ dĩ tải đạo" chính là phương châm giáo dục của môn phái Tây Sơn cổ truyền.

* Ông nhận xét gì về nữ võ sĩ Kim Thanh?

- Tên tuổi Kim Thanh xứng đáng đại diện cho đàn bà Bình Định múa roi, đi quyền của thế hệ hôm nay. Kim Thanh thiên về võ biểu diễn, nên anh Phanxipăng cần lưu ý: Tây Sơn phái không chỉ thế thôi đâu.

* Bình Định bây giờ có ai là nữ võ sư xuất chúng?

- Về mặt quản lý Nhà nước, thực hiện đúng quy chế của Tổng cục, Sở Thể dục thể thao Bình Định đã cấp giấy phép cho 132 võ sư. Trong số này, rất đáng tiếc, chẳng có người nào thuộc về phái đẹp!

* Phanxipăng
Đã đăng tạp chí Thế Giới Mới 144 (31-7-1995)
Rồi tuyển in trong sách Cốt cách mùa xuân của Phanxipăng(NXB Thuận Hóa, Huế, 1997)

[1] Bìa sách Miền đất võ (NXB Nghĩa Bình, 1987 & 1988) in hình nam võ sinh Kim Thi đi thảo bộ Thiền sư và nữ võ sinh Kim Thanh múa thảo roi Ngũ môn phá trận - Ảnh: Phanxipăng

[2] Nữ võ sĩ Hồng Nhung biểu diễn Song đao phá thạch - Ảnh: Phanxipăng

[3] Võ sư Phan Thọ với chiến lợi phẩm là cặp nanh heo rừng - Ảnh: Phanxipăng

Send a message to learn more.

Ý NGHĨA MÀU ĐAI MÔN PHÁI BÌNH Y VÕ ĐẠOTừ xa xưa, cổ nhân đã lấy hệ thống đai bằng những màu sắc căn bản của hội họa truy...
23/01/2020

Ý NGHĨA MÀU ĐAI MÔN PHÁI BÌNH Y VÕ ĐẠO

Từ xa xưa, cổ nhân đã lấy hệ thống đai bằng những màu sắc căn bản của hội họa truyền thống Á Đông để chứng nhận khả năng thấu liễm võ học của môn sinh dựa theo học thuyết âm dương có trình tự từ thấp đến cao là Đen - Trắng - Xanh - Vàng - Đỏ.

Theo khái niệm cổ sơ thì âm và dương không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết.

Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn mà thống nhất, trong dương có mầm mống của âm và ngược lại, nó nằm trong tất cả mọi sự vật.

Căn cứ nhận xét lâu đời về giới thiệu tự nhiên, người xưa đã nhận xét thấy sự biến hoá không ngừng của sự vật (thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài).

Người ta còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau. Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và qui luật của sự biến hoá đó, người xưa đặt ra "thuyết âm dương".

Nói chung, phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương. Từ cái lớn như trời, đất, mặt trời, mặt trăng, đến cái nhỏ như con sâu, con bọ, cây cỏ, đều được qui vào âm dương. Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.

Ví dụ về thiên nhiên thuộc dương ta có thể kể: Mặt trời, ban ngày, mùa xuân, hè, đông, nam, phía trên, phía ngoài, nóng, lửa, sáng. Thuộc âm ta có: Mặt trăng, ban đêm, thu, đông, tây, bắc, phía dưới, phía trong, lạnh nước, tối. Trong con người, dương là mé ngoài, sau lưng, phần trên, lục phủ, khí, vệ. Còn Âm là mé trong, trước ngực và bụng, phần dưới ngũ tạng, huyết, vinh.

Có thể liên tưởng ý nghĩa màu đai của Môn phái Bình Y Võ Đạo như một chuỗi sự sống, sự phát triển hình thành của cây: Gieo hạt giống nhỏ (màu đen), sinh ra mầm lá (màu trắng), phát triển thành cây (màu xanh), hấp thụ ánh nắng (màu vàng), đơm bông kết trái (màu đỏ).

Qua đó, màu đai của môn sinh tập luyện tại Môn phái Bình Y Võ Đạo từ lúc nhập môn đến khi xuất sư được sắp xếp một cách khoa học, hợp lý, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, ngoài ra còn biểu thị ý nghĩa như sau:
Màu đen: Biểu thị cho đạo thể huyền bí, quảng đại bao dung cần khám phá trong quá trình rèn đức, luyện tài.
Màu trắng: Biểu thị cho sự tinh khôi, trong sáng, bắt đầu có kiến thức trong quá trình rèn đức, luyện tài.
Màu xanh: Biểu thị cho niềm tin, ý chí vào tương lai tươi sáng trong quá trình rèn đức, luyện tài.
Màu vàng: Biểu thị cho thành tựu sơ khởi mà cao quý trong quá trình rèn đức, luyện tài.
Màu đỏ: Biểu thị cho ngọn lửa sống nhiệt huyết hào hùng, vững vàng đầy bản lĩnh trong quá trình rèn đức, luyện tài.
Theo quy luật chung, màu đai thể hiện tính tôn ti trật tự, thứ bậc nghiêm minh, lòng nhiệt huyết, cùng tình yêu võ thuật. Đó cũng chính là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cho nên trong tất cả các buổi lễ hội, sinh hoạt và tập luyện đều phải mang đai theo đúng đẳng cấp hệ thống quy định.

Bến Tre, ngày 25 tháng 08 năm 2014
MÔN PHÁI BÌNH Y VÕ ĐẠO
CHƯỞNG MÔN
(Đã ký)
Nguyễn Thái Bình

23/01/2020

TỔ SƯ MÔN PHÁI BÌNH Y VÕ ĐẠO

Nguyễn Huệ là người có công khai sáng ra dòng Võ Tây Sơn dũng mãnh, thiện chiến được xếp vào hàng bậc nhất đại võ công của dân tộc. Chính vì thế, ông được các môn phái thuộc dòng Võ Tây Sơn và Võ Bình Định tôn làm Tổ sư môn phái.

Nguyễn Huệ (1753 – 1792), có niên hiệu Quang Trung khi lên ngôi hoàng đế tại Phú Xuân năm 1788. Ông còn có tên khác là Nguyễn Văn Bình, quê ấp Kiến Thành thuộc Tây Sơn Hạ Đạo (phủ Quy Nhơn, Bình Định). Tổ tiên vốn gốc họ Hồ ở Nghệ An, bị quân chúa Nguyễn đánh bắt đưa vào Nam năm 1655 để khai hoang, lập ấp. Về sau, từ họ Hồ đổi sang họ Nguyễn.

Đầu năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ (Tây Sơn tam kiệt) dựng cờ khởi nghĩa từ đất Tây Sơn chống lại triều đình phong kiến Nguyễn đang bị quyền thần Trương Phúc Loan tác oai, tác quái. Lực lượng nghĩa quân phát triển ngày một mạnh mẽ, đánh chiếm thành Quy Nhơn, tiến ra chiếm Quảng Ngãi.

Năm 1775, Nguyễn Huệ lần đầu tiên chỉ huy xuất sắc trong trận Phú Yên, tiêu diệt đội quân chúa Nguyễn do Tống Phước Hiệp chỉ huy, buộc Hiệp phải lui về Văn Phong.

Năm 1777, ông chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ 02, bắt chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương đem giết đi, làm sụp đổ hoàn toàn cơ nghiệp của chúa Nguyễn. Chỉ còn có tôn thất chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh trốn thoát được.

Trận quyết chiến Rạch Gầm – Xoài Mút (1785) nay thuộc tỉnh Tiền Giang, đã đập tan 05 vạn quân Xiêm do Nguyễn Ánh cầu viện, cùng hàng ngàn quân bản bộ.

Năm 1786, ông tổ chức tấn công tiêu diệt gần như toàn bộ cánh quân Trịnh ở phía Nam, giải phóng vùng đất cuối cùng của xứ Đàng Trong. Lấy được Thuận Hóa, ông cùng Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân ra Bắc, diệt nốt họ Trịnh, bình định xong đất Bắc trong năm 1786 này.

Năm 1789, khi Lê Chiêu Thống rước quân Thanh về giày xéo đất nước, Nguyễn Huệ đã chỉ huy 10 vạn quân tiến ra Bắc, đánh trận quyết chiến Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Mãn Thanh và tập đoàn Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.

Vua ở ngôi được 05 năm thì mất ngày 29 tháng 07 năm Nhâm Tý vào khoảng 11 giờ khuya (thọ 40 tuổi), miếu hiệu là Thái tổ Vũ hoàng đế. Thi hài ông được táng ngay trong thành, tại phủ Dương Xuân. Sau khi Nguyễn Ánh lấy được Phú Xuân đã sai quật mồ mả lên để trả thù.

Sau cái chết của ông, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Những người kế thừa ông không đủ bản lĩnh để lãnh đạo Đại Việt, lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại kẻ thù của Tây Sơn.

Trong thời gian trị vì, vua Quang Trung đã ban hành nhiều chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực kinh tế – văn hóa – giáo dục và xã hội.

Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam trong cuộc nội chiến và cả khi chống giặc ngoại xâm.

Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam, vị Tổ sư của dòng Võ Tây Sơn và Võ Bình Định được triệu triệu cháu con thờ cúng hương khói nghìn đời.

Bến Tre, ngày 04 tháng 09 năm 2014
MÔN PHÁI BÌNH Y VÕ ĐẠO
(Đã ký)
Nguyễn Thái Bình

Send a message to learn more.

22/01/2020

Tứ linh đao | Đồng điễn: Ngân - Trâm - Hảo - Khánh | CLB Bình Y Võ Đạo Tân Phú Tây

21/01/2020

Thập điều tâm niệm - Môn phái Bình Y Võ Đạo

21/01/2020

Nhập môn quyền - Môn phái Bình Y Võ Đạo

* Địa chỉ: Trung tâm Văn hóa - thể thao & Học tập cộng đồng Tân Phú Tây (huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre)* Lịch học: Thứ bảy: ...
21/01/2020

* Địa chỉ: Trung tâm Văn hóa - thể thao & Học tập cộng đồng Tân Phú Tây (huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre)

* Lịch học: Thứ bảy: 18h00 - 20h00 & Chủ nhật: 09h30 - 11h30

Liên hệ: 0387200899 (Thầy Bình)

21/01/2020

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Số: 931/VPCP-KGVX
V/v xử lý các nội dung kiến nghị, báo cáo về võ học dân tộc. Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2018

Kính gửi: - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Xét đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại công văn số 4118/BVHTTDL-TCTDTT ngày 29 tháng 9 năm 2017; ý kiến của các bộ, cơ quan: Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam (công văn số 2284/KHXH-VP ngày 14 tháng 12 năm 2017), Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (công văn số 6259/UBND-KGVX ngày 07 tháng 12 năm 2017), Bộ Giáo dục và Đào tạo (công văn số 5081/BGDĐT-GDTC ngày 31 tháng 10 năm 2017 và công văn số 4567/BGDĐT-GDTC ngày 02 tháng 10 năm 2017), Bộ Xây dựng (công văn số 2555/BXD-QHKT ngày 30 tháng 10 năm 2017), Bộ Tư pháp (công văn số 4956/BTP-PLHSHC ngày 26 tháng 10 năm 2017) và Ban Tuyên giáo Trung ương (công văn số 3481-CV/BTGTW ngày 24 tháng 10 năm 2017) về xử lý nội dung các kiến nghị về võ học dân tộc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có ý kiến chỉ đạo như sau:

1. Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong việc sưu tầm, nghiên cứu, lựa chọn và xây dựng đề án trình cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với loại hình, môn phái võ cổ truyền của Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định pháp luật, nhất là ở những địa phương có truyền thống, thế mạnh về võ cổ truyền; đồng thời tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị để khi đủ điều kiện thì đề nghị công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

b) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất của Viện Nghiên cứu, phát triển và quảng bá võ học Việt Nam về việc phục dựng lại di tích Võ Miếu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn một số bài võ cổ truyền của Việt Nam để đưa vào chương trình giáo dục phổ thông, bảo đảm phù hợp với khả năng, điều kiện cụ thể của học sinh và nhà trường; hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học việc xây dựng chuyên ngành đào tạo về võ học dân tộc.

2. Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam, Viện Nghiên cứu, phát triển và quảng bá võ học Việt Nam chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan để triển khai các nội dung nêu trên, bảo đảm hiệu quả, thống nhất.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan biết, thực hiện./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng, PTTg Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tổng cục TDTT;
- Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam;
- Viện Nghiên cứu, phát triển và quảng bá võ học VN;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, Các Vụ: QHĐP, TCCV;
- Lưu: VT, KGVX (3) PMC.

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
(Đã ký)
Nguyễn Văn Tùng

Address

62/2 Trần Quang Khải, Phường Tân Đông Hiệp
Di An
75253

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when School 198 posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to School 198:

Videos

Share

Category