30/01/2023
CÁCH NUÔI TRẺ 0-3 TUỔI BẰNG SỮA MẸ
Note :
1, Viết bằng điện thoại có sai chính tả bỏ qua. Đây là thực đơn của Ken các bạn tham khảo( Thấy phù hợp áp dụng ). Ngoài chế độ chăm sóc, chế độ bổ sung cho bé mình viết rồi
- 0-6 tháng : D3k2, omega , men
- 6-12 tháng : Thêm sắt, kẽm, tăng kháng thể
2, Cho ăn đúng thì thường các bé ít biếng ăn.
Phần này bao gồm 2 phần.
- Nuôi con bằng sữa mẹ
- Cách ăn dặm, bổ sung đúng cách.
CÁCH NUÔI TRẺ BẰNG SỮA MẸ.
Bú sớm ngay sau đẻ , bú sớm sẽ kích thích sữa bài tiết sớm , tránh cương tức sữa. Trẻ bú được sữa non giúp tăng đề kháng cho bé. Trước khi cho bé bú hạn chế hoặc không được cho bé uống các loại nước cam, đường hoặc sữa bò vì có thể làm bé nhiễm khuẩn và có khi bé bỏ bú mẹ.
Cách bú đúng cách tránh bé không bú được hoặc dễ bị trào ngược.
- Bế trẻ áp sát vào người mình , đầu và thân trẻ cùng trên một đường thẳng
- mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú
- Đỡ thân trẻ bằng cách đặt lưng trẻ dọc theo cánh tay
- Cách cho bé ngậm bú : Cằm trẻ chạm vào vú mẹ, miệng mở rộng, môi dưới hướng ra ngoài, quầng vú trên lộ nhiều hơn ở phía dưới miệng.
- Bú theo nhu cầu: Cho bé bú bất cứ khi nào bé muốn, không hạn chế thời gian và số lượng. Để bé bú được sữa cuối giàu chất béo lên bú bên nào kiệt mới chuyển sang bên kia.
- Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không cần thêm bất cứ thức ăn nào khác kể cả nước trắng. Tròn giai đoạn này nếu bạn nào bổ sung nước cho bé đôi khi không tốt vì theo nghiên cứu thì khi bổ sung nước làm giảm mức năng lượng đưa vào cơ thể bé, bé dễ tiêu chảy gấp 3 lần bé không dùng thêm nước.
Điều gì khí bé bú không đủ hoặc chất lượng sữa mẹ có vấn đề ( khi bé tăng cân dưới 500 g/1 tháng , hoặc đi tiểu ít dưới 6 lần/1 ngày , nước tiểu vàng và nặng mùi). Khi đó lên cho bé bú nhiều hơn hoặc cải thiện sữa mẹ bằng chế độ ăn của mẹ.
Có thể cho bé bú kéo dài đến 2 tuổi hoặc hơn . Trong giai đoạn 2 tuổi , sữa mẹ vẫn là thức ăn có giá trị dinh dưỡng đáp ứng cho bé 30% năng lượng, 50% protein, 75 % vitamin A và kháng thể
Lưu ý với các mẹ khi đi làm mà bé vẫn còn bú thì lên gửi bé ở gần nơi làm việc để sắp sếp thời gian cho con bú. Nếu xa quá có thể vắt sữa để lại nhà hoặc tại nơi làm việc. Vắt sữa ra cốc sạch và đậy kín. Để nơi mát. Sữa mẹ có thể để ngoài chỗ mát 4 tiếng. Cho vào cốc nóng cho sữa ấm lên chứ không được đun lên cho bé bú. Ngoài ra khi bé bị bệnh. Cố tăng số lần bú mẹ lên.
Trong một số trường hợp bé đang bị bệnh hoặc không thể bú mẹ được. Lên vắt sữa thường xuyên nhằm duy trì tạo sữa tránh mất
Bổ sung : Giai đoạn này bổ sung D3, omega , men vi sinh.
ĂN DẶM BỔ SUNG Ở TRẺ ĂN SỮA MẸ
Có một điều đặc biệt là rất nhiều mẹ hoặc các bà khi cho bé ăn bổ sung sai cách. Rất nhiều mẹ cầu kỳ trong cách nấu thức ăn cho bé mà không hiểu một nguyên lý cơ bản nhất là đơn giản và dùng những nguyên liệu có sẵn tại địa phương. Nhiều mẹ theo những phương pháp ăn dặm đâu đó , lấy những nguồn nguyên liệu mới, khác so với địa phương sau đó lại nấu theo cách mà đa số bé không thích hoặc không phù hợp gần như các bé lại không ăn, sau đó lại chán nản và ảnh hưởng nhiều đến quá trình chăm con. Rất nhiều mẹ lại cho con ăn bổ sung quá sớm và có một số mẹ cho bé ăn quá muộn.
Trong những năm đầu, cơ thể bé phát triển nhanh , nhu cầu dinh dưỡng cao. Tuy sữa mẹ rất tốt với bé dưới 1 tuổi nhưng nếu chỉ sữa mẹ là không đủ nhu cầu của bé. Ăn bổ sung là hợp lý giúp bé đầy đủ dinh dưỡng và phát triển tốt.
0-6 tháng sữa mẹ là thức ăn chính , cho bé bú theo nhu cầu. Ngoài ra mộ số gia đình có thể cho bé thêm một cữ sữa ct giúp bé ngủ ngon hơn về tối , hạn chế ti vặt đêm( cái này tuỳ nhé ).
I, THỜI ĐIỂM ĂN BỔ SUNG HỢP LÝ NHẤT.
1, Thời gian bắt đầu cho bé ăn bổ sung hợp lý nhất là 180 ngày ( 6 tháng ) cũng có bé có thể sớm hơn (5-5,5 tháng nếu bé có biểu hiện thich ăn dặm. Nhưng không nên quá sớm vì sao vậy :
* Thời điểm 6 tháng bé bắt đầu có biểu hiện thích thú ăn uống , thích cho các vật vào miệng, răng bắt đầu mọc, biết sử dụng lưỡi di chuyển thức ăn và di động hàm để nhai thứ ăn , đây là thời điểm hệ tiêu hoá bé hoàn thiện hơn và có khả năng tiêu hoá thức ăn đặc.
* Ăn bổ sung quá sớm không có lợi cho cả mẹ và bé. Vì thời điểm này hệ tiêu hoá bé chưa hoàn thiện , chỉ tiêu hoá thức ăn lỏng ( không đủ giá trị dinh dưỡng, bé dễ nhiễm khuẩn hoặc rối loạn tiêu hoá từ thức ăn). Ngoài ra bé bú ít sữa mẹ đi , sữa mẹ giảm tiết ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ và mẹ sớm có nguy cơ có thai sớm , tăng nguy cơ để non, con nhẹ cân.
* Ăn bổ sung quá muộn : trẻ thường suy sinh dưỡng do thiếu vi dưỡng chất. Sau này bé dễ biếng ăn.
Tuy nhiên với bà mẹ phải đi làm sớm hoặc cơ địa ít sữa có thể cho bé ăn bổ sung từ tháng thứ 5 và có thể cho bé ăn bột loãng. Trong bát bột của bé ngoài gạo lên thêm trứng , sữa , cà rốt, khoai tây hoặc rau vắt lấy nước. Ngoài ra có thể cho bé ăn thêm chuối, hồng , đu đủ nghiền nát 1-2 thìa cafe.
Khi bé ăn bổ sung , cần cho bé ăn ngày 1-2 bát bột loãng. Bột ngoài rau xanh cần cho thêm chất đạm như tôm , tép, thịt cá, trứng , lạc. Khi nấu nhớ cho bé thêm 1 thìa dầu mỡ để tăng năng lượng cho bé , bé dễ ăn, bé dễ hấp thu vit A, D hạn chế còi xương, khô mắt. Không lên kiêng dầu mỡ nhé. Thức ăn dưới 1 tuổi nấu nhạt , không cho gia vị như mắm muối, mì chính vì có hại cho bé sau này. Trên 1 tuổi mới lên dùng.
Trẻ 7-9 tháng ngày 2-3 bữa bột. 10-12 tháng 3-4 bữa bột. Trẻ tròn 1 tuổi bé ăn 4 bữa bột một ngày.
Lên tô màu bát bột để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Bát bột lên có màu xanh của rau, vàng của trứng , nâu của thịt, hồng của cà rốt ....
2, Nguyên tắc cho bé ăn bổ sung.
- Cho bé ăn từ lỏng tới đặc, ít tới nhiều , tập cho bé ăn quen dần với thức ăn mới.
- Số lượng ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi , đảm bảo hợp khẩu vị bé
- Chế biến thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng thức ăn sẵn có tại địa phương
- Bát bột của bé lên nhiều màu sắc tạo hương vị thơm, ngon, hấp dẫn , đủ chất.
- Khi chế biến đảm bảo thức ăn mềm , dễ nhai, dễ nuốt
- Tăng năng lượng thức ăn bằng cách cho thêm dầu mỡ , không lên kiêng. Không được cho thêm mỳ chính và những thứ không giá trị dễ ảnh hưởng đến bé . Nấu nhạt không cho muối, mắm tránh bé có thói quen ăn mặn, lệ thuộc và hại thận, thần kinh và tim mạch bé. Chỉ cho một chút khi bé trên 1 tuổi.
- Đảm bảo vệ sinh ăn uống bé không bị rối loạn tiêu hoá
- Cho bé bú càng nhiều càng tốt. Khuyến khích trẻ ăn khi bị bệnh và ăn thêm bữa khi trẻ vừa khỏi bệnh để nhanh phục hồi.
- Không cho bé ăn ngọt trước bữa ăn làm bé bị ức chế tiết dịch vị, chán ăn, bỏ ăn.
3, Các nhóm thức ăn
- Giàu glucid: Ngũ cốc: gạo, ngô, khoai, sắn.
- Giàu protein :Thịt cá các loại, trứng , vừng lạc, đỗ đậu.
- Giàu năng lượng : dầu mỡ , bơ , đường.
- Giàu vitamin và muối khoáng : Rau quả.
4, Chế biến thức ăn bổ sung.
CÁC BẠN LƯU Ý : Nhu cầu thứ ăn của trẻ nhỏ lớn nhưng bộ máy tiêu hoá chưa hoàn thiện, vì vậy chế biến thức ăn bổ sung cần thái nhỏ , băm nhỏ, nghiền nát, nấu kỹ. Cách làm đơn giản , dễ làm , không cầu kỳ và tận dụng các thực phẩm có sẵn dễ kiếm tại địa phương để ai cũng có thể nấu cho bé ăn được nếu mẹ bé đi làm và tiết kiệm. Tránh lấy thứ ăn từ địa phương khác theo mùa vụ, vừa lãng phí mà lại ảnh hưởng đến thói quen ăn uống sau này của bé khi trưởng thành tại địa phương.
4.1 Công thức và thực đơn một số loại bột cho bé 5-6 tháng. Một bát ăn cơm con ( đơn vị thìa cafe).
- Bột đậu nành : Bột gạo ( 2 thìa ) +sữa bột( 3 thìa ) +đường ( 1 thìa ) +rau muống (1 thìa ). Nấu bột với rau. Khi gần cho bé ăn mới cho sữa bột vào cho bé ăn.
- Bột trứng : Bột gạo ( 2 thìa) + Trứng gà (1/2 lòng đỏ hoặc 2 lòng đỏ trứng cút)+ dầu ăn hoặc mỡ ( 1 thìa )+ Rau muống thái nhỏ (1 thìa ).
- Bột thịt: Bột gạo ( 2 thìa ) +Thịt nạc( 2 thìa ) +dầu mỡ ( 1 thìa ) + rau ngót thái nhỏ ( 1 thìa ).
THỰC ĐƠN
6 h bú mẹ / 8 h ăn bột/ 10 h ăn hoa quả (50g)/ 11h bú mẹ / 14h ăn bột/ 16 h : Nước cam ( 30-50 ml) / 18 h đên sáng bú mẹ.
Lưu ý : bột thay đổi theo ngày nhé. Hôm trứng , hôm thịt , hôm cua...
4.2, Công thức nấu bột cho bé 7-8 tháng( 1 bát ăn cơm) và thực đơn
- Bột đậu xanh - bí đỏ : Bột gạo đậu xanh ( tỷ lệ 1kg gạo và 200 g đậu xanh ) : 4 thìa+ bí đỏ :4 miếng nhỏ nghiền nát + Dầu mỡ 1,5 thìa
- Bột cua : bột gạo tẻ 4 thìa + Nước lọc cua 1 bát ăn cơm + mỡ dầu : 1, 5 thìa + rau mông tơi thái nhỏ : 2 thìa.
- Bột tôm : Bột gạo 4 thìa + Tôm bỏ vỏ giã nhỏ 3 thìa + Rau dền thái nhỏ 2 thìa + Dầu mỡ 1,5 thìa.
- Bột trứng : Bột gạo 4 thìa + Trứng gà 1 lòng đỏ + Dầu mỡ 1,5 thìa+ Rau muống thái nhỏ 2 thìa.
- Bột thịt : Bột gạo 4 thìa + Thịt nạc nhuyễn 3 thìa + Dầu mỡ 1,5 thìa + Rau ngót thái nhỏ 2 thìa.
-Bột cá : Bột gạo 4 thìa + 3 thìa cá gỡ sạch xương + Dầu mỡ 1,5 thìa + Rau thái nhỏ 2 thìa.
THỰC ĐƠN BÉ 7-8 tháng
6 h bú mẹ/ 8 ăn bột / 10 h ăn hoa quả 100 g/ 11 h bú mẹ / 14 h ăn bột/ 16 h nước cam ( 50-100 g và 5 g đường ) 18 h ăn bột / 19 h đến sáng bú mẹ.
4.3 Công thức và thực đơn bé 9-12 tháng
Cần cho bé ăn cháo đặc. Trên 12 tháng bắt đầu ăn cơm nát.
Lương thực gồm gạo 30 g + 30 g( thịt cá hoặc tôm ....) hoặc trứng gà 1 quả + rau xanh 20 g + 2 thìa dầu mỡ.
THỰC ĐƠN.
6h bú mẹ/ 8 h ăn bột / 10 h ăn hoa quả (200 g) / 11 h bú mẹ/ 14 h ăn bột / 15 h nước hoa quả / 18 h ăn bột / 19 h đến sáng bú mẹ.
III, CÁCH CHO BÉ ĂN ĐÚNG CÁCH HẠN CHẾ SUY DINH DƯỠNG VÀ BIẾNG ĂN.
Khi bé ăn bổ sung là bé đã một phần nào độc lập. Không lệ thuộc hoàn toàn vào mẹ nữa lên việc cho bé ăn phải đầy đủ nhu cầu của bé giúp bé thích ứng tốt với các loại thức ăn , cơ thể bé không bị gánh nặng khi ăn uống và lâm vào tình trạng quá tải, giúp bé tiêu hoá tốt thức ăn. Trong quá trình nấu ăn phải đặc biệt chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Thức ăn tươi tốt, không lên ăn thực phẩm ôi thiu, thừa. Cho bé ăn khi thức ăn còn ấm , không cho bé ăn khi nguội lạnh. Không dùng gia vị gắt, mặn hoặc kích thích. Thức ăn phải cân ối đủ 4 nhóm thực phẩm. Thức ăn làm cho bé phải đảm bảo từ mềm đến cứng , từ loãng đến đặc , ít đến nhiều , từ một loại đến hỗn hợp và tăng dần cả chất và lượng theo tuổi.
CÁCH CHO BÉ ĂN ĐÚNG CÁCH TRÁNH BIẾNG ĂN TRONG GIAI ĐOẠN 0-3 TUỔI.
Các mẹ chú ý. Ở bé do phản xạ ăn uống mới hình thành chưa củng cố chắc chắn thành phản xạ, nếu bạn không cho bé ăn đúng cách dễ phá vỡ nếp ăn uống của bé , gây rối loạn tiêu hoá và biếng ăn. Mình thấy trong thực tế vì quá cuồng con lo con đói và tìm mọi cách học hỏi các cách chế biến thức ăn cho bé kết hợp với cho ăn không đúng cách , thức ăn không hợp khẩu vị ,làm bé luôn có cảm giác no , không muốn ăn nhưng thực tế bé đang thiếu dinh dưỡng. Ăn đúng cách là thế nào
* Cho bé ăn đúng bữa theo thực đơn lên sẵn và phù hợp. Ăn đủ , và không cho ăn vặt khi bé thành nếp.
* Trẻ càng nhỏ càng cho ăn nhiều bữa.
* Về chất lượng bữa ăn lên chia đều không lên phân biệt bữa chính và phụ. Tuy nhiên do thói quen và nếp sống người việt nam và do tính chấtc công việc có thể coi bữa sáng (6 h) chiều (14 h) và trước khi đi ngủ là bữa phụ( là bữa ăn khối lượng ít, ăn nhanh , năng lượng cao).
* Nên cho bé ăn đều đặn hằng ngày Tránh "no dồn đói góp" làm bé không tiêu hoá được thức ăn. Dễ rối loạn tiêu hoá.
* Biết cách cho bé ăn ngon
- Khi bé ăn bột dù loãng hay đặc vẫn cần đủ các nhóm thức ăn.
- Không dùng thức ăn ngon nhử bé ăn. Trộn lẫn tất cả các loại cho bé ăn. Nếu dùng miếng ngon bé quen miệng và chỉ khi có đồ ăn ngon mới ăn.
- Tập cho bé ăn nhiều loại thức ăn , không lên chỉ ăn một loại thức ăn. Không lên tạo nếp kiêng khem vô lý. Lên tập dần cho bé ăn với thức ăn mới với mức độ tăng dần.
- Cũng lên chú ý nột số thực phẩm gây dị ứng với bé. Lên cho bé ăn thức ăn lạ ăn ít thôi để xem thử đã. Không ăn nhiều luôn ngay lần đầu với thức ăn lạ.
- Tuyệt đối không cho bé ăn ngọt trước bữa ăn. Chỉ cho bé ăn đồ ngọt sau ăn
- Không chê món ăn trước mặt bé. Trong mâm cơm gia đình khi bé ăn cùng không được chế thức ăn. Dù không ngon cũng khen ngon để khuyến khích bé ăn uống.
* Tránh các yếu tố ảnh hưởng đến bé trong bữa ăn : tivi, điện thoại, đồ chơi. Hoặc quát bạt bé , doạ dẫm bắt ép bé ăn.
* Chớ tập cho bé đòi ưu tiên thức ăn. Cho cho bé ăn đúng phần của mình không ăn phần người khác. Vì vậy bé ăn hết phần của mình nhanh hơn và khi ai cho thêm bé thích và biết ơn.
- Chú ý cho bé uống thêm nước. Tất nhiên dưới 6 tháng chỉ bú mẹ mà không cần uống nước...........BS HUY........