Tin Lành Cam Ranh

Tin Lành Cam Ranh Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Tin Lành Cam Ranh, Digital creator, Cam Ranh.

18/12/2024
ẢNH HƯỞNG CỦA GIA ĐÌNH.Ông Max Jukes sống ở New York. Ông ta không tin Chúa Cứu Thế Giê-su, cũng như sự giáo dục Cơ-đốc....
11/11/2024

ẢNH HƯỞNG CỦA GIA ĐÌNH.

Ông Max Jukes sống ở New York. Ông ta không tin Chúa Cứu Thế Giê-su, cũng như sự giáo dục Cơ-đốc. Ông ta từ chối không chịu dẫn con cái đi nhà thờ, ngay cả khi chúng đòi đi cũng vậy!
Ông Jukes có 1.026 hậu tự – con, cháu, chắt, chít, . . . Trong số ấy có:
- 300 người bị tù với bản án trung bình 13 năm mỗi người;
- 190 người làm điếm công cộng;
- 680 người nghiện rượu.
Tính đến nay, ngân sách tiểu bang đã tốn trên $420,000 USD vì gia đình ông ta. Họ không hề đóng góp bất cứ một lợi ích nào cho xã hội cả, dù rất nhỏ!

Ông Jonathan Edwards sống trong cùng tiểu bang, cùng thời với ông Jukes. Ông Jonathan yêu mến Chúa, dẫn con đi nhà thờ mỗi Chúa nhật, và ông phục vụ Chúa cách tốt nhất với khả năng của mình.
Ông Edwards có 929 hậu tự. Trong số ấy:
- Có 430 người là Mục sư;
- 86 người trở thành Viện trưởng Đại học;
- 75 người là nhà văn, tác giả những quyển sách hay;
- 05 người được bầu vào Quốc Hội Mỹ và 2 người là Thượng nghị sĩ;
- 01 người làm Phó Tổng thống. Gia đình của ông không hề làm ngân sách Tiểu bang tốn một xu nào cả, trái lại họ đã đóng góp một số lượng to lớn không thể đo lường được vào đời sống của rất nhiều người dân trên nước Mỹ ngày nay.

* Những gì cha mẹ làm có thể nói lên những gì con cái sẽ làm!

“Kính sợ CHÚA là khởi đầu sự hiểu biết; Kẻ ngu dại khinh bỉ sự khôn ngoan và lời giáo huấn. Hỡi con ta, hãy nghe lời giáo huấn của cha con, Và chớ bỏ lời dạy dỗ của mẹ con.” (Châm Ngôn 1:7-8)

(nguồn fb Vương Hưng Nguyên)

Những ngày qua, chắc hẳn chúng ta đã nghe và đọc nhiều tin tức về một anh Trưởng thôn đã nhanh trí sơ tán 115 người dân ...
20/09/2024

Những ngày qua, chắc hẳn chúng ta đã nghe và đọc nhiều tin tức về một anh Trưởng thôn đã nhanh trí sơ tán 115 người dân lên khu vực an toàn trước khi lũ quét đổ xuống ngôi làng (Thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).

Được biết, anh tên là Ma Seo Chứ có vợ và 2 con, cả gia đình đều tin thờ Chúa. Và tin tuyệt vời đó là, 115 người được sơ tán đều là con cái Chúa (H'Mông).

Anh cho biết: "Gia đình chúng tôi đã ở đây và tin Chúa hơn 30 năm rồi. Tối hôm ấy, trong tình thế cấp bách, tôi chỉ biết cầu nguyện với Chúa và bắt đầu sơ tán thôi, không nghĩ ngợi gì nhiều".

Theo Oneway’s news.

26/08/2024

http://data.httlvn.org/Media/hbcmn/27-08-2024.mp3     Phục Truyền 29:16-21 “Trong các ngươi, chớ có người nam, người nữ, họ hàng hay là chi phái nào ngày nay trở lòng bỏ Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta, đặng đi hầu việc các thần của những d....

CÁ & BIỂU TƯỢNG TRONG CƠ ĐỐC GIÁO. CÁ TRONG THÁNH KINH TÂN ƯỚC.Cá được nhắc nhiều lần trong Thánh Kinh, đặc biệt trong T...
08/08/2024

CÁ & BIỂU TƯỢNG TRONG CƠ ĐỐC GIÁO.

CÁ TRONG THÁNH KINH TÂN ƯỚC.
Cá được nhắc nhiều lần trong Thánh Kinh, đặc biệt trong Thánh Kinh Tân Ước. Khi Đức Chúa Giê-xu bắt đầu chức vụ, Ngài chọn một số môn đệ là những người đánh cá (Ma-thi-ơ 4:18-22). Sau đó, Đức Chúa Giê-xu huấn luyện các môn đệ vào công tác truyền giảng, và gọi họ là những tay đánh lưới người.

Có lần sau một buổi truyền giảng, Đức Chúa Giê-xu đã làm phép lạ trên năm cái bánh và hai con cá để cung cấp thức ăn cho một đoàn dân đông hơn năm ngàn người (Ma-thi-ơ 13:44-50).

Một lần khác, Chúa cảm động khi thấy một đoàn dân theo Ngài ba ngày liền để nghe Ngài giảng dạy. Chúa đã làm phép lạ tương tự như lần trước, hóa bánh và cá làm thức ăn cho cả đoàn dân rất đông khoảng bốn ngàn người nam, chưa tính phụ nữ và trẻ em (Ma-thi-ơ 15:29-39).

Đức Chúa Giê-xu gần gũi và quen thuộc với nghề đánh cá. Trong một bài giảng, Chúa đã dùng hình ảnh ngư phủ lựa cá để so sánh với việc các thiên thần phân loại giữa người công chính và người gian ác (Ma-thi-ơ 13:44-50).

Khi các học giả Do Thái muốn xin Chúa một dấu lạ, Đức Chúa Giê-xu đã trả lời dấu lạ mà họ sẽ nhận được là Chúa sẽ chết ba ngày rồi Ngài sống lại; tương tự như Tiên tri Giô-na đã ở trong bụng cá ba ngày ba đêm (Ma-thi-ơ 12:38-40).

Sau một buổi truyền giảng, Đức Chúa Giê-xu và các môn đồ đã ra khơi đánh cá. Dưới sự hướng dẫn của Chúa, các môn đồ đã thả lưới và bắt cá đầy hai chiếc thuyền (Lu-ca 5:1-7).

Khi Chúa và các môn đồ cần phải đóng thuế, Chúa đã hướng dẫn Phi-e-rơ đi câu cá để lấy tiền đóng thuế (Ma-thi-ơ 17:24-27).

Không lâu sau khi Đức Chúa Giê-xu hy sinh trên thập tự, các môn đồ đã rời chức vụ quay lại nghề đánh cá. Lúc Chúa sống lại, khi thấy họ làm việc vất vả nhưng không kết quả, Chúa đã hướng dẫn các môn đồ thả lưới và họ bắt được rất nhiều cá (Giăng 21:1-8).

Trong một lần gặp gỡ khác, để chứng minh cho vài môn đồ còn hoang mang, nghi ngờ cho rằng việc thấy Chúa đang sống chỉ là ảo giác, Đức Chúa Giê-xu đã nhận cá mà các môn đồ trao cho Ngài, và Ngài ăn trước mặt họ (Lu-ca 24:36-43). Chính Chúa cũng nướng cá và đãi các môn đệ của Ngài trên bờ hồ Ti-bê-ri-át (Giăng 21:9-14).

CÁ VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG CƠ ĐỐC GIÁO.
Trong tiếng Hy Lạp, chữ cá được viết là ἰχθύς, viết hoa là ΙΧΘΥΣ. Nhà thần học Augustine (354-430) sống vào thế kỷ thứ tư đã giải thích trong cuốn Civitate Dei rằng chữ ΙΧΘΥΣ (Ichthys) là chữ viết tắt của “Ίησοῦς Χριστός, Θεοῦ Υἱός, Σωτήρ“, (Iēsous Christos, Theou Yios, Sōtēr), dịch nguyên văn sang tiếng Việt “Giê-xu Cứu Chúa, Con Đức Chúa Trời, Đấng Cứu Thế.” Vì lý do này, một số tín hữu trong những thế kỷ đầu tiên đã dùng hình vẽ con cá làm biểu tượng cho cộng đồng Cơ Đốc.

Bên cạnh những yếu tố nêu trên, nét vẽ đơn sơ hình con cá giống như chữ alpha (α), là mẫu tự đầu tiên trong tiếng Hy Lạp. Sách Khải Huyền 2:8 viết về Chúa như sau: “Ta là An-pha và Ô-mê-ga, Đầu Tiên và Cuối Cùng, là Khởi Nguyên và Tận Chung.”

NGUỒN GỐC LỊCH SỬ.
Theo lịch sử Hội Thánh trong ba thế kỷ đầu tiên, Cơ Đốc giáo bị bách hại mãnh liệt. Những người tin Chúa không thể công khai bày tỏ đức tin nơi Chúa. Theo truyền thuyết, để có thể nhận diện người cùng niềm tin Cơ Đốc nơi công cộng vào thời gian đó, người tin Chúa thường vẽ một vòng cung, giống như hình nửa con cá trên đất. Nếu một người lạ vẽ thêm một vòng cung nữa, thành hình một con cá; cả hai nhận ra nhau là người cùng niềm tin nơi Đức Chúa Giê-xu.

Vào giữa thập niên 1960, phong trào Hippy bùng nổ. Cộng đồng Hippy phô trương sự hiện diện và thể hiện quan điểm của họ tại những nơi công cộng bằng cách vẽ biểu tượng phản chiến, viết những khẩu hiệu ủng hộ phá thai, cổ vũ tự do ma túy và tình dục phóng túng. Nếp sống buông thả của giới trẻ thời đó bị ảnh hưởng bởi phong trào Hippy làm nhiều người lo ngại. Trước tình trạng đó, một số sinh viên Tin Lành tại Đại Học Sydney, Úc đã vẽ hình những con cá trên các lối đi trong trường để trình bày niềm tin Cơ Đốc.

Từ đó, hình ảnh con cá, được sử dụng trong những thế kỷ ban đầu, đã được phổ biến trở lại trong giới trẻ như là một biểu tượng của Cơ Đốc giáo.

Mặc dầu được nhiều tín hữu sử dụng, được phổ biến rộng rãi trong Hội Thánh, và được nhận biết cả bên ngoài Hội Thánh, hình ảnh cá tượng trưng cho Cơ Đốc giáo chỉ là một biểu tượng mang tính văn hóa chứ không thuần túy là biểu tượng tôn giáo chính thức. Biểu tượng chính thức của Cơ Đốc giáo được phổ biến và công nhận là thập tự. Điều này được ghi lại trong Thánh Kinh và được cộng đồng Cơ Đốc giáo sử dụng trong suốt 20 thế kỷ qua.

Sứ đồ Phao Lô đã viết về thập tự như sau: “Còn đối với tôi, tôi chẳng khoe điều gì ngoài thập tự của Chúa chúng ta là Đức Chúa Giê-xu Christ. Nhờ thập tự ấy, thế gian đối với tôi đã bị đóng đinh, và thế gian đối với tôi cũng vậy” (Ga-la-ti 6: 14). Phao Lô viết thêm: “Vì sứ điệp của thập tự đối với những người hư mất là điên rồ, nhưng với chúng ta, những người được cứu chuộc, thì đó là quyền năng của Đức Chúa Trời.” (I Cô-rinh-tô 1:18).

ST.

GƯƠNG SỐNG BỞI ĐỨC TIN.GEORGE MULLER (1805 – 1897)George Muller sinh tại Đức Quốc vào ngày 27 tháng Chín năm 1805, nhưng...
26/06/2024

GƯƠNG SỐNG BỞI ĐỨC TIN.

GEORGE MULLER (1805 – 1897)

George Muller sinh tại Đức Quốc vào ngày 27 tháng Chín năm 1805, nhưng hầu hết sống suốt cuộc đời ông ở Bristol, Anh quốc, đã từng giảng chín lần ở Minneapolis, Minnesota vào năm 1880, du hành tới 42 quốc gia vào lúc ông khoảng 70 tới 87 tuổi, và qua đời lúc ông 92 tuổi, nổi tiếng là người thành lập cô nhi viện đầu tiên trên thế giới.

Trong suốt cuộc đời ông, ông xây cất 5 cô nhi viện, săn sóc cho 10.024 trẻ mồ côi, làm quản nhiệm cho cùng một Hội Thánh trong suốt 66 năm, không bao giờ thiếu nợ, không bao giờ vận động tiền bạc với ai, không bao giờ lãnh lương trong suốt 68 năm, nhưng không bao giờ bị chết đói.

Ông bị mất ba đứa con khi con còn trẻ thơ, mất bà vợ thứ nhất tên là Mary sau 39 năm chung sống, mất bà vợ thứ hai tên là Susannah sau 23 năm chung sống, và mất đứa con gái tên là Lydia khi đã 58 tuổi.
... Ông từ chối nhận những thứ như bảo hiểm nhân mạng và trương mục về già, giảng thay thế cho Charles Spurgeon, khích lệ Hudson Taylor, và theo dõi chức vụ của D. L. Moody.

Ông Muller được sanh ra tại Kroppenstedt, một làng gần thành phố Halberstadt của đế quốc Prussia (Đức quốc cũ) Khi còn là một thiếu niên, ông có một cuộc sống hoang đàng – ông đã từng là một tên ăn cắp, một kẻ nói dối và một tay cờ bạc. Đang khi mẹ ông gần chết, Muller, lúc đó 15 tuổi, đang đánh bài và nhậu nhẹt với bạn bè.

Cha ông cho ông theo học tại một trường đạo, hy vọng ông sẽ có cơ hội làm Mục sư cho một nhà thờ ở trong tỉnh. Sau đó, ông theo học thần đạo tại trường đại học Halle, ở đó ông gặp một bạn cùng trường rủ ông theo học lớp Kinh Thánh tại gia. Học Kinh Thánh như vậy, ông rất được ân cần tiếp rước, và ông bắt đầu đọc Kinh Thánh thường xuyên, và thảo luận niềm tin Cơ Đốc với những bạn cùng nhóm học Kinh Thánh.

Chẳng bao lâu ông bỏ rượu chè và thói nói dối, và bắt đầu mong mỏi trở thành một giáo sĩ. Ông bắt đầu giảng dạy thường xuyên tại những nhà thờ lân cận và gặp gỡ với các bạn tín đồ cùng theo học đại học với ông.

CÔNG VIỆC MỚI.

Năm 1828, ông Muller được mời làm việc với nhóm người Do Thái tại Anh Quốc qua Hội Truyền Giáo Luân Đôn, nhưng khi ông đến nơi, ông bị ngã bệnh đến gần chết. Tuy nhiên, ông được hồi phục, và dâng hiến cuộc đời mình làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Chẳng bao lâu, ông bỏ Hội Truyền Giáo Luân Đôn, với sự tin tưởng rằng Chúa sẽ cung cấp cho ông nhu cầu đề ông làm công việc Chúa.

Ông trở thành quản nhiệm của nhà thờ Ebenezer Chapel ở Devon, và sau đó cưới cô Mary Groves, em gái của người bạn ông là Anthony Norris Groves. Anthony là nhà lãnh đạo Hội Anh em Tây Phương, nên sau đó Mullre cũng kết hợp với họ.

Suốt thời gian ông chăn bầy tại đó, ông từ chối lãnh lương, với quan niệm rằng nếu làm như vậy, các tín đồ dâng hiến vì bổn phận chứ không phải vì lòng mong muốn dâng hiến cho Chúa.

Ông Muller di chuyển đến Bristol năm 1832 để bắt đầu làm việc tại nhà nguyện Bethesda. Cùng với ông Henry Craik, ông tiếp tục giảng dạy ở nơi đó cho đến khi ông qua đời, cùng một lúc ông dốc lòng với những công việc phục vụ khác.

Năm 1834, ông sáng lập Viện Nghiên Cứu Kinh Thánh cho Nội và Hải Ngoại , với mục tiêu giúp đỡ các trường Kinh Thánh và các giáo sĩ, cũng như phân phát Kinh Thánh. Ông không nhận những trợ cấp của chính phủ, chỉ có những dâng hiến tự nguyện của các tín hữu, tổ chức này đã thu nhận và phân phát $ 2,718, 844 USD khi ông Muller qua đời, phần lớn số tiền được dùng cho chi phí các cô nhi viện và phân phát gần hai triệu cuốn Kinh Thánh cũng như các văn phẩm truyền giáo khác. Số tiền cũng còn được dùng để trợ giúp các giáo sĩ đức tin khắp nơi trên thế giới như Hudson Taylor chẳng hạn.

CÁC CÔ NHI VIỆN.

Công việc của ông bà Muller với các cô nhi bắt đầu vào năm 1836 ngay tại nhà của ông bà ở Bristol để làm chỗ trọ cho ba chục cô nhi. Sau đó, ba căn nhà nữa được dựng lên để làm chỗ chứa cho 130 cô nhi.

Vào năm 1845, với sự săn sóc các cô nhi gia tăng, ông Muller nhận thấy một trung tâm riêng biệt để cư ngụ 300 em cô nhi là cần thiết, và vào năm 1849, một cô nhi viện ở Ashley Down, ở Bristol được khánh thành.

Vào năm 1870, có hơn 2.000 em cô nhi được nuôi nấng tại năm cô nhi viện. Mặc dầu với chương trình kế hoạch lớn lao như vậy, ông Muller không bao giờ kêu gọi giúp đỡ tiền bạc, hay ông phải bị nợ nần, mặc dầu năm cô nhi viện tốn trên 100,000 Anh kim để xây.

Nhiều lần, ông nhận được tiếp tế lương thực chỉ vài giờ trước khi cần để nuôi dưỡng các em cô nhi, những từng trải đó chỉ làm ông tăng thêm đức tin nơi Chúa.

Mỗi buổi sáng sau điểm tâm là thời giờ đọc Kinh Thánh và cầu nguyện, và mỗi em cô nhi được cho một quyển Kinh Thánh khi rời viện. Các em cô nhi được ăn mặc đàng hoàng và học hành tử tế – Ông Muller còn mướn một giám học để luôn thanh sát tiêu chuẩn cao cấp nhất cho viện cô nhi. Vào năm 1871, tờ Times nói rằng từ năm 1836, có 23.000 trẻ em được giáo dục tại trường của các cô nhi viện và hàng ngàn trẻ em khác được giáo dục tại những trường khác do sụ bảo trợ của cô nhi viện. Bài báo còn nói rằng, từ lúc thành lập, có hơn 64.000 Kinh Thánh, 85.000 Tân Ước và 29.000.000 cuốn sách nhỏ đã được phát hành và phân phát. Những chi phí khác gồm có việc giúp đở tài chánh cho 150 giáo sĩ.

TRUYỀN GIÁO.

Vào năm 1875, lúc ông đã 70 tuổi và sau cái chết của ngưòi vợ đầu tiên năm 1870 và việc tái hôn của ông với cô Susannah Sanger vào năm 1872, ông Muller bắt đầu 17 năm lưu hành truyền giáo. Trong thời gian đó, ông đã du hành sang Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Nhật Bản, Trung Hoa, và gần bốn mươi quốc gia khác. Ông đã du hành trên 200.000 dặm, một công trình vượt mức trước thời kỳ phi cơ phản lực.

Khả năng ngôn ngữ của ông đã giúp ông có thể giảng bằng tiếng Anh, Pháp và Đức, và bài giảng của ông được chuyển ngữ sang mười hai thứ tiếng khác. Năm 1882, ông trở về Anh Quốc và qua đời vào năm 1898.

THẦN ĐẠO.

Trong cuốn tự thuật, sau hơn 40 năm từng trải, George Muller viết trong cuốn, “Làm Thế Nào Để Vui Hưởng Đều Đặn Trong Chúa”. Ông viết, “Tôi nhận ra rõ ràng hơn bao giờ hết điều trước tiên và quan hệ trước nhất để tôi sống mỗi ngày là linh hồn tôi vui mừng trong Chúa.” Ông giải thích, suốt mười năm, ông đã đi thụt lùi. “lúc đó, sau khi tôi thức dậy, tôi bắt đầu cầu nguyện liền và thông thường dùng hết thời giờ trước khi ăn sáng để cầu nguyện. “Kết quả là: “Thông thường tôi để tâm trí tôi vẫn vơ đó đây khoảng mười phút, có khi mười lăm phút, có khi đến nửa tiếng đồng hồ rồi tôi mới bắt đầu cầu nguyện.”

Vì vậy ông Muller bắt đầu thay đổi thói quen của ông và khám phá một cách mới để cầu nguyện và làm theo cách đó trong suốt 40 năm, “tôi bắt đầu suy gẫm đến Tân Ước khi bắt đầu giờ cầu nguyên buổi sáng…suy tư tìm kiếm từng chữ để nhận được thức ăn thuộc linh cho tâm hồn tôi. Kết qua tôi tìm thấy một điều thật vô giá rằng, chỉ sau vài phút, tâm hồn tôi được hướng dẫn vào sự xưng tội, hay là cảm tạ, hay cầu thay, hay nài xin, và dầu tôi không cho rằng tôi cầu nguyện, nhưng tôi suy gẫm, dầu vậy, hầu như việc đó dẫn tôi đi vào sự cầu nguyện tức thì.” Một điều chắc chắn là Muller đã cầu nguyện với một lòng vững tin lạ thường về việc Chúa cung cấp đúng theo nhu cầu cho cô nhi viện mà ông quản trị.

Nói về bà vợ sắp chết của ông:

Khi bà vợ của ông bị bệnh thấp khớp, ông cầu nguyện, “vâng, Cha ôi, cuộc đời của người vợ yêu dấu của con ở trong tay của Ngài. Ngài có chương trình tốt đẹp nhất cho nàng cũng như cho con, dầu sống hay chết. Nếu có thể được, xin Ngài chữa lành cho người vợ thân yêu của con một lần nữa – Ngài có thể làm điều đó, mặc dầu bệnh tình nàng quá trầm trọng, nhưng dầu sao đi nữa, xin Ngài cư xử với con, con chỉ xin Ngài giúp con tiếp tục thỏa nguyện trong ý chỉ thánh khiết của Ngài.”

Bà vợ của ông qua đòi, và ông Muller đã giảng trong tang lễ của bà qua Thi Thiên 119: 68, “Chúa là thiện và hay làm lành” Điều gì tôi phải làm, khi là con cái Ngài, là thỏa nguyện với điều mà Ngài làm, để cho tôi có thể làm vinh hiển danh Ngài”.

Nói về đứa con gái sắp chết của ông:

Bà vợ yêu quý của tôi và tôi có một sự bình an. Tại sao như thế? Vì chúng tôi không có yêu thưong con gái chúng tôi phải không? Chúng tôi yêu con tôi hết lòng. Nhưng chúng tôi thỏa nguyện với Chúa, bất cứ điều gì Ngài muốn làm" (Tập 2, trang 746)

Suốt bốn năm đầu khi tôi mới tin Chúa, tôi không có tăng trưởng thuộc linh chút nào, bởi vì tôi thờ ơ việc đọc Kinh Thánh. Nhưng khi tôi bắt đầu đọc Kinh Thánh với cả tâm thần và trí óc của tôi, tôi tăng trưởng thuộc linh tức thì. Rồi sự bình an và thỏa lòng càng ngày tràn ngập lấy tôi. Và tôi đã làm như vậy suốt 47 năm qua. Tôi đã đọc suốt Kinh Thánh hơn cả 100 lần và tôi luôn tìm thấy nhiều điều mới lạ. Vì vậy sự bình an và lòng vui thỏa của tôi càng ngày càng tăng hơn.(Tập 2, trang 834)

Theo nhận định của tôi điều quan trọng nhất để chú tâm đến là trên tất cả mọi sự tâm hồn bạn được vui thỏa trong Chúa. Nhưng việc khác có thể ảnh hưởng đến bạn, công việc Chúa có thể gây bức rức cho bạn, nhưng tôi lập lại một lần nữa, điều tối quan trọng và tối cần yếu là tâm hồn bạn được vui thỏa trong Chúa. Mỗi một ngày hãy tìm kiếm việc này là vấn đề tối quan trọng trong cuộc đời bạn.(Tập 2, trang 731)

Điều gì khiến chúng ta có thể tìm kiếm niềm vui trong Chúa? Làm cách nào chúng ta học việc chiêm ngưỡng Chúa? Làm sao nhận được một tấm lòng tràn đầy sự thỏa ngiuyện để bỏ đi những điều hư không trống rỗng của thế gian? Tôi xin trả lời. Niềm vui thỏa này chỉ có được qua sự học hỏi lời Chúa. Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính mình Ngài qua gương của Chúa Jesus Christ.

ZADOK

Tối thứ năm ngày 28/3/2024.Lễ Kỷ Niệm Chúa Chịu Thương Khó.
29/03/2024

Tối thứ năm ngày 28/3/2024.
Lễ Kỷ Niệm Chúa Chịu Thương Khó.

Address

Cam Ranh

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tin Lành Cam Ranh posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share