Lightstalker Linguistic Lair

  • Home
  • Lightstalker Linguistic Lair

Lightstalker Linguistic Lair Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Lightstalker Linguistic Lair, Digital creator, .

Aspiring linguist

Also love talking about translation/translation theory

Mayor of Yapsville, The Yappening, Sir Yappalot, fluent in Yapanese, The Yapatron 3000

BA English Studies 🇻🇳
MA Synchronic Linguistics 🇩🇪

Gần đây blog hơi chết vì mình bận học với cũng k có năng lượng research xem nên viết cái gì 💀Dù nobody asked nhưng mình ...
03/05/2024

Gần đây blog hơi chết vì mình bận học với cũng k có năng lượng research xem nên viết cái gì 💀Dù nobody asked nhưng mình cũng muốn chia sẻ một phần xem mình học cái gì ở chương trình Thạc sĩ Ngôn ngữ học Đồng đại (Synchronic Linguistics) của mình, chủ yếu để có cái đăng lên blog mà không cần tìm hiểu quá nhiều =)))

Ngôn ngữ học Đồng đại (ngược với Lịch đại - Diachronic: so sánh hai thời đại với nhau) về cơ bản là nghiên cứu ngôn ngữ trong một thời đại cụ thể (có thể là hiện tại hoặc quá khứ, nhưng thường k có so sánh). Các mảng mình thích nhất trong Linguistics nói chung là Morphology/Semantic (Hình thái/Ngữ nghĩa) và Pragmatics (Ngữ dụng) và mình cũng may mắn được học các môn đa số về mảng này. Một số môn mình đã và đang học là:

1. Literary Linguistics (Ngôn ngữ học văn chương): áp dụng các lý thuyết về Hình thái hoặc Ngữ dụng vào phân tích các tác phẩm văn học trên phương diện ngôn ngữ. Góc nhìn (point of view) ảnh hưởng như nào tới viết văn, ẩn dụ (metaphor) trong văn chương, xây dựng thế giới (world building) qua góc nhìn của hình thái/ngữ nghĩa, … là một vài chủ đề được nhắc đến trong môn này. Cuối kì môn này mình viết essay về chủ đề “Tác động của lời nói trực tiếp và gián tiếp lên xây dựng nhân vật trong 'Chúa ruồi' của William Golding"

2. Diachronic explanation for present-day irregularities (Hướng giải thích Lịch đại cho sự bất quy tắc thời hiện đại): Về cơ bản là nhìn lại quá khứ theo các góc độ Ngữ âm, m vị, Hình thái, Cú pháp, etc. để hiểu tại sao tiếng Anh lại có những cái bất quy tắc kiểu foot => feet, thief > thieves, HAVE-perfect (hiện tại hoàn thành với HAVE thay vì BE như nhiều ngôn ngữ khác), đại từ nhân xưng ngôi thứ 2 không phân số nhiều, …

3. Pragmatics (Ngữ dụng học) & Historical Pragmatics (Ngữ dụng học lịch sử): Đào sâu hơn tất cả những cái khái niệm trong Ngữ dụng như trực chỉ (deixis), phương châm (maxims) và hàm ngôn (implicature) của Grice cũng như các lý thuyết đi sau Grice, tiền giả định (presupposition), lý thuyết lịch sự (politeness theory), hành vi lời nói / hành ngôn (speech acts), … và xem chúng nó thay đổi như nào qua lịch sử. Trước khi học lên Master’s mình luôn nghĩ Pragmatics là cái dễ nhất xong giờ mới thấy khó lòi cl =))

4. Etymology (Từ nguyên học): Nguồn gốc của từ. Không phải chỉ dạo chơi xem từ này ngày xưa nghĩa là gì mà còn học biến đổi âm thanh/hình thái, bối cảnh văn hóa lịch sử, tái tạo lại ngôn ngữ cổ lòi mắt 🥲 Nhưng mà môn này cũng có nhiều cái rất hay (duh, kiểu gì nó cũng hay vì có nhiều từ với nguồn gốc rất lạ), không chỉ về nguồn gốc từ mà còn cả những hiện tượng xã hội gây ra những sự biến đổi về ngôn ngữ (sẽ lên bài sau nhé 🥲)

5. Corpus Linguistics (Ngôn ngữ học khối liệu): Môn hay nhất và cũng khiến t sợ nhất vì học đ hiểu gì =)) Nghiên cứu ngôn ngữ và các hiện tượng liên quan bằng cách sử dụng các khối liệu (corpus - corpora pl.) - một đống văn bản ghi chép lại ngôn ngữ mà mọi người đã sử dụng/nói/viết, về cơ bản là dữ liệu “thật” - để tìm ra các xu hướng, hiện tượng bất thường. T đã luôn muốn học về corpus vì nó đưa ra một giải pháp rất cụ thể, rất chính xác so với việc chỉ suy đoán hay phỏng vấn vài chục cá nhân, nhưng cũng sợ vì môn này kiểu có cả toán với thống kê 💀

Một cái update nho nhỏ như vậy thôi ạ, tác giả sẽ cố gắng không trượt môn và viết bài tiếp =))) Thanks for your support

[Lời xin lỗi đi vào lòng đất của Giám đốc Nhã Nam - Hedging (ngôn ngữ thận trọng), epistemic modality (tình thái nhận th...
18/04/2024

[Lời xin lỗi đi vào lòng đất của Giám đốc Nhã Nam - Hedging (ngôn ngữ thận trọng), epistemic modality (tình thái nhận thức), euphemism (uyển ngữ)]

Nói chung là tôi nghĩ mọi người cũng không cần thêm thông tin về vụ này nữa vì nó quá nổi rồi. Quả xin lỗi kiểu "Ừ đây xin lỗi được chưa?" này chứa nhiều chiến thuật trong ngôn ngữ để lảng tránh trách nhiệm và giảm thiểu thiệt hại dã man 🤡

1. Hedge & epistemic modality

Hedge hay hedging trong ngôn ngữ học là những từ hoặc cụm từ thường được xếp vào nhóm ngôn ngữ liên quan tới tình thái nhận thức (epistemic modality): dùng để diễn tả sự không chắc chắn, mơ hồ, khả năng hay sự dè chừng với một thông tin được đưa ra. Những ví dụ của hedging trong lời xin lỗi này có thể kể đến những cụm từ như "những điều tôi không lường được" hay "vô tình", "có thể".

2. Euphemism

Cái này chính là nói giảm nói tránh đó quý zị :)) Che đậy sự QRTD bằng sự hoa mỹ của "hành động thể hiện sự quan tâm, quý mến", nói "gây bối rối, làm phiền" để không nhắc tới tổn hại về tinh thần nhân viên phải chịu đựng. Uyển ngữ là một dạng của doublespeak - ngôn ngữ được sử dụng để cố tình che dấu hoặc bóp méo sự thật, và hình như cũng có một chút doublespeak ở đoạn "bị làm phiền bởi rất nhiều tin đồn sai lệch trên mạng". Gurl, what rumors?

Tôi nghĩ nếu phân tích kỹ ra thì còn 1 tá những điều sai lệch về cái lời xin lỗi này, nhưng thế là đủ rồi. This is such a non-apology that it's making Colleen Ballinger look like an amateur 🤷‍♂️.

[Meo meo meo - Nói chuyện khách sáo (phatic expression)]Trước khi bọn mèo được thuần hóa bởi loài người cỡ 10000 năm trư...
15/04/2024

[Meo meo meo - Nói chuyện khách sáo (phatic expression)]

Trước khi bọn mèo được thuần hóa bởi loài người cỡ 10000 năm trước, chúng nó độc hành lang thang ngoài thiên nhiên và rất hiếm khi gặp những con mèo khác. Vì thế, chúng nó không cần dùng giọng nói để giao tiếp làm gì, mà sẽ dùng những phương thức khác như khứu giác hay xúc giác (như cọ cọ vào nhau hay đi tè vào gốc cây). Tới lúc về ở cùng con người, chúng nó biết rằng loài người không có hệ thống giác quan phát triển như mèo, nên những phương thức giao tiếp kia là chưa đủ. Đấy là lý do chúng nó bắt đầu kêu meo meo.

Đương nhiên là mèo có nhiều tiếng meo với nhiều mục đích khác nhau: đòi ăn, đòi ra ngoài, đòi bế. Thế nhưng cũng có rất nhiều tiếng meo của chúng nó không nhằm mục đích cụ thể mà đó chỉ là những tín hiệu liên kết (affiliative signaling). Những tiếng meo đấy về cơ bản là chỉ để xác nhận rằng bên người và bên mèo cùng thuộc một nhóm, một đơn vị xã hội. Và khi ta meo lại với chúng nó, ta cũng chỉ đang thực hiện một chức năng tương tự. David Prokopetz miêu tả rằng khi mèo với người meo meo qua lại, hai bên về cơ bản là chỉ đang chào nhau “hiiiiiii~”

Một bộ phận các câu nói hay tình huống giao tiếp của loài người cũng có chức năng y hệt. “Hôm nay trời nóng phết nhờ” khi nói với một người lạ ở trạm xe buýt chẳng hạn, nhiều khi không chỉ là để bắt chuyện mà còn để truyền tải một ý nghĩa kiểu “Tất cả chúng ta đều đang chịu đựng cái tình huống này. Những câu nói kiểu “How are you?”, “Working hard or hardly working?” trong tiếng Anh cũng tương tự: nhiệm vụ chính của chúng nó là duy trì quan hệ xã hội thay vì nhất định phải có một ý nghĩa trực tiếp (nghĩa sở chỉ - denotation) nào đó. Người nói trong những cuộc hội thoại với những câu nói kiểu “What’s up?” / “All right?” / “How are things?” không trông chờ người nghe phải trả lời y hệt đúng câu hỏi đấy; mà chờ những câu trả lời (hoặc hỏi ngược lại) với chức năng tương tự như “Hey, how’s it going?” / “Yeah, all right” / “Nothing much”.

Tất cả những câu nói như vậy được gọi chung với một thuật ngữ là “phatic expression” (có thể tạm dịch thành nói chuyện khách sáo hay nói chuyện đưa đẩy). Có một điểm đặc biệt về phatic expression: thoạt nhìn thì có vẻ như chúng nó vi phạm các phương châm hội thoại của Grice (Gricean conversational maxims): đưa thông tin thừa (phương châm về lượng), thông tin sai lệch (phương châm về chất), hoặc thông tin không liên quan (phương châm quan hệ). Tuy nhiên khi xét đến việc các câu nói này vẫn mang các nghĩa ẩn (nghĩa hàm chỉ - connotation) cũng như giúp duy trì quan hệ xã hội, phatic expression hoàn toàn tuân thủ các phương châm trên và còn là một phần quan trọng trong giao tiếp người với người.

hoặc mèo với người.

:3

[Hai chữ b & d của tiếng Việt có đọc giống tiếng Anh không? - Âm tắc (plosives) và âm khép (implosives)]Short answer: no...
14/04/2024

[Hai chữ b & d của tiếng Việt có đọc giống tiếng Anh không? - Âm tắc (plosives) và âm khép (implosives)]

Short answer: no
Long answer: nooooooooooo

Không giống nha nhưng nói thật là không học Phonetics mình cũng đ để ý đâu 🥲

Hai âm vị /b/ và /d/ của tiếng Anh (như trong các từ "baby" và "daddy") là hai âm tắc (plosives). Cơ chế tạo âm của chúng nó là pulmonic (âm thanh đi từ phổi/cơ hoành) + egressive (luồng hơi được đẩy ra ngoài).

Ngược lại, tiếng Việt dùng hai âm vị /ɓ/ và /ɗ/ (để ý chúng nó nhìn hơi khác một chút: có một dấu ngoắc nhỏ ở phía trên). Đây là các âm khép (implosives), được tạo ra nhờ cơ chế glottalic (âm thanh xuất hiện từ thanh môn (glottis) - bộ phận chứa dây thanh quản) + ingressive (luồng hơi đi vào trong).

Có hai cách mọi người có thể thử để thấy sự khác biệt giữa hai loại âm này:

1. Đặt tay trước miệng khi phát âm, với những âm plosives của tiếng Anh thì luồng hơi sẽ đi ra ngoài và chạm vào bàn tay khá rõ rệt, ngược lại thì nói các âm implosives của tiếng Việt sẽ cho một cảm giác luồng hơi bị hút vào một chút, và nếu có đi ra cũng không mạnh bằng plosives.

2. Phát âm các từ tiếng Anh bằng âm vị của tiếng Việt và ngược lại :)) Cái này nếu phát âm chuẩn là sẽ thấy khác ngay, nghe kì lắm.

Còn một chữ cái nữa tưởng phát âm giống nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt nhưng cũng khác, nhưng lại liên quan đến mấy cái như bộ phận cấu âm với phương thức cấu âm nên để bài khác nha 🥲

Ờ thì mấy ông pà cũng biết bên giọng Anh - Anh người ta có cụm "innit?" nhỉ, rút gọn của "isn't it" và được dùng như một...
13/04/2024

Ờ thì mấy ông pà cũng biết bên giọng Anh - Anh người ta có cụm "innit?" nhỉ, rút gọn của "isn't it" và được dùng như một câu hỏi đuôi để nhấn mạnh ấy.

Well, tiếng Nhật cũng có một từ là "ne" với chức năng tương tự. Nếu phương ngữ Anh - Anh nói "It's fuc.kin' freezin', innit?" thì tiếng Nhật sẽ nói "Samui desu ne?".

Khi nhìn lại nguồn gốc của từ "ne" đấy, người ta phát hiện ra chính các tu sĩ người Bồ Đào Nha tới Nhật Bản vào thế kỉ 16 đã dùng cụm "não é" (isn't it?) rồi rút gọn nó thành "né" và rồi nó biến thành "ne" trong tiếng Nhật.

tl;dr: "ne" của tiếng Nhật và "innit" của Anh - Anh là một 🙂

[Giả đồng nguyên (false cognates) và bạn giả (false friends) - Người lớn làm chuyện người lớn]Đang lướt Reddit tự dưng t...
12/04/2024

[Giả đồng nguyên (false cognates) và bạn giả (false friends) - Người lớn làm chuyện người lớn]

Đang lướt Reddit tự dưng thấy bạn này hỏi một câu khá hay: có phải hậu tố -ery khiến một từ mang sắc thái nghĩa tiêu cực hơn không, và bạn lấy “adult” (người lớn) với “adultery” (ngoại tình) làm ví dụ.

Cũng không thể trách một người học ngoại ngữ khi đưa ra một phán đoán như vậy, nhìn qua thì cũng có lý mà, hai từ này có vẻ liên quan :)) Nhưng thực tế thì hai thằng này không hề có họ hàng gì cả nếu ta nhìn vào nguồn gốc:

Adult bắt nguồn từ “ad” + thể khởi nguyên (inchoative aspect - ấn định một hành động bắt đầu xảy ra) của động từ “alere” (nuôi dưỡng, lớn lên) là “alescere”.

Adultery bắt nguồn từ “ad” + “alterare” (thay đổi, biến chất).

Phần lớn những từ chung nguồn gốc (hay còn gọi là đồng nguyên - cognates) sẽ nhìn giống nhau, nhưng cũng có những trường hợp như ở trên khi hai từ nhìn na ná nhau lại xuất phát từ hai chỗ khác nhau. Hiện tượng này mang tên “false cognates” - giả đồng nguyên.

Một khái niệm nữa liên quan tới “false cognates” xảy ra khi hai từ thuộc hai ngôn ngữ khác nhau nhìn giống nhau nhưng mang nghĩa khác nhau, như “embarrassed” (xấu hổ) của tiếng Anh và “embarazada” (mang thai) của tiếng Tây Ban Nha chẳng hạn, được gọi với một cái tên cute hơn là “false friends”.

Điểm khác biệt chính giữa "false friends" và "false cognates" là hai từ thuộc trường hợp đầu tiên có thể có chung nguồn gốc còn trường hợp thứ hai thì không. Ví dụ, hai từ “pretend” của tiếng Anh và “prétendre” của tiếng Pháp có thể không cùng nghĩa, nhưng hai từ này có chung nguồn gốc từ tiếng Latin, nên không thể gọi chúng nó là "false cognates" được.

[Trăn ăn thịt người, người ăn thịt trăn - Sắp xếp hình thái cú pháp (Morphosyntactic alignment) và phản bị động (antipas...
11/04/2024

[Trăn ăn thịt người, người ăn thịt trăn - Sắp xếp hình thái cú pháp (Morphosyntactic alignment) và phản bị động (antipassive)]

Preface: Nói thật là t cũng k biết làm thế nào để cái chủ đề này đơn giản và dễ tiếp thu hơn =)) lúc đầu định k viết đâu nhưng thấy nó hay quá nên quyết định thử. Vì nó khó hiểu và khô khan vô cùng nên t cũng xác định viết để lưu trữ thông tin thôi chứ không mong cái post này truyền tải được gì 🥲

Việc học đại từ nhân xưng (pronoun) của tiếng Anh thực ra khá đơn giản khi so với nhiều thứ tiếng khác. Ta chỉ phải học thuộc hai dạng đại từ, tạm gọi là đại từ nhân xưng chủ ngữ (subject pronoun) - I, you, we, they, he, she, it & đại từ nhân xưng tân ngữ (object pronoun) - me, you, us, them, him, her, it. Nếu đi sâu hơn chút nữa, thực ra ta sẽ có 3 “vai trò” trong câu:

Chủ ngữ (Subject - S): dùng với một hành động không cần tân ngữ như I sleep.

Tác thể (Agent - A): là người/vật gây ra hành động: “I” trong câu “I pet the cat” chẳng hạn.

Tân ngữ (Object - O): là người/vật chịu tác động từ hành động của Tác thể: “the cat” trong câu ở trên.

Nếu để ý, ta sẽ thấy Chủ ngữ và Tác thể trong tiếng Anh luôn nhìn giống nhau: “tôi” trong vai trò Chủ ngữ hay Tác thể đều là “I”, và chỉ biến thành “me” trong vai trò Tân ngữ. Nếu dùng từ chuyên ngành hơn một tí thì Chủ ngữ và Tác thể thuộc Danh cách (Nominative case) còn Tân ngữ thuộc Đối cách (Accusative case). Các ngôn ngữ với quy luật này (Anh, Pháp, Đức, Nga, etc.) vì thế được gọi là có phân bổ danh cách - đối cách (nominative - accusative alignment).

Nhưng cũng có những ngôn ngữ mà hệ thống này lộn tùng phèo lên, khi mà Chủ ngữ và Tân ngữ nhìn giống nhau còn Tác thể lại khác. Đơn giản hơn, nếu tiếng Anh có quy luật như thế thì mọi thứ sẽ nhìn như này:

Me sleep / I love me
Him walks / She likes him
Her cries / He hit her.

Tác thể (A) lúc này thuộc Tác cách (ergative case) còn Chủ ngữ (S) và Tân ngữ (O) thuộc Thông cách (absolutive case). Các ngôn ngữ với quy luật này lại mang phân bổ tác cách - thông cách (ergative - absolutive alignment).

2. Thế cái này liên quan gì đến trăn ăn thịt người?

Để khiến mọi thứ phức tạp hơn thì một vài ngôn ngữ trên thế giới sử dụng cả hai hệ thống này cùng một lúc. Ngôn ngữ của tộc người Dani ở Papua New Guinea sẽ coi hệ thống nominative - accusative là “bình thường”, còn ergative - absolutive là “bất thường”. Vậy nên một câu nói như “The man eats the python” (Người ăn thịt trăn) trong văn hóa của họ là bình thường và danh từ trong câu sẽ được chia theo nominative - accusative, và ngược lại câu “The python eats the man” (Trăn ăn thịt người) lại là kỳ lạ, tuân theo hệ thống ergative - absolutive. Nếu tiếng Anh có một phụ tố (giả sử là -erg đi) để đánh dấu ergative thì hai câu trên sẽ nhìn kiểu như này:

The man (NOMINATIVE) eats the python (ACCUSATIVE)

The python-erg (ERGATIVE) eats the man (ABSOLUTIVE)

Tiếng Nepali cũng có một hiện tượng tương tự. Một câu nói trong quá khứ (Người ĐÃ ăn thịt con trăn) sẽ được chia theo ergative - absolutive, còn những câu ở hiện tại và tương lai được chia bình thường. Với giả sử tương tự như ở trên thì phiên bản tiếng Anh giả định sẽ nhìn như này:

The man-erg (ERGATIVE) ate the python (ABSOLUTIVE)

The man (NOMINATIVE) eats the python (ACCUSATIVE)

The man (NOMINATIVE) will eat the python (ACCUSATIVE)

3. Phản bị động (antipassive)

Gòy giờ tới lúc đau não nè =))

Mấy pà cũng vẫn nhớ bị động của tiếng Anh nó để làm gì đúng không? Đơn giản thì cái thằng duy nhất khác biệt (Tân ngữ - Object) được đẩy lên còn thằng Tác nhân (Agent) bị xóa bỏ.

The python (A) eats the man (O) => The man (O trở thành S) is eaten.

Giờ giả sử câu trên nó thuộc hệ thống ergative - absolutive xem nhé, vẫn lấy cái đuôi -erg giả định để hình dung rõ hơn:

The python-erg (Tác thể - ERGATIVE) eats the man (Tân ngữ - ABSOLUTIVE).

Lúc này thì không giống tiếng Anh, ta không thể đẩy phần “the man” lên được, cái đứa cần được nhấn mạnh là “the python” nên câu trên sẽ thành:

The python-erg (Tác thể - ERGATIVE) eats.

Nhưng lúc này thì cái phần “con trăn” không còn là Tác thể (Agent) nữa vì mất Tân ngữ (Object) nữa rồi nên nó biến thành Chủ ngữ (Subject); và theo quy luật như ở trên thì Chủ ngữ được đánh dấu bằng absolutive case.

The python (Chủ ngữ - ABSOLUTIVE) eats.

Thay vì biến phần Tân ngữ trở nên nổi bật hơn như câu bị động, dạng câu này biến một phần đã nổi bật trong câu rồi (Tác thể) còn nổi hơn nữa (kiểu như Tác thể Pro Max) và xóa sạch Tân ngữ. Thế là từ “Con trăn ăn thịt người”, câu này đã thành một câu đại loại kiểu “Con trăn (!!!+++!”§=!”$/) ăn thịt”. Đây chính là câu phản bị động (antipassive). Khi đã quá quen với câu bị động thì cấu trúc này nghe sẽ vô cùng lạ tai nhưng trong những ngôn ngữ như Dyirbal chẳng hạn thì câu phản bị động là hoàn toàn bình thường và tự nhiên.

Một câu hỏi cuối cho những tế bào não còn sót lại: tiếng Anh thực ra có một phụ tố gắn vào danh từ để thể hiện được ý nghĩa tác cách (ergative) dù bản thân ngôn ngữ này theo quy tắc sắp xếp danh cách - đối cách (nominative - accusative alignment). Phụ tố đấy là cái nào? (xem câu trả lời ở bình luận).

Edit: mình nên gọi Object là Patient sẽ hợp hơn, nhưng thôi lỡ viết rồi :))

["Ít nhất 10 con vịt" & hàm ngôn vô hướng (scalar implicature)]Hình ảnh một đàn vịt "xâm chiếm" đường phố tại Thai Châu,...
08/04/2024

["Ít nhất 10 con vịt" & hàm ngôn vô hướng (scalar implicature)]

Hình ảnh một đàn vịt "xâm chiếm" đường phố tại Thai Châu, Trung Quốc tương phản với bình luận "Ê nhìn đống vịt kìa, chỗ đấy ít nhất cũng phải 10 con" là đủ để hiểu tại sao cái meme này nổi tiếng trên Tumblr. Tuy vậy, nếu thực sự muốn giải thích cái chuyện cười này sâu hơn, ta sẽ cần đến một quy tắc trong Ngữ dụng học (Pragmatics): hàm ngôn vô hướng (scalar implicature).

Trước tiên ta cần giải thích hàm ngôn (implicature) là gì. Hiểu đơn giản thì nó chính là ẩn ý mà người nói muốn truyền tải dù không nói thẳng ra. Nếu được một người khác mời uống cafe, câu trả lời "Ui em dễ mất ngủ lắm" sẽ giúp người mời ngầm hiểu rằng bạn đang từ chối. Ngược lại, nói rằng "May thế em đang cần tỉnh táo để làm nốt việc" sẽ tự động truyền tải sự đồng ý.

Lấy một ví dụ khác nhé, giữa ba câu trả lời sau:

1. "Em chưa ăn cái bánh nào"
2. "Em ăn vài cái bánh rồi."
3. "Em ăn hết đống bánh rồi."

Giả sử người nói luôn nói thật (tuân thủ phương châm hội thoại của Grice), thì câu thứ nhất sẽ tự động truyền tải một hàm ngôn rằng câu thứ hai và thứ ba là sai: chưa ăn cái nào thì đương nhiên là không thể ăn vài cái được, và đương nhiên đống bánh sẽ còn nguyên.

và tương tự câu thứ hai mang hàm ngôn rằng câu thứ ba sai: em (mới) ăn vài cái bánh => hãy tự hiểu là em chưa ăn hết.

Nếu giả sử 3 cụm từ "chưa ăn - ăn vài cái - ăn hết" nằm trên một thang đo đi dần lên 1 - 2 - 3, việc người nói sử dụng cụm số 1 sẽ tự khắc khiến người nghe hiểu "À chắc chắn phải có lý do thì người nói không dùng những cụm từ mạnh hơn, vì những cụm từ ấy không phản ánh đúng sự thực". Cách lý luận này chính là "hàm ngôn vô hướng" (scalar implicature).

kanyewesticle (lol) lợi dụng chính hiện tượng này để tạo ra một sự tương phản với yếu tố hài hước: người đọc tự giả sử rằng người viết biết khá chính xác số lượng vịt (vì thế nên mới ước lượng rằng có 10 con thay vì 1000 hay 10000 con) nhưng bức ảnh lại cho thấy điều ngược lại, nhưng câu nói ấy về lý thuyết vẫn không sai dù nó có kỳ cục tới mức nào đi nữa.

Còn một vài ví dụ nữa về những chuyện cười kiểu "ừ về lý thì nó đ sai" khi các tác giả lợi dụng hàm ngôn vô hướng, mình sẽ để dưới comment nhé ;)

[Một phụ tố bị lãng quên của tiếng Anh]Đây không chỉ là một cái meme, nó còn là minh chứng cho sự hiện diện của một phụ ...
07/04/2024

[Một phụ tố bị lãng quên của tiếng Anh]

Đây không chỉ là một cái meme, nó còn là minh chứng cho sự hiện diện của một phụ tố mà chẳng mấy người để ý trong tiếng Anh: -ard.

-ard mang nghĩa “quá”: “quá nhiều” hoặc “quá dễ dàng”. Nguồn gốc của “wizard” (phù thủy) chính là “wise” + =-ard”: một người với trí tuệ xuất chúng,

“coward” (đồ hèn) là một kẻ dễ bị uy hiếp (động từ “cow” mang nghĩa “đe dọa”),

“mustard” (mù tạt) có nguồn gốc từ “must/musty”, chỉ một thứ gì nặng mùi,

và còn nhiều từ khác nữa như “dastard” hay “braggard”.

Thế nhưng từ với nguồn gốc thú vị nhất với phụ tố này có lẽ là “bastard”. Thời nay “bastard” hay được dùng để ch.ửi :)) nhưng nghĩa gốc của nó là “đứa con ngoài giá thú”. Phần “bast-” của từ này là phần yên thồ (pack saddle) - cái yên cương/vải vóc đặt trên lưng lừa hoặc ngựa để chúng nó chở hàng - và ngày xưa thì những thương gia hay lấy cái yên thồ này làm chỗ ngủ. Người Pháp từ đó đã có cụm “fils de bast” (son of the bast) để chỉ những đứa con bất hợp pháp sinh ra trên tấm vải để thồ hàng. Từ đó “bastard” ra đời.

Etymology is wild, y’all.

[Bắt một kẻ giết người bằng Ngôn ngữ học]Vào ngày 3 tháng 4 năm 1996, ba người đàn ông tự nhận là kiểm lâm tiếp cận một ...
05/03/2024

[Bắt một kẻ giết người bằng Ngôn ngữ học]

Vào ngày 3 tháng 4 năm 1996, ba người đàn ông tự nhận là kiểm lâm tiếp cận một cabin gỗ trong một khu rừng gần làng Lincoln, bang Montana. Cánh cửa cabin mở ra và bên trong là một người đàn ông râu ria rậm rạp sống một mình trong căn nhà giữa rừng. Ngay khi cửa vừa mở ra, ba người lập tức ập vào khống chế và bắt giữ ông ta. Sự thực là ba người kiểm lâm kia chính là đặc vụ của FBI (Cục Điều tra Liên bang Mỹ), và người đàn ông trong căn cabin giữa rừng là một kẻ giết người man rợ đã khiến ba người mất mạng, hàng chục người bị thương, những người may mắn sống sót chịu những tổn hại như tàn tật, mất thính lực hoặc thị giác. Tên hắn là Theodore John Kaczynski (hay Ted Kaczynski), nhưng thường được biết tới với biệt danh Unabomber, tới từ mã định danh vụ án do FBI đặt là UNABOM (UNiversity - Airline - BOMber, do Kaczynski tấn công vào trường đại học và sân bay)

Từ tháng 5 năm 1978 tới tháng 4 1995, Kaczynski đã tự chế tạo những thiết bị nổ và bí mật gài bom hoặc gửi bom tới những địa điểm tập trung nhiều người. Hắn cẩn thận xóa sạch dấu vết trên vật liệu bằng cách xóa nhãn hiệu của pin hoặc tự nung chảy móng hươu để làm keo dính. Tổng cộng, Kaczynski đã gây ra tới 17 vụ đánh bom mà không hề bị bắt giữ dù cảnh sát có cố gắng tới chừng nào. Thế nhưng, vào tháng 6 năm 1995, chính một lá thư hắn gửi cùng với nỗ lực của hai nhà ngôn ngữ học đã giúp FBI lần ra dấu vết của kẻ đánh bom hàng loạt này.

Vào giữa năm 1995, hai tờ báo lớn là New York Times và Washington Post nhận được một bài luận dài 35000 chữ từ chính Unabomber. Đúng hơn thì đó giống như một tuyên ngôn từ kẻ đánh bom về việc công nghệ đã hủy hoại xã hội loài người như nào. Hắn tuyên bố sẽ dừng tất cả các cuộc tấn công nếu bài viết được đăng tải, và đe dọa sẽ tiếp tục nếu như yêu cầu này bị từ chối. Với hi vọng rằng Unabomber sẽ giữ lời hứa, cả hai tờ báo quyết định đăng tải bài viết của hắn vào ngày 19 tháng 9 cùng năm.

FBI sau đó quyết định nhờ hai nhà ngôn ngữ học là James Fitzgerald và Roger Shuy phân tích bài viết được đăng tải. Dựa vào những từ ngữ không còn được dùng phổ biến vào thời điểm đó như “chick” để chỉ một người phụ nữ hay “negro” để chỉ một người Mỹ gốc Phi, họ bắt đầu dự đoán được khoảng tuổi của nghi phạm. Những từ vựng cao cấp như “chimerical” hay “anomic” cho thấy Unabomber có trình độ học vấn khá cao. Shuy tìm thêm được vài bằng chứng quan trọng, ví dụ như việc hung thủ dùng cách đánh vần khá lạ cho một vài từ: “clew” thay vì “clue” hoặc “wilfully” thay vì “willfully” - đây là một phần của công cuộc cải cách chữ viết được ban biên tập của tạp chí Chicago Tribune khuyến khích sử dụng trong khoảng thập niên 40 đến 50 của thế kỷ 20. Dù cách viết này không được áp dụng phổ biến, nó cũng giúp Shuy phán đoán được địa điểm và tuổi tác của Unabomber.

Và có lẽ một trong những bằng chứng đáng quý nhất được tìm thấy là cụm “You can’t eat your cake and have it too” trong bài viết của hung thủ. Cụm này nghe vô cùng ngược đời vì đáng ra nó phải là “You can’t have your cake and eat it too” (tương tự như câu “được cái này thì mất cái nọ” của tiếng Việt). Về sau, các nhà ngôn ngữ học trong vụ án này đã phát hiện ra bà Wanda Kaczynski, mẹ của hung thủ, là người đã dùng phiên bản “ngược đời” của câu thành ngữ này (có một lá thư trong nhà của bà Wanda với chính câu nói này) để rồi con trai bà cũng dùng nó theo thói quen. Tất cả những manh mối ở trên đã cung cấp đủ căn cứ để cảnh sát ban hành lệnh khám xét căn cabin của Ted Kaczynski, dẫn tới việc hắn bị bắt giữ sau 17 năm lẩn trốn.

Việc phân tích các bằng chứng như thư từ, bài viết, bản ghi âm là một phần của Ngôn ngữ học pháp y (Forensic Linguistics), một lĩnh vực nghiên cứu giúp giải quyết các vấn đề pháp lý. Không chỉ để lần ra dấu vết tội phạm, ngôn ngữ học pháp y còn giúp giải quyết các tranh chấp về hợp đồng, luật pháp, đóng góp vào quá trình phỏng vấn nhân chứng, cũng như nghiên cứu cách ngôn ngữ ảnh hưởng tới việc phán quyết được đưa ra trong tòa án. Trong trường hợp của Ted Kaczynski, dù đã cẩn thận tới mức xóa sạch mọi dấu vết trong quá trình phạm tội, hắn cũng không thể ngờ được chính cách hành văn của mình lại trở thành “dấu tay ngôn ngữ” (linguistic fingerprint) dẫn tới việc cảnh sát phá án thành công.

Tham khảo thêm:

Coulthard, M., Johnson, A., & Wright, D. (2016). An introduction to forensic linguistics: Language in evidence. Routledge.

Kreuz, R. (2023). Linguistic Fingerprints: How Language Creates and Reveals Identity. Rowman & Littlefield.

[Tiếng Anh có bao nhiêu thì? 12 hay 2?]Gần như mọi người học và dạy tiếng Anh đều quen với việc học qua cấu trúc của 12 ...
28/02/2024

[Tiếng Anh có bao nhiêu thì? 12 hay 2?]

Gần như mọi người học và dạy tiếng Anh đều quen với việc học qua cấu trúc của 12 thì (tenses). Nhưng thực tế thì nếu học qua mảng Linguistics, mọi người sẽ nghe kha khá người bày tỏ quan điểm là tiếng Anh chỉ có 2 thì: quá khứ (past) và phi quá khứ (non-past) :)) Thế thì ai đúng và ai sai?

1. "Thì" (tense) là gì? Tại sao không có thì tương lai?

Thì là một khái niệm dùng để diễn tả thời gian trong ngữ pháp, nhưng quan trọng hơn nữa, thì được đánh dấu bằng việc chia động từ (cụ thể hơn là dùng các hình vị biến tố) để phân biệt giữa thời gian quá khứ và không phải quá khứ: đuôi -ed cho thì quá khứ chẳng hạn.

Luận điểm cho rằng tiếng Anh không có thì tương lai dựa vào nhiều đặc điểm ngôn ngữ khi nói về thời gian, một vài ví dụ như sau:

- Thay vì chia động từ thì người ta dùng "will" để diễn tả ý nghĩa tương lai. "Will" ở đây mang chức năng của một trợ động từ khuyết thiếu (modal auxiliary). Bên cạnh việc "will" mang đầy đủ chức năng của một modal auxiliary (có thể đọc thêm ở phần Tham khảo), điều này có thể được kiểm chứng bằng cách thay "will" bằng "can, could, should, may, might, etc." trong tất cả các "thì tương lai" của tiếng Anh, ta vẫn có một câu đúng ngữ pháp. Nếu không cần chia động từ để đánh dấu thời gian tương lai thì liệu có gọi nó là "thì" tương lai được không?

- Không giống như thì quá khứ có một phương thức chủ đạo (đuôi -ed) để đánh dấu thời gian quá khứ, thì người ta có nhiều cách để đánh dấu thời gian tương lai, thậm chí là dùng cả hiện tại: "I'm leaving tomorrow" hay "The train arrives at 6".

- Bản thân "will" cũng không hề chỉ dành để nói về tương lai, lấy câu sau làm ví dụ thử xem: "I am yelling at the squirrel but he will not leave.", "will" ở đây mang chức năng nhấn mạnh.

- và nhiều luận điểm khác...

2. Vậy mấy cái đơn, hoàn thành, tiếp diễn, hoàn thành tiếp diễn là gì?

Thể (aspect)! Thể là một khái niệm đi song song với thì, dùng để diễn tả cách thức một hành động diễn ra về mặt thời gian, và tiếng Anh có 2 thể chính là hoàn thành (perfect) và phi hoàn thành, hay đơn giản hơn là tiếp diễn (progressive). Từ hai thể này cùng các cách kết hợp khác nhau, tiếng Anh có 4 cách diễn đạt các thể: đơn (không có thể nào), hoàn thành, tiếp diễn, và hoàn thành tiếp diễn (có cả hai thể).

3. Túm lại thì ai đúng và ai sai?

Trước khi trả lời câu hỏi này thì cần nhấn mạnh một điều quan trọng: toàn bộ bài này đang nói về "thì" ở khía cạnh hình thái (morphology) và ngữ pháp; chứ không phải ở khía cạnh ngữ nghĩa (semantic). Tiếng Việt hay tiếng Trung là những ngôn ngữ thường được coi là không có thì, nhưng đương nhiên chúng ta vẫn nói về các khoảng thời gian hiện tại, quá khứ, tương lai.

Vậy thì tiếng Anh có 12 thì hay 2 thì? Tùy vào mục đích của việc phân chia thì (pun not intended) cả hai bên đều có lý :P Khi giảng dạy tiếng Anh thì việc gọi từng sự kết hợp thì + thể (tense + aspect) gộp vào thành "thì" là một việc rất phổ biến và thường được coi là dễ hơn cho người học. Khi cần nghiên cứu sâu hơn và cần có sự phân định rạch ròi hơn giữa các khái niệm nhỏ thì những luận điểm rằng tiếng Anh chỉ có 2 thì lại có lý hơn.

Tham khảo thêm:
Mọi người có thể đọc qua cái blog này: https://languagelog.ldc.upenn.edu/nll/?p=897 cùng với các sách viết về Ngữ pháp/Hình thái để có thêm thông tin.

[Lời nói trực tiếp (direct speech) và gián tiếp (indirect speech) trong xây dựng nhân vật văn học]Theo Leech và Short (2...
26/02/2024

[Lời nói trực tiếp (direct speech) và gián tiếp (indirect speech) trong xây dựng nhân vật văn học]

Theo Leech và Short (2007) thì trong văn học, người dẫn chuyện có tới tận 5 cách để diễn tả các speech act (hành động lời nói) của nhân vật:

NRSA (Narrative report of speech act - Tường thuật hành động lời nói): Về cơ bản là miêu tả hành động lời nói: “He spoke”

DS (Direct speech - Lời nói trực tiếp): có 2 đặc điểm chính là dấu trích dẫn “” + mệnh đề tường thuật: “I’ll be back shortly”, he said.

Mỗi DS đều có thể được chuyển thành IS (Indirect speech - Lời nói gián tiếp): He said he would be back shortly. Cái này chương trình tiếng Anh phổ thông dạy kĩ lắm rồi ha.

Nếu bỏ dấu trích dẫn hoặc mệnh đề tường thuật từ lời nói trực tiếp, ta nhận được FDS (Free direct speech - Lời nói trực tiếp tự do): “I’ll be back shortly” hoặc I’ll be back shortly, he said.

Tương tự, việc bỏ mệnh đề tường thuật cho ta FIS (Free indirect speech - Lời nói gián tiếp tự do): He would be back shortly.

1. Thang cảm thông nhân vật (ảnh ở dưới comment)

Theo Toolan (2001) thì khi tường thuật lời nói nhân vật, “chế độ mặc định” là dùng lời nói trực tiếp (DS), và có một thang đo mức độ đồng cảm với nhân vật dựa vào các chế độ lời nói khác nhau. Càng tiến về phía FDS (lời nói trực tiếp tự do), nhân vật càng được “tự do” và ít bị kiểm soát bởi tác giả, và người đọc càng thấy gần với nhân vật hơn. Ngược lại, càng tiến về phía lời nói gián tiếp hay tường thuật hành động nói thì lời nói của nhân vật càng bị “kiểm soát” và “biên tập”, khiến nhân vật xa người đọc hơn.

2. Có nhiều lý do cho việc tác giả chỉ dùng lời nói trực tiếp khi diễn tả lời nói nhân vật, một trong số đó là để bảo tồn những chức năng ngôn ngữ như thán từ (interjections) hay phương ngữ (dialect). Trong cuốn Lord of the Flies của William Golding, nhân vật Piggy có nói một câu như này:

“I’m sorry I been such a time. Them fruits–”

Có 2 từ quan trọng trong câu nói trên của Piggy: “been” và “them”. “been” (đọc thành dạng mạnh /biːn/ thay vì dạng yếu /bɪn/) ở đây được dùng để diễn tả rằng “một hành động đã kéo dài hơn so với bình thường”, và câu nói của Piggy được hiểu thành “Tớ xin lỗi vì đã tốn nhiều thời gian đến thế (so với tớ dự kiến)". Còn “them” ở đây dùng thay cho tính từ chỉ định these/those. Cả hai đặc điểm ngôn ngữ này phổ biến ở một vài phương ngữ như AAVE (African-American Vernacular English) hay giọng Cockney ở Anh.

Việc sử dụng lời nói trực tiếp giúp bảo tồn nguyên vẹn những đặc điểm này và giúp tạo hình nhân vật Piggy. Điều này quan trọng vì ngày xưa* Cockney bị coi là một giọng “thấp kém” của tầng lớp lao động trung lưu, việc nhấn mạnh rằng Piggy nói giọng Cockney giúp thể hiện rõ hơn vị thế của nhân vật này. Nếu ai đã đọc Lord of the Flies thì sẽ nhận thấy rõ điều này: Piggy luôn bị coi thường, bắt nạt và đọa đày bởi những thành viên khác trong đảo dù đại diện cho chính nghĩa và lý trí.

*ngày xưa thôi nha chứ giờ nghe tới Cockney chỉ nhớ tới clip phỏng vấn này của Adele: https://www.youtube.com/watch?v=iabAuKv9KPg&ab_channel=HenkBosker

Tham khảo thêm:
Leech, Geoffrey and Mick Short. 2007. Style in Fiction: A Linguistic Introduction to English Fictional Prose. 2nd ed. Pearson Education Limited.
Toolan, Michael J. 2001. Narrative: A critical linguistic introduction. London: Routledge.

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Lightstalker Linguistic Lair posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share