Miếu Bà Chúa Xứ Hồng Nương Nương

Miếu Bà Chúa Xứ Hồng Nương Nương Miếu Bà Chúa Xứ Hồng Tiên Nương Tỉnh Bạc Liêu

Con thành tâm Bà độ Cô thương xoay chuyển các mạnh thường quân ủm hộ đồng ngân năng nhà khách lên cho khỏi ...
30/09/2024

Con thành tâm Bà độ Cô thương xoay chuyển các mạnh thường quân ủm hộ đồng ngân năng nhà khách lên cho khỏi nước ngập

27/08/2024
Vu Lan thắng hộiNguyện cầu chúng sanh bình an nơi hạ thế!
18/08/2024

Vu Lan thắng hội
Nguyện cầu chúng sanh bình an nơi hạ thế!

17/07/2024

Nam mô chúa xứ Hồng Tiên Nương cảm ứng chứng 👏👏👏👏👏👏

22/05/2024

Send a message to learn more

22/05/2024

MÙA PHẬT ĐẢN SANH , HƯỚNG LÒNG THÀNH TÔN KÍNH BẬC GIÁC NGỘ, BẰNG TRÍ TUỆ CỦA SỰ TỈNH THỨC.

Send a message to learn more

Tục thờ cá Ông có ở vùng duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam từ Thanh Hóa đến toàn bộ các tỉnh ven biển miền Nam.Đ...
06/05/2024

Tục thờ cá Ông có ở vùng duyên hải miền Trung và miền Nam Việt Nam từ Thanh Hóa đến toàn bộ các tỉnh ven biển miền Nam.

Đây là tín ngưỡng của cư dân vùng biển, hay còn gọi là vạn chài. Cá Ông ở đây là những con cá voi mà theo ngư dân chính là thần Nam Hải, triều đình sắc phong là Nhân ngư hay Đức ngư. Ngư dân thường phối thờ Cá Ông cùng các vị thần khác đã giúp đỡ và phù hộ cho ngư dân no ấm như: Ngũ Hành Nương Nương, Hữu Lý Ngư, Tả Lý Lịch, v.v.

Tục thờ Cá Ông xuất nguồn từ tục thờ Cá Ông của người Chăm với tục thờ tín ngưỡng thờ thần Poriak hay Po Riyak là thần Biển hay thần Sóng biển.
Tuy nhiên, trải qua sự bản địa hóa, tục thờ cá Ông trở thành tín ngưỡng của người Việt và cả người Hoa, cụ thể là cùng với quá trình Nam tiến của văn hóa Việt, cùng với hoạt động hải thương Hoa kiều, tín ngưỡng này dần được tích hợp một số tín ngưỡng khác như tín ngưỡng thờ Long Vương, Hà Bá, Cá Ông.

Kết quả này cho thấy, Thủy Long là một biểu tượng đa dân tộc, được tạo nên trong quá trình giao lưu và hòa kết văn hóa . Các nhà nghiên cứu cho rằng tục thờ thần Sóng biển của người Chăm chính là nguồn gốc của tục thờ cá Ông (cá Voi) của cư dân người Việt sống dọc ven biển miền Trung Việt nam còn được gọi là Ông Nam Hải.

Các làng chài miền Trung hầu như đều có lăng thờ thần Nam Hải và có tục cúng nghinh Ông hàng năm hoặc 3 năm một lần cùng những tục khác liên quan. Họ cho rằng thần Nam Hải hiện thân cá Voi để cứu nhân độ thế, cứu giúp ngư dân trên biển khi có sóng to gió lớn, vượt qua tai nạn . Đối với người Việt và người Hoa, Cá Ông chính là mảnh pháp y (áo choàng sau) của Quan Thế Âm (hay Nam Hải Bồ tát) quăng xuống biển để cứu giúp cư dân vùng biển trong cơn giông tố giữa biển, trong các chùa chiền ở miền Nam còn tạc tược Quan Thế Âm cưỡi trên con cá rồng.

Các dân cư làng chài làng biển, đều kính tin sự hiện hữu của vị Thần Cá, đại diện cho các loài thuỷ tộc, và thế giới long vương. Nên việc tôn thờ Ông Nam Hải (Cá Ông khổng lồ), đáo lệ kỳ yên hàng năm đều tổ chức hết sức trang nghiêm và lòng thành để tạ ơn đất trời linh thiêng đã cho tất cả người dân vùng biển, có được thuỷ sản làm phương tiện sinh sống, trang trải cho cuộc sống ấm no.

CHU KỲ HOẠI DIỆT ĐÃ ĐẾN HỒI HẠ NGƯƠN, LỆNH CỦA NĂM MẸ NGŨ HÀNH KHUYÊN CÁC CON QUAY ĐẦU LÀ BỜ, MAU TRAU DỒI ĐẠO ĐỨC , BỎ ...
05/05/2024

CHU KỲ HOẠI DIỆT ĐÃ ĐẾN HỒI HẠ NGƯƠN, LỆNH CỦA NĂM MẸ NGŨ HÀNH KHUYÊN CÁC CON QUAY ĐẦU LÀ BỜ, MAU TRAU DỒI ĐẠO ĐỨC , BỎ ÁC TÙNG THIỆN, TRÁNH DỮ LÀM LÀNH, CƠ TRỜI ĐÃ CHUYỂN ,TẤT CẢ MỌI VẬT SẼ BIẾN THIÊN BIẾN ĐỊA, NGŨ HÀNH SẼ XOAY CHUYỂN MẠNH HƠN , RỪNG SẼ CHÁY, ĐỘNG ĐẤT, HẠN HÁN, BÃO TỐ PHONG BA NỔI LÊN, KINH TẾ SỤP ĐỔ, ĐỂ CHO CHÚNG SANH THẤY RÕ MÀ HỒI ĐẦU LO TU TỈNH SỬA MÌNH, SỬA LÀ SỬA Ở CÁI NẾT, CHỨ KHÔNG PHẢI SỬA CÁI TƯỚNG. NÊN TẤT CẢ MỌI NGƯỜI CÙNG THÔNG HIỂU MÀ THỰC HÀNH.

NAM MÔ NGŨ HÀNH THÁNH MẪU NƯƠNG NƯƠNG
25/04/2024

NAM MÔ NGŨ HÀNH THÁNH MẪU NƯƠNG NƯƠNG

22/04/2024

🎵 CHÚA XỨ SAM SƠN - St & Trình Bày VŨ HÙNG / Nhạc Tiên Khúc mới nhất 2024 :

🌼 Mừng tháng tiệc Bà Chúa 23/4 NS Phan Vũ Hùng thành tâm phụng cúng pháp khúc Nguyện cầu Bà Chúa Bố Ban ân lành cho nhân sinh khắp cõi . 🙏🏻🙏🏻🙏🏻

Pháp khúc , Nhạc Phật giáo , Đạo giáo , Nhạc tâm linh ...
Sáng Tác : VŨ HÙNG
Trình Bày : CS VŨ HÙNG
Dựng Clip : TIỂU PHƯƠNG
Hòa âm phối nhạc : LÝ CÔNG
Hình ảnh : Hiếu Lê

💥 Kênh chính thức của ca sĩ VŨ HÙNG :
https://www.youtube.com/channel/UC5NaGZS4tVvwHkYl_RP-_7A

Quý Phật tử nghe và hoan hỉ ủng hộ Kênh
► ĐĂNG KÝ Kênh :
https://www.youtube.com/channel/UC5NaGZS4tVvwHkYl_RP-_7A

🎵 Tiên Khúc : CHÚA XỨ SAM SƠN

🍀 Chúc Quý Phật tử nghe nhạc An vui và mạnh khỏe

🙏 LỜI CẢM TẠ! 🌼

🌼 Tri ân cảm niệm công đức

🍀 Nghệ Sĩ Phan Vũ Hùng

🎵 Đoạn phim lễ kỳ yên có sử dụng những nhạc phẩm Đạo pháp do Nghệ Sĩ Phan Vũ Hùng trình bày, các bạn có thể nghe trọn bộ bài hát nhạc Đạo trên kênh Youtube của Nghệ Sĩ Vũ Hùng :

🎵 LINK NHẠC NGHỆ SĨ VŨ HÙNG - ❤️ LIKE & SUBSCRIBE : https://www.youtube.com/channel/UC5NaGZS4tVvwHkYl_RP-_7A

🎵 ỦNG HỘ VÀ NGHE NHIỀU NHẠC PHẨM CỦA NGHỆ SĨ VŨ HÙNG ❤️ TRÊN KÊNHH TIKTOK :
https://www.tiktok.com/

🎵 CHÚA XỨ SAM SƠN : ( NGHE & LIKE ❤️ )
https://youtu.be/kx-3wkwne5o?si=jIit3bFryB9ELIk6

21/04/2024

KINH ĐỊA MẪU , Mẹ đã truyền răn dạy các con phàm trần :

Thiên Địa lập âm lai dương khứ
Khí thần giao gìn giữ điển linh
Đất Trời do Tạo Hóa sinh
Pháp luân thuần chuyển siêu hình căn nguyên
Chính Mẹ tạo tôi hiền chúa thánh
Phủ điển linh chơn tánh tâm thanh
Chẳng ngừng hóa hóa sanh sanh
Thiên can thường chuyển vận hành địa chi..
Vua Thần nông phi tài ngũ cốc.
Sắc lệnh gieo chậu ngọc khắp nơi.
Đó là hạt giống của trời.
Sinh ra lúa gạo giúp đời an khang...
Lưu truyền cơm áo chốn trần
Để cho người thế tâm thân thanh nhàn
Vũ trụ do Mẫu Hoàng xuất phát
Mẫu tạo ra Bồ Tát, Thần Tiên
Thượng tầng bao phủ điển thiêng
Chẳng rời xa khỏi Mẫu hiền dưỡng sanh

NAM MÔ VÔ THƯỢNG HƯ KHÔNG ĐỊA MẪU DƯỠNG SANH BẢO MẠNG CHƠN KINH .

Từ khi Bàn Cổ khai thiên tịch địa, Nữ Oa tạo ra con người, để nâng cao kỹ năng, sự hiểu biết và khả năng thích ứng của con người đối với vũ trụ, trái đất và thế giới tự nhiên, Thiên thượng đã phái rất nhiều vị Thần xuống thế gian để hướng dẫn cho con người những kiến ​​thức và kỹ năng sống cơ bản, mở ra thời kỳ cổ đại khi Thần và con người cùng tồn tại. Thần Nông thị là một trong những vị Thần đã được phái xuống thế gian. Ông là một trong Tam Hoàng thời thượng cổ.

Tam Hoàng trong truyền thuyết là "Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng", họ cũng lần lượt là Nữ Oa, Phục Hy và Thần Nông. Cả ba được tôn vinh là "Nữ Oa thị, Phục Hy thị, Thần Nông thị", chữ Thị có ý nghĩa nguyên thủy là ý chỉ của Thần, họ đều có pháp lực Thần thông.

Về Thần Nông thị, "Sử Ký - Bổ Tam Hoàng bản kỷ" có chép, Viêm Đế Thần Nông thị họ Khương, mẹ của ông là Nữ Đăng, là con gái của Hữu Oa thị, là vợ của Thiếu Điền, vì cảm ứng khí của Thần Long mà sinh ra Viêm Đế.

"Xuân Thu Vĩ - Nguyên mệnh bao" có chép rằng, Thần Nông có “mặt người dung nhan rồng", sinh ra đã có bụng trong suốt như thủy tinh, lục phủ ngũ tạng đều có thể thấy rõ ràng. Ông sinh ra ba canh giờ đã có thể nói chuyện, năm ngày có thể đi lại, bảy ngày răng đã mọc đầy đủ.

Ông chặt đẽo gọt gỗ làm lưỡi cày, uốn gỗ làm cán cày. Loại nông cụ này giúp cho việc cày bừa, làm cỏ của dân chúng được thuận tiện. Ông mang đồ cày cấy dạy cho dân chúng trong thiên hạ, nên được gọi là Thần Nông thị. Thần Nông thị đặt ra lễ tế chạp, dùng cái roi màu đỏ để đập cây cỏ, đồng thời nếm thử để biết tính chất bình, độc, hàn, ôn của từng loại, từ đó mới có thuốc chữa bệnh. Ông lại làm ra đàn sắt có năm dây, dạy dân họp chợ ban trưa, trao đổi hàng hóa xong thì về. Thần Nông thị còn xếp chồng Bát quái lên nhau diễn hóa thành 64 quẻ.

Thần Nông thị ban đầu đóng đô ở đất Trần, sau đó dời đến Khúc Phụ. Ông tại vị 120 năm thì qua đời, được an táng ở Trường Sa.

Thần Nông nếm bách thảo
Thời kỳ viễn cổ, cuộc sống của con người rất khó khăn. Khi nhiễm các loại bệnh tật, con người không biết làm thế nào để chữa trị, bởi vậy có rất nhiều người chỉ có thể chờ chết. Viêm Đế nhìn thấy những điều ấy, cảm thấy rất đau lòng. Ông quyết định phải tìm ra phương pháp chữa bệnh. Trong "Sử ký. Bổ Tam Hoàng bản ký" có chép: "Thần Nông thị làm lễ tế chạp, dùng roi đỏ quất cây cỏ, nếm bách thảo, mới bắt đầu có thuốc trị bệnh".

Thần Nông đi khắp các núi Tam sơn Ngũ nhạc, thu thập kỳ hoa dị thảo trong thiên hạ, rồi dùng roi đỏ quất từng loại, dược thảo sau khi bị đập mạnh, dược tính của chúng đều được thể hiện ra, dù là có độc hay không độc, tính hàn hay tính nóng, ông đều biết được. Để có thể tìm hiểu thêm dược tính và công năng của các loại thảo dược, Thần Nông đã tự mình nếm hàng trăm loại thảo dược. Ông lấy thân mình để thử thuốc.

Mỗi ngày Thần Nông đều kiên trì nếm rất nhiều loại thảo dược, sau đó ghi chép lại dược tính của từng loại, ghi chép cả tính vị và chủng loại của chúng, mỗi loại phù hợp để chữa loại bệnh nào. Để nhanh chóng hiểu được dược tính của các loại thảo dược, ông làm việc cả ngày lẫn đêm, từ ngày này qua ngày khác. Hầu như mỗi ngày, Thần Nông đều phải nếm cả trăm loại thảo dược, thậm chí có lúc "một ngày ông gặp phải 70 loại độc".

Một điều may mắn là thân thể của ông trong suốt, từ bên ngoài có thể nhìn thấy rõ lục phủ ngũ tạng, vì vậy ông mới có thể biết được bộ phận nào trúng độc, lập tức có thể tìm ra phương pháp giải độc.

Có lần ông nếm lá non của một loại cây có lá xanh hoa trắng, thì phát hiện loại thực vật này từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, lưu động tẩy rửa khắp nơi trong bụng, giống như trong bụng đang được kiểm tra, nên ông gọi loại lá này là “tra”, người đời sau gọi thành “trà”.

Thần Nông quanh năm suốt tháng phải trèo non lội suối, phải nếm trăm loại thảo dược, mỗi ngày đều trúng vài loại độc, ông đều dùng trà để giải độc.

Cứ như vậy, Thần Nông mạo hiểm hết lần này đến lần khác. Ông liên tục nếm các loại thảo dược, cuối cùng cũng biết công năng của phần lớn các loại thảo dược. Ông đã tổng kết rất nhiều kinh nghiệm dùng thuốc, thuốc nào có thể trị bệnh gì. Cuối cùng Thần Nông thị tìm ra được 365 loại dược liệu, có thể chữa bệnh. Ông đến thế gian là để xây dựng một nền tảng y học tương đối hoàn chỉnh cho con người. Sự phát triển của Đông y của mấy ngàn năm sau, đều dựa trên cơ sở của cuốn "Thần Nông bản thảo kinh".

"Thần Nông bản thảo kinh" chia các loại thảo dược thành ba loại thượng phẩm, trung phẩm và hạ phẩm. Thảo dược thượng phẩm có 120 loại, có thể dùng để dưỡng mệnh, làm cho thân thể nhẹ nhàng, kéo dài tuổi thọ. Thảo dược trung phẩm có 120 loại, có tác dụng dưỡng sinh, bổ hư, ích khí. Thảo dược hạ phẩm có 125 loại có thể dùng để trị bệnh .

Truyền thuyết Thần Nông giá
Truyền thuyết kể rằng vì để tìm kiếm thảo dược, Thần Nông mang theo một nhóm thần dân, khởi hành từ quê hương là Lịch Sơn, Tùy Châu, đi về hướng núi lớn ở phía Tây Bắc. Họ đi suốt bảy bảy bốn mươi chín ngày, trải qua muôn vàn gian khổ, phải liên tục đánh đuổi những đàn sói, hổ, báo, rắn rết, đi qua hết đỉnh núi này đến đỉnh núi khác, phải vượt qua từ vực thẳm này đến vực thẳm khác. Họ đến một quả núi mọc đầy những loại kỳ hoa dị thảo, đi từ xa đã có thể ngửi thấy mùi thơm. Thần Nông đứng ở chân núi nhìn lên. Làm sao có thể trèo lên trên được?

Sau đó, ông nhìn thấy một vài con khỉ đang bò dọc theo những dây leo cổ thụ, và khúc gỗ khô nằm trên lưng chừng vách đá. Thần Nông suy nghĩ một lúc liền nảy ra một ý tưởng, sau đó ông gọi thần dân của mình đến, bảo họ chặt cọc gỗ, chặt dây leo, đóng thành khung dựa vào vách đá, mỗi ngày cũng bắc thêm một tầng, bất kể thời tiết thế nào mọi người vẫn kiên trì làm việc, phải mất cả năm trời để dựng được ba trăm sáu mươi tầng rồi mới có thể leo lên đến đỉnh núi. Tương truyền, giàn giáo được người dân sử dụng để xây dựng ở các tòa nhà ngày nay là học từ phương pháp của Thần Nông.

Thần Nông đem theo thần dân, trèo lên giá gỗ, lên đỉnh núi. Ban ngày, ông dẫn thần dân của mình lên núi để thử các loại thảo dược, ban đêm ông đốt lửa và ghi lại chi tiết kinh nghiệm nếm các loại thảo mộc trong ngày: loại cỏ nào đắng, loại nào nóng, loại nào mát, loại nào lót dạ được và loại nào có thể chữa lành bệnh tật được, tất cả đều được viết ra rõ ràng.

Thần Nông đi khắp từng dãy núi. Ông nếm thấy lúa mì, gạo, kê và cao lương có thể lót dạ được, vì vậy ông đã bảo thần dân của mình mang hạt giống về để họ trồng trọt, đó cũng chính là ngũ cốc của sau này. Ông nếm hết các loại thảo mộc, phân loại độc dược và thảo dược, phát hiện được 365 loại thảo dược, có thể trị hơn một trăm loại bệnh, liền viết thành "Thần Nông bản thảo", để thần dân của mình đem về chữa bệnh cho mọi người trong thiên hạ.

Lúc Thần Nông chuẩn bị xuống núi, ông nhìn xung quanh, mới phát hiện ra những giá gỗ dựa vào vách núi không thấy đâu nữa. Thì ra những chiếc cọc gỗ dựng dưới đất đã bén rễ, đâm chồi nảy lộc trong mưa, năm dài tháng rộng, đã mọc lên thành một cánh rừng bạt ngàn. Thần Nông đang gặp trong tình thế khó khăn không biết làm sao, đột nhiên trên không trung có một đám hạc trắng bay tới, đưa ông và một số thần dân, lên Thiên đình.

Để tưởng nhớ việc Thần Nông nếm bách thảo, có công tạo phúc cho nhân gian, người đã gọi khu rừng rộng lớn này là "Thần Nông giá".

Bắt đầu trồng ngũ cốc, mở ra nền nông nghiệp
Nhân loại dần dần sinh sôi đông lên, thức ăn thu được từ việc săn bắn không đủ để thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của con người, Thần Nông đã tìm ra được một loại lương thực khác. Nghe nói rằng, một ngày nọ lúa từ trên trời rơi xuống (có thuyết nói rằng chim Đan Tước ngậm bông lúa đến), Thần Nông liền nếm thử, ông cảm thấy rất thơm. Thần Nông liền ra lệnh cho dân chúng đem lúa đi trồng rồi thu hoạch, sau đó gieo ở nơi có đất hoàng thổ đã được khai hoang, dẫn nước vào để tưới tiêu, khiến cho ngũ cốc phát triển thuận lợi, từ đó dân chúng có được đầy đủ lương thực.

Còn có một truyền thuyết khác. Một ngày nọ, khi Thần Nông đang trên đường tìm kiếm lương thực, ông cảm thấy mệt nên bèn nằm ngủ bên một gốc cây. Trong mơ, ông được nữ Thần chỉ điểm, nên sau khi tỉnh lại ông đến một hang động gần đó, tìm được một loại cây có thể làm thức ăn cho con người. Thần Nông đem cây này về, thử trồng một năm trên ruộng nước, sau mùa thu quả nhiên thu hoạch được những hạt lúa chín vàng. Ông đặt tên cho loại hạt này là thóc, gọi cây non là mạ. Sau đó ông đem phương pháp gieo trồng lúa dạy cho người dân.

Để việc trồng trọt được thuận tiện hơn, Thần Nông thị đã "đẽo gỗ làm cuốc, chặt gỗ làm cày" (Dịch - Hệ từ). Ông đã phát minh ra những nông cụ như cái cày, cái cuốc, v.v...nâng cao hiệu quả trồng trọt. Cũng vào thời đại của Thần Nông, xã hội bắt đầu tiến vào thời kỳ xã hội bộ lạc nông nghiệp. Để cảm tạ Thần Nông đã tạo phúc cho nhân loại, người dân còn tôn kính gọi ông là Thần Nông Nghiệp.

Dạy dân họp chợ, nuôi tằm, chế tạo đồ gốm
Ngoài việc "bắt đầu trồng ngũ cốc, để làm lương thực; chế tạo cày cuốc để thuận lợi cho việc làm ruộng; nếm trăm loại thảo dược, để điều trị bệnh cho dân chúng" ra, Thần Nông thị còn "kết sợi thành vải, để dân chúng chịu được lạnh giá, đúc ra đồ gốm, để dân làm đồ tích trữ, đẽo gọt cây ngô đồng làm đàn, để dân chúng vui vẻ, dạy dân họp chợ, để thuận lợi cho cuộc sống của người dân; vót gỗ làm mũi tên, để dân chúng an tâm cư ngụ".

Ông đã giúp người dân chuyển từ cuộc sống du mục thành cuộc sống định cư, từ cuộc sống đánh cá, săn bắt, hái lượm, trở thành cuộc sống canh tác chăn nuôi, chuyển từ thời đại đồ đá cũ sang thời đại đồ đá mới.

Thần Nông dạy dân nuôi tằm nhả tơ, lấy sợi dệt vải. Từ đó con người mới có quần áo, mới có thể chịu được với khí hậu lạnh giá.

Trước khi phát minh đồ gốm, khi con người chế biến thức ăn chỉ có thể dùng lửa để nướng. Khi có đồ gốm, con người đã có thể nấu chín đồ ăn, đồng thời còn có thể dự trữ. Việc sử dụng đồ gốm đã giúp cải thiện điều kiện sống của con người.

Thần Nông còn tạo ra đàn sắt năm dây để làm dân chúng vui vẻ. Theo "Thế bản - Hạ thiên" có chép: “Thần Nông phát minh ra nhạc cụ, ông dùng gỗ ngô đồng làm đàn, kết tơ làm dây. Loại đàn này sau được gọi là đàn Thần Nông. Đàn Thần Nông "dài ba thước sáu tấc năm phân, bên trên có năm dây, gọi là Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ".

Âm thanh do đàn Thần Nông phát ra thể hiện đức của Trời Đất, sự hài hòa của Thần Nông, có thể làm cho tình cảm dân chúng vui vẻ.

Theo "Chu dịch - Hệ từ hạ" có chép Thần Nông "buổi trưa họp chợ, dạy dân chúng trong thiên hạ, tập hợp hàng hóa trong thiên hạ, giao dịch xong rồi về, ai nấy đều có chỗ của mình".

Thần Nông dạy dân chúng họp chợ vào buổi trưa, khuyến khích dân chúng trao đổi hàng hóa cho nhau, tổ chức họp chợ, khởi xướng việc giao thương, để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo ra dòng chảy giao lưu buôn bán.

Thần Nông dùng gỗ làm ra cung tên để phòng ngừa sự tấn công của các loại dã thú, cũng như sự xâm phạm của những bộ tộc khác.

Thần Nông là người khai sáng cho văn hóa nông nghiệp. Ông đã hoàn thành được sứ mệnh dạy cho con người cách ăn ở, đi lại và đã có những cống hiến to lớn cho nền văn minh nhân loại.

NHỮNG VÙNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP có thờ cúng , tưởng nhớ Ngài, thì sẽ được Ngài ban tài lộc, phù hộ cho Mưa thuận, gió hoà, hoa quả, mùa màng ruộng lúa được trúng mùa bội thu. Đó cũng là truyền thống "Uống Nước Nhớ Nguồn " của dân tộc nước Nam ta đã lưu truyền từ bao đời nay.

NAM MÔ ĐỨC VUA THẦN NÔNG GIA HỘ CHÚNG SANH .

20/04/2024

👩‍👧‍👧 Chúng con kính lạy Phật Mẫu, Mẹ là hành tinh xanh, là Phật Mẫu Diêu Trì dưỡng sanh bảo mạng con thơ :

🍀 Con cúi lạy Mẹ trong ý thức sáng tỏ là Mẹ đang có mặt trong con và con là một phần của Mẹ. Mẹ đã đưa con ra đời, Mẹ đã cung cấp mọi thứ để nuôi dưỡng con, trong đó có không khí cho con thở, nước trong cho con uống, thực phẩm cho con ăn và cây lá cho con trị bệnh. Con biết con sẽ không bao giờ chết bởi vì nếu Mẹ đã đưa con ra đời một lần thì Mẹ sẽ đưa con ra đời muôn vạn lần khác nữa. Mỗi lần con biểu hiện là một lần con trở thành mới tinh và mỗi lần con trở về là Mẹ lại từ bi đưa hai tay ra ôm lấy.

🍀 Mẹ là đại địa, Mẹ là Phật Mẫu Diêu Trì, Mẹ là Mẹ Nữ Oa, Cửu Thiên Huyền Nữ, Đức Mẹ Maria ,Các hình tượng Mẹ ở khắp các quốc gia, châu lục, Mẹ là hành tinh xanh, Mẹ là Bồ tát Thanh Lương Địa. Mẹ rất thơm tho, rất mát lành. Mẹ rất xinh đẹp. Mẹ có khả năng tiếp nhận, giữ gìn và chuyển hóa tất cả. Kể cả đờm dãi tanh hôi, kể cả khí độc, kể cả phóng xạ nguyên tử Mẹ cũng có khả năng ôm ấp và chuyển hóa. Mẹ có dư dã thì giờ để làm việc ấy và nếu cần Mẹ có thể để ra một triệu năm.

🍀 Mẹ có bao nhiêu là con, các con của Mẹ có tới hàng triệu chủng loại, trong đó có con người. Chúng con có nhiều đứa vì tham lam, vì kiêu căng, vì ngu si không nhận ra được Mẹ, đã gây ra bao cảnh tàn khốc cho nhau và làm hại tới sức khỏe cũng như nhan sắc của Mẹ. Chúng con biết Mẹ có đủ sức ôm ấp và chuyển hóa, nhưng chúng con vì đã và đang dại dột nên vẫn còn tiếp tục khai thác và đấu tranh khiến đôi khi Mẹ phải nhọc lòng.

🍀 Đức kiên nhẫn và sức chịu đựng vô cùng lớn của Mẹ đã làm cho Mẹ trở nên một vị Đại Thánh Mẫu , một nơi nương tựa vô cùng vững chãi cho tất cả chúng con. Mỗi khi chúng con lao đao, mỗi khi chúng con đánh mất tự thân trong quên lãng, trong buồn tủi, trong hận thù và tuyệt vọng, chúng con phải trở về thực tập địa xúc, tìm nơi nương tựa nơi Mẹ để lấy lại sự bình an, để phục hồi niềm vui sống và đức tự tin. Chúng con biết chúng con đều là con của Mẹ và dù chúng con có gây ra bao nhiêu lầm lỗi, chúng con cũng được Mẹ tha thứ, và mỗi lần trở về với Mẹ là Mẹ sẵn sàng đưa vòng tay từ mẫu ôm lấy chúng con vào lòng.
Chúng con có được tính bất sinh bất diệt là nhờ Mẹ. Mẹ cất chứa trong lòng Mẹ bao nhiêu kho tàng của năng lượng, chúng con nguyền sẽ sử dụng những kho tàng năng lượng đó một cách khéo léo để chúng đừng khô cạn, và để Mẹ khỏi phải tinh chuyên trải qua hàng triệu năm để phục hồi. Trái Đất này do Mẹ sinh ra, Nếu trái đất này không còn cân bằng hệ sinh thái, tất cả nạn thuỷ hoả phong ba ,hạn hán, lụt lội xảy ra, thì chúng con cũng bị huỷ diệt không còn nơi dung thân mà tồn tại được nữa. Chúng con thành tâm biết ơn Mẹ, Mẹ Diêu Trì Địa Mẫu .

🍀 Mẹ không phải chỉ là Mẹ của chúng con mà còn là Mẹ của nhiều vị Phật và nhiều vị Bồ tát khác đắc quả vị Vô Thượng Bồ Đề .

🌼 NAM MÔ VÔ THƯỢNG HƯ KHÔNG ĐỊA MẪU DƯỠNG SANH BẢO MẠNG CHƠN KINH . 🙏🙏🙏

Address

Bac Lieu
97000

Telephone

+84945955504

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Miếu Bà Chúa Xứ Hồng Nương Nương posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share


Other Digital creator in Bac Lieu

Show All