Niềm Vui Cuộc Sống

Niềm Vui Cuộc Sống Nơi lưu giữ những kiến thức 👏

Tâm Tình Tạ Ơn và Tổng Hợp-Cập Nhật Danh Sách Ủng Hộ Giáo Xứ."Hãy cho thì sẽ cho lại các con. Người ta sẽ lấy đấu hảo hạ...
07/11/2024

Tâm Tình Tạ Ơn và Tổng Hợp-Cập Nhật Danh Sách Ủng Hộ Giáo Xứ.
"Hãy cho thì sẽ cho lại các con. Người ta sẽ lấy đấu hảo hạng, đã dằn, đã lắc và đầy tràn mà đổ vào vạt áo các con. Vì các con đong đấu nào thì cũng được đong trả lại bằng đấu ấy" (Lc 6:38)

Trong không khí ấm áp và linh thiêng của Tuần Chầu Đền Tạ Trái Tim Chúa Giêsu Giáo Xứ Vạn Lộc, chúng ta cùng nhau dâng lên những lời tạ ơn và ngợi khen Thiên Chúa vì muôn hồng ân Ngài đã ban cho giáo xứ chúng ta. Đây cũng là dịp để mỗi anh chị em nhìn lại những tình thương Chúa đã ban cho mỗi người, mỗi gia đình và giáo xứ chúng ta. Những nỗ lực, cống hiến của các thành viên trong giáo xứ, các anh chị em đi làm ăn xa, những người đã và đang đóng góp công sức, sự hi sinh, tình yêu thương, và tài chính để xây dựng cộng đồng giáo xứ ngày càng vững mạnh và phát triển hơn.
Trái Tim Chúa Giêsu, biểu tượng của tình yêu vô bờ bến, đã luôn là nguồn cảm hứng, là sức mạnh và động lực để chúng ta vững bước trên con đường đầy chông g*i và thử thách. Trong những giây phút lắng đọng của Tuần Chầu Đền Tạ Chúa Giê-su Thánh Thể, chúng ta cùng nhau hướng về Trái Tim Chúa, tạ ơn vì những phúc lành và sự che chở Ngài đã dành cho chúng ta. Mỗi ngọn nến thắp sáng, mỗi lời kinh dâng lên, mỗi hi sinh nhỏ bé. Tất cả là những tâm tình tri ân sâu sắc nhất của chúng ta giành cho Ngài.

Với tâm tình đó, trước hết cộng đoàn giáo xứ xin tri ân và cảm ơn Cha quản xứ Giuse Thái Viết Yên cùng quý Cha, Quý Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, Quý Ban Ngành cùng toàn thể cộng đoàn Dân Chúa trong giáo xứ đã đồng tâm, hi sinh về tinh thần cũng như vật chất để xây dựng, sửa sang Trường Giáo Lý cũng như một số cơ sở cần thiết. Mặc dù công trình đang trong quá trình hoàn thiện nhưng với tình yêu và lòng quảng đại, sự giúp đỡ và đóng góp của tất cả chúng ta công trình đã càng ngày càng hoàn thành và khang trang hơn . Với tổng kinh phí khoảng 4,5 tỷ đồng. Trong đó tinh thần ủng hộ cho đến hiện nay đã đạt được khoảng hơn 3,3 tỷ đồng.

Đặc biệt, chúng ta không thể quên cảm ơn những người con xa quê, những người đã dũng cảm bước ra khỏi ngôi làng thân thương, rời xa gia đình để tìm kiếm cơ hội mới, lao động và cống hiến nơi xứ lạ. Họ là những người đã và đang viết tiếp câu chuyện tình yêu và hy vọng cho cộng đồng giáo xứ, quê hương, làm sáng lên ngọn lửa Đức tin, và là nguồn động lực để mỗi người chúng ta tiếp tục lan tỏa những giá trị cao đẹp giúp Giáo Hội và Xã Hội.
Dưới đây là danh sách chúng con tổng hợp và cập nhật những anh chị em xa quê, đi làm ăn xa đã, đang và sẽ ủng hộ giáo xứ :

I. Các Anh Chị em ủng hộ thứ Bảy vừa qua tại nhà thờ giáo xứ Vạn Lộc khoảng 1 tỷ 250 triệu đồng trong đó có :
1. Gia đình Anh Bình (chị Tâm) :100 triệu (trước đây đã ủng hộ 100 triệu)
2. Gia đình ba anh em (anh Trường- anh Thông- anh Tài) (con ông Vinh) x5: 60 triệu.
3. Gia đình hai anh em con ông bà cụ Huề (x6) : 40 triệu.
4. Gia đình anh Lam (Đồng) ở Vinh : 10 triệu
5. Và rất nhiều gia đình khác.

II. Các Anh Chị Em Ở Mỹ :
1.Anh chị Hoà (Ngần) Van Hoa Nguyen :$500
2.Anh Hùng Nguyen van Hung(Con ông bà Quý) X3 :$200
3. Anh Hưởng JB Hưởng (con ông bà Quý) X3: $200
4. Anh Hùng (Loan) Thanh Khoa : $200
5. Chị Thơm (Thanh Khoa) : $200
6. Anh Khẩn (Thanh Khoa) : $200
7. Gia đình Anh Đậu Dương (chị Bình) x4 : $500
8. Chị Lộc Loc Nguyen (con ông bà Thảo) X3 : $100
9. Anh Nam (Con ông bà Lâm) x5 : $200

II. Các anh chị em ở Châu Âu
1. Gia đình anh Thông Joseph Dau (chị Ánh) (Con ông bà Lai) x4 - ở Đức : 5 triệu đồng
2. Gia đình anh chị Nhung Nhung Ho (Dương) (Con ông bà Kiền) x5 - ở Đức : 5 triệu đồng
3. Em Lĩnh Hồ Lịnh (con ông bà Ngọc) x4 - ở Anh Quốc : 5 triệu đồng
4. Gia đình anh Phép (chị Lành) (Con ông bà Kiền) x5 - Anh Quốc : 10 triệu đồng
5. Gia đình anh chị Tâm (Hữu) - Tây Ban Nha : 15 triệu đồng

III. Anh chị em ở Hàn Quốc
1. Anh Tuấn (con ông bà Cường) x3 : 10 triệu đồng
2. Anh Bằng (con ông bà Toàn) - Hàn Quốc : 5 triệu đồng

IV. Anh chị em ở Đài Loan :
1. Gia đình Anh Nguyễn Viết Xuân (con ông bà Hợp) x4: 5 triệu đồng
2. Gia đình anh chị Quảng (con ông bà Bình) x2 : 2 triệu

V. Các anh chị em ở Canada
1. Chị Hà My Anna Hà My x2 : $250 Canada
2. Chị Quỳnh Anh (bạn chị Hà My) ở Canada : $100 Canada
3. Anh Hải Anh (Bạn chị Hà My) ở Canada : $100 Canada
4. Tessman Nguyen Tang-Truc (bạn chị Hà My) ở Canada : $100 Canada
3. Gia đình anh chị Tuyết Toét Cúc (Cúc) (Con ông bà Hạnh) x6 : 10 triệu đồng

VI. Các anh chị em đi làm ăn xa khác :
3. Anh Nho (con ông bà Cánh) - Đak Nông : 2 triệu

Những đồng tiền mồ hôi pha lẫn nước mắt của anh chị em không chỉ nuôi sống gia đình, mà còn đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng nhà Chúa, duy trì các hoạt động của giáo xứ. Anh chị em cũng chính là những người hi sinh thầm lặng, góp phần làm nên những điều kỳ diệu cho cộng đồng giáo xứ và quê hương thân thương.
Chúng ta biết rằng cuộc sống nơi đất khách quê người không hề dễ dàng, đầy rẫy những khó khăn, thử thách và cám dỗ. Nhưng nhờ sự kiên trì, lòng quảng đại, sự nỗ lực không ngừng nghỉ và lòng tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa mà các anh chị em đã vượt qua tất cả để gửi về những giọt mồ hôi công sức, góp phần xây dựng giáo xứ, quê hương.
Với những hi sinh cao quý đó, mình mạo muội xin chuyển những tâm tình và lòng biết ơn của Cha quản xứ, quý Hội Đồng Mục Vụ, các Ban Ngành trong giáo xứ Vạn Lộc và cộng đoàn dân Chúa Giáo Xứ gửi đến tất cả anh chị em đi làm ăn xa. Xin tri ân và cầu nguyện cho quý anh chị em, xin Thiên Chúa ban thêm sức mạnh, bình an và phúc lành cho hành trình của anh chị em nơi xa quê và người thân nơi quê nhà.
Xin Trái Tim Chúa Giêsu luôn che chở, dẫn dắt và ban bình an cho tất cả chúng ta, để chúng ta luôn biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và cùng nhau xây dựng giáo xứ, để giáo xứ càng ngày càng phát triển, tràn đầy tình yêu và hy vọng.

Những số tiền trên chúng con chưa giữ bất kỳ của ai, một số anh chị em sẽ đại diện từng nhóm hoặc các cá nhân họ sẽ liên hệ trực tiếp Hội Đồng Mục Vụ và các ban ngành trong Giáo xứ.

Nếu có ai mới đóng góp mà chưa có danh sách xin liên hệ với chúng con hoặc các ban ngành liên quan mà chúng con đã có bài đầy đủ hôm trước theo link này :
( https://www.facebook.com/Giaoxuvanloc/posts/pfbid0XR8fEVHydMPf1YSVTVAAjwTMgghMBnDr9ASAtDYWLcKP6eS6xYgxawweXDTMuc2Wl )

Chúng con sẽ tiếp tục cập nhật danh sách đầy đủ.
Nguyện xin Chúa chúc lành và đồng hành cùng quý anh chị em và gia đình.
Chúng con xin chân thành cảm ơn !

Ngày 11.7.2024

Những lời khuyên của Mẹ Thánh Terexa Calcuta
07/10/2024

Những lời khuyên của Mẹ Thánh Terexa Calcuta

KHOA HỌC CŨNG KHÔNG THỂ GIẢI THÍCH ĐƯỢC!!THÁNH BERNADETTE SOUBIROUS, nhà tiên tri của Lourdes, qua đời vào năm 1879, ở t...
03/09/2024

KHOA HỌC CŨNG KHÔNG THỂ GIẢI THÍCH ĐƯỢC!!

THÁNH BERNADETTE SOUBIROUS, nhà tiên tri của Lourdes, qua đời vào năm 1879, ở tuổi 35.. Xác của anh ta đã được đào lên do quá trình phong thánh hóa. Với sự ngạc nhiên của các bác sĩ, cô ấy còn nguyên vẹn, thậm chí răng và móng. Và nó vẫn tiếp tục như vậy cho đến ngày hôm nay! Quả hồng trên tay anh ấy rỉ sét và thói quen ướt. Ngay cả sau bao nhiêu năm sau khi chết, cơ thể của Bernadette vẫn chảy máu lỏng. Hom nay neu con song thi 166 tuoi roi Thánh Bernadette, hãy cầu nguyện cho chúng con! 🕯️

MẪU GƯƠNG GIA TRƯỞNGNgày nay, khi nói đến từ “gia trưởng”, người ta thường nghĩ ngay đến một người đàn ông độc đoán, cứn...
03/06/2024

MẪU GƯƠNG GIA TRƯỞNG
Ngày nay, khi nói đến từ “gia trưởng”, người ta thường nghĩ ngay đến một người đàn ông độc đoán, cứng nhắc, kiêu ngạo, áp đặt ý chí của mình lên người khác! Thật ra bản thân “gia trưởng” chỉ có nghĩa là người chủ gia đình.

Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có yên ấm hạnh phúc thì xã hội mới ổn định, đất nước mới hưng thịnh. Ngược lại, gia đình lục đục khiến xã hội rối ren, đất nước chậm phát triển.

Trong xã hội hiện đại, vai trò gia trưởng được thể hiện đa dạng và có nhiều thử thách khắc nghiệt hơn. Thật khó để chu toàn nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành gia đình mà không bị mang tiếng là có “thói gia trưởng”. Có người nói rằng, một người chồng tốt có thể là người cha tốt, nhưng một người cha tốt chưa chắc đã phải là một người chồng tốt và cả hai trường hợp chưa chắc đã là một gia trưởng tốt!

Con người không thể sống cô độc, nhưng cần thiết phải biết nương tựa vào nhau. Khi chung sống quây quần bên nhau, cần có người đứng đầu, lãnh đạo. Gia đình cũng thế, trong lịch sử có những bộ tộc, dân tộc theo chế độ mẫu hệ dành vị trí này cho người phụ nữ. Nhưng thông thường – cũng như trong truyền thống gia đình Việt Nam – vị trí quan trọng này được dành cho người đàn ông, người cha trong gia đình.

Tùy theo nhận thức, trình độ học vấn, quan hệ xã hội… mà người gia trưởng khi điều hành gia đình được (hoặc bị) đánh giá tốt hoặc xấu. Quan niệm “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” đều bắt nguồn từ việc “tu thân”, nghĩa là việc tu dưỡng đạo đức. Nhiều gia trưởng quá say mê trong việc hành xử quyền gia trưởng, quên việc tu thân nên đã vô tình tạo tiếng xấu cho từ “gia trưởng”.

Nhưng tu thân như thế nào thi tùy theo quan điểm tôn giáo, tín ngưỡng cũng như nhiều lãnh vực khác nhau. Đối với các gia trưởng Công giáo, mẫu gương tu thân tuyệt vời của Thánh Giuse đáng để chúng ta suy gẫm và thực hành. Ngài đã sống một cuộc đời bình thường của một gia trưởng, cầu nguyện và lao động để bảo vệ, nuôi dưỡng gia đình Nazaret.

Thánh nhân đã cầu nguyện liên lỉ suốt cuộc đời để có thể giữ vững gia đình và cùng gia đình vượt qua những sóng gió cuộc đời. Ngài luôn kết hiệp mật thiết với Chúa, đặc biệt là những khi gia đình thánh gặp phải khó khăn. Nhờ đó ngài luôn nhận ra thánh ý Chúa và mau mắn thi hành. Khi lo âu buồn phiền, khi mừng vui hoan hỉ, Giuse đều chạy đến cầu nguyện với Chúa để đón nhận thánh ý của Người.

Là một bác thợ mộc, Thánh Giuse thấu hiểu lao động không đơn thuần vì mưu sinh, nhưng cao hơn là phương tiện để nên thánh. Ngài đã thánh hóa công việc, những thời khắc lao động là những thời khắc cầu nguyện. Xưởng mộc là nơi ngài gặp gỡ Chúa. Ngài đã khoác cho lao động một ý nghĩa là để cộng tác với Chúa trong công trình sáng tạo và là phương thế để nên thánh.

Dù có phải lao động đầu tắt mặt tối, đổ mồ hôi sôi nước mắt… Ngài vẫn không ngừng luyện tập để sống có trách nhiệm và đạo đức, luôn chọn những điều có ích cho người khác để làm gương cho “cậu bé” Giêsu. Vì thế, “Đức Giêsu ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.” (Lc 2,52). Người học theo nghề của cha Giuse, sống và lớn lên trong bầu khí gia đình nhân loại gương mẫu mà ở đó ta gặp được người gia trưởng chỉ giữ vai trò phụ, nhưng lại nhiệt huyết và thánh thiện tuyệt vời.

Ngày nay, đời sống gia đình Việt Nam đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Đa số các người cha thường phải chú tâm vào việc làm của họ và thậm chí vào việc thăng tiến của bản thân đến nỗi lãng quên cả gia đình. Họ để mặc con cái tự lo liệu lấy bản thân, để mặc người vợ với quá nhiều gánh nặng mà không được sẻ chia. Đồng thời cũng có những người cha cảm thấy mình chỉ giữ vai trò phụ, thành quả lao động đem về không nhiều. Một số trường hợp thấy mình vô dụng, bệnh tật, hoặc không cần thiết… khi người mẹ phải đảm nhận vai trò gia trưởng!

Tuy nhiên, phải nhìn nhận chân thật rằng, bóng dáng người gia trưởng vẫn là điều cần thiết. Vai trò của người cha có tính quyết định trong đời sống gia đình, trong việc che chở và nâng đỡ vợ con. Việc vắng bóng người cha hoặc vai trò của người cha không trọn vẹn sẽ ảnh hưởng trầm trọng tới cuộc sống gia đình và việc dưỡng dục con cái. Chúng ta đã thấy trong nhiều vụ án, người phạm tội đã sống trong một gia đình thiếu vắng người cha.

Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi yết kiến chung ngày 28.01.2015 đã than phiền: “Thật buồn là trong xã hội hiện nay, chúng ta đang trải nghiệm một cuộc khủng hoảng nơi cương vị làm cha. Trong quá khứ, thông lệ phổ biến là nhận thức về hình ảnh người cha như là một người độc tài và đôi khi hà khắc; còn ngày nay, chúng ta có cảm tưởng về một sự không chắc chắn và lẫn lộn nơi vai trò của người cha”. Ngài kêu gọi những người làm cha phải có trách nhiệm, và cho rằng những bậc làm cha cần thiết phải nên như mẫu gương và là người hướng dẫn cho con cái trong sự khôn ngoan và đạo đức.

Xin thánh Giuse phù hộ cho các bậc gia trưởng, để họ có thể xây dựng gia đình mình thành cộng đoàn thờ phượng, ngôi nhà hiệp thông, mái ấm nuôi dưỡng và phát triển tình yêu khi thi hành những trách nhiệm là chồng, làm cha và làm chủ gia đình.

Jos. Hoàng Mạnh Hùng

02/18/2024

Hãy Yêu Kẻ Thù và Cầu Nguyện Cho Kẻ ghét anh em !

Mùa Xuân Bên MẹĐại nhạc hội Mùa Xuân bên Mẹ tại Hội chợ Tết Giáp Thìn do Cộng Đồng Công Giáo Việt nam, Giáo phận San Jos...
01/18/2024

Mùa Xuân Bên Mẹ
Đại nhạc hội Mùa Xuân bên Mẹ tại Hội chợ Tết Giáp Thìn do Cộng Đồng Công Giáo Việt nam, Giáo phận San Jose tổ chức với nhiều ca sĩ nổi tiếng

The big concert “Mùa Xuân bên Mẹ” at the Tet festival organized by the Vietnamese Catholic Community in San Jose with many famous singers.
Nguồn : Nhà Thờ Đức Mẹ La Vang

LỄ CHÚA HIỂN LINHNày con đi cùng Ba Vua đến quỳ đây nơi hang đá này. Dâng Người hương say mến từ trong trái tim. Này con...
01/08/2024

LỄ CHÚA HIỂN LINH
Này con đi cùng Ba Vua đến quỳ đây nơi hang đá này. Dâng Người hương say mến từ trong trái tim. Này con dâng đời con đây với ngày mai khi vui lúc buồn. Xin Người như sao sáng dắt dìu đời con.

CON SẼ KHÔNG ĐẾN NHÀ THỜ NỮACó một chàng trai trẻ đến gặp cha quản xứ và nói:- Thưa cha, từ nay con sẽ không đi nhà thờ ...
01/04/2024

CON SẼ KHÔNG ĐẾN NHÀ THỜ NỮA

Có một chàng trai trẻ đến gặp cha quản xứ và nói:
- Thưa cha, từ nay con sẽ không đi nhà thờ nữa!
Cha quản xứ hỏi:
- Tại sao vậy con?

Anh thanh niên trả lời:
- Con nghe người ta vào trong nhà thờ mà cứ nói xấu nhau; người đọc sách thánh thì chẳng lưu loát chút nào; cha giảng thì dài dòng, lan man; ca đoàn thì hát dở ẹt; các bạn trẻ thì cứ lo xem điện thoại trong thánh lễ... và còn rất nhiều điều xấu khác nữa mà con thấy diễn ra trong nhà thờ.

Linh mục quản xứ nói với anh thanh niên ấy:

- Được rồi, con cứ bỏ nhà thờ như con muốn. Nhưng trước tiên cha muốn con hãy làm một việc cuối cùng trong nhà thờ này: con hãy cầm một ly nước đầy và đi ba vòng quanh nhà thờ trong khi thánh lễ đang diễn ra, và hãy cố gắng làm sao để không làm trắc một giọt nước xuống sàn. Sau đó con có thể rời bỏ nhà thờ.

Người thanh niên nghĩ bụng: quá dễ dàng!
Và anh ấy đã bưng ly nước đầy và đi ba vòng trong nhà thờ như lời cha xứ yêu cầu trong khi mọi người đang tham dự thánh lễ. Khi đã hoàn thành, anh ta thưa với cha:
- Thưa Cha, con đã hoàn thành như lời cha yêu cầu và không để rơi một giọt nước nào.

Vị cha xứ hỏi:

- Đang đi vòng quanh như thế con có nghe thấy người này nói xấu người kia không?
Anh ta trả lời:
- Thưa cha, Không.

Anh có thấy lũ trẻ đang chọc ghẹo nhau không?

- Thưa cha, Không.

- Anh có thấy ai đó đang nhìn vào điện thoại di động của họ không?

- Thưa cha, Không.

Vị cha xứ ôn tồn nói: con có biết tại sao con không nhìn thấy các điều xấu ấy nữa không? Là bởi vì lúc đó con đang tập trung vào ly nước để không làm rơi nước.

Cuộc sống của chúng ta cũng vậy. Khi chúng ta biết chọn Chúa làm trung tâm, biết tập trung mọi sự vào Chúa Kito thì chúng ta sẽ không có thời gian để nhìn thấy lỗi lầm của người khác nữa.

Ai vì người khác mà rời bỏ nhà thờ, hay không muốn đi lễ nữa thì đó là bởi vì họ chưa thực sự tin và yêu mến Chúa.
(Mừng lễ Thánh Gia đến mọi người)ST

KỶ NIỆM 23 NĂM NGÀY ĐỨC CHA PHAOLÔ MARIA CAO ĐÌNH THUYÊN NHẬM CHỨC GIÁM MỤC CHÍNH TOÀ GIÁO PHẬN VINH (11/12/2000 - 11/12...
12/09/2023

KỶ NIỆM 23 NĂM NGÀY ĐỨC CHA PHAOLÔ MARIA CAO ĐÌNH THUYÊN NHẬM CHỨC GIÁM MỤC CHÍNH TOÀ GIÁO PHẬN VINH (11/12/2000 - 11/12/2023)
Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt nói về Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên:
"Đối với tôi, ngài thật là một người cha kính yêu, một người thày thông tuệ, một người anh hi sinh. Và trên hết ngài là một ngôn sứ can đảm. Tôi được hân hạnh đồng hành với ngài một quãng thời gian dài trong sứ vụ mục tử. Ngài luôn ở bên cạnh tôi. Hôm nay tôi phải đến ngay để đưa tiễn ngài. Vì khi còn sống mỗi khi nghe tôi có việc, ngài đã đến ngay để chia sẻ. Chúng ta tiếc thương một tiếng nói ngôn sứ mạnh mẽ bênh vực công lý và sự thật. Nhưng chúng ta tin tưởng: như thánh Gioan Tẩy giả tuy chết rồi vẫn lên tiếng và bằng cái chết loan báo và mở đường cho Chúa Cứu Thế ngự đến, 𝐭𝐮𝐲 Đ𝐮̛́𝐜 𝐜𝐡𝐚 𝐠𝐢𝐚̀ 𝐜𝐨̂́ 𝐏𝐡𝐚𝐨𝐥𝐨̂ 𝐌𝐚𝐫𝐢𝐚 𝐪𝐮𝐚 đ𝐨̛̀𝐢, 𝐧𝐡𝐮̛𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐞̂́𝐧𝐠 𝐧𝐨́𝐢 𝐧𝐠𝐨̂𝐧 𝐬𝐮̛́ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐧𝐠𝐚̀𝐢 𝐯𝐚̂̃𝐧 𝐜𝐨̀𝐧 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐬𝐮̛́𝐜 𝐦𝐚̣𝐧𝐡. 𝐕𝐚̀ 𝐧𝐠𝐚̀𝐢 𝐧𝐚̆̀𝐦 𝐱𝐮𝐨̂́𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ 𝐦𝐨̛̉ đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨 𝐂𝐎̂𝐍𝐆 𝐋𝐘́ 𝐕𝐀̀ 𝐒𝐔̛̣ 𝐓𝐇𝐀̣̂𝐓 𝐂𝐔̉𝐀 𝐂𝐇𝐔́𝐀 𝐍𝐆𝐔̛̣ Đ𝐄̂́N".
Nguồn : Facebook

LỄ TRỌNG - ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘISứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cù...
12/09/2023

LỄ TRỌNG - ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI

Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.
Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Ngài sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ng*i vàng vua Đavít, tổ tiên Ngài. Ngài sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Ngài sẽ vô cùng vô tận”
Bà Maria thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng! “
Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.”

Bấy giờ bà Maria nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi” (Luca 1: 26-38)

LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI - QUAN  THẦY NƯỚC MỸ Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ chính thức công nhận Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên...
12/08/2023

LỄ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI - QUAN THẦY NƯỚC MỸ

Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ chính thức công nhận Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội làm quan thầy của quốc gia vào ngày 28 tháng 2 năm 1846. Đây là một quyết định quan trọng, phản ánh lòng kính mến và sự tôn vinh dành cho Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội trong cộng đồng Công giáo ở Hoa Kỳ. Ngày lễ của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được kỷ niệm vào ngày 8 tháng 12 hàng năm, đánh dấu sự tôn kính này trên toàn quốc gia.

Công giáo thế giới  Khai quật bậc tam cấp nơi Chúa chữa lành người mù Các nhà khảo cổ học ở Jerusalem đã khai quật một đ...
12/04/2023

Công giáo thế giới

Khai quật bậc tam cấp nơi Chúa chữa lành người mù

Các nhà khảo cổ học ở Jerusalem đã khai quật một địa điểm cổ đại mà theo họ là nơi diễn ra phép lạ Chúa Giêsu chữa lành một người mù. Câu chuyện được ghi lại chi tiết trong Sách Thánh.

Phát hiện trên đã được thực hiện trong quá trình đội ngũ các chuyên gia khảo cổ tiến hành khai quật hồ Siloam, địa điểm lịch sử thuộc Wadi Hilweh ở phía Nam các bức tường của Cổ thành Jerusalem. Tổng cộng 8 bậc thang được tìm thấy trong quá trình này.

Nửa dặm kỳ diệu

Đầu năm nay, Cơ quan Cổ vật Israel, Cơ quan quản lý Công viên Quốc gia Israel và Tổ chức thành David đồng loạt thông báo hồ Siloam (Si-lô-ác), nơi linh thiêng của cả Kitô giáo lẫn Do Thái giáo, sẽ được mở cửa cho công chúng lần đầu tiên sau hơn 2.000 năm, báo The Jerusalem Post đưa tin. Đến đầu tháng 9, các nhà khảo cổ học đạt được tiến triển đáng chú ý sau khi tìm được 8 bậc tam cấp dẫn đến hồ nước này và chưa từng lộ diện trong 2 thiên niên kỷ, tức từ thời Chúa Giêsu.

“Nỗ lực khai quật đang diễn ra trong phạm vi thành David, địa điểm lịch sử của Jerusalem, đặc biệt là tại hồ nước Siloam và Đường Hành hương, là minh chứng cho di sản cũng như mối liên kết giữa người Do Thái và Kitô hữu với Jerusalem. Đây không chỉ đơn giản là vấn đề đức tin, mà còn là thực tế của lịch sử”, Đài Fox News dẫn lời ông Ze’ev Orenstein, Giám đốc Sự vụ Quốc tế của Tổ chức thành David nhận định.

Công trình khai quật

Thành lập từ năm 1986, Tổ chức thành David theo đuổi mục tiêu bảo tồn và phát triển thành David cũng như môi trường xung quanh nơi này. Trong quá trình đó, tổ chức cam kết “thúc đẩy sự kết nối những con người thuộc mọi đức tin và nguồn gốc với Jerusalem cổ đại”. Vì thế, đối với Giám đốc Orenstein, nửa dặm quan trọng nhất trên Trái đất chính là con đường chạy xuyên thành cổ David từ hồ nước Siloam ở phía Nam đến những bậc thang dẫn tới Bức tường phía Tây, Các bậc tam cấp phía Nam và Núi Đền.

“Hiếm có nửa dặm ở nơi nào trên Trái đất có ý nghĩa to lớn đến thế cho rất nhiều người trên khắp các châu lục, như nửa dặm thuộc phạm vi thành David. Con số này không chỉ dừng lại ở vài triệu mà là nhiều tỷ người”, ông bổ sung.

Di tích 2.700 năm

Hồ nước Siloam đã được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 Trước Công nguyên, ban đầu là một phần của hệ thống cấp nước cho Jerusalem cách đây khoảng 2.700 năm. Cơ quan Cổ vật Israel, Cơ quan quản lý Công viên Quốc gia Israel và Tổ chức thành David nhất trí rằng quá trình xây dựng được tiến hành dưới triều đại của vua Hezekia, như mô tả trong Sách Các Vua. Công trình trải qua nhiều giai đoạn thi công cho đến khi đạt được kích thước đáng nể vào thời ấy là hơn 5.000 mét vuông. Phúc Âm theo thánh Gioan đã ghi lại câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành một người mù bẩm sinh tại hồ nước Siloam: “Nói xong, Đức Giê-su nhổ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, rồi bảo anh ta: ‘Anh hãy đến hồ Si-lô-ác mà rửa’ (Si-lô-ác có nghĩa là: người được sai phái). Vậy anh ta đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy được”.

Hồ Siloam thời xưa

Năm 2004, trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho công ty cấp nước Hagihon, phía nhà thầu xây dựng phát hiện một số đoạn của những bậc thang của hồ nước, từ đó cho phép phát hiện di sản từ thời Chúa Giêsu và cũng là nơi xảy ra phép lạ. Dưới sự dẫn đầu của các giáo sư Roni Reich và Eli Shukron, Cơ quan Cổ vật Israel triển khai một đợt khảo sát hiện trường. Trong quá trình này, các chuyên gia tìm được phần phía Bắc và một đoạn nhỏ thuộc rìa phía Nam của hồ.

Trước đây, công chúng được phép tiếp cận một phần vô cùng nhỏ của khu hồ đã được khai quật hoàn toàn. Trong thời gian không xa, giới hữu trách sẽ quyết định liệu có mở rộng các khu vực có thể tham quan, hoặc cho phép công chúng thưởng thức toàn bộ hồ nước Siloam như diện tích ban đầu.

Ông Orenstein dự kiến trong vòng vài năm nữa, những người tham quan thành David sẽ có thể “nhìn tận mắt, chạm tận tay và tự bước chân trên những viên đá mà tiền nhân từng rảo bước cách đây hàng ngàn năm, trong lúc họ lên đường hành hương tới Jerusalem”.

LING LANG

Mùa Vọng và ý Nghĩa 4 cây nến
12/02/2023

Mùa Vọng và ý Nghĩa 4 cây nến

Gặp Chúa trên cánh đồng 💕💕
12/02/2023

Gặp Chúa trên cánh đồng 💕💕

NGUỒN GỐC LỄ CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÃ QUA ĐỜI TRONG GIÁO HỘI CÔNG GIÁOTưởng niệm người đã qua đời là tập tục tồn tạ...
11/02/2023

NGUỒN GỐC LỄ CẦU NGUYỆN CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÃ QUA ĐỜI TRONG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

Tưởng niệm người đã qua đời là tập tục tồn tại trong các nền văn minh khác nhau và qua nhiều thời đại khác nhau từ Đông sang Tây.

Vào thời của những Kitô hữu đầu tiên, những tập tục liên quan đến việc tưởng niệm những người đã qua đời được thực hành rất phổ biến ở châu Âu.

Các Kitô hữu tin rằng người sống cần phải cầu nguyện cho người chết và họ thường quy tụ với nhau để cầu nguyện cho người thân đã qua đời.

Vì vậy, ngay trong những thế kỷ đầu của Giáo Hội, người ta thấy có nhiều lời cầu nguyện dành cho người đã khuất trên các bia mộ và trong các bản văn phụng vụ khác nhau.

Vào thế kỷ thứ IV, khi sinh thì Thánh nữ Monica (331-387) đã xin con mình là Thánh Augustinô (354- 430) rằng: “Con ở đâu thì cũng hãy nhớ cầu nguyện cho mẹ trên bàn thờ”.

Thánh Augustinô nhắc các tín hữu phải cầu nguyện cho linh hồn người chết và ngài cũng cho biết Giáo Hội làm lễ cầu nguyện cho mọi tín hữu đã qua đời trong một lễ chung. (De cura gerenda pro mortuis, ch. IV)

Đến thế kỷ thứ 6, các tu viện của Dòng Biển Đức tổ chức lễ tưởng niệm các tu sĩ trong Dòng đã qua đời vào Lễ Hiện Xuống.

Tại Ở Tây Ban Nha vào thời Thánh Isidoro de Sevilla (560- 636) lễ cầu nguyện cho người đã qua đời vào thứ bảy trước lễ Sessagesima hoặc trước Lễ Ngũ Tuần.

Đến thế kỷ thứ 7 thì việc dâng lễ cầu nguyện cho người quá cố đã trở thành một tập tục phổ biến, cùng với việc cử hành Thánh Lễ mỗi ngày.

Cũng từ đây, các giáo hữu thường họp lại với nhau để đọc kinh cầu nguyện cho người đã khuất vào ngày giỗ.

Lúc này Kitô giáo đã phổ biến toàn bộ khu vực lục địa Tây Âu bao gồm Bỉ, Pháp và các đảo như Anh quốc và Ai Len ngày nay và khu vực này trở nên một vùng Kitô giáo đông đảo và năng động nhất trong Giáo hội Roma.

Đấy cũng là khu vực có nền văn minh Celtic nổi tiếng và những người theo văn minh này cử hành lễ tưởng niệm những người đã qua đời và tất cả các linh hồn từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 1 tháng 11.

Trong khi đó, các giáo hữu ở vùng thuộc nước Đức có một nghi lễ cổ xưa cầu nguyện cho người chết vào ngày 1 tháng 10.

Trong nỗ lực Kitô hóa các truyền thống ngoại giáo, mang lại một ý nghĩa mới cho việc kính nhớ những người đã qua đời, năm 835 ĐGH Grêgôriô II đã chuyển ngày lễ Các Thánh từ ngày 13 tháng 5 sang ngày 1 tháng 11 hằng năm.

Năm 998, được thúc dây bởi lòng bác ái của ngài dành cho những người đã qua đời, Thánh Odilon, Viện phụ Dòng Biển Đức Cluny, đã yêu cầu tất cả các đan viện và giáo xứ của Dòng tại châu Âu tổ chức cầu nguyện cho những người đã qua đời từ sau kinh chiều ngày Lễ Các Thánh: đọc kinh thần vụ buổi chiều tối mùng 1 tháng 11 và cử hành thánh lễ chung trọng thể vào sáng ngày mùng 2. (Statutum sancti Odilonis de defunctis, PL 142, 1037-1038).

Tục lệ này sau đó lan rộng đến các giáo xứ của các giáo phận; và đến thế kỷ 14, lễ Các Linh Hồn ngày 2 tháng 11 được chính thức ghi vào lịch phụng vụ của Giáo hội Công giáo Roma.

Từ đây, mọi người trong Giáo hội Công giáo đã qua đời được tưởng nhớ lại trong hai ngày liên tiếp: ngày 1 tháng 11 dành cho những người đã đã được vinh quang trên trời và ngày mùng 2 dành cho những người còn đang trong luyện ngục.

Vào ngày này các tín hữu được mời gọi tham dự Thánh lễ và viếng các nghĩa trang để cầu nguyện cho các linh hồn những người đã qua đời, cũng như để thăm viếng và sửa sang mộ phần người thân.

Đi kèm những việc này, tùy từng vùng đất và từng dân tộc còn có nhiều tập tục khác nữa, tô điểm và làm phong phú đời sống văn hóa và đức tin của người dân.

Tại Việt Nam các giáo hữu cũng viếng nghĩa trang, cũng viếng các nhà thờ, cầu nguyện theo ý ĐGH để nhận ân xá chuyển cho người đã khuất.

Vào dịp giỗ chạp, tại tư gia các giáo hữu thường họp nhau tại tư gia để đọc kinh và tại nhà thờ cha xứ thường cử hành “lễ mồ” để cầu nguyện cho người quá cố.

Ngôn ngữ bình dân Việt Nam gọi là “lễ mồ” vì linh mục chủ tế luôn mang lễ phục mầu đen, cử hành thánh lễ trên bàn thờ, cạnh một nhà mồ đặt trước gian cung thánh.

Từ thế kỷ 16, những người Tin Lành thường chất vấn người Công giáo về hiệu quả của việc cầu nguyện và dâng lễ cho người đã qua đời, nhất là cho các linh hồn trong luyện ngục.

Tuy nhiên, bất chấp những lý lẽ quá khích, Công đồng chung Tridentinô (1545-1563) vẫn khẳng định tính chính đáng và chính thống của việc cầu nguyện cho các linh hồn.

Công đồng Vatican II (1962-1965) tiếp thu giáo huấn của truyền thống, tái khẳng định tầm quan trọng của việc cầu nguyện cho những người đã qua đời ( x. LG 48-51).

Phần tôi, như bao nhiêu người Công giáo khác, tôi tin việc kính nhớ và cầu nguyện cho những người thân yêu đã qua đời là một gia sản đức tin của chúng ta và là một truyền thống nhân bản và tâm linh tốt đẹp.

Truyền thống này thể hiện một cách rõ nét tấm lòng hiếu thảo của chúng ta đối với người đã khuất, chứng tỏ người Công giáo Việt Nam biết thờ kính tổ tiên như mọi người Việt và có phần hơn nhiều người Việt khác.

Trên hết mọi sự, truyền thống cử hành lễ và cầu nguyện cho các linh hồn là bằng chứng đích thực của niềm tin và niềm hy vọng vào sự sống lại và sự sống đời đời trong Chúa Kitô.

Chúng ta cầu nguyện cho người thân đã khuất, nhưng đừng quên rằng chúng ta cũng có thể xin họ cầu bầu cho chúng ta, vì họ vẫn tham dự cách nào đó vào những sự kiện diễn ra trong cuộc đời chúng ta, đồng thời giúp chúng ta được ơn chết lành khi đến ngày giờ chúng ta được gọi về với Chúa./.

Orange County, CA, ngày 1 tháng 11 năm 2022
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCTm

GIÁO HỘI HIỆP THÔNGĐoàn tín nhân hân hoan mừng chư thánhNhững anh hùng đức tin đã hiển vinhSau thời gian chịu đau khổ, h...
11/01/2023

GIÁO HỘI HIỆP THÔNG

Đoàn tín nhân hân hoan mừng chư thánh
Những anh hùng đức tin đã hiển vinh
Sau thời gian chịu đau khổ, hy sinh
Nên giờ đây được Thiên Chúa ban thưởng

Ở bên Chúa thật hạnh phúc, vui sướng
Chẳng tạm thời, là vĩnh viễn, đời đời
Chiếc áo đời ngày xưa, nay trắng ngời
Có như vậy mới xứng đáng bên Chúa

Đoàn tín nhân đang lữ hành trần thế
Ngước nhìn lên xin nguyện giúp cầu thay
Để đủ sức vượt qua cõi đời này
Và hạnh phúc được dự Tiệc Thiên Quốc

Các linh hồn khổ đau nơi Luyện Ngục
Ơn Đại Xá vẫn cầu mong đêm ngày
Đoàn tín nhân ở cõi thế gian này
Xin Thiên Chúa nhân từ thương tha thứ

Ba thành phần Giáo Hội hướng về Chúa
Liên kết như ba nốt một hợp âm
Cùng hòa điệu hợp xướng Khúc Cầu Hồn
Vừa cầu xin vừa tán dương Thiên Chúa

TRẦM THIÊN THU

CÁC TÔNG ĐỒ CHẾT CÁCH NÀO.1. Ma-ThêuTử đạo ở Ethiopia, bị giết bởi một vết kiếm.2. Mác-côChết ở Alexandria, Ai Cập, sau ...
10/28/2023

CÁC TÔNG ĐỒ CHẾT CÁCH NÀO.
1. Ma-Thêu
Tử đạo ở Ethiopia, bị giết bởi một vết kiếm.
2. Mác-cô
Chết ở Alexandria, Ai Cập, sau khi bị Ngựa kéo lê trên đường cho đến khi chết.
3. Luca
Bị treo cổ ở Hy Lạp do kết quả của việc rao giảng to lớn cho người hư mất.
4. John
Đối mặt với sự tử đạo khi bị đun sôi trong một chảo dầu sôi khổng lồ trong làn sóng đàn áp ở Rome. Tuy nhiên, ông đã được giải cứu khỏi cái chết một cách kỳ diệu.
John sau đó bị kết án khai thác mỏ trên đảo nhà tù Patmos. Ông đã viết Sách Khải Huyền tiên tri về đảo Bát-mô. Sứ đồ John sau đó được trả tự do và trở lại phục vụ với tư cách là Giám mục của Edessa ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại. Ông chết như một ông già, vị tông đồ duy nhất chết thanh thản
5. Peter
Ngài bị đóng đinh lộn ngược trên cây thánh giá hình chữ X.
Theo truyền thống của nhà thờ, đó là vì anh ta đã nói với những kẻ hành hạ mình rằng anh ta cảm thấy không đáng phải chết giống như cách Chúa Giê-su Christ đã chết.
6. James
Người lãnh đạo hội thánh ở Giê-ru-sa-lem đã bị ném từ đỉnh phía đông nam của Đền thờ hơn 100 feet xuống khi ông từ chối chối bỏ đức tin của mình nơi Đấng Christ. Khi họ phát hiện ra rằng anh ta sống sót sau cú ngã,
Kẻ thù đã đánh chết James bằng cây gậy đầy đủ hơn.
* Đây chính là đỉnh điểm mà Sa-tan đã bắt Chúa Giê-su trong Cơn Cám Dỗ.
7. Giacôbê Con Xêbêđê,
là một ngư dân buôn bán khi Chúa Giêsu kêu gọi ông suốt đời phục vụ. Là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ của nhà thờ, James bị chặt đầu tại Jerusalem. Viên sĩ quan La Mã canh giữ Giacôbê kinh ngạc nhìn Giacôbê bảo vệ đức tin của mình tại phiên tòa. Sau đó, viên sĩ quan đi bên cạnh James đến nơi hành quyết. Vượt qua niềm tin, anh tuyên bố đức tin mới của mình với thẩm phán và quỳ xuống bên cạnh James để chấp nhận chặt đầu vì là một Cơ đốc nhân.
8. Bartholomew
Còn được gọi là Nathaniel Là một nhà truyền giáo đến Châu Á. Ông đã làm chứng cho Chúa ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Bartholomew đã tử đạo vì rao giảng ở Armenia, nơi ông bị đánh chết bằng roi.
9. Andrew
Bị đóng đinh trên cây thánh giá hình chữ X ở Patras, Hy Lạp. Sau khi bị bảy người lính đánh đòn nặng nề, họ trói xác Ngài vào thập tự giá bằng dây để kéo dài sự đau đớn của Ngài. Những người theo ông kể lại rằng, khi ông bị dẫn về phía thập tự giá, Andrew đã chào nó bằng những lời này: 'Tôi đã mong muốn và mong đợi giờ phút hạnh phúc này từ lâu. Cây thánh giá đã được thánh hiến bởi thân xác Chúa Kitô treo trên đó.' Ông tiếp tục rao giảng cho những kẻ hành hạ mình trong hai ngày cho đến khi qua đời.
10. Thomas
Bị đâm bằng giáo ở Ấn Độ trong một chuyến truyền giáo để thành lập hội thánh ở Tiểu lục địa.
11. Giuđa
Bị giết bởi những mũi tên khi ông từ chối chối bỏ đức tin của mình nơi Đức Kitô.
12. Matthias
Sứ đồ được chọn để thay thế kẻ phản bội Judas Iscariot đã bị ném đá và sau đó bị chặt đầu.
13. Phaolô
Bị tra tấn và sau đó bị Hoàng đế độc ác Nero chặt đầu tại Rome vào năm 67 sau Công Nguyên. Phao-lô phải chịu đựng một thời gian tù đày dài hạn, điều này cho phép ông viết nhiều bài viết của mình.
các thư tín gửi đến các hội thánh mà ông đã thành lập trên khắp Đế quốc La Mã. Những bức thư này dạy nhiều Giáo lý nền tảng của Cơ đốc giáo, tạo thành một phần lớn của Tân Ước.
Có lẽ đây là một lời nhắc nhở cho chúng ta rằng những đau khổ của chúng ta ở đây thực sự rất nhỏ so với sự bắt bớ khốc liệt và sự tàn ác lạnh lùng mà các tông đồ và môn đệ phải đối mặt trong thời của họ vì Đức tin. Các ngươi sẽ bị mọi người ghen ghét vì danh ta; nhưng ai bền chí đến cuối cùng sẽ được cứu.
Truyền lại để khuyến khích các Kitô hữu khác
Tại sao chúng ta cảm thấy buồn ngủ khi cầu nguyện,
Nhưng vẫn tỉnh táo khi xem một bộ phim dài 3 tiếng?
Tại sao chúng ta chán nản khi nhìn vào SÁCH THÁNH,
Nhưng bạn thấy việc đọc những cuốn sách khác có dễ dàng không?
Tại sao lại dễ dàng bỏ qua một thông điệp về Chúa,
Tuy nhiên, chúng tôi chuyển tiếp những điều khó chịu?
Tại sao những lời cầu nguyện ngày càng nhỏ hơn,
Nhưng các quán bar và câu lạc bộ đang mở rộng
Tại sao việc tôn thờ một người nổi tiếng lại dễ dàng đến thế,
Nhưng rất khó để gắn kết với Chúa?
Hãy suy nghĩ về nó, bạn có định chuyển tiếp điều này không?
Bạn định phớt lờ nó vì bạn nghĩ mình sẽ bị cười nhạo?
Chuyển tiếp điều này cho tất cả bạn bè của bạn.
80% các bạn sẽ không chuyển tiếp điều này.
Chúa phán: Nếu con chối bỏ Ta trước mặt bạn bè, Ta sẽ chối bỏ con trong ngày phán xét:
Khi một cánh cửa đóng lại, Chúa sẽ mở ra hai cánh cửa: Nếu Chúa đã mở những cánh cửa cho bạn, hãy gửi thông điệp này đến mọi người trong danh sách liên lạc của bạn.
Hãy coi thông điệp này là sự đóng góp của bạn cho phúc âm của Chúa Giê-su Christ, Chúa chúng ta, và được ban phước.

Internet

Address

Los Angeles, CA
90001

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Niềm Vui Cuộc Sống posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Nearby media companies


Other Los Angeles media companies

Show All