Những câu chuyện nhân văn

Những câu chuyện nhân văn Những câu chuyện nhân văn được tạo ra giúp mọi người thư giãn và thêm yêu cuộc sống.

🌼🌼🌼Tấm lòng nhân áiCó một ông già cô đơn, không có con, và ốm yếu, ông quyết định chuyển đến bệnh viễn dưỡng lão. Ông lã...
11/22/2024

🌼🌼🌼Tấm lòng nhân ái

Có một ông già cô đơn, không có con, và ốm yếu, ông quyết định chuyển đến bệnh viễn dưỡng lão. Ông lão rao bán ngôi nhà đẹp của mình. Người mua đổ xô tới hỏi tin. Giá khởi điểm cho ngôi nhà £80.000, nhưng mọi người nhanh chóng tranh nhau hỏi với mức £100.000. Giá ngôi nhà vẫn tiếp tục tăng lên. Ông già vô cùng buồn bã khi sắp mất ngôi nhà, ông luôn u sầu. Nếu không phải do tình hình sức khỏe yếu, ông sẽ không bán đi ngôi nhà đã cùng ông đi qua nửa đời người.

Một chàng thanh niên ăn vận đơn giản tới trước mặt ông lão, cúi xuống và thì thầm: “Thưa ông, tôi cũng muốn mua ngôi nhà này, nhưng tôi chỉ có £10.000. Nhưng, nếu ông bán cho tôi ngôi nhà, tôi hứa sẽ vẫn để ông sống trong ngôi nhà như trước, và tôi sẽ cùng ông uống trà, đọc báo, đi bộ mỗi ngày, ngày ngày đều vui vẻ hạnh phúc – Hãy tin tôi, tôi sẽ chăm sóc ông với tất cả tấm lòng!” Ông già gật đầu và mỉm cười, và bán ngôi nhà với giá £10.000 cho anh.

Để biến ước mơ thành sự thật bạn không nhất thiết phải lạnh lùng, tranh đoạt, trí trá, đôi khi chỉ cần bạn có một trái tim biết yêu thương là đủ.

Theo Trí Thức VN

ĐỨNG NÚI TU DI THẤY CHÍNH PHÁPĐứng núi Tu Di nhìn tam giớiTrăm triệu năm qua cái hua tayNgắm nơi thế gian bao nhiêu bậnC...
10/13/2024

ĐỨNG NÚI TU DI THẤY CHÍNH PHÁP

Đứng núi Tu Di nhìn tam giới
Trăm triệu năm qua cái hua tay
Ngắm nơi thế gian bao nhiêu bận
Chúng sinh đến đi cũng ức lần.

Mỗi một tầng trời đều nhật nguyệt
Nhật nguyệt nhân gian lúc tỏ mờ
Ngồi dựa ngôi cao chơi khúc nhạc
Luân hồi bao kiếp đến đến đi.

Chính Pháp vạn Vương cùng tiến nhập
Thương khung Vương Chủ chuyển càn khôn
Ván cờ đã định nơi tam giới
Chớp mắt vươn vai đã đến thời.

Thiện ác giao tranh khắp tầng trời
Chính tà định đoạt mạt kiếp khơi
Thế gian trăm triệu người tu luyện
Dựng lại gầm trời, chống thương khung.

Thế sự bao phen cũng tỏ tường
Càn khôn tái tạo khỏi diệt vong
Ngóng chông thế gian người tu luyện
Dùng thiện cứu người thoát nguy nan.

Cung trăng nguyệt nga vẫn chưa về
Hội đào tiên nữ cũng đi xa
Dưới trần Thần Vận đang khai thị
Người múa xem ra tiên hoá thành.

Ba tầng tam giới náo nhiệt sao
Đại Pháp phân vai chính với tà
Thiên thần đang giúp người tỉnh thức
Ma quỷ tranh nhau kéo xuống mồ.

Tinh cầu tạc nổ tựa pháo hoa
Sinh mệnh mê man tự hại mình
Chúng sinh khóc thầm đâu kịp gọi
Đã thành cát bụi hoá hư không.

Quả cầu tam giới đã mở ra
Căng mắt ngó xem mấy người qua
Thương khung hướng mặt vào tam giới
Đợi tin Vương Chủ chính tam tài.

Núi cao vời vợi mây vờn mây
Tiên cảnh tiêu dao cánh hạc trời
Muôn hoa khoe sắc phi thiên múa
Nhạc khúc ngân lên đến cổng trời.

Thuyền Pháp nhổ neo nối đuôi nhau
Vạn Vương quy tụ được mấy người?
Băng qua khung thể về thiên quốc
Ngắm núi Tu Di nở nụ cười.

(Tịnh Nguyệt Viên Minh)

Bố tôi vẫn thường nói với tôi: “Nó khổ hơn con rất nhiều, con đừng ganh tị với nó.”“Nó” là bé Ngần, con bé lang thang kh...
10/13/2024

Bố tôi vẫn thường nói với tôi:
“Nó khổ hơn con rất nhiều, con đừng ganh tị với nó.”
“Nó” là bé Ngần, con bé lang thang không có cha mẹ được bà tôi đem về nuôi trong một lần bà đi tàu từ Sài Gòn về. Bà tôi kể: "Lúc thấy nó ngơ ngơ ngác ngác một mình trên sân ga, quần áo rách rưới bẩn thỉu, bà tôi động lòng hỏi han nó thì không hiểu sao nó oà khóc đòi đi theo bà tôi." Nó chẳng nhớ tại sao nó đến được đây. Nó cũng chẳng nhớ nó tên gì. Bắt đầu từ ngày đó, cuộc sống đang êm ả của tôi bị đảo lộn lung tung cả lên...
Ðầu tiên là mấy con búp bê xinh đẹp. Mẹ tôi bảo: “Con cho nó chơi với”. Rồi hộp đồ xếp hình tôi vẫn cất cẩn thận trong thùng giấy các tông. Bố tôi bảo: “Con hãy chơi chung với nó”. Bực nhất là nó chẳng thèm xin chơi với tôi. Nó đứng trân trân, tròn đôi mắt nhìn tôi. Nó muốn tất cả đồ chơi của tôi ư? Ðừng hòng…
Tới năm đầu đi học nó mới được bố tôi đặt cho cái tên là Ngần. Cả nhà gọi nó là bé Ngần. Nó quen dần với cái tên mới. Khi được gọi “Ngần ơi”, nó toét miệng cười. Nó gọi bà tôi bằng bà, gọi bố tôi bằng bố. Nghe ngọt không?
Tôi nhiều lần quát nó: “Bà mày à? Bà của tao chứ… Bố tao chứ. Bố mày ấy à...” Tôi chỉ tay về rặng núi xa tít phía chân trời.
Nó nhìn theo, bần thần gạ tôi: “Cho em chung bà với… chung bố với…”.
Có thế chứ. Cuối cùng nó cũng hiểu thân phận nó và đã ngoan ngoãn xin tôi.
Ở làng tôi, rất nhiều cây xoan. Tháng Hai, hoa xoan thả hương thơm ngát, rụng tím cả các phiến đá lát đường. Những hàng rào cúc tần xanh mơn mởn trong mưa bụi mùa xuân. Dây tơ hồng vàng quấn quýt đan vào nhau hứng những cánh hoa xoan li ti như những vỏ trấu màu tím rơi nhẹ. Tôi với bé Ngần chơi trò công chúa về làng.
-- Nó luôn bắt tôi làm công chúa. Làm công chúa được đeo vòng vàng (vòng vàng làm bằng dây tơ hồng). Nó cẩn thận “trang điểm” cho tôi xong rồi nghiêng ngó cười ngặt nghẽo: “Chị Huyền giống hệt công chúa ”.
-- Tôi nói: Công chúa như thế nào tôi không biết. Có gì khác lũ con gái bình thường chúng tôi? Tôi làm bộ sang trọng đi vào sân nhà. Bé Ngần vun hoa xoan rụng đầy vạt áo, đi sau tung hoa lên đầu tôi, miệng ơi ới: “Tránh ra nhá, cho công chúa đi cái nhá”. Chú cún cũng rối rít lăng xăng chạy lui chạy tới. Chán vai Công chúa tôi bảo đổi cho nó. Bé Ngần lắc nguây nguẩy:
-- “Em không làm được công chúa đâu. Em xấu lắm. Công chúa phải đẹp chứ. Em là người hầu công chúa thôi”.
Những mùa hoa xoan tím thấm thoắt qua nhanh. Vèo một cái chúng tôi đã học lớp 9. Bà tôi dạo này yếu hẳn đi. Bà ho nhiều về đêm. Mâm cơm hàng ngày của gia đình tôi không còn nhiều bát đĩa to đựng thức ăn như trước. Bố tôi hay ngồi tư lự sau những buổi đi làm về. Mẹ tôi lại chuẩn bị sinh em bé. Tất cả việc đồng áng đều một mình bố tôi gánh vác.
Tôi và bé Ngần sau buổi học lăn ra làm giúp bố. Tối tối đến giờ học bài, bố bắt chúng tôi vào học: “Năm nay là năm cuối, các con phải chú ý bài vở hơn đấy”.
Tôi với Ngần hai đứa không giao ước nhưng đều cố đạt điểm tốt để bố vui lòng. Tuy khác lớp nhau nhưng chúng tôi đều biết được kết quả học tập của nhau.Tôi là học sinh giỏi lớp A thì nó cũng là học sinh giỏi lớp C. Kỳ thi tốt nghiệp, đám học trò lo xanh mặt. Tôi với Ngần thì nói:
“Yên trí làm bài xong bọn tớ sẽ viện trợ”, chúng tôi đùa với bạn như thế.
Năm đó chúng tôi thi xong tốt nghiệp phải thi tiếp lên lớp 10. Buổi báo tin danh sách trúng tuyển tôi không tin vào mắt mình nữa:
“Ngần không đỗ lớp 10”.
Khi tôi báo tin này với bố, bố tôi bỏ buổi cày phóng xe đạp hộc tốc xuống trường.
-- Mẹ tôi hỏi lại tôi: “Sao Ngần lại không đỗ?”
-- Bà tôi thì rên rẫm: “Ðúng là học tài thi phận. Rõ khổ”. Rồi bà lại ho khan từng hồi dài…
-- Ngần về, mặt buồn buồn. Tôi hỏi. Nó trả lời qua quýt: “Em bị điểm liệt”.
_ Bố tôi đạp xe từ trường về thở dài: “Con Ngần không đỗ rồi, bị một môn điểm liệt”.
Không, tôi không tin được. Tất cả các môn Ngần đều học khá. Có môn còn giỏi nữa. “Vấn đề” gì đây. Tôi quyết định cất công tìm hiểu. Có đứa mách: “Không hiểu sao Ngần chép đề xong cứ ngồi im khóc thầm". Thầy giám thị hỏi nó trả lời ấp úng là không hiểu bài, không làm được”. Tôi nóng ruột hỏi : “Hôm đó thi môn gì?”
Ðứa bạn trả lời: “Môn địa lý”.
Người tôi run lên. Môn địa lý nó học giỏi hơn cả tôi. Ðề năm nay không khó…Ðúng rồi… Tôi chạy về nhà, lôi nó ra sau bếp:
-- "Sao mày cố tình không làm bài thi môn địa lý?".
-- Lúc đầu nó chống chế: "Em không nhớ bài…".
-- "Nói láo!", tôi quát lên: "Mày cố tình không làm. Bài đó tao với mày đã từng kiểm tra lẫn nhau!".
-- Ngần cúi đầu. Tôi nhìn qua làn tóc mai của nó. Những giọt nước mắt đang từ từ lăn trên má nó.
-- Tôi cũng oà lên khóc: "Tao biết rồi. Mày muốn ở nhà làm giúp bố phải không? Mày thấy bà ốm nên muốn ở nhà phải không? Mày muốn dành cho tao đi học phải không? Sao lại thế..."
-- Bố tôi từ đồng về đứng sau lưng chúng tôi lúc nào không biết. Ông lẳng lặng dựng chiếc cuốc vào góc hè, mắt cũng đỏ hoe...
Sưu tầm

Tôi đứng ở tầng 1, có người mắng tôi, tôi nghe thấy rất tức.Tôi đứng ở tầng 10, có người mắng tôi, tôi nghe không rõ còn...
10/03/2024

Tôi đứng ở tầng 1, có người mắng tôi, tôi nghe thấy rất tức.
Tôi đứng ở tầng 10, có người mắng tôi, tôi nghe không rõ còn tưởng đang chào hỏi tôi.
Tôi đứng ở tầng 100, có người mắng tôi, tôi nhìn xuống trong mắt chỉ toàn phong cảnh.

Một người cảm thấy đau khổ bởi do họ chưa có được độ cao.
Vị trí không đủ cao chỉ nhìn thấy toàn vấn đề, tầm nhìn quá nhỏ, những thứ vướng mắc đều là chuyện vặt vãnh tầm thường.

(Sưu tầm)

🌼🌼🌼LÒNG TỪ BI CỦA ĐỨC PHẬTTác giả: Vĩ Nghiêm[ChanhKien.org]Nặng chìm xuống đáy, nhẹ nổi lên mặt nước, một niệm thiện và ...
09/15/2024

🌼🌼🌼LÒNG TỪ BI CỦA ĐỨC PHẬT
Tác giả: Vĩ Nghiêm
[ChanhKien.org]
Nặng chìm xuống đáy, nhẹ nổi lên mặt nước, một niệm thiện và ác khác nhau một trời một vực. Dù Đức Phật thần thông quảng đại, nhưng lòng từ bi chỉ có thể độ người có đức.

Nói chuyện xưa để bàn về sự thức tỉnh của nhân loại hiện nay.
Xin kể một câu chuyện xưa của Đức Phật, đó là vào thời Đức Phật phổ độ chúng sinh.
Một hôm, Đức Phật đang đi trên đường bỗng nghe thấy một giọng nói đáng thương và đau khổ văng vẳng: “Đức Phật từ bi, xin Ngài hãy cứu giúp con một lần nữa”. Âm thanh này nghe có vẻ quen thuộc quá! Đức Phật nhìn về phía âm thanh phát ra, hoá ra âm thanh đó đến từ địa ngục sâu thẳm. Đức Phật vừa nhìn đã biết tiếng kêu cứu quen thuộc hóa ra là của một trong những đệ tử cũ của Ngài tên là Đề Đạt Đa. Thấy Đức Phật đang ở trên cao nhìn mình, anh ta mừng rỡ như thực sự nhìn thấy vị cứu tinh. Đề Đạt Đa vội vàng nói với Đức Phật ở phía trên: “Đức Phật từ bi, xin hãy cứu con một lần nữa. Con nhất định sẽ sửa chữa lỗi lầm của mình và không vi phạm lời dạy của Ngài nữa. Con sẽ theo Ngài tu hành ngoan đạo”. Đức Phật rơi nước mắt từ bi, im lặng một lúc và nói với Đề Đạt Đa: “Đề Đạt Đa, con muốn ta dùng cái gì để cứu con?” Đức Phật biết rằng tuy Ngài có thần thông quảng đại, có thể giơ tay kéo Đề Đạt Đa lên khỏi địa ngục, còn có thể tiêu trừ mọi tội nghiệp cho Đề Đạt Đa, nhưng Đức Phật hiểu rõ hơn rằng điều đó là không thể và vô ích. Bởi vì bên trong vô lượng vũ trụ có Đại Pháp tối cao của vũ trụ đang kiểm soát và đo lường hết thảy hành động việc làm của chúng sinh. Bất luận là ai, đã làm gì thì cũng phải tự mình gánh chịu lấy hậu quả. Nói cách khác, chính Đề Đạt Đa phải thực sự muốn thay đổi bản thân, thực sự hối hận và muốn vãn hồi. Nếu không thì không những Đề Đạt Đa không được cứu mà chính Đức Phật cũng sẽ phải chịu sự trừng phạt của Pháp vũ trụ. Đức Phật thở dài từ bi nói với Đề Đạt Đa: “Ta sẽ vì con một lần nữa, để ta tìm xem”.
Đức Phật nói để Ngài tìm xem, chính là giống như con người ngày nay mở xem màn hình điện thoại di động, Ngài mở xem quá trình lịch sử đời đời kiếp kiếp mà Đề Đạt Đa đã trải qua, hết cảnh này đến cảnh khác… Đột nhiên mắt Đức Phật sáng lên, trên màn hình xuất hiện cảnh tượng: Đề Đạt Đa đang đi trên một con đường hoang vu và tình cờ phát hiện một con nhện lớn sắp leo lên chân Đề Đạt Đa. Lúc này, nếu Đề Đạt Đa thả bàn chân xuống, con nhện sẽ chết ngay lập tức. Đề Đạt Đa giơ chân lên và vui vẻ nhìn con nhện bò đi. Đức Phật nói: “Được, ta sẽ dùng con nhện này để cứu con”. Lúc này, Đề Đạt Đa đáng thương đang ở dưới địa ngục cầu xin Đức Phật giúp đỡ. Đức Phật đã dùng sợi tơ do con nhện nhả ra để biến hóa thành một sợi dây dài.
Đề Đạt Đa ở dưới địa ngục đột nhiên nhìn thấy từ phía ánh sáng trên cao bỗng rơi xuống một sợi dây thừng, anh ta bất chấp giẫm đạp lên thân thể người khác, mừng rỡ như điên lao tới túm lấy sợi dây. Anh ta nắm chắc sợi dây cứu mạng này, mừng rỡ cảm thấy như mình đã thoát khỏi địa ngục. Những người khác trong địa ngục thấy có sợi dây cứu mạng cũng liều mình bất chấp tất cả nắm lấy sợi dây. Đề Đạt Đa đang trèo lên, ngoái xuống nhìn thấy những người phía sau cũng đang liều mạng nắm lấy sợi dây và trèo lên theo anh ta, anh ta hét lên: “Đây là của tôi, đây là sợi dây Đức Phật ban để cứu tôi, các người để cho tôi đi!” Vừa hét anh ta vừa dùng chân gắng hết sức đạp lên những người phía dưới. Đức Phật rơi nước mắt xót thương khi nhìn thấy cảnh này, trong phút chốc sợi dây đứt, Đức Phật thở dài bỏ đi.
Trên đây là câu chuyện có thật về Đức Phật.
..

🔶Link nguồn: https://chanhkien.org/2021/07/long-tu-bi-cua-duc-phat.html

CHÚC CHO NHÂN THẾ AN BÌNH! (II)           ---  🍃🍃🌼🍃🍃  ---'Gặp xuân cây héo đâm chồi lại Người chẳng hai lần tuổi tráng n...
09/11/2024

CHÚC CHO NHÂN THẾ AN BÌNH! (II)
--- 🍃🍃🌼🍃🍃 ---
'Gặp xuân cây héo đâm chồi lại
Người chẳng hai lần tuổi tráng niên' (*)
Thiên tai dịch bệnh triền miên
Cảm thương thay mối ưu phiền thế nhân:
Buổi mạt thế chen chân kiếm chác
Lợi-tình-danh nháo nhác đua tranh
Hỡi ôi sóng cuốn đầu ghềnh
Một cơn hiểm họa tan thành hư vô!
Kìa người đói dật dờ xóm ngõ
Nọ cách ly đường phố đìu hiu
Đông tây nam bắc tiêu điều
Nẻo ngang lối tắt dập dìu chốt ngăn...
Từ Vũ Hán dịch lan khắp chốn
Gieo khổ đau nguy khốn muôn nơi
Cướp đi bao triệu mạng người
Năm châu bốn biển tơi bời mấy phen!
Kể chi kẻ đã quen nghèo khó
Người giàu sang còn đó nỗi đau
Tiền nhiều mua nổi mạng đâu!
Xuôi tay nhắm mắt như nhau đó mà...
Chớ có bảo chờ già mới khuất
Vừa xuân xanh bệnh ngặt cũng đi
Khi mà đạo đức suy vi
Thiên tai nhân họa thiếu gì éo le...
Nhắn nhân thế quay về bến giác
Nương mình trong Phật Pháp từ bi (**)
Kính Thần sẽ thoát hiểm nguy
'Phật quang phổ chiếu' cũng vì chúng sinh (***)
Chúc thế giới an bình một sớm
Và muôn dân chân tướng tường minh!
Có câu: 'Đại Đạo vô hình' (****)
Dở hay phúc họa nhục vinh bởi mình...
Vô danh cư sỹ
🍃🍃🍃
(*) Cổ ngữ.
(**)✅ Pháp Luân Đại Pháp: Pháp môn tu luyện thượng thừa thuộc Phật gia giảng về nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn giúp cho bản thể, tâm tính, uy đức và tầng thứ sinh mệnh đồng thăng hoa... Quý độc giả hữu duyên có thể vui lòng tìm hiểu thêm tại đường link dưới đây:
https://vi.falundafa.org/
(***) "Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh": Câu này nguyên được giảng trong Phật Pháp.
(****) "Đại Đạo vô hình": Câu này nguyên được giảng trong Phật Pháp.

GIỜ LÂM CHUNG CỦA ALEXANDER ĐẠI ĐẾTrong giờ phút lâm chung, Alexander Đại đế triệu tập các cận thần của mình và nói với ...
09/03/2024

GIỜ LÂM CHUNG CỦA ALEXANDER ĐẠI ĐẾ

Trong giờ phút lâm chung, Alexander Đại đế triệu tập các cận thần của mình và nói với họ 3 điều ước cuối cùng của ông:

1. Hãy để các ngự y giỏi nhất khiêng quan tài của ta.

2. Hãy rải tài sản của ta, bao gồm tất cả tiền, vàng, kim cương, đá quý trên đường đến nghĩa trang.

3. Hãy để đôi bàn tay của ta được thả lỏng và để nó bên ngoài cho tất cả mọi người thấy.

Một trong những vị tướng của ông đã rất bất ngờ trước những yêu cầu bất thường này nên đã yêu cầu Alexander giải thích. Alexander Đại đế đáp:

— Ta muốn các ngự y giỏi nhất khiêng quan tài của ta để chứng minh rằng, khi đối mặt với cái chết, ngay cả những ngự y giỏi nhất trên thế giới cũng không có sức mạnh cải tử hoàn sinh .

— Ta muốn rải hết tiền vàng trên đường để muốn mọi người biết rằng, sự giàu có về vật chất có được trên Trái Đất này thì sẽ phải ở lại Trái Đất.

—Ta muốn bàn tay ta đung đưa trong gió, để muốn mọi người hiểu rằng, chúng ta đến với thế giới này bằng hai bàn tay trắng thì khi ra đi cũng chỉ bằng hai bàn tay trắng!

St.

✨THANH TỈNH: TÔI CHỈ LÀ...Tôi chỉ là tờ giấyMà uy lực vô songTrước tôi, người run rẩyĐổi giọng, đổi cả lòng..Tôi chỉ là ...
08/09/2024

✨THANH TỈNH: TÔI CHỈ LÀ...

Tôi chỉ là tờ giấy
Mà uy lực vô song
Trước tôi, người run rẩy
Đổi giọng, đổi cả lòng..

Tôi chỉ là tờ giấy
Mà khiến đời long đong
Ngược xuôi hai dòng chảy
Mãi kiếm tìm, chờ trông...
Đời đen, tôi tẩy trắng,
Trắng, tôi nhuộm thành đen
Đường cong tôi bẻ thẳng
Lạ biến thành thân quen.

Tôi là một mảnh giấy
Người cao thượng .. bỗng hèn,
Kẻ hèn thành.. '' thượng đế ''
Dù tâm hồn lấm lem..

Ai cho tôi giá trị,
Ai cho tôi quyền năng,
Ai cho tôi tiếng nói,
Ai vì tôi nhọc nhằn?

Tôi chỉ là mảnh giấy
Thiện, ác cũng là tôi,
Dù chà tôi dưới đất
Thoáng chốc trèo lên ngôi.

Hỏi trên đời mấy kẻ
Thoát được bàn tay tôi ?
Tôi xua Đời lẫn Đạo
Chạy vào trong luân hồi..

Tôi là một tờ giấy
Đời vui, buồn mênh mông
Chỉ ai Luôn Tỉnh Thức..
Hết bị tôi quay mòng!
St

Sự thật con người cần được biết 🍀
08/08/2024

Sự thật con người cần được biết 🍀

Khi tham gia cùng We Are 1 đi tìm cách giải độc vắc-xin cho mọi người, chúng tôi nhận thấy một âm mưu khủng khiếp của thế lực ngầm liên quan đến ánh sáng Mặt Trời. Nó vượt quá sức tưởng tượng của đa số mọi người. Đó là gì? M....

Thế nhân quanh quẩn luân hồiThăng trầm bao kiếp hợp rồi lại tanKịch kia kết thúc hạ mànTẩy trang, rũ áo diễn sang vai nà...
07/23/2024

Thế nhân quanh quẩn luân hồi
Thăng trầm bao kiếp hợp rồi lại tan
Kịch kia kết thúc hạ màn
Tẩy trang, rũ áo diễn sang vai nào?

Đời người sống được là bao?
Sinh lão bệnh tử ai nào thoát đâu.
Công danh, tiền bạc truy cầu.
Trong mê tạo nghiệp biết đâu chốn về?

Bẽ bàng giấc mộng hoàng kê
Hào quang Đại Pháp phá mê cõi người.
Ai ơi đắc Pháp trong đời
Biết chăng tiền kiếp đầu rơi bao lần?

Từ nơi thánh khiết vô ngần
Tư tâm dẫn lối sa chân vũng lầy
Nơi thùng thuốc nhuộm ai hay
Cuốn theo dục vọng tháng ngày vô tri.

Lẽ ra phải bị hủy đi
Nhưng Đại Giác Giả từ bi thương tình
Tạo ra cho các chúng sinh
Cõi mê để họ tự mình bước ra

Thế nhân ngỡ đó là nhà
Quẩn quanh chẳng thể thoát ra trở về.
Biết bao thần, phật nguyện thề
Cùng hạ giáng xuống cõi mê cứu người.

Đợi khi Phật Chủ tới rồi
Trợ Sư Chính Pháp giúp người thoát mê.
Thế Gian đi dễ khó về
Chuyển sinh bao kiếp thì mê bấy lần.

Quên đi thệ ước Thánh Thần:
Chờ truyền Đại Pháp cứu nhân trở về.
Chân trời đã bắc Thiên thê
Tu Chân Thiện Nhẫn trở về mau thôi.

Cố hương xa cách lâu rồi
Theo chân Sư Phụ trọn lời nguyện xưa.

( Tịnh Vân)

PHẬT HAY MA CHỈ LÀ NHẤT NIỆMNgày bé cũng có xem Tây Du Kí là vì có nhân vật Tôn Ngộ Không ấn tượng nhưng giờ mới thấy mộ...
07/12/2024

PHẬT HAY MA CHỈ LÀ NHẤT NIỆM

Ngày bé cũng có xem Tây Du Kí là vì có nhân vật Tôn Ngộ Không ấn tượng nhưng giờ mới thấy một bộ phim có ý nghĩa vô cùng.
"Trong hồi 17 của Tây Du Ký có đoạn Quan Âm Bồ Tát giả làm yêu tinh để bắt con gấu thành tinh. Tôn Ngộ Không có nghịch ngợm đùa rằng:
- Bồ Tát yêu tinh hay yêu tinh Bồ Tát?
Bồ Tát trả lời rằng:
- Ngộ Không, Phật hay ma chỉ là nhất niệm.
Câu nói này của Phật gia có nhiều hàm nghĩa khác nhau, một trong số đó có hàm ý con người là thiện ác cùng tồn tại.
Ở hoàn cảnh chính thường thì con người lấy mặt thiện làm chủ đạo, ở hoàn cảnh sa đọa thì con người lấy mặt ác làm chủ đạo. Bởi vì con người có Phật tính cũng có ma tính, nên con người luôn luôn cần phải ức chế tư dục của mình, ức chế ma tính của mình. “Phật hay ma chỉ là nhất niệm”, nhưng Phật bởi vì không có chút ma niệm nào nên mới là Phật, ma bởi vì không có chút Phật tính nào nên mới làm ma. Con người nếu có thể kiên trì tu dưỡng đức hạnh, chú ý trừ bỏ ma tính, bồi bổ Phật tính, thì chính là đang bước trên con đường tu luyện rồi."

Nguồn: Trithucvn

06/25/2024
TÔN NGỘ KHÔNG THỰC SỰ QUY Y KHÔNG PHẢI TỪ LÚC BÁI ĐƯỜNG TĂNG  LÀM SƯ PHỤ, MÀ LÀ SAU KHI NGẮM MỘT BỨC TRANH..!*          ...
06/22/2024

TÔN NGỘ KHÔNG THỰC SỰ QUY Y KHÔNG PHẢI TỪ LÚC BÁI ĐƯỜNG TĂNG LÀM SƯ PHỤ, MÀ LÀ SAU KHI NGẮM MỘT BỨC TRANH..!
*
Khai tâm cốt một chữ thành.
Lẽ huyền giác ngộ, tử sinh rõ đường....
Sau khi Đường Tăng gỡ lá bùa trấn yểm trên núi Ngũ Hành Sơn, Tôn Ngộ Không được giải thoát, bái Đường Tăng làm sư phụ, nguyện ý phò tá người sang Tây Trúc thỉnh kinh. Giữa đường gặp sáu tên cướp, Tôn Ngộ Không dùng gậy Như Ý đập chết cả sáu, khiến Đường Tăng kinh hãi, trách móc Ngộ Không tàn ác không có đức hiếu sinh. “Ngộ Không vốn xưa nay vẫn không chịu nổi mắng nhiếc, thấy Tam Tạng lải nhải mãi, không nén được bực tức”, bèn cưỡi mây bay vù về phương Đông, bỏ Đường Tăng lại một mình.
Tây du ký*, hồi thứ 14 viết:

“Lại nói Ngộ Không bỏ sư phụ ra đi, dùng phép cân đẩu vân đến thẳng Đông Dương đại hải, từ trên mây phóng xuống, rẽ nước đến ngay Thủy Tinh cung. Long vương sợ hãi vội ra nghênh tiếp, mời vào trong cùng ngồi. Chào xong, Long vương hỏi:
– Mới đây, nghe tin Đại thánh hết hạn, chưa kịp đến mừng, tưởng ngài đã sửa sang lại núi tiên, trở về động cũ rồi.
Ngộ Không đáp:

– Ta cũng muốn như thế, nhưng lại phải làm hòa thượng.
Long vương hỏi:
– Sao, làm hòa thượng à?

Hành Giả đáp:
– Đức Bồ tát ở Nam Hải khuyên ta làm điều thiện, tu hành chính quả, theo Đường Tăng bên phương Đông sang phương Tây lễ Phật cầu kinh, vào hàng sa môn, gọi là Hành Giả.

Long vương nói:
– Việc ấy hay lắm, hay lắm! Có thế mới cải tà quy chính, khai mở lòng lành được. Thế sao ngài không đi sang phương Tây mà lại quay về phương Đông?
Hành Giả cười, nói:
– Là vì Đường Tăng không biết tính ta, có mấy thằng giặc cỏ chặn đường bị ta giết chết, mà Đường Tăng cứ càu nhàu mãi, nói ta như vậy là sai. Ngài bảo lão Tôn này chịu làm sao được? Thế là ta bỏ ông ấy, định trở về núi cũ. Nhân tiện qua đây ta ghé thăm ngài, xin một chén trà uống.
Long vương nói:
– Quý hóa quá! Quý hóa quá!
Lập tức con rồng, cháu rồng bưng trà hương ra mời Đại thánh. Uống trà xong, Hành Giả quay đầu ngắm nghía bức tranh “Cầu Dĩ dâng giày” treo phía sau bèn hỏi:
– Bức tranh vẽ gì nhỉ?
Long vương thưa:
– Đại thánh sinh đời trước, việc này thuộc đời sau, ngài không biết. Bức tranh này gọi là “Ba lần dâng giày ở Cầu Dĩ”.
Hành Giả hỏi:
– “Ba lần dâng giày” là thế nào?
Long vương thưa:
– Vị tiên này là Hoàng Thạch Công. Còn người kia là Trương Lương nhà Hán. Thạch Công ngồi trên Cầu Dĩ, bỗng bị rơi giày xuống chân cầu, bèn gọi Trương Lương nhặt hộ. Trương Lương nhanh nhẹn đi nhặt mang lên, quỳ dâng trước mặt. Ba lần như vậy, Trương Lương không chút tỏ ra lười biếng kiêu căng. Thạch Công quý mến Trương Lương cần cù lễ độ, nên đến đêm trao cho Trương Lương một cuốn thiên thư, và bảo giúp cho nhà Hán. Về sau, quả nhiên Trương Lương mưu tính trong màn trướng mà quyết đoán được sự thắng bại ở nơi nghìn dặm. Sau khi thái bình rồi, ông ta từ quan vào núi, theo Xích Tùng Tử học được đạo tiên. Đại thánh ạ, ngài không theo Đường Tăng, không chịu khó nhọc, không nghe dạy bảo, cuối cùng vẫn chỉ là một con yêu quái mà thôi, thành chính quả sao được!

Ngộ Không nghe nói, ngẫm nghĩ hồi lâu, chẳng nói năng gì. Long vương nói:
– Đại thánh nên xét kỹ, đừng thích phóng khoáng mà để lỡ các công việc về sau nữa.
Ngộ Không nói:
– Thôi ngài đừng nói nữa, ta đi hộ vệ Đường Tăng đây.
Long vương mừng lắm, nói:
– Nếu như thế tôi cũng không dám giữ Đại thánh lâu. Mong ngài mở lòng từ bi ngay cho, đừng để sư phụ đợi lâu.
Hành Giả thấy Long vương giục giã đi ngay, bèn vội đứng dậy, ra khỏi đáy bể, từ biệt Long vương, cưỡi mây bay đi”.
Cố sự này vô cùng đặc biệt. Nó đánh dấu khởi đầu thực sự của hành trình tu luyện của Ngộ Không, từ lúc này Hành Giả mới chân chính thực lòng muốn tu thành chính quả. Vì sao lại nói như vậy? Trước đây, khi Ngộ Không nhận lời với Quán Thế Âm Bồ Tát phò tá người đi lấy kinh, đó chỉ là quyết định có phần miễn cưỡng, cốt để thoát cái nạn núi đè mà thôi. Khi Bồ Tát hứa rằng người đi lấy kinh sẽ cứu Ngộ Không, “Đại thánh đáp liến thoắng: – Vâng ạ! Vâng ạ!” (Trích Tây du ký, hồi thứ tám). Sự “liến thoắng” này cho thấy lời nói chưa hề trải qua quá trình suy ngẫm cẩn thận.
Chính vì thế, mới lần đầu bị Đường Tăng mắng, Ngộ Không đã tức không chịu được, bay thẳng về Đông rồi. Lúc Long vương hỏi về chuyện quay về Hoa Quả sơn, Hành Giả mới nói lộ ra cái ‘tim đen’ của mình: “Ta cũng muốn như thế, nhưng lại phải làm hòa thượng”.
Vậy nên, cố sự “Ngộ Không ngắm tranh” mới có ý nghĩa đặc biệt đến thế. Nếu không có đoạn đường này, Ngộ Không sẽ không thể liều mình xông pha bảo hộ Đường Tăng trên đường đi lấy kinh, cả hai thầy trò đều không thể tu thành chính quả. Trong câu chuyện này, công lớn thuộc về Long vương, ông đã thuận theo cá tính của Đại Thánh mà lựa lời khuyên nhủ.
Bước đầu, Long vương hết lời khen ngợi việc làm hòa thượng: “Việc ấy hay lắm, hay lắm! Có thế mới cải tà quy chính, khai mở lòng lành được”, cốt để Ngộ Không thấy tu hành là điều quý, bỏ dở giữa chừng có phần đáng tiếc chăng. Tiếp theo, Long vương giải nghĩa tường tận bức tranh “Ba lần dâng giày ở cầu Dĩ”, nhấn mạnh vào cái tâm cung kính nhu thuận của Trương Lương đã giúp ông công thành viên mãn như thế nào. Khi Đại Thánh đã nghe lọt tai câu chuyện ấy, Long vương mới thuận đà khuyên nhủ: “Đại thánh ạ, ngài không theo Đường Tăng, không chịu khó nhọc, không nghe dạy bảo, cuối cùng vẫn chỉ là một con yêu quái mà thôi, thành chính quả sao được!”. Ngộ Không lúc này trầm ngâm suy nghĩ, cuối cùng chỉ thêm một lời của Long vương đã quyết định trở về phò tá Đường Tăng.

Có một chi tiết nhỏ đáng chú ý. Trong cuộc trò chuyện với Long vương, Ngộ Không phân trần: “Là vì Đường Tăng không biết tính ta, có mấy thằng giặc cỏ chặn đường bị ta giết chết, mà Đường Tăng cứ càu nhàu mãi”. Cái “tính” ấy là gì đây? Còn nhớ ở hồi thứ nhất, khi ra mắt Tổ sư Bồ Đề, Ngộ Không đã nói: “Con không có tính. Người ta mắng con, con cũng không giận: đánh con, con cũng không tức, chỉ lạy họ mà thôi, cả đời con không có tính”. Đem ra so sánh, mới biết cái “tính” này đâu phải bản chất tiên thiên ban đầu của Ngộ Không? Đó chỉ là thói hung hãn, kiêu căng, bướng bỉnh nảy sinh khi Ngộ Không sa đọa chốn hồng trần. Nên mới có thơ rằng:
Năm nao trứng đã nở thành người,
Lập chí tu hành cũng đến nơi.
Muôn kiếp rong chơi nơi thắng cảnh,
Một giây biến đổi đã tong đời.
Dối trên lừa dưới lòng ngông bạo,
Nhục thánh trộm đơn loạn lẽ trời.
Quen thói làm càn nay quả báo.
Biết ngày nào thoát, hỡi trời ơi!

Toàn bộ quá trình đi Thiên Trúc, dọc đường trừ yêu diệt quái, gian nan vô vàn, chính là để giúp Ngộ Không tu bỏ đi cái “tính” do hậu thiên sinh ra, tìm về sinh mệnh thuần khiết nguyên sơ của chính mình.

Con người chúng ta sống trên đời thường tự cho rằng tính cách mình là thế này thế kia, nào là tự do phóng khoáng, nào là nhút nhát tự ti, nào là nóng nảy bộp chộp… Tất cả những biểu hiện đó, thực ra không phải là bản chất nguyên sơ của chúng ta, mà chỉ là thói quen dưỡng thành trong quá trình tiếp xúc với xã hội trần tục, nhưng chúng ta nhầm lẫn cứ tưởng nó là mình. Chỉ khi nào ta minh bạch nó không phải là ta, thì ta mới có thể quyết tâm trừ bỏ nó, tìm lại chân ngã tiên thiên.
Quay trở lại việc Ngộ Không chín chắn suy nghĩ, thực lòng muốn sửa tính tu tâm, quay về hộ vệ Đường Tăng. Ngay khi gặp lại sư phụ, Ngộ Không đã bị “lừa” đội chiếc vòng kim cô lên đầu. Mỗi khi Đường Tăng niệm “Khẩn cô nhi chú”, còn có tên là “Định tâm chân ngôn”, thì chiếc vòng sẽ siết chặt khiến Ngộ Không đau đớn quằn quại. Tôn Ngộ Không là con khỉ đá trời sinh, tượng trưng cho cái tâm lăng xăng nhảy nhót của con người, nên chiếc vòng kim cô có một hàm nghĩa là người tu luyện khắc chế tâm, định tâm, ước thúc bản thân hành xử theo Đạo. Tuy nhiên, trong cố sự này, nó còn có một tầng hàm nghĩa khác.
Trước đó, Ngộ Không trên miệng nói đi tu, nhưng trong tâm vẫn bướng bỉnh như cũ, nên Phật và Bồ Tát không thực sự quản. Còn bây giờ, Ngộ Không trải qua quá trình suy nghĩ, không phải bị ép buộc, chỉ vì không muốn làm yêu quái nữa, nên chân chính nguyện ý tu hành. Bát Giới và Sa Tăng chẳng phải cũng vậy sao? Chiếc vòng kim cô ngụ ý sự quản thúc, chăm nom của đấng giác ngộ; vậy nên sau này Ngộ Không đến Linh Sơn, tu thành rồi thì chiếc vòng tự dưng biến mất.
Vậy mới biết, tu hành không phải dựa vào hình thức, tụng kinh niệm Phật chưa chắc đã là thật, “chiếc áo chẳng làm nên thầy tu”. Biểu hiện bên ngoài chỉ là để người khác xem, còn Thần Phật lại chỉ nhìn cái tâm bên trong của con người là chân hay giả. Chỉ khi một người chân chính thực tu, sẵn sàng chịu khổ, nhẫn nhục cầu thị, thì mới tính là đệ tử Phật môn. Cái chân tâm này là trân quý nhất, là ánh sáng dẫn đường giúp người tu luyện vượt qua mọi trở ngại khó khăn, đến bến bờ giác ngộ. Thơ rằng:
Một niệm nảy sinh dấy vạn ma,
Tu trì vất vả khó khăn là.
Đã đành tắm gội không vương bụi.
Vẫn phải dày công khổ luyện mà.
Quét sạch vạn duyên về cõi tịch,
Diệt phăng nghìn quái chẳng buông tha.
Rồi đây thoát khỏi vòng vây hãm,
Viên mãn bay lên cõi Đại La.

*Bài viết có tham khảo bản dịch Tây Du Ký của Như Sơn, Mai Xuân Hải, Phương Oanh, Nhà xuất bản Văn học.

Tác giả: Thanh Ngọc

Address

Salt Lake City
Salt Lake City, UT
80110

Telephone

+13854206451

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Những câu chuyện nhân văn posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Những câu chuyện nhân văn:

Share


Other Gaming Video Creators in Salt Lake City

Show All