19/02/2023
LĂN LỘN NGOÀI ĐỜI BAO NĂM MÀ KHÔNG NẮM ĐƯỢC 5 BÍ QUYẾT XÃ GIAO NÀY THÌ ĐỪNG HỎI TẠI SAO VẪN MÃI KHỔ!
(Dù là ai cũng nên đọc 1 lần)
01. NGUYÊN TẮC 1: TUỲ NGƯỜI MÀ TIẾP
1. Nói với người thông minh phải dựa vào sự hiểu biết
Những người thông minh nghe một hiểu mười, suy ngẫm sâu xa. Trước mặt những người này không thể khoác lác múa rìu qua mắt thợ, mà cần dùng kiến thức thực sự để giao tiếp. Khi cảm thấy đối phương có điểm đáng thu hoạch học hỏi, họ sẽ trở nên vui vẻ bàn luận, kết thân nhanh chóng.
2. Nói với người hiểu biết phải dựa vào tài hùng biện
Người hiểu biết có kiến thức sâu rộng, không thích nghe chuyện tầm thường. Khi giao tiếp với kiểu người này nên tìm hiểu, nghiên cứu lĩnh vực mà họ quan tâm để thảo luận, khiến họ cảm thấy hứng thú với cuộc trò chuyện. Họ đặc biệt thích những người có thể đưa ra lý lẽ sắc sảo và coi trọng những ý kiến đa chiều xoay quanh lĩnh vực ưa thích.
3. Nói với người ưa hùng biện phải dựa vào điều cốt lõi
Khi nói chuyện với những người có khả năng hùng biện, đầu tiên phải biết lắng nghe, sau đó dựa theo logic rõ ràng mà tìm điểm trọng yếu trong câu chuyện. Đối đáp phải ngắn gọn rành mạch, chứng minh được tư duy của bạn linh hoạt sáng sủa. Kiểm soát cảm xúc tối đa trong quá trình giao tiếp, đặt kiên nhẫn lên trên hết, không đi lạc khỏi trọng điểm, như vậy cuộc nói chuyện với họ mới thành công.
4. Nói chuyện với người có quyền thế phải dựa vào thái độ
Ứng xử với những người có quyền thế nhất định không được c.a.o n.g.ạ.o, nhưng cũng không nên rụt rè tự ti. Điều chỉnh thái độ lễ phép, biết điều, có khí chất riêng, thâm tâm không có ý nhờ cậy hay tư lợi, như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi để kết giao hoặc hợp tác với những người có quyền thế.
5. Nói chuyện với người giàu phải dựa vào điều trang nhã
Người giàu thì sẽ thích sang. Đối với họ, hạn chế nhắc trực tiếp đến tiền bạc, mà nên đề cập đến những vấn đề sang trọng, trang nhã như âm nhạc, nghệ thuật, tri thức, thời trang, nội thất phong thủy, vv… Một khi nắm được sự hứng thú của đối phương, cuộc đối thoại sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
6. Nói chuyện với người nghèo phải dựa vào lợi
Người có thiếu thốn về vật chất sẽ không quan tâm nhiều đến những thứ vô hình cao xa như lý tưởng gì đó, mà họ cần nghe về hiện thực, lợi ích thiết thực, có thể nhìn thấy sờ thấy được thì càng tốt. Những câu chuyện có nhân vật có thật, xuất phát điểm tương tự như họ, sẽ dễ gây thiện cảm với họ nhất.
7. Nói chuyện với người địa vị thấp phải dựa vào sự khiêm nhường
Đối với người có địa vị xã hội thấp hơn càng phải dùng thái độ khiêm nhường, tinh tế, trong đối thoại phải giữ tâm thế bình đẳng, như vậy mới nhận được sự coi trọng xứng đáng từ họ.
8. Nói chuyện với người nhiệt huyết phải dựa vào sự thẳng thắn
Khi nói chuyện với những người nhiệt huyết, có tính hào sảng, bạn không nên tỏ ra mình quá thông minh uyên thâm, mà nên thể hiện sự thẳng thắn, chân thành, tinh thần cởi mở. Rất dễ tạo thiện cảm với kiểu người này nếu bạn đối xử lại với họ cũng nhiệt tình như vậy.
9. Nói chuyện với người kém phải dựa vào những lời sắc bén
Đôi khi bạn sẽ gặp phải những người kém cỏi, bảo thủ, cố chấp. Khi nói chuyện với kiểu người này thì phải dùng từ ngữ rõ ràng, sắc bén, nói ra được trọng tâm của vấn đề, khiến cho người ấy nhìn ra được đúng sai.
02. NGUYÊN TẮC 2: KHÔNG HỢP NHAU, ĐỪNG MIỄN CƯỠNG
Bạn không thể nào gọi được một người giả vờ ngủ tỉnh dậy, bạn cũng không thể ở trong một nhóm bạn không hợp với mình, hay cố gắng chen chân, cố gắng lôi kéo làm bạn với những ai đó.
Thực ra, chúng ta không cần phải đi ngưỡng mộ người khác, càng không cần phải áp đặt cái "xấu" hoặc "tốt" của người khác lên mình, để rồi cuối cùng cũng chẳng đổi lại được gì, và mình cũng chẳng còn là mình nữa.
Là của bạn, không cần tranh, không phải của bạn, có tranh cũng vô dụng, trong quan hệ xã giao, điều này vô cùng rõ nét.
Rất nhiều người luôn cho rằng chủ động kính hai ly rượu, chủ động thanh toán hóa đơn một hai lần là đã có thể đổi lại ấn tượng tốt, nhân duyên tốt, thực ra, đây là cách yếu đuối và vô dụng nhất.
Tĩnh tâm lại mà nghĩ xem, nếu bây giờ bạn gặp khó khăn, bạn sẽ gọi điện cho ai, ai sẽ can tâm tình nguyện chạy tới bên bạn ngay lập tức.
Phương hướng nỗ lực, nếu như sai rồi thì chính là dậm chân tại chỗ, hoặc thậm chí còn bị thụt lùi.
Vì vậy, thay vì cứ nỗ lực để có thật nhiều thật nhiều bạn bè, thậm chí nỗ lực rũ bỏ cả cái tôi để cố gắng thích nghi với những ai đó, chi bằng trầm lại, rồi âm thầm nỗ lực.
Nếu bạn đủ sức hút, người ta sẽ chủ động tới với bạn.
Bạn đùa giỡn tự chê cười mình, người khác nghĩ bạn hài hước, nhưng nếu bạn cũng dùng ngữ khí như vậy để đi đánh giá khuyết điểm của người khác, thì đó gọi là mạo phạm.
Cái bạn cho là giỡn chơi, với người khác, nó không nhất định sẽ buồn cười.
Có thể ngoài mặt họ mỉm cười hùa theo bạn, nhưng trong lòng ắt sẽ muốn cho bạn vào danh sách đen.
Không nói, là giữ thể diện cho người khác, tương tự, không nói, nhiều khi là khoảng cách an toàn nhất trong một mối quan hệ.
Thực ra có đúng hay không, có buồn cười hay không, không thể do người nói quyết định được, mà phải do người bị đánh giá cảm nhận ra sao.
Tôi có thể tiếp nhận những lời phê bình có tâm, nhưng nó không đồng nghĩa với việc tôi có thể chấp nhận những "câu đùa vô duyên" khiến tôi không thoải mái.
Đến một độ tuổi nhất định, bạn sẽ học được rằng thận trọng trong lời nói, giao tiếp sao cho hiệu quả là điều vô cùng quan trọng, và nhớ rằng, hãy nói nhiều lời dễ nghe hơn một chút.
03. TỰ CHÊ MÌNH THÌ KHÔNG SAO, NHƯNG ĐỪNG XEM THƯỜNG NGƯỜI KHÁC
Bạn đùa giỡn tự chê cười mình, người khác nghĩ bạn hài hước, nhưng nếu bạn cũng dùng ngữ khí như vậy để đi đánh giá khuyết điểm của người khác, thì đó gọi là mạo phạm.
Cái bạn cho là giỡn chơi, với người khác, nó không nhất định sẽ buồn cười.
Có thể ngoài mặt họ mỉm cười hùa theo bạn, nhưng trong lòng ắt sẽ muốn cho bạn vào danh sách đen.
Không nói, là giữ thể diện cho người khác, tương tự, không nói, nhiều khi là khoảng cách an toàn nhất trong một mối quan hệ.
Thực ra có đúng hay không, có buồn cười hay không, không thể do người nói quyết định được, mà phải do người bị đánh giá cảm nhận ra sao.
Tôi có thể tiếp nhận những lời phê bình có tâm, nhưng nó không đồng nghĩa với việc tôi có thể chấp nhận những "câu đùa vô duyên" khiến tôi không thoải mái.
Đến một độ tuổi nhất định, bạn sẽ học được rằng thận trọng trong lời nói, giao tiếp sao cho hiệu quả là điều vô cùng quan trọng, và nhớ rằng, hãy nói nhiều lời dễ nghe hơn một chút.
04. CUỘC SỐNG CÓ AI KHÔNG KHÓ, CÓ AI KHÔNG VẤT VẢ, NÊN HÃY BỚT PHÀN NÀN VỚI NGƯỜI KHÁC LẠI
Sống ở đời, chẳng ai là dễ dàng hết, vì vậy, đối với chuyện của người khác, phần lớn mọi người cũng chỉ là đang đi "hóng" mà thôi, bởi vì, mình phải sống cuộc sống của mình trước đã.
Vì vậy, đừng chỉ vì gặp có chút tủi thân cỏn con thôi liền đi nói với người khác rằng mình buồn, càng đừng hi vọng ai đó sẽ đồng cảm với mình, bởi lẽ không ai có nghĩa vụ phải gánh vác cái khó khăn đó của bạn, càng không có ai có thể thực sự đồng cảm được với bạn.
Hơn nữa, chẳng ai lại thích ở cùng với một người suốt ngày ủ rủ, phàn nàn, tràn đầy năng lượng tiêu cực như vậy cả.
Cuộc sống đã đủ khó khăn rồi, không ai thích một khuôn mặt suốt ngày nhăn nhó, tức tối, khiến tâm trạng của mình cũng đi xuống theo cả đâu.
Học cách dừng việc ôm quá nhiều hi vọng với người khác lại, học cách tự tiêu trừ đi nguồn năng lượng tiêu cực bên trong mình, học cách bắt tay và làm quen với sự cô đơn, học cách tự chữa lành, đó là những bài học mà chúng ta bắt buộc phải học.
05. TỤ TÁN PHÂN LY ĐỀU CÓ LÚC, HÃY BÌNH THẢN CHẤP NHẬN NÓ
Ngày xưa, mỗi khi nhớ tới ai đó, sẽ cảm giác khá buồn, bởi lẽ rõ ràng đã từng chơi với nhau rất vui, nhưng tại sao bây giờ lại không còn liên lạc nữa.
Nhưng hiện tại, tôi đã dần dần học được cách chấp nhận sự xa cách trong một vài mối quan hệ.
Không còn hỏi "vì sao" nhiều như trước nữa, bởi vì dẫu sao không phải tất cả mọi việc, đều có thể cho ra những lý do thích đáng.
Gặp nhau là cái duyên, xa nhau cũng là số phận, có thể ngoảnh mặt lại nhìn, nhưng không có cách nào quay lại được, vì vậy, vấn vương đi vấn vương lại, cũng chẳng có ý nghĩa gì, một chuyến đò, một lớp người.
Đối với chuyện phân ly, bất kể là vì sao, bất kể là vì ai, thì khi một bên đã quyết định "rời xa", vậy thì đoạn quan hệ này đã được định sẵn là sẽ dần dần nhạt phai.
Tôn trọng lựa chọn của nhau, tôn trọng những kí ức có cùng nhau, không vấn vương, không chấp niệm, vậy là đủ.
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ gặp được vô số người.
Họ sẽ xuất hiện trong cuộc đời chúng ta vào những khoảng thời gian khác nhau, rồi lại dần dần rời xa ta trong những khoảng thời gian không giống nhau.
Còn chúng ta sẽ luôn tìm ra cách để cân bằng lại sau khi từ từ va chạm, từ từ được mài nhẵn sự sắc bén, từ từ trở nên trưởng thành và tự chủ hơn.
Chúng ta không thể khiến tất cả mọi người đều thích mình, cũng không cần thiết phải bắt mình trở thành người mà tất cả đều thích.
Nhưng ít nhất, trong cái xã hội đầy cám dỗ này, hãy dần dần học cách hòa giải, bao dung với chính mình.
Mong bạn sống như những gì mình muốn.
Lời kết: Trong giao tiếp, xã giao, điều quan trọng nhất là không lấy mình làm trung tâm, mà tìm hiểu, dựa vào vị thế, tính cách đối phương mà đối xử một cách linh hoạt, hợp lòng người. Có như vậy con đường đến thành công mới có suôn sẻ, thuận lợi.
Thành công không dựa vào bằng cấp mà dựa vào kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng mềm. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm nhiều thì Kỹ năng Giao tiếp sẽ là bí quyết để thăng tiến. Chuông kêu thử tiếng, người khôn thử lời. Giao tiếp kém đụng đâu hỏng đó. giao tiếp khéo có cả thiên hạ. Đừng để giao tiếp kém cản trở thành công của bạn!
Sưu tầm