Korea Cao-Lệ 高麗 고려

  • Home
  • Korea Cao-Lệ 高麗 고려

Korea Cao-Lệ 高麗 고려 Trang tin tức song ngữ thú vị về bán đảo Cao-Lệ (Triêu-Tiên, Hàn-Quốc). The .vn bilingual news portal about Korean Peninsula.

The first ever network for Korean scholars in Vietnam & Southeast Asia to collect and share local wisdom about Korean peninsula for sustainable development and social progress. Mạng lưới đầu tiên dành cho nhà nghiên cứu Cao-Lệ (고려/Korea) tại Việt Nam nhằm các mục tiêu
- sưu tầm và giới thiệu các thực hành tối ưu về tri thức bản địa tại bán đảo Cao-Lệ vì mục đích phát triển bền vững và tiến bộ xã h

ội
- học hỏi và chia sẻ cách ứng dụng TTBĐ cho mục đích phát triển cộng đồng (PTCĐ) một cách bền vững tại địa phương.
- xây dựng diễn đàn trao đổi thông tin mang tính đa chiều về bán đảo Cao Lệ và mối liên hệ với Việt Nam trong lịch sử và hiện tại.
- đóng góp những ý tưởng và sáng kiến từ Việt Nam vì hòa bình và phát triển dựa trên sự hiểu biết chung và mối quan hệ giữa người dân với người dân. Các dự án ứng dụng TTBĐ vào PTCĐ gọi chung là VHCĐ. Các hoạt động PTCĐ định nghĩa cụ thể như: nghệ thuật trị liệu, thể thao kiến tạo, giảng dạy ngôn ngữ, giáo dục ngoại khóa, minh họa tác phẩm văn học, truyền thông cộng đồng...

06/05/2023

Dàn quân nhạc Triêu-Tiên hòa tấu tác phẩm "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" kết hợp hình ảnh phim tư liệu lịch sử ba thế hệ lãnh đạo Việt Nam & Triêu-Tiên thăm viếng hữu nghị lẫn nhau.

Chương trình do các nghệ sĩ nhà hát quân đội Triêu-Tiên biểu diễn chào mừng kỉ niệm ngoại giao hai nước CHXHCN Việt Nam & CHDCND Triều-Tiên.

Youtube: https://youtu.be/r_Mkbok9RFI

30/04/2023

[CHUYỆN TÌNH VIỆT - TRIỀU] KHỞI ĐẦU TRẮC TRỞ VÀ CÁI KẾT CÓ HẬU

Nhân dịp Valentine trắng, chúng mình xin được kể các bạn nghe về một chuyện tình không biên giới dưới góc nhìn của một nhân vật đặc biệt nhé.
___

Tôi là một cây bút, nhưng không phải một cây bút bình thường đâu nhé! Chủ nhân của tôi là đồng chí Phạm Ngọc Cảnh. Có phải bạn cảm thấy cái tên này hết sức quen thuộc đúng không? Có phải từng nghe ở đâu rồi không? Nếu vậy thì bình thường thôi, vì chủ nhân của tôi nổi tiếng lắm đấy. Ông là nhân vật chính trong chuyện tình đẹp hơn cả cổ tích, một chuyện tình kéo dài hơn 31 năm giữa chàng sinh viên Việt Nam và cô gái Triều Tiên.

Vào năm 1971, tình cờ nhìn thấy cô gái Triều Tiên làm trong phòng thí nghiệm của Phân xưởng máy nén khí 4.000 mã lực, chủ nhân của tôi đã cảm mến cô Ri Yong Hui ngay từ cái nhìn đầu tiên. Lúc ông cầm tôi trên tay viết vào nhật ký dòng chữ: “Giá như cô ấy trở thành vợ của mình thì thật là tốt”, tôi đã tự hỏi “cô ấy” là ai vậy nhỉ? Nhưng phải đến 31 năm sau, nguyện ước giản đơn ấy mới trở thành hiện thực. Đôi khi tôi tự hổ thẹn vì chính tôi chẳng thể viết ra được con chữ đủ hay nào để có thể diễn tả hết thảy mọi tình cảm của hai người. Từng ánh nhìn, từng cử chỉ đều nói lên hai trái tim đó đã thuộc về nhau. Ngặt một nỗi, thời điểm đó giữa hai quốc gia có những vấn đề riêng nên tình yêu nam nữ ít được ủng hộ, đặc biệt ông còn là du học sinh từ Việt Nam. Tình yêu thầm kín ấy được hai người giữ kín trong lòng.

Trong suốt những năm tháng dài đằng đẵng, tôi đã cùng ông viết biết bao nhiêu lá thư gửi cho bà. Nhưng chẳng lần nào ông để tên người gửi là mình cũng như người nhận là bà Ri. Thư bà gửi cho ông, tên người nhận lại là mẹ ông, địa chỉ cũng là Ngân hàng quốc gia Việt Nam nơi mẹ ông làm việc. Ông viết thư sang cũng là viết cho mẹ bà ấy, gửi bằng tên của mẹ ông. Đôi lúc tôi tự hỏi, ông đã về cống hiến cho đất nước, cho Tổ quốc thân yêu của chúng ta; ông không bỏ gia đình, không bỏ Tổ quốc cũng không bỏ người yêu, cớ sao chỉ duy nhất nguyện vọng yêu và được yêu của ông lại khó thực hiện đến vậy? Chẳng phải đích đến cuối cùng của con người là có được hạnh phúc sao?

Tôi nhớ mãi lần cuối cùng ông bà gặp nhau. Vào một ngày năm 1973, ông viết cho bà một bức thư với nội dung: "Chủ nhật tới, khoảng 12h trưa, em hãy đến cửa hàng miến ngay sát khách sạn tôi ở. Tôi sẽ đứng ở trên chờ và nhìn xuống. Nếu thấy em đến, tôi sẽ ra gặp." Nhưng thư gửi đi rồi mà không có hồi âm, và chủ nhật đó bà cũng không đến. Ông buồn mãi, tôi cũng buồn, tôi tự trách có phải do mực tôi không còn đều màu nên bà giận mà không đến hay không? Mấy hôm sau, ông quyết chí xuống tận nhà bà, hỏi ra mới biết phải một tuần thư mới đến mà khi đó đã qua ngày hẹn rồi. Ông lại hẹn bà chủ nhật tuần sau. Lần này, ông trời đã thỏa lòng mong mỏi của hai người.

Hôm chủ nhật đó, ông lẻn khỏi khách sạn ra gặp bà Ri, hai người sóng đôi đi cùng nhau trên phố. Khi thấy an toàn, ông bà tạt vào một chung cư cũ ven đường, đứng nói chuyện với nhau. Ông lấy cho bà xem lá thư ông viết cho vợ ông Kim Nhật Thành, kể chuyện của hai người và đề nghị bà cho phép ông được yêu bà. Bà Ri bảo: "Thôi nhé, lá thư này nhất định không được gửi đi". Chính ông cũng hiểu, bà Ri là sợ chuyện hai người lộ ra, chuyện của họ sẽ không thành. Tôi nằm trong túi áo mà nức nở cho chuyện tình trắc trở này nhưng sợ mực chảy ra làm bẩn áo của ông nên đành phải nuốt nước mắt vào trong. Còn gì đau đớn hơn hai trái tim yêu nhau mà không đến được với nhau?

Một lần khác, vào đầu năm 2001, năm ấy là đỉnh điểm nạn đói ở Triều Tiên. Trong giai đoạn ấy từ năm 1995 đến tận 2012, Việt Nam đã viện trợ và cho vay hàng trăm hàng nghìn tấn gạo. Trong số hàng trăm nghìn tấn gạo ấy, có 7 tấn mà bản thân ông quyên góp được. Một người bạn của ông nhắn lại với ông là bà qua đời gần mười năm rồi, ông đừng chờ bà nữa. Lúc ấy, cả người ông khựng lại hồi lâu, như không tin vào những gì ông vừa nghe được. Tôi chả tin lời người đó nói tí nào, mới cách đây không lâu ông còn nhận được thư hồi âm của bà, chả nhẽ trời cao trêu ngươi tới nỗi để 30 năm chờ đằng đẵng của ông hóa thành công cốc? Tôi chả tin! Cũng may, mấy tháng sau, người bạn đó cùng đoàn ngoại giao sang để xin đón 14 hài cốt lính Triều Tiên ở nghĩa trang hữu nghị ở Bắc Giang về nước. Hoá ra ông ấy đã nhầm, người mất là em trai bà Ri cơ.

Tưởng chừng ông sẽ phải chờ bà thật lâu nữa nhưng cuối cùng ông trời đã toại lòng người. Sau nhiều lần nhờ vả, viết thư xin giúp đỡ, ông bất ngờ nhận được giấy phê chuẩn kết hôn của Uỷ ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên, cho phép ông lấy bà Ri Yong Hui. Đó có lẽ là ngày đẹp nhất trong cuộc đời ông. Chẳng đợi tới ngày bên kia gửi giấy mời, ông đã bắt vội máy bay sang Triều Tiên. Đại sứ quán biết tin ông tự mình đi sang thì không đồng ý lên nhưng ông mặc kệ, lúc này không đi thì khi nào đi? Vào ngày 23/10/2001, chuyến bay đón dâu từ Triều Tiên về quê hương Việt Nam được khởi hành. Sau khi tổ chức đám cưới đơn giản ở đại sứ quán Việt Nam tại Bình Nhưỡng, ông bà trở về Việt Nam. Đám cưới thứ hai được gia đình, bạn bè của ông tổ chức trang trọng tại Nhà thi đấu Hà Nội.

Vậy là, sau 31 năm chờ đợi, tình yêu của ông bà đã có một cái kết có hậu. Hai người yêu nhau cuối cùng cũng đã tìm về bên nhau. Năm nay, ông Cảnh bước sang tuổi 73, còn bà Ri thì 74 tuổi. Đã 20 năm trôi qua kể từ ngày ông rước bà về dinh. Dù không có con, âu đó cũng là cái giá phải trả để hai người bên nhau nhưng tuổi già của ông bà vẫn thật hạnh phúc. Nếu có giải thưởng Nobel vinh danh những cây bút tuyệt vời nhất, tôi xin phép tự đề cử bản thân. Bởi vì tôi, một cây bút già cỗi đã hết mực từ lâu, là một cây bút đã chứng kiến và ghi lại chuyện tình đẹp nhất trên cõi đời này.
___________________________________________

I’m a pen, yet not an ordinary one! My owner is comrade Phạm Ngọc Cảnh. Does this name ring any bells with you? Have you heard it somewhere before? If so then it’s normal, as my owner is so far-famed. He is the protagonist in a love story that is more beautiful than a fairy tale, a love story that lasted over 31 years between a Vietnamese student and a North Korean girl.

In 1974, after noticing a North Korean girl working in the laboratory of the 4000-HP Air Compressor Factory by chance, my owner fell in love with Ms. Ri Yong Hui at first sight. When he held me in his hand and wrote in the diary: “If only she would become my wife”, I wondered who was “she”. But not until 31 years later did that simple wish come true. Sometimes I was ashamed of myself for being unable to find good enough words to describe all the feelings between the two. Each glance and each gesture all pointed out that those two hearts belonged to each other. Ironically, there were specific issues between the two countries at that time, so romantic relationships were weakly endorsed, especially since he was an international student from Vietnam. That secret love was hidden in their hearts.

During those never-ending years, I wrote many letters to her with him. But never did he name the sender as his and the recipient as Ms. Ri. On the letter she sent to him, the recipient’s name was his mother, and the receipt address was his mother’s workplace, the National Bank of Vietnam. He also wrote letters to her mother, sent with his mother’s name. Sometimes I wondered, he returned to devote himself to the country, to our beloved fatherland; he didn’t leave his family, his fatherland nor the one he loved; why was only his desire to love and be loved so hard to fulfil? Isn’t happiness the ultimate goal of man?

I still remember vividly the last time they met. One day in 1973, he wrote her a letter with the words: “Next Sunday, around 12 p.m., please go to the ‘dangmyeon’ shop right next to the hotel where I’m staying. I’ll stand above to wait and look for you. Should I see you coming, I’ll go out.” The letter was sent yet no reply, and she didn’t come that Sunday. He was so upset, I was sad too, and I blamed myself wondering whether it was that my ink was no longer even, so she got riled and didn’t come. A few days later, he made up his mind to get to her house, asked, and found out that it took a week for the letter to arrive, but then the appointment date had already passed. He scheduled another date with her the following Sunday. This time, God fulfilled their wishes.

That Sunday, he sneaked out of the hotel to meet Ms. Ri, and the couple walked side by side on the street. Feeling safe, they stopped at an old apartment on the roadside, stood, and talked together. He showed her the letter written to Mr. Kim Il-sung’s wife, told her about their story, and proposed to be in love with her. Ms. Ri said: “No, come on, this letter should not be sent”. He himself also understood that Ms. Ri was afraid that their story would be exposed, so it would not be fulfilled. Being in the pocket, I sobbed for this tough love story; yet for the fear of spilling the ink on his shirt, I had to hold those tears in. What hurts worse than two hearts falling madly in love but being unable to come together?

On another occasion, in early 2001, it was the peak of the famine in North Korea. During that period, Vietnam aided and lent hundreds of thousands of tons of rice to the country until 2000. He appealed for 7 tons of that total on his own. One of his friends informed him that she had passed away for nearly 10 years, and he was told to stop waiting for her. At that moment, he paused for a long while, as if giving no credence to what he had just heard. I was not convinced of what that man said at all because he just received a reply from her some time ago. Was God so tantalizing that his lengthy 30-year wait would turn into waste? I didn’t believe it! Fortunately, a few months later, that man, together with the diplomatic delegation, came to Vietnam to ask for the return of 14 North Korean soldiers’ remains at the friendship cemetery in Bắc Giang. Turned out he was wrong, the person dying was Ms. Ri’s brother.

It seemed that he would still have to wait for her for ages, but eventually, God gave us contentment. After many times of asking and writing for help, he abruptly received a marriage approval letter from the Standing Committee of the Supreme People’s Assembly of the Democratic People’s Republic of Korea, allowing him to marry Ms. Ri Yong Hui. Perhaps it was the best day of his life. He didn’t even wait for them to send him an invitation, and quickly took a flight to North Korea then. Knowing that he was coming by himself, the embassy disagreed, but he ignored it; if not that time, then when? On October 23rd, 2001, a flight to pick up the bride from North Korea and bring her to Vietnam departed. After holding a simple wedding at the Vietnamese embassy in Pyongyang, they came back to Vietnam. The second wedding was solemnly held by his family and friends at Hanoi Gymnasium.

After 31 years of waiting, their love came to a happy ending. The two people in love were finally together. This year, Mr. Cảnh turns to the age of 73, and Ms. Ri is 74. It has been 20 years since their wedding. Although they don’t have children, which is a price they have to pay for their togetherness, they still enjoy each other’s company as they age. If there were a Nobel Prize to honour the most superb pens, I would like to nominate myself. It is on the grounds that I, such an old pen that ran out of ink a while ago, am the one who has witnessed and chronicled the most beautiful love story in the whole wide world.
____________________________________________

Content: Thúy Hiền
Translator: Trường
Artist: Mắm Cá (sketch), Yue (line), Yuri (color)
____________________________________________

Tìm chúng mình tại:

🇻🇳 Group: https://www.facebook.com/groups/vietnamandthehomies
🇻🇳 Fanpage: https://www.facebook.com/Vietnamandfriend

🇻🇳 Email: [email protected]

🇻🇳 Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsgcNrBCaRvcMWjIMtg_h8A

🇻🇳 Instagram: https://instagram.com/vietnamandco.2021?utm_medium=copy_link

🇻🇳 Tiktok: https://www.tiktok.com/

01/04/2023
Nếu không đọc nội dung chi tiết của bài báo thì tiêu đề này rõ ràng là đổi trắng thay đen xuyên tạc sự thật từ cuộc tran...
21/03/2023

Nếu không đọc nội dung chi tiết của bài báo thì tiêu đề này rõ ràng là đổi trắng thay đen xuyên tạc sự thật từ cuộc tranh cãi hai phe dẫn dắt người đọc lơ mơ hiểu thành ba bên đánh nhau. Thật quá xem thường dư luận!

09/11/2022
23/10/2022
16/10/2022
04/09/2022

Nữ sinh viên Triều Tiên khi trả lời phỏng vấn của kênh RT:
Qua truyền hình cô ấy mới biết là ở nước ngoài đi viện phải tốn tiền, không có tiền thì sẽ không được điều trị.
Điều này khá mới mẻ với đa số nhân dân Triều Tiên. Vì hiện tại Triều Tiên vẫn miễn phí giáo dục, y tế, nhà ở và nhiều phúc lợi xã hội khác.

02/08/2022

Thanh niên Đông Lào thăm Tiên, trong đó có anh họ của tôi, anh này bị ngộ độc lá ngón nhẹ vẫn còn chữa được, nên rủ du lịch Tiên, Trên đường đi tàu vào Bình Nhưỡng, nhìn xa xa thấy nông dân Tiên đang làm đồng, ảnh giở văn vẻ đúng giọng lá ngón "người Triều Tiên thấp bé nhẹ cân...". Khi tàu vào đến nơi, rồi đi tham thú các nơi, tôi bảo đứng cạnh thanh niên Tiên để chụp hình cho, anh ra đều né và đứng cách xa một khoảng, hoặc đứng xéo gần ống kính hơn để tỏ vẻ ta đây không lùn. Sau chuyến đi đó về mất tình anh em luôn, vì anh ta thua cuộc nhiều thứ, phải trả tiền chuyến đi, nếu anh ta thắng thì tôi phải trả tiền cho anh ta.

23/07/2022

Triều Tiên có thể tham gia tái thiết đông Ukraine
Đại sứ Nga tại Bình Nhưỡng cho biết Triều Tiên có thể đưa công nhân tới hai vùng do phe ly khai kiểm soát ở đông Ukraine để tái thiết.

"Các công nhân xây dựng Triều Tiên có trình độ cao và chăm chỉ, có khả năng làm việc trong những điều kiện khó khăn nhất. Họ có thể giúp chúng tôi khôi phục các cơ sở hạ tầng xã hội và công nghiệp", Đại sứ Nga tại Triều Tiên Alexander Matsegora ngày 19/7 nói trong cuộc phỏng vấn với báo Nga Izvestia, về khả năng lao động Triều Tiên giúp xây dựng lại cơ sở hạ tầng bị tàn phá do chiến sự ở các nước cộng hòa xưng ở Donetsk và Lugansk, hai tỉnh tạo nên vùng Donbass ở đông Ukraine.

Đại sứ Matsegora nhấn mạnh "có nhiều cơ hội" hợp tác kinh tế giữa Triều Tiên và các nước cộng hòa tự xưng ở Donbass. Ông gợi ý các nhà máy và trạm điện của Triều Tiên được xây dựng từ thời Liên Xô có thể sử dụng thiết bị được chế tạo ở vùng Donbass. Điều này trái với lệnh cấm của Liên Hợp Quốc, được áp đặt cuối năm 2017, đối với việc Triều Tiên mua máy móc công nghiệp, thiết bị điện tử và các mặt hàng khác.

Ông Matsegora thừa nhận các lệnh trừng phạt có thể ngăn cản nỗ lực thiết lập mối liên kết thương mại giữa các nước cộng hòa tự xưng và Triều Tiên, nhưng cho rằng quan hệ kinh tế "hoàn toàn hợp lý".
Bình luận của Đại sứ Matsegora được đưa ra sau khi Triều Tiên công nhận độc lập của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng. Với động thái này, Triều Tiên trở thành nước thứ ba công nhận độc lập của hai vùng ly khai miền đông Ukraine, sau Nga và Syria.

Ukraine phản ứng bằng cách cắt quan hệ ngoại giao với Triều Tiên. Bình Nhưỡng sau đó tuyên bố Ukraine "không có quyền và không đủ tư cách để nêu vấn đề chủ quyền của nước này đối với Triều Tiên".

Hai tỉnh Donetsk và Lugansk, gọi chung là vùng Donbass, trở thành điểm nóng giao tranh từ năm 2014, sau khi người dân ở đây đòi tăng quyền tự trị bất thành và tổ chức phong trào phản kháng vũ trang. Trước khi nổ ra chiến sự hồi tháng 2, chính phủ Ukraine hai lần phát động chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm giành lại quyền kiểm soát Donbass nhưng không thành công.

Nga có đường biên giới với Triều Tiên và đã xây dựng quan hệ với nước này từ thời Liên Xô. Năm 2019, ước tính 10.000 lao động Triều Tiên làm việc tại Nga, trong các lĩnh vực khai thác, dệt may và xây dựng.

14/06/2022

Mấy hôm nay, trên báo chí nước ngoài đang có tin đồn rằng "Triều Tiên đang kêu gọi viện trợ, do đất nước đang bị dịch bệnh và thiên tai..." Đây là tin đồn thất thiệt nhé các vị.
Theo tôi biết từ khi Nguyên soái Kim Chính Ân, lên lãnh đạo đất nước chục năm nay, đã có chủ trương "đói cho sạch rách cho thơm". Cho nên từ lâu Triều Tiên tuyệt đối không nhận viện trợ, tài trợ gì của nước ngoài.

Các vị cứ vào hỏi Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Triều Tiên, ngài Lê Bá Vinh để biết
https://www.facebook.com/vinh.leba.33
Hoặc hỏi Vụ phó Vụ đông bắc á, Bộ Ngoại giao, Đại sứ bổ nhiệm tại Triều Tiên (kế nhiệm Đại sứ Lê Bá Vinh), ngài Dương Chính Chức.
https://www.facebook.com/chuc.duong.71

Tôi nhớ năm 2016, Triều Tiên bị lũ lụt nặng, nên Hội hữu nghị Triều Tiên (KFA) mua mấy xe gạo ở Trung Quốc, để viện trợ cho dân vùng bị lũ lụt giáp Trung Quốc (hồi đó đã đăng bài rồi) Khi xe chở gạo vào đến Triều Tiên đều bị chặn lại, vì họ tuyệt đối không nhận viện trợ. Sau đó, KFA phải xin giấy của Hội chữ thập đỏ Triều Tiên là "biếu tặng người thân đang ở vùng thiên tai", thì mới được vào hỗ trợ vùng lũ lụt. Và Triều Tiên cũng bảo luôn "không có lần sau đâu nhé".

Mới đây, tháng 9/2020 trong lúc Triều Tiên đang đóng biên vì Cô vít, thì bị 4 trận bão liên tiếp gây thiệt hai nghiêm trọng. Nhưng Triều Tiên không hé nửa lời nhờ cậy ai viện trợ nhé. Còn việc truyền thông họ đưa tin thế nọ thế chai, thì kệ họ. Triều Tiên họ chả quan tâm đâu, vì "Thanh giả tự Thanh" mà.

Các vị cứ vào Fecebook của hai nhà ngoại giao trên, để hỏi thăm tình hình Triều Tiên, đừng vội tin vào những lời đồn, mà tổn hại đến tình hữu nghị truyền thống Việt - Triều ạ ! Dưới đây là ảnh chụp tin nhắn, trao đổi với ngài Dương Chính Chức, vào năm ngoái muốn tài trợ trợ cho trẻ em vùng nông thôn Triều Tiên ạ.

26/04/2022

Học sinh ở nông thôn Triều Tiên, các em được đưa ra ruộng rẫy, để xem người lớn lao động. Đây là những tiết học ngoại khoá bắt buộc, vào lúc gieo trồng và thu hoạch mùa màng. Nhìn đứa nào cũng bụi bặm rắn chắc nhỉ, các anh Tây đánh giá tụi này suy dinh dưỡng cả đấy !

18/04/2022

Hôm nay các tờ báo lớn tại Triều Tiên đăng tin nổi bật: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Triều Tiên, ngài Lê Bá Vinh tham gia Đại hội Võ thuật toàn quốc. Người dân Triều Tiên rất vinh dự và tự hào vì môn quốc võ của dân tộc, đã được nhà Ngoại giao luyện tập chăm chỉ, chỉ với nhiệm kì đầu, ngài Đại sứ đã đạt đẳng cấp võ sư đai đen ITF.
Ảnh trên là Đại sứ Lê Bá Vinh biểu diễn trong vai một cán bộ đang mang cặp sắch, thì bị tấn công và Đại sứ đánh trả. Ảnh dưới là cán bộ nhân viên Sứ quán Việt Nam xem và cổ vũ cho Đại sứ Lê Bá Vinh tham gia giải.

02/03/2022

Tuyên bố từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên
(Hãng tin KCNA đưa tin từ Bình Nhưỡng ngày 28 tháng 2)

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên) đã trả lời câu hỏi từ phóng viên Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên vào ngày 28 liên quan đến việc Mỹ tăng cường các biện pháp trừng phạt và gây sức ép lên Liên Bang Nga vì xung đột tại Ukraine gần đây:

(Toàn văn) Như đã biết, cuộc khủng hoảng Ukraine đang thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

Nguyên nhân cuộc khủng hoảng Ukraine hoàn toàn nằm ở chính sách bá quyền của Mỹ và phương Tây, những quốc gia thực hiện sự chuyên chế và độc đoán đối với các quốc gia khác.

Mỹ và phương Tây đã hủy hoại môi trường an ninh ở châu Âu một cách có hệ thống bằng cách phớt lờ yêu cầu hợp lý và chính đáng của Nga về việc cung cấp bảo đảm an ninh hợp pháp, đồng thời thúc đẩy sự mở rộng về phía đông của khối NATO và thậm chí cố gắng triển khai hệ thống vũ khí tấn công.

Thật vô lý khi Hoa Kỳ và phương Tây, những quốc gia đã khiến Iraq, Afghanistan và Libya đổ nát, lại nói về “sự tôn trọng chủ quyền” và “sự toàn vẹn lãnh thổ hoàn toàn” đối với cuộc khủng hoảng Ukraine mà họ đã gây ra.

Mối nguy lớn nhất mà thế giới phải đối mặt ngày nay là sự chuyên chế và tùy tiện của Hoa Kỳ và những đồng minh, đang phá hoại nền tảng của hòa bình và ổn định quốc tế.

Thực tế một lần nữa chứng minh rằng không thể có hòa bình trên thế giới chừng nào còn tồn tại thứ tiêu chuẩn kép và thói đạo đức giả của Hoa Kỳ đe dọa hòa bình và an ninh của một quốc gia có chủ quyền. (Hết)

Nguồn: www.kcna.kp (ngày 28 tháng 2 Năm Chủ Thể 111)

18/01/2022

Ảnh tư liệu của Triều Tiên.
Thủ tướng Kim Nhật Thành (bên trái) và Chủ tịch đảng Tân nhân dân Kim Tu B**g (bên phải), tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm hữu nghị chính thức Triều Tiên năm 1957. Cả 3 Cụ đàm đạo không cần phiên dịch vì các Cụ đều thông thạo Hán ngữ !
P/S Triều Tiên có nhiều đảng phái chính trị nhé, ngày nay vẫn còn 3 đảng tham chính đấy, nhiều hơn Mĩ là cái chắc.

29/12/2021

North Korea, DPR Korea, DPRK

29/12/2021

Ấy vậy mà bọn mõm dọc vẫn bảo "Triều Tiên không biết Noel là gì" ?

20/12/2021

Peony Hill (Moranbong 모란봉/ 牡丹峰) performs live medley of world famous songs in 2013.

Ban nhạc thần tượng Mẫu Đơn Phong biểu diễn liên khúc những bài hát nổi tiếng thế giới. Tất cả đều là âm thanh nổi và biểu diễn trực tiếp.

"Cả tập thể chơi như một, không vênh nửa nốt nhạc mà không có chỉ huy dàn nhạc. Các nghệ sĩ tâm ý tương thông, thần thái biểu cảm theo giai điệu từng ca khúc." (Vũ Nam Phương, https://www.facebook.com/namphuong24ca42/posts/2470089726551361)

Tác giả dàn dựng 15 đoản khúc (trích từ 15 tác phẩm âm nhạc bất hủ) thành một đường dây làm nổi bật chủ đề "Tình yêu cuộc sống, chống chiến tranh & bảo vệ hòa bình".

"Thật bất ngờ là bạn Triều Tiên đã làm được điều ngỡ như là không tưởng: Kết nối linh hồn của "Cuộc chiến tranh thần thánh" với "Tango xanh, Vũ nữ thân gầy.." mà vẫn mạch lạc, logic & ăn ý. Ban nhạc chơi trên cả tuyệt vời, phong cách hiện đại, phóng khoáng & cực kỳ chuyên nghiệp. Chỉ với hơn15' biểu diễn mà bạn đã hoàn toàn chinh phục được tôi, 1 khán giả kén nhạc." (theo Lê Văn Lực, https://www.facebook.com/namphuong24ca42/posts/2470089726551361)

Danh mục bài hát:

모란봉악단 - 세계명곡묶음 2013년
Recorded: 2013.01.01 Mokran Video DPRK

Chúng ta chẳng có gì để ganh tị trên đời này
We have nothing to envy in this world (세상에 부럼없어라)
Music: Kim Hyok (김혁) 1961
DPRK

Khi một đứa bé ra đời
When a child was born (아이가 태여났을 때)
Music: Ciro Dammicco 1972
Italy (Soleado) or USA (When a child is born). The origin of this might simply be the Paul Mauriat recording.

Tinh yêu màu xanh dương
Love is blue (사랑은 푸르다)
Music: André Popp 1967
France

Đoản khúc Turkey
Rondo alla turca (뛰르끼예 행진곡)
Music: Wolfgang Amadeus Mozart 1783
Austria

Cuộc thánh chiến
The sacred war (정의의 싸움)
Music:Alexander Vasilyevich Alexandrov 1941
Russia

Bài ca Thấp-Giang/Hắc-Giang/Trạch-Giang
Song of Moscow (모스크바 노래)
Music:Aleksandra Pakhmutova 1985
Text: Nikolai Dobronravov
Theme song "You're my hope, you're my joy" from the movie "Battle of Moscow".
Russia

Khăn trùm đầu xanh
The blue headscarf (푸른 수건)
Music: Jerzy Petersburski 1940
Belarus

Eo biển Dã-Trư
Isle of Capri (카프리섬)
Music: Wilhelm Grosz 1934

Lá thu
Autumn leaves (락엽)
Music: Joseph Kosma 1945
France

Lời nguyện cầu một trinh nữ
A maiden's prayer (처녀의 기도)
Music: Tekla Bądarzewska-Baranowska 1856
Poland

Gió Bắc thổi
North Wind Blowing (북풍이 불어온다)
Music: Trad.
The most famous song from the revolutionary ballet "The white haired girl".
China

Tụng ca mẫu-quốc
Ode to the Motherland (조국을 노래하네)
Text & Music: Wang Shen (王莘) 1951
China

Xã hội chủ nghĩa tươi đẹp
Socialism is good (사회주의 좋다)
Music: Li Huanzhi (李焕之) 1958
Text: Xi Yang (希揚)
China

Thanh điệu Tượng-Mộc-Trầm
Londonderry air (런던데리의 노래)
Music: Trad.
Northern Ireland

Romeo and Juliet (로메오와 쥴리에따)
Music: Nino Rota 1968
Italy

Tico-tico (띠꼬띠꼬)
Music: Zequinha de Abreu 1917
Brazil

Điệu tam nhịp song vũ lựu-băng-giả
The skaters' waltz (스케트타는 사람들의 왈쯔)
Music: Émile Waldteufel 1882
France

Cuộc tiểu diễu hành
La cumparsita (라 꿈바르씨따)
Music: Gerardo Matos Rodríguez 1916
Uruguay

Hành khúc Radetzky
Radetzky march (라데츠키행진곡)
Music: Johann Strauss Sr. 1848
Austria

Funiculi, funiculà (푸니꿀리 푸니꿀라)
Music: Luigi Denza 1880
Italy

Chúng ta chẳng có gì để ganh tị trên đời này
We have nothing to envy in this world (세상에 부럼없어라)
(Repeat)
DPRK

Nguồn: https://youtu.be/9xUQTIax0Mg

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Korea Cao-Lệ 高麗 고려 posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Korea Cao-Lệ 高麗 고려:

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Contact The Business
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share