信濃毎日新聞newspaper「五色のメビウスitsutsuiro no moebius」

信濃毎日新聞newspaper「五色のメビウスitsutsuiro no moebius」 信濃毎日新聞社が運営する公式Facebookページです。
長期連載「五色(いつついろ)のメビウス」の記事の一部を多言語で掲載していきます。

管理者は信濃毎日新聞社です。投稿いただいたコメントやコメントに含まれるリンク先の内容について、信濃毎日新聞社は一切の責任を負いません。
誹謗中傷、差別的な表現、他人を不快にさせる表現、名誉毀損など、不適切なコメント・投稿をしないように注意してください。
このような不適切なコメント・投稿があった場合、ご利用を制限する場合や許可なく削除する場合がありますのでご了承ください。

ベトナム語版です!Cùng địa phương hướng tới “Nơi học tập thực thụ” “Tương lai, tôi muốn cậu trở thành một người lãnh đạo có thể đ...
25/08/2021

ベトナム語版です!
Cùng địa phương hướng tới “Nơi học tập thực thụ”

“Tương lai, tôi muốn cậu trở thành một người lãnh đạo có thể điều hành kinh doanh!”. Đó là lời nói của ông Kiyosawa Teruhiko (56 tuổi) – giám đốc một công ty kinh doanh và lắp ráp xe ô tô nằm trong thành phố Matsumoto vào khoảng 7 giời tối ngày 21. Đáp lại lời của vị giám đốc, một nhân viên nam người Srilanka tên Disanayaka Mudiyanseragedon Rahil Akalanka (27 tuổi) đã trả lời “Vì muốn làm ở đây lâu dài, tôi sẽ cố gắng!” rất lưu loát bằng tiếng Nhật.
Từ lúc mới bắt đầu vào công ty năm 2018, anh đã rất thông thạo từ việc kinh doanh đến việc tiếp khách. Đó là thành quả từ việc phấn đấu học tập tiếng Nhật và văn hóa làm việc của người Nhật trong quá trình 3 năm rưỡi du học. Nói về hành trình du học của mình, anh chia sẻ rằng “Tôi muốn tới Nhật du học vì Nhật là một quốc gia có ngành sản xuất ô tô rất phát triển. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi đã tới Nhật vào tháng 10 năm 2014. Sau một năm rưỡi học tập tại trường tiếng Nhật “Học viện văn hóa quốc tế Nagano (thành phố Suwa), tôi đã tiếp tục theo học tại khoa kinh doanh trường cao đẳng Marunouchi Business. 2 năm sau tôi tốt nghiệp và bắt đầu vào làm việc tại công ty”.
Anh đã chuyển tư cách lưu trú từ du học sinh sang dạng người lao động bình thường, Vào tháng 1 năm ngoái, anh đã kết hôn cùng với một nữ tiền bối ở trường cao đẳng (30 tuổi) người Srilanka. Và anh ấp ủ cho mình ước mơ “Muốn nuôi dạy con cái ở vùng đất không khí trong lành Matsumoto này!”.

Trải qua những năm tháng ở trường tiếng Nhật, trường Cao đẳng và có thể làm việc tại Nhật, đó là một hành trình đáng ngưỡng mộ của anh Akalanka. Và anh cũng thừa nhận rằng mình là một trong số 300 nghìn người theo chính sách tăng cường số lượng du học sinh của chính phủ Nhật Bản trước đó.
Kế hoạch đó được hình thành từ chủ trương của chính quyền Fukuda Yasuo năm 2008, và được đẩy mạnh và phát triển dưới thời chính quyền Abe Shinzo. Tính tới thời điểm tháng 5 năm 2012, số lượng du học sinh là 140 nghìn người, tháng 5 năm 2019, số lượng du học sinh đã cán mốc 310 nghìn người. Trong đó, khoảng 160 nghìn người đang theo học tại trường tiếng Nhật hay Cao đẳng, 140 nghìn người đang theo học tại trường Đại học hay Cao học. Điều đáng chú ý, số lượng du học sinh tại trường tiếng Nhật và cao đẳng đã vượt qua số du học sinh tại trường Đại học và Cao học.
Mặt khác, từ năm 2018, quá trình xét duyệt hồ sơ du học của những du học sinh đến từ các nước như Nepal, Srilanka, Việt Nam… đã trở nên nghiêm ngặt và khó khăn hơn rất nhiều. Theo như cục quản lý xuất nhập cảnh đối với du học sinh, đó là giải pháp để ngăn chặn những trường hợp giả danh du học để sang Nhật kiếm tiền. Hồ sơ du học được xem xét kĩ càng hơn với mục đích “Du học sinh đó có đủ khả năng tài chính để trang trải học phí hay không”.
Trong bản báo kết quả “Kế hoạch 300 nghìn người” vào cuối tháng 3 năm nay, chính phủ đã chủ trương rằng: “Ở thời điểm hiện tại, trong việc tiếp nhận du học sinh, chúng ta cần chú trọng tới chất lượng hơn là số lượng”. Cục quản lý xuất nhập cảnh cũng đã nhấn mạnh về việc muốn tiếp nhận những du học sinh có trình độ, mong muốn theo học tại các trường Đại học, Cao học rồi sau đó có thể làm việc tại công ty Nhật Bản.
Tuy nhiên, với những du học sinh có xuất thân từ những gia đinh không mấy khá giả từ các khu vực châu Á, thì dù mục đích du học là học tập nhưng việc đi làm thêm là một điều không thể thiếu.
Theo như những người đang làm việc tại các trường tiếng Nhật trong tỉnh, do ảnh hưởng của dịch Corona, thu nhập từ việc làm thêm giảm hay không nhận được tiền trợ cấp từ gia đinh, nhiều học sinh đã không tiếp tục theo học các trường Cao đẳng hay Đại học mà đã chuyển sang visa “Kĩ năng đặc đinh” để tiếp tục làm việc tại Nhật.
Dạng “Kĩ năng đặc định” được chính phủ áp dụng từ năm 2019 để đối ứng với vấn đề thiếu nguồn lao động. Tuy nhiên, ở dạng “Kĩ năng đặc định số 1” thì thời gian cư trú tối đa là 5 năm. Theo như những đánh giá của người ngoại quốc, thì điểm hạn chế của dạng visa này là số năm cư trú bị giới hạn và không thể đưa được gia đình sang.
“Tôi muốn kết hôn rồi sau đó có thể đưa vợ sang đây sống cùng. Nhưng kĩ năng đặc định thì lại không được cho phép”. Vào mùa xuân năm nay, một du học sinh người Srilanka (31 tuổi) đã tốt nghiệp tại 1 trường Cao đẳng trong tỉnh nhưng không thể tìm kiếm được việc với tư cách visa cho người lao động bình thường. Với những bất cập, hạn chế từ chính sách kĩ năng đặc định, anh đã quyết tâm thử thách bản thân mình một lần nữa.

Trong khi số lượng du học sinh đến từ nhiều quốc gia khác nhau đang tăng lên, thì những trường tiếng Nhật dần phải đối diện và xem xét lại về “ý nghĩa sự tồn tại của mình”. Hiệu trưởng Ota Toshimasa trường Học viện văn hóa quốc tế Nagano đã khẳng định rằng: “ cần phải cố gắng trong việc đào tạo nâng cao giảng dạy tới du học sinh. Đó sẽ là cầu nối, là tiền đề giúp du học sinh tiến tới những cấp bậc học tập cao hơn, và cũng là hành trang cho những người nước ngoài đang sống tại khu vực”. Một cán bộ của trường Nhật ngữ khác trong tỉnh cũng đã nhấn mạnh rằng: “ Không chỉ là tiếng Nhật, cần phải chỉ dạy cho học sinh những điều cơ bản để có thể sống tốt hơn trong cuộc sống và xã hội Nhật Bản như nội quy, tập quán”.
Với sự tàn lụi trong việc cạnh tranh số lượng du học sinh bằng hình thức chú trọng kinh doanh, lợi nhuận, thì chúng ta cần phải suy nghĩ làm thế nào đề biến trường tiếng Nhật trở thành “Nơi học tập thực thụ” của du học sinh. Điều khởi đầu có lẽ việc đồng hành, liên kết chặt chẽ, mật thiết giữa trường tiếng Nhật với địa phương, khu vực đó.

ベトナム語版です!Dẫu corona có dịu xuống, ảnh hưởng vẫn lan rộng tới các địa phương “Có viết được Hán tự cả chữ “Bắc Hải Đạo” (H...
24/08/2021

ベトナム語版です!
Dẫu corona có dịu xuống, ảnh hưởng vẫn lan rộng tới các địa phương

“Có viết được Hán tự cả chữ “Bắc Hải Đạo” (Hokkaido) không?”. Vào khoảng 1 gờ chiều ngày 10 tháng này, ở trong 1 lớp học trường tiếng Nhật “Học viện văn hóa quốc tế Nagano”, 1 cô giáo người Nhật đã sử dụng máy chiếu chiếu lên chiếc bảng trắng của lớp học. 17 du học sinh đến từ Trung Quốc, Việt Nam đã đồng thanh lớn “1,2.3,4…”, cùng những ngón tay vẽ vào không trung chữ “Đạo” theo bản mẫu.
Đây là một ngôi trường 2 tầng với 6 phòng học, nhưng hiện tại chỉ sử dụng 2 phòng vào buổi sáng và 1 phòng vào buổi chiều. Phòng học nhỏ và hẹp hơn phòng của các trường cấp 3 một chút, có thể chứa tối đa khoảng 20 học sinh. Hiệu trưởng Ota Toshimasa (36 tuổi) đã tâm sự với một ánh nhìn xa xăm rằng : “Trước khi có dịch covid diễn ra, cả 6 phòng học lúc nào cũng được lấp đầy, luôn nhộn nhịp không khí vui vẻ, cười nói, học hành của các du học sinh đến từ châu Á”.
Trong chính sách phòng chống dịch covid của chính phủ, việc hạn chế xuất nhập cảnh đối với người ngoại quốc bao gồm cả du học sinh đã được kéo dài rất lâu. Hiện tại, trường có tổng cộng 47 du học sinh, bao gồm 36 người Trung Quốc, 7 người Việt Nam, 2 người Indonesia, 1 người Mỹ, 1 người Thái Lan. So với số lượng 150 học sinh vào mùa xuân 2019 trước khi dịch bệnh bùng phát, năm nay đã giảm khoảng 70%. Mùa hè năm 2020, liên tục xảy ra những trường hợp hủy hồ sơ nhập học của các bạn du học sinh vẫn chưa qua được Nhật. Vào mùa thu năm ngoái, khi chính sách mở cửa cho người nước ngoài được nới lỏng, những du học sinh hiện tại đang học tập tại trường đã có thể tới Nhật vào khoảng chứng cuối năm 2020 đầu năm 2021, nhưng từ sau trung tuần tháng 1 thì dịch lại bùng phát trở lại, dẫn tới tình trạng không thế nhập cảnh, nên số lượng người nhập học vào mùa xuân năm nay là 0.
Để có thể duy trì được việc tuyển dụng cho 7 nhân viên và 22 giáo viên hợp đồng, 10 giáo viên chính thức (Bao gồm cả nhân viên, giáo viên của ngôi trường “anh em” vừa được thiết lập vào mùa xuân 2019 ở Matsumoto) thì phải cần tới 140 du học sinh. Để hỗ trợ tiền thu nhập ít ỏi đó, trường cũng đã phải vay những khoản tiền.
Trong tỉnh hiện tại có tất cả 8 trường tiếng Nhật, thì trường nào cũng đăng gặp khó khan rất lớn trong việc kinh doanh. Trong đó, có những trường có số du học sinh giảm tới 90% so với năm 2019.
Ông Ito Toshimasa đã chia sẻ rằng : “Nếu mà cứ để yên như vậy, thì mọi chuyện cũng không thể tốt lên được!”. Ông đã bắt đầu những lớp tiếng Nhật online hướng tới những học sinh do corona vẫn chưa có cơ hội qua Nhật.

Đây là tình trạng khó khan chung của cá trường tiếng Nhật, kể cả những trường ở thành phố lớn. “Việc tồn vong năm ở cơ hội!”. Ngày 12 tháng này, người đại diện của 6 tập đoàn có liên quan tới hiệp hội thúc đẩy, phát triển giáo dục tiếng Nhật (Tokyo- hiệp hội mà học viện văn hóa quốc tế Nagano đã tham gia) đã tới thăm và đề đơn yêu cầu tới chính phủ. Số lượng du học sinh đang học tập tập tại các trường tiếng Nhật trên cả nước ở thời điểm tháng 4 năm nay là “khoảng 1 nửa so với năm 2020, và 1/3 so với mọi năm”. Hiệp hội này đã yêu cầu hòa hoãn, nới rộng chính sách xuất nhập cảnh cho du học sinh, hỗ trợ tài chính tới giáo viên và việc duy trì kinh doanh của các trường tiếng.
Trong tình cảnh như hiện tại, phía chính phủ cúng thấu hiểu được sự khó khan này, chúng tôi cũng mong muốn có những khoản hỗ trợ, hay những khoản vay không lãi suất dành cho các trường tiếng. Nhưng việc những chủng mới xuất hiện, với tình trạng lây lan bùng phát như vậy, thì không thể nới lỏng ngay được. Theo những người tham gia, đó là những câu trả lời qua loa.
 
 Nếu được nhập cảnh, theo nguyên tắc, du học sinh sẽ được phép làm thêm không quá 28 tiếng 1 tuần. Sự thiếu hụt du học sinh cũng gây ảnh hưởng không ít tới nguồn nhân công lao động ở những địa phương.
Ở cơ sở rau củ quả Fukuda (Nơi buôn bán, chế biến rau củ quả - thành phố Nagano), trong những kì nghỉ dài, do thiếu nguồn nhân công đóng gói rau củ quả, họ đã nhờ tới công ty giới thiệu việc làm. Ông Nagai (64 tuổi – quản lý tổng hợp) đã than thở rằng : “Công việc này không thể nhờ được thực tập sinh hay kĩ năng đặc định, công việc này chỉ có thể nhờ du học sinh”.
Trong khoảng 100 nhân viên, thì có trên dưới 25 du học sinh của trường cao đẳng Heisei Nagano (Thành phố Nagano). Tuy nhiên, gần đây, họ không thể tuyển được nhiều nhân viên mới từ trường cao đẳng này.
Có lẽ, những ảnh hưởng này, vẫn còn kéo dài ngay cả sau khi corona dịu xuống. Những giáo viên của các trường Nhật ngữ trong tỉnh đẫ lo lắng về tương lai như thế. “Nếu như số lương học sinh nhập học ít, thì đương nhiên, số lượng học sinh tốt nghiệp cũng trở nên thấp đi. Và như vậy những du học sinh hướng tới các trường cao đẳng hay đại học cũng giảm dần, rồi những công ty mà tuyển dụng những du học sinh như thế cũng chịu không ít ảnh hưởng. Đây là 1 vấn đề lớn!”.

ベトナム語版です!Niềm tin ở nước sở tại “Từ bây giờ, số lượng sẽ tăng nhanh!” 10 giờ 5 phút sáng, sau khi tiếng chuông kết thúc ...
23/08/2021

ベトナム語版です!
Niềm tin ở nước sở tại “Từ bây giờ, số lượng sẽ tăng nhanh!”

10 giờ 5 phút sáng, sau khi tiếng chuông kết thúc tiết học thứ 2 vang lên, các học sinh trong lớp đã ùa ra ngoài cửa thật nhanh chóng và vội vã. Mục đích hướng tới của họ là máy bán hàng tự động có bán những hộp mì được đặt ở phòng nghỉ giải lao. Những hộp mì vị cà chua cay được các du học sinh đến từ Đông Nam Á chẳng hạn như Việt Nam, Phi-líp-pin, In-đô-nê-si-a rất yêu thích nên đã hết hàng rất nhanh. “Ngon quá!”. Họ sẽ ăn nó trong khoảng 20 phút nghỉ giữa giờ, và đây cũng là bữa ăn sáng. Mặc dù đến từ nhiều quốc gia khác nhau, những những tiếng nói cười bằng tiếng Nhật đã trở thành quang cảnh quen thuộc của mỗi buổi sáng.
Ngôi trường “Học viện văn hóa quốc tế Nagano” nằm gần hồ Suwa (thành phố Suwa) vào những năm 2016, 2017 đã đạt số học sinh kỉ lục lên tới khoảng 190 học sinh, không khí trường học cũng rất nhộn nhịp, sôi nổi. Ông Ota Toshimasa – hiệu trưởng trường (36 tuổi), cùng với việc gia tăng số lượng học sinh, thì cũng đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa nhiều quốc tịch. Năm 2011, sau khi nhận lại chức hiệu trưởng từ người bố của mình (ông Ito Toratoshi), với suy nghĩ: “Nếu chỉ nhận những du học sinh đến từ đất nước cố định thì sẽ xảy ra những vấn đề, nguy cơ trong kinh doanh”, ông đã mở rộng đội tượng học sinh từ Trung Quốc đến các nước Đông Nam Á. Đặc biệt có thể nói tới là Việt Nam, năm 2017 số lượng học sinh người Việt lên tới 80 người, xấp xỉ với số học sinh đông nhất là người Trung Quốc.
Học viện này được ông Toratoshi sáng lập vào năm 1998 với ban đầu là một khu vui chơi Bowling ở thành phố Suwa. Cho đến những năm 2020, mỗi năm trường tiếp nhận khoảng 60-70 học sinh, và hơn phân nửa trong số đó là người Trung Quốc.
Tháng 9 năm 2010, sau sự kiện xung đột với tàu đánh cá Trung Quốc ở các đảo ở Okinawa, thì nững du học sinh người Trung Quốc đã có những thay đổi trong lựa chọn du học Nhật Bản của mình. Sau trận động đất sóng thần kinh hoàng và sự cố nhà máy hạt nhân số 1 tỉnh Fukushima, đã có rất nhiều du học sinh trở về nước và từ bỏ con đường du học Nhật Bản. Trước tình hình đó, Ông Ito Toshimasa đã buộc phải tình đến phương án tìm kiếm nguồn du học sinh thay thế cho người Trung Quốc.
“Hãy tiếp nhận học sinh của chúng tôi”, năm 2012, đã có rất nhiều bức mail như thế gửi tới trường. Và những người bức mail đó chính là đại diện từ phía trung tâm môi giới hay những cơ quan phái cử du học mà vẫn hay được gọi là trung tâm tiếng Nhật – nơi dạy tiếng Nhật cho các du học sinh trước khi qua Nhật. Cùng vào thời điểm đó, một nữ học sinh đang sinh sống tại quê nhà ở Việt Nam đã được một nữ học sinh khác đã dự thính tiết học của trường đề xuất đến học viện, “Tôi có một người bạn ở Việt Nam đang suy nghĩ tới chuyện du học. Bạn ấy muốn được trường nói chuyện, tư vấn”. Với ý muốn xác nhận rõ hơn về thực tế ở Việt Nam và để phỏng vấn những học sinh muốn đi du học mà đã được nhờ vả trước đó, mùa thu năm 2012, ông Ito đã bay tới Hà Nội.
Ở một lớp học trong trung tâm tiếng Nhật cách trung tâm thủ đô khoảng 30 phút chạy ô tô. Ông đã phỏng vấn riêng biệt 1 học sinh nam và 2 học sinh nữ. Ông cũng cảm nhận được thành ý, ý chí của những học sinh đó qua sự nỗ lực, cố gắng để trả lời bằng tiếng Nhật.
Sau khoảng 3 ngày ở Việt Nam, ông đã đến thăm khoảng 7-8 trung tâm tiếng Nhật. Sau khi nhìn những lớp học tiếng Nhật đông đúc học sinh, ông đã thầm nghĩ rằng: “Số lượng học sinh và ý chí không hề thua kém Trung Quốc. Từ bây giờ, đây là một đất nước tiềm năng, lượng du học sinh sẽ tăng đáng kể!”. 3 người mà ông Ito phỏng vấn đã tới Nhật và học tập tại học viện vào mùa xuân năm 2013.
Tuy nhiên, việc lựa chọn trung tâm tiếng Nhật hay trung tâm môi giới cũng là một chuyện rất cần thiết. Và ông cũng đã nghe rất nhiều chuyện về những loại hình kinh doanh trục lợi bằng việc những thực tập sinh không được xí nghiệp Nhật Bản lựa chọn, sẽ được tư vấn đến con đường du học mà vẫn kiếm được tiền nhờ vào việc đi làm thêm. Và ông cũng ủy thác nhiệm vụ thu thập thông tin hay hỗ trợ hồ so du học cho một người đàn ông hơn 40 tuổi đã cùng đồng hành với ông trong chuyến thị sát vào mùa thu năm 2012.
Trong buổi giới thiệu trường học ở Việt Nam, ông đã nhấn mạnh rằng: “Giáo viên ở trường rất tận tình, chăm sóc chu đáo như cha mẹ, anh chị em trong nhà nên hãy yên tâm!”. Và đó cũng là điều khác biệt lớn so với các trường khác. Phía nhà trường sẽ lo cho học sinh những thủ tục cần thiết bên phía cơ quan thị chính, ngân hàng hay bệnh viện một cách tốt nhất có thể. Và đã co những phu huynh học sinh chăm chú lắng nghe, khắc ghi từng câu chữ vào tận trong tim.
Mặt khác, số lượng du học sinh đến từ Trung Quốc từ năm 2017 trở đi đã phục hồi trở lại. Cũng có thể nói rằng, việc kinh doanh của nhà trường đã đi vào quỹ đạo an định, vững chắc.

ベトナム語版です!“Ngay cả với những du học sinh ham học …” “Đây có phải bản chứng minh tài chính do ngân hàng phát hành không?”....
20/08/2021

ベトナム語版です!
“Ngay cả với những du học sinh ham học …”

“Đây có phải bản chứng minh tài chính do ngân hàng phát hành không?”. Tháng 4 năm 2018, thành phố Hồ Chí Minh, một cuộc điện thoại quốc tế từ cục quản lý nhập cảnh Tokyo (thông qua người phụ trách phiên dịch) đã đến một cô gái trẻ khoảng hơn 20 tuổi đang tiến hành thủ tục, hồ sơ du học tại một trường Nhật ngữ F tại Nhật Bản.
Để chứng minh tài chính có thể đóng đượ học phí sau khi đến Nhât, cô gái này phải nộp cho cục quản lý nhập cảnh Tokyo hồ sơ chứng minh, thu nhập tài chính và số tiền tiết kiệm trong sổ ngân hàng. Đây là thủ tục bắt buộc để có thể được cấp visa với tư cách du học sinh, và số tiền ấy đực quy định từ 200 vạn yên trở lên.
Cục nhập cảnh Tokyo đã thấy những dấu hiệu nghi ngờ ở con dấu của ngân hàng. Người phụ trách phiên dịch đã yêu cầu giải thích về tính thật giả của con giấu này, “Sao con dấu này lại được in bằng dấu trắng đen. Ở đây cũng có bản in màu của bản chứng minh cùng ngân hàng đó”.
Để đi du học Nhật Bản, cô gái này đã trao đổi, bàn bạc với một người phụ nữ tên Liên (39 tuổi – bút danh) đang làm việc tại văn phòng chi nhánh Nhật Bản tại khu vực lân cận Tokyo của công ty môi giới G nằm ở thành phố Hồ Chí Minh. Chị Liên đã liên lạc nhanh chóng với phía ngân hàng ở Việt Nam. Và nhân viên ngân hàng đã giải thích rằng: “Để giảm chí phí in dấu làm thủ tục giấy tờ, có những chi nhánh ngân hàng in con dấu trắng đen đấy!”. Và chị đã nhờ bên phía ngân hàng phát hành lại và có in con dấu màu rồi nộp lại cho bên phía cục quản lý nhập cảnh Tokyo. Tuy nhiên, cục quản lý nhập cảnh Tokyo đã không chấp nhận điều này. Nghĩ tới ước mơ du học cháy bỏng của cô gái trẻ đó, chị đã thay đổi và nộp hồ sơ du học lên cục quản lý nhập cảnh Sendai. Sau đó cục quản lý nhập cảnh đã thông qua hồ sơ, và cấp visa, tư cách du học cho cô gái này.
Cục quản lý nhập cảnh Tokyo trở nên nghiêm khắc, khó khắn hơn là lúc chị Liên đã nghỉ công việc văn phòng của một trường Nhật ngữ C ở Toyko, qua 2 năm kể từ ngày chị cùng với những người bạn thiết lập nên công ty G năm 2016 là tháng 1 năm 2018. Đây cũng là thời điểm mà chính phủ Nhật hoàn thành xong “kế hoạch 300000 du học sinh”, và cũng là lúc vấn đề du học sinh sang Nhật với mục đích kiếm tiền, nhúng tay vào những việc vi phạm pháp luật, rồi bỏ trốn đang trở thành chủ đề nóng của xã hội.
Vì vậy, với những học sinh có dự định đi du học Nhật Bản, có rất nhiều trường hợp Cục quản lý nhập cảnh đã gọi điện trực tiếp cho bên phía phụ huynh. Chẳng hạn qua những câu hỏi “Đang làm công việc gì?”, “Thu nhập là bao nhiêu?”, nếu nó không trùng khớp với hồ sơ đang nộp trên cục thì sẽ bị đánh rớt. Và có những học sinh đã bị đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam – nơi cấp visa để thử trình độ tiếng Nhật của học sinh đó.
Năm tiếp theo, 2019, việc xem xét hồ sơ cũng rất nghiêm khắc. Cục quản lý nhập cảnh cũng khó khăn hơn trong việc xem xét tổng thể bản chứng minh thành tích trung học phổ thông. “Ngày phát hành là thứ 7, làm gì có chuyện được phát hành vào ngày nghỉ của trường học”, “Con dấu in trong hồ sơ đã cũ, không còn mới”… Chỉ trong vòng từ tháng 4 tới tháng 10, có 3 học sinh mang ước mơ du học thông qua công ty giới thiệu của chị Liên đã không được xét duyệt hồ sơ.
“Sao lại thế?”. Lần đó, chị Liên đã liên lạc và trao đổi cùng với trường trung học phổ thông của những học sinh bị trượt hồ sơ kia để xác nhận sự thật, sau đó đã giải thích lại cho cục quản lý nhập cảnh nhưng không được chấp nhận. Vào tháng 4, một loại tư cách lưu trú mới đã được ra đời, đó là kĩ năng đặc định. Chị cảm thấy rằng, “Có lẽ chính phủ Nhật sẽ không muốn tiếp nhận them du học sinh nữa”.
Từ mùa xuân năm 2020, sự bùng nổ của dịch covid đã gây rất nhiều ảnh hưởng và hạn chế tới việc xuất nhập cảnh. Tính từ tháng 4 năm 2020 tới nay, công ty G đã giới thiệu cho các trường Nhật ngữ tại Nhật 7 du học sinh người Việt Nam. So với năm 2019, số lượng đó đãm giảm khoảng 30 người.
Những nhân viên làm việc tại Việt Nam của công ty G đã nói rằng: “Hiện tại ở Việt Nam giờ không có màu hồng đâu”, và có rất nhiều trung tâm phái cử du học đã tan rã.
Theo chị Liên, việc cục quản lý nhập cảnh trở nên nghiêm ngặt hơn là điều dễ hiểu và phải chấp nhận, nhưng đà này cứ tiếp diễn thì “ Những học sinh có ước mơ du học thực sự cũng chẳng để thực hiện ước mơ thực hiện của mình”.

ベトナム語版です!DU HỌC "KHÔNG ĐỌNG LẠI GÌ CẢ""Tốn 300.000 yên cho việc học phụ đạo mang lại tư cách tốt nghiệp." Tháng 2 năm 20...
19/08/2021

ベトナム語版です!
DU HỌC "KHÔNG ĐỌNG LẠI GÌ CẢ"
"Tốn 300.000 yên cho việc học phụ đạo mang lại tư cách tốt nghiệp." Tháng 2 năm 2020, tại tòa nhà của trường A trường dạy nghề chế độ 2 năm ở Toshima-ku, Tokyo. NHAT (28 tuổi), một thanh niên Việt Nam sắp tốt nghiệp, bị nam giáo viên chủ nhiệm nói với giọng điệu mạnh.
Anh ấy sống bằng "công việc bán thời gian" để trả học phí 1,85 triệu yên trong hai năm và trả khoản nợ 500.000 yên đã mang ở quê nhà. Anh ấy đã làm việc tại một nhà máy sản xuất bento trong nội thành 1 tuần 3 ngày từ 0 đến 8 giờ sáng, sau đó sắp xếp các gói hàng tại trung tâm phân phối của công ty vận tải 1 tuần 3 ngày từ 6 giờ đến 11 giờ.
Anh ấy đã ngủ bù bằng cách vắng hai tiết học buổi sáng. Tỷ lệ đi học hai năm là 90%. Còn thiếu 5% nữa là tốt nghiệp. Tuy nhiên, anh ấy đã không cảm nhận được "giá trị" của việc nhận được tư cách tốt nghiệp cho đến khi phải trả 300.000 yên.
Vào tháng 4 năm 2018, ngay sau khi nhập học, mặc dù là khoa kinh doanh nhưng giấy luyện kanji lại đã được phát trong tiết học. Giáo viên chỉ chỉ thị rằng “Làm đi”. Ở một tiết học khác, anh ấy được yêu cầu "chép" lại một số trang trong sách giáo khoa và tiếp tục im lặng. Ngay cả sau tháng 4 năm 2019, khi đã lên năm thứ hai, sách giáo khoa được sử dụng và nội dung tiết học giống như năm thứ nhất. Anh ấy đã bị thu 3.000 yên cho mỗi bài kiểm tra bổ sung được tổ chức khi bài kiểm tra không đạt điểm trong giờ học.
Tháng 3 năm 2020, anh ấy đã không học phụ đạo và bỏ học`. Khoảng thời gian này, do sự lan rộng của virus corona mới, các hạn chế nhập cảnh trở nên nghiêm ngặt hơn. Tư cách lưu trú "du học" đã hết hạn vào ngày 25 tháng 4 mà vẫn không thể quay về nước. Anh ấy chuyển đến nhà một người quen Việt Nam ở thành phố Funabashi, tỉnh Chiba và bắt đầu cuộc sống thất nghiệp gần một năm.
***
"Nếu đi Nhật với tư cách là một du học sinh, có thể vừa kiếm tiền vừa học ngôn ngữ." Đó là tháng 1 năm 2016, anh ấy đã quyết định đi du học với sự cổ vũ của bố mẹ. Sau khi tốt nghiệp cấp 3 tại tỉnh Nghệ An, Việt Nam, tuy đã làm việc tại một nhà máy chế biến thực phẩm ở thủ đô Hà Nội trong khoảng 3 năm, nhưng mức lương 30.000 yên hàng tháng rất khó khăn.
Anh ấy đã đăng kí công ty giới thiệu du học Nhật Bản, sau 3 tháng luyện thi thì đậu trường Nhật ngữ B ở Shinjuku-ku, Tokyo. Công ty giới thiệu đã yêu cầu phải đóng 1,25 triệu yên cho đào tạo, nhập học, học phí và hoa hồng. Anh ấy vay ngân hàng 500.000 yên, và phần còn lại thì bố mẹ anh ấy đã bán đất, dành dụm và làm việc để chi trả.
Vào trường B tháng 7/2016. Tỷ lệ đi học trên 95%, nhưng anh ấy không thể hiểu được nội dung trong giờ học. Anh ấy vẫn không thể vượt qua kỳ thi Năng lực Nhật ngữ cho đến lúc tốt nghiệp vào tháng 3 năm 2018, một phần vì anh ấy có suy nghĩ bỏ cuộc và không muốn giao tiếp với người khác.

Anh ấy đã phân loại hàng hóa tại trung tâm vận chuyển nội thành của hai công ty vận tải lớn 6 ngày 1 tuần và đã làm việc trong khoảng 40 giờ, vượt quá giới hạn luật định là 28 giờ. Tiền lương tiêu hết cho học phí và sinh hoạt phí, “khoản nợ” vẫn không giảm. Cách trả nợ duy nhất là vừa đi làm vừa đi học nghề, giữ nguyên tư cách lưu trú “du học”. Trong số ba trường dạy nghề đã dự thi, có hai trường không đạt do trình độ tiếng Nhật kém. Anh ấy chỉ đậu kỳ kiểm tra của trường A.
***
Gần một năm sau khi mất tư cách lưu trú du học, ngày 14 tháng 4 năm nay, anh ấy đến vùng cao nguyên rau củ ở làng Minamimaki, quận Minamisaku, trải dài dưới chân dãy núi Yatsugatake.
Trong khoảng một năm sống tại nhà một người quen ở quận Chiba, anh ấy đã tiêu hết 220.000 yên và 60.000 yên vay từ một người bạn. Anh ấy không thể về nước do ảnh hưởng của Corona, và anh ấy cũng không thể đi làm vì cư trú bất hợp pháp. Sau khi ở trong phòng cho đến khi trời tối, anh ấy đi ra ngoài và chạy bộ. Vào tháng 3 năm nay, anh ấy đã được Cục quản lý xuất nhập cảnh Tokyo, nơi anh ấy đã trình diện, cấp "giấy phép cư trú đặc biệt" 90 ngày, và cuối cùng anh ấy đã có thể làm việc trong vòng 28 giờ một tuần.
Đã một tháng trôi qua kể từ khi anh ấy bắt đầu sống ở làng sau khi được một người Việt Nam giới thiệu. Sau khi hoàn thành công việc đồng áng và trở về ký túc xá của nông dân, anh ấy cảm thấy thoải mái với ngôi nhà và công việc của mình. Tuy nhiên, khi nhìn lại 4 năm du học của mình, lòng anh ấy trở nên u tối. “Không đọng lại gì cho bản thân”

“KIẾM TIỀN” PHẦN CUỐI CỦA CỤM TỪ NGỌT NGÀO
"Tại sao anh lại trả nhiều như vậy?". Vào tháng 7 năm 2013, tại văn phòng của Trường Nhật ngữ C tại Shinjuku-ku, Tokyo. LIEN, tên giả, một nữ nhân viên văn phòng người Việt 39 tuổi đã hỏi một nam học sinh Việt Nam mới nhập học. Trước khi nhập học, các sinh viên trả lời rằng họ đã phải trả tổng cộng 200 man yên gồm "phí nhập học và học phí năm đầu tiên" cho công ty D, một công ty giới thiệu tại Việt Nam.
Tổng cộng phí nhập học của trường C và học phí năm đầu tiên là 75 man yên. Có một khoản chênh lệch là 125 man yên so với số tiền sinh viên phải trả. LIEN đã liên hệ với Công ty D. "Yêu cầu thanh toán cao thật kỳ lạ. Nó liên quan đến sự tín nhiệm của nhà trường." LIEN đã to tiếng, nhưng lại bị đơn phương cúp máy.
Vào thời điểm đó, số lượng các bạn trẻ hướng đến một trường Nhật ngữ tại Nhật Bản từ Việt Nam ngày càng tăng lên nhanh chóng. "Thực tập sinh kỹ năng rất vất vả và không thể thay đổi công việc. Nếu đi du học, bạn có thể kiếm được tiền bằng nhiều việc làm thêm khác nhau." Rất nhiều công ty giới thiệu thu hút người trẻ Việt Nam với những lời dụ dỗ ngon ngọt như vậy. Ngay cả khi công ty giới thiệu làm giả hóa đơn của trường C và làm hóa đơn cao nhưng vẫn có một số trường hợp được thanh toán.
***
Thứ công ty giới thiệu "làm giả" không chỉ có mỗi hóa đơn.
Tại trường C, LIEN phụ trách kiểm tra hồ sơ của các ứng viên được gửi từ công ty giới thiệu và nộp cho cục xuất nhập cảnh. Việc một trong các tài liệu như "Giấy chứng nhận số dư tài khoản" bị giả mạo là chuyện xảy ra hàng ngày.
Vào mùa thu năm 2013, LIEN nhận thấy sự bất thường của các "con số" trên bản sao của sổ tiết kiệm đính kèm với giấy chứng nhận số dư của một nam ứng viên. Mặc dù số dư tài khoản chỉ bằng 0 cho đến vài ngày trước khi giấy chứng nhận được cấp vào ngày 3 tháng 10 năm 2013, nhưng đột nhiên số tiền giống với số trên giấy chứng nhận là 515 triệu VN đồng (tương đương khoảng 250 man yên) được chuyển đến trong một lần. "Có khả năng cao là làm giả." Giấy chứng nhận này là do ngân hàng ở Việt Nam cấp.
Theo nguyên tắc chung, tư cách lưu trú tại Nhật Bản "du học", chỉ được cấp cho những người nước ngoài có một khoảng nhất định tiền tiết kiệm hay chu cấp của gia đình, có khả năng trả học phí mà không phải làm việc quá sức. Số dư tài khoản cần thiết để thẩm định hồ sơ nhập cư là 200 man yên. Đây là rào cản cao đối với người Việt Nam với thu nhập trung bình hàng tháng từ 2 man đến 3 man yên.
LIEN đã nghe được “mánh khóe” của một công ty giới thiệu khác. Công ty giới thiệu nhờ chuyên viên giúp làm giả hồ sơ với sự đồng ý những thanh niên không đủ tiền tiết kiệm. Người này sẽ chuyển tạm thời số tiền tương đương 250 đến 300 man yên và ngân hàng sẽ cấp giấy chứng nhận, sau đó số tiền này sẽ được rút ra.
Ngoài phí đầu vào và học phí, bản thân người đó thường đóng hơn 20 man cho công ty giới thiệu. Điều này không chỉ bao gồm các yêu cầu hợp pháp như chi phí tham dự "Trung tâm Nhật ngữ", nơi bạn có thể học những điều cơ bản của tiếng Nhật trước khi đến Nhật Bản, mà còn cả chi phí để có được chứng nhận giả.
Du học sinh thường vay một số tiền lớn ở nước sở tại, sau khi nhập học, họ “chỉ có làm thêm” để trả nợ, trả học phí còn lại và trang trải cuộc sống.
***
LIEN đến Nhật Bản với tư cách là một du học sinh tại một trường Nhật ngữ khác và đã nhận được một công việc tại trường C. Trong ba năm kể từ năm 2013, khi cô ấy còn là một nhân viên văn phòng, khoảng 20 công ty trong số các công ty giới thiệu đã giao dịch đều tập trung ở Hà Nội, thủ đô của Việt Nam. Chứng nhận của doanh nghiệp giới thiệu có thể đạt được bằng cách tham gia một khóa học đơn giản và trả khoảng 1 man yên cho nhà nước. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp tư nhân và các công ty giới thiệu của các tập đoàn vận hành các tổ chức môi giới thực tập sinh kỹ thuật (công ty phái cử). "
"Tôi muốn tạo điều kiện cho những bạn trẻ thực sự muốn học đến Nhật Bản với chi phí thấp nhất có thể." Năm 2016, sau khi nghỉ việc tại Trường C, LIEN thành lập công ty giới thiệu của riêng mình. Sau đó, cô ấy cảm nhận được những thay đổi đã đến với “kinh doanh du học sinh” đang ngày càng mở rộng.

ベトナム語版です! 留学生編です!"NẾU KHÔNG CÓ VIỆC LÀM THÌ CHỈ CÒN CÁCH RỜI ĐI"Vào giữa tháng 12 năm 2019, khi mà những ngọn núi phía B...
17/08/2021

ベトナム語版です! 留学生編です!
"NẾU KHÔNG CÓ VIỆC LÀM THÌ CHỈ CÒN CÁCH RỜI ĐI"
Vào giữa tháng 12 năm 2019, khi mà những ngọn núi phía Bắc Alps trải rộng trước mắt được bảo phủ bởi lớp tuyết trắng xóa, ở lớp học của trường dạy nghề chế độ 2 năm "Học viện quốc tế Alps Nhật Bản" ở Ikeda-cho, Kitaazumi-gun. Các bạn sinh viên kỳ 1 của khoa Công nghệ thông tin nhập học vào tháng 4 năm đó, dường như khá lo lắng trước kỳ nghỉ đông đầu tiên.
"Tôi sẽ đi làm bán thời gian tại thành phố lớn vào kỳ nghỉ". Nui (bút danh), một phụ nữ dưới 30 khi nghe một nam sinh cùng khóa cũng đến từ Việt Nam nói như vậy, thì cười đáp: "Cố lên nhé!".
Tuy nhiên, cậu học viên này đã không trở lại học viện sau kỳ nghỉ cuối tháng 1 dịp năm mới.
Vào khoảng giữa tháng 2, khi mùa xuân đang đến gần, trong số 40 người nhập học, 5 người đã nghỉ học, và 7 người đã không tham gia kỳ thi định kỳ. Nhiều người được cho là đã đi làm ở khu vực quanh Tokyo hay là khu vực quanh Nagoya. 
        ***
Đóng 1,42 triệu yên (phí nhập học, học phí) cho học viện trong 2 năm. Phải đi làm thêm để trả nợ và trả học phí trong tương lai.
Đạp bàn đạp xe đạp khỏi con đường đêm bên dưới đóng băng nơi tuyết rơi lất phất. Thanh (bút danh), nam học viên kỳ đầu người Việt Nam, hướng đến ga JR Azumi-Oiwake (thành phố Azumino) trong khoảng 20 phút từ ký túc xá của học viện ở Ikeda-cho vào khoảng 9 giờ tối cuối tuần của tháng 12 năm 2019.
Tiếp tục lên tàu từ ga, xuống tại ga Hirooka (thành phố Shiojiri) và đến trung tâm vận chuyển của một công ty vận tải lớn vào khoảng 11:30 tối, khoảng hai tiếng rưỡi sau khi xuất phát. Khoảng cách đường thẳng từ ký túc xá đến nơi làm việc khoảng 30 km. Bốn ngày trong tuần, từ 0 giờ đến 5 giờ sáng, lặp đi lặp lại công việc lấy hành lý ra khỏi xe đẩy và đặt lên băng chuyền trước mặt.
Tôi đã nhanh chóng tìm được một công việc bán thời gian khi còn học trường tiếng Nhật ở thành phố lớn ở Kansai trước khi nhập học học việc và đã làm việc tại một nhà hàng cách nhà khoảng 5 phút đi bộ.
Tuy nhiên, sau khi đến học viện, tôi đã được giới thiệu đến một nhà máy giặt ủi và cửa hàng đậu phụ ở địa phương, nhưng số lượng nhân viên và thời gian làm việc có hạn. Vào mùa thu năm 2019, trung tâm vận chuyển ở Shiojiri, nơi mà các bạn cùng khóa của tôi đã giới thiệu, nói, "Đi học là vất vả nhất."
Thanh cho biết, nhiều sinh viên kì đầu rời học viện đã làm việc vượt quá giới hạn luật định là 28 giờ một tuần khi đăng ký học tại một trường tiếng Nhật ở khu vực thành thị, "đó là những người có mục đích kiếm tiền". "Nếu công việc nhiều, họ sẽ không rời đi." Thanh nói.
Theo các nhân viên của học viện, trong những đơn xin nhập học của những du học sinh không còn đi học nữa, có những trường hợp tiền tiết kiệm ít và khả năng chu cấp của gia đình là “không”. Vì là một ngôi trường mới thành lập ở vùng nông thôn khó tập trung du học sinh nên công ty liên doanh MRS (thành phố Osaka) phụ trách tuyển sinh, đã cho vượt qua ngay cả khi khả năng đóng học phí thấp. .
        ***
Học viện nằm cách xa thành phố. Trước khi trường khai giảng, đã có nhiều ý kiến lo lắng về việc liệu tâm lí làm thêm ở địa phương có được chuẩn bị hay không.
Trước khi trường mở cửa, MRS đã mở một "call center" ở Ikeda-cho, chuyên hỗ trợ qua điện thoại cho các khách hàng doanh nghiệp và gợi ý rằng "nếu có một công việc làm thêm ở đó, không cần phải lo lắng". Tuy nhiên, ý tưởng này đã biến mất và MRS thông báo rằng họ sẽ rút khỏi hoạt động kinh doanh của học viện vào tháng 4 năm 2020, một năm sau khi trường mở cửa.
Dân số ngày càng giảm, và nhiều ngành công nghiệp như xây dựng, nông nghiệp, phúc lợi đang bị thiếu lao động. Toshifumi Miyazawa (68 tuổi), cựu chủ tịch kiêm giám đốc, đã giải thích với cộng đồng địa phương trước khi trường mở cửa  rằng "(Học viện) sẽ mang đến sự hồi sinh của khu vực". "Ban giám đốc cho rằng họ đã bị MRS phản bội. Trước lời đề nghị rút lui của một phía, ban giám đốc cũng đã cân nhắc đóng cửa học viện", ông nói trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 17.
Số lượng sinh viên kỳ 3 nhập học vào tháng 4 năm nay là 12, và thu nhập giảm là điều không thể tránh khỏi. Tatsuya Suzuki (47 tuổi), cựu giám đốc điều hành của MRS và là chủ tịch đương nhiệm, với vẻ mặt đầy u sầu nói: "Mọi việc không diễn ra theo kế hoạch trên lý thuyết." Học viện đang hoạt động năm thứ ba từ khi thành lập đang đứng trước một ngã rẽ.

Số lượng sinh viên nước ngoài tại các trường Nhật ngữ và trường dạy nghề nhận thanh niên Châu Á với tư cách du học sinh đang giảm mạnh. Một số trường tuyển sinh du học sinh với mục đích “nhập cư”, và chính phủ bắt đầu thu hẹp việc cấp thị thực du học vào khoảng năm 2018, khi “kế hoạch 300.000 du học sinh” của chính phủ đã đạt được. Từ năm 2020, sẽ khó đến Nhật Bản do ảnh hưởng của Virus Corona chủng mới, các công ty môi giới du học ở bản địa và trường Nhật ngữ tiếp nhận đều đang trong tình trạng khó khăn. “Công việc kinh doanh du học sinh”, đã tăng vọt sau khi đặt việc học sang một bên, đang lụi tàn và phủ bóng đen lên địa phương.

住所

Nagano-shi, Nagano
380-8546

アラート

信濃毎日新聞newspaper「五色のメビウスitsutsuiro no moebius」がニュースとプロモを投稿した時に最初に知って当社にメールを送信する最初の人になりましょう。あなたのメールアドレスはその他の目的には使用されず、いつでもサブスクリプションを解除することができます。

事業に問い合わせをする

信濃毎日新聞newspaper「五色のメビウスitsutsuiro no moebius」にメッセージを送信:

共有する

カテゴリー


新聞のその他Nagano-shi

すべて表示