MyK20406C - UEL

MyK20406C - UEL "MyK20406C - UEL" là trang được quản lý bởi tập thể lớp HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ CLC KHÓA 20 UEL

🥰
02/05/2024

🥰

31/12/2023

4 năm 1 hành trình đáng nhớ

Cảm ơn tất cả mọi người đã đồng hành trong suốt thời gian qua

Hy vọng các K2046Cer sẽ có những thành công tuyệt vời đang chờ đợi ở tương lai

Hẹn gặp lại mọi người vào ngày Lễ tốt nghiệp của chúng ta nhé!

Mùa hè cuối cùng thời sinh viên 🌥📸 by bicthuy__
25/07/2023

Mùa hè cuối cùng thời sinh viên 🌥

📸 by bicthuy__

Recap 📸 Information Systems SecurityChúng tôi yêu ISS và ISS đến với chúng tôi...kết thúc môn học vào một ngày tiết trời...
15/04/2023

Recap 📸 Information Systems Security
Chúng tôi yêu ISS và ISS đến với chúng tôi...
kết thúc môn học vào một ngày tiết trời oi bức của tháng tư Sài Gòn nhưng đổi lại là những giây phút tươi mát bởi cơn mưa cuối ngày và cùng chúng mình lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ của ngày hôm nay nha!

🔥HÀNH TRÌNH TUỔI TRẺ K20406C🔥“Gặp được nhauBước bên nhauDù có ngắn ngủi mà đậm sâuXuân thời có nhau mới rạng ngời…”Người...
07/09/2022

🔥HÀNH TRÌNH TUỔI TRẺ K20406C🔥

“Gặp được nhau
Bước bên nhau
Dù có ngắn ngủi mà đậm sâu
Xuân thời có nhau mới rạng ngời…”

Người ta thường nói gặp nhau là cái duyên. Và chúng mình những người bạn, mỗi người một tính cách khác nhau nhưng lại gặp nhau, làm bạn và cùng nhau mà tạo nên một tập thể đi qua những năm tháng sinh viên, một đoạn đường của tuổi trẻ. Đó ....thực sự là điều tuyệt vời nhất.

Chỉ còn vài ngày nữa bắt đầu năm học mới và chính thức bước sang năm 3…

Chúc cho chúng ta sẽ luôn phấn đấu không ngừng, vững vàng trên con đường đã chọn và nhiệt huyết hướng tới tương lai tươi sáng.

CHUYẾN THAM QUAN DOANH NGHIỆP ĐẦU TIÊN CỦA SINH VIÊN LỚP K20406C TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT, ĐHQG TP. HCMNgày 23/08/2...
30/08/2022

CHUYẾN THAM QUAN DOANH NGHIỆP ĐẦU TIÊN CỦA SINH VIÊN LỚP K20406C TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT, ĐHQG TP. HCM

Ngày 23/08/2022 vừa qua, các bạn sinh viên ngành Hệ thống thông tin quản lý CLC khóa 20 đã có chuyến tham quan tại Trung tâm giáo dục đào tạo Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence Center – AIC), Trường Đại học Đà Lạt và Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Minh Quân.

Chương trình tham quan đã giúp các bạn sinh viên được trực tiếp lắng nghe những chia sẻ từ công ty Minh Quân về định hướng, cơ hội nghề nghiệp liên quan đến ngành Hệ thống thông tin. Ngoài ra với sự hướng dẫn của các thầy tại AIC, các bạn sinh viên của lớp cũng được trải nghiệm lắp ráp mô hình robot và lập trình để robot hoạt động với sự tham gia hăng hái, say mê của các bạn sinh viên.

Hy vọng sau chuyến đi này, các bạn sinh viên K20406C sẽ định hướng nghề nghiệp rõ hơn, không ngừng phát triển bản thân và thành công trong tương lai.

Tập thể lớp K20406C xin chân thành cảm ơn khoa Hệ thống thông tin, trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP. HCM) đã tạo điều kiện cho lớp kết nối doanh nghiệp với những trải nghiệm vô cùng thú vị, cảm ơn công ty Minh Quân Đà Lạt và AI Center - Đại học Đà Lạt đã cho tập thể lớp cơ hội lắng nghe, trải nghiệm thực tế môi trường doanh nghiệp, mang đến nhiều giá trị thực tiễn cho các bạn sinh viên.

Bây giờ hãy cùng nhìn lại một số hình ảnh trong buổi tham quan nhé!

Tập thể K20406C tham quan và trải nghiệm thực tế ở công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Minh Quân tại Tp Đà Lạt
29/08/2022

Tập thể K20406C tham quan và trải nghiệm thực tế ở công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Minh Quân tại Tp Đà Lạt

Những điều cần biết khi mở cửa cho khách du lịch quốc tếViệt Nam mở cửa du lịch quốc tế từ 15/03/2022, các quy định nhập...
27/03/2022

Những điều cần biết khi mở cửa cho khách du lịch quốc tế
Việt Nam mở cửa du lịch quốc tế từ 15/03/2022, các quy định nhập cảnh đối với du khách đã tiêm chủng đầy đủ như sau:
Du khách từ 12 tuổi trở lên phải cung cấp bằng chứng đã tiêm chủng COVID-19; trong đó, liều cuối cùng phải được tiêm ít nhất 14 ngày trước chuyến đi nhưng không quá 6 tháng. Nếu đã tiêm chủng nhiều hơn 6 tháng, bạn phải tiêm mũi nhắc lại trước khi nhập cảnh Việt Nam.
Du khách từ 12 tuổi trở lên đã mắc và khỏi bệnh COVID trong vòng 6 tháng cần cung cấp giấy xác nhận do cơ quan có thẩm quyền quốc gia cấp.
Kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính trước khi khởi hành: Du khách từ 2 tuổi trở lên phải cung cấp kết quả xét nghiệm RT-PCR / RT-LAMP âm tính trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành hoặc kết quả xét nghiệm nhanh âm tính trong vòng 24 giờ trước khi khởi hành.
Cách ly 24 giờ sau khi nhập cảnh với kết quả xét nghiệm nhanh âm tính: Khi đến Việt Nam, bạn phải di chuyển đến chỗ ở và làm xét nghiệm nhanh trong vòng 24 giờ kể từ khi nhập cảnh. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính, bạn có thể rời khỏi vùng cách ly và tự do đi du lịch khắp đất nước.
Bảo hiểm y tế / du lịch với gói bảo hiểm COVID-19: mỗi khách du lịch phải có bảo hiểm chi trả cho việc điều trị COVID-19, với giá trị tối thiểu là 10.000 USD.
Tự theo dõi y tế trong vòng 10 ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế và nghiêm túc thực hiện khuyến cáo 5K xuyên suốt thời gian du lịch tại Việt Nam.
Cài đặt ứng dụng PC-Covid để theo dõi sức khỏe.
Thị thực du lịch: Việt Nam sẽ áp dụng chính sách thị thực tương tự như trước khi đóng cửa biên giới, với việc miễn thị thực cho một số quốc gia tùy thuộc vào thời gian lưu trú. Nếu không đủ điều kiện để được miễn thị thực, bạn phải xin thị thực du lịch trước khi đến.
Cập nhật mới 16/03/2022: du khách nhập cảnh Việt Nam chỉ cần có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính bằng RT-PCR (trong vòng 72 giờ) hoặc xét nghiệm nhanh (trong vòng 24 giờ), sử dụng ứng dụng PC-Covid, khai báo y tế và KHÔNG CẦN PHẢI CÁCH LY. Song song đó, trẻ em dưới 2 tuổi không bắt buộc xét nghiệm và đi theo bố mẹ.
Đối với du khách CHƯA tiêm chủng đầy đủ vaccine COVID-19 và có thêm các điều kiện như mang thai, dưới 12 tuổi, trên 65 tuổi hoặc có bệnh nền thì cần đi cùng người giám hộ.
Nguồn: https://www.klook.com/vi/blog/mo-cua-du-lich-quoc-te-2022/

[KỶ NIỆM 91 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH 26/3/1931 - 26/3/2022]Trải qua 91 năm, dưới sự rèn l...
26/03/2022

[KỶ NIỆM 91 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH 26/3/1931 - 26/3/2022]

Trải qua 91 năm, dưới sự rèn luyện, dìu dắt của Đảng và Bác Hồ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn thể hiện tốt vai trò của mình, nối tiếp nhau viết nên những truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước…

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng đã thấy rõ tầm quan trọng của việc xây dựng tổ chức Đoàn. Tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ II họp từ ngày 20 đến ngày 26-3-1931, Trung ương Đảng đã dành một ngày trong thời gian hội nghị để bàn và quyết định những vấn đề quan trọng về công tác vận động thanh niên của Đảng. Từ đó, được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ kính yêu, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III đã quyết định lấy ngày 26-3-1931 là ngày thành lập Đoàn. Từ đó, ngày 26-3 hằng năm trở thành Ngày kỷ niệm, tôn vinh truyền thống vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quang vinh.

Trải qua 91 năm, dưới sự rèn luyện, dìu dắt của Đảng và Bác Hồ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn thể hiện tốt vai trò của mình, nối tiếp nhau viết nên những truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước, đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với Đảng, gắn bó chặt chẽ với lợi ích dân tộc, với Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Sẵn sàng đón nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; truyền thống hiếu học, cần cù, sáng tạo; truyền thống đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Nối tiếp truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam hôm nay nguyện vững bước dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, các phong trào hành động của Đoàn đã và đang hiệu triệu đông đảo đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên cả nước tham gia. Hình ảnh đẹp của tuổi trẻ Việt Nam với màu áo xanh tươi trẻ cùng tinh thần “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, “Gian khó chí không sờn” đã tạo nên dấu ấn đẹp với xã hội, cộng đồng, tô thắm truyền thống 91 năm vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Với chủ đề “Xây dựng Đoàn vững mạnh về tổ chức”, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2022 tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau: Tổ chức các hoạt động thi đua chào mừng Đại hội Đoàn các cấp; tổ chức thành công Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh lần thứ VII; Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII; Nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, quan tâm nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn các cấp; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thông tin, chỉ đạo, điều hành. Nghiêm túc chấn chỉnh công tác quản lý đoàn viên. Nâng cao vị thế, vai trò, thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn các cấp. Chỉ đạo, định hướng, củng cố hệ thống tổ chức Hội, Đội các cấp; Tập trung làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, chú trọng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh - thiếu nhi; chú trọng công tác giáo dục truyền thống cho thanh thiếu nhi tại các điểm di tích, địa chỉ đỏ. Đổi mới trong triển khai công tác Đoàn và phong trào thanh - thiếu nhi thích ứng với tình hình dịch bệnh; Triển khai các hoạt động tạo môi trường, hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên rèn luyện kỹ năng, phát huy tinh thần sáng tạo, làm kinh tế, tự tin khởi nghiệp, lập nghiệp, tích cực tham gia công cuộc chuyển đổi số; thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên. Đẩy mạnh việc triển khai phổ biến, thực hiện Luật Thanh niên 2020, Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030.
Năm 2022 là năm đánh dấu chặng đường 91 năm lịch sử vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ tỉnh nhà. Đây là dịp quan trọng, ý nghĩa cho các bạn ĐVTN ôn lại lịch sử, truyền thống hào hùng của Đoàn. Đồng thời là cơ hợi thể hiện trách nhiệm và vai trò của tuổi trẻ trong việc kế thừa phát huy truyền thống xung kích, sáng tạo, tình nguyện trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngoài ra, đây còn là dịp để các bạn ĐVTN ra sức học tập, thi đua lập thành tích hướng đến 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022).
NGUỒN: http://www.doanthanhnienninhthuan.org.vn/Tint%E1%BB%A9c/tabid/63/post/3372/Ky-niem-91-nam-Ngay-thanh-lap-Doan-Thanh-nien-Cong-san-Ho-Chi-Minh-2631931-2632022.aspx #:~:text=T%E1%BB%AB%20%C4%91%C3%B3%2C%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20s%E1%BB%B1%20%C4%91%E1%BB%93ng,H%E1%BB%93%20Ch%C3%AD%20Minh%20quang%20vinh.

[KỶ NIỆM 61 NĂM NGÀY THÀNH LẬP MẶT TRẬN DÂN TÔC GIẢI PHÓNG KHU SÀI GÒN - GIA ĐỊNH NAY LÀ MẶT TRÂN TỔ QUỐC VIỆT NAM THÀNH...
19/03/2022

[KỶ NIỆM 61 NĂM NGÀY THÀNH LẬP MẶT TRẬN DÂN TÔC GIẢI PHÓNG KHU SÀI GÒN - GIA ĐỊNH NAY LÀ MẶT TRÂN TỔ QUỐC VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH]

Sau ngày ra đời Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, thì đối với Khu Sài Gòn – Gia Định, lễ ra mắt Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng Khu Sài Gòn được tổ chức trọng thể ở xã Phú Mỹ Hưng (Củ Chi) vào sáng ngày 19/3/1961.

- Ra đời Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng Khu Sài Gòn – Gia Định

Những người lãnh đạo của Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng Khu Sài Gòn – Gia Định đầu tiên có Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, Chủ tịch, Kỹ sư Lê Văn Thả làm Phó chủ tịch. Đây là những trí thức lớn, có uy tín trong các tầng lớp trí thức và các nhân sĩ tại Sài Gòn – Gia Định. Lễ ra mắt được tổ chức trọng thể tại vùng giải phóng của xã Phú Mỹ Hưng, đã tập trung hàng vạn quần chúng nông thôn, đô thị đến tham dự. Và điều chưa xảy ra từ trước nay là có nhiều giới đồng bào từ nội thành đã vượt qua bao tầng lớp mật thám, lính bảo an… để ra tham gia, trong đó có những trí thức, nhân sĩ, các doanh nhân yêu nước hoạt động từ trong nội thành Sài Gòn đã vượt qua bao vòng vây quân lính Mỹ - ngụy đã đến dự lễ ra mắt Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng Khu Sài Gòn - Gia Định.
Ngay sau đó, Ban Trí vận - Mặt trận đã được thành lập gồm chủ yếu là các trí thức, nhân sĩ tại Sài Gòn – Gia Định để chịu trách nhiệm vận động các đối tượng trí thức, tôn giáo, giáo chức, tư sản dân tộc ở Sài Gòn và các tỉnh miền Nam.
Từ yêu cầu của tình mới, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chủ trương xuất bản tờ tạp chí lấy tên là “Trí thức mới” và bản tin “Sài Gòn vùng lên” nhằm đăng tải các tin tức về cuộc kháng chiến, công cuộc xây dựng ở miền Bắc, các quan điểm của Mặt trận về các vấn đề trong nước, nhất là ở miền Nam và với bạn bè anh em quốc tế, được quan tâm nhiều vào lúc bấy giờ.
Với Nghị quyết Trung ương 15 mở đường cho cách mạng đồng khởi kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, theo phương châm: Hai chân (quân sự chính trị), Ba mũi giáp công (quân sự chính trị, binh vận) trên ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn, thành thị).
Khác với cuộc kháng chiến chống Pháp lấy nông thôn bao vây thành thị, kết thúc chiến tranh bằng trận quyết chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ. Cuộc kháng chiến lần thứ hai có những sáng tạo chưa từng có tiền lệ trên thế giới, mà lực lượng trí thức trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng Khu Sài Gòn - Gia Định đã sáng tạo ra.

- Những hình thức đấu tranh đầy sáng tạo

Đầu năm 1968, tạp chí “Trí thức mới” phát hành phụ bản “Áo vải cờ đào” viết về chiến công oanh liệt của vua Quang Trung trong thế kỷ 18-19, nhằm động viên tinh thần của nhân dân Thành phố Sài Gòn - Gia Định chuẩn bị cho đợt Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu thân 1968. Để chuẩn bị cho tổng công kích, tổng khởi nghĩa xuân Mậu Thân 1968, lực lượng Trí vận - Mặt trận được giao thêm nhiệm vụ chuẩn bị nhân sự cho việc thành lập Mặt trận thứ hai và tham gia Chính phủ Cách mạng Lâm thời khi tổng công kích, tổng khởi nghĩa sẽ nổ ra, đồng thời hướng dẫn công, tư chức tại nội thành Sài Gòn xuống đường khi quân ta tiến vào Thành phố.
Các cuộc vận động của trí thức Sài Gòn - Gia Định – Chợ Lớn những năm sau như “Ký giả ăn mày“, phong trào đấu tranh của “Ủy ban bảo vệ quyền lợi lao động miền Nam Việt Nam” do Linh mục Phan Khắc Từ làm Chủ tịch; phong trào đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Paris; nhất là các phong trào đấu tranh của Mặt trận nhân dân Cứu đói (thành lập ngày 22/9/1974) do Đại đức Thích Hiển Pháp làm Chủ tịch, Tổng thư ký là dân biểu Nguyễn Văn Hàm, những trí thức tiêu biểu tham gia như Giáo sư Lý Chánh Trung, bà TS Ngô Bá Thành, các nghệ sĩ nổi tiếng Thanh Nga, Kim Cương…Cùng với các phong trào này luôn là hạt nhân tại nội đô, là các cuộc đấu tranh của sinh viên, học sinh tại ngay trung tâm Sài Gòn.
Đầu năm 1974 Ủy ban bảo vệ quyền lợi sinh viên, học sinh được thành lập, đã phát động và được sự tham gia đông đảo của hàng ngàn sinh viên tại Đại học xá Minh Mạng, Đại học Vạn Hạnh…tổ chức biểu tình kỷ niệm ngày chị Quách Thị Trang hy sinh, đã dấy lên những phong trào yêu nước có sự tham gia đông đảo của giới sinh viên, học sinh, vang dội khắp nội thành nhằm vào đấu tranh thẳng với Mỹ - ngụy về các chính sách đàn áp tàn bạo trong học sinh sinh viên.
Đối với các tổ chức đoàn thể giải phóng, Khu ủy Sài Gòn không chủ trương cho ghép lại thành hệ thống mà cho các Ban, đảng viên hoặc đoàn viên trực tiếp nắm. Đối với quần chúng thì tận dụng những sinh hoạt tự nhiên của họ để lồng vào những nội dung tuyên truyền giáo dục một cách nhẹ nhàng, nhưng hiệu quả cao. Đặc biệt là các phong trào đấu tranh ở các đô thị, nông thôn… đã gắn kết sức mạnh “2 chân - 3 mũi” thành những cuộc đấu tranh đông đảo lực lượng từ trí thức, công nhân, nông dân.
Dưới ngọn cờ chính nghĩa của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Khu Sài Gòn – Gia Định, suốt 15 năm từ khi thành lập đến ngày giải phóng, các phong trào vận động nhân dân, trí thức đã kết thành một sức mạnh rộng lớn, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt tôn giáo, đảng phái cùng vì một mục tiêu giải phóng miền Nam,thống nhất nước nhà. Các cuộc đấu tranh trong lòng địch, các vùng nông thôn, mà Mặt trận đ kết gắn lực lượng Trí thức, nhân sĩ, công nhân, nông dân miền Nam. Sài Gòn - Gia Định đã trở thành trung tâm trong vận động, kể cả phong trào học sinh, sinh viên, các cuộc đấu tranh qua báo chí tại Sài Gòn những năm 1968 – 1973…làm cho đế quốc Mỹ và ngụy Sài Gòn phải luôn luôn tìm cách đối phó. Đây là những nền tảng đi đến thắng lợi của Xuân Mậu thân 1968 và cao nhất là Đại thắng mùa Xuân 1975, viết nên những trang sử vàng chói lọi để giải phóng Sài Gòn - Gia Định và miền Nam.

Nguồn: Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh

[ Phát động cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ hai- năm 2022 ]Sáng 1-3, tại Hà Nội, H...
11/03/2022

[ Phát động cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ hai- năm 2022 ]

Sáng 1-3, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân dân và Hội Nhà báo Việt Nam họp báo giới thiệu cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ hai-năm 2022.

Cuộc thi là sự tiếp nối thành công của cuộc thi viết chính luận “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức năm 2021, có sự mở rộng về quy mô và nâng lên tầm mức toàn quốc.

Về đối tượng dự thi
Ban Tổ chức cuộc thi cho biết: Đối tượng dự thi là người Việt Nam và người nước ngoài, có bài viết chính luận phù hợp với tiêu chí của cuộc thi. Mỗi tác giả/nhóm tác giả được gửi tối đa 2 bài viết: 1 bài viết loại hình Tạp chí (Tạp chí in hoặc Tạp chí điện tử) và 1 bài viết loại hình Báo (Báo in hoặc Báo điện tử).

Về chủ đề của cuộc thi
Bài viết tham gia dự thi phải là tác phẩm sáng tạo lần đầu, không trùng lặp với các công trình đã công bố; chưa được công bố trên các ấn phẩm báo chí, thông tin truyền thông.

Chủ đề bài viết tập trung vào những vấn đề cơ bản, trọng tâm về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay, như: giá trị khoa học, cách mạng và thời đại của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những đề xuất bổ sung, phát triển; chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay; lý luận về đường lối đổi mới đất nước; bảo vệ, vận dụng và phát triển lý luận của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; những nội dung cốt lõi, nội dung mới của Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, các Hội nghị Trung ương khoá XIII; phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau dịch bệnh Covid-19; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội trên tất cả các lĩnh vực; tổng kết những kinh nghiệm quý, mô hình, cách làm hiệu quả và đề xuất giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Về thời gian bắt nhận và kết thúc nhận bài thi

Ban Tổ chức nhận bài viết dự thi bắt đầu từ khi phát động cuộc thi cho đến hết ngày 30-7-2022 (tính theo dấu bưu điện). Lễ công bố và trao giải cuộc thi được tổ chức vào tháng 10-2022, nhân dịp 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị khóa XII về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

Kế hoạch, thể lệ cuộc thi, định hướng chủ đề được gửi đến các cơ quan, đơn vị, địa phương và đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (http://hcma.vn).

[CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ]Ngày 8 tháng 3 hàng năm là một ngày ý nghĩa đặc biệt nhằm tôn vinh "một nửa thế giới", nh...
08/03/2022

[CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ]
Ngày 8 tháng 3 hàng năm là một ngày ý nghĩa đặc biệt nhằm tôn vinh "một nửa thế giới", những người phụ nữ tuyệt vời. Bên cạnh những bó hoa tươi thắm, những món quà xinh xắn thì bạn cũng đừng quên chuẩn bị những lời chúc 8/3 cùng những lời chúc ý nghĩa gửi tới những người phụ nữ đặc biệt của cuộc đời mình nhé.
Chúc những người mẹ, người vợ những cô gái luôn vui vẻ, hạnh phúc không chỉ riêng trong ngày 8/3 mà tất cả 365 ngày của năm đều trọn niềm vui như thế. Luôn nở nụ cường trên môi và là người hạnh phúc nhất thế gian này.

[Kỷ niệm 111 năm ngày sinh đồng chí Lê Thanh Nghị, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam (6/3/1911 ...
06/03/2022

[Kỷ niệm 111 năm ngày sinh đồng chí Lê Thanh Nghị, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam (6/3/1911 - 6/3/2022) ]

Suốt cuộc đời mình, không chỉ trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; hiên ngang, anh dũng trước kẻ thù, đồng chí Lê Thanh Nghị còn là tấm gương tiêu biểu của người cộng sản luôn thực hành cần, kiệm, liêm, chính, khiêm tốn, giản dị, yêu thương bạn bè, bao dung, độ lượng với anh em, cán bộ cấp dưới và gần gũi đồng bào, đồng chí.

▶️Thân thế và bước đầu tham gia cách mạng

Ông tên thật là Nguyễn Khắc Xứng, hay Nguyễn Văn Xứng, sinh ngày 6 tháng 3 năm 1911 ở thôn Bình Đê, xã Thượng Cốc, huyện Gia Lộc (này là thôn Bình Đê (Cốc Cả), xã Gia Khánh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
Năm 16 tuổi, ông ra Hải Phòng làm thợ điện ở Nhà máy Điện Cửa Cấm. Sau khi bị thất nghiệp, ông ra vùng mỏ làm ở Nhà máy Điện Cọc 5, rồi trở về Vàng Danh làm phu mỏ. Tại đây, năm 1928, ông bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng, năm 1929 gia nhập Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng. Năm 1930, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Tháng 5 năm 1930, ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam tại nhà tù Hải Phòng, sau đó bị tuyên án tù chung thân và bị đày ra Côn Đảo. Năm 1936, ông được ân xá nhưng vẫn bị quản thúc tại quê nhà. Cuối năm 1937, ông được cử về hoạt động ở Hải Dương. Giữa năm 1939, ông công tác ở Xứ ủy Bắc Kỳ, tham gia Ban cán sự Liên tỉnh B.
Đầu năm 1940, ông bị bắt lần thứ hai, bị kết án 5 năm tù, đày tại nhà đày Sơn La. Đầu năm 1945, ông ra tù, tiếp tục hoạt động và được chỉ định vào Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ.

▶️Công tác trung ương

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng, ông được cử vào Ủy ban Quân sự Bắc Kỳ, trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang ở khu III. Ngày 12 tháng 3 ông cùng đồng chí Nguyễn Trọng Tỉnh phát động khởi nghĩa giành chính quyền tại xã Xuân Biều, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
Sau Cách mạng tháng 8, ông là Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, phụ trách miền duyên hải; năm 1946 là Thường vụ Xứ ủy. Khi Toàn quốc kháng chiến, ông làm Bí thư Khu ủy Khu 3 kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính khu 3.
Đầu năm 1948, ông được cử làm Phó Bí thư Liên khu 3, cuối năm đó được cử giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Đến cuối năm 1949, ông trở về làm Phó Bí thư Liên khu ủy Liên khu 3.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng năm 1951, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp làm Bí thư Liên khu ủy, kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu 3 và Chính ủy Bộ Tư lệnh Liên khu 3, năm 1953-1954 kiêm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Cuối năm 1954, ông lần thứ 2 được cử làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Tháng 10 năm 1956, tại Hội nghị trung ương lần thứ 10 mở rộng, ông được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
Tại Đại hội III và IV của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị. Năm 1980, ông được bầu làm Thường trực Ban Bí thư. Tại Đại hội V của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.
Gần 60 năm hoạt động cách mạng (1928-1986), đồng chí Lê Thanh Nghị đã luôn nỗ lực vượt mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Với những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, được công nhận là lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Nguồn: Tổng hợp

[ CHUYẾN THĂM SINGAPORE CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN XUÂN PHÚC ]Những thông tin cơ bản về chuyến thăm Singapore của chủ tịch...
05/03/2022

[ CHUYẾN THĂM SINGAPORE CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN XUÂN PHÚC ]
Những thông tin cơ bản về chuyến thăm Singapore của chủ tịch nước
Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hoà Singapore Halimah Yacob, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân Trần Nguyệt Thu đã thăm cấp Nhà nước tới Singapore từ ngày 24 đến 26/2/2022.
Trong chuyến thăm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến và dự chiêu đãi cấp Nhà nước do Tổng thống Halimah Yacob chủ trì. Tại cuộc hội kiến, hai nhà Lãnh đạo nhất trí sẽ thúc đẩy các hiệp định thương mại mà Việt Nam và Singapore cùng tham gia để tăng cường hợp tác kinh tế song phương.
Hội đàm với Thủ tướng Lý Hiển Long, hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế số, phát triển xanh và bền vững, đưa kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Singapore hướng tới tầm cao mới là “kết nối hai nền kinh tế trên nền tảng số”...
Trong cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Tan Chuan-Jin, hai bên nhất trí thời gian tới sẽ duy trì và tăng cường tiếp xúc, trao đổi cấp cao và các cấp, các kênh; tiếp tục phát huy vai trò của cơ quan lập pháp hai nước trong việc thúc đẩy quan hệ song phương, nhất là tăng cường hợp tác, ... Trong khuôn khổ chuyến thăm Singapore, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự Đối thoại Doanh nghiệp Việt Nam - Singapore, tiếp lãnh đạo nhiều doanh nghiệp hàng đầu của Singapore.
Dự và phát biểu tại Đối thoại Doanh nghiệp Việt Nam-Singapore, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong việc triển khai các chiến lược hợp tác hai nước, nhất là triển khai các hình thái hợp tác mới. Tại diễn đàn, doanh nghiệp hai nước đã ký kết hàng chục văn kiện hợp tác có tổng giá trị lên đến 11 tỷ USD.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm Singapore, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp nguyên Thủ tướng Singapore Ngô Tác Đống; Bộ trưởng cao cấp kiêm Bộ trưởng điều phối an ninh quốc gia Singapore Tiêu Chí Hiền cùng lãnh đạo một số doanh nghiệp, tổ chức tài chính, hạ tầng, năng lượng hàng đầu Singapore.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân đã có buổi gặp mặt và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Singapore.
Nhân chuyến thăm này, hai bên đã có Tuyên bố báo chí chung về tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore; Tái khẳng định lập trường nhất quán của ASEAN về Biển Đông và tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông; Nhất trí cùng phục hồi và phát triển mạnh mẽ hơn sau đại dịch COVID-19; Phục hồi đi lại an toàn; Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực kinh tế số; Tăng cường kết nối chuỗi cung ứng; Xây dựng nền kinh tế xanh.
Phản ứng của giới truyền thông Singapore đối với chuyến thăm
Trong chuỗi các bài viết về chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, tờ Straits Times có bài viết nêu nhận định của Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan rằng, quan hệ Việt Nam - Singapore được vun đắp dựa trên gần 50 năm gắn bó, với trọng tâm là nền kinh tế số.
Báo The Straits Times ngày 24/2 đã dẫn trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, trong đó Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hoàn toàn tin tưởng rằng chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến Singapore sẽ giúp các doanh nghiệp Singapore và quốc tế hiểu hơn về cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với thúc đẩy sự phục hồi kinh tế-xã hội và tăng trưởng trong trạng thái bình thường mới.
The Straits Times cũng đưa tin về đánh giá của Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan về quan hệ hai nước trong gần 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Tiểu sử đồng chí Trường ChinhSinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước ở một vùng quê giàu truyền thống lịch sử và vă...
27/02/2022

Tiểu sử đồng chí Trường Chinh
Sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước ở một vùng quê giàu truyền thống lịch sử và văn hoá, truyền thống của quê hương và gia đình đã bồi đắp và hun đúc nên lý tưởng cách mạng của đồng chí. Sau khi tìm hiểu “Đường Kách mệnh” và các tác phẩm khác của Nguyễn Ái Quốc, đồng chí đã đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin; từ một người yêu nước đồng chí trở thành người cộng sản.
Trường Chinh (9 tháng 2 năm 1907 – 30 tháng 9 năm 1988), tên khai sinh là Đặng Xuân Khu, ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước ở một vùng quê giàu truyền thống lịch sử và văn hoá, truyền thống của quê hương và gia đình đã bồi đắp và hun đúc nên lý tưởng cách mạng của đồng chí. Sau khi tìm hiểu “Đường Kách mệnh” và các tác phẩm khác của Nguyễn Ái Quốc, đồng chí đã đến với chủ nghĩa Mác - Lê-nin; từ một người yêu nước đồng chí trở thành người cộng sản. Ông là Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam thống nhất trên danh nghĩa là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam từ năm 1981 đến năm 1987. Ngoài ra, ông cũng từng giữ các chức vụ quan trọng khác trong hệ thống chính trị của Việt Nam như: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (lần thứ nhất: 1941 – 1956, lần thứ hai: 1986), Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1960 – 1975) và Chủ tịch Quốc hội (khóa V, VI). Trường Chinh còn được biết đến là một nhà thơ cách mạng với bút danh Sóng Hồng.
Tham gia hoạt động cách mạng
Trong năm 1925, khi còn học ở bậc Thành Chung (nay là trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, thành phố Nam Định), Đặng Xuân Khu đã tham gia phong trào đấu tranh đòi ân xá cho Phan Bội Châu, lãnh đạo cuộc bãi khóa ở Nam Định để truy điệu Phan Chu Trinh. Năm 1926, ông bị trường đuổi học.
Năm 1927, Đặng Xuân Khu chuyển lên Hà Nội, tiếp tục học ở trường Cao đẳng Thương mại và tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Năm 1929, ông tham gia cuộc vận động thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ và trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của đảng này.
Năm 1930, Đặng Xuân Khu được chỉ định vào Ban tuyên truyền cổ động Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương. Cuối năm này, ông bị Pháp bắt và kết án 12 năm tù và đày đi Sơn La, đến năm 1936 được trả tự do.
Giai đoạn 1936 – 1939, Đặng Xuân Khu là Xứ Ủy viên Bắc Kỳ cùng Hoàng Văn Thụ và Hoàng Quốc Việt, đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Ủy ban Mặt trận Dân chủ Bắc Kỳ. Năm 1940, ông được cử làm chủ bút báo Cờ giải phóng, cơ quan của Xứ ủy Bắc Kỳ, kiêm phụ trách các tờ báo tiếng Pháp như Le Travail, Rassemblement, En Avant và báo Tin tức.
Trở thành nhà lãnh đạo chủ chốt
Tại Hội nghị Trung ương 7 họp tại làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 11 năm 1940, Đặng Xuân Khu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương cùng Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt và được cử làm Quyền Tổng Bí thư Đảng thay Nguyễn Văn Cừ.
Tháng 5 năm 1941, tại Hội nghị Trung ương 8 họp tại Cao Bằng, ông được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, kiêm Trưởng ban tuyên huấn Trung ương, kiêm Chủ bút báo "Cờ giải phóng" và "Tạp chí Cộng sản", Trưởng ban Công vận Trung ương.
Trên số đầu tiên của tờ Cờ Giải Phóng (Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Đông Dương) ra ngày 10-10-1942 bắt đầu xuất hiện bút danh Trường Chinh.
Năm 1943, ông bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt.
Tháng 3 năm 1945, Đặng Xuân Khu triệu tập và chủ trì Hội nghị Thường vụ Trung ương (Tổ chức tại Chùa Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh) ra Chỉ thị nổi tiếng "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", xác định thời cơ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Trong giai đoạn chuẩn bị Cách mạng tháng Tám 1945, tại Hội nghị toàn quốc của Đảng do ông chủ trì, ông được cử phụ trách Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.
Cuối năm 1945, nhằm mục đích tránh những bất lợi về chính trị và tạo điều kiện thuận lợi hơn trong chỉ đạo phong trào Việt Minh, Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật nên tuyên bố tự giải tán, chuyển thành Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương do ông làm Hội trưởng.
Khi cuộc cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra, để xác định mục tiêu và cổ vũ tinh thần cho những người kháng chiến, ông đã viết loạt bài báo nổi tiếng với tựa đề "Kháng chiến nhất định thắng lợi", đăng trên báo "Sự thật" từ số 70 (4 tháng 3 năm 1947) đến số 81 (1 tháng 8 năm 1947). Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định: "Bác Hồ là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng đề ra đường lối cụ thể, chỉ đạo cụ thể về lý luận với cuốn Kháng chiến nhất định thắng lợi, là do anh Trường Chinh".
Năm 1951, tại Đại hội lần thứ hai của Đảng, (đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam), Trường Chinh được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương và giữ chức Tổng Bí thư cho đến tháng 10 năm 1956. Ngay sau khi ông tái bầu Tổng Bí thư, báo Cứu quốc của Liên Việt đã đăng bài giới thiệu, đánh giá: "Người ta có thể nói, Hồ Chủ tịch là linh hồn của cách mạng và kháng chiến, thì ông Trường Chinh là bàn tay điều khiển, chỉ huy.
Năm 1958, đồng chí làm Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước.
Năm 1960, tại Đại hội III của Đảng, đồng chí được tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách công tác Quốc Hội và công tác tư tưởng của Đảng.
Đồng chí là đại biểu Quốc hội các khoá: khoá II (1960-1964), khoá III (1964-1971), khoá IV (1971-1975), khoá V (1975-1976), khoá VI (1976-1981), khoá VII (1981-1987). Từ khoá II đến khoá VI, đồng chí làm Chủ tịch ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tháng 7-1986, tại Hội nghị đặc biệt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí được bầu lại làm Tổng Bí thư.
Do những cống hiến to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đối với sự nghiệp tăng cường đoàn kết quốc tế, đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam và nhiều huân chương khác. Không những thế, các nước bạn như: Xô Viết, Lào, Campuchia, Đức, Mông Cổ, Bungari, Hungari, Tiệp Khắc,… cũng trao tặng cho đồng chí nhiều huân chương cao quý.

Address

Đồng Nai

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when MyK20406C - UEL posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share