Planet and stuff

  • Home
  • Planet and stuff

Planet and stuff Tab + ctrl

[ TOI-1452b ]Yup, lại một hành tinh nước nữa :|TOI-1452 b là một ngoại hành tinh siêu Trái đất quay quanh một ngôi sao l...
05/09/2023

[ TOI-1452b ]

Yup, lại một hành tinh nước nữa :|
TOI-1452 b là một ngoại hành tinh siêu Trái đất quay quanh một ngôi sao loại M, khoảng cách giữa ngôi sao mẹ và hành tinh 0,061 AU.

Hành tinh có kích thước gấp 1,7 lần Trái Đất, có khối lượng gấp 4,82 lần Trái đất và phải mất 11,1 ngày để hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao mẹ. Việc phát hiện ra hành tinh này được công bố vào năm 2022.

Và đúng rồi, nó nằm trong vùng ở được và được dự đoán có hỗ trợ sự sống.

[ Có thể con người đã vô tình kết liễu sự sống trên Sao Hỏa ]Giả thuyết có phần khó tin này được Dirk Schulze-Makuch, mộ...
01/09/2023

[ Có thể con người đã vô tình kết liễu sự sống trên Sao Hỏa ]

Giả thuyết có phần khó tin này được Dirk Schulze-Makuch, một nhà sinh vật học vũ trụ, đề cập tới trong một bài đăng xuất bản trên tạp chí Big Think.

Năm 1976, hai tàu đổ bộ Viking của NASA đã hạ cánh lên Sao Hỏa, và thực hiện một loạt thí nghiệm (bao gồm đổ nước xuống bề mặt sao Hỏa). Các nhà khoa học đã phát hiện thấy một trong những thí nghiệm, cụ thể là quang phổ sắc ký khí (GCMS), có sinh ra hợp chất hữu cơ clo hóa - với đặc tính khử trùng.

Thí nghiệm này được cho là mang tới cái ch.ết cho những gì còn sót lại (đây là những thí nghiệm sinh học chuyên dụng duy nhất đã được thực hiện trên Sao Hỏa).

Các nghiên cứu gần đây cũng chứng minh được rằng, sự sống có thể tự tối ưu hóa để phát triển trong điều kiện rất khô hạn.

Có thể nói, nếu sự sống tồn tại trên sao Hỏa, thì nó sẽ rất kị nước (cơ bản là dìm nước chế.t lũ vi khuẩn ngoài hành tinh).

[ Alpha Centauri - hệ sao gần hệ Mặt trời nhất ]Alpha Centauri (α Centauri / α Cen), còn được biết đến với tên gọi Nam M...
26/08/2023

[ Alpha Centauri - hệ sao gần hệ Mặt trời nhất ]

Alpha Centauri (α Centauri / α Cen), còn được biết đến với tên gọi Nam Môn Nhị, là hệ sao gần hệ Mặt Trời nhất. Nó là một hệ sao nằm ở phía nam của chòm sao Bán Nhân Mã. Bằng mắt thường quan sát nó xuất hiện như một ngôi sao duy nhất.

Là hệ sao gần nhất và hệ hành tinh gần nhất với Hệ Mặt trời của Trái Đất ở 4,37 năm ánh sáng (1,34 Parsec) từ Mặt Trời. Alpha Centauri là một hệ thống ba sao, bao gồm:

-α Centauri A (chính thức là Rigil Kentaurus).
-α Centauri B (chính thức là Toliman).
-α Centauri C (chính thức là Proxima Centauri hay Cận Tinh).

Alpha Centauri A và B là những ngôi sao giống Mặt trời (Lớp G và K), và cùng nhau chúng tạo thành ngôi sao nhị phân Alpha Centauri AB. Alpha Centauri B nhỏ hơn và mát hơn Alpha Centauri A.

Khác với Alpha Centauri AB, Alpha Centauri C là một sao lùn đỏ và mờ (Lớp M). Mặc dù không thể nhìn thấy bằng mắt thường, ngôi sao này lại gần Mặt trời nhất ở khoảng cách 4,24 năm ánh sáng, gần hơn một chút so với Alpha Centauri AB.

Chỉ riêng Alpha Centauri C là có hai hành tinh đã được xác nhận:
-Proxima b, một hành tinh có kích thước bằng Trái đất nằm trong vùng ở được, được phát hiện vào năm 2016
-Proxima d, một ứng cử viên tiểu Trái đất có quỹ đạo rất gần với ngôi sao, được công bố vào năm 2022.

Một sự tồn tại khác là Proxima c, một sao Hải Vương nhỏ cách xa 1,5 AU được phát hiện vào năm 2019 đang gây tranh cãi.

Alpha Centauri AB không có bất kì hành tinh nào được biết đến (hành tinh Bb, được cho là đã phát hiện vào năm 2012, đã bị bác bỏ và chưa có hành tinh nào khác được xác nhận).

Điều này khiến Alpha Centauri C trở thành ngôi sao duy nhất trong tam sao chứa một hành tinh có thể ở được.

Nguồn chủ yếu lấy từ: https://en.wikipedia.org/wiki/Alpha_Centauri #%3A%7E%3Atext%3DThe_Alpha_Centauri_system_as%2Cof_them_around_Proxima_Centauri.?wprov=sfla1

[ SBSP - Hệ thống sản xuất năng lượng mặt trời ngoài trái đất giả tưởng ]Không giống như Dyson Sphere hay Dyson Swarm, ý...
18/08/2023

[ SBSP - Hệ thống sản xuất năng lượng mặt trời ngoài trái đất giả tưởng ]

Không giống như Dyson Sphere hay Dyson Swarm, ý tưởng sản xuất điện mặt trời trong vũ trụ bằng cách sử dụng vệ tinh để thu thập năng lượng từ Mặt Trời là một ý tưởng khả thi và ít tốn kém hơn.

Ý tưởng này xuất phát từ cuối thập niên 1960 (sau Dyson Sphere 23 năm). PV trên quỹ đạo không bị hạn chế bởi ban đêm, trên quỹ đạo địa tĩnh (GEO), ở độ cao 36.000 km phía trên Trái Đất, tiếp xúc với Mặt Trời hơn 99% thời gian trong cả năm, cho phép nó sản xuất năng lượng 24/7.

Truyền năng lượng thu thập trong không gian về mặt đất đòi hỏi truyền điện không dây. Theo đó sử dụng vi sóng để truyền điện có khả năng giảm thiểu thất thoát điện trong khí quyển nhất, ngay cả khi trời nhiều mây (trạm mặt đất sẽ cần có đường kính 5 km hoặc lớn hơn nếu ở vĩ tuyến cao)

Giới nghiên cứu cho rằng năng lượng mặt trời có sẵn từ GEO nhiều gấp 100 lần so với ước tính về nhu cầu điện toàn cầu của nhân loại năm 2050. Bất chấp tiềm năng khổng lồ, ý tưởng này không thu hút nhiều sự chú ý do chi phí và trở ngại về mặt công nghệ (và vì mấy ông chủ cty dầu mỏ, than đá không muốn ra gầm cầu ngủ nữa). Nếu có thể giải quyết những vấn đề đó, SBSP sẽ trở thành một phần quan trọng giúp đẩy lùi quá trình sử dụng nguyên liệu hóa thạch toàn cầu.

Năm 2023, các nhà khoa học ở Viện Công nghệ California phóng MAPLE, một thí nghiệm vệ tinh quy mô bé truyền lượng điện nhỏ về viện. MAPLE chứng minh công nghệ này có thể dùng để truyền điện về Trái Đất.

Hình: SPS-ALPHA / Nasa

[ MACHO 80.7443.1718 ]Là một hệ sao nhị phân gồm một sao siêu khổng lồ xanh (có biệt danh là "sao nhịp tim", nên hãy gọi...
16/08/2023

[ MACHO 80.7443.1718 ]

Là một hệ sao nhị phân gồm một sao siêu khổng lồ xanh (có biệt danh là "sao nhịp tim", nên hãy gọi ngôi sao này là sao nhịp tim) có khối lượng gấp 35 lần Mặt Trời, và một sao lùn nặng loại O muộn đi theo sau.

Nếu phải miêu tả MACHO 80.7443.1718 như thế nào, thì hệ sao này cơ bản là cực kì hỗn loạn.

Sao nhịp tim định kỳ dao động về độ sáng khi lực hấp dẫn của sao lùn đi cùng nó bị kéo giãn thành hình cầu dẹt, lôi sao lùn đi ở vận tốc siêu thanh khi nó tới gần theo quỹ đạo hình elip dài 32,8 ngày.

Trên thực tế, lực hấp dẫn của sao lùn đi theo tác động đến sao nhịp tim tạo nên lực thủy chiều*, hình thành những cơn sóng thần cao 4 triệu km đổ ập xuống bề mặt ngôi sao, giải phóng năng lượng đủ để càn quét mọi hành tinh ở gần nó cả triệu lần.

MACHO 80.7443.1718 chỉ 6 triệu năm tuổi và sẽ phát nổ thành siêu tân tinh trong vòng vài triệu năm nữa, sao nhịp tim đã ngừng đốt hydro ở lõi và tiến tới hợp nhất heli, trong khi tiếp tục đốt hydro ở các lớp ngoài.

*: tương tự như mặt trăng tác động đến trái đất

[ Bộ ba hành tinh TRAPPIST-1e/f/g ]Trong bảy hành tinh quay quanh ngôi sao lùn cực lạnh tên TRAPPIST-1 trong chòm sao Bả...
12/08/2023

[ Bộ ba hành tinh TRAPPIST-1e/f/g ]

Trong bảy hành tinh quay quanh ngôi sao lùn cực lạnh tên TRAPPIST-1 trong chòm sao Bảo Bình được phát hiện từ Kính viễn vọng Không gian Spitzer, ba hành tinh TRAPPIST-1e, f và g ở trong khu vực có thể ở được hoặc "khu vực goldilocks" và nằm cách chúng ta 40,7 năm ánh sáng.

Sau đây là những thông tin cơ bản về bộ ba hành tinh này:

< TRAPPIST-1e >

TRAPPIST-1e là một ngoại hành tinh đất đá, có kích thước gần bằng Trái đất quay quanh vùng có thể ở được xung quanh ngôi sao lùn cực lạnh TRAPPIST-1.

TRAPPIST-1e có khối lượng, bán kính, mật độ, trọng lực, nhiệt độ và thông lượng sao tương tự như của Trái đất. Người ta cũng xác nhận rằng TRAPPIST-1e có bầu khí quyển phần lớn là hydro không có mây, nghĩa là nó có nhiều khả năng có bầu khí quyển đặc giống như các hành tinh đất đá trong Hệ Mặt trời.

< TRAPPIST-1f >

TRAPPIST-1f là một ngoại hành tinh (có khả năng là) đất đá, quay quanh khu vực có thể sinh sống được.

TRAPPIST-1f là một ngoại hành tinh có kích thước bằng Trái đất. Nó có nhiệt độ cân bằng là −55 °C. Trọng lực bề mặt của hành tinh khoảng 62% so với Trái đất. Điều này cho thấy một lượng lớn các chất dễ bay hơi, với một nghiên cứu năm 2017 cho thấy rằng một đại dương nước có thể chiếm tới 20% khối lượng của hành tinh, làm tăng nhiệt độ ở đáy đại dương đó lên đến 1.130 °C.

< TRAPPIST-1g >

TRAPPIST-1g là một ngoại hành tinh đất đá có kính thước to hơn trái đất một chút, nghĩa là độ nặng cũng tương tự trái đất.

Dựa trên các tính toán bán kính khối lượng và vị trí xa của nó so với ngôi sao chủ (0,047 AU) và thực tế là hành tinh này chỉ nhận được 25,2% thông lượng sao so với Trái đất, hành tinh này có khả năng bị bao phủ bởi một lớp băng dày nếu bầu khí quyển của nó không tồn tại.

TRAPPIST-1g có thể có một đại dương nước toàn cầu hoặc một bầu khí quyển hơi nước đặc biệt dày. Theo mô phỏng tương tác magma đại dương-khí quyển, TRAPPIST-1g có khả năng giữ lại một phần lớn bầu khí quyển hơi nước nguyên thủy trong giai đoạn đầu của quá trình tiến hóa, và do đó nó có khả năng sở hữu một đại dương dày được bao phủ bởi bầu khí quyển chứa phần lớn khí oxy phi sinh học.

< Kết luận >

Về khả năng tồn tại sự sống, TRAPPIST-1e có khả năng tốt hơn so với hai hành tinh còn lại, dù rằng sự sống vẫn có thể tồn tại trên hai hành tinh.

[ Kepler-442b ]Kepler-442b là một ngoại hành tinh (có khả năng là) hành tinh đất đá, cách Trái Đất khoảng 1206 năm ánh s...
10/08/2023

[ Kepler-442b ]

Kepler-442b là một ngoại hành tinh (có khả năng là) hành tinh đất đá, cách Trái Đất khoảng 1206 năm ánh sáng chòm sao Thiên Cầm.

Hành tinh này quay quanh ngôi sao chủ của nó với một chu kỳ quỹ đạo rơi vào khoảng 112,3 ngày. Nó có khối lượng rơi vào khoảng 2,3 lần và có bán kính rơi vào khoảng 1,34 lần Trái Đất.

Kepler-442b là một ngoại hành tinh có khối lượng và bán kính lớn hơn Trái Đất, nhưng nhỏ hơn so với 2 hành tinh băng khổng lồ Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Độ nghiêng trục của hành tinh khá nhỏ, khiến cho nó chỉ có một mùa quanh năm.

Nó có nhiệt độ là −40 °C và có bán kính bằng 1,34 bán kính Trái Đất và bị khóa thủy triều. Khối lượng của ngoại hành tinh được ước tính là bằng 2,34 khối lượng Trái Đất và trọng lực bề mặt trên Kepler-442b sẽ mạnh hơn 30% so với Trái Đất. Nó nhận được khoảng 70% lượng ánh sáng so với lượng ánh sáng mặt trời mà Trái Đất nhận được.

Ngôi sao loại K Kepler-442 của nó, có khối lượng nhỏ hơn ít nhất 40% so với Mặt trời - do đó, nó có thể tồn tại trong khoảng thời gian khoảng 30 tỷ năm hoặc lâu hơn, khiến cho Kepler-442b là một trong những ứng cử viên sáng giá hơn trái đất cho sự sống tồn tại.

Điều khá thú vị là một ngày trên hành tinh này có độ dài từ vài tuần đến vài tháng so với trái đất, nên nếu bạn muốn sống ở đây thì cẩn thận kẻo mất ngủ.

Nếu hành tinh có sự sống, thực vật trên đó sẽ có màu đỏ tươi do quá trình quang hợp của nó có thể đã bị ảnh hưởng bởi các photon bước sóng đỏ của ngôi sao, tạo nên một bảng màu tương tự như Kepler-186f.

[ Dấu "?" bí ẩn được tìm thấy trên vũ trụ ]NASA tìm thấy một "?" trên vũ trụ, khả năng cao đó là một event mới sắp ra mắ...
10/08/2023

[ Dấu "?" bí ẩn được tìm thấy trên vũ trụ ]

NASA tìm thấy một "?" trên vũ trụ, khả năng cao đó là một event mới sắp ra mắt trong bản DLC sắp được tung ra 🤯

[ 4546B ]Hành tinh 4546B nằm ở phần ngoài của Nhánh Ariadne, quay quanh ngôi sao 4546. Chữ “B” có nghĩa là 4546B là hành...
08/08/2023

[ 4546B ]

Hành tinh 4546B nằm ở phần ngoài của Nhánh Ariadne, quay quanh ngôi sao 4546. Chữ “B” có nghĩa là 4546B là hành tinh đầu tiên được phát hiện xung quanh ngôi sao 4546 (hoặc 4546A). Có ít nhất mười thiên thể khác trong hệ thống, mỗi thiên thể lớn hơn Mặt trăng của Trái đất.

Bản thân hành tinh 4546B là một hành tinh nước nhỏ hơn Trái đất với bầu khí quyển ôxy-nitơ dễ thở. Nó cũng chứa hai mặt trăng, một mặt trăng ở rất gần hành tinh này, gây ra hiện tượng nhật thực thường xuyên.

Hành tinh gần như được bao phủ hoàn toàn trong nước, ngoại trừ một số hòn đảo. Cực quang nằm ở độ cao vài mét so với bề mặt, ở vùng nước tương đối nông. Một ngày trên hành tinh này chỉ tốn có 20 phút.

Điều ngạc nhiên là hành tinh này hoàn toàn có sự sống, chủ yếu là các sinh vật ngập nước tồn tại quanh các vùng nước nông. Vùng nước sâu của hành tinh bao phủ phần lớn chính nó.

( Hành tinh này tồn tại riel 100,69%🐧)

[ TOI-1338 (BEBOP-1c) ]Hệ sao đôi này được gọi là BEBOP-1c, theo tên của dự án đã thu thập dữ liệu, BEBOP, viết tắt của ...
08/08/2023

[ TOI-1338 (BEBOP-1c) ]

Hệ sao đôi này được gọi là BEBOP-1c, theo tên của dự án đã thu thập dữ liệu, BEBOP, viết tắt của Binaries Escorted By Orbiting Planets. (BEBOP-1 là tên gọi khác của hệ thống nhị phân TOI-1338).

TOI-1338 cách chúng ta 1.320 năm ánh sáng, và hệ sao này có ít nhất 15 hành tinh quay quanh. Mặc dù nhiều hành tinh như vậy, chỉ có 2 hành tinh trong số đó được xác định mẫu mã(chưa đầy đủ):

BEBOP-1b: TOI-1338b nằm cách các ngôi sao của nó khoảng 46% AU¹ và mất khoảng 95 ngày để quay quanh chúng. Các nhà khoa học ước tính nó nặng gấp 22 lần khối lượng Trái đất.

BEBOP-1c: là một hành tinh khí khổng lồ có khối lượng gấp khoảng 65 lần Trái đất và nhỏ hơn khoảng 5 lần so với khối lượng của Sao Mộc. Nó quay quanh các ngôi sao của nó ở khoảng cách khoảng 79% AU, mất khoảng 215 ngày để hoàn thành hành trình quanh các mặt trời của nó.

¹: Đơn vị thiên văn mặt trời

[ AU Microscopii ]AU Microscopii (AU Mic) là một ngôi sao trẻ kích thước nhỏ nằm cách xa khoảng 32 năm ánh sáng (9,8 par...
08/08/2023

[ AU Microscopii ]

AU Microscopii (AU Mic) là một ngôi sao trẻ kích thước nhỏ nằm cách xa khoảng 32 năm ánh sáng (9,8 parsec) - khoảng 8 lần so với ngôi sao gần nhất sau Mặt Trời.

Nó được đặt tên này vì nó nằm trong chòm sao Microscopium phía nam và là một ngôi sao biến thiên. Giống như β Pictoris, AU Microscopii có một đĩa bụi hoàn cảnh được gọi là đĩa mảnh vụn và ít nhất một ngoại hành tinh.

Điều đặc biệt của ngôi sao này là nó đang "ăn" những hành tinh của mình từng chút một, really cool tôi nghĩ.

[ Thiên hà EGS-zs8-1 ]EGS-zs8-1 là một thiên hà phá vỡ Lyman có độ dịch chuyển cao được tìm thấy ở phía bắc chòm sao Boö...
08/08/2023

[ Thiên hà EGS-zs8-1 ]

EGS-zs8-1 là một thiên hà phá vỡ Lyman có độ dịch chuyển cao được tìm thấy ở phía bắc chòm sao Boötes, thiên hà này có độ dịch chuyển quang phổ cao nhất trong số các thiên hà đã biết, có nghĩa là EGS-zs8-1 là thiên hà xa nhất và lâu đời nhất được quan sát thấy.

EGS-ZS8-1 cách trái đất khoảng 30 tỷ năm ánh sáng, nó có kích thước 15% dải ngân hà và tuổi đời là 13,04 tỷ năm. Thiên hà cho thấy tốc độ hình thành sao cao, do đó, nó giải phóng bức xạ cực đại của nó ở phần cực tím của phổ điện từ (gần 121.567 nm).

Do hiệu ứng dịch chuyển đỏ vũ trụ gây ra bởi sự giãn nở của không gian theo hệ mét, ánh sáng cực đại từ thiên hà này đã bị dịch chuyển đỏ và đã chuyển sang phần hồng ngoại của phổ điện từ.

Ánh sáng tới Trái đất được tạo ra bởi các ngôi sao trong EGS-zs8-1 có tuổi thọ 100 triệu đến 300 triệu năm tại thời điểm chúng phát ra ánh sáng.

☁️Cập nhật thời tiết Sao Mộc cho mấy bác: ️  Mây mù trên cao sẽ hình thành phía trên các cơn bão và lốc xoáy. Nhiệt độ ở...
08/08/2023

☁️Cập nhật thời tiết Sao Mộc cho mấy bác: ️

Mây mù trên cao sẽ hình thành phía trên các cơn bão và lốc xoáy. Nhiệt độ ở mức khá bình thường - 66°F / -110°C, chỉ là một ngày bình thường trên anh bạn to xác thân thiện của chúng ta.

Hình ảnh này được chụp vào 1/3/23 khi sứ mệnh Juno hoàn thành lần tiếp cận gần nhất thứ 49 với Sao Mộc. JunoCam trên tàu đã ghi lại hình ảnh độ cao này về các đỉnh mây và thời tiết địa phương ở khu vực có tên là Jet N7.

📸 Hình ảnh được xử lý bởi Björn Jonsson

< Nguồn: page chính thức của NASA >

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Planet and stuff posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Planet and stuff:

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Contact The Business
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share