Người An Bình

  • Home
  • Người An Bình

Người An Bình Trang cung cấp thông tin, tin tức mà mọi người quan tâm; quảng bá hình ảnh đẹp địa phương

“CÁC CÁN BỘ CÁC CẤP PHẢI LÃNH ĐẠO VÀ PHẢI LÀM KIỂU MẪU TRONG VIỆC KIỂM THẢO VÀ TỰ PHÊ BÌNH…"“Các cán bộ các cấp phải lãn...
15/04/2024

“CÁC CÁN BỘ CÁC CẤP PHẢI LÃNH ĐẠO VÀ PHẢI LÀM KIỂU MẪU TRONG VIỆC KIỂM THẢO VÀ TỰ PHÊ BÌNH…"

“Các cán bộ các cấp phải lãnh đạo và phải làm kiểu mẫu trong việc kiểm thảo và tự phê bình. Làm như thế thì chúng ta sẽ phát triển thêm ưu điểm, sửa chữa sạch khuyết điểm. Đánh thắng khuyết điểm của ta tức là đã một lần đánh thắng quân địch” - đó là lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Lời kêu gọi và khuyên nhủ các chiến sĩ”, đăng trên Báo Cứu quốc.

Sau thắng lợi của các trận Đông Khê, Thất Khê, Cao Bằng, đã mở ra một giai đoạn mới trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược - giai đoạn thế chủ động trên chiến trường thuộc về Quân đội ta. Chiến dịch này có ý nghĩa rất quan trọng, là bước ngoặt của cuộc kháng chiến. Để khắc phục sự chủ quan, tự mãn có thể sẽ xuất hiện trong cán bộ, chiến sĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời viết thư để tri ân các liệt sĩ, thăm hỏi thương binh, động viên bộ đội và huấn thị cán bộ phải làm tốt công tác lãnh đạo việc phê bình và tự phê bình.

Theo Bác, muốn phát huy tốt tác dụng của phê bình, phải tự phê bình mình trước, phê bình từ trong cấp ủy, trong chi bộ đến đơn vị. Tự phê bình không phải là tự hạ thấp mình, tự “nhún nhường” mà là thể hiện trình độ nhận thức, lòng dũng cảm, sự trung thực, ngay thẳng trước tổ chức, đồng chí, đồng đội và rộng hơn là trước Đảng, trước nhân dân; là thể hiện tinh thần cầu thị, ý chí vươn lên của bản thân.

Quán triệt tư tưởng đề cao tự phê bình và phê bình, nhất là với đối với đội ngũ cán bộ các cấp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn kiên định và thực hiện tự phê bình và phê bình trong Đảng, coi đây là nguyên tắc cơ bản xây dựng Đảng. Sự trưởng thành của Đảng ta trong gần 90 năm qua một phần quan trọng là do Đảng luôn kiên định và thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, trong đó có tự phê bình và phê bình, phát huy tốt tính tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ các cấp.

Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, đội ngũ cán bộ các cấp trong Quân đội, nhất là cấp chiến dịch, chiến lược luôn gương mẫu trong học tập, rèn luyện, đề cao tự phê bình và phê bình, có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, phong cách, năng lực lãnh đạo, chỉ huy tốt; có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, phương pháp làm việc khoa học, khả năng phân tích, xử lý tốt các tình huống. Có tinh thần trách nhiệm cao, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung và khả năng phát huy sức mạnh tổng hợp của cơ quan, đơn vị; gần gũi, sâu sát với bộ đội, được cán bộ, chiến sĩ tin tưởng, yêu mến./.

Tuổi trẻ tỉnh Phú Yên

15/04/2024

Căng thẳng Iran - Israel: Liên hợp quốc kêu gọi các bên liên quan kiềm chế

15/04/2024

Việt Nam quan ngại sâu sắc trước diễn biến leo thang căng thẳng tại Trung Đông

08/04/2024

Nhận diện mưu đồ chống phá dưới chiêu bài “tù nhân lương tâm”, “nhà hoạt động nhân quyền”, “người bất đồng chính kiến”

08/04/2024

Chủ tịch Quốc hội đến Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc

⭕Lợi dụng tôn giáo, dân tộc, dân chủ và nhân quyền để chống phá Việt Nam – Lộ mặt kẻ gian và âm mưu độc ácDương Phương D...
03/04/2024

⭕Lợi dụng tôn giáo, dân tộc, dân chủ và nhân quyền để chống phá Việt Nam – Lộ mặt kẻ gian và âm mưu độc ác

Dương Phương Duy

Tôn giáo và dân tộc, dân chủ và nhân quyền luôn là những vấn đề nhạy cảm, thu hút sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân cả nước, sự chú ý của báo giới, các luồng dư luận trong nước và quốc tế; đồng thời, là lĩnh vực đặc biệt “nhạy cảm”, luôn được các thế lực thù địch lợi dụng để thực hiện mục tiêu chính trị, biến nó thành thứ vũ khí lợi hại để chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội ta.

Mục tiêu của các thế lực thù địch không có gì khác là triệt để khai thác các vấn đề tôn giáo và dân tộc, dân chủ và nhân quyền để luồn sâu, leo cao, can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ của Đảng, Nhà nước, Quân đội; kích động, gây rối, phá hoại, làm mất ổn định chính trị – xã hội, vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, cản trở quá trình đổi mới, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Gần đây, lợi dụng các vấn đề kinh tế, chính trị và ngoại giao diễn ra ở Việt Nam, nhất là việc tổ chức các hội nghị bất thường của Đảng và Quốc hội để giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị – xã hội và nhân sự của Đảng, Nhà nước; những người ở bên kia chiến tuyến được các thế lực phản động trong nước giúp sức, đã viết nhiều tin bài, dàn dựng các video clip rồi tung lên mạng xã hội với nhiều nôi dung xấu, độc, cho rằng “Việt Nam càng đổi mới càng lún sâu vào khủng hoảng chính trị; vi phạm nhân quyền, mất dân chủ,”, “các vấn đề về tự do, dân chủ, dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam là những vấn đề xa xỉ”, “chỉ có trên lời nói, trong nghị quyết, không có trong đời sống xã hội; bởi chế độ đảng độc tài, toàn trị bóp nghẹt”, “Quân đội và Công an quản thúc nghiêm ngặt. Có ý kiến còn cho rằng, “Việt Nam là quốc gia điển hình về vi phạm nhân quyền bởi bộ máy quân đội và công án quá lớn; pháp luật bị đề bẹp bởi các nghị quyết của Đảng”, “thành thị và nông thôn đều là trại tù lương tâm” v.v.. Những luận điệu tuyên truyền sai trái ấy hoàn toàn không mới. Nó chỉ là “điệp khúc nhai lại” các chiêu trò cũ rích nhưng tác hại không hề nhỏ. Nó đã và đang gây không ít khó khăn cho sự nghiệp đổi mớ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

Vì vậy, ở nước ta, trong bối cảnh hiện thời, vấn đề tôn giáo và dân tộc, dân chủ và nhân quyền vừa là chiến lược, vừa là sách lược của cách mạng Việt Nam, là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, rất cần nhận thức đúng và xử lý hài hòa các mối quan hệ ấy cùng với các vấn đề có liên quan đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại và bảo vệ Tổ quốc. Phải coi đây là những nội dung quan trọng, tác động trực tiếp đến quá trình đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, là biện pháp quan trọng để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, tạo động lực mới để xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Lúc này, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn lợi dụng các vấn đề tôn giáo và dân tộc, dân chủ và nhân quyền của các thế lực thù địch trong chống phá cách mạng Việt Nam là một nội dung cơ bản, rất quan trọng để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, phát huy tốt vai trò tiên phong của Quân đội nhan dân và Công an nhân dân trong đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn, hoạt động “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến, “tự chuyển hóa”, đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch.

Đây là cuộc đấu trong thời bình, diễn ra thầm lặng, tuy không có tiếng súng nhưng vô cùng gay go, quyết liệt và phức tạp, không thể xem nhẹ một lĩnh vực nào, luôn chú trọng từng mắt khâu, các mối liên hệ, quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa các vấn đề ấy. Trong đó, xác định các vấn đề về tôn giáo và dân tộc là trọng tâm, các vấn đề về dân chủ và nhân quyền là nền tảng.

Thành công hay thất bại ở một lĩnh vực nào đó trong giải quyết các mối quan hệ giữa các vấn đề tôn giáo và dân tộc, dân chủ và nhân quyền đều ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, giải quyết các vấn đề tôn giáo và dân tộc, dân chủ và nhân quyền là yêu cầu khách quan, xuất phát từ bản chất, chức năng, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; từ yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới.

Để thực hiện tốt vai trò là lực lượng nòng cốt, xung kích đi đầu trong xây dựng “thế trận lòng dân” gắn với xây dựng, củng cố thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững chắc, tạo môi trường tốt nhất để triển khai thực hiện các vấn đề tôn giáo và dân tộc, dân chủ và nhân quyền theo sự phân công của Đảng. Từng cơ quan, đơn vị cần chủ động nghiên cứu, nắm chắc tình hình, địa bàn, tích cực tham gia vào việc đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn lợi dụng các vấn đề tôn giáo và dân tộc, dân chủ và nhân quyền để chống phá cách mạng nước ta.

Đẩy mạnh sơ kết, tổng kết, đánh giá ưu, khuyết điểm, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, tích cực đấu tranh, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn lợi dụng các vấn đề tôn giáo và dân tộc, dân chủ và nhân quyền của các thế lực thù địch để gây “điểm nóng”, tạo bão dư luận nhằm chống phá cách mạng nước ta, nhất là trên các vùng miền, các địa bàn, địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào theo đạo, các cơ sở tôn giáo đều có chương trình, kế hoạch giải quyết các vấn đề tôn giáo và dân tộc, dân chủ và nhân quyền, luôn theo sát diễn biến và nắm chắc tình hình, âm mưu, thủ đoạn, hoạt động của các đối tượng. Từ đó, đề xuất với các cấp ủy, chính quyền địa phương kịp thời ra chủ trương, biện pháp ứng xử phù hợp, hiệu quả; “từ sớm”, “từ xa”, từ trong trứng nước, khi nó mới manh nha hình thành ý tưởng, hình hài; không để các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề tôn giáo và dân tộc, dân chủ và nhân quyền gây rối, lây lan, ảnh hưởng tiêu cực trên địa bàn; tạo cớ đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta.

Trước mắt và lâu dài, cần nhận thức đúng bản chất, âm mưu, thủ đoạn, hoạt động và tác hại chống phá của các thế lực thù địch trên các lĩnh vực này, nhất là thái độ, hành vi và thủ đoạn sử dụng các vấn đề tôn giáo và dân tộc, dân chủ và nhân quyền để gây rối, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đối lập các vấn đề ấy với công cuộc đổi mới ở nước ta, bản chất của chế độ XHCN. Cảnh giác cao với các phần tử cực đoan tách rời, xé lẻ từng nội dung của từng vấn đề trên để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bịa đặt, vu khống, gây sức ép đối với các cấp ủy, chính quyền địa phương và các đơn vị quân đội; cũng như các hành vi phân biệt đối xử, đàn áp tôn giáo, quan hệ, ứng xử thiếu công bằng, bình đẳng với các dân tộc thiểu số, thiếu dân chủ trong đời sống sinh hoạt xã hội, vi phạm nhân quyền để kích động, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, nhất là đồng bào theo đạo và đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo để hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước, của Việt Nam …

Qua đó, phân loại từng lực lượng, từng tổ chức hội, nhóm, băng, đảng và vai trò của các tổ chức, các cá nhân cầm đầu trong việc dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo, tập hợp các phần tử bất mãn, tiêu cực xã hội để tạo dựng ngọn cờ, làm đối trọng và gây sức ép đối với Đảng, Nhà nước; nhất là việc bịa đặt, tung tin xấu, độc nhằm thu hút sự chú ý của dư luận xã hội và cộng đồng quốc tế.

Với các biện pháp sắc bén về nghiệp vụ “chuyên biệt” và “đặc biệt”, quân và dân ta kiên quyết đấu tranh, triệt phá nhiều ổ, nhóm phản động, lợi dụng không gian mạng để tung tin xấu, độc, xuyên tạc các vấn đề tôn giáo và dân tộc, dân chủ và nhân quyền nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN ở nước ta. Qua đó vạch mặt quan điểm sai trái, phản động khi chúng tung tin, nói xấu Chính phủ Việt Nam đàn áp tôn giáo, không quan tâm đến đồng bào các dân tộc, nhất là dân tộc thiểu số, thường bắt giữ những người biểu tình ôn hòa đòi hỏi “tự do” tín ngưỡng và “tự do” thờ phụng, đòi tự do báo chí và quyền sống làm người. Đây là những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt cũ rích được lặp đi, lặp lại với ý đồ chính trị xấu xa để chống phá Đảng, Nhà nước, Công an và Quân đội.

Mỗi tổ chức, lực lượng ở từng cơ quan, đơn vị, từng cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân, nhất là các lực lượng trực tiếp làm công tác dân vận, là chủ thể trực tiếp xây dựng “thế trận lòng dân” và các hoạt động đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái, thù địch lợi dung các vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ và nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước và Quân đội.

Phương thức đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tôn giáo và dân tộc, dân chủ và nhân quyền ở nước ta hiện nay là sử dụng tổng hợp các hình thức, biện pháp đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn, hoạt động “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” quân đội. Trong đó, đấu tranh phi vũ trang là chủ yếu, cốt lõi là thực hiện công tác vận động quần chúng, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục bộ đội và nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giáo dục và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, giúp nhân dân hiểu rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.

Phương châm đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tôn giáo và dân tộc, dân chủ và nhân quyền ở nước ta hiện nay là chủ động ngăn ngừa từ sớm, từ xa, từ trong “trứng nước”, không để bị động, bất ngờ; lấy tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vận động là chính. Đề cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong phối hợp tham gia giải quyết các vấn đề “nóng”, phức tạp nảy sinh, các vụ việc nhạy cảm liên quan đến vấn đề tôn giáo và dân tộc, dân chủ và nhân quyền.

Xử lý kiên quyết, khôn khéo, mềm dẻo, thận trọng, đúng đạo lý, pháp lý, hợp lòng dân, không để lây lan, không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập, không để sơ hở cho địch lấy cớ “nhúng tay”, can thiệp, luồn sâu, leo cao vào tổ chức của ta. Kết hợp chặt chẽ giữa “luật đạo” và “luật đời”, “luật đạo” phải trên cơ sở “luật đời”, thuận theo ý Đảng, lòng Dân.

Nội dung đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tôn giáo và dân tộc, dân chủ và nhân quyền ở nước ta hiện nay là loại bỏ tất cả các âm mưu, thủ đoạn, hoạt động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, “phi chính trị hóa” quân đội; các hành vi, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN, Công an và Quân đội của các thế lực thế lực thù địch, không để chúng lợi dụng không gian mạng để tung tin, tuyên truyền, xuyên tạc các vấn đề về tôn giáo, dân tộc, dân chủ và nhân quyền ở nước ta để chống phá, gây rối, cản trở quá trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Đảng, Nhà nước, chế độ và Quân đội ta.

Âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch như thế nào, diễn ra trên lĩnh vực nào, thì chúng ta đấu tranh vạch trần, vô hiệu hoá âm mưu, thủ đoạn, hoạt động diễn ra trên lĩnh vực đó. Lẽ phải thuộc về chúng ta. Thành công của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo gần 40 năm qua đã khẳng định và chứng minh sự thật về cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta./.

Sacombank bác bỏ thông tin bịa đặt trên Facebook có tên "THANG DANG”Ngân hàng Sacombank vừa có văn bản gửi Ban Tuyên giá...
02/04/2024

Sacombank bác bỏ thông tin bịa đặt trên Facebook có tên "THANG DANG”

Ngân hàng Sacombank vừa có văn bản gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Bộ thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí về việc trang Facebook có tên "THANG DANG" đã nhiều lần đăng thông tin bịa đặt và vu khống Lãnh đạo Sacombank.

Trên trang Facebook mang tên "THANG DANG" có đăng tin về việc ông Dương Công Minh Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương Tín (Sacombank) bị cấm xuất cảnh vì tham gia rửa tiền cho bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch HĐQT Công ty Vạn Thịnh Phát và một số thông tin khác.

Ngân hàng Sacombank khẳng định thông tin nêu trên hoàn toàn bịa đặt và vu khống để bôi xấu Lãnh đạo Sacombank. Ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank hoàn toàn không liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát, không bị cấm xuất cảnh theo như thông tin Facebook mang tên "THANG DANG" đã lan truyền.

Ngân hàng Sacombank cho hay, Facebook mang tên "THANG DANG" đã nhiều lần đăng tin bịa đặt và vu khống Lãnh đạo Sacombank.

QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI TRONG “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN”✨✨✨✨✨✨✨✨✨✨✨✨✨✨✨✨“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sả...
01/04/2024

QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI TRONG “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN”
✨✨✨✨✨✨✨✨✨✨✨✨✨✨✨✨
“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” bên cạnh việc đề cập đến những nội dung cơ bản về sự phát triển của xã hội loài người; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; sự ra đời của Đảng Cộng sản; những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học… còn đề cập đến những vấn đề về phát triển văn hóa, con người. Cho tới nay, những tư tưởng, quan điểm đó vẫn vẹn nguyên giá trị và tính thời sự sâu sắc.

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI TRONG “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN”

Do C. Mác và Ph. Ăngghen soạn thảo lần đầu tiên, công bố trước toàn thế giới ngày 24/2/1848, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (Tuyên ngôn) là cương lĩnh đầu tiên của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động tiến hành cuộc đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản (CNTB), đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) và tiến tới chủ nghĩa cộng sản. Sự ra đời của Tuyên ngôn là bước ngoặt quyết định đối với sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đánh dấu sự hình thành về cơ bản lý luận chủ nghĩa Mác. Hướng tới đối tượng chính là giai cấp công nhân và nhân dân lao động cần lao, Tuyên ngôn được viết một cách giản dị, trong sáng, cô đúc, được dịch ra nhiều thứ tiếng và phổ biến rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới. Tuyên ngôn được ví như cuốn cẩm nang và là “vũ khí” lợi hại, sắc bén về tư tưởng, lý luận nhằm giương cao ngọn cờ cách mạng, xóa bỏ áp bức bất công, hướng đến xây dựng một xã hội công bằng, phồn vinh, hạnh phúc.

Bên cạnh những nội dung cơ bản về sự phát triển của xã hội loài người; vị trí lịch sử của giai cấp tư sản; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; sự ra đời và tính tiên phong của Đảng Cộng sản; những nguyên lý cơ bản của CNXH khoa học, một số nguyên lý chiến lược, sách lược cách mạng… Tuyên ngôn còn đề cập đến những nội dung cơ bản về phát triển văn hóa, con người, đặt nền móng cho quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, con người toàn diện trong hiện tại và tương lai.

Những quan điểm về phát triển văn hóa

Trước khi viết Tuyên ngôn, C. Mác và Ph. Ăngghen đã có những kiến giải thuyết phục bằng các lập luận khoa học và chứng cứ thực tiễn về nguồn gốc hình thành, bản chất, chức năng của văn hóa. Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên (được viết trong khoảng năm 1873 đến 1886), trên cơ sở kế thừa những thành tựu của khoa học tự nhiên, Ph. Ăngghen cho rằng: Văn hóa là kết quả, là sản phẩm do con người sáng tạo ra; sáng tạo văn hóa là thuộc tính của con người, và là dấu hiệu quan trọng để phân biệt giữa con người và động vật. Từ việc chế tạo những vật dụng thô sơ, phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống vật chất, con người biết chế tạo ra những vật trang sức, mỹ nghệ, biết mô phỏng, tái hiện tự nhiên, cuộc sống con người qua các bức tranh hội họa. Việc “nhào nặn vật chất theo quy luật của cái đẹp” đã phản ánh nhu cầu, khát vọng, mong ước của con người trong việc hướng đến những giá trị của chân, thiện, mỹ.

Với cái nhìn biện chứng, khách quan, đặt con người trong mối tương quan với tự nhiên và tiến trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội, C. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng nói đến văn hóa là nói đến “lực lượng bản chất người” hay “trình độ người” của con người. Trình độ, năng lực đó được sản sinh, tái tạo trong quá trình con người tương tác, cải tạo tự nhiên. Theo đó, văn hóa không chỉ là thuộc tính, nói lên bản chất nhân văn của con người mà nó còn phản ánh quá trình con người không ngừng sáng tạo để tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử - xã hội.

Trên cơ sở phép duy vật biện chứng, lịch sử, trong Tuyên ngôn, C. Mác, Ph. Ăngghen cho rằng văn hóa là một lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, có quan hệ mật thiết và chịu sự tác động, chi phối của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Văn hóa không chỉ thuộc về mỗi cá nhân mà văn hóa còn thuộc về cộng đồng, giai cấp, lớn hơn là quốc gia, dân tộc.

Điểm nhấn về văn hóa trong Tuyên ngôn là đã đặt văn hóa trong mối tương quan với bối cảnh thời đại, giai cấp, xã hội, từ đó nhấn mạnh văn hóa thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần, chịu sự tác động, chi phối của bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội. Nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa văn hóa với chính trị: “Lịch sử tư tưởng chứng minh cái gì, nếu không phải là chứng minh rằng sản xuất tinh thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất? Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị”. Điều đó cho thấy văn hóa luôn chịu sự tác động của cơ sở hạ tầng và nền tảng kinh tế, chính trị của một chế độ sẽ quyết định diện mạo, đặc trưng của nền văn hóa đó.

Một tư tưởng lớn về văn hóa được đề cập trong Tuyên ngôn là những dự báo mang tính thời đại về quy luật vận động và phát triển của văn hóa. Những kiến giải của C. Mác và Ph. Ăngghen cho thấy, vào thế kỷ XIX, với việc không ngừng cải tiến máy móc, công cụ lao động, mở rộng thị trường, đầu tư vào phát minh sáng chế; áp dụng triệt để những thành tựu khoa học kỹ thuật, giai cấp tư sản đã tạo ra nguồn của cải dồi dào; làm biến đổi sâu sắc đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực văn hóa.

Tuy nhiên, do tuyệt đối hóa mục tiêu lợi nhuận, đề cao giá trị kinh tế cũng như ý chí của giai cấp thống trị, cầm quyền, giai cấp tư sản muốn tạo ra một thế giới theo hình dạng nhất định, buộc các dân tộc, các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội phải phụ thuộc vào mình. Sự áp đặt mang tính cưỡng chế đó có thể gây ra những hệ lụy, làm sản sinh tâm lý nô dịch, lệ thuộc của các dân tộc còn kém phát triển. Đối với các nền văn hóa, ý đồ thống trị cả về mặt tinh thần, sự áp đặt và âm mưu đồng hóa văn hóa của giai cấp tư sản có thể làm triệt tiêu tính đa dạng văn hóa, làm mất đi bản sắc dân tộc, quốc gia và quyền văn hóa của con người. Nhấn mạnh vào những hệ lụy đó, C. Mác và Ph. Ăngghen chỉ rõ: “Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trở nên vô cùng tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh (...) Giai cấp tư sản bắt nông thôn phải phục tùng thành thị (...), bắt những nước dã man hay nửa dã man phải phụ thuộc vào các nước văn minh, nó đã bắt những dân tộc nông dân phải phụ thuộc vào những dân tộc tư sản, bắt phương Đông phải phụ thuộc vào phương Tây”. Sự ra đời của CNTB là bước phát triển nhảy vọt của lịch sử với nhiều thành tựu về khoa học, kỹ thuật, thúc đẩy tiến trình văn minh của nhân loại. Tuy nhiên, với việc thiết lập quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, đề cao tuyệt đối giá trị, lợi ích kinh tế và đồng tiền mà thiếu quan tâm đến các vấn đề văn hóa, xã hội, thậm chí lợi dụng văn hóa, văn học, nghệ thuật để thực hiện những mưu đồ chính trị, khiến CNTB, trực tiếp là giai cấp tư sản đối diện với những mâu thuẫn, xung đột, khủng hoảng và những vấn nạn xã hội nảy sinh, khó giải quyết.

Thời đại của C. Mác, Ph. Ăngghen, thuật ngữ "toàn cầu hóa văn hóa" chưa xuất hiện nhưng những dự báo về tương lai, xu thế tất yếu khách quan của văn hóa nói chung và các nền văn hóa nói riêng là những chỉ báo quan trọng để mỗi quốc gia trong quá trình phát triển sẽ có ứng xử thích hợp để thúc đẩy văn hóa phát triển lành mạnh, phù hợp với tính chất, đặc trưng và quy luật vận động riêng của văn hóa.

Những quan điểm về phát triển con người toàn diện

Tư tưởng lớn, bao trùm, xuyên suốt Tuyên ngôn là vấn đề giải phóng giai cấp, giải phóng con người, xóa bỏ tình trạng áp bức, bất công để hướng đến xây dựng một xã hội mới mà ở đó “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Đó là tư tưởng, tinh thần nhân văn, nhân đạo cao cả của những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác. Tất cả vì con người, vì tự do, hạnh phúc, ấm no của nhân dân lao động.

Qua quan sát, trải nghiệm và thâm nhập cuộc sống của công nhân, thợ thuyền, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác còn thấu hiểu nỗi thống khổ của những người yếu thế trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Điều mà C.Mác, Ph.Ăngghen lo ngại là “lao động thủ công càng ít cần đến sự khéo léo và sức lực chừng nào, nghĩa là công nghiệp hiện đại càng tiến triển thì lao động của đàn ông càng được thay thế bằng lao động của đàn bà và trẻ em”. Không chỉ vậy, "Đại công nghiệp phát triển càng phá huỷ mọi mối quan hệ gia đình trong giai cấp vô sản và càng biến trẻ em thành những món hàng mua bán, những công cụ lao động đơn thuần”.

Bằng cảm quan chính trị và sự nhạy bén về tư tưởng, lý luận, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra con đường, biện pháp để giai cấp công nhân tập hợp, giác ngộ lý tưởng thông qua vai trò tiên phong, dẫn đường của Đảng Cộng sản để tiến hành đấu tranh cách mạng, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn, nhân văn hơn: “Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc”. “Hãy xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ. Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo”.

Giải phóng giai cấp, giải phóng con người, thiết lập một trật tự xã hội mới mà ở đó có sự kết hợp hài hòa giữa “nông nghiệp với công nghiệp”, “giữa thành thị và nông thôn”, đặc biệt xã hội mới, xã hội tiên tiến phải thực thi tốt chính sách “Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả các trẻ em. Xoá bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các công xưởng như hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản xuất vật chất”, phải thiết lập và giữ gìn nền tảng đạo đức, những mối quan hệ bền chặt và những giá trị tốt đẹp của gia đình. Bởi gia đình có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc duy trì nòi giống, giáo dục và hình thành những đức tính, phẩm chất tốt đẹp cho con người.

VẬN DỤNG SÁNG TẠO TRONG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

Trong quá trình lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng, quan điểm của chủ nghĩa Mác phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Đối với lĩnh vực văn hóa, Đảng ta luôn coi trọng, đề cao vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa trong tiến trình vận động, phát triển của lịch sử, xã hội. Năm 1943, trong bản Đề cương về văn hóa Việt Nam (Đề cương), Đảng ta xác định: “Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động… Có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả”.

Nhấn mạnh vào mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa với kinh tế, chính trị, Đề cương cho rằng: “Nền tảng kinh tế của một xã hội và chế độ kinh tế dựng trên nền tảng ấy quyết định toàn bộ văn hóa của xã hội kia”. Là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, đồng thời cũng là một nhà văn hóa lớn, hơn ai hết, Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa, văn nghệ. Người khẳng định: “Vǎn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Để cổ vũ, động viên cũng như đặt trọn niềm tin, niềm kỳ vọng vào đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức sẽ gánh vác những trọng trách quan trọng trong cuộc kháng chiến, kiến quốc, Người nhấn mạnh: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”; “trong cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”. Trong Di chúc, Người căn dặn: Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác, đặc biệt là những tư tưởng về phát triển văn hóa, con người trong Tuyên ngôn và những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh, Đảng ta đã xây dựng và ban hành nhiều quyết sách quan trọng để định hướng con đường phát triển của nền văn hóa dân tộc. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng về văn hóa, văn nghệ như: Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 28/11/1987 của Bộ Chính trị về “Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bước mới”; Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/1/1993 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII về “Một số nhiệm vụ văn hoá, văn nghệ những năm trước mắt”; Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998, của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”...
Nhấn mạnh vai trò, vị trí của văn hóa, Đảng ta khẳng định: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Phát biểu tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với sự tồn vong, thịnh suy của quốc gia, dân tộc: “Văn hoá là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hoá còn thì Dân tộc còn”.

Trong bối cảnh mới, Đảng chủ trương đẩy mạnh giao lưu, hội nhập quốc tế để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng đồng thời phải giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống dân tộc, tránh những nguy cơ áp đặt, “xâm lăng” văn hóa đến từ bên ngoài. Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa truyền thống với hiện đại; giữa bảo tồn và phát huy, phát triển; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; đảm bảo quyền sáng tạo, thực hành và thụ hưởng văn hóa của mọi người dân.
Bên cạnh nhiệm vụ phát triển văn hóa, Đảng không ngừng quan tâm, chăm lo đến phát triển con người Việt Nam toàn diện. Trong mối tương quan giữa phát triển văn hóa với phát triển con người, Đảng ta nhấn mạnh: “Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”; “Phát huy tối đa nhân tố con người; con người là trung tâm, chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại”.

Một trong những điểm mới trong Văn kiện Đại hội XIII là lần đầu tiên Đảng đề ra nhiệm vụ “Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”. Việc xây dựng thành công hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nền tảng tinh thần, định hướng con đường, tương lai phát triển của quốc gia, dân tộc.

Với ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm về phát triển văn hóa, con người được đề cập trong Tuyên ngôn để từng bước hoàn thiện tư duy lý luận và đường lối lãnh đạo về phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện. Từ đó, khai thác và phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa và sức mạnh của con người Việt Nam, tạo động lực, sức mạnh nội sinh quan trọng để thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và bền vững đất nước trong bối cảnh hiện nay./.

Tạp chí Tuyên giáo
ST

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Người An Bình posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Media Company?

Share