Cùng nhau nuôi dạy con thành tài

Cùng nhau nuôi dạy con thành tài Cùng nhau tìm phương pháp tốt nhất dạy con thành tài
(10)

23/03/2024

Một tân binh cấp 3, là học sinh giỏi từ lớp 1 tới lớp 9 tại TP.HCM, gửi thư thống thiết tới “các bác lãnh đạo, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo”.

Dưới đây là nguyên văn bức thư:

"Kính thưa các bác lãnh đạo, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo!
Cháu xin được trút hết nỗi lòng đã giấu diếm suốt bấy lâu nay và cháu, cũng như nhiều bạn học sinh khác mong chờ sẽ nhận được những lời chia sẻ, cũng như ý kiến của các bác lãnh đạo, các phụ huynh và các thầy cô.

Đã nhiều năm nay, hầu như cuộc đời của học sinh chúng cháu chỉ là thức dậy, đi học trên trường, đi học thêm, về nhà và lặp lại. Qua nhiều năm, niềm đam mê học tập của cháu dần mất đi.
Cháu bắt đầu kiệt sức, chán nản và tuyệt vọng khi nghe đến chữ HỌC.

Không biết tự bao giờ, thời gian chúng cháu đi học còn nhiều hơn khoảng thời gian chúng cháu được ngủ. Đối với cháu, càng học cao hơn, kiến thức càng trở nên vô nghĩa.

Cháu biết nói ra điều này thật vô ơn. Để có được những kiến thức hôm nay là công sức đầy gian lao của những người đi trước.

Nhưng cháu tự nghĩ, vì sao giáo viên chỉ có thể dạy một bộ môn nhưng bản thân một học sinh phải học những mười mấy môn?

Không chỉ vậy, chúng cháu còn chịu áp lực nặng nề từ thầy cô, phụ huynh và cả xã hội. Một lớp học phải có từ 40 em được học sinh Giỏi, Khá và không được có học sinh Trung bình.

Đã đi học thì các môn tổng kết cả năm phải từ 8 điểm trở lên, thậm chí là cao hơn. Tỉ lệ tốt nghiệp của trường sau một năm phải đạt 90% trở lên, có trường phải giữ vững mục tiêu là 100%.

Cháu đã nhiều lần suy nghĩ về những gì chúng cháu đang được học. Càng nghĩ, cháu càng cảm thấy nản hơn khi cháu nhận ra mình gần như không thể tiếp nhận những kiến thức nhà trường dạy.

Bộ não của một người trưởng thành chỉ nặng gần 1400 gam nhưng những người của thế hệ đi trước lại mong chờ chúng cháu học đều, học tốt lượng kiến thức khổng lồ từ hơn mười môn học khác nhau.

Cháu sợ lắm ! Cháu sợ mỗi khi ông mặt trời lại lên báo hiệu một ngày đi học nữa lại đến. Cháu sợ khi điều đầu tiên thầy cô làm khi bước vào lớp là khảo bài, kiểm tra một núi bài tập họ giao cho chúng cháu.

Cháu sợ khi tiếng trống giờ về không đồng nghĩa với việc chúng cháu được về nhà nghỉ ngơi mà nó chỉ đơn thuần là giờ ra chơi giữa giờ học chính khóa và giờ học thêm.

Cháu sợ khi nhìn các bạn đồng trang lứa ăn vội vàng cái bánh bao và ánh mắt họ đờ đẫn, xa xăm, vô hồn ngồi trên chiếc xe máy giữa dòng người kẹt xe lúc 5h chiều.

Thưa các bác, các bác phụ huynh, các thầy cô!

Còn biết bao nhiêu câu chuyện chưa được kể về những áp lực vô hình mà mọi người đang vô tình đặt lên vai chúng cháu.

"Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" – Đó là điều đầu tiên cháu học được khi bước vào lớp 1. Và cho đến giờ, khi đang ở độ tuổi 15, cháu căm ghét cái câu nói này kinh khủng.

Cháu xin lỗi khi nói ra những điều này, cháu biết việc này sẽ khiến cho những người đi trước khó chịu nhưng cho phép cháu được nói lên nỗi lòng mình: Cháu ghét đi học.

Cháu ghét cái cảm giác bước qua cổng trường, mở cuốn SGK, chép từng trang vở. Cháu cảm giác mình lạc hướng… Từng ngày đi học, chúng cháu quay cuồng với việc học bài, kiểm tra.
Những năm tháng dần trôi qua một cách vô nghĩa dưới áp lực của việc học hành, của thầy cô, của gia đình.

Chương trình học hiện tại không cho phép học sinh chúng cháu có quyền sáng tạo. Tất cả bị bó buộc vào những quy luật nhất định và chúng cháu – những người học sinh bắt buộc phải làm theo chứ không được thay đổi.

Chính bản thân chúng cháu còn không hiểu mình đang học vì cái gì, vì ai!

Học vì kì vọng của mọi người xung quanh, học vì điểm số, học để qua được một kì kiểm tra ư? Xong rồi sao nữa?

Cuối cùng sau hơn 20 năm học tập miệt mài, căng thẳng chúng cháu còn phải sống một cuộc đời rất dài và tới lúc đó, chúng cháu sẽ phải áp dụng những kiến thức đã học được vào cuộc sống.

Nhưng cháu đã nhiều lần tự hỏi, cháu có thể sử dụng "Chuyển động tròn đều", "Chiều tăng giảm của hàm số" hay Vecto trong cuộc đời thật như thế nào?

Chúng cháu cứ học rồi lại quên, thầy cô thì cứ lao đầu vào giảng, giao bài tập về nhà nhưng họ chưa bao giờ nói cho chúng cháu nghe ứng dụng của những kiến thức này trong cuộc sống.

Từ một lúc nào đó, mọi người lại đánh giá nhau thông qua những con điểm.

Chì vì những con điểm vô giá trị mà đã đẩy biết bao số phận học sinh vào bước đường cùng, đã khiến cho mối quan hệ chữa cha mẹ - con cái và giáo viên – học sinh trở nên căng thẳng, ngột ngạt.

Cuộc sống của những học sinh giờ đây gần như chỉ xoay quanh HỌC. Chúng cháu không biết đến khái niệm nghỉ ngơi, thư giãn.
Chúng cháu gần như không còn hiểu được giá trị của những bữa ăn bên gia đình vì gần như suốt một tuần chúng cháu chỉ gần như học thêm đến khi trời tối mịt.

Người bạn ngồi kế cháu, bạn ấy học rất giỏi và các thầy cô đều rất yêu quý bạn ấy. Nhưng bạn ấy khổ lắm. Nhà bạn ấy ở Quận 12 và bạn ấy phải đi xe buýt tới Quận 1 để học thêm mỗi ngày.
Từng ngày đi học của bạn ấy bắt đầu từ 5h30 sáng cho tới 11h đêm. Bạn ấy đã kiệt sức rồi, cháu biết điều đấy. Khuôn mặt bạn phờ phạc, ánh mắt bạn bơ phờ, bạn bị thiếu ngủ và đau dạ dày.
Những người như bạn cháu không thiếu ngay tại chính TP.HCM này.

Học sinh chúng cháu sống thờ ơ, lãnh đạm, vô cảm và không có kĩ năng sống. Chúng cháu không biết phải làm gì nếu có động đất, sóng thần hay gặp một người bị đột quỵ ngay giữa đường.
Người lớn thất vọng vì cách ứng xử của thế hệ trẻ trong khi thế hệ trẻ chúng cháu lại thất vọng vì đang được giáo dục không có định hướng.

Thưa các bác, là một học sinh, cháu đã vô cùng xúc động khi nghe chủ trương không dạy thêm. Cái cảm giác vui mừng chợt chạy qua người cháu khi nghĩ đến cảnh chúng cháu không còn phải còng lưng ra học bài lúc 11h đêm nữa.

Nhưng hiện thực tàn khốc của việc học đã không cho cháu được vui mừng lâu.

Trước cảnh mỗi năm đề thi Đại học lại đổi mới một kiểu, trước cảnh cô giáo viên dạy Toán của chúng cháu quảng cáo về lớp dạy thêm của cô một cách bí mật, cháu nhận ra mọi chuyện sẽ không hề tốt lên được, sẽ không bao giờ tốt lên được.

Rồi sau tất cả, khi chúng cháu rời ghế nhà trường, đối diện với cuộc sống thật, chúng cháu lại lơ ngơ, hoang mang vì hoàn toàn không có những kĩ năng sống cần thiết.

Cháu cầu xin các bác, các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo: Xin hãy cho chúng con được SỐNG. Xin cho phép chúng con được sống trong những tháng năm tuổi học trò một cách trọn vẹn nhất có thể.

Xin đừng quá kỳ vọng vào tụi con để rồi chính những kì vọng ấy khiến cho mọi người thất vọng. Xin đừng chỉ trích chúng con khi bọn con bị điểm kém.

Xin hãy hiểu rằng mỗi người chỉ có những khả năng nhất định và bọn con không phải là thiên tài.

Cuối cùng, con xin mọi người hãy hiểu: HỌC SINH CŨNG CHỈ LÀ CON NGƯỜI, KHÔNG PHẢI MÁY MÓC".
Nguồn Facebook tindoisong

12/10/2023

Hạnh phúc là có sẵn. Đừng tìm và đừng chờ

Đất nước này trong 100 năm qua đã trải cả chiến tranh, nghèo đói, hòa bình và no đủ.

Nếu xét theo tâm lý của các thế hệ trước, thì hẳn là từ kể sau 1975, chúng ta sẽ hạnh phúc lắm lắm. Nhưng không, cái khổ chỉ khác nhau về hình thức. Cường độ thì có khi nó còn cao hơn cả thời lầm than. Một anh lính trẻ thời chiến tài sản chỉ có chiếc ba lô, tính mạng bấp bênh có thể nay còn mai mất, nhưng tâm hồn vẫn lãng mạn, vẫn yêu đời, phơi phới hơn khối thanh niên đang buồn rầu, lờ đờ, làng nhàng, vô vị trong cuộc sống tiện nghi hiện đại.

Khi đang nghèo, bạn nghĩ rằng đợi đến giàu mình sẽ vui sướng. Khi giàu rồi, bạn nghĩ đợi khi con cháu thành đạt thì mình mới viên mãn. Bạn không nhìn thấy cái tâm của những kẻ đang sống trong vinh hoa phú quý, những người đã là cha mẹ của ông này bà nọ, rối bời ra sao. Họ có khi còn lo lắng, sợ hãi, mịt mù hơn cả những bạn công nhân ngày ngày ra vào khu chế xuất bán sức lao động.

Đời là bể khổ. Nhưng đời không phải là bạn. Nó luôn có cách vận hành không thể lường. Thế giới là sân khấu lớn của muôn trò luân phiên. Chúng ta chỉ có thể quan sát, chấp nhận và trải nghiệm theo cách của mình. Cùng trong một hoàn cảnh, việc lựa chọn thái độ sống của mỗi người sẽ quyết định họ là ai.

Trong tất cả mọi sự tự định nghĩa cá nhân, chúng ta rồi sẽ vượt lên trên các cặp đối lập tầm thường của giàu/nghèo, thành công/thất bại, thông minh/ngu dốt… Cuối cùng, điều quan trọng nhất của một con người là đã THỨC TỈNH hay vẫn còn U MÊ.

Kẻ thức tỉnh sẽ luôn ở trong phúc lạc, cho dù đang là dạng người nào, hoàn cảnh nào. Người nhận ra vinh quang nhất rốt cuộc là bỏ đi được những gì chứ không phải bao nhiêu thứ vơ vào, đạt được. Càng nhẹ gánh càng đến gần với giải thoát.

Người ấy trọn vẹn với thực tại, với hiện hữu; hân hoan với ở đây, bây giờ. Không cần dựa vào hệ thống niềm tin nào, không cần ở trong phe nhóm mạnh, không đòi hỏi thêm bất cứ điều gì. Bởi vì khi buông xuống tất cả, bỗng nhiên chúng ta nhận ra mình đã có tất cả. Mọi thứ trong ta, quanh ta đều đã hoàn hảo, đầy đủ. Nó không hề là một lý thuyết suông. Cái tuyệt mỹ của sự sống ngập tràn tận đến từng tế bào nếu bạn nhắm mắt lại và cảm nghiệm rồi mở to mắt cùng các giác quan mà chiêm ngắm cái thế giới lộng lẫy này.

Hạnh phúc mang tính bản chất, nó có sẵn bên trong. Khổ đau là thứ ngoại nhập, nó đến từ xã hội. Hành trình của giác ngộ là trở về, khám phá thế giới nội tâm. Ngoài kia là trùng trùng điệp điệp của bao điều chưa biết. Hãy cứ để nó là như thế.

So với sự mênh mông của đạo, thì cái bể đời khổ sở của bạn cũng chỉ như một cái vũng nước bé xíu giữa thảo nguyên bát ngát hoa!
Theo Facebook Đoàn Quý Lâm

05/09/2023

TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

Không biết là từ bao lâu rồi, ngày tựu trường đã không còn là một niềm vui lớn của tuổi học trò nữa. Năm nào cư dân mạng cũng đăng bức ảnh cậu bé mặc đồng phục ngồi gác chân lên ghế với gương mặt nhăn nhó trong lễ khai giảng. Bên cạnh, bạn bè nó cũng hết sức uể oải, vặn vẹo.

Các bậc phụ huynh thì thở phào. Họ đã gồng gánh ba tháng hè để quản mấy đứa nhỏ. Nay chỉ cần chở tới lớp, chúng sẽ ở đó cả ngày để họ rảnh tay đi làm. Phần lớn sẽ không quan tâm, hoặc quan tâm cũng chẳng biết được những gì xảy ra ở sau cái cổng trường đầy các khẩu hiệu. Có lẽ ai cũng nghĩ tệ nạn chắc là nó chừa con mình ra, hoặc có vấn đề gì nó sẽ tâm sự với mình, lúc đó hẵng xử lý.

Trong trường học, sẽ không có những câu hỏi mang tính tôn trọng dành cho học sinh, như: Các em nghĩ gì về vấn đề này? Theo em thì nó là như thế nào? Em có thắc mắc gì không? Em cho biết quan điểm của mình về a, b, c… Thay vào đó, học sinh cứ phải thế này, phải thế kia. Toàn là phải, phải và phải. Hầu như là không có gợi hứng, chỉ có bắt buộc; không có chọn lựa, chỉ có làm theo.

Suốt mười mấy năm trong guồng như thế, các cháu sẽ quen với việc không được đối xử một cách tôn trọng. Chính kiến là thứ gì đó vứt đi lâu rồi. Chẳng ai lắng nghe chúng cả. Gia đình cũng áp đặt mà nhà trường cũng áp đặt. Cuối cùng thì cũng đã đủ để hình thành nên tố chất của những đứa làm thuê thấp cấp sau khi tốt nghiệp: Ai bảo sao thì làm vậy. Ở điểm này, chúng ta thấy giáo dục như một cái lò mà bạn đưa vào đó viên ngọc và để rồi sẽ nhận về hòn đá!

Để viên ngọc của bạn ngày càng sáng lên, nó phải được tiếp nhận ánh sáng chứ không phải để cho người ta tùy tiện sơn trét lên đủ thứ. Trong khi mà vẫn chưa thể giành quyền nuôi dạy con tử tế, bạn cần phải giúp chúng giải bỏ mọi áp lực phi lý từ bên ngoài. Vẫn phải học bài, trả bài, kiểm tra, thi cử, nhưng cứ xem chúng như những trò chơi thôi. Đừng nặng kết quả. Bởi vì rốt cuộc thì những thứ này cũng chẳng quan trọng. Với bệnh thành tích hiện nay, hầu như là học kiểu gì cũng lên lớp, cũng tốt nghiệp được. Tiến sĩ, thạc sĩ mà người ta còn cho ra lò hàng loạt như lợn con cơ mà!

Nhà trường dạy con bạn phải biết rất nhiều kiến thức linh tinh, thứ mà phần lớn sẽ trở nên vô tích sự khi bước vào đời. Trong khi đó, những gì tạo nên một cuộc sống hạnh phúc thì không có trong chương trình của họ. Chính vì vậy, bạn đừng phó mặc. Mỗi gia đình cần phải xây dựng, duy trì chương trình giáo dục của riêng mình. Hãy làm bạn với con để chia sẻ cùng chúng những gì thuộc về chăm sóc sức khỏe thể chất, về thế giới nội tâm, về thơ ca, về tình yêu thương, về trách nhiệm, về thái độ tích cực trước cuộc sống.

Hãy để con mình biết rằng chúng chính là những sinh mệnh huy hoàng và vĩ đại như bất kỳ ai khác. Không ai được quyền sỉ nhục, xúc phạm, đánh đập, ép buộc nó. Mỗi người đến với đời này với mục đích trải nghiệm khác nhau, do vậy mà sẽ sống theo cách của riêng mình, không cần bắt chước. Bắt tất cả phải làm một thứ giống nhau, giỏi một thứ như nhau là phản giáo dục, phi nhân tính.

Bọn trẻ cần biết được rằng chúng mang tiềm năng vô hạn của những bậc tạo hóa. Chẳng có gì phải lo lắng cho cuộc mưu sinh để mà còng lưng với mấy con chữ, con số ròng rã suốt 1/3 cuộc đời. Chỉ cần chọn lấy một vài thứ thực sự đam mê để mà chơi với nó hết mình. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” là thế. Chẳng có ai giỏi một nghề mà lại nghèo đâu. Mà để giỏi một thứ thì chúng ta phải quên đi nhiều thứ không cần thiết khác. Chớ có bắt một nghệ sĩ Violin tương lai phải miệt mài tiêu hóa đống công thức rối rắm của khoa học tự nhiên. Đừng ép một nhà vật lý phải đọc thuộc văn, sử. Đứa có tố chất của một võ sư thì không cần phải học tất cả những thứ mà một thằng mong muốn trở thành kiến trúc sư cần.

Bạn cần nhớ là ai cũng cần không gian riêng của mình. Mà bọn trẻ hiện nay thì đang bị xâm chiếm nghiêm trọng và can thiệp thô bạo suốt cả ngày. Chúng bị giám sát cả trong giấc ngủ nữa. Đó là nhân danh tình thương chứ không phải tình thương chân thật. Cao nhất của yêu thương, trí tuệ nhất của yêu thương là giành cho nhau sự tôn trọng và mang đến cho nhau sự tự do.

Khi được độc lập, tự do, đứa trẻ sẽ dần dần cho bạn thấy năng lực, sở trường thực sự của nó. Và chỉ cần khích lệ, cổ vũ thôi, chúng ta sẽ có những thiên tài.

Hãy giành lấy một phần việc giáo dục về phía gia đình. Không có nhiều hy vọng nếu cứ ném con em mình vào hệ thống và phó thác cho nó.
Nguồn Facebook Đoàn Quý Lâm

Với kết quả học tập như hiện nay thì có tới hơn 45% số học sinh dưới điểm trung bình môn toán. Hơn 32% số học sinh dưới ...
02/07/2023

Với kết quả học tập như hiện nay thì có tới hơn 45% số học sinh dưới điểm trung bình môn toán. Hơn 32% số học sinh dưới điểm trung bình môn ngoại ngữ. Hơn 11% dưới điểm trung bình môn ngữ văn(nguồn báo dân trí). Nếu phụ huynh đang có con trong độ tuổi đi học đa số đều biết con cái đang phải học rất nhiều nhưng kết quả thì ngược lại với thời gian, công sức và chi phí bỏ ra. Vậy mấu chốt vấn đề là gì?

Thay vì dạy phương pháp học cho học sinh thì nhà trường đang cố gắng nhồi nhét kiến thức vào đầu học sinh. Vì vậy lượng kiến thức thì nhiều mà học sinh tiếp nhận được không bao nhiêu.

Vậy làm thế nào để dạy phương pháp học cho học sinh? Hitacamp và 5 phút thuộc bài là giải pháp tốt nhất hiện nay. Đây là những ứng dụng học tập được kỷ lục gia siêu trí nhớ thế giới Nguyễn Phùng Phong và tập đoàn giáo dục Tâm Trí Lực do anh sáng lập tạo ra. Với khả năng ghi nhớ siêu phàm thì anh đã chia sẻ những phương pháp học tập và ghi nhớ tốt nhất cho học sinh Việt Nam.

Phụ huynh có thể tham khảo và đăng ký trải nghiệm miễn phí cho con theo link sau:
http://referral.5phutthuocbai.com/apn/CD452377

Với 5 phút thuộc bài học sinh được học các kỹ thuật ghi nhớ siêu đẳng, siêu nhanh và việc học bài trở nên đơn giản hơn nhiều. Nếu đa số học sinh được học phương pháp này thì tôi tin chắc kết quả học tập của học sinh sẽ tốt hơn rất nhiều. Việt Nam sẽ có được nhiều nhân tài thực sự trong tương lai không xa.

Mỗi học kỳ tổng kết đều thấy số lượng học sinh giỏi vượt trội. Số học sinh khá và trung bình chỉ có vài bạn mỗi lớp vậy ...
25/06/2023

Mỗi học kỳ tổng kết đều thấy số lượng học sinh giỏi vượt trội. Số học sinh khá và trung bình chỉ có vài bạn mỗi lớp vậy mà kết quả thi chuyển cấp thì hoàn toàn ngược lại. Kết quả có xứng đáng với thời gian, công sức và tiền bạc mà các bậc cha mẹ đã bỏ ra?
(Hình ảnh nguồn báo dân trí)

24/05/2023

HỌC NHANH, NHỚ LÂU VỚI 5 PHÚT THUỘC BÀI

1. Tóm tắt bài học các môn theo SGK từ lớp 1 đến lớp 12 bằng sơ đồ tư duy, bài giảng ngắn gọn chỉ trong 10 phút
2. Học nghe giảng bài trước khi đến lớp, ôn lại sau khi học, ôn tập trước khi làm bài trắc nghiệm để luyện tập kiến thức
3. Chỉ cần 5 phút để ghi nhớ bài học
4. Giáo viên có kho bài giảng khổng lồ để làm tư liệu giảng dạy - chỉ mở lên cho học sinh xem, giảng những điểm khó hiểu - tạo môi trường cho học sinh tự học
5. Có thể học mọi lúc, mọi nơi trên máy tính, điện thoại: app dễ sử dụng, thân thiện người dùng
6. Bài giảng song ngữ chuẩn quốc tế, dễ dàng trau dồi tiếng Anh
7. Có sổ liên lạc điện tử giúp cha mẹ theo dõi hành trình học tập của con
—> Xin chia sẻ ứng dụng tuyệt vời này cho ba mẹ để giúp con học nhẹ nhàng, nhớ dễ dàng. Ba mẹ cứ thoải mái tải về trải nghiệm miễn phí trước. Link dưới cmt 👇👇👇

Sau hơn 1 tháng tìm hiểu các phương pháp giúp con học hiệu quả và dễ dàng. Mình đã áp dụng phương pháp này cho con mình ...
13/05/2023

Sau hơn 1 tháng tìm hiểu các phương pháp giúp con học hiệu quả và dễ dàng. Mình đã áp dụng phương pháp này cho con mình thì kết quả thật bất ngờ. Con trở nên hứng thú hơn với việc học và chỉ mất 5-10 phút ôn lại bài là thuộc bài cô dạy ở trường. Bởi tất cả các bài giảng của tất cả các môn đều được tóm tắt bằng bản đồ tư duy rất dễ thuộc và dễ nhớ. Chi phí thì siêu rẻ tính ra khoảng 50k đến 60k/tháng.
Con có nhiều thời gian hơn để chơi để học năng khiếu, để giúp bố mẹ làm việc nhà như: Quét nhà, rửa chén, phơi quần áo, học nấu ăn.v.v…

02/05/2023

Tại sao đất nước Israel lại là đất nước đứng tốp đầu thế giới về khoa học, công nghệ & nông nghiệp, trong khi đất nước rất nhỏ và khí hậu khắc nghiệt? Hãy cùng tìm hiểu cách họ dạy con, chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên nhé.

Bàn về dạy conDạy con luôn là nỗi lo, sự trăn trở của các bậc cha mẹ. Với sự phát triển của nền công nghiệp hiện nay thì...
24/04/2023

Bàn về dạy con

Dạy con luôn là nỗi lo, sự trăn trở của các bậc cha mẹ. Với sự phát triển của nền công nghiệp hiện nay thì thời gian ba mẹ dành cho con cái rất ít.
Cha mẹ thường sẽ mất 8-10 tiếng/ ngày để làm việc, con cái cũng mất thừng đó thời gian học ở trường. Buổi tối thì tranh thủ nấu cơm, ăn cơm, sau đó thì con cái lại phải làm bài tập. Do vậy thời gian để cha mẹ nói chuyện với con, chỉ tập trung vào cuối tuần.

Vậy chúng ta làm thế nào để dạy con thật tốt?
Muốn dạy con tốt thì cha mẹ chắc chắn phải học, học để hiểu, sau khi hiểu mới biết cách để dạy con.

Thông thường khi nghe, hay chỉ cần nghĩ đến chữ học sẽ làm cho nhiều cha mẹ thấy ngại học, ngại mất thời gian. Có thể do cách đào tạo và truyền thụ từ trước tới nay rất áp lực và thiếu đi sự thú vị nên đã ăn sâu cảm giác “học là khó” ở trong suy nghĩ của rất nhiều bậc cha mẹ.
Tuy nhiên sau khi học và nghe các bài giảng từ các thầy. Mình xin phép tổng kết việc dạy con thông qua một bức tranh. Để cha mẹ nhìn vào là nhớ, nhìn vào là biết cần dạy con việc gì. Việc dạy con sẽ trở nên đơn giản và đi vào cuộc sống hàng ngày của gia đình một cách rất tự nhiên.

Cha mẹ chỉ cần tập trung ghi nhớ hình ảnh trong bài viết này để dạy con.
Mình xin được diễn giải để các bậc cha mẹ dễ hiểu. Dạy con cũng giống như trồng cây, muốn con khỏe mạnh thì chúng ta tập trung chăm sóc từ cái gốc rễ, cái gốc khỏe thì tự nhiên cành lá cũng khỏe, hoa sẽ thơm, trái sẽ ngọt đó là nguyên lý từ tự nhiên.
Dạy con là dạy cái gốc, cái gốc chính là đạo thì cha mẹ tập trung 5 nhánh chính: Đạo làm con, Đạo làm cha mẹ, Đạo làm vợ chồng, Đạo làm việc, Đạo làm công dân
1. Đạo làm con: BIẾT ƠN - NHỚ ƠN - BÁO ƠN -> Cha mẹ muốn dạy được đứa con biết hiếu thảo thì cha mẹ phải là người làm gương cho con. Cha mẹ phải đối xử với các bậc sinh thành ra mình một cách tử tế và hiếu lễ. Nhiều trường hợp cha mẹ không để ý đến đạo làm con nên sẽ lên mặt dạy đời cha mẹ, mà quên đi rằng cha mẹ vất vả nuôi dạy mình nên không có thời gian hay cơ hội để học được như mình. Nhờ có cha mẹ yêu thương dưỡng dục chúng ta mới có cơ hội sống và trưởng thành. Nguyên lý thuận tự nhiên thì chỉ có cha mẹ dạy con chứ không có chuyện con dạy cha mẹ. Con cái chỉ có thể góp ý một cách trân trọng và chân thành với cha mẹ chứ tuyệt đối không được thể hiện theo kiểu dạy dỗ cha mẹ. Nếu làm như vậy là lỗi đạo làm con. Và chính các con mình sẽ nhìn gương cha mẹ để sau này đối xử lại với cha mẹ.
2. Đạo làm cha mẹ: Dạy con TỰ LẬP - TỰ TIN - TỰ LO -> Điều cha mẹ cần dạy con là tự lập từ nhỏ tức là tự làm được những việc hàng ngày của mình như: Ăn uống, tắm giặt, nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa, tự học, tự đọc. Nếu một đứa trẻ tự lập được thì con sẽ có sự tự tin và tự lo được cho bản thân mình. Khi một đứa trẻ nó đã tự lập, tự tin, tự lo được thì cuộc sống của con sẽ tự do và hạnh phúc. Làm cha làm mẹ nhìn thấy con tự lập, tự do và hạnh phúc thì còn điều gì sung sướng hơn đúng không cha mẹ?!
Tuy nhiên, trong thực tế nhiều cha mẹ vì thương con một cách mù quáng mà chiều con, không cho con làm bất gì việc gì trong nhà, con được cung phụng như một hoàng tử hay một công chúa. Nếu dạy con theo cách này thì sau này hoàng tử công chúa sẽ trở thành vua, cha mẹ sẽ trở thành người hầu, mà khi người hầu bị sai phạm thì dĩ nhiên sẽ bị trị tội. Nếu cha mẹ dạy con theo cách này là lỗi đạo làm cha mẹ.
3. Đạo vợ chồng: YÊU THƯƠNG - GIÚP ĐỠ - ĐỘNG VIÊN - CHIA SẺ -> Là vợ chồng thì phải biết yêu thương, giúp đỡ, động viên, chia sẻ với nhau lúc sung sướng cũng như lúc khổ cực, khó khăn. Sống với nhau phải hoà nhã, lễ độ. Đối xử với bên nội và bên ngoại theo đúng đạo làm con. Tuyệt đối không được nhất bên trọng, nhất bên khinh sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa 2 vợ chồng và cha mẹ hai bên nội ngoại. Giống như ông cha ta đã có những câu rất hay về thuận vợ chồng như: "Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn" hay " Râu tôm, nấu với ruột bầu. Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon" đều rất đề cao sự hoà thuận của 2 vợ chồng sẽ là gốc rễ để gia đình hạnh phúc. Cha mẹ muốn dạy con cái thì cha mẹ phải là người làm gương cho các con noi theo.
4. Đạo công việc: TRÁCH NHIỆM - TRUNG - TÍN - LỄ - NGHĨA -> Phàm là làm ở đâu hay việc gì thì cũng phải có trách nhiệm với công việc đó, làm cho đến khi hoàn thành. Đã làm công ty nào thì phải tuyệt đối trung thành với công ty đó, giữ uy tín cho bản thân và cho công ty nơi mình làm việc, đã là nhân viên trong công ty thì phải thể hiện sự tôn trọng lễ phép với cấp trên, sống với tập thể, cấp trên hay cấp dưới phải có nghĩa, có tình thì mọi người mới yêu quý, đường công danh mới rộng mở. Nếu phạm 1 trong các điều trên là lỗi đạo rất khó thăng tiến bền vững trong sự nghiệp.
Trong thực tế hàng ngày thì khi ba mẹ rèn cho con cách tự lập cũng là lúc ba mẹ dạy con về đạo công việc. Hướng dẫn giúp đỡ con làm việc gì cũng phải đến nơi đến chốn, không làm bừa, làm ẩu sẽ thành thói quen xấu, sau này rất khó sửa. Giới trẻ hiện nay tuy rất thông minh nhưng lại thiếu sự kiên trì nhẫn nại khi làm việc, do vậy rất dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn, rất dễ tổn thương hay trầm cảm khi gặp áp lực. Nên cha mẹ phải chú ý rèn con từ nhỏ đặc biệt giai đoạn trước tuổi dạy thì. Sau tuổi dạy thì sẽ rất khó uốn nắn do con đã hình thành thói quen và nhân cách.

5. Đạo công dân: BIẾT ƠN TIÊN TỔ - BIẾT ƠN CÁC VỊ ANH HÙNG LIỆT SĨ - YÊU THƯƠNG BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC - YÊU THƯƠNG BẢO VỆ ĐỒNG BÀO -> Là công dân quốc gia nào thì điều đầu tiên là phải biết ơn các vị tổ tiên, các vị anh hùng đã khai phá, gìn giữ, hy sinh cho quê hương đất nước mình. Phải bảo vệ chủ quyền, độc lập của đất nước và quyền được sống, quyền tự do của người dân mình. Nếu làm sai bất cứ điều gì ở trên là lỗi đạo cần phải dưỡng dục và thay đổi.

Kính thưa các bậc cha mẹ, trên đây là những đúng kết của riêng mình sau khi học và đọc từ những bậc thầy hiện nay. Mỗi người sẽ có những cách dạy con khác nhau nhưng tựu chung lại vẫn là "DĨ BẤT BIẾN, ỨNG VẠN BIẾN". Cái gốc rễ của giáo dục chính là "ĐẠO" giúp con thực hành và hiểu được 5 cái đạo gốc ở trên thì con sẽ là người có đạo và có đức độ. Chắc chắn con sẽ trở thành công dân tốt cho xã hội. Khi con chúng ta hiểu rõ 5 cái đạo này thì con làm nghề gì không quan trọng, nghề nào cũng là nghề xã hội cần và quan trọng hơn đó là nghề do con tự lựa chọn (vì con có sự tự lập, tự tin và tự lo ngay từ nhỏ), đã là nghề con yêu thích thì chắc chắn con sẽ trở thành bậc thầy trong ngành đó. Khi đó tự do, hạnh phúc và thành công sẽ đến với các con. Hy vọng các bậc cha mẹ sẽ thành công trong việc dạy con. Một đất nước Việt Nam hùng cường và tràn đầy tình yêu thương đang nằm trong tay chúng ta. Chúc các bậc cha mẹ luôn khoẻ, tràn đầy năng lượng, tràn đầy tình yêu thương để đào tạo những công dân ưu tú cho tổ quốc này. Chân thành cảm ơn!
Ps: Các phương pháp dạy con ở trường học và những kỹ năng cần học ở trường đời mình đang tiếp tục nghiên cứu, sẽ chia sẻ thêm cho cha mẹ nghiên cứu ứng dụng trong thời gian sớm nhất.

Hôm nay tôi đã học được những điều tuyệt vời dù đã biết kiến thức này thông qua sách vở nhưng còn mông muội trong quá tr...
24/04/2023

Hôm nay tôi đã học được những điều tuyệt vời dù đã biết kiến thức này thông qua sách vở nhưng còn mông muội trong quá trình dưỡng dục con cái. Tôi xin được tổng kết lại để những ai làm cha mẹ sẽ đọc và hiểu con mình hơn:

I. Cấu tạo não người
Để hiểu con, các bậc cha mẹ hãy cùng nhau tìm hiểu về não bộ của con người.
Cấu tạo não bộ của con người gồm 2 bán cầu não: Não phải + Não Trái = Đại Não ~ 86 tỉ tế bào Neuron thần kinh
Trọng lượng não của Nam giới: ~1350g
Trọng lượng não của Nữ giới: ~ 1200g

Tạo hóa sinh ra rất công bằng mỗi người đều có ~ 86 tỉ neuron thần kinh. Nhưng cách phân bổ neuron thần kinh ở mỗi người là khác nhau. Do vậy mỗi người sẽ có năng lực khác nhau.

II. Các loại hình thông minh
Vì vậy con người chúng ta sẽ được chia ra những loại hình thông minh như sau:
1. Thông minh: Cơ thể - Vận động -> thể dục thể thao rất giỏi
2. Thông minh: Tương tác - Giao tiếp -> Giỏi điều hành, lãnh đạo
3. Thông minh: Từ vựng - Ngôn ngữ -> Giỏi ngoại giao, thuyết trình
4. Thông minh: Logic -> Giỏi tính toán
5. Thông minh: Thiên nhiên -> Yêu thích thiên nhiên muốn khám phá và gắn bó với tự nhiên
6. Thông minh: Nội tâm -> Rất nhạy bén về cảm xúc, ít thể hiện ra bên ngoài nhưng luôn chấp nhận đối mặt với kết quả dù tốt hay xấu.
7. Thông minh: Thị giác - Không gian -> Giỏi suy nghĩ trìu tượng đa chiều như Thiết kế, kiến trúc
8. Thông minh: Âm nhạc -> Rất nhạy bén về âm nhạc, cảm âm rất giỏi có thể nghe và phân biệt được các nốt nhạc. Rất thích giai điệu

III. Thực trạng kết quả
Kính thưa các bậc cha mẹ! Hiện nay chúng ta đi họp phụ huynh thường nghe cô giáo tổng kết như sau:
“Kính thưa các vị phụ huynh tôi là cô giáo chủ nhiệm xin vui lòng thông báo kết quả cuối năm của lớp chúng ta như sau: Tổng số có 40 bạn -> trong đó có 37 học sinh giỏi, 2 học sinh khá, 1 bạn trung bình”.
Chúng ta nghe rất quen rồi đúng không quý vị?Nhưng những điều chúng ta đang nghe là hoàn toàn ngược với tự nhiên. Bởi trong trường học môi trường không đủ để phân bổ hết 8 loại hình thông minh mà chúng ta đã học. Do vậy kết quả không phản ánh đúng thực chất vấn đề.
Tuy nhiên bậc cha mẹ chúng ta chỉ muốn nghe con mình học giỏi, con mình điểm 9, điểm 10 mà quên rằng ngày xưa chúng ta đi học để được điểm 9 và 10 rất khó khăn.
Cha mẹ vì bệnh thành tích mà luôn so sánh con mình với bạn này, bạn kia mà không hề biết 2 cá thể là hoàn toàn khác nhau, khoa học chưa tìm ra được 2 người hoàn toàn giống nhau trên trái đất này.

IV. Cha mẹ đang đối xử thế nào với con
Tại sao chúng ta phải đi so sánh con chúng ta với con của người khác?
Điều này cũng giống như: Ba mẹ bắt một con vịt đi đua với 1 con thỏ
Nếu bắt con vịt chạy đua với con thỏ trên cạn thì con vịt có luyện cả đời cũng không theo kịp con thỏ
Nếu bắt con thỏ chạy đua dưới nước với con vịt thì con thỏ sẽ nổi lềnh bềnh trên nước sau 3 ngày chìm xuống nước.
Như vậy ba mẹ vô tình kìm hãm tài năng & thậm chí đang giết chết con cái mình.
Vì vậy ngay từ bây giờ hãy dừng ngay việc so sánh con mình với con người khác.

V. Làm thế nào để phát hiện sở trường của con
Cha mẹ ơi! Mỗi đứa con sẽ có điểm mạnh riêng của nó vì đứa nào cũng có ~ 86 tỉ neuron thần kinh. Do vậy nhiệm vụ của chúng ta là phát hiện ra con giỏi lĩnh vực nào thì tập trung hướng tới đào tạo lĩnh vực đó.

Câu hỏi đặt ra là? Làm thế nào để biết con mình giỏi cái gì? Hỏi con thì chúng nó cũng không biết nó muốn gì và thích gì?
Đây là những câu hỏi làm cho bậc cha mẹ và con cái đều rất đau đầu.
Vì sao vậy cha mẹ?
Đó là vì con không được trải nghiệm nên con sẽ không biết mình thích cái gì. Do đó ngoài đào tạo cho con sự tự lập thì ba mẹ nên hàng tuần hoặc tối thiểu hàng tháng cho con đi khám phá điều mới: Như đi ăn món mới mà con chưa từng ăn, đi đến những nơi mà con chưa từng tới, đi gặp những người con chưa từng gặp .v.v…
Dần dần con sẽ có trải nghiệm và con sẽ biết mình thích gì và mình yêu cái gì.

VI. Tổng kết
Mình mong muốn được chia sẻ điều này tới tất cả mọi người những ai đang là cha mẹ hãy thức tỉnh, thay vì so sánh con thì hay đưa con ra ngoài cho con trải nghiệm, hay xem con giỏi lĩnh vực gì để bồi dưỡng có như vậy chúng ta mới tạo ra được thế hệ tiếp theo tài năng và có ích cho xã hội này. Ước mơ một Việt Nam hùng cường đang nằm trong tay mỗi bậc phụ huynh chúng ta. Trân trọng và biết ơn những ai đã đọc và cảm nhận được nội dung bài viết này! Hãy cho đi và đừng nghĩ mình sẽ nhận được gì! Xã hội sẽ dần tốt đẹp hơn, giáo dục sẽ dần quay về đúng bản chất và giá trị của nó.

Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người. Đạo lý trong việc trồng cây và trông người tương tự nhau c...
24/04/2023

Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người. Đạo lý trong việc trồng cây và trông người tương tự nhau chỉ khác nhau ở vấn đề thời gian.
1. Trồng người giống như trồng cây. Tập trung chăm sóc cái gốc rễ thì cây mới khỏe mạnh
2. Đạo làm người mà cha mẹ phải học để dạy con cái mình:
-> Số 1: Đạo làm con -> BIẾT ƠN, NHỚ ƠN & BÁO ƠN tới cha mẹ những bậc sinh thành ra mình. Hiện nay có nhiều người thường không để ý việc này mà thường áp đặt, lên mặt, dạy đời ba mẹ đó là lỗi đạo. Nếu ba mẹ không dưỡng dục chúng ta nên người thì chúng ta sẽ không có cơ hội để tồn tại. Vì vậy con cái chỉ được làm theo đạo làm con, chỉ có cha mẹ dạy con chứ không được phép dạy dỗ ba mẹ, nếu làm ngược là lỗi đạo
-> Số 2: Đạo làm cha mẹ -> Dạy con TỰ LẬP - TỰ TIN - TỰ LO-> TỰ DO & HẠNH PHÚC. Điều đầu tiên cha mẹ phải dạy con cái là sự tự lập, một đứa trẻ tự lập thì sẽ tự tin để làm những điều nó muốn, không ngại khó khăn gian khổ để đạt được điều nó muốn. Từ đó con sẽ có tự do và tiền bạc & hạnh phúc! Do vậy chiều con không dạy con là lỗi đạo.
-> Số 3: Đạo vợ chồng -> Vợ chồng mà không yêu thương, giúp đỡ, động viên chia sẻ nhau những lúc khó khăn cũng như khi sung sướng, hạnh phúc là lỗi đạo.
-> Số 4: Đạo công việc -> Dù bạn làm gì, ở đâu thì cũng phải đề cao: TRUNG - TÍN - LỄ - NGHĨA. Vi phạm các quy tắc này là lỗi đạo
-> Số 5: Đạo công dân -> Là công dân quốc gia nào phải biết ơn các vị tiên tổ đã khai phá giữ đất giữ nước, phải biết ơn các vị anh hùng liệt sĩ đã bảo vệ tổ quốc này để chúng ta có được ngày hôm nay.

Trân trọng và biết ơn mọi người!

Address

Ben Cat

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Cùng nhau nuôi dạy con thành tài posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share


Other Digital creator in Ben Cat

Show All