CCB xã Long Phụng

CCB xã Long Phụng Hội CCB xã Long Phụng

Hội CCB xã Long Phụng sơ kết công tác Hội 6 tháng đầu năm 2024Sáng ngày 25/7/2024, Hội Cựu Chiến binh (CCB) xã Long Phụn...
25/07/2024

Hội CCB xã Long Phụng sơ kết công tác Hội 6 tháng đầu năm 2024

Sáng ngày 25/7/2024, Hội Cựu Chiến binh (CCB) xã Long Phụng tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Hiếu Học - Chủ tịch Hội CCB huyện, đồng chí Hứa Văn Chiến - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, cùng các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQVN, các ban ngành, đoàn thể xã và các đồng chí UV B*H Hội CCB xã, hội viên CCB nòng cốt trên địa bàn.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, cán bộ hội viên CCB xã Long Phụng đã quán triệt đầy đủ và thực hiện tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước, kế hoạch nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa xã hội quốc phòng an ninh của địa phương. Tổ chức tuyên truyền các ngày lễ lớn và tuyên truyền thực hiện Nghị định 100/CP của Chính phủ tuyên truyền về phòng, chống bệnh sốt xuất huyết,… được 8 cuộc với 130 lượt hội viên tham dự. Hiện hội có 1 Tổ vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội với 58 hộ vay, tổng số dư nợ 3,02 tỷ đồng. Các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, không có nợ quá hạn.
Duy trì mô hình “ Tuyến đường Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, tham gia làm vệ sinh tuyến đường K3 nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phối hợp ngành công an xây dựng lực lượng, tổ an ninh nông thôn giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, có 6 hội viên tham gia.
Tổ chức tặng quà tết cho 14 đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành, lão thành cách mạng với số tiền 3,2 triệu đồng. Phối hợp Đảng ủy, UBND xã, các ngành thăm tặng quà cho các gia đình có quân nhân tại ngũ, xuất ngũ và nhập ngũ với 23 phần quà trị giá 9,2 triệu đồng. Tham gia vận động kinh phí tuyển quân được 32 triệu đồng. Phối hợp Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể hỗ trợ nước cho bà con trên địa bàn xã Phước Vĩnh Đông hơn 40 khối nước. Kết nạp mới 1 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 98 hội viên.
Thời gian tới, Hội CCB xã Long Phụng tập trung triển khai nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo của Hội cấp trên. Tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, giữ vững phẩm chất đạo đức người CCB, bản chất “Bộ đội cụ Hồ”. Vận động hội viên tiếp cận các lớp học nghề nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, áp dụng vào nuôi trồng, sản xuất. Phối hợp tốt với Đoàn thanh niên, trường học trong thực hiện kế hoạch hè hàng năm, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ đề ra./.

Hội CCB xã Long Phụng phối hợp MTTQ, các đoàn thể CT-XH và LLVT xã hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn xã P...
12/05/2024

Hội CCB xã Long Phụng phối hợp MTTQ, các đoàn thể CT-XH và LLVT xã hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn xã Phước Vĩnh Đông

Nhằm hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô, sáng ngày 11/5/2024, Hội CCB xã Long Phụng phối hợp MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội và LLVT xã hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn xã Phước Vĩnh Đông.
Đoàn đã phối hợp vận động Công ty TNHH Nước sạch và môi trường Bằng Tâm và Công ty TNHH Túi xách Simone Việt Nam (KCN Long Hậu) hỗ trợ 18 khối nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn xã Phước Vĩnh Đông.
Hoạt động này thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, chia sẻ phần nào khó khăn của người dân bị thiếu nước sinh hoạt do hạn hán kéo dài. Hàng tuần, Hội CCB xã tiếp tục phối hợp với các lực lượng khoảng 2 ngày hỗ trợ nước sinh hoạt để đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho bà con nhân dân./.

07/05/2024
Hội CCB xã Long Phụng tuyên truyền kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024)Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm...
06/05/2024

Hội CCB xã Long Phụng tuyên truyền kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024)
Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024). Ngày 06/5/2024, tại Trường Tiểu học và THCS Long Phụng, Hội CCB xã Long Phụng tổ chức tuyên truyền Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tham dự buổi tuyên truyền có Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Long Phụng, lãnh đạo Hội CCB xã cùng toàn thể thầy cô và hơn 500 em học sinh.
Tại buổi tuyên truyền, lãnh đạo Hội CCB xã nói chuyện tuyên truyền về bối cảnh lịch sử âm mưu của thực dân Pháp và sự chỉ đạo chiến lược của ta; Diễn biến kết quả của chiến dịch lịch sử; Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của chiến dịch Điện Biên; Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là dịp chúng ta thêm tự hào về Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh, về Chủ tịch Hồ Minh vĩ đại đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua mọi sóng gió đi đến bến bờ vinh quang. Chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ mãi mãi là niềm tự hào, là nguồn sức mạnh to lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn dân, toàn quân ta ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Qua đây nhằm giáo dục cho các em học sinh niềm tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước và những hy sinh mất mát của cha ông cho nền độc lập dân tộc, giúp các em hiểu hơn, yêu quý hơn giá trị của hoà bình, tự do và hạnh phúc. Là động lực để các em cố gắng vươn lên trong học tập, xứng đáng với những mất mát, hy sinh của cha anh và đáp lại tình yêu thương, sự dạy dỗ của thầy cô, gia đình./.

28/04/2024

ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN - ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH - MỘT CHIẾN CÔNG HÀO HÙNG, MỘT KỲ TÍCH LỊCH SỬ
♦️♦️💫♦️♦️💫♦️♦️💫♦️♦️💫♦️♦️💫♦️♦️
Cách đây 65 năm, trước yêu cầu đẩy mạnh cuộc đấu tranh cách mạng tại miền Nam, ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị và Thường trực Tổng Quân ủy triệu tập Ban Cán sự chính thức giao nhiệm vụ cho Đoàn mở đường chi viện cho chiến trường miền Nam cũng là ngày truyền thống của Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh.

Tháng 1/1959, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 15 (khóa II) đã đề ra nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng về nhiệm vụ chi viện cho miền Nam, việc nhanh chóng mở đường vận chuyển chi viện chiến lược cho các chiến trường trở thành một nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấp bách của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Trước tình hình đó, tháng 5/1959, Tổng Quân ủy và Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Đoàn công tác quân sự đặc biệt (sau gọi là Đoàn 559), làm nhiệm vụ mở đường vận chuyển hàng hóa, tổ chức đưa đón bộ đội, cán bộ từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc với phương thức vận chuyển ban đầu hết sức thô sơ, chủ yếu là đi bộ, mang vác, gùi thồ.

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng Quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” làm nhiệm vụ mở đường vận chuyển hàng quân sự vào miền Nam, tổ chức đưa đón bộ đội, chuyển công văn, tài liệu từ miền Bắc vào miền Nam và ngược lại. Năm 1959, Đoàn có nhiệm vụ soi đường, bảo đảm giao thông liên lạc từ miền Bắc vào miền Nam, vận chuyển gấp 7.000 súng bộ binh, tổ chức bảo đảm đưa 500 cán bộ trung cấp, sơ cấp hành quân vào chiến trường làm nòng cốt xây dựng lực lượng chủ lực.

Để hoàn thành nhiệm vụ, Tổng Quân ủy, Bộ Quốc phòng quyết định biên chế bước đầu của Đoàn là 500 cán bộ, chiến sĩ. Ngoài Đoàn bộ, Đoàn được tổ chức thành Tiểu đoàn vận tải bộ 301 và các bộ phận: Xây dựng kho, bao gói hàng, sửa chữa vũ khí, chế biến thực phẩm.

Ngày 19/5/1959, ngày Bộ Chính trị và Thường trực Tổng Quân ủy triệu tập Ban Cán sự chính thức giao nhiệm vụ cho Đoàn mở đường chi viện cho chiến trường miền Nam trở thành Ngày truyền thống của Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh.

Từ khi ra đời cho đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 toàn thắng, đường Hồ Chí Minh không ngừng được mở rộng, kéo dài, ngày càng phát triển, vươn sâu tới các chiến trường, các hướng chiến lược, chiến dịch. Đến cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, đường Hồ Chí Minh đã mở rộng, vươn dài tới Lộc Ninh (Bình Phước) với tổng chiều dài gần 17.000km đường cho xe cơ giới (gồm 5 trục dọc, 21 trục ngang); đường giao liên dài trên 3.000km; đường ống dẫn xăng dầu gần 1.400km; cùng với hệ thống đường vòng tránh, đường sông, đường thông tin liên lạc[1]... Trên mọi nẻo đường, hệ thống cung trạm, binh trạm, kho tàng, bến bãi, trạm bảo dưỡng sửa chữa xe máy... được xây dựng trong một thế trận ngày càng hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của chiến trường.

Cùng với vận chuyển hàng quân sự, trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, tuyến giao thông vận tải Trường Sơn đã bảo đảm cho hơn 1,1 triệu lượt cán bộ, chiến sĩ đi vào chiến trường miền Nam và các hướng mặt trận lớn, đưa hơn 650.000 lượt cán bộ, chiến sĩ từ các chiến trường về hậu phương miền Bắc, trong đó có gần 310.000 thương binh, bệnh binh. Không chỉ là tuyến vận chuyển sức người và hàng hóa từ hậu phương ra tiền tuyến, Trường Sơn còn có một vị trí chiến lược quan trọng như là “xương sống” ở bán đảo Đông Dương, là nơi “đứng chân” của các binh đoàn chủ lực và các đơn vị binh chủng, kỹ thuật; là vùng hậu phương trực tiếp của các chiến trường, là bàn đạp xuất kích đã được chuẩn bị sẵn cho các binh đoàn chủ lực tiến công ra các hướng chiến dịch, chiến lược quan trọng.

Biết rõ đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là con đường chiến lược nối liền Nam - Bắc nên Mỹ quyết tâm đánh phá bằng các loại thiết bị, vũ khí hiện đại nhất lúc bấy giờ của Mỹ. Tuy nhiên, vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, trong suốt 16 năm (từ 1959 đến 1975), các thế hệ cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Trường Sơn cùng lực lượng thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến và nhân dân các địa phương luôn nêu cao quyết tâm “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến” đã vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ, đánh bại mọi thủ đoạn đánh phá, ngăn chặn khốc liệt của kẻ thù; tổ chức, xây dựng, bảo vệ tuyến đường chi viện chiến lược, vận chuyển sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc XHCN cho tiền tuyến lớn miền Nam. Đặc biệt, trong hai năm chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, lượng hàng đã giao cho các chiến trường hơn 410.000 tấn. Tính chung trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bộ đội Trường Sơn, qua tuyến đường Hồ Chí Minh đã vận chuyển chi viện cho các chiến trường trên 1,5 triệu tấn hàng hóa và 5,5 triệu tấn xăng dầu[2]...

Bên cạnh đó, các lực lượng trên tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn đã chiến đấu trên 2.500 trận, diệt gần 17.000 tên địch, bắt 1.200 tên, gọi hàng trên 10.000 tên, bắn rơi 2.455 máy bay địch, phá hủy hàng vạn tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh khác của địch. Để giành thắng lợi vẻ vang đó, hơn 2 vạn cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong đã hy sinh, gần 3 vạn người bị thương, hàng nghìn người bị ảnh hưởng nặng nề chất độc màu da cam của địch. Biết bao bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, đồng bào các dân tộc đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình để giữ vững mạch máu giao thông trên con đường huyền thoại này.

Trong suốt 16 năm, Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh và Bộ đội Trường Sơn đã phát huy vai trò to lớn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện từ hậu phương lớn cho các chiến trường miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia, góp phần to lớn làm nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào. Đặc biệt, từ năm 1973 đến 1975, Bộ đội Trường Sơn đã nỗ lực vượt bậc, ra sức xây dựng, tu sửa, nâng cao chất lượng cầu đường đáp ứng yêu cầu của thời cơ chiến lược mới trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Chấp hành nghiêm mệnh lệnh của Bộ Tổng Tư lệnh, quán triệt phương châm “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, Bộ đội Trường Sơn đã nhanh chóng tổ chức vận chuyển từng binh đoàn chủ lực lớn của quân đội ta, đưa một khối lượng cơ sở vật chất kỹ thuật lớn tới chiến trường miền Nam; luôn bám sát các mũi tiến công của bộ binh, vừa tháo gỡ bom mìn, vừa nhanh chóng sửa chữa, bắc lại cầu mới cho quân ta tiến vào giải phóng các thành phố, thị xã và giải phóng Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh thực sự trở thành nơi hội tụ sức mạnh của dân tộc, thể hiện ý chí, quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cuộc trường chinh chống Mỹ, cứu nước. Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, một kỳ tích của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Điều làm nên sự huyền thoại của tuyến đường chi viện chiến lược Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh không chỉ có vai trò, đóng góp của con đường đối với sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta mà còn là biểu tượng của mối quan hệ đoàn kết chiến đấu keo sơn giữa nhân dân 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia, cùng “chia ngọt, sẻ bùi” chống kẻ thù chung.

Kỷ niệm 65 năm Ngày mở Đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn là dịp để chúng ta bày tỏ lòng thành kính tri ân sâu sắc đối với các thế hệ cha anh đã một thời “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”; mãi khắc ghi công lao to lớn của Bộ đội Trường Sơn, dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong, công nhân giao thông, văn nghệ sĩ, đồng bào các dân tộc đã từng tham gia, phục vụ chiến đấu làm nên con đường huyền thoại Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chi Minh; các hoạt động Kỷ niệm 65 năm Ngày mở Đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn sẽ góp phần tuyên truyền, giáo dục cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ phát huy truyền thống cách mạng, hun đúc tinh thần yêu nước, yêu CNXH, lòng tự hào dân tộc, ý chí độc lập, tự chủ; tinh thần quật khởi, truyền thống đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Hội CCB xã Long Phụng tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019- 2024Chiều ...
19/04/2024

Hội CCB xã Long Phụng tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019- 2024
Chiều ngày 19/4/2024, Hội Cựu chiến binh xã Long Phụng tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019- 2024.
Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Hiếu Học - CT.Hội CCB huyện, đồng chí Trương Thị Tuyết Nhung - HUV, Bí thư Đảng ủy, CT.HĐND xã, đồng chí Hứa Văn Chiến - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, đồng chí Nguyễn Trần Xuân Thanh- CT.UBND xã, cùng đại diện UBMTTQVN, các ban ngành, đoàn thể xã, chi bộ các ấp, các UV B*H Hội CCB xã và hơn 20 hội viên tiêu biểu.
Trong 5 năm qua, Hội viên CCB xã Long Phụng luôn phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, đoàn kết, gương mẫu, đi đầu trong các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” đã thực sự trở thành bộ phận quan trọng trong phong trào thi đua yêu nước của xã nhà, tạo bước phát triển toàn diện, vững chắc.
Trong giai đoạn 2019- 2024, Hội CCB xã Long Phụng đã kết nạp được 04 hội viên, tổng số hội viên hiện nay là 98 hội viên. Tổ chức nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ cho 38 lượt cán bộ ở Trường Chính trị Tỉnh và Trung tâm Chính trị huyện. Phối hợp với cơ quan Quân sự, Công an xã đẩy mạnh công tác Giáo dục Quốc phòng toàn dân và công tác An ninh nhân dân, tham gia huấn luyện diễn tập đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch.
Vận động xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đồng đội được 02 căn với tổng số tiền 200 triệu đồng. Tổ chức thăm hỏi 10 lượt hội viên bệnh, viếng 02 hội viên qua đời với số tiền 12 triệu đồng. Đồng thời chủ động khai thác, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn ủy thác từ các tổ chức tín dụng cho 55 hội viên để đầu tư phát triển kinh tế với tổng dư nợ 2,8 tỷ đồng. Với những hoạt động nghĩa tình đó, các hội viên đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Dịp này, UBND xã đã khen thưởng 05 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019- 2024./.

20/03/2024
20/03/2024

NGÀY NÀY 49 NĂM TRƯỚC: (20/3/1975) GIẢI PHÓNG ĐỊNH QUÁN – ĐƯỜNG 20

Đường 20 nối từ miền Đông Nam bộ với Tây Nguyên, bắt đầu từ quốc lộ 1 tại ngã ba Dầu Giây (tỉnh Long Khánh) lên đường 21 tại quận lỵ Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng). Trên đường số 20, địch tổ chức 1 chi khu quân sự với hệ thống phòng thủ tương đối mạnh tại Định Quán, điểm giáp ranh giữa Quân khu 2 và Quân khu 3 của quân đội Sài Gòn. Trong chiến dịch Tây Nguyên, theo kế hoạch, Quân giải phóng sẽ đánh cắt các đường bộ số 11, 19, 21. Đánh chiếm Định Quán không chỉ có ý nghĩa làm chủ đường 20, chia cắt đường 21, mà còn tạo điều kiện giải phóng tỉnh Lâm Đồng, mở rộng vùng giải phóng Nam Tây Nguyên.
Sư đoàn 7 (Quân đoàn 4) cùng lực lượng vũ trang Quân khu 6, Quân khu 7 được giao nhiệm vụ đánh chiếm Định Quán, giải phóng đường 20 và tỉnh Lâm Đồng. 5 giờ sáng ngày 17/3, Quân giải phóng nổ súng tiến công Định Quán và các căn cứ của địch ở Phương Lâm, La Ngà, Núi Tràn, đồi Đăng Ca, điểm cao 112. Sau 1 ngày chống trả, chiều ngày 17, quân địch buộc phải chạy vào các gộp đá cố thủ. Ngày 18/3, Quân giải phóng tiếp tục tiến công, lần lượt tiêu diệt các cứ điểm phòng thủ của địch ở Định Quán. Đến ngày 20/3/1975, sau 4 ngày chiến đấu, Sư đoàn 7 và lực lượng vũ trang địa phương đã diệt, làm tan rã toàn bộ quân địch gồm cả bộ phận của Sư đoàn 18 quân đội Sài Gòn lên tăng viện, làm chủ chi khu quân sự, giải phóng Định Quán, làm chủ một đoạn đường 20 dài trên 50km. Định Quán - đường 20 giải phóng đã cắt đứt con đường bộ duy nhất từ miền Đông Nam bộ lên Tây Nguyên, mở thêm một hành lang quan trọng cho Quân giải phóng trên hướng Đông Bắc Sài Gòn.

Ảnh: Sư đoàn 7 tiến công chiếm lĩnh núi đá Ba Chồng, Định Quán, Đồng Nai (18/3/1975).

19/03/2024

ANH HÙNG, LIỆT SĨ TRẦN THỊ TÍNH: ANH HÙNG ĐÂU CỨ PHẢI MÀI RÂU
🍃🍃🌺🍃🍃🌺🍃🍃🌺🍃🍃🌺🍃🍃🌺🍃🍃
Khi viết về anh hùng, liệt sĩ Trần Thị Tính (tức Thơ), chiến sĩ An ninh vũ trang tỉnh Khánh Hòa, trong tâm trí tôi cứ vang lên những câu thơ trong bài “Tấm ảnh” của nhà thơ Tố Hữu: “O du kích nhỏ giương cao súng/ Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu/ Ra thế! To gan hơn béo bụng/ Anh hùng đâu cứ phải mày râu!”.

Trong chặng đường 65 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của BĐBP, có sự đóng góp, hy sinh lớn lao của những nữ điệp báo, nữ chiến sĩ An ninh vũ trang cùng rất nhiều nữ chiến sĩ khác đã dành cả thanh xuân và cuộc đời để tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, vun đắp cho chồi Độc lập vươn cành, trái Tự do chín mọng. Trong kháng chiến chống Mỹ, lực lượng quân hàm xanh tự hào có hai nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là liệt sĩ, anh hùng Trần Thị Tính và anh hùng Nguyễn Thị Hồng Châu.

“Sống anh hùng, chết hiên ngang”, câu nói đó thực đúng với những tháng ngày chiến đấu dũng cảm, mưu trí, tận tụy của người nữ chiến sĩ bé nhỏ của miền quê Diên An, Khánh Xương, tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh Khánh Hòa). Theo lời miêu tả của Đại tá Nguyễn Văn Chức, nguyên Cục trưởng Cục Trinh sát BĐBP, nguyên Trưởng ban An ninh vũ trang Nam Trung Bộ thì đồng chí Trần Thị Tính là một cô gái có vóc người tầm thước, gương mặt bầu bĩnh và đặc biệt nhanh nhẹn. “Cuộc đời cách mạng của người nữ chiến sĩ An ninh vũ trang ấy chỉ vẻn vẹn có 4 năm, song sự hi sinh của chị Trần Thị Tính là tấm gương sáng ngời về những chiến sĩ An ninh vũ trang kiên trung của Nam Trung Bộ, gieo mầm khát vọng cống hiến cho bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ BĐBP đi sau bước tiếp trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia” - Đại tá Chức nhấn mạnh.

Quê hương Diên An của đồng chí Trần Thị Tính là một trọng điểm "bình định" của địch, chúng tung vào đây một bộ máy cai trị gồm cảnh sát, ác ôn, lính ngụy... với số lượng khá đông, hòng bóp chết mầm mống cách mạng. Năm 1967, khi mới 15 tuổi, chị Tính đã tình nguyện tham gia rải truyền đơn, dán khẩu hiệu, áp phích, treo cờ, ném bản cáo trạng vào nhà những tên đầu sỏ. Thấy cô thôn nữ đó gan dạ, lại tháo vát, tổ chức đã đưa chị vào đội trinh sát vũ trang sống công khai, hợp pháp với địch.

Nhiệm vụ của chị Trần Thị Tính là cùng các cán bộ An ninh vũ trang của tỉnh Phú Khánh đi vào vùng sâu trụ bám xây dựng cơ sở, nắm tình hình địch, phục hồi phong trào ở các xã, tổ chức diệt ác, tuyên truyền, vận động nhân dân biến ấp chiến lược thành làng chiến đấu. Đồng thời, luồn bám chắc bên trong để xây dựng và củng cố thực lực cách mạng, phục vụ các đơn vị chủ lực và bộ đội địa phương trụ lại ở đồng bằng, áp dụng chiến thuật “cuốn chiếu”, “hoa nở trong lòng dân” để diệt ác, phá kìm...

Mùa Xuân năm 1968, dù mới chỉ tham gia cách mạng chưa đầy nửa năm, nhưng cô thôn nữ ấy đã vững vàng quay trở lại quê hương hoạt động, làm nhiệm vụ trinh sát vũ trang ở thị trấn Vĩnh Trang. Lúc đầu hoạt động ở vùng ven khó khăn, vất vả và dễ bị địch phát hiện, truy lùng nên đồng chí Tính đã xây dựng được một cơ sở theo cách mạng, đồng ý tạo điều kiện cho chị và tổ công tác được ở sâu trong lòng địch. Chị cũng đã thiết lập được đường dây liên lạc bí mật chuyển tin tức và tài liệu ra cho Ban chỉ huy An ninh vũ trang tỉnh, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo mở các trận đánh tiến công thắng lợi, khiến lòng dân thêm tin tưởng, hướng về cách mạng, phong trào kháng chiến thống nhất non sông phát triển mạnh mẽ.

Từ đầu năm 1969 đến Thu Đông năm 1971, tổ công tác của chị Trần Thị Tính đã cùng với các đội công tác và bộ đội địa phương diệt ác, trừ gian, tước vũ khí, giải tán phòng vệ dân sự, rải truyền đơn kêu gọi binh sĩ về với Mặt trận, móc nối xây dựng cơ sở, đào hầm bí mật để cán bộ cách mạng bám trụ lãnh đạo phong trào. Bước vào Chiến dịch Xuân - Hè năm 1972, nhận lệnh của cấp trên, các chiến sĩ An ninh vũ trang Phú Khánh đã phối hợp với các lực lượng và đội công tác cử lực lượng trụ bám đồng bằng, phát động phong trào quần chúng nổi dậy tấn công bọn tề ngụy ở các thôn, xã nhằm giành dân, giành quyền làm chủ, làm cho bọn tề ngụy ác ôn và phòng vệ dân sự ở một số nơi phải lẩn trốn, tan rã.

Những ngày tháng đó, chị Trần Thị Tính như con thoi từ thành thị tới nông thôn để đưa đón cán bộ, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng, cùng đồng đội và du kích địa phương bí mật triển khai đào hầm, hào để giấu quân và tham gia gài mìn diệt địch. Nhiều năm liền, chị đạt danh hiệu Chiến sĩ Quyết thắng, Chiến sĩ Thi đua cùng nhiều huân, huy chương cao quý khác. Tới tháng 6/1972, đội công tác của chị Trần Thị Tính được giao nhiệm vụ đón đoàn cán bộ hợp pháp về Nha Trang, cả đội đều xác định đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, bởi số cán bộ này là những hạt nhân quý của cách mạng Phú Khánh, cần phải bảo vệ an toàn tuyệt đối.

Đêm ngày 18/6/1972, ngay sau khi nhận đoàn cán bộ từ đội bảo vệ tuyến trên, chị Trần Thị Tính dẫn đầu đội hình vượt đường số 1, nhanh chóng lựa theo những hàng cây im lìm trong đêm đen dọc những con đường nhỏ về làng. Nhưng rồi chó của nhà dân thấy tiếng động lạ sủa vang, các đội lính bảo an của các ấp chiến lược lập tức vận động chiến đến khu vực đội công tác đang trú ẩn. Chị ra hiệu cho đoàn cán bộ nằm sát xuống đất để tránh bị địch phát hiện, nhưng súng của bọn chúng đã nã liên hồi vào khoảng không đen sẫm để thị uy. Chị rút súng bắn trả và cố gắng lại gần đội hình địch để xác định quân số của chúng.

Khi lại gần, căng mắt nhìn qua màn đêm, chị nhận ra đó là một trung đội cảnh sát dã chiến ngụy, có lực lượng đông gấp bội. Sau một hồi vừa chiến đấu, vừa bảo toàn lực lượng, tổ của chị Tính không đủ khả năng bẻ gãy sự tấn công của chúng, chị quyết định cho tổ đánh chặn địch để anh em trong tổ đưa đoàn cán bộ rút lui an toàn. Chiến đấu trong điều kiện địch dựa vào làng, còn ta ở giữa cánh đồng trống rất bất lợi, chị đã thu hút hỏa lực của địch về phía mình và dựa vào ánh pháo sáng để bình tĩnh xác định mục tiêu, tiêu diệt từng tên. Chị bị thương nát cả hai chân, kẻ địch hò hét, định bắt sống chị.

Chị suy nghĩ: "Nếu bị sa vào tay địch thì coi như không hoàn thành nhiệm vụ". Chị tháo chốt hai quả lựu đạn, chờ địch vào gần ném liên tiếp vào đội hình của chúng, tiêu diệt một số tên. Địch lố nhố trước mặt, khẩu AK trong tay chị nổ giòn khiến địch số bị thương vong, số còn lại hoảng sợ rút lui. Hết đạn, để súng không lọt vào tay địch, chị tháo tung khẩu AK, vứt mỗi nơi một bộ phận và đứng thẳng hứng chịu làn đạn xối xả của kẻ thù.

Người liệt nữ ấy đã chiến đấu ngoan cường và hi sinh, dù chưa từng một ngày được đeo màu quân hàm xanh đầy tự hào của lực lượng trung kiên, cũng không có một tấm ảnh nào lưu lại cho hậu thế. Ngày 6/6/1976, liệt sĩ Trần Thị Tính đã được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân. Cuộc đời bi tráng của người nữ anh hùng ấy đã để lại niềm khâm phục và tiếc thương vô hạn cho nhân dân và đồng đội, trở thành đóa hoa bất tử tô thắm trang sử vẻ vang của BĐBP.


Ảnh: Phụ nữ Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam tham gia đánh máy tài liệu phục vụ phương án đánh chiếm Sài Gòn.

Hội CCB xã Long Phụng tổ chức đến thăm, tặng quà cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp xuân Giáp Thìn năm 2024Sáng...
04/02/2024

Hội CCB xã Long Phụng tổ chức đến thăm, tặng quà cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp xuân Giáp Thìn năm 2024

Sáng ngày 03/02/2024, Hội CCB xã Long Phụng tổ chức đến thăm, tặng quà cho các hội viên có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp xuân Giáp Thìn năm 2024 do đồng chí Trần Hoài Hận - CT.Hội CCB xã làm Trưởng đoàn, tham gia đoàn còn có đồng chí Nguyễn Công Dũng - PCT.Hội CCB xã và các đồng chí chi hội trưởng.
Tại mỗi nơi đến thăm, Hội CCB xã đã trao tặng 10 phần quà cho các hội viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, mỗi phần quà trị giá 200.000 đồng do mạnh thường quân tài trợ.
Những phần quà tuy giá trị nhỏ nhưng thể hiện sự quan tâm của B*H Hội CCB xã nhằm chia sẻ những khó khăn của hội viên trong năm qua, kính chúc hội viên và gia đình luôn mạnh khỏe và đón một mùa xuân an lành, hạnh phúc./.

24/01/2024
19/01/2024

BÁC HỒ VỚI MÙA XUÂN CỦA ĐẢNG, CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC

Vào dịp Tết Canh Ngọ 1930, cách đây gần 94 năm, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Người sáng lập Đảng là nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, là Bác Hồ của nhân dân ta.

Đảng ta ra đời vào mùa xuân-mùa xuân của đất nước và dân tộc. Thế là từ bấy đến nay, nhất là từ khi nước nhà độc lập, thống nhất, cứ mỗi lần Tết đến, Xuân sang, nhân dân ta lại một lần mừng năm mới, mừng xuân, mừng Đảng, mừng đất nước, mừng dân tộc. Những cái mừng ấy hòa quyện với nhau làm một, tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn để Tổ quốc đi lên.

Bác Hồ, lãnh tụ kính yêu của Đảng và của dân tộc ta, là hiện thân sáng ngời của cách mạng và kháng chiến, của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từ sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời cho đến khi Bác về cõi vĩnh hằng, Người đã có 24 năm cùng toàn dân và toàn quân đón Tết, vui Xuân. Năm nào Bác cũng có thư hoặc thơ chúc Tết.

Nếu có ai hỏi trong 24 cái Tết ấy, Tết nào là Tết đặc sắc nhất của Bác, câu trả lời sẽ là: Không! Không thể nói Tết nào là đặc sắc nhất, bởi mỗi cái Tết của Bác đều có nét đặc sắc riêng, không thể nào đo đếm đơn thuần được. Nhưng nếu lựa chọn bất kỳ, thì mùa xuân này, tôi xin lấy Tết Mậu Tý 1948 làm ví dụ.

Mậu Tý 1948 cũng là năm thứ ba của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, kể từ khi Toàn quốc kháng chiến bùng nổ; là năm mở đầu cho giai đoạn cầm cự để tiến lên chuẩn bị tổng phản công trong giai đoạn tiếp theo.

Năm ấy, quân và dân ta vừa trải qua một cuộc thử lửa, đập tan cuộc tiến công chiến lược Thu-Đông của kẻ thù hòng tiêu diệt lực lượng kháng chiến ngay tại căn cứ địa Việt Bắc. Năm ấy, trong âm vang còn sôi nóng của chiến thắng, Bác Hồ đã gửi “Thư chúc Tết” đến đồng bào và chiến sĩ cả nước:

Năm Hợi đã đi qua

Năm Tý vừa bước tới

Gửi lời chúc đồng bào

Kháng chiến được thắng lợi…

Ngày 7-2-1948 (tức 28 tháng Chạp năm Đinh Hợi), Bác mời đại biểu Ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Chính phủ, Thường vụ Trung ương Đảng, Bộ Tổng chỉ huy… đến dự bữa cơm liên hoan Tất niên và đón mừng năm mới. Bàn chuyện kháng chiến, Người nói: “Trường kỳ kháng chiến thì phải trường kỳ động viên. Động viên tinh thần, động viên vật chất, động viên sức người, sức của để thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, làm cho thế và lực của ta mau chuyển biến”.

Ngày 24-2-1948 (tức Rằm tháng Giêng năm Mậu Tý), Bác viết thư khen toàn thể bộ đội Khu 2 và Khu 3 về thành tích xóa xong nạn mù chữ. Trong thư, Người nêu rõ: “Dốt nát cũng là kẻ địch. Địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm... Địch thực dân dựa vào địch dốt nát để thi hành chiến lược ngu dân. Địch dốt nát dựa vào địch thực dân để đưa dân ta vào nơi mù quáng”. Người còn dặn: “Sự học hỏi là vô cùng… Một quân đội văn hay võ giỏi, là một quân đội vô địch”.

Đêm đến, sau khi dự một hội nghị ở chốn “yên ba thâm xứ”, Người xuôi thuyền về căn cứ. Nhân trăng sáng, cảnh đẹp, Người làm bài thơ chữ Hán với đầu đề “Nguyên tiêu”; dịch là:

Rằm tháng Giêng

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

(Bản dịch của Xuân Thủy)

Bàn việc quân mà lời thơ thật tao nhã, thật cao sâu!

Trước và sau Tết Mậu Tý 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quyết sách lớn để đẩy mạnh kháng chiến. Người chủ tọa Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (mở rộng) để đánh giá những chuyển biến trong so sánh lực lượng địch-ta và đề ra những nhiệm vụ chính trị, quân sự, kinh tế. Người chủ trì nhiều cuộc họp của Hội đồng Chính phủ và Hội đồng Liên bộ bàn các vấn đề tổ chức và nhân sự, phong quân hàm, phát triển phong trào thi đua.

Người đã ký hàng loạt sắc lệnh phong quân hàm cho nhiều tướng lĩnh có võ công xuất sắc, hợp nhất các khu thành liên khu, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo các ủy ban kháng chiến hành chính các miền, các khu, các bộ và các ngành Trung ương, đánh dấu bước cải tổ quan trọng bộ máy quân đội và chính quyền các cấp.

Theo Sắc lệnh số 110/SL ngày 20-1-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh phong quân hàm Đại tướng cho Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quân tự vệ Võ Nguyên Giáp. Các sắc lệnh khác phong quân hàm Trung tướng cho Khu trưởng Chiến khu 7 kiêm Ủy viên quân sự Nam Bộ Nguyễn Bình; phong quân hàm Thiếu tướng cho: Tổng Tham mưu trưởng quân đội Hoàng Văn Thái, Khu trưởng Chiến khu 4 Nguyễn Sơn, Khu trưởng Chiến khu 2 Hoàng Sâm, Khu trưởng Chiến khu 1 Chu Văn Tấn, Trưởng phòng Kiểm tra cán bộ Trần Tử Bình, Cục trưởng Cục Chính trị Văn Tiến Dũng, Chính ủy Chiến khu 2 Lê Hiến Mai, Cục trưởng Cục Quân giới Trần Đại Nghĩa.

Về chính quyền, Người ký sắc lệnh công nhận các ông: Lê Đình Thám làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến kiêm Hành chính Nam Trung Bộ; Hồ Tùng Mậu làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến kiêm Hành chính Liên khu 4…

Gửi thư tới Hội nghị Tình báo toàn quốc, Người biểu dương những cố gắng, sáng kiến của các cán bộ và nhắc nhở: “Từ trên xuống dưới, mọi người phải cố gắng nghiên cứu, học tập. Ta chớ giấu dốt, chớ xấu hổ, học hỏi lẫn nhau, học hỏi người ngoài. Tổ chức của ta còn trẻ, kinh nghiệm còn ít. Ta chỉ có một cách để theo kịp và đi quá người: Là ra sức học hỏi”.

Gửi thư cho Giám đốc Sở Công an Khu 12, Người nêu lên 6 điều về “tư cách của người công an cách mệnh”, mà cho đến tận ngày nay, ngành công an vẫn liên tiếp phát động các phong trào học tập.

Gửi thư tới Hội nghị Tư pháp toàn quốc, Người căn dặn: Với tư cách là người thi hành pháp luật, “phải nêu cao cái gương “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” (phụng công, thủ pháp là chăm lo việc công, giữ gìn pháp luật).

Bác Hồ luôn nhắc nhở cán bộ lãnh đạo phải biết trọng dụng nhân tài, tôn trọng và học hỏi nhân dân, lắng nghe ý kiến nhân sĩ, trí thức. Bác tặng tướng Nguyễn Sơn, vị tướng giàu tài năng và cá tính, bức thiếp thư bằng chữ Hán, đại ý là:

Tặng chú Sơn:

Cái gan cần phải to lớn

(nhưng) Cái tâm thì nên tế nhị, chín chắn.

Cái trí phải suy nghĩ cho toàn diện

(và) Đức hạnh phải vuông vắn, ngay thẳng.

Xuân Mậu Tý 1948 cũng như mọi mùa xuân khác, trước đó cũng như sau này, Bác Hồ luôn hết lòng chăm lo cho đất nước, cho dân tộc, cho Đảng, cho công việc và cho mỗi con người.

Address

Ấp Tây Phú, Xã Long Phụng, Huyện Cần Giuộc, Tỉnh Long An
Can Giuoc

Telephone

+84937581421

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when CCB xã Long Phụng posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to CCB xã Long Phụng:

Share