27/07/2024
DANH SÁCH VUA CHAMPA - CHAMPA KING
-----***-----
Tác giả: Ts. Putra Podam(Văn Ngọc Sáng)
Nguồn: kauthara.org
Bài đăng: https://kauthara.org/article/729
-----***-----
Champa là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, chính thức độc lập từ thế kỷ 2 (năm 192) tồn tại đến thế kỷ 19 (năm 1832). Champa 1640 năm tồn tại và phát triển, thuộc khu vực miền Trung của đất nước Việt Nam hiện đại.
Champa là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, chính thức độc lập từ thế kỷ 2 (năm 192) tồn tại đến thế kỷ 19 (năm 1832). Champa 1640 năm tồn tại và phát triển, thuộc khu vực miền Trung của đất nước Việt Nam hiện đại.
Champa xưa trải qua các nền văn hóa như: Văn hóa Bàu Tró: 5.000 TCN- 4.500 TCN; Văn hóa Xóm Cồn: 1.800 TCN - 1.200 TCN; Văn hóa Tiền Sa Huỳnh: 1.500 TCN - 500 TCN; Văn hóa Long Thạnh: 1.500 TCN - 980 TCN; Văn hóa Bình Châu: 1.000 TCN - 900 TCN; Văn hóa Sa Huỳnh: 500 TCN - Thế kỷ I SCN.
Champa có nền văn hóa đa dạng và phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, văn hóa tôn giáo và thương mại với các quốc gia láng giềng trong khu vực Đông Nam Á bằng đường bộ và đường biển.
Champa từ đầu Công Nguyên được biết đến qua các đền đài Hinduism (Ấn giáo) và công trình kiến trúc đá ấn tượng, đặc biệt là những tháp Champa, tượng đài và đền thánh được xây dựng từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 17.
Các đời vua Champa từ giai đoạn đầu Lâm Ấp (192-757), giai đoạn Hoàn Vương (757-859), giai đoạn Chiêm Thành (859-1471) thì các vua chúa ở Champa đều theo tôn giáo Hinduism. Hinduism trở thành quốc giáo từ thời kỳ Champa mang danh xưng Chiêm Thành đó là đời vua Bhadravarman II (Xà-da Ha-la-bạt-ma), trị vì (905-917).
---
GIAI ĐOẠN LÂM ẤP (192-757), Hoàn Vương (757-859), Chiêm Thành (859-1471), các vua chúa ở Champa đều theo tôn giáo Hinduism. Hinduism là quốc giáo, ngoại trừ một số vua theo tôn giáo Islam như danh sách dưới đây:
- Vua Harivarman II (Dịch-lợi Băng-vương-la, tên hiệu: Sri Harivarmadeva), trị vì (988-997), theo tôn giáo Islam, sắc tộc: Jarai (Jrai). Thủ đô Champa tại Indrapura, ranh giới Đại Cồ Việt và Champa trong giai đoạn này tại đèo Ngang.
- Vua Po Aluah (Yang PuKu Vijaya Sri, Thất-ly Bì-xà-da-bạt-ma), trị vì (998-1006), theo tôn giáo Islam. Vua Champa lần đầu tiên sang Makkah hành hương. Makkah trong giai đoạn này mà Champa thường nhắc đến là khu đất thánh thuộc tiểu bang Kelantan (Malaysia) chứ không phải Makkah ở Ả Rập Saudi.
- Vua Indravarman V (Cei Harideva, Jaya Simhavarmadeva, tên hiệu: Paramodbhava), trị vì (1257-1285), theo tôn giáo Islam, sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai). . Binh lính Champa theo Islam thua trận sang định cư lần thứ 2 tại đảo Hải Nam, nơi Champa đi lập nghiệp lần đầu vào năm 992 thời Lưu Kỳ Tông.
- Vua Jaya Simhavarman III (Chế Mân, R'cam Mal, Hoàng tử Harijit, Raja Kembayat), trị vì (1285-1307), theo tôn giáo Islam, sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai). Vua Trần Nhân Tông sang ở Champa 9 tháng, hứa gã Huyền Trân cho Vua Chế Mân. Sau khi Chế Mân qua đời, Huyền Trân chạy trốn khỏi Champa về Thăng Long.
- Vua Jaya Simhavarman IV (Chế Chí, Chế Dà La, Hoàng tử: Po Sah, Tên hiệu: Harijitatmaja), trị vì (1307-1312), theo tôn giáo Islam, sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai) và dòng máu Java (Islam). Chế Chí là con vua Chế Mân và chánh hậu Bhaskaradevi (Islam Java). Chế Chí bị bắt và qua đời tại Thăng Long.
- Vua Jaya Simhavarman V (Chế Năng, Chế Đà A Bà Niêm, Chế Đa A Ba), trị vì (1312-1318), theo tôn giáo Islam, sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai) và dòng máu Java (Islam). Chế Năng là con vua Chế Mân và hoàng hậu Tapasi (Islam Java). Chế Năng thua trận cùng hoàng gia chạy sang Java lánh nạn quê hương mẫu hậu Tapasi. Đây là đợt di dân thứ ba của người Champa đi Java và hải ngoại.
- Vua Jaya Ananda (Chế Anan, Patalthor), trị vì (1318-1342), theo tôn giáo Islam, sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai). Chế Anan là thống soái quân lực của vua Chế Năng.
- Vua Maha Sawa (Trà Hòa), trị vì (1342-1360), theo tôn giáo Islam, sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai). Trà Hòa con rể vua Jaya Ananda (Chế Anan). Trà Hòa thuộc dòng dõi vua Chế Mân.
- Vua Jaya varman (Chế Bồng Nga, R'cam Bunga, Anak Champa Bunga, Ngo-ta-Ngo-che, Tên hiệu: Jaya varman, Sultan Zainal Abidin), trị vì (1360-1390), theo tôn giáo Islam, sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai). Hoàng hậu (vợ): Siti Zubaidah (Kelantan-Malaysia). Vua Chế Bồng Nga đánh chiếm Thăng Long 4 lần.
Vua Champa theo tôn giáo HINDUISM nhưng ảnh hưởng ISLAM gồm:
- Vua Maha Saya (Maha Trà Duyệt, Bàn La Trà Duyệt, Po Dam, Po Kathit), trị vì (1458-1460), Tôn giáo: Hindu (ảnh hưởng Islam).
- Vua Maha Sajan (Maha Trà Toàn, Bàn-La Trà Toàn, Po Kabrah, Panluo Chaquan), trị vì (1460-1471), Tôn giáo: Hindu (ảnh hưởng Islam). Vua Lê Thánh Tông (Đại Việt) chặt đầu vua Trà Toàn tại Nghệ An và treo trên đầu thuyền khắc chữ: “Cổ Chiêm Thành ngươn ác Trà Toàn chi thủ”. Hậu duệ (Hai hoàng tử): Indravarman và Bàn La Trà Ko Lai (Pau Liang) chạy sang tị nạn Melaka. Số khác chạy sang Kelantan (Malaysia), Lào và Kampuchea. Vua Lê Thánh Tông (Đại Việt) đã tàn sát thần dân Champa, phá hủy thành Vijaya. Đồng hóa Champa vào xã hội Đại Việt.
- Vua Maha Sajai (Maha Trà Toại, Bàn-La Trà Toại, Po Kabrih), trị vì (1471-1474), vua ảnh hưởng Islam. Thành Đồ Bàn tại Vijaya-Degar hoàn toàn bị xóa sổ.
---
GIAI ĐOẠN HAI, Champa tiếp nhận và phát triển nền văn minh mới (ISLAM) từ thế giới Ả Rập, thế giới Hồi giáo và thế giới Melayu vào đầu thế kỷ thứ 10. Nhưng mãi sau khi thành Vijaya (Đồ Bàn, Chà Bàn) sụp đổ vào năm 1471 (thế kỷ 15), đây cũng thời kỳ đánh dấu sự tàn lụi của Hinduism (Ấn giáo) ở Champa và cả Đông Nam Á. Sau thế kỷ 15 và khoảng đến cuối thế kỷ 16, Islam tại Champa phát triển cực thịnh và trở thành quốc giáo, mở mang giao thương với Đông Nam Á và thế giới.
Vua Panduranga từ Vương triều thứ 2: Bal Hanguw, đến Vương triều thứ 8: Bal Canar thuộc triều đại Po Klaong Mah Nai, Po Rome, Po Nrop, Po Saktiraydapaghoh, Po Jatamah, Po Saot, Po Saktiraydapatih, , Po Ganuhpatih, Po Thuntiraydaputih, Po Rattiraydaputao, Po Tisundimahrai, Po Tisuntiraydapaghoh, Po Tisuntiraydapuran, Po Krei Brei, Po Chongchan. Đặc biệt vương triều thứ 8, dòng dõi vua chúa, quý tộc, hoàng gia là tộc người Churu và Raglai. Thời kỳ này tại Panduranga (thuộc Champa) Islam là quốc giáo. Giai đoạn này không có vua là tộc người Chăm (Cham).
Hình 5. Po Klaong Mah Nai (niên hiệu: Po Mah Taha),1622-1627, vị vua sùng bái Islam (Hồi giáo). Vua Panduranga thuộc triều vương thứ 8, đóng đô ở Bal Canar, gồm các vua: Po Klaong Mah Nai, Po Rome, Po Nrop, Po Saktiraydapaghoh, Po Jatamah, Po Saot, Po Saktiraydapatih, Po Ganuhpatih, Po Thuntiraydaputih, Po Rattiraydaputao, Po Tisundimahrai, Po Tisuntiraydapaghoh, Po Tisuntiraydapuran, Po Krei Brei, Po Chongchan. Đặc biệt vương triều thứ 8, dòng dõi vua chúa, quý tộc, hoàng gia là tộc người Churu và Raglai. Thời kỳ này Panduranga (thuộc Champa) Islam là quốc giáo. Giai đoạn này không có vua tộc người Chăm (Cham).
---
THUẬN THÀNH TRẤN (Bal Canar) thuộc Panduranga: từ Vương triều thứ 9, tộc người Chăm lên cai trị Thuận Thành Trấn. Thuận thành trấn vương không xuất phát từ dòng dõi quý tộc hay từ hoàng gia Champa gồm:
- Po Ladhuanpaghuh (Nguyễn Văn Hào), trị vì (1793-1799), Thuận Thành trấn (Panduranga). Phó cai trị là Po Saong Nyung Ceng (1794-1799). Nổi bật: cuộc khởi nghĩa Tuan Phaow (Tuần Phủ), một vị công hầu đến từ Malaysia.
- Po Saong Nyung Ceng (Nguyễn Văn Chấn, Po Ceng), trị vì (1799-1822), Thuận Thành trấn (Panduranga). Po Klan Thu làm phó vương.
- Po Bait Lan (Nguyễn Văn Lân), trị vì 1822, Thuận Thành trấn (Panduranga). Minh Mệnh đưa Bait Lan lên nối ngôi, nhưng không thành, vì có sự chống đối của Lê Văn Duyệt.
- Po Klan Thu (Nguyễn Văn Vĩnh), trị vì (1822-1828), Thuận Thành trấn (Panduranga). Cei Dhar Kaok làm phó vương.
-Po Phaok The (Nguyễn Văn Thừa), trị vì (1828-1832), Thuận Thành trấn (Panduranga). Cei Dhar Kaok (Nguyễn Văn Nguyên) làm phó vương.
Giai đoạn Thuận Thành trấn, do người Chăm cai trị, nhưng không xuất phát từ dòng dõi quý tộc hay hoàng gia Panduranga, nên trong cuộc khởi nghĩa của Katip Sumat và Katip Thak Wa (Ja Thak Wa) triệu tập một hội đồng để chỉ định Po War Palei (La Bôn Vương), dân tộc Churu, Raglai lên làm quốc vương (Po Patrai). Po War Palei là người Churu, Raglai thuộc hoàng gia Po Rome. Sự phong chức cho Po War Palei làm qốc vương có nghĩa Katip Thak Wa muốn phục hưng lại triều đại Panduranga thuộc tộc người Churu, Raglai thuộc dòng dõi hoàng gia Champa chính thống.
---
MỘT SỐ DANH XƯNG CHAMPA TRẢI QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ
---
- HỒ TÔN TINH (trước thế kỷ 1 TCN): Xưa kia có một vương quốc mang tên Diệu Nghiêm, vị vua của vương quốc này là Tràng Minh, hiệu Quỷ Vương có mười đầu. Phía bắc vương quốc này có một vương quốc khác tên Hồ Tôn Tinh. Hoàng tử Chung Tư, người kế vị vua Hồ Tôn Tinh, có một người vợ là công chúa Bạch Tinh. Công chúa Bạch Tinh có một sắc đẹp tuyệt trần không giống người phàm. Quỷ Vương, mê hồn trước sắc đẹp của Bạch Tinh, mang binh sang đánh nước Hồ Tôn Tinh và cướp công chúa về nước. Hoàng tử Chung Tư, quá căm giận, dẫn đầu một đoàn hầu binh xẻ núi băng biển tiến vào vương quốc Diệu Nghiêm, giết chết Quỷ Vương, đưa công chúa Bạch Tinh về.
- LÂM ẤP (192 - 757): Lin Yi (tiền thân Champa)
- HOÀN VƯƠNG (757 - 859): Huánwáng (Champa)
- CHIÊM THÀNH (859 - 1471): Zhancheng (Champa)
- HOA ANH (1471 - 1611): Aia Ru-Phú Yên (Champa)
- KAUTHARA (757 - 1653): Aia Terang-NhaTrang (Champa)
- NAM BÀN (1471 đến thế kỷ 20): Vijaya- Degar Tây Nguyên (Champa)
- PANDURANGA (757-1693): Ninh Thuận - Bình Thuận (Champa)
- THUẬN THÀNH TRẤN (1693 - 1832): Ninh Thuận - Bình Thuận (Champa)
-----***-----
Tác giả: Ts. Putra Podam(Văn Ngọc Sáng)
Nguồn: kauthara.org
Bài đăng: https://kauthara.org/article/729
-----***-----