DFC Network

DFC Network Đài chiếu bộ phim sitcom "Đàn Ông Sao Hỏa, Đàn Bà Sao Kim" của Trung Tâm Điện ?

Nhân ngày Báo chí Việt Nam (21/6), DFC xin gửi lời chúc đến những nhà báo chân chính lời chúc sức khoẻ, luôn giữ tâm sán...
21/06/2022

Nhân ngày Báo chí Việt Nam (21/6), DFC xin gửi lời chúc đến những nhà báo chân chính lời chúc sức khoẻ, luôn giữ tâm sáng và ngòi bút sắc bén để: "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà".

Nghề báo không chỉ gắn với vinh quang mà còn chứa không ít những nhọc nhằn. Mong mọi chặng đường mà anh chị phóng viên, biên tập viên sẽ luôn hạnh phúc, vững tin.

CƯỜI TÉ GHẾ NGÀY LỄ 30/04-01/05 CÙNG BỘ PHIM SITCOM SEINFELD ĐƯỢC NETFLIX MUA LẠI 500 TRIỆU USDSeinfeld loạt phim hài si...
30/04/2022

CƯỜI TÉ GHẾ NGÀY LỄ 30/04-01/05 CÙNG BỘ PHIM SITCOM SEINFELD ĐƯỢC NETFLIX MUA LẠI 500 TRIỆU USD

Seinfeld loạt phim hài sitcom kinh điển được Netflix chi 500 triệu đô để mua lại!

Netflix đã chi 500 triệu đô, để có thể phát sóng toàn cầu đối với loạt phim sitcom kinh điển, được yêu thích Seinfeld. Nếu bạn là người hâm mộ của series sitcom nổi tiếng Friends, thì chắc chắn không nên bỏ qua Seinfeld, khi những đoạn hay nhất của Friends đều được lấy cảm hứng từ Seinfeld.

Thỏa thuận của Netflix cho Seinfeld đánh dấu, lần đầu tiên loạt phim được phát trực tuyến toàn cầu. Trước đó thỏa thuận của Hulu cho bộ phim hài này chỉ bao gồm phát trực tuyến trong nước, trong khi Amazon nắm giữ bản quyền Seinfeld ở một số lãnh thổ quốc tế.

Seinfeld được nhiều người coi là một trong những bộ phim sitcom hài hước và có ảnh hưởng nhất mọi thời đại, được công chiếu từ 1989 – 1998, hơn chín mùa và 180 tập. Phim lấy bối cảnh thập niên 90, trong một tòa nhà chung cư ở thành phố New York. Xoay quanh cuộc sống hằng ngày của nhân vật Seinfeld với ba người bạn của mình, bao gồm George Costanza, bạn gái cũ Elaine Benes và người hàng xóm bên kia hành lang Cosmo Kramer.

Nhân vật Jerry Seinfeld (Jerry Seinfeld): Nhân vật chính, có tính cách thẳng thắn, được xây dựng từ phiên bản nửa hư cấu của chính diễn viên hài Jerry Seinfeld. Trái ngược với các nhân vật phụ trong phim, anh ấy hiếm khi gặp phải những vấn đề cá nhân lớn. Một nhân vật “có thể quan sát sự hỗn loạn xung quanh anh ta nhưng không phải lúc nào cũng là một phần của nó”. Jerry khá hiền lành, cực kỳ gọn gàng và là người hâm mộ Siêu nhân cuồng nhiệt.

Căn hộ của Jerry là trung tâm của một thế giới mà những người bạn lập dị của anh ta ghé thăm và là tâm điểm của chương trình. Các cốt truyện xoay quanh Jerry thường liên quan đến các mối quan hệ của anh với phụ nữ, khi Jerry thường lấy những lý do ngu ngốc để chia tay họ. Jerry thường thờ ơ với những gì đang diễn ra trong cuộc sống, cho rằng bạn bè “không quan trọng” hơn bạn gái, nhưng “họ quan trọng như nhau.”

Elaine Benes (Julia Louis-Dreyfus) trong series sitcom Seinfeld, là bạn gái cũ và là bạn sau này của Jerry. Cô ấy thân thiện, trong khi cũng hay mỉa mai, ích kỷ và thiếu tổ chức. Đôi khi cô ấy có xu hướng quá trung thực với mọi người, thường là do mất bình tĩnh và điều này khiến cô ấy gặp rắc rối. Cô ấy thường bị cuốn vào những hành vi của những người xung quanh mình và có xu hướng đưa ra những lựa chọn không tốt.

Cosmo Kramer (Michael Richards) – Kramer là người hàng xóm lười biếng của Jerry. Được biết đến với kiểu tóc xù dựng đứng hài hước, quần áo cổ điển và những pha xông vào cửa căn hộ của Jerry. Tính cách của Kramer có chút ngây thơ và bốc đồng. Kramer thành công vượt bậc, về mặt xã hội, với sức hút và tính cách thoải mái của mình, mặc dù không bao giờ có một công việc ổn định, nhưng anh hiếm khi thiếu tiền và thường phát minh ra những kế hoạch kỳ quặc mà ban đầu thường có kết quả tốt nhưng nhanh chóng thất bại sau đó.

George Costanza (Jason Alexander) – George là bạn thân nhất của Jerry từ thời trung học. Anh ta keo kiệt, tự phụ, gian trá và ghen tị với thành tích của người khác. Anh được miêu tả là một người thiếu tự tin về khả năng của mình, dễ dãi và hay nói dối về nghề nghiệp, về các mối quan hệ và hầu hết mọi thứ khác, điều này thường tạo ra rắc rối cho anh ta sau này. Bất chấp những khuyết điểm này, George rất đáng tin cậy với bạn bè và thành công trong việc hẹn hò với phụ nữ.

Seinfeld đã được mô tả là “một cuộc trình diễn không có gì”, không theo một cốt truyện lớn mà thường tập trung vào những chi tiết vụn vặt của cuộc sống hàng ngày, khiến Seinfeld trở thành một tác phẩm đậm chất hài hước nhẹ nhàng, gần gũi. Nhất là những câu chuyện về cuộc sống của những người trưởng thành trong thập niên 90, từ trang phục, các yếu tố văn hoá, cũng như các tình huống hài hước trong thời điểm chuyển giao giữa cuộc sống trước và sau khi Internet được sử dụng rộng rãi.

Nếu nói về điểm đặc biệt của loạt sitcom này so với các phim khác thì có lẽ là cách xây dựng nhân vật của Seinfeld. Phần lớn nhóm bạn này sẽ thể hiện những nét tính cách xấu của mỗi người một cách khá tự nhiên và không có xu hướng kiềm soát hay thay đổi ai, thường thì họ cứ mặc kệ những rắc rối xảy ra ở mỗi người và sau đó thì cả hội lao vào giải quyết.

Là một diễn viên hài nổi tiếng vào cuối những năm 1980, Seinfeld đã được trao cơ hội để tạo một chương trình này cho đài NBC. Cùng với Larry David, một diễn viên hài đồng thời là bạn, đã cùng giúp anh tạo tiền đề cho bộ phim sitcom này. Jerry Seinfeld đã nói đùa trong một tuyên bố rằng anh ấy “vô cùng biết ơn Netflix” vì đã quan tâm đến loạt phim.

Series sitcom Seinfeld đã có mặt trên nền tảng Netflix vào ngày 1 tháng 10 năm 2021, ở định dạng 4K.
Link Netflix xem phim: https://www.netflix.com/title/70153373

“Chuyện tử tế” - sau 30 năm vẫn mang tính thời sự"Người biên tập bộ phim này cho hay: Từ rất xa xưa, cha bác có dạy rằng...
13/04/2022

“Chuyện tử tế” - sau 30 năm vẫn mang tính thời sự

"Người biên tập bộ phim này cho hay: Từ rất xa xưa, cha bác có dạy rằng tử tế có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức nó, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài của quốc gia. Bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có những nỗ lực tột bật và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn."

"Chuyện tử tế” là một bộ phim tài liệu đặc biệt và nổi tiếng của đạo diễn Trần Văn Thủy. Đằng sau “Chuyện tử tế” là cả một câu chuyện ly kỳ, ít người biết về số phận của một bộ phim được xem như một trong những bộ phim tài liệu kinh điển và xuất sắc nhất trong lịch sử điện ảnh Việt Nam.

Tác phẩm được sản xuất năm 1985 nhưng bị cấm cho tới năm 1987 mới được công chiếu rộng rãi. Được coi là phần 2 của bộ phim tài liệu gây tiếng vang Hà Nội trong mắt ai. Bộ phim xoay quanh câu hỏi “Tử tế là gì?”, làm sao để trở thành người tử tế.
Bắt đầu câu chuyện ngày giỗ đầu của nhà quay phim Đồng Xuân Thuyết. Những thước phim hồi tưởng của đạo diễn Trần Văn Thủy về người bạn quá cố của mình. Nằm trên giường bệnh, ông tâm sự với những người bạn và thuyết phục bạn bè mình làm một bộ phim về sự tử tế giữa con người với con người.

Đạo diễn để cho những người từ những tầng lớp xã hội khác nhau, hoàn cảnh khác nhau. Từ người thành phố, tầng lớp lao động trí thức đến tầng lớp lao động tay chân, người dưới đáy xã hội, người lớn cho tới trẻ con và những người đang mắc căn bệnh “hủi”- căn bệnh mà trước đây bị xã hội rất kỳ thị, xa lánh. Qua chuyến hành trình để lý giải, đạo diễn đã bộc lộ sự trăn trở của bản thân về thực tiễn xã hội Việt Nam những năm 1985. Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh đám tang của Đồng Xuân Thuyết và lời tâm sự của ông và đạo diễn về việc làm người có một cuộc đời tử tế.
Đối với tôi, bộ phim “Chuyện tử tế” rất giàu triết lí và tính giáo dục nhẹ nhàng. Mỗi trường đoạn lại là mang một câu chuyện, ý nghĩa riêng và đầy trách nhiệm để làm một bộ phim về sự tử tế. Tôi nghĩ nhiều người cho rằng: bộ phim này đi trước thời đại với những triết lý đơn giản về cuộc sống, lột tả được thực tế cuộc sống phần lớn cuộc sống của thời bấy giờ. Chừng nào trên đời vẫn còn những kẻ chỉ biết chăm sóc cho bộ da của mình và vẫn còn những người với đôi chút lương tâm tồn tại trên trái đất, người ta vẫn sẽ còn nhắc đến “Chuyện tử tế”. Tuy nhiên, tôi nghĩ tác giả có phần nào đó thất vọng, khi đã trải qua hơn 30 năm từ thời điểm phim ra mắt mà người ta vẫn quan tâm về việc “Sống tử tế”, một điều mà đáng lẽ bấy nhiêu năm bộ phim ra mắt người ta đã cải thiện được lương tri ở mỗi người. Nhưng tôi tin rằng, một số người sống chưa được tử tế bởi chính họ đang tuyệt vọng vì một xã hội đang thiếu sự tử tế hay họ chưa được chứng kiến, cảm nhận những điều tử tế trong cuộc sống.. Đạo diễn cũng đưa ra một sự gợi mở: để sống tử tế thì ít ra hãy đặt mình vào chính cuộc sống của người khác, dù chỉ mức tương đối. Đạo diễn không khẳng định điều gì chắc chắn để có một cuộc đời tử tế, ông để lửng những câu hỏi, ai là người tử tế, đâu là chuyện tử tế, làm sao để sống một cuộc đời tử tế và những điều mà đoàn làm phim biết chỉ là khoảng trống trong biển cả bao la. Nếu ai có thể hiểu được hết những lời gan ruột của tác giả mà cải thiện bản thân mình thì cũng có khi “linh hồn được trở nên bất tử”. Khi sống tử tế, chia sẻ sự tử tế với người khác, người khác chia sẻ sự tử tế cho những người khác nữa thì giá trị bản thể thực của người đó sẽ trở nên bất tử.

Hãy xem và chiêm nghiệm “Chuyện tử tế” qua bộ phim này và đừng quên bền bỉ đánh thức nó.

CẤU TRÚC 3 HỒI: NỀN TẢNG CỦA MỌI LOẠI KỊCH BẢNCấu trúc 3 hồi có thể được hiểu đơn giản là phần mở đầu, phát triển và kết...
09/04/2022

CẤU TRÚC 3 HỒI: NỀN TẢNG CỦA MỌI LOẠI KỊCH BẢN

Cấu trúc 3 hồi có thể được hiểu đơn giản là phần mở đầu, phát triển và kết thúc. Đây được xem là cấu trúc đơn giản nhất trong quá trình xây dựng một kịch bản phim. Đa số các nhà biên kịch dù sáng tạo đến mấy cũng đều bám theo một “khung sườn” nhất định - ở đây là cấu trúc hình thành nên câu chuyện.

Phương thức này không chỉ được sử dụng trong điện ảnh mà còn sử dụng trong văn học, kịch sân khấu, tiểu thuyết,... Trên thực tế, cấu trúc 3 hồi đã xuất hiện trước khi bộ môn nghệ thuật thứ bảy ra đời.
Nếu nhìn vào hình trên, bạn có thể thấy rõ, cấu trúc của một kịch bản phim gồm nhiều phần nhỏ phát triển tiếp nối nhau, được phân ra ba phần lớn – ba hồi.
Cụ thể:
Hồi 1, hay còn gọi là Hồi sắp đặt. Là cảnh mở đầu, giới thiệu các nhân vật, mối quan hệ của họ và bối cảnh câu chuyện. Mục đích chính là để người xem hiểu được khái quát câu chuyện, biến cố khởi đầu của một bộ phim. Đây là hồi cực kỳ quan trọng để “níu chân” khán giả tò mò ở lại với câu chuyện.
Hồi 2 bắt đầu từ Bước ngoặt 1, Mid-point hay còn gọi là Điểm không thể quay đầu đến Bước ngoặt 2, điểm nghỉ và khoảnh khắc của sự thật. Đây là giai đoạn có thời lượng dài nhất, chứa những sự kiện quan trọng của cốt truyện. Trong giai đoạn này, nhân vật chính sẽ bắt đầu vào chuyến hành trình đối diện với chặng đường khó khăn của mình. Sẽ có rất nhiều thử thách được đưa ra để buộc nhân vật chính phải thúc đẩy bản thân để vượt khỏi ranh giới an toàn. Đa số các nhân vật đều phải đối mặt với hai loại xung đột chính: xung đột bên trong và xung đột bên ngoài. Các thử thách, các xung đột sẽ tăng dần theo thời gian để nhân vật chính phải rơi vào những tình thế éo le và đẩy họ đến điểm cao trào.
Hồi 3 bao gồm phần Cao trào – đỉnh điểm của phim và Kết thúc.
Sau khi đã cho khán giả trải qua những cung bậc cảm xúc và những nút thắt nghẹt thở thì đây là lúc để cho khán giả thở phào bằng một cuộc chiến cuối cùng. Nhân vật chính phải đối diện với thử thách lớn nhất. Tại hồi thứ 3, mọi nút thắt sẽ được tháo gỡ, mọi căng thẳng thẳng sẽ giảm xuống từ từ, mọi câu hỏi sẽ được giải đáp và kết thúc bộ phim.
Cấu trúc ba hồi được xem là một công cụ hiệu quả nhất để xây dựng phần kịch bản. Hầu như, các phim chất lượng tốt đều tuân thủ chặt chẽ ba hồi này dù mỗi nhà biên kịch sẽ có những sự sáng tạo, ý tưởng, cách giải quyết vấn đề khác nhau.
Cấu trúc ba hồi vốn là một công thức cơ bản nhất cho mọi bộ phim. Tuy nhiên, có những bộ phim rất thành công dù không tuân thủ theo cấu trúc 3 hồi. Bởi lẽ, quy tắc sinh ra chính là để phá vỡ.
Ví dụ như bộ phim Parasite (Ký sinh trùng) không hề tuân thủ theo cấu trúc này dù có đầy đủ 3 phần mở đầu, phần thân và kết thúc. Thay vào đó, bộ phim giống như là lồng hai câu chuyện vào thành một.

_________________________________________________________
Hình ảnh: Sơ đồ cấu trúc ba hồi trong một bộ phim (Nguồn: Internet)

TẤT TẦN TẬT VỀ SITCOM1\ Phim SITCOM là gì?Sitcom là cụm từ viết tắt của Situation Comedy, nghĩa là thể loại phim HÀI KỊC...
27/03/2022

TẤT TẦN TẬT VỀ SITCOM

1\ Phim SITCOM là gì?

Sitcom là cụm từ viết tắt của Situation Comedy, nghĩa là thể loại phim HÀI KỊCH TÌNH HUỐNG. Ban đầu sitcom chủ yếu được sản xuất phục vụ cho khán giả qua sóng phát thanh (radio), nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của truyền hình, sitcom đã tìm thấy được miền đất màu mỡ & không lâu sau đó sitcom đã trở thành một món ăn truyền hình ưa thích được đón nhận rất tích cực.

2\ Phim SITCOM xuất hiện Từ Khi Nào?

Thể loại phim sitcom đầu tiên xuất hiện trên sóng phát thanh tại Chicago, Hoa kỳ vào năm 1926, được lấy cảm hứng từ tác phẩm truyện tranh & các câu chuyện mang tình huống gây cười.
Năm 1930 chương trình truyền thanh hài kịch tình huống có tên AMOS & ANDY trở thành 1 chương trình ăn khách trên hệ thống phát thanh CBS.
Sitcom Âu Mỹ trên sóng truyền hình được ghi nhận xuất hiện vào tháng 11/1947 trên hệ thống truyền hình Dumont. Cho đến ngày nay Sitcom đã trở thành một món ăn không thể thiếu trên sóng truyền hình Hoa kỳ, tiêu biểu nhất chính là Series phim FRIENDS (NHỮNG NGƯỜI BẠN) một Series thu hút hàng triệu khán giả truyền hình trên khắp nước Mỹ.

3\ Phim Sitcom có ĐẶC ĐIỂM gì?

Phim sitcom là thể loại phim nhiều tập, trong đó câu chuyện xoay quay 1 chủ đề cụ thể nào đó & xen lẫn vào nội dung là những tình huống hài hước. Phim sitcom chủ yếu được thực hiện ở trường quay, được quay bằng nhiều góc máy & được thu âm trực tiếp, không có nhắc thoại hay kỹ thuật lồng tiếng, vì thế các diễn viên trong thể loại phim này sử dụng lời thoại thật của mình. Công việc hậu kỳ cho thể loại phim này đơn giản hơn.

4\ Phim Sitcom xuất hiện ở VIỆT NAM từ khi nào?

Vào năm 2004 tác phẩm “LẴNG HOA TÌNH YÊU” dài 24 tập, đánh dấu sự xuất hiện của thể loại Sitcom trên sóng truyền hình Việt nam, 1 sản phẩm được kết hợp giữa HTV – TFS với công ty FNC (Hàn Quốc).
Sau đó khán giả bắt đầu biết đến các tác phẩm DÙ GIÓ CÓ THỔI (135 tập), BỘ TỨ 10A8, NHỮNG NGƯỜI ĐỘC THÂN VUI VẺ do VFC sản xuất, trong đó đáng kể nhất là sự thành công của bộ phim CÔ GÁI XẤU XÍ được sản xuất bởi Hãng phim Việt.

🎬  CÁC THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỆN ẢNH 🎬  Phần 1 & 2🌀🌀 1st Assistant Camera (1st AC) - (phụ quay thứ nhất) – phụ tr...
18/03/2022

🎬 CÁC THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG TRONG ĐIỆN ẢNH 🎬
Phần 1 & 2

🌀🌀 1st Assistant Camera (1st AC) - (phụ quay thứ nhất)
– phụ trách việc đo lường & chỉnh focus trong quá trình quay phim để đảm bảo mọi cảnh quay đều nét. Phụ quay thứ nhất cũng sắp xếp các cảnh quay, giúp set-up & dựng máy quay, cũng như bảo quản và làm sạch máy ảnh & ống kính.

🌀🌀 2nd Assistant Camera (2nd AC) - (phụ quay thứ 2)
– là người chịu trách nhiệm quản lý & điền tất cả thông số về cuộn phim, cảnh quay, đạo diễn, quay phim, ngày quay… để người dựng phim có thể làm việc một cách dễ dàng. Người này cũng theo sát đoàn quay để đảm bảo sự đồng bộ & ghi đúng nhãn cho mỗi shot phim.

🌀🌀 1st Assistant Director (Trợ lý đạo diễn 1)
- làm việc với cả với giám đốc sản xuất & đạo diễn để lên lịch quay phim hiệu quả nhất có thể. Các trợ lý đạo diễn 1 chia kịch bản để xếp lịch quay phim, giúp các nhà quản lý sắp xếp diễn viên, nhân sự & các trang thiết bị cần thiết cho mỗi ngày quay. Đôi khi người này còn giúp đạo diễn hậu cảnh (background) cho một số cảnh.

🌀🌀 2nd Assistant Director (Trợ lý đạo diễn 2)
- làm việc trực tiếp với trợ lý đạo diễn 1 để thực hiện nhiệm vụ của mình. Lịch chi tiết cho từng ngày quay được các trợ lý đạo diễn 2 sắp xếp. Các trợ lý đạo diễn 2 cũng giúp các nhà quản lý sắp xếp diễn viên, thành viên đoàn làm phim & các thiết bị cần thiết cho mỗi ngày quay. Người này cũng hỗ trợ đạo diễn hậu cảnh cho các cảnh quay.

🌀🌀 Hãy bấm "Theo Dõi" để nắm bắt các phần tiếp theo nhé!



💃 🕺 BẠN MUỐN TRỞ THÀNH DIỄN VIÊN? 💃 🕺 Đã bao giờ bạn tự đặt cho bản thân mình những câu hỏi này khi bạn muốn trở thành d...
16/03/2022

💃 🕺 BẠN MUỐN TRỞ THÀNH DIỄN VIÊN? 💃 🕺

Đã bao giờ bạn tự đặt cho bản thân mình những câu hỏi này khi bạn muốn trở thành diễn viên hay theo đuổi nghề diễn viên hay chưa?

🤲 - Bạn có chấp nhận thay đổi ngoại hình bản thân cho 1 vai diễn nhỏ trong phim? ?
Ví dụ như cạo đầu, nuôi râu, nuôi lông, xăm mình, bôi bùn bẩn lên mặt hay khắp người, nhuộm răng, bôi thuốc đỏ hoặc chất lỏng đỏ lên người, lên mặt...

🤲 - Bạn có chịu được việc bạn phải giảm cân nhanh chóng cho vai diễn hay phải tăng cân đột ngột cho vai viễn hay chưa?
Bạn có chấp nhận chịu đau đớn cho vai diễn có những cảnh đánh đấm, vượt rào g*i nhọn, dẫm đinh, dẫm phải vật sắc nhọn, bị vật đánh vào người,…. ??

🤲 - Bạn có chịu được những cảnh bi sỉ nhục, bị chửi rủa, bị ném đá, bị ném trứng thối, bị ném đồ vật đã bốc mùi vào người…??

🤲 - Bạn có chịu được những cảnh bạn phải vượt qua sự sợ hãi của bản thân để đóng những cảnh ở những nơi bị bỏ hoang, tối tăm, ẩm ướt, những nơi dơ bẩn, có rất nhiều con vật xung quanh như chuột, dán, rết, đĩa, sâu bọ…; hay những cảnh ở độ cao mà bạn lại là người sợ độ cao; những cảnh phải di chuyển trên tàu xe mà bạn lại là người bị say tàu xe…??

🤲 - Bạn có chịu được những cảnh quay mà bạn không còn là chính mình khi hoá thân vào nhân vật trong phim? ?
Ví dụ: bạn là người ít nói nhưng bạn phải đóng cảnh nói nhiều; bạn là người tốt bụng nhưng bạn phải đóng vai phản diện bị khán giả ghét và liên tục ném đá bạn trên các trang mạng xã hội sau khi bộ phim ra mắt; bạn phải đóng những cảnh gây nhiều tranh cãi, bị xã hội lên án, hay vào vai nhân vật bị các cộng đồng khán giả quay lưng? ?

🤲 - Bạn có chịu được sức ép của thời gian khi bạn không thể ăn uống ngủ nghỉ theo như ý mình, diễn cả ngày cả đêm liên tục cho kịp thời gian và không gian, thời tiết thay đổi liên tục hay bạn cần phải chịu đựng những nơi thời tiết khắc nghiệt, thay đổi liên tục môi trường cảnh quay như lên núi, xuống biển, dầm mình dưới ao hồ sống suối, chui vào hang động, quay dưới cái nắng gắt chói chang của những nơi hanh khô, sa mạc, lặn lội vào những nơi rừng ngập mặn, hay rừng thiêng nước độc…???

🤲 - Bạn phải học làm những việc mà bạn chưa bao giờ từng làm hay ghét phải làm để có thể đóng được vai diễn nào đó trong tác phẩm nào đó???

🤲 - Bạn có chịu được những cảnh quay đòi hỏi sự diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật trong những tình huống éo le hay tình huống phức tạp hay ứng phó với nội tâm phức tạp của nhân vật mà bạn cần phải thể hiện khi đóng vai nhân vật đó? ?
Vui buồn thất thường, giận dữ thất thường, lúc thì bi đát, lúc thì hạnh phúc vỡ oà, lúc thì sợ hãi, lúc thì đấu tranh trong tâm trí, lúc thì suy nghĩ lo lắng, lúc thì điên cuồng, lúc thì khờ khạo, lúc thì khó lý giải, lúc thì thâm hiểm, lúc thì điêu ngoa, lúc thì điềm tĩnh, lúc thì vô thức, lúc thì lố lăng….??

👉 Bạn đã sẵn sàng và thực sự nghiêm túc với những yếu tố khó khăn trên để trở thành diễn viên chuyên nghiệp hay chưa??

👉 Bạn đã sẵn sàng đánh đổi những khó khăn trên để có được chỗ đứng trong thế giới nghệ thuật đầy phức tạp, khắc nghiệt kèm sự cạnh tranh hay đào thải nhanh này hay chưa??

🆗 Nếu câu trả lời của bạn là CÓ thì chúng tôi chúng mừng bạn gia nhập thế giới đầy màu sắc của nghề diễn viên.

🚫 Nếu câu trả lời là KHÔNG thì bạn nên từ bỏ suy nghĩ làm diễn viên hay bất cứ những gì liên quan đến nghệ thuật, vì nghệ thuật là sự hi sinh , đã là người nghệ sĩ thì luôn phải chịu được những khó khăn gian khổ , vì thành công luôn song hành cùng với sự khổ luyện và hi sinh gian khổ.

⁉️ Nếu câu trả lời của bạn là KHÔNG CHẮC thì bạn hãy gia nhập CLB Điện Ảnh Đã Nẵng hay nộp hồ sơ đóng vai nhân vật nào đó khi có cơ hội để trải nghiệm thêm nhé.



NHỮNG TIÊU CHUẨN NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH DIỄN VIÊN?Nghề diễn viên là nghề mà nhiều bạn trẻ mơ ước, thế nhưng không dễ để có thể...
30/08/2021

NHỮNG TIÊU CHUẨN NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH DIỄN VIÊN?
Nghề diễn viên là nghề mà nhiều bạn trẻ mơ ước, thế nhưng không dễ để có thể chinh phục được nó. Trước khi muốn ứng tuyển diễn viên hãy tìm hiểu thật kỹ những thông tin để có hướng quyết định đúng đắn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những tiêu chuẩn làm diễn viên đều cần có.
Nghề diễn viên thi khối nào dễ đỗ mà cơ hội làm nghề lại cao?
Muốn trụ vững trong nghề diễn viên lồng tiếng bạn phải ghi nhớ điều này
Diễn viên là gì?
Diễn viên là tên gọi chỉ những nghệ sĩ biểu diễn, trình bày vai diễn nhất định. Bằng việc sử dụng giọng nói, hành động, biểu cảm nét mặt… Diễn viên sẽ trình bày vai diễn của mình theo các kịch bản đã được viết sẵn hoặc có thể ứng khẩu vai diễn của mình.
Những tiêu chuẩn làm diễn viên mà bạn nên biết nếu muốn theo đuổi nghề - Ảnh 1
Diễn viên là gì?
Hiện nay khi nhu cầu giải trí ngày càng tăng thì nghề diễn viên càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Nó là niềm đam mê không chỉ đối với các bạn trẻ, mà cả những người trung niên. Một điều đặc biệt mở rộng cơ hội cho những người đam mê dễ gia nhập nghề đó là ngành diễn viên không yêu cầu bằng cấp. Thực tế cho thấy có rất nhiều diễn viên thành danh mà không qua bất cứ một trường lớp đào tạo chính quy nào. Điều khiến họ thành công chính là tài năng, niềm đam mê và sự tự học.
Để trở thành diễn viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa biết cách làm diễn viên thì hãy cùng DFC Network theo dõi tiếp các thông tin để biết thêm những tố chất để trở thành diễn viên:
Khả năng diễn xuất
Bạn có thể không qua trường lớp nhưng tiêu chuẩn không thể thiếu là bạn phải có là khả năng diễn xuất thì mới theo đuổi được nghề diễn viên. Đây cũng là một kỹ năng cần thiết để chúng ta có thể thể hiện bản thân tốt hơn, biết điều tiết cảm xúc và điều chỉnh sự cố xảy ra trong cuộc sống. Diễn xuất được xem là một trong những môn nghệ thuật biểu diễn đa chiều của mọi kỹ năng mềm. Chính vì thế mà diễn xuất không chỉ yêu cầu cần phải có thiên phú và năng khiếu mà còn cần bạn có được nền tảng những kỹ năng mềm tốt nhất để có thể hoàn thành được vai diễn của mình.
Những tiêu chuẩn làm diễn viên mà bạn nên biết nếu muốn theo đuổi nghề.
Khả năng diễn xuất
Trong những tiêu chuẩn làm diễn viên thì diễn xuất được coi là quan trọng nhất. Bởi vậy khi đã vào vai diễn thì bạn không còn là chính bạn nữa mà phải coi mình là chính nhân vật đó. Từ biểu cảm thông qua cách diễn xuất khóc, cười hay ngôn ngữ, diện mạo, dáng đi đều phải toát lên được thần thái nhân vật. Điều quan trọng trong diễn xuất là bạn phải làm chủ được tình huống. Đừng bao giờ có cảm giác bạn đang diễn hay đang giả vờ mà phải thoải mái, tự tin như đang đối diện với chính cảm xúc thật của bản thân mình và phải luôn làm nổi bật thông điệp mà đạo diễn (art director) cũng như nhà biên kịch muốn gửi đến người xem.
Hiểu biết về các môn kỹ năng bổ trợ
Bạn biết không? Để đạt tiêu chuẩn làm diễn viên thì bạn không chỉ có khả năng diễn xuất mà còn phải rèn luyện và có khả năng ở các môn kỹ năng bổ trợ như:
Thanh nhạc
Người mẫu
Năng lực ngoại ngữ
Kỹ năng đứng trước công chúng
Võ thuật …
Ví dụ như, để có vai diễn đả nữ thành công vang dội như ngày hôm nay thì Ngô Thanh Vân đã phải tập luyện khắc khổ, trầy da tróc thịt. Ít ai thấy được những tháng ngày Ngô Thanh Vân vắt kiệt sức trên sàn tập, những vết xước dọc ngang, rớm máu trên đôi chân. Cứ mỗi lần có vai hành động mới là một lần thêm những đường sẹo trên cơ thể. Trước mỗi bộ phim cô luôn lên lịch tập khủng khiếp từ 2 đến 3 tháng. Thế mới thấy, muốn đạt được vị trí trên người khác thì phải luôn cố gắp gấp trăm nghìn lần, chẳng có vinh quang nào mà không phải trải qua đau đớn.
Khả năng linh hoạt, cơ động, nhạy bén
Đây cũng là một trong những tố chất để trở thành diễn viên. Mọi thứ không phải lúc nào cũng diễn ra đúng theo dự định. Có khả năng linh hoạt bạn sẽ không bị rối, thậm chí là mất phương hướng khi có bất ngờ xảy ra. Hãy phát huy kỹ năng ứng biến sáng tạo, nhạy bén phát hiện ra vấn đề và tinh tế xử lý tình huống.
Sự đam mê, cống hiến hết mình
Nghề diễn tuy nhiều hào quang, hoa lệ nhưng sau đó những cống hiến, vất vả, hy sinh cho nghệ thuật rất nhiều. Để có thể vượt qua những khó khăn, cháy hết mình với vai diễn thì người diễn viên phải có đủ đam mê, nhiệt huyết. Nghệ thuật đòi hỏi bạn phải luôn cống hiến hết mình, hết sức lực, không ngại khó, ngại khổ. Bạn phải có trách nhiệm, luôn hướng đến cái thiện và cái đẹp. Hãy cố gắng học hỏi, trau dồi để làm hành trang trên con đường chinh phục nghiệp diễn này.
Điều này được chứng minh qua các nhân vật đình đám như, Kiều Minh Tuấn, Bảo Thanh, Thúy Ngân… Họ từng là những vai phụ nhỏ bé, nhạt nhòa bị lép vế bởi vai chính hoặc là người ngoài ngành trước khi đến với sự nổi tiếng, được mời chào săn đón như hiện nay.
Những tiêu chuẩn làm diễn viên mà bạn nên biết nếu muốn theo đuổi nghề.
Sự đam mê, cống hiến hết mình
Riêng Kiều Minh Tuấn, anh từng là vai phụ phản diện suốt 10 năm hoạt động. Dù được đánh giá cao về diễn xuất nhưng anh vẫn chỉ là diễn viên “có tuổi mà chẳng có tên”. Thế nhưng quyết không từ bỏ mà miệt mài theo đuổi, thành công đã đáp lời Minh Tuấn hàng loạt những vai diễn “nặng ký” đã đến. Những dự án phim có tên của anh đều nhanh chóng nổi như cồn.
Còn với Thúy Ngân, từ một “chân dài” cô đã bén duyên với điện ảnh bằng những vai phụ phản diện trong các bộ phim đình đám. Vượt qua định kiến người đẹp đóng phim, Thúy Ngân đã có vai diễn để đời trong “Gạo nếp gạo tẻ”. Nhờ vai diễn này, người đẹp trở thành cái tên “chiếm spotlight” trên các mặt báo và trở nên nổi tiếng được làm khách mời cho nhiều chương trình truyền hình nhằm hút khán giả.
Trên đây là những tiêu chuẩn làm diễn viên mà DFC Network đã chắt lọc và tìm hiểu được, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn có thêm những cẩm nang kiến thức để muốn theo đuổi ngành nghề này, trang bị cho bản thân thật đầy đủ, tự tin tỏa sáng. Chúc bạn thành công với công việc mơ ước!

Top 10 kịch bản phim điện ảnh hay nhất mọi thời đại.Nếu bạn muốn trở thành một biên kịch, bạn phải đọc kịch bản. Không c...
30/08/2021

Top 10 kịch bản phim điện ảnh hay nhất mọi thời đại.
Nếu bạn muốn trở thành một biên kịch, bạn phải đọc kịch bản. Không có chỗ nào tốt hơn để bắt đầu là đọc các kịch bản xuất sắc bậc nhất. Hiệp hội Nhà văn Hoa Kỳ (WGA) công bố danh sách 10 kịch bản hay nhất và tôi phải đồng ý với danh sách này.
Những tác phẩm yêu thích của tôi trong danh sách này là Casablanca, Chinatown và Anne Hall. Các bạn click vào mỗi tên phim để đọc. Tất nhiên những kịch bản này là ngôn ngữ Tiếng Anh. Đọc vui vẻ nhé ... rồi hãy bắt đầu viết
1. CASABLANCA
Viết bởi anh em Julius và Philip Epstein, Howard Koch. Dưa trên câu chuyện “Everybody Comes to Rick’s” của Murray Burnett and Joan Alison
2. THE GODFATHER
Screenplay by Mario Puzo and Francis Ford Coppola.
3. CHINATOWN
Written by Robert Towne
4. CITIZEN KANE
Written by Herman Mankiewicz and Orson Welles
5. ALL ABOUT EVE
Screenplay by Joseph L. Mankiewicz
6. ANNIE HALL
Written by Woody Allen and Marshall Brickman
7. SUNSET BLVD.
Written by Charles Brackett & Billy Wilder and D.M. Marshman, Jr.
8. NETWORK
Written by Paddy Chayefsky
9. SOME LIKE IT HOT
Screenplay by Billy Wilder & I.A.L. Diamond.
10. THE GODFATHER II
Screenplay by Francis Ford Coppola and Mario Puzo.

Lịch sử điện ảnh thế giới - Phần ICinematographerLịch sử điện ảnh là quá trình ra đời và phát triển của điện ảnh từ cuối...
30/08/2021

Lịch sử điện ảnh thế giới - Phần I
Cinematographer
Lịch sử điện ảnh là quá trình ra đời và phát triển của điện ảnh từ cuối thế kỉ 19 cho đến nay. Sau hơn 100 năm hình thành và phát triển nhanh chóng, điện ảnh đã chuyển từ một loại hình giải trí mới lạ đơn thuần trở thành một nghệ thuật và công cụ truyền thông đại chúng, giải trí quan trọng bậc nhất của xã hội hiện đại.
I.Giới thiệu
Bài viết sẽ đi xuyên suốt hành trình của những câu chuyện về màn ảnh, để nhìn thấy điện ảnh đã phát triển như thế nào để trở thành một nền nghệ thuật đậm đà bản sắc và cũng là một trong những loại hình giải trí được ưa thích nhất trên thế giới. Bài viết sẽ cố gắng vượt ra ngoài những tư liệu khô khan để đưa bạn trở về những thời khắc huy hoàng của màn bạc, gặp gỡ những con người, những công nghệ đã làm nên những điều tưởng chừng như không thể. Nhưng chúng ta cũng sẽ tìm hiểu làm cách nào mà những nhà làm phim trên khắp thế giới đã dùng điện ảnh không chỉ để dựng lên những câu chuyện, mà còn dẫn dắt khán giả hóa thân thành những nhân vật, đi vào những khung hình kỉ ảo như thật của màn bạc. Điện ảnh - một trong những khám phá kì diệu nhất của loài người luôn chứa đựng vô vàn những điều bất ngờ.
II.Sơ khai
Đầu thế kỷ 19, các nhà khoa học đã phát hiện một hiện tượng lý thú về khả năng của đôi mắt chúng ta, nó có khả năng lưu lại hình ảnh của 1 vật trong khoảng một phần nhỏ giây sau khi vật đó được dời đi. Đó là sự lưu ảnh (Persistence of vision), mắt người có khả năng nhận ra dư ảnh, và đó là tiền đề cho sự ra đời của điện ảnh (motion pictures : những bức ảnh chuyển động). Tuy nhiên mối quan hệ giữa nó và nhận thức về chuyển động vẫn cho đến nay vẫn còn chưa được làm sáng tỏ.
1. Những thực nghiệm ban đầu
Khái niệm về lưu ảnh đã khuyến thích những thử nghiệm đầu tiên với các thiết bị phim ảnh trong suốt thế kỷ 19. Kể đến đầu tiên là thiết bị có tên slotted disk với những hình vẽ liên tiếp bao quanh 1 cái đĩa, khi người ta quay chiếc đĩa trước 1 cái gương, và khi được nhìn qua những khe hở (slots) ta sẽ thấy chuyển động. Zoetrope, một thiết bị được phát triển vào khoảng những năm 1830, là một cái trống bên trong rỗng với một dải bức ảnh nằm bên trong bề mặt của nó. Khi quay, nó cho hiệu ứng tương ứng như Slotted disk. Vào những năm 70 của thế kỷ 19, nhà phát minh người Pháp Émile Reynaud cải tiến ý tưởng này bằng cách đặt những chiếc gương ở tâm cái trống. Vài năm sau, ông phát triển ra 1 phiên bản máy chiếu sử dụng gương phản xạ và thấu kín để phóng to hình ảnh. Năm 1892, ông bắt đầu trình diễn tại Paris, với hàn trăm bức ảnh đặt trong một cuộn (reel), thông qua thiết bị của mình, ông giới thiệu một loạt ảnh động liên tiếp trong 15 phút.
Sự phát triển của nhiếp ảnh đến những năm 1830 đã làm cho các nhà phát minh nhận thức ra được việt kết hợp thiết bị chiếu ảnh chuyển động với thiết bị chụp ảnh để tạo ra những hình ảnh chuyển động thực sự. Một thực nghiệm nổi tiếng diễn ra tại California trong những năm 1870, trùm đường sắt Leland Stanford thuê nhà nhiếp ảnh người Anh Eadweard Muybridge để giải quyết việc đánh cược có hay không 1 lúc nào đó, 4 chân của con ngựa trong lúc chạy đồng thời không chạm đất. Muybridge đặt 12 máy ảnh trên đường ngựa chạy kèm theo những đoạn chỉ được giăng ngang trên đường và có 1 đầu nối với cửa chớp của máy chụp. Như vậy khi con ngựa chạy, nó sẽ làm đứt chỉ và các máy sẽ chụp được những bức ảnh liên tiếp. Dĩ nhiên Leland Stanford đã có câu trả lời là CÓ, còn với Eadweard Muybridge, ông đã mang những hình ảnh đó đi công chiếu với 1 thiết bị của ông làm có tên là Zoopraxiscope.
​Thực nghiệm của Muybridge đã thôi thúc nhà khoa học người pháp Étienne-Jules Marey phát minh một thiết bị lưu và phân tích chuyển động của con người và loài vật. Ông đặt tên cho nó là Chronophotographic, nó có khả năng chụp ảnh này chồng lên ảnh khác. Công việc vủa Marley được hổ trợ rất nhiều với sự phát triển của vật liệu phim ảnh. Năm 1885, nhà phát minh người Mỹ George Eastman giới thiệu những tấm giấy "phim" bắt nhạy tốt hơn thay thế cho bản kính đã được dùng trước đó. Sau này, ông tiếp tục thay thế nó bằng celluloid, một chất dẻo tổng hợp được tráng bằng 1 lớp chất bắt ánh sáng galatin (gelatin emulsion).
2. Thomas Alva Edison và William K. L. Dickson
Nhà phát minh nổi tiếng người Mỹ Thomas Alval Edison bắt đầu để ý đến motion pictures vào những năm 1890, bước tiếp những thành công của Muybridge, Marey và Eastman. Tại những thí nghiệm của mình ở West Orange, New Jersey, Edison phân công cho nhân viên người Anh, William K. L. Dickson có nhiệm vụ chế tạo ra chiếc máy có khả năng ghi lại những chuyển động thật và 1 chiếc máy để xem lại những kết quả đó. Đến năm 1891, Dickson cho ra mắt một chiếc máy "quay phim" gọi là Kinetograph và một chiếc máy "chiếu phim" gọi là Kinetoscope.
​Kinetogaph hoạt động được nhờ một mô tơ điện làm cho những celluloid film chạy qua trước ống kính camera. Ban đầu chiếc mô tơ này khá đồ sộ và không di chuyển được, nhưng sau đó nó nhanh chóng được thay thế bằng tay quay camera có khả năng di chuyển. Một nhân tố đóng góp vào thành công Dickson là cơ cấu bánh răng có nhiệm vụ liên kết tới cửa chập camera, cuộn phim sẽ tự động dừng lại sau mỗi "kiểu". Và khái niệm khung hình (frame) xuất hiện từ đây. Khi mới ra đời, các camera có rất nhiều tốc độ khác nhau cho 1 frame, nhưng từ năm 1920, 24 khung hình trên giây đã thành chuẩn.
Đầu năm 1893, Edison lập studio tại phòng thí ngiệm, ngày 5-9-1983 ông tổ chức buổi công diễn đầu tiên, tuy nhiên một lần chiếu chỉ cho phép được 1 người xem với máy chiếu Kinetoscope. Kinetoscope như một cái hộp chứa môtơ và cửa chụp y như camera, nó sẽ cho những đoạn phim dương bản chạy qua nguồn sáng điện, làm rõ những tấm ảnh rất nhỏ và nó được xem qua một cửa sổ nhỏ. Rõ ràng điều mà Edison và Dickson nghĩ bây giờ là phải làm sao để máy chiếu của mình có thể chiếu tại khán phòng lớn, như Émile Reynaud đã làm được ở Paris.
3. Anh em Lumière
Tại Pháp, anh em Auguste và Louis Lumière theo đuổi công việc cải tiến những thành công của Edison. Đến năm 1895, họ phát triển ra một chiếc camera nhẹ, cầm bằng tay, có sử dụng máy kẹp để nâng cao cuộn phim. Họ đặt tên cho nó là Cinématographe, và sớm khám phá ra có thể dùng nó để chiếu trên màn ảnh lớn khi được kết nối với máy chiếu. Trong suốt năm 1895 họ quay một bộ phim và chiếu thử cho một nhóm người. Đến ngày 28 tháng 12 cùng năm, những khung hình đầu tiên được chiếu cho công chúng ở Paris và đây được xem là buổi chiếu phim đầu tiên.
Ở những nơi khác, công việc của các nhà phát minh về chiếc máy quay và máy chiếu phim vẫn bận rộn. Tại Đức, anh em Emil và Max Skladanowsky chế tạo ra một thiết bị khác và chiếu phim tại Berlin vào tháng 11 năm 1895. Tại Anh, một thiết bị phát triển bởi Birt Acres và Robert W. Paul được dùng để chiếu phim tại London tháng 1 năm 1896. Tại Mỹ, một máy chiếu có tên Vitascope được giới thiệu trong khoảng thời gian này bởi Charles Francis Jenkins và Thomas Armat. Armat sau này tham gia hợp tác với Edison để sản xuất ra máy chiếu Vitascope. Và nó được cho ra mắt vào tháng 4 năm 1896 tại New York.
Trong những nổ lực tương tự như vậy, anh em Lumière còn nắm giữ một thứ duy nhất cho mình đó là họ đang trở thành những nhà làm phim chuyên nghiệp. Trong vai trò mới họ cũng làm tốt như đã từng làm khi còn là nhà phát minh, nhà sản xuất. Các bộ phim được làm từ năm 1895 đến 1896 chủ yếu là những bộ phim ngắn nhưng rất quan trọng, những bộ phim đó được xem là cột mốc đầu tiên trong lịch sử hơn một thế kỷ của ngành điện ảnh.Arroseur et arrosé (Waterer and Watered, 1896) là một đoạn hài kịch ngắn dựa theo đoạn hoạt hình ở báo, nói về một người làm vườn lấy vòi nước xịt vào người khác như một trò đùa của con người. La sortie de l�usine Lumière à Lyon (Workers Leaving the Lumiere Factory, 1895) và Arrivée d�un train en gare (Arrival of a Train at La Ciotat, 1896), nói về chuyến tàu tới ga và hành khách xuống tàu , là những bộ phim mà anh em Lumière gọi là actuality films, phim nói về những sự kiện có thật hơn là những câu chuyện được đóng bởi diễn viên.
III. One-Reellers
​Trong suốt muời năm sau đó là giai đoạn của chiếu phim, phim được chiếu như một phần của các chương trình tạp kỹ, tại các lễ hội và các buổi họp đông đúc, tại các giảng đường hay ở nhà thờ và dần dần chỉ cần 1 khoảng không gian là có thể tổ chức một buổi chiếu phim. Hầu hết các bộ phim dài không quá 10 đến 12 phút, điều này phản ánh độ dài của mỗi cuốn phim có thể đặt trong 1 cuộn phim chuẩn (reel) ở máy chiếu (One-Reelers). Có nhiều tác phẩm ở 2 thể loại comedy và actual nối tiếp sau những thước phim đầu tiên của anh em Lumière. Mục tiêu của những bộ phim này là sự kinh ngạc, không tưởng, gây cười. Nhưng các nhà làm phim cũng nhanh chóng lập ra những hướng đi mới cho mỗi bộ phim, đặc biệt là tính hình tượng và tường thuật.
Nhà làm phim, ảo thuật người Pháp Georges Méliès được biết đến với như một nhà làm phim nổi tiếng ở thể loại phim hình tượng (fantasy) trong buổi đầu của ngành điện ảnh. Ông khai thác nhiều phương tiện mới nhằm nâng cao những cảnh đầy "huyền bí ma thuật", đáng kể là kỷ xảo kỷ thuật stop-motion (xem Movie). Trong số hơn 100 tác phẩm của mình, có thể Le voyage dans la lune (A Trip to the Moon, 1902) là tác phẩm nổi tiếng nhất của Méliès.
Tại Mỹ, nhà chiếu phim "thời trước" Edwin S.Poster chịu tránh nhiệm gánh việc làm phim tại công ty Edison vào năm 1901, và ông đã làm những bộ phim dài hơn nói về những câu chuyện. Và tác phẩm nổi tiếng nhất của Poster và có lẻ nổi tiếng nhất trong thời kỳ đầu của motion pictures là The Great Train Robbery (1903), nó thiết lập nên điện ảnh là một phương tiện gải trí mang tính thương mại. Với những cảnh được thay đổi nhanh chóng, bao gồm những cảnh trên xe lửa đang chạy,bộ phim đã mang tới cho người xem cái nhìn chính xác và gần gũi, nó đã trở thành tiêu chuẩn của điện ảnh.
The Great Train Robbery và những bộ phim truyện sau này (story films) đã thúc đẩy việc mở rộng những buổi trình chiếu trên khắp nước Mỹ vào năm 1905, sự xuất hiện ngày càng nhiều các rạp chiếu nickelodeon, người xem phải trả 5 cent để được vào xem (nickelodeon : five-cent movie theater) đã đặt ra yêu cầu phải làm ra nhiều phim và kéo theo đó là chi phí làm phim, ngoài ra nó còn bị những nhà cải cách xã hội phê phán là thiếu vệ sinh, thiếu an toàn trong các rạp chiếu và những nội dung đồi bại, xấu xa trong mỗi bộ phim. Năm 1908, Edison đứng ra thành lập Motion Picture Patents Company (MPPC), liên kết những nhà sản xuất lại với những mục tiêu cơ bản như : quản lý việc sản xuất và phát hành nhằm loại bỏ các rạp giá rẻ, nâng tiền vé vào cửa lên, hợp tác với các cơ quan kiểm duyệt, loại bỏ việc lưu trữ phim của các các nhà sản xuất không phải là thành viên. Dĩ nhiên những nhà sản xuất độc lập ngăn không cho MPPC kiếm được nguồn liệu và thực hiện các bộ phim nổi tiếng. Họ còn đi tiên phong theo hướng nhiều cuộn phim (mutli-reels), làm những bộ phim truyện dài. Đến năm 1915, MPPC chịu sự tấn công của chính phủ Mỹ vì cho rằng đó là độc quyền bất hợp pháp (cho dù việc này không ăn thua), việc kết hợp lại thành những công ty sẽ giúp nó thống trị việc làm phim ở Mỹ trong 10 năm tiếp theo.
IV. Phim câm
Với những kinh nghiệm còn thiếu sót, hầu hết các bộ phim đến cuối thập niên 20 của thế kỷ 20 đều không có tiếng. Nhưng phim câm hiếm khi "câm". Hầu hết các bộ phim trong thời kỳ đầu được chiếu với phần đệm của đàn piano hay organ, thỉnh thoảng có cả người dẫn truyện hay những diễn viên đừng sau màn ảnh. Khi phim truyện dài (sử dụng 4 reel, thời gian từ 40-50 và nhiều hơn) trở thành chuẩn trong khoản những năm 1910 thì có nguyên một ban nhạc buổi diễn "live" trong rạp chiếu lớn, và những bản nhạc được chơi là những bản nhạc được viết dành riêng cho bộ phim đó.
Cho đến tận thế chiến I (1914-1918), các nhà làm phim châu Âu vẫn thống trị thị trường phim của thế giới. Pháp được xem như là người dẫn đầu trong sản xuất phim, dẫu cho các nước châu Âu khác như Đan Mạch hay Italy cũng đóng một vai trò quan trọng. Dĩ nhiên chiến tranh (diễn ra ở châu Âu) đã phá vỡ những thành quả của điện ảnh nơi đây. Với sự sụp đổ nhanh chóng của các nhà xuất khẩu phim ở châu Âu, một số nơi khác như Mỹ Latin đã không bỏ lỡ cơ hội. Nhưng các công Mỹ nhanh chân hơn cả, cùng một chiếc lược sản xuất như châu Âu nhưng giá rẻ hơn và đến những năm 1920 thì 3 phần 4 phim trên thế giới có xuất xứ ở Mỹ.
1. Phim câm của Mỹ
Ngay trước chiến tranh, các nhà làm phim Mỹ đã để lại dấu ấn ở thể loại hài kịch và thần thoại. Hơn nữa, các nhà làm phim Mỹ lại bắt đầu tụ tập về nam California, tại khu vực ngoại ô Hollywood, Los Angeles. Từ đây Hollywood trở thành một biểu tượng đầy quyến rũ, còn điện ảnh đã trở thành một ngành giải trí phổ biển.
1.1. D. W. Griffith
Griffith, D(avid) W(ark) người được mệnh danh là The Father of the Motion Picture. Người đưa điện ảnh từ thời kỳ One-reelers trong buổi đầu sang một kỷ nguyên thống trị của Hollywood. Khởi nghiệp trong vai trò diễn viên trong bộ phim của đạo diễn Edwin S.Poster, năm 1908 ông đã trở thành giám đốc của American Mutoscope and Biograph Company tại thành phố New York. Trong khoảng năm 1908 đến 1913, ông làm được gần 500 phim.
Rời Biograph năm 1913 để làm phim truyện dài. Ông có kế hoạch làm 1 bộ phim về đề tài cuộc nội chiến châu Mỹ, một thiên anh hùng cả lịch sử. The Birth of a Nation (1915), dài 3 tiếng đồng hồ, phim đã gây sửng sốt cho khán giả với những quang cảnh chói rọi của một sự kiện gần đây (cuộc nội chiến diễn ra từ 1861 đến 1865) và đặt nền móng vững chắc để đưa điện ảnh trở thành một bộ môn nghệ thuật.
Trước thời của Griffith, phim chỉ là những đoạn ngắn, chủ yếu là tình tiết, còn nghèo nàn trong diễn xuất, làm và biên tập phim. Còn tới lượt mình, phim của Griffith thường xuyên được chiếu trong thời gian dài, luôn có kịch tịch cao trào, những nhân vật đầy sức sống và được làm với trình độ kỷ thuật cao. Ông còn là người đưa ra những ý tưởng nổi tiếng trong lịch sử điện ảnh như : quay cận cảnh (close-up, một cái nhìn gần với mặt nhân vật hay bề mặt của vật thể nhằm tăng tính biểu cảm); sự mờ dần (fade-out, một hình thức chuyển đổi các cảnh khác nhau trong phim, cảnh đầu sẽ dần dần mờ đi và cảnh sau xuất hiện); chiếu lại (cutback) hoặc hồi tưởng (flashback) nhằm làm cho tình tiết và cách xây dựng nhân vật dể hiểu hay để giới thiệu những cảnh có thời gian về trước;...
Năm 1920, cùng với các diễn viên Douglas Fairbanks, Mary Pickford, và Charlie Chaplin, Griffith thành lập United Artists Corporation nhằm sản xuất những bộ phim truyện, hầu hết tất cả đều là phim câm trừ một số tác phẩm cuối cùng như Lady of the Pavements (1929), Abraham Lincoln (1930) và The Struggle (1931) có sử dụng đến âm thanh, tuy nhiên chúng không thành công mấy.
1.2. Đến với Hollywood
Hollywood, cái tên được Harvey Wilcox đặt cho vùng nông trại 120 mẫu Anh (khoảng 5 hecta) trồng cam chanh của mình. Và cánh đồng Hollywood đã trở thành bước ngoặc cho cộng đồng các nhà làm phim mới ở miền nam California sau khi Griffith dựng một cảnh về Babylon cổ xưa ở đây cho bộ phim
Intolerance (1916). Wilcox đã chia nhỏ và bán từng miếng đất. Năm 1911, studio đầu tiên xuất hiện
Trong khoảng năm 1910, Griffith và các nhà làm phim ở phía Đông bắt đầu trải qua những mùa đông đầu tiên ở California, và những công ty đầu tiên đã xuất hiện và đi vào hoạt động. Bên cạnh thời tiết thích hợp, địa thế của Hollywood rất hợp với quay phim như có bãi biển, có núi, có vùng đất khô, và có nhiều miếng đất giá cả "phải chăng" để xây dựng nhiều studio. Kèm theo đó là lực lượng nhân công lần nghề và giá rẻ hơn so với các vùng khác ở nước Mỹ. Không bị ràng buộc với các môn nghệ thuật cũ, một nét tương phản so với ở New York hay ở Paris, Rome, Berlin. Hollywood đã trở thành mái nhà riêng của phim ảnh, với phong cách sống hết sực đặc trưng.
Sự phát triển của Hollywood được đánh dấu bằng chiến thắng vang dội của các nhà sản xuất độc lập khi họ vượt qua sự độc quyền từ miền Đông mà nền tảng là MPPC. Trong khi nhóm này đang còn cố vượt qua giới hạn về sản xuất và độ dài phim thì những nhà làm phim độc lập đã chuyển sang làm những bộ phim truyện dài và có một dàn các ngôi sao nhằm quảng cáo cho công việc của mình. Trong số những nhà phát triển độc lập, Universal Pictures thiết lập chặt chẽ cơ sở của mình tại thung lũng San Fernando, bắc Hollywood. Paramount Pictures và the Fox Film Corporation xuất hiện sau đó như những công ty độc lập đáng chú ý. Những công ty này phát triển hệ thống các studio theo những nhóm nhỏ với các công việc khác nhau như sản xuất, phát hành, trình chiếu phim và hệ thống các studio này rốt cuộc lại là một thách thức mới, một hình thức khác của độc quyền trong công nghiệp điện ảnh.
1.3. Hài kịch câm
​ Cho dù những sáng tạo mới của Griffith và các nhà làm phim khác, việc làm phim truyện ngày càng thịnh hành thì hài kịch vẫn là một thể loại chủ yếu của phim câm. Sau những bộ phim không có nội dung và hài kịch có nội dung khiếm nhã, một phong cách mới gọi là slapstick nổi lên trong giai đoạn này. Mack Sennett, một diễn viên, đạo diễn phim hài với Griffith đã thành lập một công ty mới có tên là Keystone vào năm 1912 đã góp vai trò quan trọng trong việc phát triển thể loại slapstick. Ở Keystone đã cho ra đời một diễn viên nổi tiếng, Charlin Chaplin.
Chaplin xuất hiện Kid Auto Races at Venice (1914) trong vai một người đàn ông với quần dài rộng phùng phình (baggy pans), đôi dày to lớn (enormous shoes), mũ quả dưa (bowler hat) , dáng đi cứng đờ đờ cầm theo một cây gậy tre (walk strick and bamboo cane), và đó là điểm khởi đầu cho một nhân vật rất nổi tiếng của ông, the Tramp. Tiếp tục xuất hiện trong Easy Street (1917) và The Immigrant (1917), những bộ phim này nhanh chóng mang lại cho ông tiếng tăm khắp thế giới hơn bất kỳ một diễn viên nào khác. Năm 1918, ông lập cho mình một xưởng phim riêng tại Hollywood, những năm sau đó ông tiếp tục phát triển nhân vật the Tramp từ sự ngu ngô, hài hước cho đến sự đáng thương, và the Tramp mãi luôn được yêu thích bởi các thệ hệ khán giả trên khắp thế giới. Năm 1920, ông giúp Griffith sáng lập United Artists Corporation, và sau này ông bắt đầu làm những bộ phim hài dài như The Kid (1921) The Gold Rush (1925), The Circus (1928), City Lights (1931), Modern Times (1936), The Great Dictator (1940), Monsieur Verdoux (1947), Limelight (1952), and A King in New York (1957). Với những đóng góp của mình, năm 1972 ông được giải Oscar, năm 1975 ông được phong tước hiệp sĩ, năm 1964 ông viết tự truyện về bản thân My Autobiography (sau này có tên là My Early Years, 1982 và My Life in Movies, 1975). Sir Richard Attenborough làm phim về cuộc đời Chaplin vào năm 1992.
Ngoài ra, còn có 2 diễn viên khác trong thể loại phim hài kịch dài suốt giai đoạn 1920-1929 là Buster Keaton và Harold Lloyd. Buster Keaton gây chú ý khi xuất hiện ở The General (1927) trong vai 1 người lái xe lửa, còn Harold Lloyd lại được chú ý khi xuất hiện trong Safety Last (1923) khi vào vai 1 nhân vật leo lên tòa nhà cao và phải treo lơ lửng ở đồng hồ, cột cờ, bờ cửa.
Còn tiếp ..

Address

46 Trần Phú, Quận Hải Châu
Da Nang
550000

Telephone

+84915531468

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when DFC Network posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to DFC Network:

Videos

Share

Nearby media companies


Other Film & Television Studios in Da Nang

Show All