Sài Gòn YOLO

  • Home
  • Sài Gòn YOLO

Sài Gòn YOLO Page tập trung tất cả những món ăn chơi ở Sài Gòn !!!

"Nuôi em" ở đây là tiếng nói trại đi của chữ Noel mà tụi con nít tụi tui hồi xưa hay dùng để chỉ mùa Giáng sinh.Mùa Gián...
23/12/2022

"Nuôi em" ở đây là tiếng nói trại đi của chữ Noel mà tụi con nít tụi tui hồi xưa hay dùng để chỉ mùa Giáng sinh.

Mùa Giáng sinh cũng như mùa tết ta, người ta vui, người ta đón chào không phải ngay ngày chính thức của lễ mà chính là những ngày trước đó. Nhất là con nít chộn rộn đón chào một cách hân hoan quá sức hiểu biết của lứa tuổi.

À, đối với tụi con nít Công giáo sự chộn rộn, đón mừng là vì sẽ được "Ông già nuôi em" cho quà theo điều ước nguyện bỏ trong chiếc vớ treo đầu giường (thay cho lò sưởi-nếu kẹt quá, treo dưới bếp có ông Táo cũng được). Đối với con nít, cũng như nam thanh nữ tú ngoại đạo khi đến đầu tháng 12 là cũng bắt đầu chộn rộn, chạo rạo chuẩn bị cho mùa Giáng sinh và một đêm Noel thật tưng bừng, trăm ngàn kiểu đón Chúa vòng vòng Vương Cung Thánh Đường. Noel nào đâu của riêng ai?

Đấy là thời gian của những bài nhạc Noel diễm lệ vang lên còn hơn tiếng chuông phát ra từ những chiếc radio, những cuộn băng trên máy Akai của những quán cà phê được trang trí bằng những cây thông giấy nho nhỏ. “Lạy Chúa, con là người không đạo nhưng tin rằng có Chúa ở trên cao…”(Trần Thiện Thanh). Những Noel của kẻ thất tình khi đó mùa Noel cuối cùng có em: “Bài thánh ca đó còn nhớ không em.Noel năm nào chúng mình có nhau…”(Nguyễn Vũ). “Thê thảm thiết” hơn thì “Con quỳ lạy Chúa trên trời/sao cho con lấy được người con thương/Đời con đau khổ đã nhiều, từ khi thơ dại đủ điều đắng cay/Số nghèo hai chục năm nay/ xây bao nhiêu mộng trắng tay vẫn nghèo/ Chúa ơi! Chúa ơi!...” (Phạm Duy-Lê Dinh). Băng, đĩa , bài hát có lời liên quan đến Noel là cháy hàng. Chưa nói là trên các chương trình văn nghệ trên băng tầng số 9 của Đài truyền hình Sài gòn cũng không nhường bước cho các chương trình của đài phát thanh. Ấy là chưa nói đài băng tần 11 của TV Mỹ vang lên nào là White Christmas, Silent Night, Santa Claus Is Coming to Town… Rộn ràng, thật rộn ràng từ trong lồng ngực rộn ràng ra!

Trong khi mùa "nuôi em" có vẻ là mùa… thất tình của các nhạc sĩ thì đối với bọn trai trẻ như tụi tui là mùa tán “ghệ” không ngơi nghỉ. Không thể mở miệng “thót” một câu nghe được trước mặt mấy nàng áo dài, tụi quần xanh áo trắng đành phải mượn mấy tấm thiệp chúc mừng Noel để ngỏ lời. Không thành công thì cũng… thất bại khi hiểu được lòng “nường”. Thằng bạn tui vốn là đệ tử của một họa sĩ nên nó đầy hoa tay, vô cùng được săn đón mùa Noel. Tụi tui mời nó cà phê Năm Dưỡng, hủ tíu mì sáng khu Nguyễn Thiện Thuật gần trường Petrus Ký để nhờ nó vẽ tay cho vài cái thiệp tặng người trong cõi nhớ. Khi có thiệp rồi chính tay tụi tôi sẽ viết trên giấy pơluy hồng hay xanh những lời từ trái tim (đa số là chôm trong sách) của mình. Những tấm thiệp Giáng sinh được dùng để thay lời tán tỉnh. Nhờ vậy, mỗi mùa Noel đến là mỗi mùa kiếm tiền của gia đình thằng bạn tôi. Ba nó mua giấy bristol giao cho nó vẽ bằng bút chì gương mặt thiếu nữ, hoặc mấy cô gái trong tà áo dài với bối cảnh luôn là nhà thờ rồi em nó sơn màu, rắc kim tuyến lên với vài dòng chữ Merry Christmas, x’Max, Mừng Giáng sinh… Thế là đã có một tấm thiệp vẽ tay (thời thượng gọi là hand-made). Thiệp do gia đình nó sản xuất khép kín phát hành bằng cách bỏ mối sỉ bán đầy các nhà sách dọc trục đường Lê Lợi gần nhà sách Khai Trí, trên các sạp dọc đường Nguyễn Du đối diện Vương Cung Thánh Đường. Phải nói là các sạp này bán đủ thứ loại từ thiệp vẽ tay, thiệp in lụa đến thiệp in offset, thiệp in nổi nhập từ nước ngoài. Cần một tấm thiệp đủ màu, đủ sắc, đủ Noel để gửi đến bạn bè thân, người thương hãy đến khu vực nầy sẽ được đáp ứng đầy đủ theo túi tiền.

Mấy sạp dã chiến này ngoài bán thiệp Giáng sinh, thiệp xuân còn bán những cành thông nho nhỏ. Những gia đình Công giáo muốn tìm những cây thông thật là… thông y như thông Đà Lạt thì chỉ cần đến khu vực đường Nguyễn Huệ cứ không cần phải lên xứ đồi thông hai mộ chi cho cực cái thân. Thiệt là ngộ con đường Nguyễn Huệ này! Tết âm lịch thì trở thành con đường bán hoa xuân rực rỡ còn mùa Noel trở thành một đường thông như rừng thông từ Đà Lạt bê về. Từ đầu đường Nguyễn Huệ góc Lê Lợi có tiệm kem lạnh buốt Pole Nord chạy dài cho tới tận cuối đường là một màu xanh lục bát ngát với thông thật, thông giấy đủ cỡ. Những kiosque hai bên đường rực rỡ ánh đèn, rực rỡ những ngôi sao lấp lánh, dây treo kim tuyến đủ loại sắc màu. Đến đường Nguyễn Huệ vào lúc này là đã thấy hơi hướm “Ông già nuôi em”… Nhưng đường này không đẹp chỉ vì thông mà còn đẹp vì bóng dáng những cô thiếu nữ Sài thành đi cùng những chàng trai “bảnh tỏn” đóng “quỡn”, vận “y”, chân mang “hia cối”, mắt đeo kính hippy to bự, che hết gương mặt. Đây là “đội quân” sẽ có mặt ào ạt trong đêm 24 vòng quanh những cung đường bao bọc Vương Cung Thánh Đường bằng đủ các loại xe Honda, Suzuki, Kawasaki, Bridgestone… với nhiều cấp độ phân khối lớn nhỏ. Thấy những chiếc xe lạng lách, chen chúc, những ông bà cụ đi lễ nửa đêm chỉ biết chép miệng “Giêsu ma…Giêsu ma…”. Nhưng thật ra đây chỉ là một sự lo xa vì đêm "nuôi em" là đêm “bình yên dưới thế cho người thiện tâm”. Thật ra, nam thanh nữ tú chỉ chạy xe vòng vòng để nhìn nhau, ngắm nhau đến nửa đêm cho đến khi nghe tiếng chuông nhà thờ báo hiệu “Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá, nơi máng lừa…”(Hải Linh).

Năm nào cũng vậy, người Sài Gòn biết mùa “nuôi em” bắt đầu từ những tấm thiệp gửi đi khắp phương xa, từ những hàng thông nhấp nháy ánh đèn, những ngôi sao Bethlehem đủ màu kim tuyến xuất hiện ngập tràn xanh trên con đường Nguyễn Huệ.

Nguồn: Lê Văn Nghĩa - Thanhnien.

Có một Sài Gòn thật mới… 😍Nguồn: Lang Thang Sài Gòn
21/12/2022

Có một Sài Gòn thật mới… 😍

Nguồn: Lang Thang Sài Gòn

Kỳ thiệt! Sài Gòn cắc cớ thật, chỉ mỗi con đường thôi mà loanh quanh đi hoài hông nhớ...Sài Gòn cắc cớ29 tuổi, tôi lên S...
19/12/2022

Kỳ thiệt! Sài Gòn cắc cớ thật, chỉ mỗi con đường thôi mà loanh quanh đi hoài hông nhớ...

Sài Gòn cắc cớ

29 tuổi, tôi lên Sài Gòn hò hẹn với người yêu. Kỳ thiệt! Sài Gòn cắc cớ thật, chỉ mỗi con đường thôi mà loanh quanh đi hoài hông nhớ, từ Bến xe Miền Tây đến Mã Lò, mỗi ông xe ôm lại chạy một tuyến đường khác nhau. Bực thật, nhưng bác xe ôm cũng từ tốn khi tôi hỏi dài, nhà quê mới lên mà, không biết thì hỏi, ngại gì. Các bác xe ôm vui vẻ chỉ lại đường đi, nhưng kệ, tôi không chú tâm nghe lắm, vì biết thừa lần sau lên cũng hông nhớ đâu. Lạc. Ừ mà lạc thế cũng vui, vì trên đường tôi mải ngắm bằng lăng nở tím đường dễ thương thiệt! Giữa những tòa nhà chọc trời lại có hàng bằng lăng rụng tím cả vỉa hè. Thôi thì tối nay dẫn người yêu đi dạo phố... bằng lăng vậy!

Người yêu tôi phì cười nhưng nàng vẫn đưa tay tôi dắt đi, giữa lòng thành phố những tưởng không hiện diện thiên nhiên, nhưng nào hay lại có những đêm hò hẹn đến mơ màng phố thị. Chùm hoa tím lay nhẹ trong gió và ánh trăng rọi xuống lòng đường. Huyễn hoặc thật, định nói câu gì đó thật lãng mạn, nhưng vừa chỉ tay lên vầng trăng gọi nàng, thì Sài Gòn lại cắt cớ: máy bay ầm ào trên đầu khuất cả vầng trăng hiếm hoi. Đêm ấy Sài Gòn biến tôi từ lãng mạn thành... lãng xẹt! Mà hổng sao, dù sao cũng được nắm tay nàng rồi còn gì, mùi hương tay con gái mình yêu cộng với hương hoa bằng lăng thì không loại nước hoa nào trên thế giới thơm bằng. Thơm mãi đến ngày cưới của tôi. À không, thơm đến tận bây giờ ấy chứ! Thật 100%!

Sài Gòn bôn ba

Tôi thất nghiệp dưới quê. Theo vợ lên Sài Gòn làm công nhân. Hơn tháng đi phụ hồ ngày nào cũng tạt ngang chỗ để bình “nước miễn phí” uống vài ngụm cho đã khát. Có bà ngoại bán bánh mì gần đó thấy ngày nào tôi cũng uống, có lần kêu lại, gí ổ bánh mì đầy thịt vào tay tôi nói: “Ăn đi con”! Ừ, Sài Gòn ngắn gọn và lạ lẫm thế đấy. Mắt bà ngoại nồng ấm, mắt tôi thì rưng rưng. Sài Gòn ngộ thiệt à nghen!

“Mày cứ ở lại thành phố đi, kiên nhẫn chút, nơi này không tuyệt đường người đâu. Sài Gòn nghĩa hiệp mà!”. Vài tháng sau, tôi ứng tuyển vào công ty, vị trí đúng sở trường, làm 4 tháng, thăng lên sếp. Học theo Sài Gòn, tôi vẫn giữ thông lệ ăn bánh mì của bà ngoại đến hôm nay.

Sài Gòn mưa

Lại mưa rồi kìa. Ngập có phải là đặc tính của nơi này hông ta? Chẳng biết, chỉ biết mỗi lần mưa là có vài đứa nhỏ cầm xấp vé số ế trên tay, người thì chịu ướt, chạy từ quán này qua quán kia: “Mua vé số phụ con đi chú!”. Giọt nước nhễu cái tạch, trên mái tóc non tơ cháy nắng xuống bàn cờ tướng của hai lão kỳ thủ ở quán cóc ven đường. Đang bốc con cờ định chiếu bí địch thủ, lão ngừng tay: “Ê, thằng nào thua bàn này mua cho cháu nó 5 tờ vé số nghen mậy, nhìn tội nghiệp! - OK luôn!”.

Nói xong, lão để con cờ xuống: “Bí nè!”. Bên kia thua mà cười ha hả: “Chiều nay tui trúng thì cảm ơn ông đã chiếu bí tui, lúc đó đừng có mà hối hận à!”. Mọi người trong quán cười phá lên, mắt long lanh nhìn con bé. Mưa mà nghe ấm đến lạ kỳ!

Sài Gòn my love

Lần này mất luôn mùi bằng lăng mà thơm mùi bệnh viện. Nằm dưới gầm giường chăm vợ đẻ trong Bệnh viện Hùng Vương, mới ngộ ra một điều, đâu phải bệnh viện nào cũng đau thương. Ờ mà lộn, đau thương thiệt, nhìn vợ đau đẻ mà tôi thương. Chạy như con gà, nửa đêm chạy kêu y tá đến khám, vì vợ tôi nóng hơn bình thường. Đo nhiệt kế xong, cô y tá nhìn tôi cười một cái: “Con so phải không?”. “Dạ”! Mới biết là do cảm giác của tôi thôi, mà đã là cảm giác của tôi thì y học cũng bó tay. Phải chi dưới quê mà kêu lúc nửa đêm kiểu này thì bị ăn chửi là cái chắc. Nhưng đây là đâu? Sài Gòn. Tôi nhận được cái cười thật duyên của cô y tá, tôi hiểu cô cười vì cảm thông độ khờ của tôi.

Tôi đút vội phong bì cho y tá, trước khi vợ tôi vào phòng sanh. Quái lạ, lần trước làm phiền lúc nửa đêm người ta không trách, mà còn cười thật duyên. Lần này đưa phong bì, người ta hổng cười mà ngược lại còn la tôi. “Chúng tôi không nhận tiền của anh, anh giữ lấy mà lo cho vợ con”. Nhục ơi là nhục. Nhưng mà vui ơi là vui...

Rồi toàn mấy thằng đực rựa đi chăm vợ đẻ mà chia cơm chia cháo cho nhau, lần đầu gặp mà nói với nhau đủ thứ trên đời, thiếu điều muốn kết thông gia vậy. Ngộ ra điều nữa, có lắm lúc đàn ông nhiều chuyện hơn phụ nữ nhiều lắm!

Và Sài Gòn ơi! - “Oa oa”...

Sài Gòn lúc này là đôi mắt yêu thương của trẻ thơ.

Sài Gòn là giọt nước mắt hạnh phúc lăn trên mặt tôi.

Sài Gòn là thiên thần bé bỏng lạc đến thế giới loài người.

Sài Gòn ngộ thiệt à nghen!

Nguồn: Khét - Thanhnien.vn

NGƯỜI SÀI GÒN GIÀU CÓNếu ai đó nói rằng người Sài Gòn rất giàu có, thì điều đó không sai. Người Sài Gòn giàu có thật. Họ...
19/12/2022

NGƯỜI SÀI GÒN GIÀU CÓ

Nếu ai đó nói rằng người Sài Gòn rất giàu có, thì điều đó không sai. Người Sài Gòn giàu có thật. Họ giàu có… lòng tốt.

Là phóng viên, tôi từng bắt gặp những câu chuyện đẹp về lòng tốt của nhiều người ở Sài Gòn để chuyển tải trên mặt báo.

Như chuyện của bà Trần Thị Như Ý (52 tuổi, nhà ở đường Võ Duy Ninh, P.22, Q.Bình Thạnh, TP.HCM). Vô tình biết một thí sinh quên đem giấy tờ dự thi kỳ thi THPT Quốc gia 2017 đã nhanh chóng chở thí sinh ấy về nhà cách điểm thi cả chục km, rồi tức tốc chở quay ngược lại điểm thi cho kịp giờ làm bài.

Hay bà Nguyễn Xuân Lan (50 tuổi, nhà ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM), là một trong những người đầu tiên có ý tưởng đặt thùng bánh mì “Từ thiện - miễn phí - một người một ổ” để giúp những người lao động nghèo... ghé lấy ăn mỗi khi đói.

Nhiều người bảo, sở dĩ người Sài Gòn hay giúp đỡ người khác vì có điều kiện, giàu có, nên dư dả để giúp người.

Đúng là người Sài Gòn giàu có thật, nhưng giàu... tình người, giàu có... lòng tốt, chứ chưa hẳn là nhiều tiền bạc.

Bà Ý, bà Lan là “dân Sài Gòn gốc”, họ chẳng khá giả. Ngày bà Ý chở giúp thí sinh, bà đã trễ giờ “kiếm cơm” bằng nghề bán xôi ở chợ Thị Nghè. Bà Ý chở giúp “vì thấy thằng cu đó tội quá” như lời bà tâm sự.

Bà Lan cũng mưu sinh khó nhọc bằng đủ thứ nghề. Dẫu vậy, bà vẫn “chừa” ít tiền để cho ra đời thùng bánh mì miễn phí chỉ mong giúp đỡ và chia sẻ với bà con, với những người khó khăn.

Tôi từng chứng kiến nhiều người Sài Gòn, khi vô tình đọc được bài báo về một trường hợp nghèo khó, đã dốc sạch khoản tiền dành dụm để quyên góp, giúp đỡ. Có người chạy xe ôm vét hết túi số tiền công kiếm được trong ngày để “giúp được thì giúp”.

Người Sài Gòn là vậy, dù có thể không giàu có của cải, vật chất, nhưng chỉ cần thấy động lòng, xót dạ là hết mình chia sẻ cùng người khác. Họ sẵn sàng chìa tay giúp đỡ những mảnh đời khó khăn. Họ giúp đỡ trong âm thầm, lặng lẽ để cuộc đời này trở nên tốt đẹp, chứ không phải để phô trương. Nhiều người quyên góp tiền giúp đỡ người khác nhưng nhắn nhủ: “Đừng ghi tên tôi làm gì, cứ để “một người ở Sài Gòn” là được rồi”. Ngày tôi liên hệ bà Ý để viết bài, bà cứ xua tay: “Trời ơi, có gì đâu mà viết, tui làm chuyện bình thường mà”…

Lòng tốt của người Sài Gòn là vậy, cứ hiển hiện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên như hơi thở.

Và dường như chính lòng tốt của “dân Sài Gòn gốc” đã phần nào thắp lên ngọn lửa yêu thương của những người khác, là những người “dân tỉnh lẻ” đang là “người Sài Gòn” khi sinh sống, làm việc ở thành phố này. Lòng tốt của con người qua đó được nhân rộng, lan tỏa mạnh mẽ.

Nhiều nhân vật trong các bài báo của tôi từng thổ lộ, chính lòng tốt của người Sài Gòn hiện hữu mỗi ngày là niềm cảm hứng mạnh mẽ để khơi gợi, đánh thức sự thiện lương trong họ.

Hồ Tuấn Sáng (30 tuổi) là người Nghệ An nhưng sinh sống ở Sài Gòn nhiều năm. Sáng đồng cảm khi chứng kiến được nhiều câu chuyện đẹp về sự giàu có lòng tốt của người Sài Gòn. Sáng xem sự tử tế ấy là điều phải học hỏi, cũng muốn là “một người giàu có… lòng tốt” giống như “dân Sài Gòn gốc”.

Để rồi Sáng đã dành tình yêu cho thành phố này bằng cách cùng nhiều người bạn đến từ nhiều nơi lập ra nhóm SOS Sài Gòn. Hàng đêm, nhóm rảo khắp nẻo đường để giúp đỡ người dân bằng cách vá xe, cứu nạn miễn phí.

Vẫn biết rằng trong mỗi người, dù làm nghề gì, lứa tuổi nào, ở bất kỳ đâu thì cũng có lòng tốt. Vì bản chất của con người là sự thiện lương. Ở nhiều tỉnh, thành, lòng tốt vẫn đã và đang hiển hiện từng giờ, từng ngày. Thế nhưng nếu nói, về lòng tốt, người Sài Gòn giàu có bật nhất thì có lẽ không ai bắt bẻ.

Cứ nghĩ về thời gian khi kỳ thi “2 trong 1” chưa ra đời thì hiểu rõ điều ấy. Không ít người Sài Gòn đã cưu mang hàng vạn thí sinh, phụ huynh từ khắp mọi nơi, chăm lo chỗ ở, miếng ăn… miễn phí.

Người Sài Gòn khởi xướng việc nấu những suất ăn miễn phí cho bệnh nhân, người nhà ở các bệnh viện tại Sài Gòn. Những bữa cơm đậm tình người ấy đã, đang, và vẫn còn hiển hiện, làm vơi bớt đi nỗi khó khăn của bao người.

Những đợt bão lũ ở miền Trung, miền Tây…, người Sài Gòn, với sự giàu có về lòng tốt, chứ chưa hẳn giàu có về vật chất, đã quyên góp vô số phần quà để cứu giúp người dân ở vùng chịu thiên tai.

Có thể nói, sự giàu có về lòng tốt như là đặc trưng của người Sài Gòn vậy. Sài Gòn nghĩa tình, ấm áp tình người hơn nhờ nét đẹp bất biến ấy.

Nguồn: Nguyễn Xuân Phương - Thanhnien.vn

Đợt giãn cách lịch sử 😂
31/05/2022

Đợt giãn cách lịch sử 😂

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Sài Gòn YOLO posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share