01/14/2025
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ‘THÂU TÓM’ ĐẢO GREENLAND?
--
Ông Donald Trump, tổng thống đắc cử, liên tiếp gây sóng gió ở nhiều thủ đô Mỹ và Âu Châu với tuyên bố Mỹ sẽ mua lại đảo Greenland, hiện là một phần lãnh thổ của Đan Mạch.
Nhiều người nói ý tưởng của ông Trump là “điên rồ,” “nguy hiểm,” “phi lý,” nhưng nếu bình tĩnh suy xét có thể thấy, với một chút khéo léo tận dụng thời cơ, nước Mỹ vẫn có thể “thâu tóm” đảo Greenland một cách êm đẹp. Tại sao?
Lời đe dọa nguy hiểm
Trong nhiệm kỳ đầu ông Trump đã muốn mua đảo Greenland vì hòn đảo có giá trị chiến lược về an ninh quốc gia và giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng ý tưởng đó bị bà Mette Frederiksen, thủ tướng Đan Mạch, bác bỏ thẳng thừng. Hôm Thứ Bảy, 21 Tháng Mười Hai, 2024, một tháng trước ngày nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai, ông Trump lại viết lên mạng: “Vì mục đích An Ninh Quốc Gia và Tự Do khắp thế giới, Hoa Kỳ cảm thấy quyền sở hữu và kiểm soát đảo Greenland là tuyệt đối cần thiết.”
Bị chính phủ Đan Mạch và Greenland phản ứng, ông càng cương quyết: tại cuộc họp báo ở dinh thự Mar-A-Lago hôm 7 Tháng Giêng, ông Trump từ chối loại trừ sử dụng sức mạnh quân sự để thâu tóm Greenland (và Kênh Đào Panama). Ông dọa sẽ đánh thuế nhập cảng “rất cao” lên hàng hóa Đan Mạch nếu Copenhagen lắc đầu. Cùng ngày, con trai ông là Donald Trump Jr., thực hiện một chuyến đi bất ngờ tới thủ phủ Nuuk của Greenland, tiếp xúc với quan chức và cư dân địa phương, có thể coi như một chuyến thăm dò.
Đe dọa sử dụng vũ lực của ông Trump bị lên án khắp nơi. Chính phủ Đan Mạch nói họ sẵn sàng làm việc với ông Trump về mối lo ngại an ninh hợp lý của ông ở Greenland nhưng bác bỏ lời đe dọa vũ lực hoặc cưỡng bức. Chính phủ Đức và Pháp cũng đưa ra những tuyên bố phản đối mạnh mẽ nhất. “Nguyên tắc bất khả xâm phạm của biên giới áp dụng cho mọi quốc gia và mọi nhà nước phải tôn trọng nguyên tắc đó, cho dù là nước nhỏ hoặc một nhà nước rất mạnh,” ông Olaf Scholz, thủ tướng Đức, nói trên truyền hình Đức. Ông Jean-Noël Barrot, ngoại trưởng Pháp, còn quyết liệt hơn khi tuyên bố Liên Âu (EU) sẵn sàng đứng lên bảo vệ luật pháp quốc tế và không cho phép nước nào xâm phạm đường biên giới có chủ quyền của EU. Để trấn an đồng minh, ông Antony Blinken, ngoại trưởng sắp mãn nhiệm của Mỹ, nói việc sáp nhập Greenland vào Mỹ là “không bao giờ có.”
Xem thêm 👇
Ông Donald Trump liên tiếp gây sóng gió ở nhiều thủ đô Mỹ và Âu Châu với tuyên bố Mỹ sẽ mua lại đảo Greenland.