12/30/2024
⚠ TRẦM CẢM VÌ BỆNH VẨY NẾN ?
Đã rất nhiều lần tôi nghe được từ bệnh nhân của tôi ”Bị bệnh này em đã quá mệt mỏi , sống khiến người đối diện phải xa lánh thì em chẳng thiết” rồi người bệnh còn so sánh” Thà rằng bị bệnh ung thư còn hơn, chẳng lo người ngoài nhìn thấy mà còn được họ cảm thông, chia sẻ”
Thật khi nghe những lời này của người bệnh khiến người đối diện không thể kìm lòng. Ấy vậy mà người ta phải đối diện với những triệu chứng khó chịu ấy hàng ngày, hàng tháng, hàng năm, hàng nhiều năm sao mà không trầm cảm cho được.
Những biểu hiện của bệnh khiến người bệnh dễ bị trầm cảm: ngứa ngáy, chảy máu, sưng, đau khớp (có tới 42% người mắc bệnh vảy nến bị sưng, đau khớp do viêm khớp vảy nến).
Không chỉ vậy, các triệu chứng này còn khiến người bệnh hạn chế hoạt động thể chất, ngại giao tiếp hay tránh tiếp xúc thân mật như quan hệ tình dục. Một nghiên cứu năm 2018 chỉ ra rằng hơn 60% người mắc bệnh vảy nến có thể gặp một số dạng rối loạn chức năng . Một nghiên cứu năm 2007 cũng cho thấy ít nhất 80% người bị bệnh vảy nến giảm năng suất làm việc, học tập.
Bệnh vảy nến còn ảnh hưởng đến hóa chất não của người bệnh. Cụ thể, các tế bào miễn dịch giải phóng các chất gọi là cytokine, làm cho các tế bào da phát triển ngoài tầm kiểm soát và hình thành các mảng vảy, chúng cũng thay đổi mức độ hóa chất trong não ảnh hưởng đến tâm trạng người bệnh.
Cạnh đó, mọi người xung quanh có thể hiểu sai bệnh vảy nến là một bệnh truyền nhiễm và xa lánh, kỳ thị người bệnh. Các khảo sát cho thấy 1 trong số 5 người bị bệnh vảy nến đã phải đối mặt với sự kỳ thị và đôi khi họ cảm thấy không được chào đón vì bệnh này.
Tất cả những điều trên đều khiến người bị bệnh vảy nến dễ rơi vào trầm cảm. Mỗi người bệnh sẽ có những dấu hiệu trầm cảm khác nhau, tuy nhiên phần lớn họ có chung các dấu hiệu như: cáu gắt, mệt mỏi; thay đổi khẩu vị; không thể tập trung hoặc chú ý...
Dấu hiệu trầm cảm của bệnh vẩy nến
-Cáu gắt, mệt mỏi
-Ngủ nhiều hơn bình thường hoặc khó ngủ
-Thay đổi khẩu vị,
-Mất hứng thú với quan hệ tình dục hoặc rối loạn chức năng tình dục
-Giảm cân hoặc tăng cân
-Cảm giác bất tài, vô dụng
-Có ý nghĩ làm tổn thương mình hoặc tự tử
-Không tìm thấy niềm vui với các hoạt động mà mình từng yêu thích
- Khóc thường xuyên
-Đau dầu
-Đau nhức toàn thân hoặc bị chuột rút
- Không thèm ăn hoặc cảm thấy đói hơn bình thường
-Không thể tập trung hoặc chú ý
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng trên, người bệnh nên gặp bác sĩ hoặc bác sĩ tâm lý để nhận được lời khuyên.
Khi người bệnh giải tỏa được tâm lý thì bệnh cũng từ đó mà tốt lên. Hi vọng người bị bệnh vẩy nến sẽ có cái nhìn lạc quan hơn, chăm sóc bản thân, chăm sóc cảm xúc bản thân nhiều hơn, để không bao giờ xuất hiện cụm từ” trầm cảm vì bệnh vẩy nến”.