Guppy Seven Color

Guppy Seven Color Cửa hàng cá cảnh

𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐓𝐇𝐀𝐘 𝐍𝐔̛𝐎̛́𝐂 𝐂𝐇𝐎 𝐂𝐀́ 𝐁𝐀̉𝐘 𝐌𝐀̀𝐔 Đ𝐔́𝐍𝐆 𝐂𝐀́𝐂𝐇Nếu các Đồng Ngư theo dõi mình đủ lâu thì mọi người đều biết rằng mình l...
21/10/2021

𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐓𝐇𝐀𝐘 𝐍𝐔̛𝐎̛́𝐂 𝐂𝐇𝐎 𝐂𝐀́ 𝐁𝐀̉𝐘 𝐌𝐀̀𝐔 Đ𝐔́𝐍𝐆 𝐂𝐀́𝐂𝐇

Nếu các Đồng Ngư theo dõi mình đủ lâu thì mọi người đều biết rằng mình luôn khuyên thay nước 10-20% 1-2 lần 1 tuần chủ yếu là hút phân và cặn dưới đáy, có người bảo mình rằng họ chẳng bao giờ thay nước mà cá cũng sống nhăn răng, có người thì lâu lâu thay 1 lần, còn có người thì thay mỗi ngày 100% nước mà cá vẫn khỏe re… nói chung là vô vàn cách thay nước cho cá bảy màu, mỗi người một kiểu.

𝐕𝐀̣̂𝐘 Đ𝐀̂𝐔 𝐋𝐀̀ 𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐓𝐇𝐀𝐘 𝐍𝐔̛𝐎̛́𝐂 𝐂𝐇𝐎 𝐂𝐀́ 𝐁𝐀̉𝐘 𝐌𝐀̀𝐔 Đ𝐔́𝐍𝐆 𝐍𝐇𝐀̂́𝐓 ?

Tui xin trả lời là tất cả cách trên đều đúng cả. Vâng mọi người không nghe nhầm đâu tui khẳng định đều đó, vì tất cả các cách thay nước trên tui đều đã thử rồi và tui đã thấy các Đồng Ngư khác mỗi người đều có cách thay nước khác nhau nhưng tụi bảy màu đều sống khỏe mà còn đẻ ầm ầm nữa.

𝐕𝐀̣̂𝐘 𝐋𝐀̀𝐌 𝐒𝐀𝐎 Đ𝐄̂̉ 𝐂𝐇𝐎̣𝐍 𝐑𝐀 𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐓𝐇𝐀𝐘 𝐍𝐔̛𝐎̛́𝐂 𝐏𝐇𝐔̀ 𝐇𝐎̛̣𝐏 𝐍𝐇𝐀̂́𝐓 𝐂𝐇𝐎 𝐌𝐎̂̃𝐈 𝐍𝐆𝐔̛𝐎̛̀𝐈 ?

𝐂𝐎́ 𝟐 Đ𝐈𝐄̂̀𝐔 𝐊𝐈𝐄̣̂𝐍 𝐒𝐀𝐔:

𝐂𝐇𝐎̣𝐍 𝐑𝐀 𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐍𝐀̀𝐎 𝐌𝐀̀ 𝐂𝐀́𝐂 Đ𝐎̂̀𝐍𝐆 𝐍𝐆𝐔̛ 𝐓𝐇𝐀̂́𝐘 𝐂𝐀́ 𝐌𝐈̀𝐍𝐇 𝐊𝐇𝐎𝐄̉ 𝐍𝐇𝐀̂́𝐓:

Nếu các Đồng Ngư chưa biết cách nào thì hãy hỏi người chủ trước cá bảy màu là họ thay nước như thế nào thì mình làm giống vậy, hoặc anh chị em có thể thử tất cả các cách rồi chọn 1 cách thay nước mà mình thấy cá khỏe nhất.

𝐂𝐇𝐎̣𝐍 𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐍𝐀̀𝐎 𝐌𝐀̀ 𝐀𝐍𝐇 𝐂𝐇𝐈̣ 𝐄𝐌 𝐓𝐇𝐀̂́𝐘 𝐊𝐇𝐎𝐄̉ 𝐂𝐇𝐎 𝐁𝐀̉𝐍 𝐓𝐇𝐀̂𝐍 𝐌𝐈̀𝐍𝐇 𝐍𝐇𝐀̂́𝐓:

Kể cho mọi người 1 bí mật nói nhỏ thôi để người khác nghe, là hồi đó giờ mình bị cá nó chơi chứ hong phải mình chơi cá, hồi lúc đầu mới chơi cá cứ tới mỗi lần mà tui thay nước là y như một cực hình, hút hết hồ này rồi tới hồ khác xúc cả mồ hôi hột mà không bán được cặp nào, nào là tiền nước, tiền thức ăn, tiền thuốc… biết chừng nào mới giàu chời, chắc đi bán 1 tỷ gói mè quá, mà tui cũng đâu có bán cá đâu k*k. Cho nên là bây giờ tui hong có thay nước cho tụi bảy màu nữa, tui để than tổ ong vô rồi bỏ mớ rong, cho tụi nó ăn ít lại thế là nước vẫn trong vắt mà khỏe nữa chứ, lạ lắm à nghen tui chăm sóc từng li từng tí thì hong chịu đâu chơi theo kiểu hoang dại vậy mà thích.

Qua câu chuyện trên hy vọng các Đồng Ngư tìm được cho mình phương pháp thay nước cho cá bảy màu thích hợp, các anh chị cũng hong cần làm giống tui tại mỗi người đều có cách khác nhau miễn làm sao mà cá bảy màu của mọi người khỏe là tui vui rồi. Nhớ là chọn cách nào vừa khỏe cho cá vừa khỏe cho bản thân mình nữa nghe.

À mà nhớ là mình chơi cá chứ đừng để cá chơi mình nghe, vậy nghen.

𝐌𝐀̃𝐈 𝐘𝐄̂𝐔 𝐂𝐀́𝐂 Đ𝐎̂̀𝐍𝐆 𝐍𝐆𝐔̛ ❤️❤️❤️

27/08/2021

𝐆𝐔𝐏𝐏𝐘 𝐁𝐈̣ 𝐍𝐀̂́𝐌.

𝐃𝐀̂́𝐔 𝐇𝐈𝐄̣̂𝐔 𝐍𝐇𝐀̣̂𝐍 𝐁𝐈𝐄̂́𝐓.

Những đóm trắng li ti mọc trên cơ thể GUPPY( đầu, thân, vây, miệng, mắt )

𝐍𝐆𝐔𝐘𝐄̂𝐍 𝐍𝐇𝐀̂𝐍 𝐆𝐔𝐏𝐏𝐘 𝐁𝐈̣ 𝐍𝐀̂́𝐌.

• Do nguồn nước dơ, dư thừa thức ăn.

• Nhiệt độ thay đổi đột ngột.

• Bị nhiễm nấm từ cá thể khác.

• Guppy cắn nhau.

𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐓𝐑𝐈̣ 𝐁𝐄̣̂𝐍𝐇 𝐍𝐀̂́𝐌 𝟏: Nếu GUPYY bị nấm nhẹ, bơi lôi tung tăng và ăn uống vẫn bình thường thì các ĐỒNG NGƯ nên dùng muối hột.

• Tách cá bệnh ra hồ riêng.

• Dùng 5g muối hột/ 1 lít nước.

• Ngâm cá 3-5 ngày, cá khỏe thì vớt ra.

𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐓𝐑𝐈̣ 𝐍𝐀̂́𝐌 𝟐: Khi bệnh có dấu hiệu nặng hơn các ĐỒNG NGƯ nên dùng thuốc kháng sinh.

• Tách cá bệnh ra hồ riêng.

• Thêm tetra Nhật vào 1g/ 100 lít nước.

• Thêm bio knock 2 vào 1 giọt/ 10 lít nước.

• Thêm virkom B vào 1g/ 100 lít nước.

• Thêm api Pimafix vào 1ml/ 8 lít nước.

• Ngâm 3-5 ngày, cá khỏe thì vớt ra.

• Chọn 1 trong những loại thuốc trên.

𝐓𝐎́𝐌 𝐋𝐀̣𝐈:

• 1 tuần thay nước 1-2 lần.

• Tránh thả cá quá đông.

• Tránh dư thừa thức ăn.

• Thường xuyên vệ sinh bể, dụng cụ nuôi.

𝐌𝐀̃𝐈 𝐘𝐄̂𝐔 𝐂𝐀́𝐂 Đ𝐎̂̀𝐍𝐆 𝐍𝐆𝐔̛ ❤️❤️❤️

26/08/2021

𝐆𝐔𝐏𝐏𝐘 𝐁𝐈̣ 𝐓𝐇𝐎̂́𝐈 𝐓𝐇𝐀̂𝐍, 𝐓𝐇𝐎̂́𝐈 𝐕𝐀̂𝐘.

𝐃𝐚̂́𝐮 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐛𝐢𝐞̂́𝐭:

Các đồng ngư sẽ thấy vây cá có màu nâu hay trắng rồi sau đó nhanh chóng lan ra toàn bộ vây. Đôi khi phần vây, đuôi cá bị nhiễm bệnh có màu đỏ. Nếu bệnh lan tới các tia vây và phần thịt thì nó có thể bị ăn mòn và cá có thể bị chết. Nói chung, bệnh này làm hỏng vây của cá. Nó thường mở đường cho cả bệnh nấm.

𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧:

• Nước dơ, bể dơ, dụng cụ dơ.

• Liên quan đến các bệnh ngoài da.

• Cá cắn nhau, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập.

𝟏/ 𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐭𝐫𝐢̣ 𝟏: nếu guppy được phát hiện sớm và còn lanh lẹ, ăn uống bình thường, không có bị nấm thì các đồng ngư nên dùng stress coat.

• Đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐢𝐞̂𝐧 𝐚𝐧𝐡 𝐞𝐦 𝐯𝐨̛́𝐭 𝐜𝐚́ 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐫𝐚 𝐡𝐨̂̀ 𝐫𝐢𝐞̂𝐧𝐠.

• 𝐓𝐡𝐞̂𝐦 𝐬𝐭𝐫𝐞𝐬𝐬 𝐜𝐨𝐚𝐭 𝐯𝐚̀𝐨 𝟏𝐦𝐥/ 𝟓 𝐥𝐢́𝐭 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜.

• 𝐍𝐠𝐚̂𝐦 𝟑-𝟓 𝐧𝐠𝐚̀𝐲, 𝐜𝐚́ 𝐤𝐡𝐨̉𝐞 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐯𝐨̛́𝐭 𝐫𝐚.

𝟐/ 𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐭𝐫𝐢̣ 𝟐: lúc này vây và thân bị ăn mòn 1 cách rõ rệt, guppy bơi lờ đờ, không thể ăn. Lúc này các đồng ngư nên dùng các loại kháng sinh nhanh nhất có thể.

• Đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐢𝐞̂𝐧 𝐚𝐧𝐡 𝐞𝐦 𝐭𝐚́𝐜𝐡 𝐜𝐚́ 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐫𝐚 𝐡𝐨̂̀ 𝐫𝐢𝐞̂𝐧𝐠

• 𝐓𝐡𝐞̂𝐦 𝐚𝐩𝐢 𝐩𝐢𝐦𝐚𝐟𝐢𝐱 𝐯𝐚̀𝐨 𝟏𝐦𝐥/ 𝟖 𝐥𝐢́𝐭 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜.

• 𝐓𝐡𝐞̂𝐦 𝐚𝐩𝐢 𝐟𝐮𝐫𝐚𝐧 𝐯𝐚̀𝐨 𝟏 𝐠𝐨́𝐢/ 𝟑𝟖 𝐥𝐢́𝐭 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜.

• 𝐓𝐡𝐞̂𝐦 𝐭𝐞𝐭𝐫𝐚 𝐍𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐯𝐚̀𝐨 𝟏𝐠/ 𝟏𝟎𝟎 𝐥𝐢́𝐭 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜

• 𝐍𝐠𝐚̂𝐦 𝟑-𝟓 𝐧𝐠𝐚̀𝐲, 𝐜𝐚́ 𝐤𝐡𝐨̉𝐞 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐯𝐨̛́𝐭 𝐫𝐚.

• 𝐂𝐚́𝐜 Đ𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐍𝐠𝐮̛ 𝐜𝐡𝐨̣𝐧 𝟏 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝟑 𝐥𝐨𝐚̣𝐢 𝐤𝐡𝐚́𝐧𝐠 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐞̂𝐧 𝐭𝐡𝐨̂𝐢 𝐧𝐡𝐞́.

𝐓𝐎́𝐌 𝐋𝐀̣𝐈:

• 1 tuần thay nước 1-2 lần.

• Tránh thả cá quá đông.

• Tránh dư thừa thức ăn.

• Thường xuyên vệ sinh bể, dụng cụ nuôi.

MÃI YÊU CÁC ĐỒNG NGƯ ❤️❤️❤️

25/08/2021

𝐂𝐀́ 𝐁𝐀̉𝐘 𝐌𝐀̀𝐔 𝐀̆𝐍 𝐆𝐈̀ 𝐊𝐇𝐈 𝐇𝐄̂́𝐓 𝐓𝐇𝐔̛́𝐂 𝐀̆𝐍.

𝟏. 𝐑𝐀𝐔 𝐂𝐔̉.

• Lá rau bina.
• Súp lơ trắng.
• Cải xoăn.
• Xà lách.
• Bông cải xanh.
• Khoai.
• Cà rốt.
• Đậu xanh.
• Đậu Hà Lan.
• Quả bí ngô.
• Bắp cải.
• Ngô.

Các bạn hãy luộc để làm mềm chúng và cắt thành từng miếng nhỏ để vừa miệng với cá, hãy bắt đầu cho chúng ăn thật ít vì đây không phải là thức ăn chính.

𝟐. 𝐁𝐀́𝐍𝐇 𝐌𝐈̀.

Bạn có thể cho cá bảy màu ăn bánh mì. Nhưng hãy cho cá ăn ít vì bánh mì có chứa men có thể gây đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa khác ở cá bảy màu. Bên cạnh đó, bánh mì có chứa các thành phần như chất bảo quản, đường, chất điều vị, siro ngô,… không tốt cho sức khỏe của cá bảy màu.

𝟑. 𝐋𝐎̀𝐍𝐆 Đ𝐎̉ 𝐓𝐑𝐔̛́𝐍𝐆 𝐆𝐀̀.

Lòng đỏ trứng là một trong những thức ăn phổ biến nhất mà những người nuôi cá thường chế biến tại nhà. Lòng đỏ trứng cung cấp nhiều chất béo cho cá của bạn.

Lòng đỏ trứng là một nguồn protein tuyệt vời và cũng bao gồm natri kali, và các vitamin như A, C, D, B-12 và các khoáng chất như canxi, sắt và magiê.

Hãy luộc chín trứng, nên được nghiền thành bột nhão và cho cá ăn với số lượng ít. Không cho ăn quá nhiều thực phẩm này, vì nó có thể gây ô nhiễm nước.

𝟒. 𝐓𝐇𝐈̣𝐓 𝐁𝐎̀ 𝐇𝐎𝐀̣̆𝐂 𝐆𝐀̀, 𝐓𝐎̂𝐌…

Thịt là một loại siêu thực phẩm. Dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn thịt, bạn có thể trộn nó với lòng đỏ trứng luộc chín và tảo bột và cho vào ngăn đông, khi cho ăn hãy lấy một chút thôi nhé.

𝟓. 𝐂𝐎̛𝐌.

Bạn có thể cho cá bảy màu ăn cơm đã luộc. Gạo không chứa tất cả các chất dinh dưỡng mà cá bảy màu cần. Vì vậy, nó không nên là chế độ ăn uống chính của họ. Thỉnh thoảng bạn có thể cho cá bảy màu ăn gạo một lần.

𝐌𝐀̃𝐈 𝐘𝐄̂𝐔 𝐂𝐀́𝐂 Đ𝐎̂̀𝐍𝐆 𝐍𝐆𝐔̛ ❤️❤️❤️

23/08/2021

𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐂𝐇𝐀̆𝐌 𝐒𝐎́𝐂 𝐆𝐔𝐏𝐏𝐘 𝐋𝐔́𝐂 𝐆𝐈𝐀𝐎 𝐌𝐔̀𝐀.

• Trong điều kiện khí hậu vào thời điểm giao mùa như hiện nay cá GUPPY phải chịu tác động rất lớn từ sự thay đổi bất thường của thời tiết. Các ĐỒNG NGƯ cần chú ý một số biện pháp phòng bệnh và xử lý cho các hệ thống nuôi:

𝟏/ 𝐂𝐇𝐀̂́𝐓 𝐋𝐔̛𝐎̛̣𝐍𝐆 𝐍𝐔̛𝐎̛́𝐂: vào lúc giao mùa như thế này nguồn nước dơ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công GUPPY các ĐỒNG NGƯ có thể thay 2-3 lần/ tuần 20% lượng nước ( chủ yếu là hút phân và thức ăn thừa ở đáy ), điều này sẽ làm cho môi trường nước luôn sạch và đảm bảo sức khỏe cho GUPPY.

𝟐/ 𝐍𝐇𝐈𝐄̣̂𝐓 Đ𝐎̣̂: vào giữa tháng 3 và đầu tháng 4 này nhiệt độ sẽ vô cùng khó chịu, nhiệt độ tăng cao làm cho cá bỏ ăn suy yếu tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh trên cá làm cho cá dễ bệnh, các ĐỒNG NGƯ nên che đậy tránh cho ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào hồ vào lúc trưa và xế chiều vì nó có thể thay đổi nhiệt độ trong hồ và làm cho GUPPY bị stress dẫn đến túm-lắc có khi là nấm nữa. À vào cuối tháng 3 này chắc sẽ còn xót lại vài cơn mưa của mùa Xuân các ĐỒNG NGƯ nhớ che đậy mặt hồ đừng cho nước mưa vào nhé.

𝟑/ 𝐓𝐇𝐔̛́𝐂 𝐀̆𝐍 𝐕𝐀̀ 𝐃𝐔̣𝐍𝐆 𝐂𝐔̣ 𝐂𝐇𝐀̆𝐌 𝐒𝐎́𝐂: các ĐỒNG NGƯ nên sử dụng các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và có thể trộn vitamin C, men vi sinh, men tiêu hoá để tăng cường sức đề kháng cho GUPPY ngoài ra thời tiết nắng nóng làm cho GUPPY biếng ăn nên hạn chế cho ăn và chỉ cho ăn vào lúc trời dịu mát nhé. Các ĐỒNG NGƯ nên vệ sinh dụng cụ chăm sóc cá, dụng cụ cho ăn vì đó là nơi ẩn chứa rất nhiều mầm bệnh.

𝐌𝐀̃𝐈 𝐘𝐄̂𝐔 𝐂𝐀́𝐂 Đ𝐎̂̀𝐍𝐆 𝐍𝐆𝐔̛ ❤️❤️❤️

22/08/2021

𝐂𝐎𝐑𝐎𝐍𝐀 𝐕𝐀̀ 𝐆𝐔𝐏𝐏𝐘, 𝐓𝐀 𝐇𝐎̣𝐂 Đ𝐔̛𝐎̛̣𝐂 𝐆𝐈̀ ?

• Coronavirus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Virus này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. 2019-nCoV là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Trước tình hình và sự lây lan của virus CORONA chúng ta có thể áp dụng được gì cho GUPPY .

𝟏/ 𝐌𝐎̂𝐈 𝐓𝐑𝐔̛𝐎̛̀𝐍𝐆: Việt Nam đã ghi nhận những ca nhiễm bệnh và hầu như tất cả đã phục hồi đây là một điều đáng mừng cho chúng ta, được biết họ là những người trở về từ 𝐌𝐎̂𝐈 𝐓𝐑𝐔̛𝐎̛̀𝐍𝐆 𝐃𝐈̣𝐂𝐇 𝐁𝐄̣̂𝐍𝐇 , việc họ ở trong 𝐌𝐎̂𝐈 𝐓𝐑𝐔̛𝐎̛̀𝐍𝐆 𝐃𝐈̣𝐂𝐇 𝐁𝐄̣̂𝐍𝐇 cũng chính là nguyên nhân chính khiến họ mắc bệnh.

• Đối với Guppy 𝐌𝐎̂𝐈 𝐓𝐑𝐔̛𝐎̛̀𝐍𝐆 𝐍𝐔̛𝐎̛́𝐂 chính là yếu tố đầu tiên cũng như là yếu tố quan trọng nhất liên quan đến sự sống còn của chúng , các ĐỒNG NGƯ nên lưu tâm đến điều này trước tiên, hãy giữ cho 𝐌𝐎̂𝐈 𝐓𝐑𝐔̛𝐎̛̀𝐍𝐆 𝐍𝐔̛𝐎̛́𝐂 được sạch để Guppy ít bệnh nhé. ( thay 20% nước từ 1-2 lần/ tuần chủ yếu là hút phân và thức ăn dư thừa dưới đáy ).

𝟐/ 𝐓𝐇𝐎̛̀𝐈 𝐆𝐈𝐀𝐍 𝐏𝐇𝐀́𝐓 𝐇𝐈𝐄̣̂𝐍 𝐁𝐄̣̂𝐍𝐇: với những người từ vùng dịch hoặc ở ngoài nước trở về đều được cách ly 14 ngày dù cho những người đó nhiễm bệnh hay không với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh chúng ta đã làm rất tốt trong việc phòng chống virus corona, đặc biệt những người mắc bệnh đều hồi phục hoàn toàn, họ đã được điều trị kịp thời và yếu tố 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐫𝐚̂́𝐭 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐭𝐫𝐨̣𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡.

• Đối với Guppy 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐩𝐡𝐚́𝐭 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 quyết định sự thành công trong việc chữa bệnh nếu phát hiện càng sớm tỉ lệ chữa khỏi càng cao, do đó các ĐỒNG NGƯ hãy quan sát cá của mình hằng ngày để phát hiện những biểu hiện và đưa ra phương pháp cứu chữa kịp thời.

• Các ĐỒNG NGƯ có thể áp dụng cách mà bộ y tế đang thực hiện để chống lại virus corona đối với việc chữa bệnh của Guppy là
𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐋𝐘, các ĐỒNG NGƯ hãy 𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐋𝐘 những chú cá có bệnh ra riêng để tránh tình trạng lây lan cho cả đàn và tiến hành chữa trị cho những chú cá bị bệnh.

𝟑/ 𝐏𝐇𝐎̀𝐍𝐆 𝐁𝐄̣̂𝐍𝐇 𝐇𝐎̛𝐍 𝐂𝐇𝐔̛̃𝐀 𝐁𝐄̣̂𝐍𝐇: VIỆT NAM là một trong số ít các nước chiến thắng dịch COVID 19, đây là một điều đáng tự hào. Dù chúng ta chỉ là một đất nước đang phát triển nhưng các cường quốc đều phải ngã ngủ thán phục chúng ta về cách phòng chống dịch.

• Theo mình nghĩ nuôi guppy theo cách phòng bệnh hơn chữa bệnh là điều các đồng ngư nên hướng tới, việc phòng bệnh sẽ giúp anh em giữ được số lượng cá nhiều nhất khi nuôi hoặc bán, giữ được vẻ đẹp của cá, tiết kiệm chi phí hơn chữa bệnh, các ĐỒNG NGƯ nhớ giữ vệ sinh cho hồ và sử dụng vi sinh 2-3 lần 1 tuần như thế là cũng giảm đáng kể các bệnh mà Guppy hay gặp phải.

𝟒/ 𝐂𝐎́ 𝐍𝐇𝐔̛̃𝐍𝐆 Đ𝐈𝐄̂̀𝐔 𝐌𝐈̀𝐍𝐇 𝐏𝐇𝐀̉𝐈 𝐂𝐇𝐀̂́𝐏 𝐍𝐇𝐀̣̂𝐍: có 1 điều đáng buồn là có những bệnh nhân không qua vì bệnh nền quá nặng, đây là điều không ai mong muốn dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức.

• Đối với guppy cũng vậy chúng ta nên chấp nhận sự thật rằng đây là bộ môn bảo toàn số lượng nhiều nhất có thể, các đồng ngư không thể bảo đảm 100% số cá có thể sống sót, mà có thể bảo toàn số lượng nhiều nhất có thể là vấn đề mà các đồng ngư cần quan tâm.

𝐓𝐎́𝐌 𝐓𝐀̆́𝐓.

• 𝐏𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐡𝐨̛𝐧 𝐜𝐡𝐮̛̃𝐚 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡.
• 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐜𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐯𝐢 𝐬𝐢𝐧𝐡 𝟐-𝟑 𝐥𝐚̂̀𝐧 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧.
• 𝐇𝐮́𝐭 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐜𝐚̣̆𝐧 𝐝𝐮̛𝐨̛́𝐢 đ𝐚́𝐲 𝟏-𝟐 𝐥𝐚̂̀𝐧 𝐭𝐮𝐚̂̀𝐧.
• 𝐍𝐞̂́𝐮 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐡𝐚̃𝐲 𝐭𝐫𝐨̣̂𝐧 𝐯𝐢𝐭𝐚𝐦𝐢𝐧 𝐂, 𝐤𝐡𝐨𝐚́𝐧𝐠, 𝐭𝐚̉𝐨, 𝐯𝐚̀𝐨 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜 𝐚̆𝐧.
• 𝐂𝐡𝐚̂́𝐩 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐬𝐮̛̣ 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐫𝐚̆̀𝐧𝐠 đ𝐚̂𝐲 𝐥𝐚̀ 𝐛𝐨̣̂ 𝐦𝐨̂𝐧 𝐠𝐢𝐮̛̃ đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐬𝐨̂́ 𝐥𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐜𝐡𝐮̛́ 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐛𝐚̉𝐨 đ𝐚̉𝐦 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝟏𝟎𝟎%.

𝐕𝐈𝐄̣̂𝐓 𝐍𝐀𝐌 𝐕𝐎̂ Đ𝐈̣𝐂𝐇 🇻🇳🇻🇳🇻🇳

19/08/2021

𝐆𝐔𝐏𝐏𝐘 𝐁𝐈̣ 𝐓𝐔́𝐌 𝐕𝐀̀ 𝐋𝐀̆́𝐂.

𝐃𝐀̂́𝐔 𝐇𝐈𝐄̣̂𝐔 𝐍𝐇𝐀̣̂𝐍 𝐁𝐈𝐄̂́𝐓: y chang trong BAR.

𝐍𝐆𝐔𝐘𝐄̂𝐍 𝐍𝐇𝐀̂𝐍:

• Do nước dơ

• Nhiệt độ thay đổi đột ngột

• Thả cá không đúng cách.

𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐭𝐫𝐢̣ 𝟏: bệnh nhẹ, được phát hiện sớm, còn bơi lội và ăn bình thường.

• Tách cá bệnh ra hồ riêng.

• Dùng 5g muối hột/ 1 lít nước.

• Ngâm 3-5 ngày, cá khỏe vớt ra.

𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐭𝐫𝐢̣ 𝟐: bệnh nặng, cá bỏ ăn, lờ đờ.

• Dùng tetra Nhật 1g/ 100 lít nước.

• Dùng bio knock 2, 1 giọt/ 10 lít nước.

• Dùng Nuphar-Antibio 1ml/ 12 lít nước.

• Ngâm 3-5 ngày, cá khỏe vớt ra.

• Chọn 1 trong những loại thuốc trên.

𝐓𝐎́𝐌 𝐋𝐀̣𝐈.

• Thay nước 1-2 lần mỗi tuần.

• Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.

• Cẩn thận khi thả cá mới mua.

Mãi yêu các đồng ngư ❤️❤️❤️

18/08/2021

𝐍𝐇𝐔̛̃𝐍𝐆 𝐂𝐎̛𝐍 𝐌𝐔̛𝐀 𝐆𝐈𝐄̂́𝐓 𝐂𝐇𝐄̂́𝐓 𝐆𝐔𝐏𝐏𝐘.

• Trong nước mưa có chứa acid, khi nước mưa rơi vào hồ sẽ làm thay đổi độ PH, bên cạnh đó những cơn mưa đầu mùa chứa nhiều bụi bẩn từ không khí thậm chí nước mưa còn mang những nấm, vi khuẩn, xâm nhập vào môi trường sống của GUPPY và gây nên mầm bệnh cho cá, thậm chí những cơn mưa kéo dài làm thay đổi nhiệt độ trong hồ xuống quá thấp ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của GUPPY và làm chúng biến ăn, dễ sình bụng.

𝟏/ 𝐍𝐔̛𝐎̛́𝐂: việc giữ cho nguồn nước sạch là điều kiện đầu tiên để phòng bệnh cho GUPPY vào mùa mưa, 𝐜𝐚́𝐜 Đ𝐎̂̀𝐍𝐆 𝐍𝐆𝐔̛ 𝐧𝐞̂𝐧 𝐭𝐡𝐚𝐲 𝟏𝟎-𝟐𝟎% 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐦𝐨̂̃𝐢 𝐧𝐠𝐚̀𝐲 𝐜𝐡𝐮̉ 𝐲𝐞̂́𝐮 𝐥𝐚̀ 𝐡𝐮́𝐭 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜 𝐚̆𝐧 𝐭𝐡𝐮̛̀𝐚 𝐨̛̉ 𝐝𝐮̛𝐨̛́𝐢 đ𝐚́𝐲 đ𝐞̂̉ 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐥𝐮𝐨̂𝐧 𝐬𝐚̣𝐜𝐡 𝐯𝐚̀ 𝐠𝐢𝐮́𝐩 𝐜𝐚́ 𝐥𝐮𝐨̂𝐧 𝐤𝐡𝐨̉𝐞.

• 𝐂𝐚́𝐜 Đ𝐎̂̀𝐍𝐆 𝐍𝐆𝐔̛ 𝐧𝐡𝐨̛́ 𝐜𝐡𝐞 đ𝐚̣̂𝐲 𝐡𝐨̂̀ 𝐭𝐮𝐲𝐞̣̂𝐭 đ𝐨̂́𝐢 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐦𝐮̛𝐚 𝐫𝐨̛𝐢 𝐯𝐚̀𝐨 𝐡𝐨̂̀ vì nước mưa rơi vào hồ sẽ làm cho nhiệt độ và độ PH thay đổi dẫn đến GUPPY rất dễ bị bệnh như nấm, túm, lắc...

• Trong trường hợp các ĐỒNG NGƯ quên che đậy hồ sau những cơn mưa kéo dài, chúng ta sẽ thấy những chú GUPPY bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc tụ lại một góc nằm dưới đáy thì đây là biểu hiện báo động cho sự sống của chúng, 𝐥𝐮́𝐜 𝐧𝐚̀𝐲 𝐜𝐚́𝐜 Đ𝐎̂̀𝐍𝐆 𝐍𝐆𝐔̛ 𝐜𝐚̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐚𝐲 𝟖𝟎% 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐡𝐨̂̀ 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐡𝐞̂𝐦 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐦𝐨̛́𝐢 𝐯𝐚̀𝐨, việc thay nước trong trường hợp khẩn cấp này sẽ giúp chúng sống sót nhưng không phải hầu hết chúng sẽ qua khỏi. Cho nên các ĐỒNG NGƯ tuyệt đối đừng quên che đậy hồ của mình nhé.

𝟐/ 𝐓𝐇𝐔̛́𝐂 𝐀̆𝐍: khi mưa kéo dài có thể 𝐭𝐚̣𝐦 𝐧𝐠𝐮̛𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨 𝐆𝐔𝐏𝐏𝐘 𝐚̆𝐧 𝐭𝐮̛̀ 𝟏-𝟑 𝐧𝐠𝐚̀𝐲, vì nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến hệ tiêu hoá của GUPPY yếu đi và rất dễ dẫn đến khó tiêu, việc cho cá nhịn ăn có thể giúp cá giảm stress và ổn định lại đường tiêu hoá có thể trộn vitamin c để tăng cường sức đề kháng cho cá.

• Do mùa mưa GUPPY ăn rất khó tiêu các ĐỒNG NGƯ nên tránh cho cá ăn các thức ăn tươi sống rất dễ dẫn đến cá bị sình bụng trong trường hợp không có thức ăn có thể cho GUPPY nhịn đói cũng không sao cả chúng có thể nhịn đói cả tuần mà không hề hấn gì.

• 𝐂𝐡𝐨 𝐧𝐞̂𝐧 𝐯𝐚̀𝐨 𝐦𝐮̀𝐚 𝐦𝐮̛𝐚 𝐧𝐚̀𝐲 𝐭𝐡𝐮̛́𝐜 𝐚̆𝐧 𝐭𝐨̂́𝐭 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐜𝐡𝐨 𝐆𝐔𝐏𝐏𝐘 đ𝐨́ 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐥𝐚̀ 𝐜𝐚́𝐦 𝐯𝐚̀ 𝐚𝐫𝐭𝐞𝐦𝐢𝐚.

𝟑/ 𝐏𝐇𝐎̀𝐍𝐆 𝐁𝐄̣̂𝐍𝐇: do mùa mưa nên cá sẽ rất dễ bệnh nấm các ĐỒNG NGƯ có thể thêm lá bàng vào để phòng bệnh cho GUPPY, lá bàng có thể phòng được bệnh nấm và một số loại bệnh ngoài da, đây được xem là thần dược cho cá cảnh, các ĐỒNG NGƯ nên nhặt lá bàng ở những nơi không có xịt thuốc sâu nhé, để đảm bảo an toàn cho GUPPY nhớ rữa kỹ lá bàng trước khi cho vào hồ, các ĐỒNG NGƯ nên chọn lá bàng có màu vàng đậm hoặc màu đỏ nâu vì nó có nhiều dưỡng chất tốt cho GUPPY hơn lá có màu xanh, mình sẽ để hình lá bàng đạt chuẩn ở trang Guppy Seven Color các ĐỒNG NGƯ vào xem nhé.

• Muối hột có thể thêm vào hồ để phòng bệnh cho GUPPY và giúp chúng giảm stress, liều lượng 5g muối/2 lít nước, không nên ngâm muối quá 24h sẽ làm cho GUPPY tuột nhớt và mệt, các ĐỒNG NGƯ có thể thêm muối vào buổi tối và sáng hôm sao thay nước, không nên lạm dụng muối quá nhiều 1 tuần dùng 1 lần là ổn.

• 𝐓𝐚̆𝐧𝐠 𝐜𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐯𝐢 𝐬𝐢𝐧𝐡: sử dụng vi sinh để tăng cường vi sinh vật có lợi ức chế mầm bệnh giúp GUPPY khỏe mạnh. Đồng thời, còn giúp tăng hàm lượng oxy, khắc phụ tình trạng đục nước.

• Mình mong qua bài viết này các ĐỒNG NGƯ có thể chuẩn bị thật tốt để giúp cho GUPPY khỏe vào mùa mưa, các ĐỒNG NGƯ hãy tranh thủ vào những ngày nắng để đi nhặt lá bàng dự trữ nhé, các ĐỒNG NGƯ nếu có cách phòng bệnh nào tốt hơn thì hãy để lại comment ở dưới hoặc có vấn đề gì thắc mắc có thể nhắn tin trực tiếp vào trang mình sẽ giải đáp mọi thắc mắc.Hãy LIKE Fanpage để theo dõi nhiều bài viết của mình sắp tới nhé.

𝐌𝐀̃𝐈 𝐘𝐄̂𝐔 𝐂𝐀́𝐂 Đ𝐎̂̀𝐍𝐆 𝐍𝐆𝐔̛ ❤️❤️❤️❤️❤️❤️

17/08/2021

𝐂𝐎̂𝐍𝐆 𝐃𝐔̣𝐍𝐆 𝐂𝐔̉𝐀 𝐋𝐀́ 𝐁𝐀̀𝐍𝐆 Đ𝐎̂́𝐈 𝐕𝐎̛́𝐈 𝐆𝐔𝐏𝐏𝐘.

• Lá bàng có tác dụng làm giảm độ pH của nước nhưng không đáng kể. Lá bàng có chứa violaxanthin, violeoxanthin, lutheinepoxid và thêm hai chất luthein-izomer các chất này rất hữu ích cho cá cảnh nói chung và các loại cá betta nói riêng.

𝐕𝐨̛́𝐢 𝐜𝐚́ 𝐆𝐔𝐏𝐏𝐘.

• Sau những lần di chuyển chỗ ở bằng vợt các vây bị rách nát nhiều, vẩy cũng bị b**g. Để cho GUPPY khỏi bị viêm các vết thương và đỡ bị nghiêm trọng, người ta thường bỏ vào bể 1 lá bàng sẽ giúp cá mau lành các vết thương.

• Trong việc chăm nuôi cá GUPPY người ta cũng hay dùng lá bàng. Tác dụng của lá bàng là giữ sạch nước không bị nấm, giúp cá không bị căng thẳng, ngăn chặn các loài vi khuẩn và các chất độc khác. Mục đích chính là để phòng ngừa bệnh nát vây, nấm trên vây. Không những vậy, lá bàng còn giúp tăng cường miễn dịch.

• Làm sạch lá bàng khô trước khi dùng và nên sử dụng lá bàng với nước mới, sau 1 đến 2 ngày lá sẽ làm nước biến đổi thành màu nâu và cung cấp một số axit hữu cơ như axit humic và axit tannic cho nước, nó giúp tạo một môi trường tự nhiên của hầu hết các con cá nhiệt đới. Lá Bàng chiết xuất sẽ kết hợp với Amonia (NH3) trong nước làm giảm và hấp thụ các hóa chất độc hại như NH3, H2S. Loại trừ được bệnh ngộ độc Amonia quá cao trong nước. Chiết xuất lá Bàng còn có chứa một lượng Calcium rất cao mà ít có động vật hoặc thực phẩm nào có thể cung cấp thường xuyên cho cá , do vậy sẽ làm tăng cơ bắp, bộ xương khỏe mạnh, răng và các vây cá sẽ phát triển.

• Ngoài ra, lá bàng cũng có thể xử lý kim loại nặng trong nước (rất có hại cho cá), đây là điều mà ít ai biết đến. Về liều dùng thì mình thấy ở trên mạng rất nhiều, nhưng đa số là 1 lá >= 15cm cho 20 lít nước. Dùng ngâm cá trong 10 ngày !

• Chú ý: chỉ dùng lá bàng khô và rụng, tránh nhặt lá bàng xanh về phơi khô! Sau khi nhặt lá bàng khô, các ĐỒNG NGƯ nên sấy qua rồi bọc vào túi nilon để tránh ẩm, lá dùng được lâu hơn. Các ĐỒNG NGƯ nên nhặt lá bàng ở những chỗ không có thuốc trừ sâu nhé.

𝐌𝐀̃𝐈 𝐘𝐄̂𝐔 𝐂𝐀́𝐂 Đ𝐎̂̀𝐍𝐆 𝐍𝐆𝐔̛ ❤️❤️❤️

16/08/2021

𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐂𝐇𝐀̆𝐌 𝐒𝐎́𝐂 𝐆𝐔𝐏𝐏𝐘 𝐊𝐇𝐈 𝐓𝐑𝐎̛̀𝐈 𝐍𝐎́𝐍𝐆.

• Hiện nay thời tiết khá là nắng nóng, từ 31-35 độ có khi những giờ cao điểm nhiệt độ lên đến 40 độ đây là nhiệt độ khá khó chịu cho con người chứ đừng nói đến GUPPY và mình sẽ có một vài cách để giúp các ĐỒNG NGƯ chăm sóc những chú cá thân yêu của mình nhé.

𝟏/ 𝐕𝐚̂́𝐧 đ𝐞̂̀ đ𝐚̂̀𝐮 𝐭𝐢𝐞̂𝐧 𝐜𝐮̃𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ 𝐯𝐚̂́𝐧 đ𝐞̂̀ 𝐦𝐮𝐨̂𝐧 𝐭𝐡𝐮𝐨̛̉ 𝐦𝐚̀ 𝐦𝐢̀𝐧𝐡 𝐡𝐚𝐲 𝐧𝐡𝐚̆́𝐜 đ𝐢 𝐧𝐡𝐚̆́𝐜 𝐥𝐚̣𝐢 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐜𝐚́𝐜 Đ𝐎̂̀𝐍𝐆 𝐍𝐆𝐔̛ đ𝐨́ 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐥𝐚̀ 𝐍𝐔̛𝐎̛́𝐂: vào những thời tiết không thuận lợi như thế này đối với GUPPY thì chúng cực kỳ nhạy cảm và rất dễ bệnh nếu như nước dơ.

• GUPPY sẽ rất dễ bị stress và mẫn cảm với nước dơ, khi trời nắng nóng dẫn đến là các bệnh về túm, lắc, nấm, ...
cho nên là các ĐỒNG NGƯ phải thay nước 2-3 lần 1 tuần để cho nước luôn sạch, nên hút 20% lượng nước ở đáy và phân của GUPPY, các ĐỒNG NGƯ có thể thêm nhiều nước vào bể để giảm đi sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ vào những giờ cao điểm, lưu ý đừng thêm nước quá nhiều để tránh trường hợp GUPPY nhảy ra ngoài.

𝟐/ 𝐇𝐀̃𝐘 𝐋𝐀̀𝐌 𝐌𝐀́𝐓 𝐁𝐄̂̉ Đ𝐄̂̉ 𝐆𝐔𝐏𝐏𝐘 𝐓𝐇𝐎𝐀̉𝐈 𝐌𝐀́𝐈 𝐇𝐎̛𝐍: các ĐỒNG NGƯ có thể dùng bất cứ vật dụng để che đậy hồ nuôi để tránh ánh nắng trực tiếp và cũng có thể thêm 1/3 số bèo ở trên mặt nước để làm chỗ chú ẩn cho cá cũng như làm mát hồ cá. Các ĐỒNG NGƯ nên đặc biệt lưu tâm vào 11h-17h vì đây là thời điểm nóng nhất nên chúng ta cần che đậy và làm mát hồ.

𝟑/ 𝐂𝐔𝐎̂́𝐈 𝐂𝐔̀𝐍𝐆 𝐋𝐀̀ 𝐕𝐀̂́𝐍 Đ𝐄̂̀ 𝐓𝐇𝐔̛́𝐂 𝐀̆𝐍: vào những lúc nắng nóng thì GUPPY thường ăn rất ít nên các ĐỒNG NGƯ hãy giảm khẩu phần ăn xuống mức vừa phải tránh làm dư thừa thức ăn nhé vì dư thừa thức làm nước dơ cộng với thời tiết không thích hợp như thế này sẽ rất dễ gây bệnh cho GUPPY .

• Các ĐỒNG NGƯ hãy bổ sung vitamin c và khoáng vào thức ăn để giúp GUPPY của chúng ta chống chọi lại với thời tiết khắc nghiệt này, các ĐỒNG NGƯ có thể hỏi vitamin c và khoáng với những người bán cá nhé.

• Chúc cho các ĐỒNG NGƯ sẽ vượt qua thời tiết khắc nghiệt này cùng với GUPPY của mình nhé. Mọi người có cách nào hay hơn hãy để lại bình luận cho tất cả các ĐỒNG NGƯ đều biết nhé, hãy share bài viết để giúp các ĐỒNG NGƯ khác, cảm ơn mọi người.

𝐌𝐀̃𝐈 𝐘𝐄̂𝐔 𝐂𝐀́𝐂 Đ𝐎̂̀𝐍𝐆 𝐍𝐆𝐔̛ ❤️❤️❤️

Address

Can Tho

Opening Hours

Monday 09:00 - 17:00
Tuesday 09:00 - 17:00
Wednesday 09:00 - 17:00
Thursday 09:00 - 17:00
Friday 09:00 - 17:00
Saturday 09:00 - 17:00
Sunday 09:00 - 17:00

Telephone

+84795929594

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Guppy Seven Color posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Guppy Seven Color:

Share