HỘI QUÊ HƯƠNG Vĩnh Linh Đắk Lắk_Buôn Ma Thuột

HỘI QUÊ HƯƠNG Vĩnh Linh Đắk Lắk_Buôn Ma Thuột GIAO LƯU TÌNH QUÊ "chùm khế ngọt"

27/08/2023

Thành phố Buôn Ma Thuột ta cũng có tương tự, ra tù lâu rồi mà nay vẫn giỡ giọng BỤI ĐỜI , ĐỖI TRẮNG THAY ĐEN , CẢI TRẮNG TRỢN .

19/06/2023

Họp mặt Hội đồng hương Quảng Trị_Vĩnh Linh ở Đăk Lăk đầu xuân Quí Mão 2023 tại Ks Cao Nguyên Bmt .

19/06/2023

Họp mặt Hội đồng hương Quảng Trị ở Đăk Lăk đầu xuân Quí Mão 2023 tại Ks Cao Nguyên Bmt .

16/06/2023

Về quê , thăm Đảo Cồn Cỏ

31/05/2023

20230323_HỌC SINH MIỀN NAM, VĨNH LINH MỘT THỜI ĐỂ NHƠ

Ông Dương Xuân Sanh làm Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị
31/12/2022

Ông Dương Xuân Sanh làm Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị

20/02/2022

MIỀN QUÊ QUẢNG TRỊ .
( Thân tặng anh Ninh )
Trong các tỉnh thành trên đất nước ta , Quảng Trị là là vùng đất giới tuyến chịu nỗi đau chia cắt đất nước , là vùng giáp ranh nên nơi đây là vùng chiến sự khốc liệt còn đầy những vết đau thương của trận chiến trên hai mươi năm . Có thể nói Quảng Trị có quá nhiều địa danh nổi tiếng : Sông Bến Hải với cầu Hiền Lương lịch sử ; địa đạo Vĩnh Mốc huyền thoại ; hàng rào điện tử Mắcnamara ở Gio Linh , Cam Lộ ; những cứ điểm ở Khe Sanh , Tà Cơn ; dấu vết những trận đánh ở Đông Hà ,Cửa Việt ; những trận địa pháo năm xưa ở đảo Cồn Cỏ , và ác liệt nhất , dữ dội nhất là mùa hè đỏ lửa ở thành cổ Quảng Trị năm 1972 ... và cũng thật hữu lý khi người ta xây dựng Nghĩa trang liệt sĩ Trường sơn và Đường 9 tại Quảng Trị .
Không chỉ có vậy Quảng Trị còn là nơi lưu lại những dấu tích lịch sử trong sự nghiệp mở mang bờ cõi của đất nước từ gần 500 năm trước , là nơi khởi phát phong trào Cần Vương từ cuối thế kỷ XlX .
Những điều đó thật hấp dẫn , thôi thúc tôi tìm hiểu về Quảng Trị , đến nay với những hiểu biết về miền quê này càng làm tôi yêu thương và ngưỡng mộ Quảng Trị hơn . Trên các chặng đường du lịch , tôi qua lại Quảng Trị nhiều lần nhưng chính thức dừng lại để đi thăm các địa danh của Quảng Trị hai lần . Những chuyến thăm ấy tôi đã đến thăm làng Hiền Lương , qua cây cầu mang tên làng trên sông Bến Hải , đến thăm Cửa Tùng ở Vĩnh Linh , qua đường 9 về Khe Sanh ,cửa khẩu Lao Bảo , thăm Thành cổ , thăm quê hương ông Lê Duẩn ...
Ngày trước khi còn thuộc Chiêm Thành thì Quảng Trị thuộc châu Ma Linh và châu Ô . Châu Ma Linh là các huyện phía bắc : Vĩnh Linh , Gio Linh , Cam Lộ , Hướng Hóa . Châu Ô là các huyện phía nam : Tp Đông Hà , Tx Quảng Trị , huyện Đak Rông , Hải Lăng . Năm 1069 vua Lý Thánh Tông cùng Thái úy Lý Thường Kiệt chinh phạt Chiêm Thành , bắt được vua Chiêm là Chế Củ , Chế Củ phải dâng châu Ma Linh để đổi lấy mạng sống . 37 năm sau , năm 1306 vua Chiêm là Chế Mân lại dâng châu Ô để lấy công chúa Huyền Trân .
Kể từ đó , toàn tỉnh Quảng Trị ngày nay thuộc Đại Việt , thành một phần châu Thuận Hóa . Như vậy , trong 37 năm giữa tỉnh QT cũng là ranh giới 2 nước , luôn có xung đột với nhau ... Trải qua thời gian đến thời vua Minh Mạng thì tỉnh Quảng Trị được thành lập , tên Quảng Trị do vua Gia Long đặt cho vào năm 1802 .
Quảng Trị với diện tích 4800 km2 , dân số 70 vạn người , so với các tỉnh miền trung thì đất không rộng , người không đông nhưng nằm ở vị trí chiến lược , có vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển đông . Quảng Trị có phong cảnh đẹp , núi non phía tây hùng vĩ . Là quê hương Tổng bí thư Lê Duẩn , quê hương đại tướng Đoàn Khuê , của các chính khách Trần Trọng Tân , Trần Hữu Dực , quê hương của nhà thơ Chế Lan Viên , của nhạc sĩ Trần Hoàn , nghệ sĩ ngâm thơ Châu Loan , ca sĩ Duy Khánh ...
Với Quảng Trị , tôi còn rất mê những dấu vết lịch sử xa xưa trên mảnh đất này . Năm 1558 , Nguyễn Hoàng được làm Trấn thủ Thuận Hóa . Đoàn thuyền của ông d**g khơi đến Cửa Việt thì dừng lại , theo đường bộ về đến Ái Tử ( huyện lỵ Triệu Phong ngày nay ). Nguyễn Hoàng quyết định chọn Ái Tử để đặt dinh trấn đầu tiên của Chúa Nguyễn , mở đầu sự nghiệp mở mang bờ cõi dẫn đến toàn vẹn lãnh thổ - bắt đầu từ dinh trấn này . Tương truyền , khi đoàn quân của Nguyễn Hoàng đến , các bô lão trong vùng đến bái kiến và dâng 7 vò nước để giải khát . Trời nam nắng nóng 7 vò nước đáng quý biết bao ! Thái phó Nguyễn Ư Dĩ ( là cậu ruột Nguyễn Hoàng ) còn nói : đó là điềm lành, được "nước". Bây giờ thì thị trấn Ái Tử chỉ là thị trấn nhỏ bé , mộc mạc chân quê nằm trên quốc lộ 1 , mỗi lần đi qua tôi đều say sưa ngắm nhìn và chợt nghĩ không biết bao người còn biết đến sự kiện này ! Có lẽ do định kiến với các vua chúa Nguyễn hay do Quảng Trị có quá nhiều địa danh nổi tiếng mà người ta ít nhắc đến Ái Tử với vai trò lịch sử như vậy . Tôi đồng tình với một nhà văn nào đó mong ước một ngày nào tại thị trấn bé nhỏ này được dựng lên một cụm tượng đài khắc họa chân dung Nguyễn Hoàng với các bô lão vây quanh và 7 vò nước , từ vò chảy ra những dòng nước bất tận . Cụm tượng đài này sẽ nhắc nhở chúng ta khát vọng mở mang bờ cõi của tiền nhân .
Chúng ta chắc đã được nghe câu hát :
" Yêu em anh cũng muốn vô . Sợ truông nhà Hồ , sợ phá Tam Giang " . Phá Tam Giang ở Thừa Thiên Huế nhiều người biết , còn truông nhà Hồ thì ở Quảng Trị đấy . Truông nhà Hồ ngày xưa là một vùng đất hoang vắng , cây cối thành rừng rậm rạp , là sào huyệt của các băng cướp chuyên giết người và đòi tiền mãi lộ . Nay nó không phải thâm sâu cùng cốc , xa xôi hiểm trở gì mà nằm bên đường 1 , cách thị trấn Hồ Xá ( huyện lỵ Vĩnh Linh ) 1 km về hướng bắc . Ngày nay , ai đi ô tô đến Huế đều qua truông nhà Hồ đáng sợ ngày xưa .
Quảng Trị còn một địa danh nổi tiếng khác là thành Tân Sở ( Sơn Phòng ) . Đã có lần tôi ngồi ô tô theo quốc lộ 9 về Lao Bảo , đến cây số 12 , nhìn về bên trái có dãy núi trùng điệp bao bọc một vùng đất đỏ ba zan thuộc huyện Cam Lộ , đó là thành Tân Sở xưa . Thành này được nhà Nguyễn xây dựng năm 1883 , đề phòng quân Pháp chiếm được Huế thì vua tôi chạy về đây kháng chiến . Sau ngày kinh thành thất thủ , Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi về đây và tại đây vua đã ban chiếu Cần Vương phát động các nơi chống Pháp xâm lược . Thành Tân Sở sau bị Pháp đốt phá và san phẳng nay chỉ còn là phế tích . Được biết người ta đang có kế hoạch khôi phục lại vì đây là địa điểm kháng chiến của vua tôi nhà Nguyễn trong buổi đầu chống Pháp .
Trong những chuyến đi tôi ấn tượng nhất năm 1989 lần đầu đến đất Quảng Trị , qua thị trấn Hồ Xá ngổn ngang đang xây dựng tôi đến cầu Hiền Lương lòng rưng rưng xúc động . Vĩ tuyến 17 là đây , được đọc , được nghe , được xem qua phim ảnh giờ mới biết là quá muộn mằn . Vĩ tuyến 17 chính là sông Bến Hải ở huyện Vĩnh Linh , huyện này nằm trải dài ở 2 bên vĩ tuyến , trong đó 3/4 diện tích nằm ở bờ bắc , đó cũng là Đặc khu Vĩnh Linh . Tôi xuống sông Bến Hải khỏa tay xuống sông vốc nước đưa lên xoa mặt . Con sông Bến Hải bé nhỏ hiền hòa nhưng mang nỗi đau chia cắt . Nghe nói khi ký kết hiệp định Giơ ne vơ ông Phạm Văn Đồng bấy giờ mới biết đến vĩ tuyến 17 có con sông Bến Hải . Tôi lại nhớ những năm còn trẻ cứ nghêu ngao hát một bài hát chẳng biết ai sáng tác : " Dòng Bến Hải nước xanh xanh mằn mặn .
Có sẵn đò mà chẳng được sang ngang ... "
Còn ông Nguyễn Tuân gọi sông này là sông Tuyến ! (giơi tuyến ) . Tôi xúc động bước trên cây cầu chia làm hai màu sơn phân cách hai miền và bắt chước ông Nguyễn Tuân đếm từng tấm ván lát cầu của hai bên .
Tôi đã đến Cửa Tùng tắm biển . Từ đầu cầu Hiền Lương rẽ xuống cảnh đẹp vô cùng , đường nhựa phẳng lỳ , cây cối xanh tốt ,ruộng đồng trù phú khác hẳn ý nghĩ trong tôi đất Vĩnh Linh khắc nghiệt , cằn cỗi . Chợt nhớ câu chuyện vui : anh rể tôi thời chống Mỹ lái xe ở vùng này theo kiểu cơm bắc , giặc nam . Hồi đó các cô du kích giúp đỡ bộ đội rất nhiều , trong đó cô Lầm mạnh dạn xông xáo , nhưng mãi vẫn chưa chồng . Các anh làm thơ trêu :
" Bích Lầm quê ở Vĩnh Giang
Hai mươi tám tuổi hiên ngang chưa chồng"
Thật vui khi đọc câu thơ con cóc đó !
Thành cổ Quảng Trị là tòa thành hình vuông , chu vi 2 km được xây năm 1805 thời Nguyễn vừa là tòa thành quân sự vừa là trụ sở hành chính của tỉnh . Tòa thành được thế giới biết đến do trận chiến 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa 1972 . Thành cổ và khúc sông Thạch Hãn thành bãi chiến trường ác liệt , B 52 và pháo hạm trút xuống đây hàng vạn tấn bom , hàng vạn người ngã xuống . Bạn học thuở nhỏ với tôi - anh Trần Luân Tín , là nhà điêu khắc , nhà văn tham gia trực tiếp trận đánh này . Anh đã viết những ngày ác liệt đó thành sách và được điện ảnh quay thành phim mà anh là nhân vật chính . Bộ phim phát trên ti vi năm 2013 , tôi xem gặp lại người bạn năm xưa trên phim . Đài tưởng niệm được xây dựng như một ngôi mộ lớn , những trảng cỏ trong thành dưới đó là những ngôi mộ . Tôi bước đi lòng nặng trĩu tâm tư , ở đây không có một ngôi mộ nào , nhưng dưới những ô cỏ kia là xương máu binh sĩ hai bên , tất cả là một ngôi mộ lớn . Tôi đã đến nhà của ông Lê Duẩn ở xã Triệu Thành huyện Triệu Phong . Từ vườn nhà ông có những bậc xi măng xuống sông Thạch Hãn , từ đây nhìn về cầu Thạch Hãn rất gần . Mùa hè đỏ lửa hẳn nhiều xác liệt sĩ trôi trên khúc sông này .
Từ Tp Đông Hà theo quốc lộ 9 về Lao Bảo hơn 80 km là con đường nhựa phẳng lỳ êm ái , quanh co đèo dốc , bạt ngàn đồi cây , những cánh đồng xanh ngắt hai bên đường . Qua thị trấn Kpong klang của huyện Đak Rông , chúng tôi dừng chân bên cây cầu Đak Rông nổi tiếng cũng là đầu đường 14 nối xuống Tây Nguyên . Thị trấn Khe Sanh là đây , nơi hơn 40 năm trước là chiến trường ác liệt mệnh danh là cối xay thịt khổng lồ ...
Quảng Trị nghèo khó nhưng không nghèo ý chí đã vươn lên đang trở thành giầu có . Cảng biển , các quốc lộ dọc ngang trong tỉnh thuận tiện cho phát triển kinh tế . Đông Hà trở thành tỉnh lỵ sầm uất , Khe Sanh , Lao Bảo xa xôi đã là giấc mơ của người dân biên viễn .
Miền quê Quảng Trị với tôi sao gần gũi thân thương đến thế . Mảnh đất đau thương này với nhiều địa danh nổi tiếng làm tôi rung động nhiều cảm xúc trong lòng .
Hẹn ngày trở lại Quảng Trị !
Ngày 19/2/2022

Năm mới Tân sửu, xin gửi đến anh em bạn bè gđ fb lời chúc sức khỏe, an lành, hạnh phúc!Nguyễn Văn Rèn11 Tháng 2 lúc 21:5...
18/02/2021

Năm mới Tân sửu, xin gửi đến anh em bạn bè gđ fb lời chúc sức khỏe, an lành, hạnh phúc!
Nguyễn Văn Rèn
11 Tháng 2 lúc 21:59

"HỘI QUÊ HƯƠNG ..." NÀY Facebook ĐÒI 500 NGÀN để quảng cho mỗi bài.   - - - - -  - - - - -  - - - - -  - - - - -  - - - ...
29/12/2020

"HỘI QUÊ HƯƠNG ..." NÀY Facebook ĐÒI 500 NGÀN để quảng cho mỗi bài.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
NHẠC CHIẾN
(((_ps: hồi nhỏ tết nào ta cũng được CHA đưa ra CHƠI TẾT ở Cầu HIỀN LƯƠNG, ăn phở "HÀ NỘI" ( cửa hàng ăn uống Hiền Lương), khi đó phở là đồ ăn xa xỉ_)))

Nay SẮP TẾT LẠI NHỚ: Đoàn Quân nhạc 781 _“Trận chiến”ngày 20/7/1964 ở cầu Hiền Lương.

(*) Ảnh trên, bên trái: Đồn Công an bờ bắc chụp năm 1964.
(*) Ảnh trên, bên phải: Đoàn Quân nhạc 781 _“Trận chiến”ngày 20/7/1964 ở cầu Hiền Lương.
(*) Ảnh dưới: Cầu HIỀN LƯƠNG chụp từ bờ bắc năm 1964 .
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

"HỘI QUÊ HƯƠNG ..." NÀY Facebook ĐÒI 500 NGÀN để quảng cho mỗi bài.   - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - ...
29/12/2020

"HỘI QUÊ HƯƠNG ..." NÀY Facebook ĐÒI 500 NGÀN để quảng cho mỗi bài.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -- - - - - - - - - - - - - - Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải với CỘT CỜ ĐẦU TIÊN

CỘT CỜ ĐẦU TIÊN (~6m) ở cầu Hiền Lương, sông Bến Hải
Sau này:
Cờ ta nhất định phải cao hơn cờ địch! 'Vỉnh Linh" lại lặn lội lên NÚI rừng Trường Sơn tìm được cây gỗ lim cao 18 mét . Trên đỉnh cột treo lá cờ 24 m2.

28/12/2020

Gặp mặt đầu năm Kỷ Sửu 2021
(SAO sữa lại (thêm chử 2021) thì VIDEO mất đi LÀ SAO HÈ ? )

22/08/2020
04/06/2020

ĐẠNG BẬN VIỆC KHÁC, SẼ HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO Ạ

24/04/2020

ĐANG BẬN QUÁ, CHƯA VIẾT BÀI ĐƯỢC Facebook ạ !

17/04/2020
17/04/2020
Bây giờ ~21:22 mới SOẠN THẢO  trang "HỘI ĐỒNG HƯƠNG Vĩnh Linh ở Đắk Lắk_thành phố Ban Mê Thuột"
15/04/2020

Bây giờ ~21:22 mới SOẠN THẢO trang "HỘI ĐỒNG HƯƠNG Vĩnh Linh ở Đắk Lắk_thành phố Ban Mê Thuột"

Address

Buon Ma Thuot

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when HỘI QUÊ HƯƠNG Vĩnh Linh Đắk Lắk_Buôn Ma Thuột posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Nearby media companies


Other Digital creator in Buon Ma Thuot

Show All