29/07/2023
From: Thính giả tàu ngầm
Thân chào mọi người!
Nhân một mùa hè rộn rã và đầy sôi động nhờ các đoàn liên tục ‘nổ’ sản phẩm kịch, mình xuất hiện ở đây giờ này để chia sẻ những cảm nhận của bản thân về sản phẩm mới có cũ có của các đoàn với mọi người nhé. Ai đồng ý xin hãy giơ tay; ai không tán thành cũng xin hãy giơ tay phản biện :v
1/ Tiếu Thanh Đoàn:
Nếu mình nhớ không nhầm thì nếu tính cả 2 tập của Vị Thanh Xuân cùng Mai Của Tôi, đoàn các bạn đã có khá nhiều sản phẩm ra mắt so với các đoàn khác (chưa kể các đoàn chết non không kịp debut). Tuy nhiên theo thời gian hoạt động ngày càng trở nên dài ra, phong cách của các bạn qua mấy sản phẩm kể trên vẫn ‘dẫu màu phai ta cũng không buồn sơn lại’: sản phẩm thiếu hụt sự phá cách và sáng tạo đủ để tạo ra một bản sắc riêng biệt mà chỉ có đoàn mới có. Không những vậy, thời lượng một tập kịch của đoàn thực sự dài, dài đến mức lê thê vì diễn biến không có dao động, càng không cần đề cập đến khái niệm quan trọng trong việc xây dựng cốt truyện là ‘killing part’.
Chất liệu xuyên suốt tạo nên sản phẩm kịch của các bạn là đề tài đời sống lứa tuổi teen đang ngồi trên ghế nhà trường, gia vị thì là các mâu thuẫn học đường thường thấy và đã được đề cập quá nhiều. Các bạn nghĩ nếu tiếp tục định hướng đi theo con đường ‘rất đỗi phổ thông’ đã được sử dụng trong các mẩu truyện nhiều nhan nhản hệt mớ rau rổ khoai trên Watt, thêm vào kịch bản thườn thượt một màu thì các bạn sẽ lấy gì làm vốn để tự tin so sánh với các đoàn khác đây?
Là kịch bản, hậu kì hay là ý tưởng mới lạ?
Mách nhỏ là nếu kể đến đề tài học đường, các bạn có thể tham khảo kịch của đoàn FTD. Tuy rằng trước đây họ cũng đã nhận được ý kiến trái chiều về việc sản phẩm về sau không thể thoát ra khỏi cái bóng thành công quá lớn của sản phẩm trước, nhưng ít ra họ cũng đã chọn cho mình một sự thay đổi.
Kịch vốn là nghệ thuật, là một bộ phận của văn học đấy. Ngôn ngữ kịch là lớp trung gian chuyển tiếp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ viết, mỗi câu thoại của các nhân vật trong kịch nên được kịch hoá ở mức độ phù hợp chứ không phải cứ bê hoàn toàn từ đời thường vào là thành kịch đâu đoàn ạ :))))
Còn về phần xử lí hậu kì cho kịch, mình nghĩ các bạn nên học hỏi thêm ở đoàn Hoan Hỉ nhé. Mong đoàn ngày càng cải thiện và trưởng thành hơn.
2/ Cổ Phong Kịch Đoàn
Khác với Tiếu Thanh là đoàn non trẻ, Cổ Phong Kịch Đoàn là lứa ‘đàn anh đàn chị’ ra mắt đã lâu. Vốn mình còn nghĩ rằng đoàn sẽ tạm ngưng hoạt động thêm một khoảng thời gian lâu hơn nữa, không ngờ trong tháng hè này đoàn lại bất ngờ tung ra phần mới của dự án kịch dang dở, còn rục rịch chuẩn bị cho dự án kịch tiếp theo.
Nhận xét khách quan thì đoàn có kinh nghiệm sản xuất hơn đoàn Tiếu Thanh (hai đoàn cùng công bố sản phẩm suýt soát nhau nên việc bị đem ra so sánh là điều khó tránh), nội dung cũng khác biệt. Biên kịch, đạo diễn và CV cũng rất chịu chơi khi đưa những cảnh khó quay vào khâu sản xuất (cảnh rặn đẻ :v)
Nhìn chung, so với các sản phẩm trước, các bạn đã có cải thiện nhiều hơn, cũng chăm chút nhiều hơn cho đứa con tinh thần trước khi đem ra mắt khán thính giả.
Tất nhiên khen thì phải có chê, bản thân mình thấy phần xử lí kĩ thuật phần 2 này của kịch “Thê Tử” chưa được hoàn hảo lắm. Âm lượng của phần âm thanh nền với tiếng động bị vặn khá to, khiến cho một số phân cảnh thoại của CV bị lấn át hẳn, phải nhìn sub mới được. Hy vọng trong sản phẩm tiếp theo, đoàn sẽ ngày càng có nhiều sự biến chuyển, cải lương hơn nữa về kịch bản và công đoạn dàn dựng. À suýt thì quên, bản nhạc cuối kịch Thê Tử rất hay nhé.
P/s: Riêng 2 đoàn lâu nay chìm nghỉm không thấy dáng hình thanh âm ở đâu là đoàn Hoan Hỉ và Tử Vân Các thì mình không có gì để nói. Thực sự mình rất mong chờ ngày hai đoàn comeback nhưng có vẻ ‘tiệc dọng’ rồi. Một đoàn thì giàu kinh nghiệm cùng hậu kì đỉnh, một đoàn thì biên kịch xịn nhưng lặn quá sâu :))))
Kịch thành này chao ôi chứa quá đỗi thê lương và ‘tiệc dọng’. Chấm nước mắt :)))))