14/12/2023
【被紋繡師耽誤的眼鏡美女服飾店長?來讓靠實力說話的阮宣慈幫妳變美吧!】
(本篇專訪轉錄自 Hang TV - 越南夯台灣,中越雙語撰寫)
「我原本想開服飾店,但衡量之後覺得做紋繡的創業成本比較低,就去學紋繡想說等存夠錢再開服飾店,沒想到幾年下來,投入在紋繡的錢都夠我開好幾間服飾店了!」年輕的阮宣慈提起這段創業經過,忍不住笑了出來。
“Ban đầu tôi muốn mở shop quần áo, nhưng sau khi tìm hiểu thì thấy chi phí khởi nghiệp nghề phun xăm thấp hơn nên tôi đi học phun xăm trước, và dự định sẽ mở một cửa hàng quần áo sau khi tiết kiệm đủ tiền. Nhưng không ngờ là sau mấy năm, số tiền đầu tư vào quán phun xăm đủ để tôi mở vài cửa hàng quần áo.” Cô gái Thương Nguyễn bật cười khi nhắc tới câu chuyện khởi nghiệp của mình.
阮宣慈(越南原名:Thương Nguyễn)的紋繡店「THUONG NGUYEN TAIWAN ACADEMY」開在雲林縣斗六車站附近的愛國街,本人戴著眼鏡、身材纖細、氣質婉約,講起話輕聲細語,讓人驚訝的是她的中文能力,無論口說或識字都非常流利,她說是因為曾有在中國工作過的經驗,但看的出有在語言方面下苦功來融入台灣社會。
Tiệm phun xăm "THUONG NGUYEN TAIWAN ACADEMY" của Thương nằm trên đường AiGuo, gần ga Douliu, huyện Vân Lâm. Thương – một cô gái nhỏ đeo kính, dáng người mảnh khảnh, khí chất yêu kiều, giọng nói cũng khá là nhẹ nhàng. Điều làm tôi bất ngờ là khả năng tiếng Trung của cô, bất kể là viết chữ hay khả năng nói đều rất tốt. Thương chia sẻ vì cô đã từng làm việc ở Trung Quốc, nhưng tôi nghĩ rằng Thương đã phải rất cố gắng để có thể học tốt ngôn ngữ và hòa nhập vào xã hội Đài Loan.
年僅27歲的阮宣慈是來自越南北江省的新住民,18歲高中畢業後她志在創業,內心在服飾跟紋繡之間糾結,最後紋繡勝出,不過她坦言當初學紋繡拜師學藝的過程不太順利,前後跟了好幾個老師,所幸當年吃的苦都成為如今的養份,當自己成為傳道授業的紋繡老師之後,能更了解學生遇到的困難。
Năm nay Thương 27 tuổi, quê ở Bắc Giang. Sau khi tốt nghiệp THPT, cô gái 18 tuổi ngày đó có khát vọng khởi nghiệp, cô phân vân không biết nên mở shop quần áo hay là theo đuổi nghề phun xăm? Cuối cùng thì cô đã lựa chọn tạm gác ước mơ với ngành thời trang và đến với phun xăm. Thời gian đầu khi mới tiếp xúc với nghề, dường như Thương đã gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù theo học với một vài giáo viên nhưng có vẻ thành quả không như những gì mong đợi. Tuy vậy Thương không hề bỏ cuộc, cô gái ấy đã không ngừng nỗ lực học hỏi, trải qua một quá trình khổ luyện, cuối cùng thì những khó khăn đó cũng là nguồn dinh dưỡng nuôi lớn tay nghề của cô. Sau này khi trở thành giáo viên phun xăm, cô lại càng thấu hiểu nỗi vất vả của những người mới chập chững vào nghề.
2018年宣慈來到台灣並定居在斗六,由於有現實的經濟考量,她很快就決定要用自己研修多年的紋繡手藝在台灣掙錢,一開始她沒有錢開店,靠著朋友介紹四處到府服務,靠著自己努力存錢,終於在斗六西市場開起「THUONG NGUYEN TAIWAN ACADEMY」第一代店面,原店面經營數年後,再搬遷到目前愛國街20號的第二代店面至今。
Năm 2018, Thương đến Đài Loan và định cư ở Douliu, vì hoàn cảnh kinh tế nên cô nhanh chóng nảy ra ý tưởng mở tiệm phun xăm. Tuy nhiên để có tiền mở tiệm, thời gian đầu Thương cũng khá chật vật, phải chạy đi chạy lại khắp nơi để phục vụ khách có nhu cầu phun xăm. May mắn là nhờ có bạn bè giới thiệu và với tay nghề của mình, cuối cùng Thương cũng đã tích cóp được một khoản, đủ để mở một cửa hàng đầu tiên mang tên “THUONG NGUYEN TAIWAN ACADEMY” ở ngay trong chợ Douliuxi. Sau vài năm, Thương quyết định mở rộng quy mô và chuyển tới một địa điểm lớn hơn, cũng chính là địa chỉ hiện tại trên đường Aiguo.
宣慈說,越南美容項目有自己的體系,她在越南必須考取「PMU證書」才能出師執業,當然來到台灣後原本的證書都不能用,她必須再去考台灣的美容丙級證照。難考嗎?「其實術科部份很簡單,因為我在越南有經驗,操作起來很熟練,但學科部份因為是全中文試題,真是把我折磨的半死才考過!」
Thương cho biết, lĩnh vực thẩm mỹ của Việt Nam có hệ thống riêng, cô phải có “chứng chỉ PMU” mới có thể bắt đầu hành nghề, tất nhiên chứng chỉ gốc sau khi đến Đài Loan không được sử dụng, cho nên cô phải đi thi chứng chỉ do Đài Loan cấp. “Thật ra phần thực hành rất dễ vì tôi đã có kinh nghiệm ở Việt Nam và xử lý rất thành thạo. Tuy nhiên, vì đề thi lý thuyết hoàn toàn là tiếng Trung nên tôi thực sự phải trầy trật lắm mới thi được chứng chỉ!” - Thương chia sẻ.
說到這,宣慈苦笑說考機車駕照反而比較簡單,因為各地監理所為了服務人數眾多的東南亞移工跟新住民,早就將筆試內容翻譯成越印泰英等語言,各國新住民可以選擇自己的母語應考;然而也有眾多新住民去報考的美容證照,迄今卻還是只有中文考題,宣慈只能逼自己不斷加強中文能力去應考,看來她流利的聽說讀寫能力是這樣磨練出來的。
Thương kể: “Thi bằng xe máy lại khá là dễ dàng, bởi vì để phục vụ số lượng lớn người lao động nhập cư và di dân mới Đông Nam Á, các trung tâm sát hạch ở nhiều nơi đã dịch thuật nội dung bài kiểm tra sang tiếng Việt, Inđô, Thái Lan, tiếng Anh và các ngôn ngữ khác. Di dân mới từ nhiều quốc gia khác nhau có thể tự chọn ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Trong khi đó cũng có khá nhiều di dân mới đã đăng ký thi chứng chỉ thẩm mỹ, nhưng cho đến nay đề thi vẫn chỉ có tiếng Trung. Vì vậy mà Thương buộc bản thân phải không ngừng nâng cao khả năng tiếng Trung của mình. Có vẻ như kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Trung của cô đã được mài giũa theo cách này.
一般東南亞新住民來到台灣後,光是學習語言跟適應環境就得花上不少時間,宣慈還得加上考證照、找店面、簽租約、買設備、做宣傳等等,創業難度可說是SS級,過程會不會很挫折?「我有好幾年壓力很大,很常哭啊,天天都在哭。」加上前幾年爆發新冠肺炎疫情,宣慈有三年沒見到自己的父母,內心的煎熬可想而知,直到今年才有機會返鄉探望久違的雙親。
Nói chung, những di dân mới từ Đông Nam Á đến Đài Loan, họ phải mất rất nhiều thời gian để học ngôn ngữ và thích nghi với môi trường sống mới. Cá nhân Thương còn phải thi chứng chỉ, tìm cửa hàng, ký hợp đồng thuê nhà, mua thiết bị, quảng cáo, v.v. Khó khăn không phải nhân đôi mà nhân lên rất rất nhiều lần. Khi được hỏi trong quá trình khởi nghiệp đã bao giờ Thương nghĩ sẻ bỏ cuộc? Thương trả lời: "Tôi đã phải chịu rất nhiều áp lực trong mấy năm liền, ngày nào cũng khóc rất nhiều.” Lại cộng thêm sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19, Thương không được gặp cha mẹ mình trong suốt 3 năm, nỗi nhớ nhà ấy càng tăng thêm sự khó khăn trong tâm trí của Thương, và cho mãi đến tận năm nay Thương mới có dịp về quê thăm gia đình người thân.
隨著店面的經營,宣慈紮實的紋繡手藝很快就獲得客人好評,流利講雙語的優勢讓她的客人台越皆有。不過斗六市區有不少紋繡店,她覺得自己的優勢在哪?一講到紋繡,原本略顯害羞的宣慈頓時認真起來,拿出手機打開店面的FB粉專「ThuongNguyen Academy - 紋繡美學」,秀出幾個她最滿意的紋繡作品做解說。
Vậy là công việc kinh doanh cũng dần đi vào ổn định, với tay nghề điêu luyện của mình, Thương nhanh chóng nhận được nhiều lời khen ngợi từ khách hàng, đồng thời với lợi thế nói thông thạo song ngữ nên khách hàng tìm tới cô không chỉ là người Việt mà khách bản địa cũng rất nhiều. Tuy nhiên, ở Douliu cũng có không ít các tiệm phun xăm, vậy thì Thương có ưu điểm gì? Khi nhắc tới phun xăm, cô gái vốn có chút ngại ngùng bỗng trở nên nghiêm túc và đầy nhiệt huyết, Thương lấy điện thoại di động ra và mở trang fan page của cửa hàng "ThươngNguyen Academy - 紋繡美學", lấy một số tác phẩm ưng ý nhất của mình để giải thích.
「我們越南人做霧眉的風格比較不一樣,線條比較細,每次大概要做2~3小時,總共要來兩次,之後還可以來補色…然後做紋唇的話,我的標準是顏色一定要做到很自然,這樣出門給人看才漂亮…」琳瑯滿目的作品展示,不難看出宣慈對紋繡的熱情與專業程度。
“Phong cách phun xăm của người Việt Nam hơi khác một chút, viền lông mày sẽ mảnh hơn, mỗi lần phun xăm khoảng 2 đến 3 tiếng, chia ra làm 2 lần, sau khi hoàn thành cũng có thể đến chỉnh sửa màu sắc… Còn về xăm môi, tiêu chuẩn của tôi là màu sắc phải thật tự nhiên, như vậy mới giúp các chị em tự tin khi ra đường…” Nhìn cô gái say sưa miêu tả những tác phẩm của mình, không khó để nhận ra niềm đam mê và sự chuyên nghiệp đối nghề phun xăm của Thương.
值得一提的是,宣慈說她才剛開店幾個月,就有客人想付費向她拜師學藝,而且人數還越來越多,她也只能在眾多客人的強烈請求下,額外當起紋繡老師。
Thương cho biết, cô mới mở quán chưa được bao lâu, đã có khách hàng muốn trả tiền để được theo học nghề, số lượng khách yêu cầu theo học ngày càng nhiều, chính vì thế mà cô đã chiều lòng học viên, mở lớp hướng dẫn và truyền nghề lại cho các bạn.
雖然做教學會佔用她不少時間,但想起過去學藝時的不順利,她想讓自己的學生少走點冤枉路,於是自掏腰包在店裡添購大尺寸螢幕,自己製作中越雙語教材,甚至為每位學生設計精美的結業證書,像是昨天剛結業的一班,將近20位學生把店裡坐滿滿,授課中的宣慈開啟中越雙聲道、仔細的講解,讓台下學生聽得如沐春風、獲益良多。
Mặc dù việc dạy học chiếm khá nhiều thời gian của cô, nhưng nhớ lại những khó khăn thời mới vào nghề của mình, Thương muốn giúp học trò có thể rút ngắn thời gian và tránh mất tiền oan. Cô đã đầu tư hẳn một màn hình lớn, tự chuẩn bị tài liệu song ngữ Việt-Trung. Thậm chí còn thiết kế giấy chứng nhận tốt nghiệp tinh tế cho từng học sinh. Ví dụ như mới hôm qua thôi cũng có một lớp mới tốt nghiệp, gần 20 học viên ngồi chật kín cả cửa tiệm. Trong buổi học, Thương sử dụng thành thạo hai ngôn ngữ để giải thích cặn kẽ, giúp cho học viên ngồi dưới có thể tiếp thu nhanh kiến thức.
但這些學生畢業後,不是都會變成她的競爭對手嗎?學生也在附近開店怎麼辦?宣慈笑說她不擔心這種事,一來很多學生是跨縣市過來學藝,要開店也是開在別處,二來她對自己的實力有絕對的信心,不然不會輕易把自己的壓箱絕活傾囊相授。
Nhưng những học viên này sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của Thương thì sao? Học sinh mở tiệm ngay cạnh quán của Thương thì sao?
Thương cười bảo không lo lắng về chuyện này. Thứ nhất là vì đa phần học viên tìm đến đều là những người từ các tỉnh thành khác, nếu mà muốn mở tiệm thì mọi người cũng sẽ chọn địa điểm gần nhà để mở. Ngoài ra thì Thương cũng rất tự tin vào tay nghề của mình nên mới muốn chia sẻ lại cho các bạn yêu nghề giống mình.
談到宣慈未來在台灣還有什麼想做的事?她微微一笑:「我還是要開服飾店啦!這個夢想沒變過,我會努力到底的。」看來真的是一位被紋繡師耽誤的服飾店長,或許再過幾年後,紋繡店旁邊就會多了一間她的服飾店呢。
Khi được hỏi về kế hoạch tương lai của Thương ở Đài Loan, cô cười bảo: “Tôi vẫn muốn mở shop quần áo đấy! Ước mơ ấy chưa bao giờ thay đổi, cho nên tôi sẽ cố gắng đến cùng.” Có vẻ như là tình yêu phun xăm đã làm gián đoạn ước mơ mở shop quần áo của Thương. Biết đâu một vài năm về sau, bên cạnh tiệm phun xăm, Thương lại có thêm được cho mình một shop quần áo thì sao? Chúc cô gái Thương Nguyễn sẽ luôn thành công và thuận lợi trên con đường này. Mong rằng Thương sẽ tiếp tục dẫn dắt nhiều thế hệ học trò, để giúp đỡ nhiều hơn các chị em Việt Nam đang sinh sống tại Đài Loan, để mọi người có được cho mình một cái nghề mưu sinh, tuy vất vả nhưng lại làm đẹp cho đời.
店名:THUONG NGUYEN TAIWAN ACADEMY
地址:雲林縣斗六市愛國街20號(斗六車站附近)
電話:0909036529(同Line ID)
FB粉專:ThuongNguyen Academy-紋繡美學